Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời cát hiệp đến chế độ vận hành của hệ thống điện tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐÀO DUY HỒNG KHƠI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ
MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI CÁT HIỆP ĐẾN
CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA HỆ THỐNG
ĐIỆN TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT ĐIỆN

Bình Định - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐÀO DUY HỒNG KHƠI

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ
MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI CÁT HIỆP ĐẾN
CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH CỦA HỆ THỐNG
ĐIỆN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 8520201

Người hướng dẫn: PGS.TS. Huỳnh Đức Hoàn


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan các kết quả khoa học được trình bày trong luận văn
này là thành quả nghiên cứu của bản thân tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài và chưa từng xuất hiện trong công bố của các tác giả khác. Các kết quả đạt
được là chính xác và trung thực.

Tác giả luận văn

Đào Duy Hồng Khơi


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành cơng trình này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính
trọng đến PGS.TS Huỳnh Đức Hoàn đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng khoa
học trong quá trình nghiên cứu. Thầy đã dành nhiều thời gian, chỉ bảo và hỗ
trợ rất nhiều cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Quy Nhơn,
Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Kỹ thuật & Công nghệ đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Công ty đã hỗ trợ, tạo điều tạo điều
kiện trong công tác để tơi có thời gia học tập.

Tác giả luận văn

Đào Duy Hồng Khơi


1

MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống điện Việt Nam là hệ thống điện hợp nhất qua đường dây siêu
cao áp 500kV. Có rất nhiều nhà máy điện được nối với hệ thống điện Quốc
gia ở các cấp điện áp khác nhau. Khi đóng điện vận hành nguồn mới, lượng
công suất được bổ sung thêm từ nguồn mới vào hệ thống làm thay đổi trào
lưu công suất trên hệ thống. Sự thay đổi này phụ thuộc vào phương thức
vận hành cũng như điện áp của nguồn mới được đưa vào, khi kết nối với hệ
thống ở cấp điện áp càng cao thì ảnh hưởng đến hệ thống càng lớn.
Với nhu cầu về phát triển nguồn năng lượng tái tạo để bổ sung cho các
nguồn tài nguyên truyền thống như than, thủy điện và khí để sản xuất điện,
đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã ban hành
một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực năng lượng mặt
trời. Theo đó, đến thời điểm hiện nay tỉnh Bình Định đã có sự tham gia của
nhiều dự án Nhà máy điện mặt trời (NMĐMT) đã và đang trình duyệt, cụ
thể:
+
NMĐMT Cát Hiệp; công suất 49.5 MWp; cấp điện áp đấu
nối
110kV.
+
NMĐMT Fujiwara; công suất 50 MWp; cấp điện áp đấu nối
110kV.

+
NMĐMT đầm Trà Ổ; công suất 50 MWp; cấp điện áp đấu
nối
110kV.
+

NMĐMT Phù Mỹ; tổng công suất 330MWp, gồm 03 nhà
máy: Phù
Mỹ 1 (120 MWp), Phù Mỹ 2 (110MWp), Phù Mỹ 3 (100MWp); dự kiến
đấu nối cấp điện áp 220kV
+
NMĐMT Europlast; công suất 50 MWp; cấp điện áp đấu nối
22kV.


+

NMĐMT Thành Long Bình Định; cơng suất 40 MWp; cấp điện áp

đấu nối 22kV.


2

Trong đó 01 dự án được Thủ tướng chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy
hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm
2030 (NMĐMT Phù Mỹ; tổng công suất 330MWp); 03 nhà máy điện mặt
trời đã được Bộ công thương phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển điện
lực tỉnh giai đoạn 2016-2025 và đã được chấp thuận đấu nối vào lưới điện
110kV Bình Định là: NMĐMT Cát Hiệp và NMĐMT Fujiwara.
Khi đưa vào vận hành, các nhà máy này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự làm
việc của hệ thống điện miền Trung. Do đó cần thiết phải nghiên cứu các
ảnh hưởng của nhà máy đến hệ thống điện như phân bổ công suất, điện áp,
chế độ đóng cắt và sự ổn định quá độ của hệ thống cũng như ảnh hưởng của
nhà máy đến các thiết bị hiện có trong hệ thống điện. Tuy nhiên do khuôn
khổ luận văn không thể nghiên cứu hết tác động của tất cả các nhà máy đến

