Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

NHỮNG YẾU TỐ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHÓ MÈO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.08 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH
KHOA XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN TRẦN THANH TRUNG

BỆNH CHÓ, MÈO

NAM ĐỊNH, THÁNG 10 NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH
KHOA XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ

TIỂU LUẬN THAY THẾ KHI KẾT THÚC HỌC PHẦN

NHỮNG YẾU TỐ LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ
BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHĨ, MÈO

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRẦN THANH TRUNG
Khóa học: 2019 – 2022

Mã số sinh viên: 1243307022

Giảng viên hướng dẫn: ThS. BÙI NGỌC THÚY LINH

NAM ĐỊNH, THÁNG 10 NĂM 2021


MỤC LỤC
TRANG
Trang phụ bìa


MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... iii
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................................... 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 2
2.1. Đặc điểm sinh lý của chó .................................................................................................. 2
2.2 Bệnh đường tiêu hóa trên chó mèo.................................................................................... 3
2.2.1 Bệnh Carré ........................................................................................................................ 4
2.2.2. Bệnh Viêm ruột do Parvovirus type 2 trên chó ........................................................... 8
2.2.3. Nhiễm Parvovirus 1 trên chó....................................................................................... 11
2.2.4. Viêm ruột do Coronavirus trên chó ............................................................................ 11
2.2.5. Bệnh Leptospira ............................................................................................................ 12
2.2.6. Bệnh do Salmonella spp ............................................................................................... 14
2.2.7. Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ............................................................................. 14
2.2.7.1 Bệnh do giun tròn ....................................................................................................... 14
2.2.7.2. Bệnh do sán dây ......................................................................................................... 16
2.3. Đánh giá về các tác nhân ảnh hưởng bệnh đường tiêu hóa.......................................... 16
2.4 Phương pháp chẩn đốn .................................................................................................. 19
2.4.1. Phương pháp cố định chó............................................................................................. 19
2.4.2. Phương pháp chẩn đốn .............................................................................................. 20
2.4.2.1. Đăng ký hỏi bệnh ....................................................................................................... 20
2.4.2.2. Chẩn đoán lâm sàng .................................................................................................. 21
2.4.2.3. Chẩn đoán cận lâm sàng ........................................................................................... 21
i


2.4.2.4. Các chẩn đoán phân biệt ........................................................................................... 21
2.5. Liệu pháp và hiệu quả điều trị......................................................................................... 21
2.5.1 Nghi bệnh truyền nhiễm ................................................................................................ 21

2.5.2. Nghi trúng độc............................................................................................................... 23
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 24
3.1 Kết luận .............................................................................................................................. 24
3.2. Đề nghị .............................................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 26

ii


DANH MỤC CÁC HÌNH
TRANG
Hình 2.1 Dấu hiện điển hình bệnh Carré ................................................................................ 7
Hình 2.2. Biểu hiện tiêu chảy và thần kinh ở chó mắc bệnh Carré...................................... 7
Hình 2.3. Biểu hiện ói, tiêu chảy ở chó mắc bệnh parvovirus ............................................. 9
Hình 2.4. Cách sinh bệnh trong bệnh Xoắn khuẩn ............................................................ 13
Hình 2.5. Hồng đản ở màng nhày của một chó con bệnh nhiễm xoắn khuẩn cấp
tính. ........................................................................................................................................... 13
Hình 2.6. Chu kỳ sống của Toxoplasma gondii. ................................................................ 15
Hình 2.7. Một số phương pháp cố định ................................................................................ 19

iii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đã từ rất lâu chó là loài động vật được con người biết đến và thuần hóa và
ni trong nhà. Do chúng dễ gần gũi với con người và là một con vật rất thông minh
và dễ thương. Với sự phát triển kinh tế hiện nay nhu cầu về vật chất và tinh thần con
người ngày càng đa dạng và phong phú. Người ta nuôi chó khơng chỉ để giữ nhà,

làm cảnh, phục vụ cơng tác bảo vệ an ninh, săn bắn, làm xiếc, làm bạn với trẻ
con,… Từ đó số lượng chó ni càng ngày càng gia tăng.
Cùng với sự phát triển của đàn chó thì nhiều giống chó cũng được đa dạng,
phong phú như giống chó nội, chó ngoại và chó lai,… Từ đó thì tỷ lệ mắc các bệnh
cũng gia tăng gây nên những thiệt hại cho con người về cả tinh thần và vật chất. Để
gia tăng sự hiểu biết về các bệnh xảy ra trên chó, nhằm bảo vệ đàn chó ni và sức
khỏe con người, được sự đồng ý của Khoa Xây dựng – Công nghệ, Trường Đại Học
Lương Thế Vinh, chúng tôi tiến hành tiểu luận “Những yếu tố làm ảnh hưởng đến
tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa trên chó, mèo” nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về
căn nguyên của bệnh, triệu chứng, giúp chẩn đoán, điều trị và phịng bệnh tốt hơn.
1.2 Mục đích và u cầu
Mục đích
Tìm hiểu các yếu tố làm ảnh hưởng tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa trên chó mèo
nhằm nâng cao sự hiểu biết về chẩn đoán, kết quả điều trị.
u cầu
- Tìm hiểu sinh lý chó mèo
- Các ngun nhân gây ra bệnh đường tiêu hóa trên chó mèo.
- Các phương pháp cố định và chẩn đoán điều trị bệnh đường tiêu hóa
- Các yếu tố có thể ảnh hưởng tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa trên chó mèo.
- Ghi nhận triệu chứng lâm sàng và liệu pháp điều trị
1


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Đặc điểm sinh lý của chó
Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), thân nhiệt bình thường
được đo ở trực tràng chó trưởng thành 37,5oC - 39oC, chó con 35,5oC - 36,1oC.
Tần số hơ hấp: được đo bằng số lần thở trong 1 phút, chó khỏe thở thể ngực.
Chó trưởng thành có tần số hơ hấp từ 10 – 40 lần/ phút, chó non có tần số hơ hấp từ

