BÁO CÁO THỰC HÀNH XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ
Đề tài nghiên cứu
Ảnh hưởng của hệ thống thoát
nước yếu kém đến cuộc sống
người dân ở Ao Sen.
SVTH : Nhóm 2 :
GVHD :
1.Phùng Hải Yến
2.Hồng Thị Quyết
3.Trịnh Xuân Thành
4.Phạm Thế Năng
5.Nguyễn Duy Ngọc
6.Vũ Văn Bằng
Th.S Nguyễn Hồng Giang
MỤC LỤC
Chương 1: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Sơ đồ cây
3. Tên đề tài nghiên cứu
4. Đối tượng nghiên cứu
5. Khách thể nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Mục tiêu nghiên cứu
8. Câu hỏi nghiên cứu
9. Giả thuyết nghiên cứu
10. Phương pháp nghiên cứu
Chương 2 :Nội dung
1.Tổng quan đề tài nghiên cứu
2. Khảo sát thực trạng
3.Thao tác hóa khái niệm
3.Tổng hợp,phân tích báo cáo số liệu điều tra
Chương 3 : Đề xuất giải pháp
I. Một số giải pháp đề xuất
II.Tham khảo một số giải pháp của nước ngoài
Chương 4 : Kết luận
Chương 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
CNH-HĐH ngày càng cao là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng ,kéo theo sự phát triển đó là hàng loạt các vấn đề cần
được quan tâm và gải quyết: kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường…
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là đầu mối chính diễn ra các hoạt động giao lưu ,
phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy việc quản lý quy hoạch xây dựng các hệ thống
công trình , bảo vệ mơi trường sinh thái và nâng cao đời sống cho người dân là nhu
cầu cấp thiết .
Nhưng hiện nay tình trạng tắc ghẽn hệ thống thốt nước , ngập úng vào mùa mưa
bão thường xuyên xảy ra so với những thập niên 60,70 và ảnh hưởng khơng nhỏ
đến cuộc sống của người dân trong đó ngõ Ao Sen- phường Mộ Lao- quận Hà
Đông , nơi mà chúng tơi đang sống là một ví dụ điển hình .
Để phục vụ cho công việc sau này và làm đề tài mơn học, là sinh viên chun
ngành cấp thốt nước đồng thời sống trong ngõ Ao Sen nên chúng tơi có nhiều
điều kiện để nghiên cứu . Từ những lí do trên chúng tơi quyết định chọn đề tài :
ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC YẾU KÉM ĐẾN CUỘC
SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN Ở AO SEN.
2. Sơ đồ cây
3.Tên đề tài nghiên cứu
“ Ảnh hưởng của hệ thống thoát nước yếu kém đến cuộc sống người dân ở Ao
Sen”.
4.Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống thoát nước yếu kém trong ngõ Ao Sen .
5.Khách thể nghiên cứu
- Người dân ở Ao Sen
6. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Ngõ Ao Sen-Hà Đông-Hà Nội.
- Thời gian: tháng 8 năm 2012
7. Mục tiêu nghiên cứu
- Mơ tả thực trạng của hệ thống thốt nước trong ngõ Ao Sen.
- Xác định rõ nguyên nhân gây sự yếu kém của hệ thống thoát nước.
- Ảnh hưởng của hệ thống thoát nước kém tới cuộc sống người dân ( sinh hoạt,
giao thông…).
- Đề ra giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém.
8. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại sao hệ thống thoát nước bị tắc nghẽn từ lâu nhưng vẫn chưa được giải quyết?
- Mặc dù biết tắc nghẽn nhưng tại sao người dân vẫn xả rác bừa bãi ?
- Tình trạng tắc nghẽn hệ thống thoát nước đã ảnh hưởng tới cuộc sống người dân
như thế nào?
- Để nạo vét kênh mương thì nguồn kinh phí được lấy từ đâu ?
- Cơ quan chức năng đã làm được những gì để giải quyết tình trạng trên ?
