Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

HỌC PHẦN BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRUYỀN LÂY GIỮA NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.4 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH

KHOA XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN TRẦN THANH TRUNG

HỌC PHẦN BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRUYỀN LÂY GIỮA
NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

NAM ĐỊNH, THÁNG 10 NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH

KHOA XÂY DỰNG VÀ CÔNG NGHỆ

TIỂU LUẬN THAY THẾ KHI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MỘT NGƯỜI NƠNG DÂN PHÁT HIỆN DƯỚI DA CHÂN CĨ
1 ĐƯỜNG NGOẰN NGO, MỖI NGÀY CĨ THỂ DI ĐỘNG
TỪ 2-3 CM. ƠNG LÀ NGƯỜI LÀM VƯỜN VÀ Ở NHÀ CĨ
NI NHIỀU CHĨ. NGUN NHÂN CĨ THỂ DO KÝ SINH
TRÙNG GÌ? HÃY CHO BIẾT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM SINH
HỌC CỦA LOẠI KÝ SINH TRÙNG NÀY, PHƯƠNG PHÁP
CHẨN ĐỐN VÀ BIỆN PHÁP PHỊNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN
NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI.

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TRẦN THANH TRUNG
Khóa học: 2019 - 2022

Mã số sinh viên:



3307022

Giảng viên hướng dẫn: THẠC SĨ DƯƠNG TIỂU MAI

NAM ĐỊNH, THÁNG 10 NĂM 2021


MỤC LỤC
TRANG
Trang phụ bìa
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................ii
Chương 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................................ 1
1.2 Mục đích và yêu cầu ........................................................................................................... 2
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................... 3
2.1 Căn bệnh .............................................................................................................................. 4
2.2 Hình thái............................................................................................................................... 5
2.3 Vòng đời .............................................................................................................................. 5
2.4. Triệu chứng và tác hại ....................................................................................................... 7
2.5 Sự lây nhiễm trên người ..................................................................................................... 9
2.5 Chẩn đoán .......................................................................................................................... 12
2.6 Phòng trị ............................................................................................................................. 13
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 17
3.1 Kết luận .............................................................................................................................. 17
3.2 Đề nghị ............................................................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 19

i



DANH MỤC CÁC HÌNH
TRANG
Hình 1.1. Đầu và trứng các giun móc ..................................................................................... 5
Hình 1.2. Vịng đời A. caninum............................................................................................... 6
Hình 1.3. Chó gầy, lơng xù khi mắc bệnh do giun móc ....................................................... 7
Hình 1.4. Hình mổ khám chó bệnh do giun móc .................................................................. 8
Hình 1.5. Chẩn đốn phân biệt trứng lồi A. caninum với các lồi khác .......................... 13
Hình 1.6. Trứng A. caninum phát triển tới ấu trùng trong môi trường pH = 9,
(x150)........................................................................................................................................ 13

ii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chó là vật ni mang lại nhiều lợi ích cho con người, song chúng lại là loài
động vật rất mẫn cảm và mắc nhiều loại bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, nội
khoa, sản khoa…, hàng năm những bệnh này đã gây nhiều thiệt hại cho sức khỏe và
sự phát triển của đàn chó. Cho tới nay các nhà khoa học đã xác định được rất nhiều
loài ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh cho chó với những đặc điểm âm ỉ, kéo dài,
làm chó suy dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh kế phát, trong đó đáng kể nhất là những
ký sinh trùng ký sinh ở đường tiêu hóa như giun đũa, giun tóc, giun móc và sán dây,
những ký sinh trùng này đã gây nhiều thiệt hại cho sức khoẻ và sự phát triển của
đàn chó. Theo Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Khuê (2009) cho biết, một số ký sinh
trùng như giun đũa (Toxocara canis), giun móc (Ancylostoma caninum) ở chó cịn
có khả năng truyền lây và gây bệnh cho người.
Ở nước ta hiện nay, việc ni và phát triển đàn chó vẫn cịn theo tập qn cũ,

chó được ni thả tự do, thức ăn mang tính tận dụng nên tình trạng chó nhiễm các
loài ký sinh trùng là rất phổ biến và tỷ lệ nhiễm khá cao, đặc biệt là A. caninum có
tỷ lệ nhiễm cao nhất là 75,87% (Đỗ Dương Thái và cs, 1978).
Để tiến hành các nghiên cứu nhiều mặt về giun, sán ký sinh cũng như đề ra
được những biện pháp phịng trừ có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế từng
nơi, nhằm hạn chế tác hại do các bệnh giun, sán ký sinh ở chó thì nghiên cứu về
thành phần lồi, tình trạng nhiễm các lồi giun, sán nói chung, các lồi giun trịn
đường tiêu hố nói riêng ở chó là cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tiểu luận:
“Một người nơng dân phát hiện dưới da chân có 1 đường ngoằn ngoèo, mỗi
ngày có thể di động từ 2-3 cm. Ông là người làm vườn và ở nhà có ni nhiều chó.
Ngun nhân có thể do ký sinh trùng gì? Hãy cho biết những đặc điểm sinh học của
1


loại ký sinh trùng này, phương pháp chẩn đoán và biện pháp phịng và trị bệnh trên
người và vật ni”.
1.2 Mục đích và u cầu
Mục đích
Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum, phương pháp
chẩn đoán và biện pháp phòng và trị bệnh trên người và vật ni nhằm nâng cao sự
hiểu biết về chẩn đốn, kết quả điều trị.
Yêu cầu
Nêu được đặc điểm sinh học của Ancylostoma caninum.
Phương pháp chẩn đốn.
Biện pháp phịng và trị bệnh trên người và vật nuôi.