15 – 35 lần/ phút. Tần số hơ hấp cịn phụ thuộc vào nhiệt độ mơi trường, tình trạng
sức khỏe và hoạt động của chó.
Nhịp tim: là số lần tim đập trong 1 phút, chó trưởng thành có nhịp tim từ 70 –
120 lần/ phút, chó non có nhịp tim từ 200 - 220 lần/ phút.
Tuổi thành thục: tuổi thành thục được xác định bởi lần lên giống đầu tiên, tùy
theo giống mà tuổi thành thục khác nhau. Ngồi ra tuổi thành thục cịn thay đổi theo
mức dinh dưỡng, yếu tố di truyền, khí hậu và nhiều yế u tố khác. Tuổi thành thục
của chó đực vào khoảng 7 – 10 tháng, chó cái vào khoảng 9 – 10 tháng
Chu kỳ lên giống và thời gian mang thai: tùy theo tuổi, giống, chế độ dinh
dưỡng mà chó có chu kỳ lên giống khác nhau. Chó cái trung bình mỗi năm lên
giống 2 lần. Ngoại trừ giống Beseji mỗi năm lên giống 1 lần, giống Sharpei có chu
kỳ động dục là 4 – 4,5 tháng. Khoảng cách giữa 2 lần lên giống là 6 tháng. Thời
gian động dục trung bình 12 – 21 ngày, thời điểm phối giống tốt nhất là ngày thứ 9
đến ngày thứ 13 kể từ khi có dấu hiện lên giống. Thời gian mang thai của chó
khoảng 58 – 63 ngày.
Số con trong một lứa đẻ và tuổi cai sữa: tùy theo từng giống chó, thơng thường
chó đẻ khoảng 3 – 12 con/ lứa. Tuổi cai sữa diễn ra sớm hay muộn tùy thuộc vào
2


giống chó và cá thể, thường từ 8 – tuần kể từ lúc sanh. Chó mẹ độ tuổi từ 2 – 3,5
năm có số con đẻ ra và ni sống tốt nhất.
* Sơ lược về hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của động vật có xương sống gồm một ống tiêu hóa và được phân
chia thành các bộ phận:
- Miệng và hầu để lấy thức ăn.
- Thực quản đưa thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày tiêu hóa sơ bộ thức ăn.
- Ruột non tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
- Ruột già tập trung các chất thải.

- Trực tràng lưu giữ chất thải.
- Hậu mơn đưa chất thải ra ngồi mơi trường.
- Ngồi ra cịn có các cơ quan khác như gan, túi mật, tụy tạng.
2.2 Bệnh đường tiêu hóa trên chó mèo
Bệnh ở hệ tiêu hố là bệnh thường xảy ra đối với mọi lồi gia súc, nó chiếm tỷ
lệ 33- 53% trong các bệnh nội khoa. Những nguyên nhân gây nên bệnh đường tiêu
hố có nhiều mặt, song có thể tóm tắt những ngun nhân chính sau:
Ngun nhân nguyên phát: Chủ yếu do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc chó mèo
kém; cho chó mèo ăn những thức ăn kém phẩm chất (Mốc, thối, ít dinh dưỡng, có
lẫn tạp chất, chất độc,...). Thay đổi thức ăn cho chó mèo đột ngột, do làm viêc quá
sức hoặc do chuồng trại thiếu vệ sinh.
Nguyên nhân kế phát: Thường là hậu quả của những bệnh truyền nhiễm (bệnh
carée, Parvovirus,...) hoặc các bệnh ký sinh trùng (giun đũa, sán lá, sán dây ,...)
hoặc do một số bệnh của các cơ quan trong cơ thể (hơ hấp, tuần hồn, thần kinh,
bệnh của răng miệng,...).
Trong hàng loạt các bệnh của hệ tiêu hoá, trên thực tế chó mèo nhỏ và chó
mèo già có tỷ lê mắc cao hơn. Ớ chó mèo nhỏ do sự phát triển của cơ thể chưa hồn
thiện, sự thích ứng với ngoại cảnh kém, cịn chó mèo già nói chung sức đề kháng
của cơ thể giảm sút nên dễ mắc bệnh. Ngồi ra cịn phải xét đến loại hình thần kinh
3


và đặc điểm của từng cơ thể con vật cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mắc
bệnh. Bệnh ở đường tiêu hoá rất phức tạp và đa dạng song thường biểu hiện ở 2 mặt
đó là sự rối loạn về tiết dịch và vận động của các bộ phận thuộc đường tiêu hoá.
* Một vài triệu chứng bệnh trên đường tiêu hóa
Ĩi mửa
Là một phản ứng có tính bảo vệ của cơ thể, làm cho những chất có hại đi vào
dạ dày được thải ra ngoài. Trong trường hợp ói mửa liên tục và nhiều lần, đó có thể
là biểu hiện bệnh lý.

Nguyên nhân: do thú bị rối loạn hệ thống tiêu hóa, từ các bệnh: kí sinh trùng,
ngộ độc.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là đi tiêu nhiều lần và có nhiều nước trong phân. Đó là một phản
ứng có lợi cho cơ thể để tống nhanh chất độc ra ngoài nhưng nếu tiêu chảy quá mức
thì cơ thể sẽ bị mất nước nhiều và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân: thú ăn phải thức ăn không phù hợp khi thay đổi thức ăn hoặc
thức ăn bị nhiễm khuẩn, nấm, kí sinh trùng, thuốc và độc tố khiến thú bị rối lọan
tiêu hóa. Ngồi ra cịn do lồng ruột hay tắc nghẽn ruột, rối loạn trao đổi chất (trong
trường hợp thú bị bệnh gan), viêm tụy tạng, bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật.
Bệnh ở đường tiêu hoá rất phức tạp và đa dạng song thường biểu hiện ở 2 mặt
đó là sự rối loạn về tiết dịch và vận động của các bộ phận thuộc đường tiêu hoá.
2.2.1 Bệnh Carré
Căn bệnh học
Vi-rút gây bệnh Sài sốt ở chó (Canine Distemper Virus – CDV) thuộc giống
Morbillivirus, họ Paramyxoviridae. Vi-rút là một RNA chuỗi đơn âm, đường kính
từ 150 - 250 nm, được bao bọc trong một nucleocapsid đối xứng dạng xoắn. Nó có
một envelope lipoprotein, hợp thành glycoproteins H (protein bám dính) và F
(protein hịa màng). Vi-rút mã hóa cho các protein có khả năng hợp nhất màng tế
bào và cũng có thể gây dung hợp tế bào, hình thành hợp bào.
Vi-rút nhạy cảm với tia tử ngoại, và hết sức nhạy cảm với nhiệt và khơ. Nó bị
4