9.Giả thuyết nghiên cứu
- Hệ thống thoát nước bị tắc nghẽn diễn ra nhiều năm nhưng không được cơ quan
chức năng địa phương quan tâm giải quyết.
- Ý thức người dân còn kém, xả rác bừa bãi gây tắc đường ống.
- Tắc nghẽn cống thoát nước gây ngập úng, giao thơng hỗn loạn gây mất cảnh
quan đơ thị.
- Chính quyền địa phương cần tăng nguồn kinh phí để nạo vét kênh mương.
10. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp tổng hợp thống kê
- Phương pháp đánh giá tổng hợp
- Thảo luận nhóm.
Chương 2 : NỘI DUNG
I.Tổng quan đề tài nghiên cứu
Thành phố Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng,tổng dân số khoảng
2 triệu người trong đó có khoảng 1 triệu người sống ở trung tâm đô thị.Mật độ
dân cư phân bố không đều: Khu vực nội thành 245 người/ha,khu vực ngoại
thành 22 người /ha.Là khu vực nhiệt đới gió mùa,lượng mưa hàng năm tương
đối lớn(1670mm) và thời gian mưa từ tháng 5 đến tháng 10 là chủ yếu. Trong
mùa mưa,cường độ mưa đạt đến 100mm trong khi hệ thống hạ tầng kĩ thuật
thoát nước của Hà Nội cũ nát và xuống cấp trầm trọng, không đủ đáp ứng yêu
cầu vận chuyển nước đi ngay gây nên ngập úng ,gây ảnh hưởng không nhỏ đến
cuộc sống người dân.Đây cũng chính là một vấn đề nóng bỏng mà rất nhiều
người quan tâm và đã có khơng ít đề tài,cơng trình nghiên cứu khoa học, dự án
về vấn đề này:
- Đề tài “ Thay đổi mơ hình mạng lưới thốt nước để thoát nước mưa nhanh
nhất” của tác giả Nguyễn Ngọc Hiển: Cơ sở làm giảm lưu lượng nước mưa
bằng cách thấm qua môi trường đất xung quanh, ý tưởng đề xuất mơ hình mạng
lưới thốt nước mưa mới là “mơ hình thốt nước mưa có khả năng tự thấm một
phần” qua hệ thống đường ống, hố ga nhằm phân tán lưu lượng nước vào trong
lịng đất thay vì chảy về cửa xả như hiện nay, thay thế cho mơ hình mạng lưới
thoát nước cổ điển mà chúng ta vẫn sử dụng hiện nay.
-
Nghiên cứu khoa học Giải quyết tình trạng ngập úng tại khu vực Văn Miếu
– Quốc Tử Giám (Sinh viên khóa 97N- trường đại học Kiến trúc Hà Nội)
-
Nghiên cứu khoa học Khảo sát hiện trạng và tìm giải pháp chống úng ngập
cho khu vực Thanh Nhàn ,quận Hai Bà Trưng,Hà Nội (Sinh Viên khóa
97N- Đại học kiến trúc Hà Nội)
-
HĐND TP Hà Nội trong kỳ họp mới nhất cũng đã thơng qua Quy hoạch
thốt nước Hà Nội đến năm 2030, với tổng kinh phí đầu tư lên tới 117.000
tỷ đồng.
-
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2007/ND-CP ngày 28/5/2007 về
thốt nước đơ thị và cơng nghiệp, quy định các hoạt động liên quan đến
thoát nước trong khu vực đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao và khu kinh tế. Nghị định quy định quyền và nghĩa vụ của
các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tham gia vào các hoạt động thốt nước.
Đối với khu vực dân cư nơng thơn, nếu điều kiện cho phép, Quyết định
cũng khuyến khích xây dựng các hệ thống thoát nước tập trung. Hiện nay,
Nghị định đang được tiến hành rà soát, cập nhật cho phù hợp hơn với tình
hình thực tế.
