Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC. VẬN DỤNG VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.85 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BỘ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ
VẤN ĐỀ DÂN TỘC. VẬN DỤNG VÀO VIỆC
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO NƯỚC TA
HIỆN NAY

MÃ MƠN HỌC: LLCT120314_02
THỰC HIỆN: Nhóm 5. Thứ hai, tiết 3-4.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Trương Thị Mỹ Châu

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5, năm 2021


DANH SÁCH NHĨM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ 2, NĂM HỌC 2020 – 2021
Nhóm 5 (Lớp thứ 2, tiết 3-4)
Tên đề tài: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Vận dụng vào việc bảo vệ
chủ quyền biển đảo nước ta hiện nay.

STT

HỌ VÀ TÊN SINH

MÃ SỐ SINH

TỶ LỆ %
HOÀN



VIÊN

VIÊN

1

Bùi Xuân Hảo

19142308

100%

2

Nguyễn Quang Tiến

19142395

100%

3

Đồng Quang Huy

17145297

100%

4


Huỳnh Khánh Đoan

19142294

100%

5

Nguyễn Ngọc Cát Linh
Mai Thanh Trúc (chuyển
từ nhóm thứ 3, tiết 4-5)

20109144

100%

19125238

100%

6
Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%
- Trưởng nhóm: Bùi Xuân Hảo

Nhận xét của giáo viên:

THÀNH



......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Ngày … tháng … năm 2021
Giáo viên chấm điểm


MỤC LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................1
4. Kết cấu đề tài.......................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................3
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC............3
1.1. Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.....................3
1.1.1. Quan điểm của Mác, Ăng-ghen, Lênin về vấn đề dân tộc......................................3
1.1.2. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam..................................................4
1.2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.................................4
1.2.1. Vấn đề dân tộc thuộc địa.........................................................................................4
1.2.2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp..........................................................8
1.3. Ý nghĩa............................................................................................................ 10
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MÌNH VỀ VẤN ĐỀ DÂN
TỘC VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO NƯỚC TA HIỆN NAY..............11
2.1. Tổng quan về biển đảo nước ta hiện nay.........................................................11
2.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta hiện
nay.................................................................................................................................. 13
2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta hiện nay
........................................................................................................................................ 17
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................20
D. PHỤ LỤC............................................................................................................22
KẾ HOẠCH PHÂN CÔNG VIẾT TIỂU LUẬN......................................................22
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................23




A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Vấn đề dân tộc bao gồm rất nhiều khía cạnh về
cách thức cũng như phương pháp xây dựng và phát triển. Trong đó bao gồm đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc lựa chọn con đường phát triển toàn dân phát
huy tổng hợp nội lực từ bên trong, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kế
thừa truyền thống đoàn kết của ông cha ta cùng những nhận thức tài tình, thơng suốt Chủ
Tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra cốt lõi của vấn dề dân tộc, tiếp cận quyền của con người
khơng chỉ ở dân tộc ta mà cịn quyền lợi của tất cả dân tộc trên thế giới. Nắm được mối
liên kết chặt chẽ này Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã cho cả thế giới thấy rằng độc lập là quyền
quan trọng và thiết yếu nhất của mỗi người, thứ mà ai trong mỗi chúng ta đều phải hiểu rõ
để biết vai trị và trách nhiệm của mình trong cuộc sống, đối với mọi người, đối với đất
nước. Từ đó, giúp ta xác định được quyền chính đáng của con người và hai chữ “độc lập”
thứ mà dân tộc ta đã hy sinh sương máu để giành được.
Để làm rõ thêm những điều trên nhóm chúng em chọn đề tài: “Quan điểm của Hồ
Chí Minh về vấn đề dân tộc. Vận dụng vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta
hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích để làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.
Tìm hiểu việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào việc bảo
vệ chủ quyền biển đảo nước ta hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng các kiến thức đã được học trên lớp trong môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh”
mà đặc biệt là trong chương 2 “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng
giải phóng dân tộc”.
Tra cứu tài liệu và thơng tin trên Internet, tổng hợp và chọn lọc lại thông tin, phân
tích, nghiên cứu và từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá.


