Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tài liệu TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC HẠI TRONG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.1 KB, 22 trang )


92

ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC HẠI TRONG MÔI
TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1 Bệnh tật có liên quan đến lao động nghề nghiệp
A. Chỉ xuất hiện khi nền văn minh công nghiệp phát triển
B. Chỉ xảy ra cho người không có ý thức phòng chống
C. Là hậu quả không thể tránh được của sự phát triển sản xuất
D. Xuất hiện kể từ khi con người biết khai thác và xử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên @
E. Chỉ có thể dự phòng và không điều trị được
2 Đối tượng phục vụ của Y học lao động là
A. Người lao động và khoa học lao động
B. Nền sãn xuất xã hội
C. Khoa học
D. Giới chủ
E. Sức khỏe người lao động @
3 Sự phát triển của sản xuất công nghiệp dẫn đến hậu quả là người lao
động
A. Tiếp xúc với nhiều loại tác hại và dễ bị bệnh nghề nghiệp hơn @

93

B. Tiếp xúc với nhiều loại tác hại nhưng dễ đề phòng bệnh nghề
nghiệp hơn
C. Có nhiều cơ hội được bảo vệ chống các yếu tố tác hại trong sản
xuất
D. Được bảo vệ và nâng cao sức khỏe
E. Không được bảo vệ và nâng cao sức khỏe
4 Để đạt được các mục tiêu của mình, y học lao động có nhiệm vụ


nghiên cứu điều kiện lao động, môi trường lao động nhằm
A. Tổ chức lao động hợp lý hơn
B. Xây dựng luật lệ vệ sinh lao động và kiểm tra việc thực hiện luật lệ
đó
C. Xác định các yếu tố tác hại trong sản suất, ảnh hưởng của các yếu
tố đến sức khỏe và đề ra phương pháp phòng và điều trị bệnh nghề
nghiệp @
D. Nâng cao năng suất lao động
E. Điều chỉnh các bất hợp lý trong sản xuất và nâng cao sức khỏe
người lao động
5 Có biện pháp đúng bảo vệ sức khỏe người lao động trong sản xuất
A. Giới chủ sẽ tốn kém và không có lợi
B. Chỉ có người thợ có lợi

94

C. Giới chủ sẽ tốn kém trước mắt nhưng có lợi lâu dài
D. Cả chủ và thợ đều có lợi lâu dài @
E. Sẽ ảnh hưởng không lợi đến năng suất lao động toàn xã hộI
6 Nghiên cứu những biến đổi sinh lý của con người trong lao động là
một nhiệm vụ của y học lao động nhằm
A. Khai thác triệt để năng suất lao động của người thợ
B. Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý
C. Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng hợp lý để tăng
năng suất lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động @
D. Làm cho công cụ lao động phù hợp với người lao động
E. Làm cho người lao động thích nghi với môi trường lao động
7 Y học lao động nghiên cứu các quá trình công nghệ để
A. Xác định các yếu tố độc hại có thể có
B. Tìm những bất hợp lý trong quá trình sản xuất

C. Thay đổi quá trình sản xuất nếu cần thiết
D. Xác định các yếu tố tác hại nghề nghiệp và đề xuất biện pháp
phòng chống@
E. Góp phần tăng năng suất lao động

95

8 Ergonomics là ngành khoa học nghiên cứu
A. Các công cụ lao động sao cho phù hợp với người lao động
B. Khả năng thích nghi của người lao động trong các môi trường lao
động khác nhau
C. Công cụ lao động và môi trường lao động sao cho phù hợp với
người lao động nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động và tăng năng
suất lao động @
D. Phương pháp sản xuất theo dây chuyền để tăng năng suất
E. Phương pháp sản xuất theo dây chuyền để boar vệ sức khỏe người
lao động
9 Các yếu tố vật lý có hại trong sản xuất thường là
A. Vi khí hậu xấu, tiếng ồn, rung, áp suất cao hoặc thấp quá @
B. Bức xạ ion hóa, điện trường có tần số cao hoặc cực cao, âm nhạc
C. Lao động thể lực nặng
D. Lao động kéo dài và đơn điệu
E. Say nóng, điếc nghề nghiệp
10 Các yếu tố tác hại nào sau đây không phải là yếu tố vật lý
A. Lao động thể lực nặng @