hệ thống nên đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của NMĐMT Cát Hiệp
đến phương thức vận hành cơ bản, ảnh hưởng đến điện áp, tổn thất công
suất và khả năng mang tải.
Trong thực tế vận hành, khi có nhà máy điện mới, bên cạnh các phương
thức vận hành, người kỹ sư vận hành cũng cần nắm được các ảnh hưởng của
nhà máy mới đối với hệ thống, nắm được giới hạn truyền tải của đường dây,
ổn định quá độ của máy phát. Các thơng tin đó rất quan trọng, giúp cho người
tính tốn bảo vệ rơle cũng như người vận hành có cơ sở để chủ động ứng phó
với các tính huống của hệ thống điện; Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp đến chế độ
vận hành của hệ thống điện tỉnh Bình Định” làm đề tài luận văn thạc

sĩ của mình.
2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp khi

hòa lưới.


3

-

Đề tài đã phân tích ổn định của hệ thống đựa trên đường cong PV để đánh

giá khi có và khơng có sự tham gia của Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp.


- Đề tài đã mô phỏng các trường hợp sự cố N-1, N-2 để phân tích
nhằm
có giải pháp vận hành hiệu quả lưới điện.
- Đề tài đã mô phỏng, phân tích các giải pháp nâng cao chất lượng
điện
năng và giảm tổn thất như bù công suất phản kháng (CSPK) và ứng dụng
vào trong lưới điện.
3.

Mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3.1 Mục đích
Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của nhà máy điện mặt
trời Cát Hiệp khi đưa và vận hành đến hệ thống lưới điện 110kV tỉnh Bình
Định.
Ðề tài đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ chính như sau:
- Nghiên cứu hiện trạng hệ thống điện Việt Nam và hiện trạng nguồn,
lưới

điện tỉnh Bình Định, tình hình phát triển phụ tải và cung cấp điện của tỉnh
trong những năm qua. Dự báo nhu cầu phụ tải và chương trình phát triển
nguồn, lưới điện giai đoạn 2016 – 2030.
- Nghiên cứu cân bằng công suất của hệ thống điện Việt nam và hệ
thống
điện tỉnh Bình Định.
-

Nghiên cứu về cơng nghệ của nhà máy điện năng lượng mặt trời và tổng

quan của máy điện mặt trời Cát Hiệp đấu nối vào lưới điện 110kV Bình Định.


- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp đến chế
độ
vận hành của hệ thống điện tỉnh Bình Định.


-

Số liệu dùng để tính tốn trong luận văn đuợc cung cấp bởi Cơng ty

Điện lực Bình Định và Tổng công ty Ðiện lực miền Trung, các số liệu về
thông số đuờng dây và máy biến áp đuợc lấy theo hồ sơ kỹ thuật.
- Sử dụng phần mềm PSS/E để tính tốn ổn định động cho hệ thống
điện.


4

3.2 Đối tượng
Ðối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn và lưới điện 110 kV thuộc Công

ty Điện lực Bình Định.
3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
-

Nghiên cứu ảnh hưởng tới điện áp, công suất truyền tải trên đường dây

và tổn thất.
-


Đánh giá ổn định dựa trên đường cong đặc tính PV

-

Mơ phỏng, phân tích khi bù cơng suất phản kháng vào các nút.

- Phân tích sự cố lưới điện N-1, N-2 để lựa chọn phương thức vận
hành
dự phòng hợp lý lưới điện 110kV.
-

Đánh giá ổn định điện áp và tần số tại vị trí đấu nối khi xảy ra sự cố

ngắn mạch
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê: thu thập các số liệu về nguồn và lưới điện 110
kV Bình Định.
Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng các phần mềm để phân tích
các số liệu thu thập được, trên cơ sở đó tổng hợp và đề xuất giải pháp vận
hành hiệu quả lưới.
Cấu trúc nội dung của luận văn
Luận văn bao gồm:
+

Trang bìa phụ.