1


Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái qt và mơ tả, phân tích và
tổng hợp, các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì tiểu luận được trình
bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Chương 2: Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vào việc bảo vệ
chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay

2


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1.1. Cơ sở hình thành quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
1.1.1. Quan điểm của Mác, Ăng-ghen, Lênin về vấn đề dân tộc
a. Khái niệm:
Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh
thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc. Dân tộc là
một sản phẩm của lịch sử.
Mác và Ăng-ghen đã nêu những luận điểm cơ bản có tính phương pháp luận về vấn
đề này: Nguồn gốc, bản chất của vấn đề dân tộc, mối quan hệ cơ bản của dân tộc và thái
độ của giai cấp công nhân cũng như Đảng của nó đối với vấn đề này.
Lênin đã phát triển vấn đề dân tộc thành hệ thống lý luận toàn diện, gồm các nội
dung sau: Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, từ những cộng
đồng người: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi chủ nghĩa tư bản
được xác lập. Ở phương Đông, dân tộc hình thành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác

lập, do tác động của hoàn cảnh đặc thù, đặc biệt là quá trình dựng nước và giữ nước thúc
đẩy.
Vấn đề dân tộc thuộc địa: Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh
sang giai đoạn đê quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc tiến hành xâm lược, cướp bóc, nơ
dịch các nước nhược tiểu từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa.
b. Các luận điểm:
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân về bản chất mang tính quốc tế nhưng ban đầu
phải có tính dân tộc.
Giai cấp cơng nhân khơng thể tự giải phóng mình nếu khơng đồng thời giải phóng
tồn thể xã hội.
Xóa bỏ đối kháng giai cấp sẽ đi đến xóa bỏ đối kháng dân tộc.
Vấn đề dân tộc trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa là vấn đề lớn, mang tính quốc tế, và
thực chất là vấn đề dân tộc thuộc địa.
Chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được vấn đề dân tộc.
3


Vấn đề dân tộc phải là nội dung quan trọng trong chiến lược, sách lược của của
Đảng cộng sản.
Từ các luận điểm trên Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách có chọn lọc để hình thành
nên tư tưởng của Người về vấn đề dân tộc.
1.1.2. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống
hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống yêu nước, kiên
cường, bất khuất, là tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng
đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Những truyền thống tốt đẹp đó cũng góp phần giúp cho Hồ Chí Minh hồn thiện tư
tưởng của Người về vấn đề dân tộc.
1.2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
1.2.1. Vấn đề dân tộc thuộc địa

a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc:
Hồ Chí Minh khơng bàn về vấn đề dân tộc nói chung. Xuất phát từ nhu cầu khách
quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời đại, Người dành sự quan tâm đến các thuộc
địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngồi, giải phóng dân tộc, giành
độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
Hồ Chí Minh viết nhiều tác phẩm như: Tâm địa thực dân, Bình đẳng, Vực thẳm
thuộc địa, Cơng cuộc khai hóa giết người…, tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần cái gọi
là “khai hóa văn minh” của chúng. Người viết: “để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột
giết người, chủ nghĩa tư bản, thực dân luôn luôn trang điểm cho cái huy chương mục nát
của nó bằng những châm ngơn lý tưởng: bác ái, bình đẳng…” nếu lối hành hình theo kiểu
Lynch của những bọn người Mỹ hèn hạ đối với những người da đen là một hành động vơ
nhân đạo, thì tơi khơng biết gọi việc những người Âu nhân danh đi khai hóa mà giết hàng
loạt những người dân Châu Phi là cái gì nữa”. Trong nhữngbài có tiêu đề Đơng Dương và
nhiều bài khác, Người lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực
4


dân Pháp ở Đơng Dương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Người chỉ
rõ sự đối kháng giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc, thục dân là mâu thuẫn
chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn khơng thể điều hòa được.
Nếu như Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lênin bàn nhiều
về cuộc đấu tranh chống đế quốc, thì Hồ Chí Minh tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân. Mác và Lênin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ
nghĩa, thì Hồ Chí Minh bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc:1
Để giải phóng dân tộc, cần xác định một con đường phát triển của dân tộc, vì
phương hướng phát triển của dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của
cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hướng phát triển gắn liền với một hệ tư tưởng

và một giai cấp nhất định.
Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ơng cha và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh
khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong thời đại mới là chủ nghĩa xã hội.
Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức mới
mẻ. Từ một nước thuộc địa đi lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh
viết: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Con đường đó kết hợp cả nội dung dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội; xét về thực chất
chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
“Đi tới xã hội cộng sản” là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trị lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành các cuộc cách mạng chống
đế quốc và chống phong kiến cho triệt để. Con đường đó phù hợp với hồn cảnh lịch sử
cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độc đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân
tộc đã phát triển lên chủ nghĩa tư bản ở Phương Tây.
b. Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
Cách tiếp cận từ quyền con người

1 Hoàng Văn Ngọc, Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, trang 25, tái bản lần thứ 10, Nhà xuất bản giáo dục.