phá hủy ở các nhiệt độ từ 50 - 60°C trong 30 phút; trong các mô bị cắt xén hoặc
chất tiết, nó sống sót ít nhất 1 giờ ở 37°C và trong 3 giờ ở 20°C (nhiệt độ phòng).
Tại nhiệt độ 0 - 4°C, nó sống sót trong mơi trường đến hàng tuần; ít nhất 7 năm ở
65°C. Vi-rút vẫn còn sống ở pH 4,5 - 9,0. Như một vi-rút có envelope, nó nhạy cảm
với ether và chloroform.
Vật chủ tự nhiên của vi-rút là các loài động vật ăn thịt trên cạn (terrestrial

carnivores). Chó là vật chủ chứa chính của vi-rút sài sốt ở chó, và chúng có thể hoạt
động như nguồn lây nhiễm cho loài hoang dã. Một số loài như gấu trúc Bắc Mỹ và
chồn martens (Martes spp.), họ mèo có thể đóng vai trị là nguồn tàng trữ mầm bệnh
truyền lây đến các quần thể chó. Ngồi ra, bệnh cịn ghi nhận trên lồi heo, khỉ, voi
Châu Á.
Dịch tễ học
Sự bài thải vi-rút xảy ra sau 7 ngày tiêm nhiễm thực nghiệm và có thể được
bài tiết trong 60 - 90 ngày sau khi bị nhiễm. Vi-rút chứa nhiều nhất trong các dịch
tiết của đường hô hấp và thường lây lan qua dịch tiết khí dung. Tuy nhiên, vi-rút có
thể được phân lập từ hầu hết các mô cơ thể và các dịch tiết, kể cả nước tiểu. Bệnh
truyền qua nhau thai khi chó mẹ bị vi-rút huyết. Miễn dịch đối với bệnh sài sốt ở
chó có thể kéo dài hoặc suốt đời, nhưng không phải là tuyệt đối, do bị stress, ức chế
miễn dịch hay tiếp xúc với các cá thể bị bệnh. Hầu hết chó khỏi bệnh loại bỏ vi-rút
hồn tồn, nhưng một số có thể chứa vi-rút trong hệ thần kinh trung ương của
chúng.
Bệnh có thể xảy ra trên chó ở mọi lứa tuổi, nhưng cao nhất từ 3 đến 6 tháng
tuổi, khi mất kháng thể mẹ truyền trên chó con sau cai sữa. Chó brachiocephalic có
tỷ lệ lưu hành bệnh, tỷ lệ tử vong và biến chứng thấp hơn các giống chó
dolichocephalic. Nhiễm ghép với canine adenovirus (CAV)-2 có thể gây tử vong
cao hơn ở chó con.
Sinh bệnh học
Vi-rút sài sốt ở chó lây qua khí dung và tiếp xúc với biểu bì của đường hơ hấp
trên. Trong vịng 24 giờ sau khi nhiễm, nó sinh sản trong đại thực bào ở mơ và theo
5


các mạch bạch huyết cục bộ đến hạch amydale và các hạch bạch huyết phế quản và
gia tăng vào khoảng ngày thứ 2 - 4. Vào khoảng ngày thứ 4 - 6, vi-rút sinh sản bên
trong các nang lympho trong lách, lamina propia của dạ dày và ruột non, các hạch
bạch huyết màng treo ruột, và các tế bào Kupffer trong gan. Theo máu, vi-rút lây

lan đến các biểu mô và mô thần kinh trung ương vào ngày thứ 8 - 9. Từ ngày thứ 9 14, vi-rút lây lan đến nhiều mô như da, các tuyến ngoại tiết và nội tiết, biểu mô dạ
dày ruột, hô hấp và niệu dục.
Vi-rút có thể đi vào nhu mơ não và tích tụ khoang quanh mạch. Ngoài ra, virút đi vào các đám rối màng mạch màng mạch của não thất thứ tư và nhân lên trong
các tế bào biểu mô đám rối màng mạch. Trong tế bào ống nội tủy, vi-rút đi vào các
tế bào thần kinh đệm hình sao, nhân lên và lây đến các tế bào liền kề, các tế bào
thần kinh đệm ít nhánh và neuron. Sự nhiễm vi-rút trong tế bào thần kinh đệm ít
nhánh dẫn đến thối hóa myelin ngun phát.
Kháng thể IgG đặc hiệu vi-rút sài sốt ở chó trung hịa vi-rút ngoại bào và ức
chế lây lan giữa các tế bào. Chó bị nhiễm vi-rút trong phôi thai và sơ sinh sẽ bị suy
giảm miễm dịch và có thể nhiễm đồng thời với những vi-rút khác như parvovirus, vi
khuẩn như Clostridium piliforme, hay nguyên sinh động vật (protozoa) như
Neospora caninum nặng nề hơn.
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh có thể xảy ra ở chó nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất chó con khơng
tiêm phịng 12 đến 16 tuần tuổi do mất kháng thể mẹ truyền hoặc khơng nhận đủ
kháng thể mẹ truyền.
Có trên 50% trường hợp nhiễm CDV là cận lâm sàng. Các thể nhẹ của bệnh
lâm sàng thì cũng phổ biến và các biểu hiện bao gồm lờ đờ, giảm ngon miệng, sốt
và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tiết thanh dịch hai bên mắt – mũi có thể trở
thành nhầy mủ với ho khan và khó thở. Viêm kết - giác mạc khơ có thể phát triển
sau khi nhiễm trùng tồn thân hoặc cận lâm sàng trên chó. Mất khứu giác vĩnh viễn
là một di chứng sau khi bình phục bệnh sài sốt chó. Ngồi ra cịn có các biểu hiện
viêm da mụn nước và mụn mủ ở chó con, tăng sừng hóa ngón tay và mũi thường có
6


nhiều biến chứng thần kinh.

Hình 2.1 Dấu hiện điển hình bệnh Carré
Triệu chứng thể cấp tính: chó có biểu hiện sốt hai pha, sốt cao, số lượng bạch

cầu giảm, chó có biểu hiện xáo trộn hơ hấp, thở khị khè, âm rale ướt, khóe miệng
có lẫn máu với biểu hiện viêm phổi. Một số biểu hiện xáo trộn tiêu hóa, đi phân
lỏng, tanh có thể lẫn máu hoặc lẫn niêm mạc ruột bị bong tróc. Biểu hiện viêm não,
co giật, bại liệt. Da nổi mụn mủ ở những vùng da mỏng.