+

Lời cam đoan.


+

Mục lục.

+

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt.

+

Danh mục các bảng.

+

Danh mục các hình vẽ và đồ thị.


5

+

Mở đầu.

+

Các nội dung nghiên cứu của luận văn.

Chương 1: Tổng quan về lưới điện Việt Nam và hiện trạng lưới điện
tỉnh Bình Định.

Chương 2: Các phương pháp tính chế độ xác lập của hệ thống điện và
các phần mềm tính tốn.
Chương 3: Đánh giá sự ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp
đến lưới điện Bình Định
Chương 4: Các biện pháp giảm tổn thất công suất và tổn thất điện năng.

+

Kết luận và kiến nghị

+

Tài liệu tham khảo


6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN VIỆT NAM VÀ
HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1. Tổng quan về lưới điện Việt Nam
Đặc điểm địa hình đất nước ta dài và hẹp, tài nguyên NL phân bố không
đồng đều với các mỏ than trữ lượng lớn hầu hết tập trung ở vùng Quảng
Ninh, trữ lượng khí đốt chủ yếu nằm ở thềm lục địa Đông và Tây Nam bộ,
trữ lượng thủy điện chủ yếu phân bố ở miền Bắc và miền Trung. Trong khi
nhu cầu tiêu thụ điện lại tập trung khoảng 50% ở miền Nam, khoảng 40% ở
miền Bắc và chỉ trên 10% ở miền Trung. Trong 20 năm qua các Quy hoạch
điện Quốc gia (QHĐ) từ QHĐ 4 đến QHĐ 7 do Viện Năng lượng nghiên
cứu, việc quy hoạch phát triển các nhà máy điện cũng như lưới truyền tải
điện đã luôn đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn
tài nguyên NL trên từng miền.

1.1.1. Dự báo nhu cầu điện đến năm 2030
1.1.1.1. Dự báo nhu cầu điện trước khi hiệu chỉnh
Trong QHĐ7, nhu cầu phụ tải điện mức cơ sở được phê duyệt với mức
tăng trưởng bình quân 12,7 %/năm trong giai đoạn 2011-2020 và tương ứng
7,8 %/năm giai đoạn 2021- 2030. Cơ sở chủ yếu cho dự báo nhu cầu điện
dựa trên kịch bản tăng trưởng GDP bình quân 7,5 %/năm (2011-2015), 8
%/năm (2016-2020), 7,8 %/năm (2021-2030). Phương án dự báo này kỳ
vọng ở giai đoạn cơng nghiệp hóa mở rộng từ 2011-2015, cường độ
điện/GDP sẽ đạt đỉnh (~1,1-:-1,15 kWh/US$ năm) và sẽ giảm dần tới
khoảng 0,51kWh/US$ vào năm 2030. Cường độ điện giảm là xu thế chung


7

của các nước khi chuyển từ giai đoạn thu nhập thấp sang thu nhập trung
bình và cao, khi mà các ngành kinh tế cũng chuyển từ dựa vào mở rộng sản
xuất sang tăng năng suất, hiệu quả và tăng các ngành dịch vụ. Xu thế cường
độ điện/GDP được cho trong hình 1.1.
Dựa vào các yếu tố tạo nên tăng trưởng GDP: i) khả năng huy động và
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển; ii) quy mô dân số, lực lượng lao
động và năng suất lao động; iii) đóng góp của các vùng kinh tế, hai kịch
bản tăng trưởng GDP được dự kiến là:

Hình 1.1. Cường độ điện/GDP của Việt Nam và một số nước

Kịch bản GDP cơ sở: giả thiết khả năng huy động vốn đầu tư trung bình
trên GDP đạt 32%. Việt Nam vẫn tiếp tục có dòng vốn đầu tư trực tiếp
(FDI) và gián tiếp (FII) từ nước ngồi nhờ có sẵn nguồn lao động dồi dào,
giá nhân công rẻ, sự chuyển dịch đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi. Bên
cạnh đó, Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được vốn vay ưu đãi ODA tuy có giảm

dần.