5


Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người. Người đã tìm hiểu và tiếp nhận
những nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước
Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, như quyền bình
đẳng, quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định:
“đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được”.
Nhưng từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành quyền dân
tộc: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.

Nội dung của độc lập dân tộc 1
Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Hồ Chí Minh nói:
“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy
là tất cả những điều tôi hiểu”.
Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các đồng minh thắng trận
trong chiến tranh thế giới thứ nhất long trọng thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam
yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Versaille bản yêu sách gồm 8 điểm, đòi các
quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam.
Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,
một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, có tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự
do cho dân tộc.
Tháng 5 – 1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành trung
ương Đảng, viết thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “trong lúc này quyền lợi dân tộc giải
phóng cao hơn hết thảy”. Người chỉ đạo thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo
Việt Nam độc lập, thảo Mười chính sách của Việt Minh, trong đó mục đầu tiên là: “cờ treo
độc lập, nền xây bình quyền. Tháng 8 – 1945, Hồ Chí Minh đúc kết ý chí đấu tranh cho
độc lập, tự do của nhân dân ta trong câu nói bất hủ: “dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Người thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tun
ngơn độc lập, long trọng khẳng định trước toàn thế giới:
1 Hoàng Văn Ngọc, Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, trang 26, tái bản lần thứ 10, Nhà xuất bản giáo dục.

6


“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự
do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng
và của cải để giữ vững quyền tụ do, độc lập ấy”.
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thật sự,
hoàn toàn, gắn với hịa bình, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và chính phủ các nước vào thời
gian sau cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố: “Nhân dân chúng tơi
thành thật mong muốn hịa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu
đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho tổ quốc và độc
lập cho đất nước”.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Thể hiện quyết tâm bảo
vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi vang dội núi sông: “Không!
Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ”.
Khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh, ồ ạt đổ quân viễn chinh và phương
tiện chiến tranh hiện đại vào Miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại Miền
Bắc với quy mô và cường độ ngày càng ác liệt, Hồ Chí Minh nêu cao chân lý lớn nhất của
thời đại: “Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Độc lập dân tộc, cuối cùng, phải đem lại cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người
dân.
Độc lập, tự do là mục tiêu chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của
dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc:
“Khơng có gì quý hơn độc lập, tự do” là khẩu hiệu hành động của dân tộc Việt Nam,
Đồng thời cũng là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đang đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân. Vì thế, Hồ Chí Minh khơng chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc
của Việt Nam mà cịn là “người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc
thuộc địa trong thế kỷ XX”.
c. Chủ nghĩa dân tộc – một động lực lớn của đất nước

7


Khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các cường quốc tư bản Phương Tây ra
sức tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa, thiết lập ách thống trị của chủ nghĩa thực
dân với những chính sách tàn bạo.

Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy sự áp bức, bóc lột
của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc thuộc địa càng nặng nề thì phản ứng của dân
tộc bị áp bức càng quyết liệt. Không chỉ quần chúng lao động, mà cả các giai cấp và tầng
lớp trên trong xã hội đều phải chịu nỗi nhục của người dân mất nước, của một dân tộc mất
độc lập, tự do.
Cùng với sự lên án chủ nghĩa thực dân và cổ vũ các dân tộc thuộc địa vùng dậy đấu
tranh, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của tiềm năng dân tộc trong sự nghiệp tự giải
phóng.
Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước chân chính của các dân tộc
thuộc địa. Đó là sức mạnh chiến đấu và thắng lợi trước bất cứ thế lực ngoại xâm nào.
Theo Hồ Chí Minh, “Chính do tinh thần yêu nước mà quân đội và nhân dân ta đã
mấy năm trường chịu đựng trăm nghìn cay đắng, kiên quyết đánh cho tan bọn thực dân
cướp nước và bọn Việt gian phản quốc, kiên quyết xây dựng một nước Việt Nam độc lập,
thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường, một nước Việt Nam dân chủ mới”. Trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước chân chính “là một bộ phận của tinh thần quốc tế”,
“khác hẳn với tinh thần vị quốc của bọn đế quốc phản động”.
Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống
dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước mà
những người Cộng sản phải nắm lấy và phát huy.
1.2.2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp
a. Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước,
nhưng Người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân
tộc. Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể
hiện: khẳng định vai trị lịch sử của giai cấp cơng nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của
Đảng Cộng sản trong quá trình cách mạng Việt Nam; chủ trương đại đoàn kết dân tộc
8