II.Khảo sát địa bàn nghiên cứu
Khu phố Ao Sen (nay là tổ dân phố số 3, số 4) được quy hoạch và đầu tư xây
dựng từ năm 1993, chủ yếu là phân lô chia đất cho các hộ tự xây dựng nhà ở.
Ao sen gồm 11 ngõ bên trái và 8 ngõ bên phải khi nhìn mặt đường chính vào.
(Ảnh: Sv tự chụp)
-
Điều kiện kinh tế xã hội và dân cư: mật độ dân cư đông (733 hộ, 2.626
khẩu), chủ yếu là sinh viên thuê trọ,công chức và người dân bn bán.Điều
kiện kinh tế phát triển kéo theo tình hình xây dựng phát triển làm cho các
hệ thống thoát nước bị tác động đáng kể,thiệt hại do thoát nước gây ra cũng
tăng lên đối với người dân.
Đối diện ngõ 4
Đối diện ngõ 5
Hai bên đường gồm rất nhiều quán ăn , quán phô tô , quán tạp hóa (Ảnh: Sv
tự chụp)
-
Tình trạng sử dụng đất: Dân số tăng nhanh nên diện tích nhà ở của người
dân ngày càng bị thu hẹp, khơng có diện tích cây xanh, khơng có cơng trình
hạ tầng xã hội, giao thơng đi lại chật hẹp.Tình trạng cơi nới vào đất các
cơng trình cơng cộng thường xun diễn ra.
L
ấn chiếm lịng đường để xây nhà (ảnh:internet)
-
Điều kiện kĩ thuật hạ tầng: Đối với hệ thống thốt nước xây bằng gạch,hiện
nay có nhiều đoạn bị hư hỏng ,sạt lở mà không được sửa chữa kịp
thời.Thêm vào đó ,ý thức người dân chưa cao thường vứt thêm các phế liệu
vào đó làm tiết diện thoát nước ngày càng bị thu hẹp.Hệ thống thoát nước
trong khu vực không đồng bộ. Một số đường ống thốt nước khơng được
sửa chữa, gây hiên tượng rị rỉ, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Cống thoát nước ngõ 7-Ao Sen bị xuống cấp trầm trọng,rác thải ứ đọng (Ảnh :Sv
chụp)
Trước cửa nhà số 32
Cuối ngõ 11
Các đường ống thốt nước xuống cấp ( Ảnh :Sv chụp)
III.Thao tác hóa khái niệm
-
+
-
Khái niệm hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước bao gồm mạng lưới cống, kênh mương thu gom và
chuyển tải, hồ điều hồ, các cơng trình đầu mối (trạm bơm, nhà máy xử lý,
cửa xả) và phụ trợ khác nhằm mục đích thu gom, vận chuyển, tiêu thốt
nước mưa, nước thải và xử lý nước thải.
Hoạt động thoát nước
+ Hoạt động thốt nước là các hoạt động có liên quan trong lĩnh vực thoát
nước, bao gồm: quy hoạch, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận
hành và khai thác, sử dụng hệ thống thoát nước.
-
Dịch vụ thoát nước
+ Dịch vụ thoát nước là hoạt động quản lý, vận hành hệ thống thoát nước
nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải của các
đối tượng có nhu cầu thốt nước theo các quy định của pháp luật.
-
Phí thốt nước
+ Phí thốt nước là phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải áp dụng cho
khu vực đô thị và khu công nghiệp có hệ thống thốt nước tập trung; phí
thốt nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quy định sau khi thông qua Hội
đồng nhân dân cùng cấp nhằm từng bước bảo đảm duy trì và phát triển dịch
vụ thoát nước trên địa bàn.
-
Đơn vị thoát nước
+ Đơn vị thoát nước là tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thoát nước theo
hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước.
- Nước thải
+ Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các
hoạt động của con người xả vào hệ thống thốt nước hoặc ra mơi trường.