Hình 2.2. Biểu hiện tiêu chảy và thần kinh ở chó mắc bệnh Carré

Các biến chứng thần kinh của chó bệnh sài sốt là yếu tố quan trọng có ý nghĩa
nhất ảnh hưởng đến tiên lượng và hồi phục từ bệnh truyền nhiễm. Sự thể hiện thần
7


kinh thường bắt đầu 1 - 3 tuần sau khi hồi phục từ bệnh tồn thân. Có các biểu hiệu
thần kinh như tăng cảm giác và cứng cơ cổ hay cứng cơ xương sống cổ; co giật, yếu
cơ hai chi dưới cả bốn chi. Dạng co giật “nhai kẹo chewing-gum”, liên quan một
cách điển hình với bệnh truyền nhiễm CDV, thường xảy ra trên chó phát triển
nhũng não của thùy thái dương.
Chó con bị nhiễm trùng qua nhau thai có thể phát triển các biểu hiệu thần kinh
trong 4 - 6 tuần đầu sau khi sinh. Tùy thuộc vào các giai đoạn mang thai mà sự
nhiễm trùng xảy ra, sẩy thai, đẻ non hoặc đẻ chó con yếu ớt có thể xảy ra. Chó con
nhiễm trùng trong tử cung mà sống sót có thể bị suy giảm miễn dịch vĩnh viễn.
Ngồi ra, chó con nhỏ bị nhiễm trùng với CDV trước khi mọc của bộ răng vĩnh viễn
có thể bị hư hại nặng nề ở men, ngà hoặc gốc răng (men hoặc ngà răng có hình dạng
khơng đều, thiếu răng hay mẻ răng).
2.2.2. Bệnh Viêm ruột do Parvovirus type 2 trên chó
Căn ngun: CPVs là những vi-rút nhỏ, khơng vỏ được nhân lên bằng cách
phân chia tế bào rất nhanh. CPVs có 3 chủng: CPV 2a (phân lập 1984), 2b (phân
lập 1984), 2c (phân lập 2000).
Dịch tễ học: Ở những động vật nhạy cảm, mắc bệnh sẽ nguy hiểm và có tỷ lệ
chết rất cao. CPV lây nhiễm hầu hết là do phân bị lây nhiễm phát tán ra môi trường.

Thời kỳ ủ bệnh của CPV2 là 7-14 ngày. CPV đường ruột dạng cấp tính có thể thấy
trên chó tùy theo giống, tuổi , giới tính. Tuy nhiên chó con giai đoạn 6 tuần đến 6
tháng tuổi dường như có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
Sinh bệnh học: Sự nhân lên của vi-rút bắt đầu ở mơ lympho của vịm họng,
các nốt lympho màng treo ruột, tuyến ức và truyền lây đến các nếp gấp ở các đoạn
ruột nhỏ, dẫn đến nhiễm trùng máu (sau 1-5 ngày bị lây nhiễm). Các chủng CPV bắt
đầu bài thải ở ngày thứ 3 hoặc thứ 4 sau khi tiếp xúc với mầm bệnh trước khi có
những dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. CPV thải ra trong phân nhiều nhất sau 7-10
ngày. Vi-rút có thể phân lập từ phổi, lách, gan, thận và cơ tim.
Bệnh lý: vi-rút gây phá hủy và làm hư hỏng lớp biểu mơ. Kết quả là tế bào
bình thường bị phá hủy và lớp lông nhung bị ngắn. CPV phá hủy các tế bào Leuko
8


và lympho, dẫn đến sự giảm bạch cầu trung tính và bạch cầu lympho. Sự nhiễm
trùng thứ phát các vi khuẩn gram âm và vi trùng yếm khí, dẫn đến sự hư hại đường
ruột, nhiễm trùng máu, nội độc tố và dẫn đến sự đông tụ nội mạc thành mạch.
Triệu chứng lâm sàng: Sự nhiễm CPV biểu hiện ở 3 điểm chính: hệ tiêu hóa
(GI), tủy xương và cơ tim nhưng da và mô thần kinh cũng bị ảnh hưởng.
Parvovirus đường ruột: Parvo đường ruột có thể tiến triển nhanh, đặc biệt
với các chủng mới a,b,c của CPV1.Tình trạng ói mửa xảy ra dữ dội, tiêu chảy, chán
ăn và mất nước nhiều. Phân chuyển màu xám vàng, có lẫn máu tươi và máu thẩm.
Nhiệt độ trực tràng tăng cao (40-410C) và tăng bạch cầu, đặc biệt là trong các
trường hợp nghiêm trọng. Sự chết xảy ra sớm trong vòng 2 ngày sau khi bị bệnh tấn
công và thường kết hợp với sự nhiễm khuẩn gram âm hoặc đông tụ nội mạc thành
mạch hoặc cả hai.

Hình 2.3. Biểu hiện ói, tiêu chảy ở chó mắc bệnh parvovirus
Bệnh thần kinh: Dấu hiệu thần kinh có thể do sự xuất huyết vào trong hệ
thống thần kinh trung ương hoặc bị giảm đường huyết trong suốt quá trình bệnh, sự

nhiễm khuẩn hoặc sự rối loạn các ion acid – bazo.
Bệnh về da: Những tổn thương gồm: loét ở gan bàn chân, miệng và màng
nhày âm đạo. Các hốc trong xoang mũi và các mảng bang đỏ ở bụng và vùng da
xung quanh âm hộ cũng được phát hiện.
9


Viêm cơ tim: CPV gây viêm cơ tim có thể phát triển do lây nhiễm từ dạ con
hoặc bào thai nhỏ hơn 6 tuần thai. Tất cả chó non đều bị ảnh hưởng. Chó con bị
nhiễm CPV gây viêm cơ tim đều bị chết hoặc chết sau một thời gian ngắn có biểu
hiện triệu chứng, khó thở, la hét và ói mửa.
Chứng huyết khối: Những chó này có thể tăng chứng huyết khối hoặc viêm
tĩnh mạch ống niệu hoặc cục nghẽn mạch.
Nhiễm khuẩn nước tiểu: Do sự nhiễm bẩn từ phân của cơ quan sinh dục
ngoài kết hợp với Neutropenia. Sự nhiễm bệnh trên hệ tiết niệu mà không được điều
trị có thể dẫn đến bệnh đường niệu mãn như một hậu quả khơng mong muốn.
Chẩn đốn: Chó tiêu chảy lẫn máu xảy ra ít, tình trạng tiêu chảy khơng xuất
huyết thì xảy ra thường xun hơn trên chó bị nhiễm CPV. Những con chó bị chết
do bệnh thì có tổng số lượng bạch cầu bằng hoặc thấp hơn 1030 tế bào/microlit
máu. Ở chó bị Parvo thể ruột, cholesteron huyết thanh và cholesteron lipoprotein
nồng độ cao thì bị suy giảm và nồng độ triglyceride thì tăng lên, ngược lại, sự tăng
nồng độ cholesteron thì tỷ kệ với mức độ trầm trọng của bệnh. Nồng độ cortisol
huyết thanh cao và thyroxin thấp sau 24-48h sau khi chăm sóc kèm theo tỷ lệ tử
vong trên chó do Parvo thể tiêu chảy.
Sự phát hiện ra VSV: Test ELISA , Agglutination test, Test PCR, Real-time
PCR.
Phát hiện kháng thể: Chẩn đốn huyết thanh khơng phải là phương pháp tốt
nhất để chẩn đoán CPV, kiểm tra huyết thanh có thể hữu ích trong để đánh giá nồng
độ MDA ở chó con.
Bệnh lý: Thành ruột dày và nhiều đoạn bị đổi màu, xù xì hoặc bám fibrin trên