rộng rãi trên nền tảng liên minh cơng nơng, trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng; sử dụng

bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù; thiết
lập chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân; gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội.
b. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội
Khác với các con đường cứu nước của ông cha, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa
phong kiến hoặc chủ nghĩa tư bản, con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là độc lập dân
tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
Năm 1920, ngay khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc theo
con đường của cách mạng vơ sản, Ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân
chủ và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Năm 1960, Người nói: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nơ lệ”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng
dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ khắng khít giữa mục
tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Chỉ có
xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột; thiết lập nhà nước thực sự của dân, do dân, vì
dân mới bảo đảm cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển
hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con
người. Hồ Chí Minh nói: “nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do,
thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Do đó, sau khi giành được độc lập, phải tiến lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người được sung sướng, tự
do.
Người khẳng định: “Yêu tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với u chủ nghĩa xã
hội, vì chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ
quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”.

9



c. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời
đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. Vì thế, lợi ích của giai cấp phải phục
tùng lợi ích của dân tộc.
Tháng 5 – 1941, Người cùng Trung ương Đảng khẳng định: “Trong lúc này quyền
lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc.
Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc
lập, tự do cho tồn thể dân tộc, thì chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc cịn chịu mãi
kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại
được”.
d. Giữ vững độc lập của dân tộc mình, đồng thời tơn trọng độc lập của các dân
tộc khác
Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh khơng chỉ đấu tranh cho độc lập
của dân tộc Việt Nam, mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức.
Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, thực hiện nguyên tắc về dân tộc tự quyết, nhưng
Hồ Chí Minh khơng qn nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc trên thế giới. Người nhiệt liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của
nhân dân Trung Quốc, các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ
xâm lược của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu: “giúp bạn là tự giúp mình”
và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi
chung của cách mạng thế giới.
1.3. Ý nghĩa
Quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang một nội dung toàn diện sâu
sắc và triệt để. Nó khơng chỉ bao hàm độc lập, tự do, thống nhất cho dân tộc, mà còn chứa
đựng cả con đường và điều kiện phát triển dân tộc. Quan điểm đó trở thành mục tiêu, lý
tưởng, thành khẩu hiệu động viên, cổ vũ nhân dân Việt Nam làm nên kỳ tích oai hùng,
đánh thắng mọi kẻ thù, đưa đến độc lập, thống nhất cho đất nước; đồng thời là cơ sở lý
10



luận để hoạch định chính sách đúng đắn về dân tộc của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MÌNH VỀ VẤN
ĐỀ DÂN TỘC VÀO VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO NƯỚC TA
HIỆN NAY
2.1. Tổng quan về biển đảo nước ta hiện nay
Nước ta giáp với biển Đơng ở hai phía Đơng và Nam. Vùng biển Việt Nam là một
phần của biển Đơng.
Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ,
hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm sốt và làm chủ vùng biển1.
Biển đảo nước ta có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn
Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận lợi,
phát triển ngành biển. Khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát
triển, tồn tại tốt. Vùng biển nước ta có nhiều tài nguyên sinh vật và khống sản phong
phú, đa dạng, q hiếm.
Có thể thấy vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội,
có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của
nhân dân.
Chủ quyền của ta đối với đảo và các quần đảo trong biển Đông đã được ghi nhận rất
rõ ràng qua các thư tịch cổ như “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, các bản đồ cổ như
“Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá, hay qua các văn bản hành chính cổ,
các tư liệu từ nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây. Và quan trọng hơn hết là luật pháp
quốc tế đã công nhận những điều này. Theo đó, Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ
quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hoàn toàn phù hợp với các quy định
của luật pháp quốc tế.
1


Theo Sở nội vụ tỉnh Bình Định, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh (11/6/2019). Đường dẫn:

/>
11


Tuy nhiên, hiện nay, vùng biển đảo của nước ta đang bị đe dọa cực kì nghiêm trọng
do các hoạt động thăm dị, chiếm đóng và xây dựng trái phép đến từ các nước cùng giáp
với biển Đông như chúng ta mà đặc biệt trong số đó là Trung Quốc.
Hiện nay, tình hình trên biển Đơng đang cực kì căng thẳng, đặc biệt là ở hai quần
đảo lớn của nước ta đó là Hồng Sa và Trường Sa.
Mặc dù nước ta đã có đầy đủ các bằng chứng thuyết phục để chứng tỏ Hoàng Sa và
Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam tuy nhiên các nước quanh khu vực biển Đơng
vẫn ln dịm ngó đến hai quần đảo này của chúng ta.
Cụ thể thì ở thời điểm hiện tại, chủ quyền đối với Hồng Sa vẫn đang trong tình
trạng tranh chấp lãnh thỗ giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan 1. Tuy nhiên, Trung
Quốc vẫn ngang nhiên xây dựng các cơng trình trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần
đảo Hoàng Sa của nước ta, hơn thế nữa mới đây Trung Quốc còn quyết định thành lập
huyện đảo Tây Sa để quản lý hịn đảo này. Khơng dừng lại ở đó, ngư dân Trung Quốc cịn
nhiều lần đánh bắt trái phép quanh khu vực này và đặc biệt là còn gây hấn, đâm các
thuyền của ngư dân nước ta, làm nhiều thuyền bị chìm, hư hỏng nặng, ảnh hưởng nghiệm
trọng đến tính mạng và sinh kế của các ngư dân của nước ta hoạt động trong vùng biển
này.
Tương tự đối với Hoàng Sa, Trung Quốc cũng ngang nhiên thành lập huyện đảo
Nam Sa mà trụ sở của huyện đảo này nằm trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam. Đá Chữ Thập là một trong bảy thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt
Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng, kiểm sốt trái phép và bất chấp luật pháp
quốc tế để bồi đắp thành đảo nhân tạo. Mới nhất, vào tháng 3 năm 2021, Trung Quốc đã
bị phát hiện là đang tiến hành xây dựng các cấu trúc nhân tạo trên đảo Sinh Tồn thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam.2


1 Theo wikipedia:
/>
2 Theo NOW TIN MỚI: />%9AI

12


Có thể thấy, hiện nay các hoạt động của Trung Quốc và một vài nước khác trên biển
Đông đang xâm phạm nghiệm trọng đến chủ quyền biển đảo của nước ta.
2.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta hiện
nay
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng,
ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy
nó”.
Vì vậy, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lãnh
đạo sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nói riêng, Đảng ta ln
quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, coi đó là
một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong giai đoạn mà tình hình trên biển đang căng thẳng như hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta đã có những chính sách nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trước mắt và
lâu dài như sau:
Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm,
trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.1
Để kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta và gắn phát
triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển cần: phát
triển mạnh nghề đánh bắt xa bờ thông qua việc hỗ trợ cho ngư dân vay vốn và phát triển
lực lượng quốc doanh. Chống ơ nhiễm mơi trường biển, sơng ngịi, ao hồ và nghiêm cấm

khai thác thuỷ hải sản bằng phương pháp huỷ diệt. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải
biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, dịch vụ biển; đẩy nhanh ngành cơng nghiệp
đóng tàu biển và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản, trong đó, tập trung vào các địa
bàn trọng điểm chiến lược và những khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, biển đảo.
Xây dựng cơng nghiệp quốc phịng trong hệ thống công nghiệp quốc gia dưới sự chỉ đạo,
1

Trang thông tin điện tử ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Đường dẫn:

/>
13


quản lý điều hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa
phục vụ quốc phòng vừa phục vụ dân sinh. Tiếp tục điều tra tài nguyên và sinh vật biển để
có kế hoạch khai thác, bảo vệ. Phát triển mạnh cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.
Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển
các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp hàng hải, đóng tàu, ni trồng, khai thác
và chế biến thủy sản chất lượng cao... Đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa, tạo thành các trung
tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ,
nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ
nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải biển ... Phát triển kinh tế các vùng đảo, quần đảo phù
hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo, quần đảo. Giữ vững độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội; mở
rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế.
Xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo vững mạnh đáp ứng yêu cầu quản
lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới.1
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của
tồn dân, trong đó, lực lượng trực tiếp và tại chỗ là nòng cốt. Với lẽ đó, cả trong thời gian