-
Nước thải sinh hoạt
+ Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người
như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
-
Khái niệm về cảnh quan,cảnh quan đô thị
+ Trên quan điểm sinh thái học, cảnh quan là một khu vực không đồng nhất
được cấu thành bởi một cụm của các hệ sinh thái tương tác với nhau, được lặp
lại trong khơng gian, với các kích thước, hình dáng, và quan hệ khơng gian
khác nhau trong khắp cảnh quan.
+ Cảnh quan đô thị là khung cảnh bao gồm các thành phần của một hệ sinh thái
cùng tồn tại liên kết, xắp xếp và tương tác với nhau trong một không gian nhất
định của một độ thị và khung cảnh đó cũng được xem xét với quang cảnh chung
quanh rộng lớn hơn. Hệ sinh thái ở đây là hệ sinh thái nhân tạo, do con người
tác động vào, cải tạo hoặc hoàn toàn tạo dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu
cuộc sống của con người.
-
Khái niệm mật độ dân số
+ Mật độ dân số là số người trên đơn vị diện tích (có thể gồm hay khơng
gồm các vùng canh tác hay các vùng có tiềm năng sản xuất). Thơng thường
nó có thể được tính cho một vùng, thành phố, quốc gia, một đơn vị lãnh thổ,
hay tồn bộ thế giới.
IV.Tổng hợp ,phân tích, báo cáo số liệu điều tra
Số phiếu phát ra : 40
Số phiếu thu lại : 40
1. Tình trạng tắc nghẽn của hệ thồng thốt nước trong ngõ Ao Sen
Theo số liệu điều tra,có tới 60% người cho rằng hệ thống thoát nước bị tắc
nghẽn thường xuyên,37.5% là thỉnh thoảng và chỉ có 2.5 % cho rằng rất ít.Như
vậy tình trạng tắc nghẽn của hệ thống thoát nước ở Ao Sen rất trầm trọng,ảnh
hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân nơi đây.
Biểu đồ tình trạng tắc nghẽn của hệ thống thốt nước
Qua nghiên cứu khảo sát thực tế trong ngõ Ao Sen cho thấy cường độ mưa tại
khu vực tương đối lớn,những trận mưa có cường độ ≥ 1000mm thì có đến 80% gây
úng lụt cho một phần hoặc toàn bộ khu vực,thời gian xảy ra ngập úng thường từ
tháng 5 đến tháng 9.Thời gian thoát nước cho những trận mưa này có khi lên tới 78 tiếng sau khi mưa.
Người dân ngồi ăn phở mà lo nước tràn vào quán
( Ảnh :internet)
Nước ngập lênh láng
2 .Nguyên nhân làm tắc nghẽn đường ống
Từ những lần khảo sát thực tế.Nhóm nghiên cứu đã xác định nguyên nhân gây tắc
nghẽn đường ống là do : Cống thoát nước không thường xuyên được nạo vét sạch
sẽ,rác thải và các phế liệu của cơng trình xây dựng rơi xuống làm tắc cống. Ý thức
của người dân nơi đây kém, xả rác bừa bãi lên miệng cống. Đường ống được lắp từ
lâu không đủ rộng để đáp ứng nhu cầu hiện nay.Mặt khác dân cư đông đúc nên mật
độ sử dụng nước cao.
Biểu đồ :Nguyên nhân tắc nghẽn đường ống thoát nước.
Theo kết quả điều tra ,nguồn rác thải làm tắc nghẽn đường ống thoát nước từ
hộ dân là 60%, các quán ăn là 37,5% và 2,5% là do người từ nơi khác đến. Rác thải
làm tắc nghẽn đường ống, nước thải sinh hoạt và nước mưa khơng thể tiêu
thốt.,gây ngập úng,đi lại khó khăn, mơi trường bị ơ nhiễm nặng nề.