bề mặt màng thanh dịch; niêm mạc ruột bị bong tróc, sẩm màu, đơi khi có máu chất
chứa ở dạ dày và ruột lỏng. Sự tăng sinh và phù nề ở các nốt lympho đường ruột
hoặc bụng xảy ra, Phù phổi hoặc viêm phế nang. Viêm cơ tim gây biểu hiện nhạt
màu cơ tim, viêm cơ tim không mưng mủ với sự thâm nhiễm các lympho bào và các
tương bào.

10


Điều trị: Mục đích chính của việc điều trị các triệu chứng của PCV đường
ruột là cân bằng lại nước và chất điện giải cũng như ngăn ngừa sự nhiễm trùng thứ
phát. Các chất kháng khuẩn(Ampimicine, Ceftiofur, Gentamycine…), điều hòa vận
động(Chlopromazine, Metoclopamide…) và các chất chống nôn (Cimetincine,
Raniticine). Cung cấp nước có lẽ là phương pháp điều trị quan trọng nhất trong điều
trị các triệu chứng lâm sàng.
2.2.3. Nhiễm Parvovirus 1 trên chó
Căn nguyên: Năm 1967, CPV1 được phân lập đầu tiên trong phân trên những chó.
Dịch tễ học: chủ yếu chỉ có những chó nhỏ hơn 3 tuần mới có triệu chứng lâm
sàng của bệnh. Vi-rút tiếp xúc qua đường miệng (4-6 ngày) tấn công ruột non, lách,
các nốt lympho niêm mạc ruột, tuyến ức. Ngồi ra, CPV1 có khả năng vượt qua
nhau thai và làm thai nhi tử vong và gây khuyết tật bẩm sinh.
Chẩn đốn:Ở chó con (dưới 8 tuần tuổi) với dấu hiện tiêu chảy nhẹ về mặt
lâm sàng. Sử dụng EM trong phân, mẫu tăm bơng trực tràng từ những con chó bản
địa già để quan sát PCV1. Sử dụng test HI và VN.
Bệnh lý: Phù nề, tuyến ức teo, các nốt lympho sưng lớn, phân mềm nhão
trong đường ruột và những vệt màu xám nhạt sâu bên trong cơ tim như được tìm
thấy ở CPV2. Tổn thương mơ học chủ yếu hình thành thể vùi trong nhân của những
biểu mô lớn ở phần đầu của vi nhung mao tá tràng và kết tràng.
Điều trị và phịng ngừa: Điều trị khơng có hiệu quả do sự tiến triển nhanh
của bệnh. Hiện nay, vaccine thì khơng có sẵn.

2.2.4. Viêm ruột do Coronavirus trên chó
Căn nguyên: Bộ Nidovirales, Họ Coronaviridae, được chia thành chủng
CcoV1 và CcoV2. Các gen coronavirus là các RNA sợi đơn, có vỏ bọc.
Dịch tễ học: CCoV được bài thải ra trong phân của chó bị nhiễm vài tuần đến
vài tháng hoặc lâu hơn và là nguồn truyền lây chính (đường tiêu hóa).
Sinh bệnh học: Thời gian ủ bệnh ngắn 1-4 ngày đối với thú ngoài thực địa,
bài thải trong phân từ 3 đến khoảng 14 ngày sau khi nhiễm bệnh. Sau khi xâm nhập
vào đường tiêu hóa, CCoV tấn cơng các tế bào biểu mô trưởng thành của nhung
11


mao của ruột non, các tế bào M trong biểu mô mảng Peyer. Vi-rút và kháng nguyên
vi-rút được vận chuyển đến các mô bạch huyết nằm bên dưới. Vi-rút này cũng
nhanh chóng tái tạo trong tế bào biểu mơ và tích lũy trong khơng bào tế bào chất.
Virion từ các khơng bào được phóng thích trực tiếp vào mơi trường bên ngồi thơng
qua màng sinh chất hoặc có thể được phóng thích sau khi ly giải tế bào chất của tế
bào bị nhiễm.
Kết quả lâm sàng: Xuất hiện đột ngột các triệu chứng tiêu chảy trước đôi khi
nôn mửa. Phân màu cam, rất hơi và thường xun có máu. Chán ăn, thờ ơ cũng là
dấu hiệu phổ biến và sốt khơng kéo dài. Hầu hết chó bị ảnh hưởng sẽ được phục hồi
một cách tự nhiên sau 8-10 ngày.
Bệnh lý: Các cơ vịng ruột giãn ra và mỏng, tích nước, phân xanh-vàng. Các
hạch bạch huyết màng treo thường được sưng lớn và phù nề. Sự bào mịn các lơng
nhung ruột và độ sâu của các nếp nhăn đặc trưng cho tổn thương đường ruột do
CCoV.
Chẩn đốn: Sử dụng EM có thể phát hiện CCoV trong phân tươi. Xét nghiệm
PCR phát hiện huỳnh quang trực tiếp để phát hiện chủng, số lượng vi-rút và các
kiểu gen của CCoV. Ngồi ra, cịn sử dụng Test VN và ELISA
Điều trị: Cần điều trị hỗ trợ để duy trì nước và cân bằng điện giải như trong
nhiễm CPV2. Các kháng sinh phổ rộng có thể được điều trị nhiễm khuẩn thứ phát.