2



Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong phạm vi của tiểu luận, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu nội dung:
“Một người nơng dân phát hiện dưới da chân có 1 đường ngoằn ngoèo, mỗi ngày có
thể di động từ 2-3 cm. Ơng là người làm vườn và ở nhà có ni nhiều chó. Ngun
nhân có thể do ký sinh trùng gì? Hãy cho biết những đặc điểm sinh học của loại ký
sinh trùng này, phương pháp chẩn đoán và biện pháp phịng và trị bệnh trên người
và vật ni”.
Theo Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Khuê (2009) cho biết, một số ký sinh trùng
như giun đũa (Toxocara canis), giun móc (Ancylostoma caninum) ở chó cịn có khả
năng truyền lây và gây bệnh cho người. Từ căn cứ người nông dân làm vườn và có
ni nhiều chó chúng ta có thể nghi ngờ người nông dân này đã bị nhiễm giun
(Toxocara canis), giun móc (Ancylostoma caninum).
Theo cơ sở người nơng dân phát hiện dưới da chân có 1 đường ngoằn ngoèo,
mỗi ngày có thể di động từ 2-3 cm, chúng ta có thể nghi ngờ đây là triệu chứng của
ký sinh hoặc ấu trùng gây ra trên da. Căn cứ theo Lê Hữu Khương (2015), triệu
chứng Ancylostoma caninum gây ra khi có sự lây nhiễm trên người là ấu trùng chui
qua da người làm nổi những mụn đỏ trên da và gây ngứa kéo dài 2 - 3 ngày, sau đó
kéo dài thành những đường ngoằn ngoèo trong da đo ấu trùng di chuyển; mỗi ngày
ấu trùng đi được một đoạn 2-3 cm; vị trí thường thấy là ở chân, tay, đùi có khi cả
lưng, ngực và bên hơng và tình hình nhiễm A. caninum có tỷ lệ nhiễm cao nhất
75,87% (Đỗ Dương Thái và cs, 1978), tỷ lệ nhiễm chung ở chó của các tỉnh phía
Nam lên đến 88,5% và cao nhất là Ancylostoma caninum 80% (Lê Hữu Khương,
1999; 2005). Chúng ta có thể nghi ngờ người nơng dân này nhiễm ấu trùng A.
caninum.

3


Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của

Ancylostoma caninum, phương pháp chẩn đốn và biện pháp phịng và trị bệnh trên
người và vật nuôi nhằm nâng cao sự hiểu biết về chẩn đoán, kết quả điều trị.
2.1 Căn bệnh
Phát hiện lần đầu tiên bởi Froelich khi nghiên cứu giống Uncinaria ở ruột non
của cáo và tác giả đặt tên là “giun móc” do đặc điểm của nó. Sau đó, năm 1838,
bác sĩ Angelo Dubini người Ý, đã phát hiện loài Ancylostoma duodenale (A.
duodenale) thuộc họ Ancylostomidae ở ruột non của một tử thi là phụ nữ.
Năm 1884, Railliet đã tiến hành phân loại và tìm thấy lồi giun trịn Uncinaria
stenocephala (U. stenocephala) gây bệnh Ancylostomiosis.
Năm 1948, Petrov xác định được vòng phát triển và đường xâm nhập của ấu
trùng vào cơ thể vật chủ là xuyên qua da ký chủ, hoặc qua đường tiêu hóa (dẫn theo
Phan Thế Việt và cs, 1977).
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Houdemer (1938), Đỗ Dương Thái
(1975), Phan Thế Việt và cs, (1977) thì Ancylostomiosis là một bệnh phức hợp, có
sự tham gia tấn cơng của nhiều lồi giun trịn khác nhau, bao gồm cả Ancylostoma
caninum, Ancylostoma braziliense và Uncinaria stenocephala.
Vị trí của giun móc trong hệ thống phân loại động vật
Theo khố phân loại động vật của Phan Thế Việt và cs (1977); Nguyễn Thị Lê
(1996) thì vị trí của giun móc trong hệ thống phân loại động vật như sau:
Lớp giun tròn Nematoda
Phân lớp Secernentea Linstow, 1905 Bộ Rabditida Chitwood, 1933
Phân bộ Strongylata Railliet et Henry
Họ Ancylostomatidae Looss, 1905
Giống Ancylostoma Dubini, 1893
Loài Ancylostoma caninum Ercolani, 1859 Loài Ancylostoma
braziliense Faria, 1910
Giống Uncinaria Froelich, 1789 Loài Uncinaria stenocephala
.
4



2.2 Hình thái
Ancylostoma caninum: Bao miệng mỗi bên có 3 đôi răng. Con đực dài 9-12
mm. Túi đuôi phát triển. Gai giao hợp dài bằng nhau dài 0,74-0,87 mm. Con cái dài
10-21 mm. Âm hộ nằm 1/3 phía sau thân. Trứng hình bầu dục, hai đầu trịn đều.