96

B. Tiếng ồn
C. Nhiệt độ cao

D. Bức xạ hồng ngoại
E. Vận tốc gió thấp
11 Bệnh “thùng chìm” xảy ra cho người thợ lặn sâu do
A. Áp suất quá cao khi đang lặn làm nitơ trong máu hóa lỏng
B. Do áp suất tăng đột ngột khi lặn sâu
C. Do áp suất giảm khi giảm độ sâu đột ngột @
D. Áp suất quá cao khi đang lặn làm biến đổi hoạt động của hệ tim
mạch
E. Áp suất quá cao làm tổn thương màng nhỉ
12 Tác hại do rung chuyển thường gặp trong một số ngành nghề như
A. Thợ khoan thợ đầm máy, lái xe @
B. Sử dụng máy tính
C. Sử dụng máy siêu âm
D. Khai thác đá thủ công
E. Thợ rèn thủ công

97

13 Các yếu tố sinh học thường gặp trong các ngành sản xuất:
A. Chăn nuôi, chế biến thực phẩm, y và thú y, công nghệ sinh học @
B. Chăn nuôi, y và thú y
C. Các phòng thí nghiệm vi sinh học, y và thú yD. Sản xuất chế phẩm
sinh học
E. Sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu
14 Bụi có nguồn gốc động vật
A. Có thể có các tác nhân gây dị ứng
B. Có thể có các tác nhân gây nhiễm trùng @
C. Có thể có các tác nhân gây dị ứng và nhiểm trùng
D. Có thể gây bệnh tức ngực khó thở ngày thứ hai
E. Khó có khả năng gây bệnh truyền từ động vật sang người

15 Bụi có nguồn gốc thực vật có thể
A. Có các tác nhân gây dị ứng
B. Có các tác nhân gây nhiễm trùng
C. Có các tác nhân gây dị ứng và nhiểm trùng @
D. Gây tổn thương xơ hóa phổi

98

E. Thường gây bệnh tức ngực khó thở ngày thứ hai
16 Loại bụi trong sản xuất có thể gây ung thư cho người lao động là
A. Bụi silic
B. Bụi bông
C. Bụi asbest, bụi crom @
D. Bụi kim loại
E. e. Bụi silic, bụi asbest
17 Yếu tố nào sau đây không thuộc loại tác hại có liên quan đến quá trình
sản xuất
A. Bụi
B. Tốc độ gió thấp
C. Bức xạ hồng ngoại
D. Bức xạ tử ngoại
E. Cường độ lao động cao @
18 Phương pháp sản xuất theo dây chuyền
A. Có lợi cho người công nhân trong việc giử gìn sức khỏe
B. Có lợi cho cả chủ và thợ

99

C. Người công nhân sẽ cảm thấy dễ chịu vì không bị sức ép tâm lý
D. Người công nhân không cảm thấy dễ chịu vì lao động căng thẳng,

đơn điệu và gò bó @
E. Không có lợi cho cả chủ và thợ
19 Yếu tố nào sau đây không phải là tác hại nghề nghiệp liên quan đến
tổ chức lao động
A. Bố trí công việc không phù hợp với sở thích, năng lực
B. Cường độ lao động quá cao
C. Thời gian lao động kéo dài, nghỉ ngơi không hợp lý
D. Sản xuất theo dây chuyền đơn điệu, tư thế lao động gò bó
E. Không có bố trí hệ thống thông gió ở các bộ phận sản xuất có chất
độc hại@
20 Danh sách bệnh nghề nghiệp sớm nhất của Việt nam năm 1976 gồm 8
bệnh:
Bệnh bụi phổi Silic, bệnh bụi phổi Asbest , nhiễm độc chì, nhiếm độc
thủy ngân, nhiễm độc mangan, nhiễm độc benzen, bệnh do tia X và
các chất phóng xạ, điếc nghề nghiệp, dựa trên cơ sở định nghĩa bệnh
nghề nghiệp là những bệnh
A. Đặc trưng riêng ở một nghề nào đó, có yếu tố độc hại riêng của
nghề đó gây ra @