Chăm sóc điều dưỡng tốt, bao gồm cả việc giữ ấm và yên tĩnh cho chó.
Phịng bệnh: Vi-rút sống nhược độc (MLV) và vaccine chết. Tiêm hai liều,
cách nhau 3-4 tuần và tái chủng hàng năm được khuyến cáo, bất kể tuổi tác.
2.2.5. Bệnh Leptospira
Nguyên nhân: Đây là bệnh truyền nhiễm chung giữa người và nhiều loài động
vật. Do xoắn khuẩn Treponematacae giống Leptospira gây ra. Trong thể cấp tính,
chó bệnh thường có biểu hiện viêm dạ dày – ruột xuất huyết, thường ói ra máu và đi
phân sậm màu (thể thương hàn) hoặc gây hoàng đản, nước tiểu vàng sậm (thể hoàng
đản), tỷ lệ chết có thể từ 60 - 90% (Trần Thanh Phong, 1996).

12


Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 5 – 15 ngày. Thể cấp tính, bại huyết có thể
phát triển nhanh sau vài giờ nhiễm, sốt cao và suy nhược nặng nề, có thể chia ra làm
hai thể:

Hình 2.4. Cách sinh bệnh trong bệnh Xoắn khuẩn
(Nguồn Trần Thanh Phong, 1996)
Thể thương hàn: chó có biểu hiện xuất huyết trầm trọng, viêm kết mạc mắt với
những điểm xuất huyết ở niêm mạc và ói ra máu. Do niêm mạc bọ lở loét nên chó thở
có mùi hơi, mất nước rất nhanh và chết trong vòng 2 – 4 ngày cùng với sự giảm thấp
thân nhiệt.

Hình 2.5. Hồng đản ở màng nhày của một chó con bệnh nhiễm xoắn khuẩn cấp tính.
(Nguồn University of Georgia Research Foundation Inc, 2004)
Thể hồng đản: Chó bệnh có biểu hiện viêm kết mạc mắt, hồng đản, nước
tiểu sậm màu, khó thở tăng dần cùng với kém ăn, ói mửa. Vào giai đoạn cuối, chó

13



có sự tăng cao thân nhiệt, kho thở, hơi thở hôi, đôi khi xuất huyết và những biểu
hiện viêm não trước khi hấp hối.
2.2.6. Bệnh do Salmonella spp
Căn bệnh
Salmonella là trực khuẩn Gram (-), kích thước trung bình 3,0 x 0,5 µm, có
nhiều lơng roi ở xung quanh thân.
Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị
nhiễm bẩn.
Sau khi vào đường tiêu hóa, vi khuẩn bám vào niêm mạc ruột non rồi xâm
nhập qua niêm mạc ruột vào các hạch màng treo ruột. Ở đây vi khuẩn nhân lên rồi
qua hệ thống bạch huyết và ống ngực đi vào máu, lúc này các dấu hiệu lâm sàng bắt
đầu xuất hiện. Từ máu, vi khuẩn đến lách và các cơ quan khác để gây bệnh. Vi
khuẩn gây bệnh bằng nội độc tố. Nội độc tố kích thích thần kinh giao cảm ở ruột và
gây ra hoại tử chảy máu và có thể gây thủng ruột tại các vị trí mỏng, vị trí tổn
thương thường ở các mảng payer. Đây là biến chứng hay gặp khi chủ cho chó bị
bệnh trên đường tiêu hóa ăn sớm, nhất là các thức ăn cứng
Triệu chứng
Cấp tính: chó ói mửa, tiêu chảy nhầy lẫn máu dẫn đến tình trạng mất nước.
Mãn tính: bệnh xảy ra chậm, phân nhầy có máu và chó có cảm giác đau khi đi
phân. Chó sụt cân, gầy và thiếu máu.
2.2.7. Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa
2.2.7.1 Bệnh do giun trịn
* Giun móc: Bệnh do ký sinh trùng thuộc họ Ancylostomatidae, ký sinh trùng
trong ruột non của chó và một số loài ăn thịt, gồm một số loài sau: Ancylostoma
caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala.
Tỉ lệ nhiễm giun móc ở chó khá cao, tỉ lệ nhiễm chung ở chó của các tỉnh phía
nam lên đến 88,5% và cao nhất là Ancylostoma caninum 80% (Lê Hữu Khương,

2005).
14


* Giun đũa: Trên chó thường bị nhiễm hai lồi giun đũa: Toxocara canis và
Toxascanis leonina. Cả hai loại này đều ký sinh ở ruột non của chó và các loài ăn
thịt khác.
Theo Lương Văn Huấn và Trần Thanh Hằng (1990) cho biết tỷ lệ chó nhiễm
tại Thành Phố Hồ Chí Minh đối với Toxocara canis là 11,76% nhiễm Toxascanis
leonina là 5,88%.
Do Toxocara canis gây ra, ký sinh trong ruột non của chó. Bệnh thường xảy ra
trên chó con từ 1 - 4 tháng tuổi và giảm dần khi chó lớn.

Hình 2.6. Chu kỳ sống của Toxoplasma gondii.
(Nguồn University of Georgia Research Foundation Inc, 2004)
Triệu chứng: chó mất tính thèm ăn, gầy cịm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói
mửa có lẫn cả giun. Nhiễm nặng có thể thấy tắc ruột, thủy thũng, tích nước xoang
bụng (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997).
Chu kỳ sống của Toxoplasma gondii. A, Nhân sao trong biểu bì ruột xảy ra ở
ruột mèo sau khi nuốt phải noãn nang oocysts do vấy nhiễm phân hay nuốt phải thể
hình thành muộn bradyzoites trong các kén cysts trong mơ. Sau khi thể hình thành
sớm tachyzoite được tạo thành, một số chúng có thể lan tràn tồn thân đến các mơ
khác với hình thành kén cyst. Các thể hình thành muộn bradyzoites cũng có thể trải
15


qua sinh sản vơ tính (merogony) để tạo thành các giao tử giống đực (microgamont)
và giao tử giống cái (macrogamonts). Cuối cùng một nỗn nang oocyst hình thành
chưa qua q trình hình thành bào tử, sau khi các giao tử đực và cái kết hợp lại. B,
Noãn nang oocyst được thải ra chưa hình thành bào từ, theo phân, và khơng có khả