1

2

3

4

5

6

Hình 1.1. Đầu và trứng các giun móc
(1,4 Ancylostoma caninum; 2,6-Uncinaria stenocephala; 3- Ancyclostoma
tubaeforme; 5-Ancylostoma braziliense)
(Nguyễn Thị Kim Lan., 2012)
2.3 Vòng đời
Vòng đời phát triển trực tiếp, khơng cần có sự tham gia của vật chủ trung gian.
Trứng theo phân thải ra ngoài gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 giờ tới một
ngày hình thành ấu trùng trong trứng. Ấu trùng chui ra khỏi trứng qua 6-7 ngày, lột
xác 2 -lần để tạo thành ấu trùng gây nhiễm (L3). Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59-0,69
mm, có thể bị ở nền chuồng hay cây cỏ quanh chuồng. Nếu gia súc ăn phải ấu trùng
gây nhiễm vào đường phổi, lột xác lần 3 tạo L4, về ruột lột xác thành L5 sau 14-20
ngày trở thành dạng trưởng thành.

Đường gây nhiễm chủ yếu cho chó, mèo và gia súc, là đường chui qua da. Gia
súc non dễ bị ấu trùng xâm nhập qua da hơn là gia súc trưởng thành. Khi xâm nhập
qua da chỉ 40 phút tất cả các ấu trùng chuyển vào hệ thống tuần hồn của chó. Trong
hai ngày đầu ấu trùng xâm nhập vào phổi nhiều nhất sau đó về ruột và phát triển
thành trường thành. Trong khi cho con bú, L3 theo đường máu sẽ truyền qua sữa và
5


gây nhiễm cho chó con. Ấu trùng cũng có thể bị chặn lại ở mô cơ của ruột non mà
không phát triển thành dạng trưởng thành.

Hình 1.2. Vịng đời A. caninum
1-Trứng theo phân ra ngoài; 2-Trứng phát triển thành trứng có ấu trùng; 3Trứng nở ra ấu trùng kỳ I; 4, 5-Ấu trùng kỳ I qua 2 lần lột xác thành ấu trùng có
sức gây nhiễm; 6-Chó nuốt ấu trùng có sức gây nhiễm và bị bệnh
(Nguyễn Thị Kim Lan., 2012)
Ở Uncinaria tương tự như Ancylostoma. Khi nhiễm qua đường miệng khơng có
q trình di hành. Mỗi giun cái A. caninum có thể đẻ 10.000 đến 30.000 trứng/ngày.
Trứng nở ra L2 sau 2 -3 ngày, sau 5 - 7 ngày đạt đến giai đoạn L3. Ấu trùng thường
bò lên các ngọn cỏ hoặc phân tán chung quanh đổng phân, ừong khoảng 10 cm, vì
thế đối với chó ni nhốt trong chuồng có sân chơi hẹp thường hay bị tái nhiễm. Ấu
trùng gây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể chó qua 2 đường: Qua đường tiêu hóa
và qua da. Sau khi xâm nhập qua da, ấu trùng A. caninum theo máu về phổi, chui qua
phế nang, ra phế quản và khí quản. Ở đây chúng lột xác thành ấu trùng 4. Khi đến
hầu, sự di động của ấu trùng sẽ kích thích làm cho chó ho và chúng được nuốt trở lại.
Lần lột xác cuối cùng xảy ra tại ruột và phát triển thành giun trưởng thành mất
khoảng 1 4 - 2 1 ngây kể từ khi thú bị nhiễm.
Ẩu trùng chui được qua da là do chúng có men phân giải mô và thành mạch
6



máu. Đường gây nhiễm chủ yếu cho chó là đường chui qua đa. Chó non dễ bị ấu
trùng xâm nhập qua da hơn chó trưởng thành. Nếu chó ăn hoặc uống phải ấu trùng
gây nhiễm thì chúng sẽ chui qua niêm mạc đường tiêu hóa và thực hiện q trình di
hành như trên. Tuy nhiên nhiễm qua da thì thời gian hồn thành chu trình của giun sẽ
chậm hơn vì chúng phải mất một thời gian nằm lại ở dưới da.
Ở chó cái, sau khi di hành lên phổi, một số ấu trùng 3 sẽ trở về cơ vân và nằm
yên ở đó cho đến khi chó mang thai và sinh con, chúng sẽ hoạt động trở lại, theo máu
vào sữa truyền cho chó con trong vịng 3 tuần lễ đầu sau khi sinh. Chó nhiễm một lần
duy nhất có thể truyền ấu trùng qua sữa ở 3 lứa đẻ liên tiếp. Đây chính là ngun
nhân làm cho chó con trong 2-3 tuần đầu sau khi sinh bị thiếu máu cấp và thường
chết. A. canỉnum có thể sống trong cơ thể chó được 7 năm.
2.4. Triệu chứng và tác hại
A. caninum được xếp vào nhóm giun hút máu để sống, tuy nhiên chúng cũng ăn
cả những dịch chất trên màng nhầy ruột non. A. caninum có thể hút 0,1 ml máu/ngày.
Ở hầu và thực quản của giun có chứa chất kháng đơng, vì vậy khi giun thay đổi vị trí,
ngồi lượng máu được giun hấp thu, máu còn bị thất thốt liên tục trong lịng ruột. Đặc
tính quan trọng của giun móc là gây thiếu máu nhược sắc.