Rác vứt bừa bãi trên miệng cống ( Ảnh :Sv chụp)
Nắp cống thoát nước trước cửa nhà số 1(Ảnh :Sv chụp)
Rác bít miệng cống,gây tắc dịng chảy
Biểu đồ thể hiện thói quen vứt rác bừa bãi của người dân
Như vậy đa số người dân nơi đây có thói quen vứt rác bừa bãi.Chứng tỏ ý thức
của họ rất kém,cũng do nơi đây có nhiều sinh viên th trọ ,tâm lí không phải nhà
ở mà chỉ ở trọ một thời gian nên họ khơng có ý thức giữ gìn vệ sinh chung.Hơn
nữa Ao Sen có khá nhiều quán ăn vỉa hè, sinh viên tới ăn rồi vứt luôn rác ra đường,
không ai nhắc nhở.
2. Hậu quả của việc tắc nghẽn đường ống thốt nước
Tình trạng tắc nghẽn của hệ thống thốt nước xảy ra với tần suất thường xuyên
và kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân trong ngõ Ao Sen.
Ngập úng kéo dài sau mỗi trận mưa to. Đi lại khó khăn, giao thơng hỗn loạn, xảy
ra nhiều tai nạn đáng tiếc.Nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng nề. Nước bẩn ứ đọng tạo
điều kiện cư trú cho nhiều mầm bệnh nguy hiểm phát triển, ảnh hưởng không nhỏ
tới sức khỏe người dân.
Ảnh (Sv tự chụp)
Nước tràn vào nhà dân
Ngập úng gây khó khăn cho sinh hoạt,đi lại.
Kết quả điều tra cho thấy hậu quả của tắc nghẽn đường ống là xảy ra ngập úng
(34.9% ), nước sinh hoạt bị ô nhiễm (28.6%), phát sinh mầm bệnh(22.2%) và 14.3
% là giao thông hỗn loạn. Ngập úng xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của
người dân. Giao thông hỗn loạn, những trận mưa lớn làm nước dâng cao, lên tới
60-70cm làm xe cộ bị chết máy giữa đường, gây tắc nghẽn giao thông. Mặt khác
người dân phải lội nước khi đi ra ngoài nên vấn đề bệnh ngoài da như : ngứa, sâu
chân là không tránh khỏi. Một số hộ gia đình dùng bể đào dưới đất để chứa nước,
vì ngập úng làm nước thải rị rỉ vào bể gây ơ nhiễm nước sinh hoạt. Môi trường ẩm
thấp tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi, nảy nở nhất là muỗi gây sốt xuất huyết
hàng loạt.
Biểu đồ: hậu quả của tắc nghẽn đường ống thốt nước
Ngập úng kéo dài,làm ơ nhiễm nguồn nước,khơng khí,ơ nhiễm mơi trường xung
quanh và phát sinh nhiều bệnh tật.
Biểu đồ :Ảnh hưởng của ngập úng tới môi trường xung quanh
Theo thống kê điều tra ,khi ngập úng có 67.5% gia đình bị nước tràn vào nhà ,cịn
lại 32.5% khơng bị tràn.
Những gia đình dùng bể nước ngầm, nước tràn vào nhà,rị rỉ vào bể nước làm ơ
nhiễm nước sinh hoạt,gây bệnh cho thành viên trong gia đình.Nước ngấm vào chân
tường,làm tường nhà bị ẩm,bong tróc, đồ đạc hư hỏng.Nhất là đồ điện ,đồ gỗ ,gây
tổn thất không nhỏ về kinh tế.Có những bảng điện bị ngấm nước rất nguy hiểm đến
tính mạng của người dân.
Người dân hì hục tát nước ra ngoài ( Ảnh : SV chụp)
Biểu đồ cách xử lí của các hộ khi bị nước tràn vào nhà
Đa phần các hộ gia đình đều tự tát nước ra ngồi khi bị nước tràn vào nhà.Sau đó
phải khử nước bằng clo và lau chùi sàn sạch sẽ.Việc đó tốn khá nhiều cơng sức và
thời gian.Một số hộ có tâm lí ngại lau dọn thì đợi nước rút hết hoặc gọi công nhân
vệ sinh.
