Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những yếu tố cần thiết cho người làm PR docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.56 KB, 4 trang )

Những yếu tố cần thiết cho người làm PR

Chưa bao giờ khái niệm PR lại được giới trẻ quan tâm nhiều đến như thế.
Những năm gần đây, nghề PR luôn nằm trong Top những nghề "hái ra
tiền" và được giới trẻ lựa chọn nhiều nhất. Chân dung của những thủ lĩnh
trẻ xuất hiện trên báo chí cũng thường gắn liền với các nhân vật nổi tiếng
trong giới PR, khiến cho không biết bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa
ngưỡng mộ.
Vậy nhưng, xem ra PR vẫn là nghề thử thách với nhiều sinh viên mới tốt
nghiệp có bề dày học tập và hoạt động ngoại khoá nổi trội. Một số người
khác đã vượt qua được vòng phỏng vấn thì lại bỏ cuộc sau một thời gian,
vì sự thực, nghề PR không lộng lẫy như họ hình dung: ánh sáng sân khấu,
máy ảnh, màn chiếu, những nhân viên ngồi văn phòng gõ bàn phím, thảo
luận quanh bàn tròn
Nhiều chuyên gia cũng như những nhân viên đã "nếm mật nằm gai" trong
nghề PR thú nhận rằng: Nghề PR gần như đòi hỏi những kỹ năng và kiến
thức vô hình, và họ đã phải mất khá nhiều thời gian để ứng dụng các sở
trường của mình khi bước vào nghề. Những ”nhân tố X” trong nghề PR mà
các chuyên gia xây dựng dưới đây sẽ là bí kíp ”bỏ túi” cho bất kỳ bạn trẻ
nào có đam mê dấn thân vào thế giới PR.

Thừa tự tin nhưng không ngạo mạn
Nhiều bạn trẻ khi bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực PR tỏ ra quá
dè dặt để thể hiện được chính kiến cho riêng mình khi cần thiết, chính vì
vậy các đồng nghiệp đã phải băn khoăn chút ít về sự nhiệt tình cũng như
giá trị của họ trong công việc. Trái lại, một số người lại có những biểu hiện
”tự tin thái quá”, hành động ngạo mạn khiến cho mối quan hệ đồng nghiệp
bị rạn vỡ.

Nhóm của bạn đang cùng thảo luận kịch bản cho một Gala Night của hãng
XYZ. Bạn tranh luận hăng hái nhất. Bạn liên tục ngắt lời, ” đánh phủ đầu” ý


tưởng của người khác để đẩy quan điểm của mình lên. Cách tranh luận
”hăng máu” của bạn sẽ dễ khiến đồng nghiệp tự ái.

Cách tốt nhất là bạn phải cân bằng giữa việc thể hiện tiếng nói của mình
và thái độ nhã nhặn, khiêm tốn, tôn trọng người khác.

Tầm sư để làm PR

Công việc PR đòi hỏi nhiều kỹ năng
ứng xử, những kiến thức thuộc nhiều
lĩnh vực nhạy cảm khác nhau, bởi vậy
ngay khi bạn bước chân vào thế giới
PR, bạn phải chọn cho mình những
nhà cố vấn mà bạn thấy tin tưởng
nhất. Chính nhà cố vấn này sẽ đưa ra
cho bạn nhiều lời khuyên bổ ích trong công việc, có những ý kiến phản
biện để bạn nhận ra bề mặt khác của vấn đề. Duy trì mối quan hệ chặt chẽ
với nhà cố vấn chính là cách để bạn tiến thân trong công việc.

Đơn giản như một sự kiện ký kết hợp đồng, đón nhận Bằng khen của công
ty đòi hỏi nhà tổ chức phải nắm vững phần lễ nghi của sự kiện để buổi lễ
thực sự sang trọng, nổi bật. Khi bạn muốn tổ chức đón tiếp khách mời đến
dự lễ bằng một màn hát múa truyền thống, nếu bạn cẩn thận và chu đáo
hơn thì bạn nên tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hoá dân
gian để chọn ra những điệu múa, kiểu trang phục dân tộc vẫn thường
được sử dụng để đón khách trong các lễ hội dân gian.

Không có chỗ cho người tái phạm sai lầm
Chẳng có ai khi đi làm lại không mắc phải một sai lầm nào. Mắc sai lầm, rút
kinh nghiệm và tự bản thân mình cam kết không tái phạm sẽ khiến bạn trở

nên chuyên nghiệp và vững chãi hơn trên con đường về sau. Không
những thế, mọi người sẽ thực sự nể phục bạn vì cách nhìn nhận nghiêm
túc với những sai sót mình đã mắc phải.
Bạn nghĩ sao khi một công ty chuyên về tổ chức biểu diễn và sự kiện liên
tục gây chấn động cộng đồng PR khi hai sự kiện của họ liên tục bị sập
sân khấu? Điều đó chứng tỏ, những người tổ chức đã không nhìn nhận và
rút kinh nghiệm của sự kiện trước, tiếp tục đầu tư vẻ đẹp của sân khấu mà
quên đi rằng cái quan trọng nhất của một sàn diễn là chắc chắn và đứng
vững.

Chăm chỉ hơn người khác
Không có nghề nào là nghề nhàn rỗi cả. Để thành công trong mọi việc thì
tự bạn sẽ phải tiến bước trước người khác. Chăm chỉ trong công việc
không có nghĩa là bạn phải đi sớm về muộn, mà chính là tinh thần xung
phong, thái độ nhiệt tình trong mọi công việc, kể cả những việc không phải
là trách nhiệm của bạn.
n
Nghề PR là nghề mang tính dây chuyền
rất cao. Mỗi cá nhân là một bánh tàu,
và chỉ cần cá nhân đó không hoàn thiệ
nhiệm vụ của mình thì cả đoàn tàu
sẽ lao đao. Tuy nhiên, nếu bạn đã
hoàn thành công việc của mình và sẵn
lòng giúp đỡ những người khác, nhận thêm công việc, dù là những việc
nhỏ nhất như ngồi một chỗ và bỏ giấy mời vào phong bì, để giúp cho cả
nhóm đẩy mạnh hơn tiến độ, bạn sẽ được đánh giá là ”bánh tàu chủ lực”.

Học, học nữa, học mãi
Nghề PR luôn phải đáp ứng theo sự thay đổi và phát triển của xã hội, điều
đó có nghĩa bạn phải tự biến mình thành người học trò cần mẫn. Học, học

bằng tất cả những phương tiện bạn có: báo chí, internet, truyền hình , học
từ đồng nghiệp, các buổi thảo luận chuyên môn và cả học tập đối thủ nữa.
Học tập sẽ không khiến bạn bị tụt lùi trong thế giới thay đổi không ngừng.

Những người mới vào nghề sẽ dễ thấy phong cách tự học của ”dân PR”
khi chứng kiến họ gửi cho nhau những đoạn quảng cáo ” đắt và độc”, họ
gửi điện chúc mừng công ty bạn vì mới tổ chức thành công một sự kiện
lớn, tỉ mỉ nhìn bảng báo giá, thiết kế của công ty khác để xem ”người ta”
hơn mình ở chỗ nào
Bạn ngạc nhiên vì những ”nhân tố X” trên chẳng có gì mới mẻ? Tuy nhiên
chính vì thiếu đi những ”nhân tố X” đơn giản đến bất ngờ trên mà nhiều
bạn trẻ với CV rất ”hoành tráng” vẫn không vượt qua được vòng phỏng
vấn để đến với nghề PR, hoặc tự bản thân họ bị đào thải dần khi vào nghề.

×