Hình 1.3. Chó gầy, lơng xù khi mắc bệnh do giun móc
(Nguồn Võ Thị Hải Lê, 2012)
Chó lớn có sức chịu đựng tốt hơn, nếu khẩu phần giàu chất dinh dưỡng và
lượng sắt dự trữ dồi dào thi hiện tượng thiếu máu sẽ khơng thể hiện rõ. Ngồi ra giun
bám chặt vào thành ruột làm hư hại lớp nhung mao, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu
7


sắt, vitamine B1, B12 và C. Giai đoạn ấu trùng xâm nhập qua da thường tạo phản
ứng cục bộ để lại những nốt xuất huyết hoặc gây viêm da. Chó con nhiễm khoảng
8.000 giun qua sữa mẹ sẽ chết nhanh, biểu hiện tiêu chảy ra máu nhung xét nghiệm
có thể không phát hiện trứng giun trong phân. Biểu hiện của bệnh giun móc chia ra 4

thể bệnh.
Thể quá cấp: thường xuất hiện trên chó con vài tuần (ngày thứ 15) sau khi sinh.
Tuần đầu thấy chó vẫn khoẻ, nhưng tuần thứ 2 chó đặt ngột bệnh, thiếu máu nặng và
chết nhanh. Xét nghiệm phân khơng có trứng.

Hình 1.4. Hình mổ khám chó bệnh do giun móc
(Nguồn Võ Thị Hải Lê, 2012)
Thể cấp: Biểu hiện thiếu máu, gầy yếu, chết kéo dài, xét nghiệm thấy trứng giun
trong phân.
Thể mãn: Chó có khả năng tái tạo bù đắp lượng máu bị mất, thể trạng chung
8


bình thường, xét nghiệm phân có trứng giun..
Thể thứ phát: Xuất hiện dấu hiệu của bệnh tim mạch do tình trạng thiếu máu
kéo dài, lâu dần khả năng tái tạo máu khơng bù đắp nổi lượng máu bị thất thốt.
2.5 Sự lây nhiễm trên người
Ấu trùng chui qua da người làm nổi những mụn đỏ trên da và gây ngứa kéo dài
2 - 3 ngày, sau đó kéo dài thành những đường ngoằn ngoèo trong da do ấu trùng di
chuyển. Mỗi ngày ấu trùng đi được một đoạn 2-3 cm. Vị trí thường thấy là ở chân,
tay, đùi có khi cả lưng, ngực và bên hông. Ngứa nhiều vào ban đêm và triệu chứng
viêm dạ thứ phát thường xảy ra do gãi. Ấu trùng có thể tồn tại dưới da hàng tuần
hoặc kéo dài cả năm. Nếu người nuốt phải một lượng lớn L3 của A. caninum sẽ bị
viêm ruột cấp tính.
2.6 Dịch tễ
Nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, nhiều tác giả đã cho biết: A. caninum
và U. stenocephala phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó A. caninum phổ biến
ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Anh, Mỹ, Hungary, Tây Ban Nha,
Mexico, Iran, Neiria, Việt Nam (Lapage, 1968); Fok và cs, (1988), Phan Thế Việt và
cs, (1977), OIE (2005),

Jurgen và cs (2003), Nguyễn Phước Tương, (2000). Loài A. braziliese cũng
được phát hiện thấy ở khắp nơi trên thế giới, như: Trung Mỹ, Nam Mỹ, một số vùng
đông Nam Á như Malayxia, Philipin, Nhật Bản,

Ấn

độ, Tây Phi. Lồi U.

stenocephala thích hợp với vùng khí hậu lạnh hơn, như Canada, Bắc Mỹ và ở Châu
Âu. Vùng ơn đới chó cũng có thể mắc bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm thấp hơn. Nghiên
cứu ở Việt Nam cho thấy, bệnh giun móc của chó phân bố ở hầu hết các tỉnh, thành
trong cả nước, tác giả người Pháp Houdemer (1938) đã phát hiện loài A. braziliense,
A. caninum ký sinh trên chó ở Sài Gịn, Huế.
Trần Xuân Mai (1992), Lê Hữu Khương và cs (1998) tìm thấy giun móc chó ở
các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
* Tỷ lệ nhiễm
Ở Việt Nam, nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy, loài A.
9

