Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 12 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.14 KB, 9 trang )

172
ĐO CƯỜNG ĐỘ TIẾNG ỒN
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng
1. Thực hiện được phép đo cường độ tiếng ồn.
2. Trình bày được kết quả đo và đánh giá được mức áp âm.

1. Lý thuyết cần đọc trước
- Khái niệm về tiếng ồn, các đặc trưng của tiếng ồn.
- Tác hại của tiếng ồn
- Biện pháp phòng chống tiếng ồn trong sản xuất.
2. Nguyên tắc đo tiếng ổn
Trong đo ồn cần xác định:
- Mức áp âm chung: theo tuyến tính Line, đơn vị đo do (deciBel).
- Mức áp âm theo đặc tính A (DBA), khi mức áp âm theo đặc tính A
vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì tiến hành đo mức áp âm ở
các tần số khác
của Octa, nếu mức áp âm theo đặc tính A ở trong giới hạn cho phép thì
không cần thiết phải đo ở các giải tần khác.
- Mức áp âm ở các tần số chính của Octa: Octa 63Hz (có khoảng tần
số 45 - 90Hz).
- Octa 125Hz (có khoảng tần số 90 - 180 Hz)
- Octa 250Hz (có khoảng tần số 180 - 355 Hz)
- Octa 500Hz (có khoảng tần số 355 - 710 Hz)
- Octa 1000Hz (có khoảng tần số 710 - 1400Hz)
- Octa 2000Hz (có khoảng tần số 1400 - 2800 Hz)
- Octa 4000Hz (có khoảng tần số 2800 - 5500 Hz)
- Octa 8000Hz (có khoảng tần số
5500 - 10.000 Hz)
173
3. Chuẩn bị dụng cụ


Máy đo ồn có cấu tạo bao gồm các bộ phận sau:
+ Đầu micro: đây là bộ phận thu nhận âm thanh được nối với thân
máy trên thân có màn hình tinh thể lỏng, bảng điều khiển, các nút
tắt mở, nút nguồn
+ Màn hình tinh thể lỏng: khi đo ồn màn hình này sẽ hiện lên các kết
quả đo được cụ thể theo từng vị trí và theo thời gian.
+ Bảng đi
ều khiển: dùng để lập trình các dải tần cần đo.
- Trước khi đo cần nạp pin hoặc ắc quy cho máy đầy đủ, sau khi đo
xong tháo rời gìn khỏi máy để bảo quản máy được tốt hơn.
4. Phương pháp khảo sát tiếng ồn
Khi khảo sát tiếng ồn cần xem xét tất cả các đặc tính của tiếng ồn, thời
gian tiếp xúc và thời gian đo.
4.1. Xác đinh vị trí đo
- Micro của máy
đo ồn để ngang tầm tai người công nhân (tuỳ thuộc
vào tư thế lao động của người công nhân là đứng hay ngồi).
- Máy đo ồn để cách tai của người lao động khoảng 30 em.
4.2. Tiến hành đo cường độ tiếng ồn
- Lập trình máy ở chế độ đo ở đặc tính A (kênh A), lưới A hay kênh A
là lưới đã lọc bớt các tần số thấp làm cho kết quả phản ánh đúng với lực
sinh học tác dụng của tiếng ồn lên cơ thể con người
- Đưa đầu micro của máy đo ồn vào vị trí cần đo. Thời gian của mỗi
lần đo là 1 phút. Nếu chỗ làm việc cố định, điểm đo chọn ngay tại chỗ công
nhân thao tác công việc. Đo ít nhất ba lần và lấy trung bình cộng kết quả
đo. Kết quả đo của mỗi lần đọc theo chỉ
số trung bình của dao động kim,
nếu sự dao động không quá 7dB. (Tiếng ồn trung bình). Nếu hiệu của trị tối
đa (max) và tối thiểu (min) của kim vượt quá 7 dB thì kết quả đo đọc theo
chỉ số tiếng ồn trung bình tương đương.

- Nếu kết quả đo ở kênh A vượt quá tiêu chuẩn cho phép tiếp tục lập
trình lần lượt ở các tần số octa và đo như đo ở kênh A.
174
Quy trình kỹ thuật khảo sát tiếng ồn trong môi trường lao động

TT Các bước thực hiệnMục đích, ý nghĩa Yêu cầu phải đạt
1 Khảo sát đặc tính
của tiếng ồn, thời
gian tiếp xúc và thời
điểm đo
Có cách đo, vị trí và
số điểm đo phù hợp
Chỉ rõ: tính chất của tiếng
ồn (liên tục hay ngắt nhịp,
xung ). Nguồn ồn, thời
gian tiếp xúc của công
nhân
2
Xác định các địa
điểm, vị trí cần đo.
Kết quả đo thể hiện
chính xác tác hại của
tiếng ồn đến người
lao động cụ thể
Xác định rõ các vị trí công
nhân làm việc, tư thế lao
động chủ yếu. Đo ở tầm
nghe cách tai công nhân
30 cm
3

