Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Giáo trình Đại cương về tiêm thuốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.21 KB, 3 trang )

Đại cương về tiêm thuốc
1) Mục đích
: tác dụng nhanh hơn khi uống
2) Bất lợi:
gây đau, dễ phản ứng, lây truyền bệnh…
3) Chỉ định:

a. Cấp cứu
b. Những loại thuốc không nên uống hoặc không được uống
_ Thuốc uống vào sẽ có ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa (vì dụ như
uống kháng sinh trong trường hợp bệnh nhân đã bị loạn khuẩn là không nên)
_ Thuốc uống vào không được hấp thu tốt do đường tiêu hóa của bệnh nhân bị
tổn thương
_ Thuốc bị phá hủy bởi dịch vị dạ dày (như Atropin sunfat)
c. Bệnh nhân không uống được hoặc không nuốt được
_ Hôn mê
_ Nôn liên tục
_ Bệnh ở thực quản
_ Bệnh nhân tâm thần không chịu uống thuốc
4) Lưu ý khi lấy thuốc bột
_ Trước tiên phải hút nước cất với số lượng vừa đủ để pha
_ Đâm kim vào giữa tâm nút lọ thuốc bột để bơm nước vào rồi rút kim ra, lắc
đều cho tan thuốc
_ Hút một lượng không khí vào bơm tiêm tương đương với lượng thuốc cần lấy,
rồi đâm kim vào lọ thuốc đã lắc đều, bơm không khí vào rồi rút lượng thuốc cần tiêm
vào bơm tiêm (nếu không có động tác bơm không khí vào thì rút thuốc ra rất khó)
_ Tiêm bắp và tiêm dưới da thực hiện nguyên tắc: 2 nhanh, 1 chậm (đâm nhanh,
rút nhanh, bơm thuốc chậm)
5) Các cách tiêm thuốc:
_ Tiêm trong da (Intradermal, ID): dùng cho tiêm vaccin BCG, thử phản ứng
lao tố, thử phản ứng của thuốc


_ Tiêm dưới da (Subcutaneous, SC): mục đích cho thuốc tác dụng từ từ
_ Tiêm bắp (Intramuscular, IM): tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da, nhưng chậm
hơn tiêm tĩnh mạch. Chịu được (“chịu được” chứ không phải tối ưu) các dung dịch ăn
mòn nhẹ. Các chất chậm tan, gây đau. Các thuốc có tính kích thích mạnh như
penicilin, streptomicin, quinin, emetin… nói chung là các chất không nên tiêm đường
tĩnh mạch nhưng lại muốn có tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da thì tiêm bắp.
_ Tiêm tĩnh mạch (Intravenous, IV): tác dụng nhanh, toàn thân. Dùng để tiêm
các thuốc ăn mòn mô, gây mảng mục, gây đau nếu tiêm dưới da hoặc tiêm bắp như
calci clorua, Ouabain… Thuốc có màu như Glutylen…


×