caninum


nhiễm với tỷ lệ cao nhất: 75,87% (trích theo Đỗ Dương Thái và cs (1978). Đỗ Hải
(1972), cho biết, tỷ lệ nhiễm A. caninum ở chó một số khu vực phía Bắc là 83,3%. Ở
chó mẹ ni con tỷ lệ nhiễm giun móc là 100%, chó mang giun móc suốt đời cho
đến khi già và chết.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) thơng báo, tỷ lệ nhiễm A. caninum ở chó săn dao
động từ 75% - 82% tuỳ theo lứa tuổi và giống chó.
Theo nhiều nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng (1990), Phạm Sỹ Lăng và cs (1993),
Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Thành (1996), thì chó cảnh và chó nghiệp vụ ni

tại các hộ gia đình và các cơ sở chăn ni tập trung đều nhiễm giun móc tới 74,8%.
Trong 5 lồi giun trịn đường tiêu hóa được phát hiện ở chó tại vườn thú Thủ Lệ, thì
A. caninum nhiễm 72%. Đặc biệt chó ni thả tự do trong điều kiện ẩm ướt và bẩn,
một số chó nghiệp vụ ở một số khu vực thuộc thành phố Hà Nội có tỷ lệ nhiễm rất
cao từ 85% - 95%.
Trần Xuân Mai (1992) thơng báo, chó thả tự do ở một số tỉnh phía Nam nhiễm
giun, sán là 67,11%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun móc là 55,35%.
Nhận xét về tình hình nhiễm giun, sán của chó cảnh ni ở Hà Nội, Phạm Văn
Khuê và cs, (1993) cho rằng, có 110/187 chó nhiễm Ancylostoma spp, chiếm tỷ lệ
59,7%.
Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Thành, (1996) xét nghiệm phân chó cảnh ở
huyện Từ Liêm, Tập thể đại học Sư phạm I, tập thể đường sắt, các hộ gia đình ở
khu vực Cầu giấy thuộc thành phố Hà Nội cho thấy, tỷ lệ nhiễm A. caninum lần lượt
là 47,5%; 43,75%; 43,75%.
Theo nghiên cứu của Ngơ Huyền Th, (1996) những chó ni ở khu vực thành
phố Hà Nội thì tỷ lệ nhiễm A. caninum là 81,65%, U. stenocephala: 73,07%.
Lê Hữu Khương và cs, (1998, 1999) nhận xét, chó ở thành phố Hồ Chí Minh
nhiễm 3 lồi giun trịn là A. caninum, A. braziliense và U. stenocephala. Tỷ lệ nhiễm
A. caninum cao nhất: 79,84% và có sự tương quan giữa số lượng giun móc với số
lượng trứng được thải ra trong một gam phân của chó.
Lê Hữu Nghị và cs (2000) kiểm tra 130 chó ở thành phố Huế, cho thấy, tỷ lệ
10


nhiễm giun móc là 40,67%.
Nguyễn Hữu Hưng, Cao Thanh Bình (2009) đã phát hiện thấy 5 lồi giun trịn
đường tiêu hóa của chó tại thành phố Cần Thơ.
Ở Hungary, Fok (1988) thơng báo, tỷ lệ chó ni tại một số vùng thuộc
Hungary có tỷ lệ nhiễm A. caninum tới 50,1%.
Aguilar và cs (2005) mổ khám ruột non của 120 chó ở Mexicho thấy, tỷ lệ

nhiễm A. caninum là 62,5%.
Tại Tây Ban Nha, các tác giả Giraldo và cs (2005) [79] kiểm tra 324 mẫu phân
chó thuần chủng và chó lai thấy, 22,2% chó nhiễm giun, sán, trong đó nhiễm A.
caninum là 13,9%.
Nghiên cứu ở Iran, Dalimi và cs (2006) [72] cho biết, trong số 83 chó lang
thang thì tỷ lệ nhiễm A. caninum 3,61%, chó giống Fox là 4,54%, U. stenocephala
nhiễm 13,64%.
Lefkaditis và cs (2006) [90] thông báo, trong tổng số 952 mẫu phân chó thuộc
vùng Thessaloniki của Hy Lạp được kiểm tra, có 1,89% nhiễm A. caninum và 8,5%
nhiễm U. stenocephala.
Ashraf và cs (2008) cho biết, ở Pakistan tỷ lệ chó nhiễm A. caninum là 59,1%.
Gần đây, khi điều tra về tình hình nhiễm giun, sán của chó tại bang Plateau, Nigeria,
Kutdang và cs, (2010) đã chỉ ra rằng, tỷ lệ nhiễm với A. caninum là 50,1%. Ở
Ethiopia, kết quả nghiên cứu của Hailu và cs, (2011) [81] xác nhận, trong số 334 chó
được kiểm tra phân, có 215 chó bị nhiễm A. caninum, chiếm tỷ lệ là 58,6%, cường độ
trung bình dao động từ 3333,8 đến 3422,3 trứng/g phân.
* Tuổi nhiễm
Chó có thể bị nhiễm giun móc ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên theo nghiên cứu của
Đỗ Hài (1972); Phạm Sỹ Lăng (1990, 1993), Ashraf và cs (2008) thì chó từ 2 - 6
tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ cao và chết nhiều.
Trịnh Văn Thịnh (1963), Phạm Văn Khuê và cs (1993) nhận xét, chó non nhiễm
giun đũa và giun móc nặng, chó trưởng thành nhiễm ít hơn.
Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) thơng báo, chó sơ sinh đến 4 tháng tuổi nhiễm A.
11