Lắp pin, bật máy,
lập trình máy để đo
ồn ở kênh A.
Chuẩn bị đo cường
độ ồn chung.
Máy lập trình đúng ở kênh
A.
4
Đưa micro của máy
vào vị trí cần đo và
theo dõi trên màn
hình trong vòng 1
phút sau đó đọc kết
quả. Tương tự đo ở
các vị trí khác
Có kết quả tiếng ồn
chung chính xác.
Micro ở ngang tầm nghe
cách tai của công nhân
30cm. Trong một phút
theo dõi xác định được
giới hạn max và min của
cường độ tiếng ồn để
quyết định tiếng ồn ở vị trí
đó tính theo tiếng ồn trung
bình (max-min ≤ 7dBA)
hay tiế
ng ồn tương đương
(max-min > 7dBA).
5

Nếu cường độ tiếng
ồn chung cao hơn
85dBA lập trình
máy ở các giải tần
của octa và đo tương
tự như cách đo ở
kênh A.
Có thể đưa ra đánh
giá tác hại của tiếng
ồn ở nơi khảo sát
chính xác và đầy đủ.
Xác định được cường độ
của tiếng ồn ở các giải tần
của Octa.
175
6
Nhận định kết quả
đo cường độ tiếng
ồn
Có kiến nghị phù hợp
cường độ tiếng ồn cụ
thể.
So sánh cường độ ồn
chung và cường độ ồn ở
từng giải tần của octa với
tiêu chuẩn.

5. Tiêu chuẩn đánh giá tiếng ồn trong môi trường lao động
Tiếng ồn đo được trong môi trường lao động được đánh giá theo tiêu
chuẩn vệ sinh lao động của Việt Nam do Bộ Y tế phê chuẩn và ban hành

tháng 10 năm 2002. Trong đó quy định:
- Mức áp âm liên tục hoặc mức tương đương Leq DBA tại nơi làm
việc không quá 85 DBA trong 8 giờ.
Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm 1/2, mứ
c ồn cho phép tăng
thêm 5 DBA.
Tiếp xúc 4 giờ tăng thêm 5dB mức áp âm cho phép 90dBA
2 giờ 95dBA
1 giờ 100 DBA
30 phút 105 DBA
15 phút 110 DBA
< 15 phút 115 DBA
Mức cực đại không quá 115 DBA
Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với
tiếng ồn dưới 80 DBA.
- Mức áp âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5dB so với các
giá trị trên
- Để đạt được năng xuất lao động tại các vị trí làm việc khác nhau cần
đả
m bảo mức áp âm ở đó không vượt quá giá trị trong bảng dưới đây.
176
Bảng mức áp âm tại các vị trí lao động

Mức âm dB ở các dải octa với tần số trung
b
ì
nh nhân
(
Hz
)

khôn
g
v
ư

t
q

(
dB
)
Vị trí lao động
Mức âm
hoặc mức
âm tương
đương
không
quá (dBA)
63 1 25 250 500 1 000 2000 4000 8000
1. Chỗ làm việc của
công nhân, vùng có
công nhân làm việc
trong các phân xưởng
và trong nhà máy
85 99 92 86 83 80 78 76 74
2. Buồng theo dõi và
điều khiển từ xa
không có thông tin
bằng điện thoại, các
phòng thí nghiệm,

thực nghiệm các
phòng thiết bị máy
tính có nguồn ồn
80 94 87 82 78 75 73 71 70
3. Buồng theo dõi và
điều khiển từ xa có
thông tin bằng điện
thoại, phòng điều
phối, phòng lắp máy
chính xác, đánh máy
chữ.
70 87 79 72 68 65 63 61 59
4. Các phòng chức
năng, hành chính, kế
toán, kế hoạch, thống

65 83 74 68 63 60 57 55 54
177
5. Các phòng lao
động trí óc, nghiên
cứu thiết kế thống kê,
lập chương trình máy
tính, phòng thí
nghiệm lý thuyết và
xử lý số liệu thực
nghiệm
55 75 66 59 54 50 47 45 43

6. Mẫu phiếu trả lời kết quả khảo sát tiếng ồn
Phiếu trả lời kết quả khảo sát tiếng ồn phải bao gồm đầy đủ các nội

dung sau:
Nhà máy Phân xưởng
Ngày tháng năm
1. Máy đo
2. Kết quả đo
Mức áp âm
chung dB
TT Điểm đo
Line dBA 63 125 250 500 1k 2k 4k 8k
1
2

Tiêu chuẩn
cho phép


3. Nhận xét
- Nguồn ồn:
- Tính chất của tiếng ồn: liên tục, ngắt nhịp, xung
- Thời gian tiếp xúc của công nhân
- Mức ồn: cường độ ồn chung (tiếng ồn trung bình hoặc tương đương
tính ra dBA): mạnh, yếu, ở mức bình thường hay vượt mức cho phép.
178
- Mức áp âm ở các tần số, cao nhất ở tần số nào, có vượt giới hạn
không.
- Tiếng ồn có nguy hiểm không. Sự ảnh hưởng đến xung quanh.
- Các biện pháp chống ồn tại cơ sở.
4. Kết luận và đề nghị
- Tiếng ồn có vượt TCCP không?
- Các biện pháp chống ồn.