8

Kịch bản GDP cao: Giả thiết chủ đạo của kịch bản này là hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư được cải thiện hơn so với các giai đoạn trước cũng như
kịch bản cơ sở. Giả thiết này hàm ý quá trình tái cơ cấu được triển khai
thực hiện quyết liệt, sớm cải thiện được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hệ số
ICOR sẽ giảm còn 4,2 từ sau 2015.Minh họa cường độ điện/GDP và GDP
bình quân đầu người xem hình 1.2.

Hình 1.2. GDP bình quân đầu người và Cường độ điện/GDP của Việt Nam

1.1.1.2. Dự báo nhu cầu điện hiệu chỉnh
Với các giả thiết về tăng trưởng GDP và xu thế kinh tế nêu trên, dự báo nhu
cầu điện hiệu chỉnh được thực hiện theo phương pháp đa hồi quy (multiRegression) và kết hợp với các phương pháp trực tiếp (giai đoạn ngắn hạn),
phương pháp chuyên gia… Dự báo được tính tốn trên cơ sở 2 kịch bản GDP
với 2 phương án (PA) cơ sở và PA cao. Kết quả được tóm tắt như sau:


9

Bảng 1.1. Kết quả dự báo nhu cầu điện toàn quốc đến năm 2030-PA cơ sở

Bảng 1.2. Tốc độ tăng trưởng các PA nhu cầu điện giai đoạn 2011 – 2030

Tăng trưởng điện thương phẩm
Giai đoạn
2011 - 2015

2016 - 2020
2021 - 2025
2026 - 2030

Kết quả điều chỉnh dự báo nhu cầu điện toàn quốc đến năm 2030 ở cả 2
phương án cao và cơ sở đều thấp hơn dự báo đã được phê duyệt trong QHĐ
7, cụ thể như sau:
+

Phương án phụ tải cơ sở: ở phương án này nhu cầu điện cho toàn quốc

giai đoạn đến năm 2015 thấp hơn QHĐ7 khoảng gần 30 tỷ kWh (gần
6000MW), năm 2020 thấp hơn 59 tỷ kWh (10400MW) và năm 2030 thấp
hơn 119 tỷ kWh (21300MW).
+

Phương án phụ tải cao: ở phương án này nhu cầu điện cho Toàn quốc

giai đoạn đến năm 2020 thấp hơn QHĐV7 khoảng 47 tỷ kWh (8300MW)
và năm 2030 thấp hơn 65 tỷ kWh (11600MW).
1.1.2. Hiện trạng nguồn điện
Theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
QHĐ7, đến năm 2030 để đáp ứng nhu cầu điện sản xuất khoảng 695 TWh
với Pmax khoảng 110GW, tổng công suất các nguồn điện lên tới khoảng
146,8GW với cơ cấu: thủy điện chiếm 11,8%; thủy điện tích năng 3,9%;


10

nhiệt điện than 51,6%; nhiệt điện khí đốt 11,8% (trong đó sử dụng LNG

4,1%); nguồn điện sử dụng NLTT 9,4%; điện hạt nhân 6,6% và nhập khẩu
điện 4,9%. Trong cơ cấu các nguồn NLTT, dự kiến đến năm 2030 sẽ có
khoảng 4800MW thủy điện nhỏ, 6200MW điện gió, 2000MW điện sinh
khối và khoảng 700MW các nguồn NLTT khác như điện mặt trời, điện địa
nhiệt, điện thủy triều, điện từ rác thải…
-