100

B. Gây nên do điều kiện lao động và mắc trong thời gian lao động
C. Là các bệnh được quy định bởi danh sách đặc biệt
D. Do tiếp xúc mãn tính với các yếu tố tác hại
E. Mãn tính và không điều trị được
21 Tính chất của bệnh nghề nghiệp do các tác nhân vật lý thường là
A. Các biểu hiện lâm sàng mãn tính
B. Tiếp xúc mãn tính, liều thấp và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn
trong giai đoạn đầu @
C. Tiếp xúc mãn tính với liều cao và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn

trong giai đoạn đầu
D. Khó chẩn đoán
E. Không thể phát hiện sớm được
22 Tính chất của bệnh nghề nghiệp do hóa chất độc thường là
A. Các biểu hiện lâm sàng mãn tính
B. Tiếp xúc mãn tính và các biểu hiện lâm sàng nghèo nàn trong giai
đoạn đầu
C. Tiếp xúc mãn tính với liều tương đối thấp và các biểu hiện lâm
sàng nghèo nàn trong giai đoạn đầu @

101

D. Công nhân không biết gì về chất độc
E. Không thể điều trị được
23 Có thể phân biệt bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động dựa vào
A. Liều tiếp xúc
B. Liều tiếp xúc va ìthời gian tiếp xúc
C. Liều tiếp xúc, thời gian tiếp xúc và biểu hiện lâm sàng @
D. Tính chất nghề nghiệp
E. Xét nghiệm đặc trưng
24 Bệnh xạm da nghề nghiệp gây ra do
A. Tác dụng của ánh sáng trên da với sự hiện diện của một loại bụi
chưa rõ nguồn gốc
B. Tác dụng của ánh sáng trên da với sự hiện diện của một số chất
dẫn xuất từ than đá @
C. Bức xạ tử ngoại ở trên da
D. Một loại thuốc nhuộm vải đặc biệt
E. Viêm nhiễm mãn tính ở da
25 Có khuynh hướng cho rằng bệnh nghề nghiệp là một bệnh gây nên do
điều kiện lao động và mắc trong thời gian lao động. Bệnh nào sau đây


102

có thể là bệnh nghề nghiệp theo quan niệm đó:
A. Bệnh dãn tỉnh mạch.
B. Bệnh nhiễm độc chì.
C. Bệnh nhiễm độc thủy ngân
D. Bệnh bụi phổi bông, bệnh bụi phổi silic
E. Bệnh dãn tỉnh mạch, bệnh chân bẹt @
26 Bệnh nào sau đây chưa chính thức được hưởng bảo hiểm xã hội về
bệnh nghề nghiệp ở Việt nam
A. Bệnh nhiễm độc chì
B. Bệnh nhiễm độc thủy ngân
C. Bệnh bụi phổi than @
D. Bệnh bụi phổi bông
E. Bệnh bụi phổi silic
27 Nhóm bệnh nào sau đây được hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề
nghiệp ở Việt nam
A. Bệnh nhiễm độc chì, bệnh nhiễm độc thủy ngân, nhiễm HIV/AIDS
B. Bệnh nhiễm độc chì, bệnh nhiễm độc thủy ngân, bệnh huyết áp cao
C. Bệnh bụi phổi than, bệnh bụi phổi bông, bệnh bụi phổi nhôm

103

D. Bệnh bụi phổi silic, bệnh lao, bệnh viêm gan virus @
E. Bệnh lao, bệnh viêm gan virus, bệnh bụi phổi sắt
28 Trong vấn đề kiểm soát các tác hại nghề nghiệp việc trước hết là:
A. Chọn vấn đề ưu tiên để can thiệp
B. Xác định tình hình sức khỏe của công nhân
C. Đánh giá điều kiện làm việc của công nhân

D. Xác định các yếu tố nguy cơ có mặt trong môi trường sản xuất @
E. Khám định kỳ phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp
29 Trong việc phòng chống các tác hại nghề nghiệp, biện pháp để giải
quyết vấn đề tận gốc là:
A. Biện pháp kỹ thuật công nghệ và biện pháp kỹ thuật vệ sinh
B. Biện pháp tổ chức lao động
C. Biện pháp y tế kết hợp với biện pháp phòng hộ cá nhân
D. Biện pháp giáo dục cho công nhân biết tác hại và cách phòng chống

E. Tổng hợp nhiều biện pháp @
30 Trong việc phòng chống các tác hại nghề nghiệp, biện pháp phòng hộ
cá nhân có ý nghĩa:
A. Chủ đạo