Bệnh thường gặp khi ngập úng
1.93% bệnh đường ruôt
Ngập úng kéo dài, người dân muốn ra ngoài phải lội nước nên đa số người
dân đều bị bệnh ngoài da :Ngứa, ghẻ lở, á sừng, sâu chân...Nhiều người tốn
khá tiền chữa trị nhưng vẫn không khỏi.Một căn bệnh cũng nguy hiểm là
đau mắt đỏ.Đau mắt đỏ rất dễ lây lan,có những đợt lây lan thành dịch, ảnh
hưởng khơng nhỏ đến người dân : Nhiều người phải nghỉ làm, đi lại khó
khăn.Nước ngập và tù đọng lâu ngày là mơi cho muỗi phát triển nhanh
chóng, làm bùng phát dịch sốt xuất huyết, rất nguy hiểm.
Một trong những giải pháp khắc phục tình trạng tắc nghẽn ống dẫn nước là
chính quyền địa phương phát động tổng vệ sinh ,nạo vét hệ thống thoát
nước.Theo điều tra, khi chính quyền địa phương phát động tổng vệ sinh thì có
22,22 % người thường xun tham gia, 44,44% người thỉnh thoảng tham
gia,16,67% người ít tham gia và có 16,67% người khơng tham gia.
Nhìn chung đa phần các hộ dân ở đây đều có ý thức tham gia tổng vệ sinh nhưng
con số ấy vẫn chưa cao.Do phần lớn ở đây là sinh viên thuê trọ và công chức.Đối
với sinh viên gần như đi học cả ngày ,cuối tuần đa số là về quê nên vấn đề tham gia
tổng vệ sinh là rất ít.Đối với nhưng gia đình cơng chức,họ khá bận bịu với công
việc nên cũng hiếm khi tham gia.
Biểu đồ tần tần suất nạo vét cống( / 1 lần)
Với tần suất nạo vét cống 6 tháng một lần chỉ chiếm 50% là quá ít so với
lượng rác thải ,phế liệu bùn đât tích tụ dưới cống.Riêng cống thốt nước của
ngõ 4-K5,lượng cặn bùn tích tụ đã lên tới 200mm.Vì vậy vấn đề tắc nghẽn
đường ống là khơng tránh khỏi.
Công nhân vệ sinh dọn rác thải trong hố ga (Ảnh :Sv chụp)
Trong q trình điều tra,nhóm thấy rằng
Theo khảo sát thực tế,hầu hết người dân trong ngõ Ao Sen vẫn chưa hài lịng với
cách giải quyết của chính quyền địa phương. Một ví dụ điển hình :
Theo Quyết định (QĐ) số 738, ngày 28-4-2006 của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về
phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng KĐTM Mỗ Lao tỷ lệ 1/500, thì KĐTM Mỗ
Lao có tổng diện tích 126,27ha, bao gồm: KĐTM rộng 62,26ha và khu dân cư
chỉnh trang là 64,01ha, trong đó có khu phố Ao Sen. Điều 2, QĐ 738 ghi rõ: "Yêu
cầu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của KĐTM Mỗ Lao phải khớp nối với
quy hoạch xây dựng các khu vực có liên quan thành một hệ thống nhất. Thực hiện
dự án không ảnh hưởng tới việc tưới, tiêu nước khu vực dự án và vùng phụ cận,
bảo đảm các điều kiện sinh hoạt trong khu vực...". Trong công văn số 901 gửi Ban
quản lý dự án Khu đô thị (QLDAKĐT) Mỗ Lao ngày 25-11-2006, về việc hoàn
thiện nội dung đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 KĐTM Mỗ Lao, Sở Xây dựng Hà
Tây (cũ) nhấn mạnh: "Các đường giao thơng hiện có của các khu dân cư phải được
nối thông với đường quy hoạch của khu đô thị".