trước mắt và lâu dài, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến các hoạt động xây dựng lực
lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo như lực lượng Hải quân, Biên
Phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ biển đủ mạnh, có số lượng hợp lý, chất lượng tổng
hợp cao, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở. Chú trọng nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật,
trình độ hợp đồng tác chiến giữa các lực lượng, đảm bảo khả năng xử lý linh hoạt và hiệu
quả các tình huống có thể xảy ra trên biển; quan tâm đúng mức đến cơng tác đảm bảo vũ
khí, trang bị kỹ thuật cho các lực lượng nòng cốt như Hải quân và Cảnh sát biển phù hợp
với xu thế phát triển trong khu vực và yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị. Kết hợp chặt
chẽ giữa sức mạnhcủa bộ đội chủ lực với khả năng xử lý tình huống mau lẹ, trực tiếp của
các lực lượng quân sự và dân sự ở các địa phương ven biển, luyện tập các phương án hợp
1

Trang thông tin điện tử ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Đường dẫn:

/>
14


đồng tác chiến trên biển, trong đó kết hợp chặt chẽ nghệ thuật tác chiến truyền thống của
dân tộc với các phương án tác chiến sử dụng vũ khí cơng nghệ cao trong xử lý các tình
huống có thể xảy ra. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây
dựng lực lượng quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là vai
trị của các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương có biển.
Kiên trì đối thoại tìm kiếm giải pháp hồ bình, tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng
xử trên Biển Đông, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp
lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo.1
Trước những vấn đề chủ quyền biển đảo ngày càng nóng, Việt Nam ln chủ trương,
chủ động xử lý đúng đắn nhiều vấn đề nhạy cảm bằng đối thoại, thương lượng thông qua
con đường ngoạ giao. Việt Nam luôn đưa ra yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, khơng
có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đơng, tn thủ cam kết giải quyết

các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc
tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 ngun tắc chung sống hịa
bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên
cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng
xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam á (ASEAN) và một bên là Trung Quốc, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng
xử (COC), để Biển Đơng thực sự là vùng biển hịa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển,
vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế
giới.
Mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế
giới cũng như với các tổ chức quốc tế trong các vấn đề có liên quan đến biển, đảo trên cơ
sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm an ninh và an toàn
hàng hải quốc tế; cùng nhau xây dựng khu vực hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

1

,2

Trang thông tin điện tử ban quản lý lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Đường dẫn:

/>
15


Kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy nhanh quá trình dân sự hóa trên biển, nhất là ở một
số vùng biển, đảo có vị trí chiến lược kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh
trên biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.1
Dân sự hóa các vùng biển, đảo vừa là cơ sở để chúng ta khai thác có hiệu quả các
nguồn tài nguyên trên biển, vừa là tiền đề để xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại
chỗ phục vụ chiến lược quốc phòng - an ninh trên biển. Chiến lược biển Việt Nam đến

năm 2020, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện quá trình dân sự hóa trên biển, đảo gắn
với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển. Có chính sách đặc biệt để khuyến
khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn định và làm ăn dài ngày trên biển; thí điểm xây
dựng các khu quốc phịng-kinh tế tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng biển, đảo ở
Đông Bắc…”. Đây là một chủ trương chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Chủ trương này đã và đang được hiện
thực hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh,
bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên biển.
Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, cơng tác dân sự hóa trên
các vùng biển, đảo, nhất là ở những vùng biển, đảo chiến lược đã được đẩy mạnh, tác
động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố và xây
dựng thế trận lòng dân trên biển. Ở một số đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh,
quốc phịng, q trình dân sự hố bước đầu được thực hiện có hiệu quả, tạo được dư luận
tốt đối với quần chúng nhân dân trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng trên nhiều đảo được
xây dựng ngày càng khang trang; đời sống của nhân dân trên các đảo từng bước đi vào ổn
định; tư tưởng của nhân dân định cư trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc hoàn toàn tin
tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng.
Kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng
- an ninh. Việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực ven biển, trên biển và
các đảo phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong kế hoạch tổng thể của khu vực phịng thủ
địa phương, phải mang tính hệ thống, bảo đảm sự liên kết chặt chẽ giữa biển, đảo với đất
liền; kết hợp chặt chẽ giữa thế trận “tĩnh” của đảo và bờ với thế “động” của lực lượng tác
1