Thủy điện nhỏ (TĐN): Hiện nay đã có 226 nhà máy TĐN công suất

>30MW đang vận hành với tổng công suất 1.635MW. Dự kiến đến năm 2017
sẽ có thêm 1000MW hoàn thành đi vào vận hành. Đến năm 2020 sẽ có

tổng trên 3500MW TĐN vào vận hành và ước tính đến năm 2030 sẽ có
tổng cơng suất TĐN khoảng trên 5000MW.
-

Điện gió: Chính phủ đã có những cơ chế hỗ trợ nguồn điện gió bằng

Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế giá bán điện gió, gần đây Bộ
Cơng Thương cũng cho nghiên cứu tiếp để có cơ chế giá điều chỉnh theo
hướng khuyến khích thêm nguồn NL này. Tuy vậy từ năm 2011 đến nay mới
chỉ có 52MW nguồn điện gió di vào vận hành. Hiện nay dự án điện gió Bạc
Liêu đang xây dựng giai đoạn 2 với tổng cơng suất 88MW.Trong 5 năm tới dự
kiến sẽ có tổng khoảng 300MW điện gió và đến năm 2030, nếu có các cơ chế
hỗ trợ mạnh, sẽ có tổng khoảng 5.000MW điện gió vào vận hành.

- Điện sinh khối (ĐSK): Là một quốc gia trồng lúa nước và xuất khẩu
hàng đầu thế giới về lúa gạo, các phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam rất
dồi dào. Vừa qua Báo cáo Quy hoạch phát triển NL sinh khối vùng đồng
bằng sông Cửu Long đã được Viện Năng lượng thực hiện, theo đó có thể

phát triển được trên 900MW nguồn điện từ trấu, rơm rạ, phụ phẩm nông
nghiệp từ khu vực này. Nếu chúng ta có những cơ chế hỗ trợ phù hợp, kỳ
vọng trên tồn quốc có thể phát triển được khoảng 300MW vào năm 2020
và 1.500MW vào năm 2030.


11

-

Điện mặt trời (ĐMT): Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng về NL mặt

trời với số giờ nắng trung bình ở miền Nam là 2588h/năm, miền Trung
1980h/năm và miền Bắc 1681h/năm. Xu thế hiện nay đang thuận lợi khi mà
giá thiết bị ĐMT giảm nhanh trong thời gian gần đây và cịn tiếp tục giảm.
Tính trung bình giá đầu tư 1kW công suất ĐMT hiện nay chỉ khoảng
2.500USD, bằng 1/3 so với cách đây 5 năm. Một ví dụ về áp dụng ĐMT ở
Thái Lan là: năm 2009 có khoảng 30MW ĐMT, nhờ có cơ chế fit-in-taif
của Chính phủ Thái Lan, năm 2013 tổng công suất ĐMT ở Thái Lan là
~800MW. Trong Quy hoạch điện lập năm 2014 của quốc gia này, dự kiến
đến năm 2030 sẽ có 3.000MW ĐMT. Với mong muốn chúng ta sẽ học hỏi
được kinh nghiệm từ Thái Lan, chúng tôi kỳ vọng đến năm 2030 Việt Nam
sẽ có khoảng 1.500MW ĐMT.
- Các loại nguồn NLTT khác: Ngồi các dạng NLTT kể trên, Việt Nam
cũng có thể phát triển nguồn điện từ rác thải đô thị và rác cơng nghiệp, điện
từ các nguồn khí sinh học, điện địa nhiệt… với tổng công suất đến năm
2030 khoảng 700MW.
1.1.3. Hiện trạng về lưới truyền tải
1.1.3.1. Truyền tải miền Bắc – miền Trung
Do những đặc điểm địa lý, phân bố nguồn tài nguyên và phân vùng nhu

cầu điện, Hệ thống điện (HTĐ) Việt Nam từ Bắc tới Nam hiện nay được
liên kết bằng các đường truyền tải 500kV gồm: 2 mạch đường dây (ĐZ)
500kV miền Bắc liên kết với miền Trung; 3 mạch ĐZ 500kV liên kết miền
Trung với miền Nam và sắp tới sẽ là 4 mạch Trung Nam (hồn chỉnh 2
mạch 500kV Pleiku – Cầu Bơng).
Ba năm gần đây, phụ tải tăng cao của Miền Nam đã vượt quá khả năng cấp
nguồn tại chỗ, lượng điện thiếu hụt phải nhận chủ yếu từ các nguồn thủy điện
Miền Trung và nguồn điện Miền Bắc thông qua đường dây 500 kV liên