năng gây nhiễm. Chúng hình thành bào tử trong mơi trường, trở nên có khả năng
gây nhiễm và có thể được các lồi ký chủ trung gian khác nhau nuốt vào. C, Quá
trình hình thành kén cyst trong cơ bắp và mô xảy ra ở ký chủ trung gian. Ở thú cái
bị nhiễm trong thời gian đầu của thai kỳ, bệnh nhiễm bẩm sinh xảy ra với phôi thai.
2.2.7.2. Bệnh do sán dây
Nguyên nhân
Trên chó thường nhiễm 2 giống: Dipylidium và Diphyllobothrium. Theo Lê
Hữu Khương và ctv (1995) tỷ lệ nhiễm Diphylidium trên chó ở nước ta là 11,68%.
Triệu chứng
Khi nhiễm nhẹ thì khơng có biểu hiện triệu chứng, cịn khi nhiễm nặng thì chó
chậm lớn, biếng ăn, ói mửa, tiêu chảy có lẫn máu, thiếu máu và có thể có biểu hiện
thần kinh nếu ấu trùng di hành đến não.
Bệnh tích
Viêm ruột cata, xuất huyết, có nhiều sán dây bên trong ruột, ruột sưng to.
2.4.8. Ngộ độc
Thú bị ngộ độc là do tiếp xúc hay ăn phải những chất độc như thuốc diệt cỏ,
thuốc diệt côn trùng, diệt ký sinh trùng, hay ăn phải những thức ăn có tẩm chất độc,...
Thú biểu hiện triệu chứng rất đa dạng, tùv vào loại chất độc mà thú tiêp xúc
hay nuốt phải. Chó bị ngộ độc thường có các triệu chứng ói mửa. trào nhiều nước
bọt, tiêu chảy, có thê co giật, co giãn đồng tử quá mức, khó thở, thú bị tím tái, hơn
mê rồi chết. Chỉ xảy ra trên những cá thể tiếp xúc hay ăn phải chất độc. những con
cùng đàn thì vẫn bình thường.
2.3. Đánh giá về các tác nhân ảnh hưởng bệnh đường tiêu hóa
Nguyễn Hồng Phúc (2008), Bùi Đức Toàn (2009) ghi nhận trong thời gian
khảo sát các bệnh thường gặp trên chó cho thấy tỷ lệ bệnh trên tiêu hóa chiếm cao
16


nhất 18,68 - 20,14%, trong đó bệnh Carré chiếm tỷ lệ 14,94%, kế đến là bệnh do
Parvovirus 12,79%, bệnh viêm dạ dày – ruột 10,34%, bỏ ăn không rõ nguyên nhân

5,89%, táo bón 1,29%, ngộ độc 1,15%, Khảo sát tỷ lệ các bệnh thường gặp trên chó
theo tuổi, giống, giới tính:
- Ghi nhận bệnh đườn tiêu hóa xảy ra ở mọi lứa tuổi, phụ thuộc vào giống,
giới tính. Bệnh thường xảy ra ở chó nhỏ hơn 12 tháng tuổi là (22,36%).
- Chó được tiêm phịng vắc-xin có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn hơn so với chó
khơng được tiêm phịng, lần lượt là 6,25%, 80% và 69,57%.
- Yếu tố tiêm phịng và tẩy giun: Có tiêm phịng 16,25 %; khơng tiêm phịng
92,45 %; có tẩy giun 42,13 %; khơng tẩy giun 76,85 %.
- Biểu hiện bệnh theo tuổi: dưới 1,5 tháng 59,14 %; từ 1,5 - 6 tháng 85,39 %;
từ 6 - 12 tháng 42,13 % và trên 12 tháng 42,13 %.
- Biểu hiện bệnh theo giống: Chó nội 72,74 % và chó ngoại 51,26 %.
- Biểu hiện bệnh theo giống: Chó nội 72,74 % và chó ngoại 51,26 %.
- Biểu hiện bệnh theo giới tinh: Chó đực 65,14 % và chó cái 64,18 %.
- Hiệu quả điều trị: Tỷ lệ chó khỏi bệnh có biểu hiện bất thường tên đường tiêu
hóa là 64,73 %. Trong đó: Nghi do Carré 53,61 %; nghi do Parvovirus 58,51 %;
nghi do Leptospira 0 %; nghi do vi khuẩn 74,85 %; nghi do ký sinh trùng 95:74 %;
ngộ độc 60,67 %; táo bón 100 %; nguyên nhân khác 75,76 %.
Theo một khảo sát 462 ca bệnh mang đến khám và điều trị tại Bệnh viện Thú y
trường Đại học Nông Lâm (Ba Văn Trường, 2010): Có 253 ca măc bệnh đường tiêu
hóa, chiếm tỷ lệ 54,76 %. Trong 253 chó mắc bệnh đường tiêu hóa thì kết quả chi nhận
được là:
- Chó mắc bệnh đường tiêu hóa ở lứa ti < 2 tháng ti là 50,94 %, từ 2 - 6
tháng tuôi là 77,72 %, từ > 6 - 12 tháns tuôi là 40,38 % và > 12 tháns tuôi là 30,97%.
- Tỷ lệ bệnh ở giống chó nội là 61,57 % và giống chó ngoại là 48,07 %.
- Tỷ lệ bệnh ở chó đực là 53:88 % và chó cái là 55,76%.
- Chó chưa được tiêm phòng tỷ lệ bệnh là 62,8 % và chó được tiêm phịng tỷ lệ
bệnh là 35,07 %.
17