Và trên thực tế
Quá trình triển khai thực hiện dự án KĐTM Mỗ Lao đã có nhiều sự điều chỉnh
quy hoạch so với QĐ 738 và khơng hồn thiện hồ sơ theo đúng quy định, vi phạm
các quy định về xây dựng và quy hoạch xây dựng. Đặc biệt, việc chỉnh trang, khớp
nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật đối với các khu dân cư hiện có: khu Ao Sen, khu
dân cư Mỗ Lao... chưa được thực hiện, làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống hạ tầng
khu vực, nhất là về giao thơng và tiêu thốt nước. Mặc dù các tổ dân phố đã nhiều
lần kiến nghị và khơng ít lần các ngành chức năng, thậm chí UBND tỉnh Hà Tây
(cũ) yêu cầu UBND thành phố Hà Đông (nay là quận Hà Đông), Ban QLDAKĐT
Mỗ Lao nghiêm túc thực hiện việc đấu nối đường giao thông của khu phố Ao Sen
với KĐTM Mỗ Lao, bảo đảm giao thông được thuận lợi, liên thông, phục vụ tốt sự
đi lại của nhân dân và đáp ứng các u cầu về cơng tác phịng chống cháy, nổ...
Tuy nhiên, Ban QLDAKĐT Mỗ Lao vẫn "bỏ ngồi tai". Hiện tại, mạng lưới giao
thơng nội bộ của khu phố Ao Sen có bề rộng 5-7m và các tuyến đường chính đi từ
đường Nguyễn Trãi vào là đường cụt. Do không quan tâm đến sự đấu nối của hệ
thống giao thông khu phố Ao Sen với KĐTM Mỗ Lao, nên tại các vị trí mà tuyến
phố Ao Sen có thể đấu nối được vào mạng đường KĐTM Mỗ Lao đã được xây
dựng các khối nhà biệt thự chắn ngang. Hệ thống thoát nước cũng vậy. Trước đây,
việc thoát nước của khu phố Ao Sen được thoát về một cánh đồng phía bắc. Khi
khu vực này san lấp để xây dựng KĐTM Mỗ Lao, thì khu Ao Sen khơng cịn lối
thốt nước, dẫn đến ngập úng. Để thốt nước cho khu phố Ao Sen, Ban
QLDAKĐT Mỗ Lao đang phải sử dụng trạm bơm nhỏ ở phía đơng bắc bơm vào hệ
thống ở phía bắc, rồi thốt ra sơng Nhuệ.
Có thể khẳng định, nếu ngay từ khi nghiên cứu quy hoạch, bắt đầu triển khai dự
án, Ban QLDAKĐT Mỗ Lao quan tâm, lắng nghe ý kiến của người dân, tuân thủ
sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền, chắc chăn việc giải quyết rất đơn giản và đỡ
tốn kém hơn rất nhiều. Trách nhiệm này, trước hết thuộc về UBND quận Hà Đông
và Ban QLDAKĐT Mỗ Lao.
5.Một số ý kiến của người dân
- Chính quyền địa phương cần có biện pháp quản lí và thường xun rà sốt lại hệ
thống thốt nước để có biện pháp xử lí kịp thời.
- Cần nâng cấp ,tu sửa lại hệ thống thoát nước để đáp ứng đủ nhu cầu.
- Thường xuyên hút bùn và nạo vét đường ống .
- Nâng cao hơn ý thức giữ giữ gìn vệ sinh của người dân.
Công nhân đang hút bùn ,tu sửa lại hệ thống thoát nước.(Ảnh: internet)
Chương 3 :ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
I. Một số giải pháp đề xuất :
Từ tình hình khảo sát thực tế, số liệu thống kê và tìm hiểu qua nhiều nguồn thơng
tin nhóm đã thống nhất và đề xuất một số giải pháp:
*Giải pháp kĩ thuật:
-
Cần nâng cấp,tu sửa lại hệ thống cống thoát nước ở Ngõ 7 và ngõ 11 : Có
nắp đậy các miệng cống, nạo vét bùn đất, rác thải dưới cống.