caninum là 82%; chó từ 6 - 12 tháng tuổi nhiễm 75%; chó >12 tháng tuổi nhiễm
74%. Chó ngoại nhập nhiễm 83%, chó địa phương nhiễm 63%. Ngơ Huyền Th
(1994, 1996, 1998) cho biết, tình hình nhiễm giun khơng phụ thuộc vào tính biệt của
chó, nhưng lứa tuổi có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm, chó nhỏ thì tỷ lệ nhiễm giun móc

cao hơn chó trưởng thành.
Ở Ba Lan, Kornas và cs (2002) kiểm tra mẫu phân của 80 chó đi lạc được thu
gom về nơi nuôi tập trung, trong đó có 70 chó trưởng thành và 10 chó con từ 1 – 2
tháng tuổi, tác giả cho biết tỷ lệ nhiễm A. caninum là 7%, chó trưởng thành có tỷ lệ
nhiễm cao hơn chó con. Nghiên cứu ở Mexico, Aguilar và cs (2005) đã xác nhận: Tỷ
lệ nhiễm A. caninum tăng dần theo tuổi của chó.
Theo kết quả nghiên cứu của Ashraf và cs (2008) ở Pakistan thì chó ở mọi lứa
tuổi đều nhiễm A. caninum, tỷ lệ nhiễm dao động từ 50% - 63%.
Hailu và cs (2011) nghiên cứu ở Ethiopia cho biết, chó nhỏ có tỷ lệ nhiễm A.
caninum là 85,4%, chó trưởng thành nhiễm 41,8%.
Tỷ lệ nhiễm giun móc ở cho khá cao, tỉ lệ nhiễm chung ở chó của các tỉnh phía
Nam lên đến 88,5% và cao nhất là Ancylostoma caninum 80% (Lê Hữu Khương,
1999; 2005). Giun móc đẻ rất nhiều trứng do vậy rất dễ tìm thấy trúng trong phân.
Mỗi giun móc hút 0,1 ml máu/ngày. Một điểm quan trọng là giun móc tiết ra chất
chống đơng máu do vậy ngồi lượng máu do giun hút, thú còn bị chảy máu liên tục ở
trong ruột.
Trứng dễ bị chết khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Khi điều kiện khô
lạnh, ẩu trùng dễ bị chết, ở mùa đông ấu trùng không thể xâm nhập vào gia súc được.
2.5 Chẩn đoán
Dựa vào triệu chứng thiếu máu và chó thường chết nhanh để chẩn đốn, cần xét
nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi. Trứng giun móc chó dễ dàng nhận
biết qua xét nghiệm. Trứng của giun móc Ancylostoma giống trứng của Uncinaria,
chỉ có điểm khác biệt là trứng của Ancylostoma nhỏ hơn. Ở chó con khi triệu chửng
đã xuất hiện vẫn khơng thấy trứng giun móc đường phân, ở chó 7-12 tháng tuổi khi
kiểm tra phân nếu có khoảng 500 trứng/1 gam phân sẽ tương đương có 10 giun trong
12


ruột. Nếu có 8000 trứng/1 gam phân tương đương 100 giun và 43.000 trứng/1 g phân
tương đương với 400 giun (Lê Hữu Khương, 2005).


Hình 1.5. Chẩn đốn phân biệt trứng lồi A. caninum với các lồi khác

Hình 1.6. Trứng A. caninum phát triển tới ấu trùng trong môi trường pH = 9, (x150)
(Nguồn Võ Thị Hải Lê, 2012)
2.6 Phòng trị
13


Theo Lê Hữu Khương (2005) đề nghị một số thuốc được khuyến cáo sử dụng:
- Ivermectin, Doramectin 0,3-0,4 mg/kg chích bắp
- Pyrantel 5 mg/kg p cho ăn uống.
- Fenbendazole 50 mg/kgP cho ăn hoặc uống.
- Febantel 10 mg/kgP cho ăn hoặc uống.
Chó con 1 tuần đến 6 tuần tuổi, dùng các thuốc xổ giun mỗi tuần 1 lần. Chó
6 - 12 tuần, xổ giun 2 tuần một lần. Chó trên 3 tháng, 3-4 tháng xổ 1 lần. Chó mẹ,
xổ 2 lần vào ngày mang thai thứ 14 và sau khi sinh 1 tuần.
Có thể dùng Fenbendazole liều 50 mg/kg thể trọng liên tục 3 tuần trước khi
sinh đến 2 ngày sau khi sinh để ngăn ngừa giun móc và cả giun đũa cho chó con
và chó mẹ.
Theo Stephen và cs (1996) thì có nhiều loại thuốc tẩy trừ có hiệu lực cao để điều
trị giun đũa. Loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất là pyrantel, fenbendazole,
piperazin, mebendazole. Ở Việt Nam, theo Trịnh Văn Thịnh (1963, 1967) muốn tẩy
giun, sán có hiệu quả cần phải chú ý nhiều khâu, đặc biệt là khâu chọn thuốc tẩy trừ.
Những thuốc tẩy trừ giun, sán cho hiệu quả cao là những thuốc phải đặc hiệu cho
từng loài giun, sán, tốt nhất là thuốc đặc hiệu với nhiều lồi, có hoạt phổ rộng, nhưng
giá thành phải hợp lý mới có thể sử dụng rộng rãi được. Ở Việt Nam, nghiên cứu của
Phạm Sỹ Lăng và cs (1993, 2009) cho thấy có thể dùng levamisol với liều 7mg/kg thể
trọng chó, cho uống 1 liều duy nhất. Cũng có thể dùng ivermectin tiêm liều 1ml/20 kg
thể trọng chó, tẩy giun đũa cho chó con 1 - 2 tháng tuổi. Ivermectin là chất bán tổng

