Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

DE KIEM TRA GIUA KY i VAN 12 TUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.99 KB, 9 trang )

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
TỔ VĂN, SỬ, ĐỊA, CÔNG DÂN

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I LỚP 12
MƠN: NGỮ VĂN LỚP 12 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút

TT Kỹ năng

Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Thời
Thời
Tỉ lệ
Tỉ lệ
gian
gian
(%)
(%)
(phút)
(phút)

Vận dụng
Thời
Tỉ lệ
gian
(%)
(phút)

Vận dụng cao
điểm


Thời Số
Thời
Tỉ lệ
gian
câu gian
(%)
(phút) hỏi
(phút)

1
2

15
5

10
5

10
5

5
5

5
5

5
5


0
5

0
5

04
01

20
20

30
20

20

10

15

10

10

20

5

10


01

50

50

40
40
70

25

30
30

20

20
20
30

30

10
10

15

06

100
100

90

100

Đọc hiểu
Viết đoạn
văn
nghị
luận xã hội
(150 chữ)
3
Viết
bài
nghị luận
văn học.
Tổng
Tỉ lệ %
Tỉ lệ chung

% Tổng

Tổng

Lưu ý:
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận.
- Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.


BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK I – MÔN : NGỮ VĂN 12
THỜI GIAN LÀM BÀI : 90 PHÚT


T
T

Nội
dung
kiến
thức/ kĩ
năng

1

ĐỌC
HIỂU

2

3

Đơn vị kiến
thức/ kĩ
năng

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần
kiểm tra, đánh giá

2

Thơ Việt - Mức độ nhận biết: (2 câu)
+ Xác định phương thức biểu
Nam 1945 đạt, thể thơ của bài thơ/ đoạn thơ.
1975
+ Chỉ ra các từ ngữ, chi tiết,
(ngữ
liệu hình ảnh…trong bài thơ/đoạn thơ.
ngồi sách - Mức độ thông hiểu: (1 câu)
giáo khoa)
Hiểu được những sáng tạo về
ngơn ngữ, hình ảnh của bài thơ/
đoạn thơ

- Mức độ vận dụng: (1 câu)
Bày tỏ quan điểm của bản thân
về vấn đề đặt ra trong bài thơ/
đoạn thơ.
Nghị luận - Mức độ nhận biết:
+ Xác định tư tưởng, đạo lí cần
về

bàn
luận.
tưởng, đạo
+ Xác định cách thức trình bày
lí.
đoạn văn
VIẾT
- Mức độ thông hiểu: Hiểu được
ĐOẠN

những sáng tạo về ngôn ngữ, hình
VĂN
ảnh của bài thơ/ đoạn thơ
NGHỊ
- Mức độ vận dụng:
LUẬN
+ Kỹ năng dùng từ, viết câu, các
XÃ HỘI
phương thức biểu dạt, các thao tác
(Khoảng
lập luận phù hợp.
150 chữ)
+ Bày tỏ quan điểm của bản thân
về tư tưởng, đạo lí.
- Mức độ vận dụng cao: Có
sáng tạo trong diễn đạt, lập luận;
giàu sức thuyết phục.
VIẾT
BÀI
VĂN
NGHỊ
LUẬN
VĂN
HỌC

Số câu hỏi theo mức độ nhận
thức
Nhận Thông Vận Vận
biết
hiểu

dụng dụng
cao

Nghị luận
về một
đoạn thơ:
Việt Bắc
(Tố Hữu)

- Mức độ nhận biết:
+ Xác định đúng kiểu bài nghị
luận; vấn đề cần nghị luận.
+ Giới thiệu tác giả, bài thơ.
+ Nêu nội dung cảm hứng đặc
điểm nghệ thuật nổi bật của đoạn
thơ..
- Mức độ thông hiểu:
Diễn giải những đặc sắc về trị
nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ
thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha
giữa người dân Việt Bắc và người

1

1

0

Tổng


4

1*

1*


cán bộ cách mạng.
- Mức độ vận dụng:
+ Kỹ năng dùng từ, viết câu, các
phương thức biểu dạt, các thao tác
lập luận để phân tích, cảm nhận về
nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
+ Nhận xét về nội dung, nghệ
thuật của đoạn thơ.
- Mức độ vận dụng cao:
+ So sánh với các đoạn thơ khác
trong bài, liên hệ với thực tiễn để
làm nổi bật vấn đề nghị luận.
+ Có sáng tạo trong diễn đạt, lập
luận; giàu sức thuyết phục.
TỔNG
TỈ LỆ %
TỈ LỆ CHUNG

6
40

30
70


20

10
30

SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH
KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2021 – 2022
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
Mơn: NGỮ VĂN 12
(Đề kiểm tra có 01 trang)
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề


Họ và tên thí sinh:.......................................... Lớp: 12A…Số báo danh:...................
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
Bà mẹ đón tơi trong gió đêm
- Nhà mẹ hẹp nhưng còn mê chỗ ngủ
Mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
Rồi mẹ ơm rơm lót ổ tơi nằm
Cả trong mơ cịn thức
Rơm vàng bọc tơi như kén bọc tằm
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gầy gị
Hạt gạo ni hết thảy chúng ta no
Riêng cái ấm nồng nàn như lửa
Cái mộc mạc lên hương của lúa

Đâu dễ chia cho tất cả mọi người”
(Hơi ấm tổ rơm – Nguyễn Duy, In trong tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Ngôi nhà của người mẹ hiện lên như thế nào trong văn bản?
Câu 3. Nhận xét về việc sử dụng các từ láy xơ xác, gầy gò trong câu thơ: “Trong hơi
ấm hơn nhiều chăn đệm/ Của những cọng rơm xơ xác gầy gò”.
Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người mẹ hiện lên trong văn bản?
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 từ) trình bày suy nghĩ
của bản thân về ý kiến sau: Hai chữ “cảm ơn” thật đơn giản nhưng ta vẫn phải học
và phải luôn dùng.
Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích tâm trạng của người Việt Bắc và người cán bộ kháng
chiến được nhà thơ Tố Hữu thể hiện trong đoạn trích sau:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.109)

--------HẾT-------TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ
TỔ VĂN, SỬ, ĐỊA, CÔNG DÂN

KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021-2022
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM



Môn: Ngữ văn, lớp 12
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)

Phần Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC- HIỂU
3,0 điểm
1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm
0,75 điểm
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng phương thức biểu đạt “biểu
cảm”: không cho điểm
Ngôi nhà của người mẹ hiện lên:
0,75 điểm
+ Ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
+ Nhà mẹ hẹp; chiếu chăn chả đủ
2 Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được hai ý như đáp án (có thể chỉ ghi ngơi
nhà nhỏ bé, hẹp): 0,75 điểm.
- Học sinh chỉ trả lời được một ý: 0,5 điểm
Nhận xét việc sử dụng các từ láy xơ xác, gầy gị trong câu thơ: 1,0 điểm
- Tả thực: vì rơm để lâu ngày nên “xác xơ, gầy gò” nhưng
chúng còn cho hơi ấm hơn cả chăn đệm dày dặn, cao sang
- Liên tưởng sâu xa: những cọng rơm nhỏ bé đó cho hơi ấm
cũng giống như bà mẹ trong ngôi nhà tranh bé nhỏ ở ven đồng

3 chiêm cho tình thương ấm áp, ấp ủ người lính.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh làm được hai ý: 1,0 điểm.
- Học sinh nêu được một ý: 0,5 điểm
(Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng đảm
bảo nội dung, giáo viên vẫn cho điểm)
Cảm nhận hình ảnh người mẹ: nồng hậu đón tiếp người chiến
sĩ xa lạ, người mẹ nghèo nhưng rất giàu tình thương, tình cảm 0,5 điểm
4
quân dân gắn bó… (Hs có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau
nhưng vẫn đảm bảo nội dung)
II
LÀM VĂN
7,0 điểm
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ 2,0 điểm
của anh/chị về ý kiến: Hai chữ “cảm ơn” thật đơn giản nhưng
ta vẫn phải học và phải luôn dùng.
a. Đảm bảo yêu cầu về mặt hình thức đoạn văn:
0,25 điểm
1.
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy
nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,25 điểm
Lời “cảm ơn” trong cuộc sống.
c.Triển khai vấn đề, vận dụng một hoặc nhiều thao tác lập 0,75 điểm
luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn



2.

đề về hai chữ “cảm ơn” trong cuộc sống. Có thể triển khai theo
hướng:
- “Cảm ơn”: hai tiếng sử dụng nhiều trong giao tiếp, bày tỏ
lòng biết ơn, sụ cảm kích trước sự giúp đỡ hay nghĩa cử cao
đẹp của những người xung quanh đối với bản thân mình.
- Phải biết trân trọng, biết ơn đối với người ta hàm ơn Lời
cảm ơn là hành động đơn giản nhất dễ dàng thực hiện.
- Thể hiện văn hóa, văn minh trong giao tiếp
- Người được cảm ơn sẽ dễ chịu, người nói lời cảm ơn sẽ tạo
thiện cảm.
- Lời cảm ơn cần phải xuất phát từ trái tim chân thành, thể hiện
1 cách bình dị.
- Tránh cảm ơn cầu kì, thái quá. Cuộc sống hiện đại dễ làm mất
dần những nét văn hóa ứng xử tối thiểu.
- Bài học: cần bồi đắp văn hóa ứng xử, nâng cao khả năng giao
tiếp với bản thân để trở thành công dân tốt, công dân toàn
cầu…
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng
tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn
chứng (0,75 điểm)
- Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng
khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng tiêu biểu (0,5
điểm)
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ khơng xác
đáng, khơng liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, khơng
có dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng phù hợp (0,25 điểm)

Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25 điểm
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm:
- Khơng cho điểm nếu bài làm có q nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
e. Sáng tạo
0,5 điểm
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải
nghiệm của bản thân để bàn luận; có sáng tạo trong viết câu,
dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được một yêu cầu: 0,25 điểm
Phân tích tâm trạng của người Việt Bắc và người cán bộ 5,0 điểm
kháng chiến trong đoạn trích “Việt Bắc” của Tố Hữu


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
0,25 điểm
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết
bài khái quát được vấn đề
b. Xác định vấn đề nghị luận:
0, 5 điểm
Phân tích nội dung và nghệ thuật đoạn thơ
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng đảm bảo các yêu cầu:
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn thơ (0,25 0,5 điểm
điểm)


* Cảm nhận đoạn thơ:
2,5 điểm
- 4 câu đầu: Lời của người ở lại với người ra đi
+ Hai câu hỏi được láy đi láy lại: "Mình về mình có nhớ
ta/Mình về mình có nhớ khơng", kết hợp với biện pháp điệp
ngữ "có nhớ" đã cho thấy niềm day dứt khôn nguôi, sự băn
khoăn, lo lắng của kẻ ở về sự đổi thay trong tình cảm của
người ra đi cũng như thể hiện nỗi nhớ thương trào dâng mãnh
liệt. Đây là trạng thái tình cảm tất yếu trong lịng người ở lại.
+ Kết hợp với hai câu hỏi là hai câu thơ gợi nhắc kỉ niệm.
Người ở lại đã gợi nhắc, nhắn nhủ người ra đi nhớ về: kỷ niệm
mười lăm năm kháng chiến đầy nghĩa tình; về đạo lý sống
nghĩa tình, thủy chung đẹp đẽ mang tính truyền thống của dân
tộc; về không gian quen thuộc của thiên nhiên Việt Bắc;
gợi nhắc Việt Bắc là cái nôi, quê hương cách mạng.
- 4 câu sau: Lời đáp của người ra đi với người ở lại
+ Trước nỗi niềm của kẻ ở, người đi im lặng trong trạng thái
trữ tình sâu lắng để tri âm, thấu hiểu, đồng cảm với "Tiếng ai
tha thiết bên cồn" tạo thành sự hô ứng, đồng vọng tình cảm
nhớ nhung, quyến luyến trong giờ phút chia li.
+ Những từ láy "bâng khuâng", "bồn chồn" đặt trong vị trí mở

đầu hai vế câu thơ, với nhịp chẵn 4/4 cân xứng, từ "dạ" đặt
giữa dòng tạo nên câu thơ trĩu nặng tâm trạng, cảm xúc. Đó là
nỗi nhớ thương, day dứt, khắc khoải, bịn rịn...
+ Hình ảnh hốn dụ "áo chàm" đã khắc sâu trong tâm khảm
hình ảnh người dân Việt Bắc mộc mạc cùng tấm lòng son sắt.
+ Buổi chia tay, đưa tiễn xúc động trào dâng đến đỉnh điểm
khiến cả người đi kẻ ở đều nghẹn lời. Hành động "cầm tay
nhau", kết hợp với nhịp thơ 3/3/2 trong câu "Cầm tay nhau biết
nói gì hơm nay..." đã thể hiện sức nặng của tình cảm, của
những lời trao gửi, và sự bịn rịn, lưu luyến.
- Đoạn thơ có những sáng tạo về nghệ thuật: thể thơ lục bát kết
hợp nhuần nhuyễn giữa chất cổ điển với chất dân gian, âm
hưởng tha thiết ngọt ngào; Ngôn ngữ quen thuộc, hình ảnh thơ
gần gũi, giàu giá trị biểu cảm…..
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25
điểm.
- Phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện của tâm trạng
kẻ ở, người đi: 0,75 điểm – 1,25 điểm.
- Phân tích chung chung, khơng rõ các biểu hiện: 0,25 điểm –
0,5 điểm.


TỔNG

* Đánh giá:
0,5 điểm
- Đoạn thơ đã giới thiệu cảm hứng chủ đạo của thi phẩm, và
thể hiện tập trung những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật

của tác giả.
- Những nét nổi bật trong phong cách nghệ thuật Tố Hữu đã
tạo nên diện mạo riêng và sự thành cơng cho thơ ơng. Nó cịn
góp phần làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho thơ ca cách mạng,
đặc biệt là thơ trữ tình – chính trị. Đồng thời bộc lộ tình cảm
sâu sắc của tác giả đối với cách mạng và kháng chiến.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được hai ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày được một ý: 0,25 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp
0,25 điểm
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm:
- Khơng cho điểm nếu bài làm có q nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
e. Sáng tạo
0,5điểm
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học
trong q trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác
phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Tố Hữu, biết
liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu
hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được một yêu cầu: 0,25 điểm
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II= 10, 00 điểm
10,0điểm




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×