104

B. Hỗ trợ
C. Cần thiết trong rất nhiều trường hợp, làm giảm tỉ lệ bệnh nghề
nghiệp và tai nạn lao động @
D. Không cần thiết khi mà điều kiện lao động đã được cải thiện đầy
đủ
E. Chỉ cần thiết khi không tiến hành các biện pháp khác
31 Trong các biện pháp phòng chống các tác hại nghề nghiệp, biện pháp
nào sau đây không phải là biện pháp tổ chức lao động
A. Cách ly các dây chuyền sản xuất phát sinh yếu tố độc hại để hạn
chế tối đa người tiếp xúc
B. Hạn chế các công việc đơn điệu
C. Tổ chức thời gian lao động, nghỉ ngơi, bồi dưỡng hợp lý
D. Máy móc và công cụ lao động cần phải phù hợp với người lao động
E. Lắp đặt hệ thống thông gió, chiếu sáng cho các phân xưởng @

32 Nội dung nào sau đây không thuộc hoạt động giám sát môi trường sản
xuất
phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp (THNN).
A. Phát hiện kịp thời THNN mới phát sinh
B. Theo dõi sự tăng, giảm của các THNN cũ để có các can thiệp kịp

105

thời
C. Đánh giá hiệu quả hoạt động của việc cải tiến dây chuyền sản xuất
@
D. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các biện pháp can thiệp với
nguồn THNN và môi trường
E. Đánh giá mức độ an toàn của dây chuyền sản xuất để kịp thời sửa
chữa hoặc thay thế
33 Khám tuyển công nhân trước khi vào nhà máy nhằm
A. Loại trừ những người có ngoại hình không phù hợp
B. Loại trừ những người có bệnh mãn tính
C. Phát hiện những người có các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như
hệ hô hấp, tim mạch, gan, thận.
D. Loại trừ những người không được tiếp xúc với một số THNN nhất
định vì lý do về thể lực, tuổi, giới tính, các bệnh lý mãn tính ở các cơ
quan như hệ hô hấp, tim mạch, gan, thận @
E. Phát hiện sớm các các bệnh lý mãn tính và cấp tính ở các cơ quan
34 Khám định kỳ cho công nhân nhằm mục đích
A. Phát hiện những người có các bệnh lý mãn tính ở các cơ quan như
hệ hô hấp, tim mạch, gan, thận.
B. Bố trí lại công việc cho những người không được tiếp xúc với một

106


số THNN nhất định vì lý do về thể lực, tuổi, giới tính, các bệnh lý mãn
tính ở các cơ quan như hệ hô hấp, tim mạch, gan, thận.
C. Phát hiện sớm các các bệnh lý mãn tính và cấp tính ở các cơ quan
D. Phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp
E. Phát hiện và điều trị sớm bệnh nghề nghiệp và theo dõi sức khỏe
chung của công nhân @
35 Kiểm tra vệ sinh môi trường được tiến hành không nhằm mục đích:
A. Đánh giá và theo dõi các yếu tố tác hại
B. Góp phần chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp
C. Góp phần đánh giá biện pháp kiểm soát tác hại nghề nghiệp
D. Tổ chức lao động hợp lý @
E. Theo dõi việc thực hiện điều lệ vệ sinh an toàn lao động
36 Giáo dục sức khỏe cho công nhân
A. Không phải là một nhiệm vụ của y học lao động
B. Không phải là nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu
C. Giúp người công nhân hiểu rõ các yếu tố tác hại nghề nghiệp
(THNN) hiện có và tham gia công tác phòng chống
D. Người công nhân sẽ tự bảo vệ mình và góp phần bảo vệ bạn đồng
nghiệp phòng chống các THNN

107

E. Là biện pháp rất quan trọng vì nếu thực hiện tốt thì công nhân sẽ
tham gia tự bảo vệ mình và góp phần bảo vệ bạn đồng nghiệp phòng
chống THNN @
37 Biện pháp phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp lý tưởng hơn
cả là
A. Biện pháp tổ chức lao động
B. Biện pháp phòng hộ cá nhân

C. Biện pháp y tế
D. Biện pháp tác động vào nguồn phát sinh ra các yếu tố tác hại @
E. Biện pháp giám sát môi trường sản xuất

38 Biện pháp phòng chống các yếu tố tác hại cần tiến hành để bảo vệ có
hiệu quả sức khỏe người lao động là
A. Biện pháp tổ chức lao động
B. Biện pháp phòng hộ cá nhân
C. Biện pháp y tế
D. Biện pháp tác động vào nguồn phát sinh ra các yếu tố tác hại
E. Tổng hợp nhiều biện pháp @