-
Nâng cao mặt bằng của ngõ,nhất là ngõ 4-K5 và các hộ dân sống xung
quanh đây để tránh tình trạng nước tràn vào nhà.
-
Thiết kế lắp đặt thêm những ga thu nước tại những vị trí có cốt mặt đất thấp
-
Đấu nối bổ sung 2 tuyến đường nội bộ cạnh nhà trẻ, nối giữa khu phố Ao
Sen và tuyến đường nội bộ.
-
Đấu nối với tuyến đường nội bộ ở phía Tây bắc thông suốt với hệ thống
đường của KĐTM Mỗ Lao. Đây là phương án đấu nối hợp lý về mạng lưới
giao thông giữa các đường nội bộ với nhau, bảo đảm thuận lợi cho mọi hoạt
động và sinh hoạt của nhân dân.
-
Một số đoạn cống thoát nước bị thu hẹp từ 1/2 – 1/3 đường kính ống ,lượng
bùn và giác tồn đọng trên cống tương đối nhiều.Trên thực tế vào các ngày
mưa úng ngập,các công nhân sẽ bật nắp các hố ga để thu trực tiếp nước trên
mặt đường.Việc làm như vậy chỉ giải quyết được tình trạng ngập úng trong
một thời gian nhất định nào đó nhưng lượng rác thải từ các hộ dân cũng
theo đó xâm nhập vào hệ thống thoát nước của khu vực.Trong số lượng rác
thải vào cống hầu hết là chất thải rắn khó phân hủy,dễ gây tắc cống.Vì vậy
việc hút bùn và nạo vét đường cống trước mùa mưa là việc làm cần thiết và
thường xun.
* Giải pháp quản lí
- Tăng cường cơng tác quản lí,kịp thời sửa chữa những đoạn cống ,hố ga hỏng hóc:
cống ngõ số 7,đoạn đường trước cửa nhà số 32,cống ngõ 4-K5,..
- Tăng cường giáo dục ý thức người dân để họ trực tiếp tham gia quản lí hệ thống
thốt nước trong khu vực.( khơng vứt rác bừa bãi,lượng giác thải phải được thu
gom hoàn toàn ngay từ những hộ dân,đảm bảo không cho rác thải rơi xuống cống.)
nhất là sinh viên thuê trọ.
- Quản lí chặt chẽ và có biện pháp xử phạt thích đáng với những quán ăn ven
đường vứt rác bừa bãi.
II.Tham khảo một số giải pháp
-
Trên thế giới,ở những nước phát triển xây dựng hệ thống thoát nước mưa nước
thải sinh hoạt và nước thải cơng nghiệp riêng biệt.Tồn bộ nước thải đều được
xử lí trước khi đưa ra hệ thống thốt nước chung của thành phố.
-
Khoan các hệ thống ống ngầm vào sâu trong đất để chôn nước), trữ mưa (trữ
mưa từ các mái nhà, sân,…để tiêu sau
-
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng.
-
Ngăn ngừa, kiểm soát nước mưa: bằng cách bố trí khn viên hộ gia đình hợp
lý, sử dụng các hệ thống lưu trữ và tái sử dụng nước mưa tại mỗi gia đình, phục
vụ cho sinh hoạt nhân dân:
+ Đối với khu vực dân cư đô thị tập trung để giảm thiểu sự úng ngập, mỗi hộ dân
có thể đóng góp sức vào đó như làm các bể chứa thu nước mưa tại mỗi gia đình,
mỗi tịa nhà. Cách làm này vừa cho phép sử dụng nguồn nước quý trời cho trong
sinh hoạt, tưới vườn, rửa xe... mà còn giảm thiểu đáng kể lưu lượng nước mưa tập
trung vào hệ thống thốt nước đơ thị.