12

kết. Sản lượng truyền tải trên giao diện Trung – Nam có xu hướng tăng lên,
năm 2013 đạt mức kỷ lục, khoảng 9,8 tỷ kWh, chiếm 17% nhu cầu điện
Miền Nam. Truyền tải Bắc -> Trung cũng có xu hướng tăng mạnh, năm
2013 đạt 5,3 tỷ kWh [1],
Để chuẩn bị cho kịch bản truyền tải cao trên ĐZ 500 kV liên kết miền,
ngày 55/20 14, EVN đã đóng điện thành công thêm mạch kép ĐZ liên kết
Trung – Nam: Pleiku – Mỹ Phước - Cầu Bông, đồng thời trong thời gian
đến sẽ hoàn thành nâng cấp toàn bộ dàn tụ bù dọc trên ĐZ 500 kV Bắc
Nam từ dòng định mức 1000 A lên 2000 A.
1.1.3.2. Truyền tải Trung - Nam
Như đã nêu ở trên, khu vực miền Trung có nhu cầu phụ tải chỉ chiếm trên
10% toàn quốc (năm 2013 Pmax miền Trung 2382MW, bằng 11,9% Pmax
toàn quốc 20.010MW), nhưng hiện đã có trên 4.400MW thủy điện đang
vận hành. Theo QHĐ7, khoảng 2020 sẽ có thêm 1200MW NĐ than ở
Quảng Trị và đến 2024 sẽ có khoảng 1350MW tuabin khí ở khu vực Quảng
Ngãi. Gần đây Chính phủ đã cho phép nhà đầu tư Singapor nghiên cứu phát
triển NMNĐ than 1200MW tại khu vực Dung Quất, Quảng Ngãi đưa vào
giai đoạn sau 2020. Trong ĐCQHĐ 7, cùng với việc đưa khí Cá Voi xanh

vào cấp cho khoảng 2.500MW (2022) 5.000MW (2029) tuabin khí (thay
cho 1350MW tubin khí được phê duyệt trong QHĐ7), miền Trung sẽ luôn
dư thừa điện và chuyển tới miền Nam. Đặc biệt, nếu có thêm một tổ máy
của NMĐ hạt nhân thứ 3 được xây dựng ở miền Trung (khu vực Quảng
ngãi hoặc Bình Định) thì xu thế dòng điện năng từ Trung – Nam sẽ càng
ngày càng cao. Với 4 mạch ĐZ 500kV hiện nay sẽ không thể truyền tải hết
sản lượng điện này. Do vậy giai đoạn 2021-2025 cần nâng cấp lưới truyền
tải: xem xét đầu tư thêm các ĐZ 500 kV mới từ Miền Trung vào trung tâm
phụ tải Miền Nam, chiều dài khoảng 520 km.


13

Khoảng cách truyền tải 520km có thể xem xét phương án truyền tải bằng
đường dây HVDC +/- 500 kV.
Như vậy đến năm 2030 sẽ có tổng cộng 6 mạch ĐZ 500kV liên kết
Trung-Nam. Hình dưới đây minh họa phương án đề xuất tăng cường ĐZ
500kV miền Trung – miền Nam.