- Triệu chứng thường gặp trên bệnh đường tiêu hóa là ói mửa kêt hợp với tiêu
chảy chiếm tỷ lệ là 42,69 %.
- Bệnh truyền nhiễm chiếm tỳ lệ là 54,15 % và bệnh không truyền nhiễm là 45,85%.
- Kết quả phân lập 20 mẫu phân và ghi nhận được tỷ lệ nhiếm E. coli là 100 % và
Salmonella spp là 55 %. Kết quả thử kháng sinh đồ chi nhận được vi khuẩn E. coli và
Salmonella spp nhạy với kháng sinh gentamicin, nofloxacin và đề kháng cao với kháng
sinh Bactrim, colistin.
* Tóm lại, các tác nhân có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa trên chó
mèo gồm:
Yếu tố thời gian (mùa, thời tiết,…) và khu vực khác nhau sẽ có tỷ lệ bệnh
khác nhau.
Yếu tố quản lý hay ý thức chủ nuôi: Chủ nuôi nếu chưa ý thức hết tầm quan
trọng của việc tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và xổ giun định kì cho
chó thì tỷ lệ bệnh sẽ cao, trong đó chó nghi bệnh Carré, nghi bệnh do Parvovirus và
nghi bệnh do giun sán chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó cần phổ biến rộng rãi hơn nữa vai
trò quan trọng của việc tiêm phịng và tẩy giu định kì để giảm thiểu tỉ lệ bệnh trên
đường tiêu hóa và cịn góp phần bảo vệ sức khỏe chủ ni.
Lứa tuổi có thể là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ
bệnh. Lứa tuổi 2-6 tháng có tỷ lệ bệnh cao nhất có thể là do chó ở độ tuổi này sự
miễn dịch từ kháng thể mẹ truyền qua sữa đã giảm hết, đồng thời giai đoạn này có
nhiều sự thay đổi về dinh dưỡng do chó được cai sữa và chuyển sang chế độ ăn
khác, điều kiện sống cũng có sự thay đổi từ đó tạo ra tác động gây stress làm giảm
sức đề kháng nên chó rất dễ mắc bệnh. Nhóm chó <2 tháng tuổi là nhóm chó cịn
được bảo hộ bởi kháng thể mẹ truyền nên có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất. Vì vậy trong
giai đoạn này, mặc dù chưa được tiêm phịng nhưng chó con vẫn có khả năng chống
lại các tác nhân gây bệnh. Chó mắc bệnh ở lứa tuổi này thường là những chó khơng
đuợc bú sữa mẹ hoặc tách bầy sớm. Chó ở nhóm > 12 tháng tuổi có hệ thống miễn
dịch bảo vệ cơ thể đã hoàn chỉnh nên sức đề kháng tốt hơn nên chó có tỷ lệ mắc
bệnh thấp hơn các lứa tuổi cịn lại. Nhóm chó 6–12 tháng tuổi là nhóm chó đang ở
18



lứa tuổi trưởng thành, hệ thống miễn dịch gần như hoàn chỉnh, tuy nhiên, tỉ lệ bệnh
vẫn tương đối cao là do khơng được chủ ni tiêm phịng và chăm sóc chu đáo.
Mơi trường ni dưỡng: Nếu mơi trường được vệ sinh tiêu độc khử trùng
thường xuyên, chó mèo được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ bệnh thấp.
Trường hợp ngược lại chó mèo dễ nhiễm bệnh và các trường hợp nhiễm ghép rất
khó điều trị. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp xuất hiện triệu chứng tiêu
chảy nói chung là tiêu chảy ra máu. Từ thực tế khảo sát cho thấy những chó có biểu
hiện đồng thời 2 triệu chứng này khó điều trị hơn chỉ xuất hiện một triệu chứng,
trong đó chỉ có ói thì dễ điều trị nhất.
2.4 Phương pháp chẩn đốn
2.4.1. Phương pháp cố định chó
Nhằm cố định chó, tạo sự thuận lợi trong chăm sóc, chẩn đốn và điều trị. Tùy
theo đặc điểm của mỗi chó mà ta mà ta có các biện pháp khác nhau. Theo Lê Văn
Thọ (2009), có các biện pháp sau:

Hình 2.7. Một số phương pháp cố định
Túm gáy: là phương pháp thường được sử dụng trong khám chó, đo thân nhiệt,
tiêm chích. Phương pháp này giúp bác sĩ thú y kiểm soát phần đầu ngăn sự tấn cơng
của chó. Buộc mõm: Dùng một sợi dây mềm với một nút giữ chặt được cho vào mõm
chó, đặt nút cột nằm ở phía trên mũi. Tiếp theo đưa 2 đầu dây xuống hàm dưới và làm
thệm 1 nút đơn giản ở dưới cằm. Sau đó đưa hai đầu của sợi dây lên cổ và làm nút cố
định ở ngay sau gáy. Đối với những chó mõm ngắn, để giảm bớt sự chèn ép của vòng

19


cột đi ngang qua mũi, sau khi đã buộc mõm xong chúng ta dùng phần cuối của sợi dây
đưa xuống vòng dây trên mũi rồi cột nút với sợi dây còn lại.

Banh miệng: Phương pháp banh miệng được áp dụng trong trường hợp để
khám vùng miệng cho chó. Thơng thường chó hay kháng cự khi mở miệng ra đưa
dụng cụ banh miệng vào. Vì thế việc dùng thuốc an thần hay thuốc mê là cần thiết.
Trong trường hợp khơng có dụng cụ banh miệng, chúng ta có thể dùng hai vòng dây
cho vào hàm trên và hàm dưới rồi kéo mạnh về hai phía để mở miệng của chó ra.
Buộc chó trên bàn mổ: Khi buộc chó trên bàn mổ phải thao tác nhẹ nhàng,
tránh gây kích động. Tùy vào vị trí mổ mà cho chó nằm nghiêng, nằm ngửa hoặc
nằm sấp, nhưng chú y cột chân cho đúng kỹ thuật, tránh trật khớp.
Vòng đeo cổ (vòng Elizabeth): vòng đeo cổ được ứng dụng để ngăn ngừa chó
liếm vào vết thương hoặc lơng trên cơ thể, nhất là khi có những bệnh trên da. Vịng
này có thể được làm bằng bìa cứng, ở giữa cắt một vịng trịn bằng với cổ chó. Buộc
dây vịng quanh một chân trước và cố định hai đầu dây trên tấm bìa.
2.4.2. Phương pháp chẩn đốn
Việc chẩn đốn bệnh trên chó cần tiến hành theo một trình tự với nội dung
dưới đây sẽ giúp việc chẩn đốn bệnh được chính xác hơn và khơng thiếu sót thơng
tin, nhờ đó xác định liệu pháp điều trị có hiệu quả.
2.4.2.1. Đăng ký hỏi bệnh
Lập bệnh án riêng cho mỗi ca đến khám để theo dõi: ngày đến khám, tên chó,
giống, tuổi, giới tính, trọng lượng và ghi tên chủ nuôi địa chỉ, số điện thoại liên lạc
khi cần.
Hỏi chủ ni về nguồn gốc của chó, lịch tẩy giun, lịch tiêm phịng, cách chăm
sóc, ni dưỡng, tình trạng ăn uống, thời giam mắc bệnh, những biểu hiện triệu
chứng khi chó bệnh, đã điều trị ở đâu chưa, kết quả điều trị ra sao, để có hướng
chẩn đốn và đưa ra liệu pháp thích hợp (Nguyễn Văn Phát, 2009).

20


×