108

39 Biện pháp phòng chống nào có thể áp dụng đối với nguồn phát sinh
các yếu tố tác hại nghề nghiệp
A. Tổ chức lao động và bố trí sản xuất hợp lý
B. Thông gió làm giảm nồng độ và ảnh hưởng của các yếu tố tác hại
C. Thay thế nguyên liệu độc, thay thế hoặc bảo dưỡng trang thiết bị
@
D. Giám sát môi trường sản xuất
E. Tuyên truyền vận động giới chủ doanh nghiệp
40 Biện pháp phòng chống nào có thể áp dụng để làm giảm sự lan truyền
cac yếu tố tác hại đến người lao động
A. Tổ chức lao động và bố trí sản xuất hợp lý
B. Thông gió hoặc thông gió chung @
C. Thay thế nguyên liệu, thay thế hoặc bảo dưỡng trang thiết bị
D. Giám sát môi trường sản xuất
E. Người lao động sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân
41 Các vi chấn thương khớp có thể xuất hiện dưới tác hại của rung

chuyển.
A. Đúng@

109

B. Sai
42 Tùy theo biên độ và tần số của rung mà các tổn thương có khác nhau.

A. Đúng@
B. Sai
43 Các máy móc cầm tay là những dụng cụ gây rung chuyển, ảnh hưởng
đến tiền đình
A. Đúng
B. Sai@
44 Tác hại của rung thường đi đôi với tác hại của tiếng ồn
A. Đúng@
B. Sai
45 Say nắng là hậu quả tác hại của tia hồng ngoại
A. Đúng@
B. Sai
46 Say nóng là do tác hại của tia tử ngoại làm tăng thân nhiệt lên trên
38,5
0
C
A. Đúng

110

B. Sai@
47 Tia hồng ngoại và tia tử ngoại không phải là bức xạ nhiệt

A. Đúng
B. Sai@


48 Việc bố trí người lao động làm việc theo dây chuyền có thuận lợi làì
tăng khả năng chuyên môn hóa sản xuất, tăng năng suất lao động
nhưng sẽ làm cho người lao động căng thẳng, mệt mỏi dễ dẫn đến tai
nạn lao động
A. Đúng@
B. Sai
49 Nguyên tắc cơ bản của việc dự phòng các tác hại nghề nghiệp là
không nên áp dụng nhiều biện pháp đối với một loại tác hại nghề
nghiệp
A. Đúng
B. Sai@
50 Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng riêng ở một nghề nào đó, có
những yếu tố độc hại riêng của nó gây ra.

111

A. Đúng@
B. Sai
51 Ở người tiếp xúc với bụi silic, chụp X quang phát hiện tổn thương xow
hóa nhu mô phổi không phải là một biện pháp phòng chống các yếu tố
tác hại nghề nghiệp
A. Đúng
B. Sai@
52 Trong việc dự phòng các tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp cần
có sự tham gia của cả công nhân và chủ doanh nghiệp/ nhà quản lý


A. Đúng@
B. Sai
53 Trong nhiều trường hợp, phòng hộ cá nhân trở thành biện pháp quan
trọng và duy nhất có thể đảm bảo cho người công nhân phòng ngừa
được tác hại nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.
A. Đúng@
B. Sai
54 Biện pháp phòng hộ cá nhân chỉ là biện pháp thứ yếu vì đây không
phải là biện pháp triệt để phòng chống các tác hại nghề nghiệp
A. Đúng

112

B. Sai@
55 Tác hại thông thường của các yếu tố hóa học trong sản xuất là gây
nhiễm độc hoặc gây ung thư.
A. Đúng@
B. Sai
56 Các kim lọai nặng không phải là yếu tố hóa học trong sản xuất
A. Đúng
B. Sai@
57 Một số loại bụi trong sản xuất có thể gây ung thư
A. Đúng@
B. Sai
58 Hóa chất độc dạng bụi có thể gây nhiễm độc chung khi hấp thu qua
đường hô hấp
A. Đúng@
B. Sai

113


59 Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố phát sinh trong quá trình sản
xuất và , có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người lao
động.
(hoàn cảnh lao động)
60 Các biện pháp phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp bao gồm:
tác động đến nguồn phát sinh các yếu tố tác hại, giảm sự lan truyền
các yếu tố tác hại đến người lao động, biện pháp tổ chức, tôn trọng nội
qui nơi làm việc, biện pháp giám sát môi trường, biện pháp phòng hộ
cá nhân, biện pháp y tế và biện pháp
(tuyên truyền giáo dục (giáo dục sức khỏe))




×