hợp từ avermectin, có khả năng làm tăng hiệu quả của GABA ở xinap và làm cho
giun sán bị liệt. Thuốc có tác dụng diệt được cả nội và ngoại ký sinh trùng, trong đó
có T. leonina, A.caninum và T. vulpis. Thuốc cũng có tác dụng cao với giun chỉ và rất
an tồn cho tất cả các loài động vật.
Ở nước ngoài, nghiên cứu gần đây ở Pakistan của Ashraf và cs (2008) cho
biết, mebendazole với liều 22mg/kg P, tẩy vào 3 buổi sáng, tỷ lệ sạch trứng trong
phân > 90%, thuốc rất an tồn, khơng có phản ứng phụ đối với chó. Tác giả cũng
cho biết, pyrantel được đánh giá là thuốc có hiệu lực tẩy trừ cao với A.caninum,
14


hiệu quả tẩy trừ lên đến 95%.
Thực nghiệm của Burke và Roberson, 1980; Roberson và Burke, 1982, cho
thấy, Fenbendazol (C15H13N3O2S) có tác dụng tốt trong điều trị giun đũa, giun
móc, giun tóc. Hiệu quả tẩy trừ T. canis là 89% và A. caninum là 99%. (dẫn theo
Arundel, 2000).
Clark và cs (1991) thử nghiệm hiệu lực của ivermectin và pyrantel tẩy trừ A.
caninum, T. canis, T. leonina, U. stenocephala cho hiệu quả tẩy trừ A. caninum lên
tới 98,5%. Tác giả cũng cho biết, pyrantel với liều 10mg/kg thể trọng thì hiệu quả
tẩy trừ đối với T. canis, T. leonina, U. stenocephala và A. caninum lần lượt là
91,2; 97,6; 98,7 và 91,3%, thuốc khơng có tác dụng phụ.
Guerrero và cs (1981) nhận xét, mebendazole với liều 22mg/kg trọng lượng
mỗi ngày, dùng trong 5 ngày thì hiệu lực tẩy trừ với A. caninum là 100% (dẫn
theo Ashraf và cs, 2008).
* Phịng bệnh
Chăm sóc ni dưỡng, chăm sóc chó, mèo chu đáo để nâng cao sức đề
kháng. Nếu thấy chó, mèo gầy ốm, thiểu máu cần kiểm tra phân, hoặc cho chó,
mèo uống các loại thuốc trên để tẩy giun móc cho chó, mèo.
Xung quanh nhà ở nên phát quang các bụi cây để cho cỏ ánh nắng trực tiếp
xung quanh nhà sẽ có tác dụng diệt trứng và ấu trùng.

Theo phương pháp ủ nóng sinh vật học (nhiệt sinh vật) mà Sở nghiên cứu
giun, sán Liên Xơ (cũ) đề xuất có khả năng tiêu độc phân gia súc. Phân gia súc
được chất thành đống nhỏ có dung tích 1m3, làm tơi xốp để khơng khí lưu thơng
trong đống phân. Sau 3 - 7 ngày, nhiệt độ trong đống phân đạt tới 55 - 70oC, phần
lớn vi sinh vật, trứng, ấu trùng giun, sán trong đống phân bị chết (dẫn theo Trịnh
Văn Thịnh, 1963).
Theo một số tác giả nghiên cứu đã đề xuất biện pháp phịng bệnh giun trịn
đường tiêu hố cho chó như sau:
- Định kỳ tẩy giun cho chó bằng các loại hoá dược: cứ 3 - 4 tháng tẩy 1 lần.
- Thực hiện đầy đủ vệ sinh thú y trong ăn uống và mơi trường ni chó cảnh
15


để tránh lây nhiễm. Thu dọn phân chó chậm nhất là 8 giờ sau khi phân được bài
tiết ra môi trường ngoài. Tẩy trùng chuồng trại theo định kỳ.
- Dùng hố dược thơng thường để tẩy dự phịng theo các lứa tuổi của chó.
- Đối với chó con: tẩy lần 1 lúc chó 14 - 24 ngày tuổi, tẩy lần 2 lúc chó 30
ngày tuổi. Tẩy lần 3 lúc chó 60 ngày tuổi. đối với chó trưởng thành, cứ 3 - 4
tháng tẩy 1 lần.
- Đối với chó ni trong gia đình: Cho chó ăn thức ăn, nước uống sạch.
Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ, thu dọn phân chó càng sớm càng tốt. Khơng
thả rơng, hạn chế sự tiếp xúc với chó khác, nhằm tránh tiếp xúc với phân của
những chó bị bệnh giun móc.