Hình 1.3. Sơ đồ lưới 500kV liên kết Trung – Nam g/đ đến 2030

1.2. Hiện trạng hệ thống điện tỉnh Bình Định
1.2.1. Hiện trạng hệ thống
Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Hệ
thống điện tỉnh Bình Định được cấp điện từ hệ thống lưới điện Quốc gia khu


14

vực miền Trung, bao gồm hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối điện

có kết nối với lưới điện khu vực.
Hệ thống điện Bình Định có 13 trạm nguồn 110kV và 7 nguồn TĐ vận
hành với phương thức kết lưới linh hoạt, ổn định, các phân đoạn được thao
tác khép, tách mạch vòng, đảm bảo cung cấp điện an tồn, liên tục cho phụ
tải trong mọi tình huống.
Năm 2018, công suất cực đại Pmax là 324 MW, sản lượng ngày cực đại
Amax là 6.363.490 kWh (03/7). Sản lượng điện thương phẩm 2018 đạt
1.845.734.008 kWh (tăng 11,04% so với năm 2017); dự báo Pmax năm
2019 là: 370 MW.
1.2.2. Các nguồn cung cấp điện
Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có 4 nhà máy thủy điện (NMTĐ) lớn, phát
điện lên lưới điện cao áp, tập trung ở hai huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh:

-

Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn công suất (2x33)MW, phát lên hệ thống

110kV thông qua các đường dây 110kV Vĩnh Sơn – Hoài Nhơn–Tam Quan
– Đức Phổ và Vĩnh Sơn – Vĩnh Sơn 5– Trà Xom – Đồn Phó.
-

Nhà máy thủy điện An Khê cơng suất (2x80)MW đưa vào hoạt động

năm 2011, phát lên hệ thống 220kV thông qua đường dây 220kV An Khê Quy Nhơn.
-

Nhà máy thuỷ điện Vĩnh Sơn 5 công suất (2x14)MW đưa vào vận hành

cuối năm 2013 phát lên hệ thống 110kV thông qua đường dây 110kV Vĩnh
Sơn 5 – Phù Mỹ, Vĩnh Sơn 5 – Trà Xom – Đồn Phó và Vĩnh Sơn 5 – Vĩnh

Sơn.
-

Nhà máy thuỷ điện Trà Xom công suất (2x10)MW đưa vào vận hành đầu

năm 2015, phát lên hệ thống 110kV thông qua đường dây 110kV Trà Xom

– Vĩnh Sơn 5 và Trà Xom – Đồn Phó – Nhơn Tân – Quy Nhơn.
-

Ngồi ra, cịn 4 NMTĐ nhỏ phát lên lưới điện trung áp khu vực như:

NMTĐ Định Bình(3x3,3MW), Tiên Thuận (2x4,75MW) và Văn Phong
(3x2MW) ở huyện Tây Sơn, phát vào lưới điện trung áp 22kV sau trạm


15

110kV Đồn Phó; NMTĐ Nước Xáng (3x6,25MW) phát vào lưới điện trung
áp 35kV sau trạm 110kV Hoài Nhơn.



Lưới điện 110kV

 Trạm biến áp 110kV
Tổng số TBA 110kV trên địa bàn tỉnh có 13 trạm/22 máy/ 670MVA. Hầu
hết các trạm 110kV đều mang tải đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải, riêng các
trạm 110kV Quy Nhơn 2, các MBA T3,T4 trạm 220kV Quy Nhơn vận hành
đầy tải.

Bảng 1.3. Thơng số, tình hình vận hành các trạm biến áp 110kV, năm 2018
Trạm

Nguồn
Hồi Nhơn
Đồn Phó

Quy Nhơn 2
T3/ Quy Nhơn
T4/ Quy Nhơn
An Nhơn
Phù Cát
Phù Mỹ
Mỹ Thành
Tam Quan


Long Mỹ
Phước Sơn
Nhơn Hội
Nhơn Tân
Tổng


16

 Đường dây 110kV
Phần lớn vận hành an toàn, đảm bảo cung cấp điện ổn định. Lưới điện
110kV của tỉnh cơ bản đã đảm bảo tiêu chí N-1. Các trạm 110kV đều có 2
nguồn cấp hoặc 2 đường dây đến.

Bảng 1.4. Thơng số kỹ thuật và tình hình vận hành các tuyến dây 110kV

STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


14
15
16


17

17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33


×