- Biện pháp phòng bệnh điếc nghề nghiệp, chú trọng đến khám thính
lực định kỳ.
7. Thái độ
cần học
Quan tâm đúng mức đến sức khỏe người lao động phải tiếp xúc với
tiếng ồn ở các cường độ khác nhau tuỳ vào yêu cầu công việc khác nhau.
TỰ LƯỢNG GIÁ
1. Công cụ lượng giá
Bảng kiểm lượng giá: khảo sát tiếng ồn trong môi trường lao động

TT Nội dung kiểm Có Không
1 Khảo sát đặc tính của tiếng ồn, thời gian tiếp xúc và thời
điểm đo.

2 Xác định các địa điểm, vị trí cần đo.

3 Lắp pin, bật máy, lập trình máy để đo ồn ở kênh A.

4 Đưa micro của máy vào vị trí cẩn đo và theo dõi trên màn
hình trong vòng 1 phút sau đó đọc kết quả. Tương tự đo ở
các vị trí khác

5 Nếu cường độ tiếng ồn chung cao hơn 85dBA lập trình
máy ở các giải tần của octa và đo tương tự như cách đo ở
kênh A.

6 Nhận định kết quả đo cường độ tiếng ồn


179

Bài tập 1:
Hãy phân tích, nhận định kết quả và đề nghị các biện pháp phòng
chống tác hại của tiếng ồn với kết quả đo cường độ tiếng ồn sau (theo thứ tự
tiếng ồn chung và cường độ tiếng ồn lần lượt ở các giải Octa):
TT Vị trí lao động và kết quả đo
Nhận định
kết quả
Cơ sở của
nhận định
Biện pháp
phòng chống
1 Phân xưởng cơ khí: 87dBA,
90dB, 88dB, 87dB, 86dB.
76dB, 70dB, 65dB, 64dB

2 Phân xưởng rèn bằng búa máy:
105dBA, 100dB, 100dB,
98dB, 98dB, 80dB, 76dB,
72dB, 62dB.

3 Phòng điều hành bay của hãng
hàng không: 65 DBA


Bài tập 2:
Người ta đo được cường độ tiếng ồn trong cabin chỉ huy của ban quản
đốc phân xưởng rèn của nhà máy cơ khí A vào giữa ca I (buổi sáng) là
84dBA. Theo anh (chị) cường độ tiếng ồn ở đây có vượt tiêu chuẩn cho
phép không? Hãy chỉ định vị trí và thời điểm cần phải đo cường độ tiếng ồn
của toàn phân xưởngrèn này? Biết rằng phân xưởng có 3 búa máy: 1 tấn, 3

tấn và 5 tấ
n, trong đó để tiết kiệm tiền điện chỉ có 2 búa máy 1 tấn và 3 tấn
là liên tục hoạt động ngày đêm còn búa máy 5 tấn chỉ hoạt động vào ca III
(ca đêm).
2. Hướng dẫn tự lượng giá
Sinh viên tự tiến hành lần lượt từng thao tác trong kỹ thuật khảo sát
tiếng ồn sau đó căn cứ vào mức độ đạt được so với bảng kiểm học tập để tự
cho
điểm đánh giá.
Nghiên cứu kỹ phần các tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép trong môi
trường lao động và phương pháp đánh giá để trả lời bài tập 1 và 2.

180
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU
Đọc kỹ bài lý thuyết "Tiếng ồn trong sản xuất và điếc nghề nghiệp"
trước khi học bài thực hành này để nắm vững được các khái niệm cơ bản về
bản chất của tiếng ồn Trong khi giáo viên hướng dẫn các thao tác sinh
viên chú ý lắng nghe và bắt chước theo. Cuối cùng sinh viên chủ động tự
thao tác theo từng nhóm và góp ý kiến hoàn chỉnh lần lượt từng k
ỹ thuật
theo nhóm. Sau khi thực hành sinh viên nên đọc thêm các kỹ thuật đo tiếng
ồn khác trong cuốn "Thường quy kỹ thuật Y học lao động, vệ sinh môi
trường, sức khỏe trường học" để có sự so sánh.

×