16


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1 Kết luận
Bài tiểu luận chỉ đề cập đến các nội dung chính về một số đặc điểm sinh học

của Ancylostoma caninum, phương pháp chẩn đoán và biện pháp phòng và trị bệnh
trên người và vật ni nhằm nâng cao sự hiểu biết về chẩn đốn, kết quả điều trị.
Qua thực hiện bài tiểu luận đã giúp em nắm vững lý thuyết về môn Bệnh ký sinh
trùng truyền lây giữa người và động vật. Qua đó em có thêm nhận thức thêm về một
số vấn đề:
- Lồi Ancylostoma caninum có tỷ lệ nhiễm cao nhất trong nhóm giun móc:
75,87 - 80%. Chó có thể bị nhiễm giun móc ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chó từ 2 - 6
tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ cao và chết nhiều.
- Triệu chứng điển hình của chó mắc bệnh do A.caninum là chó gầy cịm, lơng
xù, xơ xác, ăn uống thất thường, nơn mửa, phân bị táo bón xen kẽ tiêu chảy, trong
phân ln có máu, một số chó run rẩy. Ấu trùng chui qua da người làm nổi những
mụn đỏ trên da và gây ngứa kéo dài 2 - 3 ngày, sau đó kéo dài thành những đường
ngoằn ngoèo trong da đo ẩu trùng di chuyển. Mỗi ngày ấu trùng đi được một đoạn
2-3 cm. Vị trí thường thấy là ở chân, tay, đùi có khi cả lưng, ngực và bên hơng.
- Liệu trình thuốc mebendazol với liều 30 mg/ kg thể trọng của chó có hiệu lực
tẩy A. caninum là 80% - 95,28%. Hiệu lực tẩy A.caninum của thuốc pyrantel, liều
10 mg/kg thể trọng là 93,3% - 96,93%.
3.2 Đề nghị
Phổ biến cho người ni chó hiểu biết về tác hại và đường lây truyền của
bệnh, trong đó có lồi T. canis và A. caninum có thể truyền lây bệnh cho người. Chủ
ni chó cần xổ giun định kỳ cho chó, nên sử dụng các loại thuốc như mebendazol
hoặc pyrantel để tẩy trừ giun móc cho chó.

17


Tuyên truyền các biện pháp vệ sinh môi trường nuôi nhốt chó, hạn chế sự thải
phân bữa bãi, nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế sự ô nhiễm bởi trứng, ấu trùng giun
móc ở khu vực chuồng ni, sân chơi, nơi thả chó, nơi huấn luyện đối với cho
nghiệp vụ.

Tiếp tục cho nghiên cứu về các nội dung trên tại các tỉnh thuộc phía Nam
nhằm xác định một cách tổng quát về tình hình dịch tễ học của giun trịn đường tiêu
hóa của chó, trên cơ sở đó xây dựng quy trình phịng trừ bệnh giun trịn đường tiêu
hóa của chó nói riêng và các bệnh ký sinh trùng ở chó nói chung ở nước ta.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đề, Phạm Văn Khuê (2009), Ký sinh trùng truyền lây giữa người
và động vật, Nxb Giáo dục Việt Nam.
2. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang
(2008), Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình sau đại học). Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội.
3. Phạm Sỹ Lăng (1989), “Bệnh giun đũa chó và kỹ thuật phịng trị”, Tạp chí
Khoa học và Kỹ thuật Nông Nghiệp, Hà Nội.
4. Phạm Sỹ Lăng, Bùi Văn Đồn, Trần Anh Tuấn (1989), Kỹ thuật ni dạy
phịng bệnh cho chó cảnh và chó nghiệp vụ, Nxb Nơng nghiệp, Hà Nội.
5. Võ Thị Hải Lê, 20212. Nghiên cứu sự biến động nhiễm giun trịn đường tiêu
hố của chó ở một số tỉnh bắc trung bộ và một số đặc điểm sinh học của
Ancylostoma Caninum, bệnh lý học do chúng gây ra, biện pháp phòng trừ.
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1996. Giáo trình ký sinh trùng thú y,
Trường Đại Học Nơng Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Lê Hữu Khương (2005), Giun sán ký sinh trên chó ở một số tỉnh miền Nam
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Lê Hữu Khương, Lương Văn Huấn (1998), “Giun móc ký sinh trên đàn chó ở
Thành phố Hồ Chí Minh”, Khoa học kỹ thuật thú y, (4).
9. Lê Hữu Khương, Lê Văn Đăng (1999), “Sự tương quan giữa số lượng trứng
giun móc và số trứng trong một gram phân chó”, Khoa học kỹ thuật thú y,

Hội thú y Việt Nam, (số 4), tr 62.
10. Trịnh Văn Thịnh (1966), Một số bệnh giun, sán của gia súc, Nxb Nông
thôn, Hà Nội.

19



×