16


chiến cơ động trên biển tạo nên thế trận liên hoàn, vững chắc. Trang bị kỹ thuật phục vụ
cho mục đích kinh tế - xã hội phải phù hợp với hệ thống trang bị kỹ thuật quốc phòng - an
ninh trong hệ thống các cụm lực lượng trên biển, thực hiện kiểm soát, giám sát, báo động,

chi viện, hỗ trợ nhau trong đấu tranh phòng chống các hoạt động xâm phạm chủ quyền,
lợi ích quốc gia. Các cơ sở hậu cần, kỹ thuật kinh tế - xã hội ven bờ, trên biển và trên các
đảo phải sẵn sàng huy động cho nhiệm vụ quốc phòng, ưu tiên xây dựng các đảo tiền tiêu
xa bờ có cơng sự kiên cố, trang bị hoả lực mạnh, có khả năng tác chiến dài ngày. Quá
trình thiết kế, xây dựng hạ tầng cơ sở trên biển, đảo phải mang tính lưỡng dụng cao,
khơng chỉ bền vững trước tác động của môi trường biển mà cịn phải bền vững khi chuyển
sang phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh.
Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ việc khai thác, đánh bắt hải sản
của ngư dân trên biển, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển; đồng thời
kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn các hành động khai thác hải sản trái phép của
nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam. Các địa phương ven biển, huyện đảo phải có lực
lượng dân quân tự vệ vừa tham gia sản xuất, khai thác hải sản, vừa làm nhiệm vụ giữ gìn
an ninh trật tự trên biển, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành động xâm phạm
lợi ích, chủ quyền quốc gia.
2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta hiện nay
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta hiện
nay cần:
Một là, nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền
biển, đảo cho cả hệ thống chính trị và tồn xã hội.
Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, nhằm tạo sự thống nhất nhận thức và hành
động trong hệ thống chính chính trị và toàn xã hội đối với trách nhiệm bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc 1. Bởi vì, chỉ trên cơ sở nhận thức đúng thì mới tạo được
1 Theo Tạp chí Cộng sản (26/4/2021). Đường dẫn:
/>
17


sự đồng thuận xã hội, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước trong mỗi người dân
Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, như Bác
Hồ đã căn dặn: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu

của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và bè lũ cướp nước”. Cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân
dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Hai là, vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng “dĩ
bất biến, ứng vạn biến” trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Quán triệt và vận dụng phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Người, cần
thấm nhuần quan điểm có tính nguyên tắc: Chủ quyền biển, đảo là chủ quyền quốc gia
trên biển, là lợi ích quốc gia thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là cái “bất biến”. Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng thay mặt đất nước và nhân dân Việt Nam, tuyên bố với thế giới rằng,
nhân dân chúng tôi thành thực mong muốn hịa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng
kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc và độc lập cho đất nước; toàn thể nhân dân Việt Nam “quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mệnh và của cải” để giữ vững chủ quyền quốc gia. Cái “vạn biến”
là cách ứng xử của ta phải linh hoạt, khôn khéo trong đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ
quyền lãnh thổ theo đúng tinh thần: “Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách
lược của ta thì linh hoạt”. Vận dụng tư tưởng này của Người trong đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển, đảo đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc để đạt mục đích tối thượng là bảo vệ
tồn vẹn từng tấc đất, sải biển, song phương pháp, cách thức đấu tranh phải linh hoạt,
mềm dẻo bằng mọi hình thức, biện pháp, trong đó lấy đối thoại, đàm phán hịa bình để
giải quyết bất đồng; kiên quyết, kiên trì khơng mắc âm mưu khiêu khích, tạo cớ. Kiên
định đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng giải pháp “hịa bình”, bằng sức mạnh
tổng hợp: đấu tranh chính trị, ngoại giao, chứng cứ pháp lý, lịch sử. Chúng ta kiên trì,
tránh xung đột nhưng khi chủ quyền bị xâm phạm, chúng ta sẵn sàng đáp trả bằng quyền
tự vệ chính đáng. Xử lý thật tốt mối quan hệ toàn vẹn độc lập, chủ quyền và duy trì hịa
18


bình, ổn định. Đồng thời, cần cảnh giác trước những mưu toan hạ thấp giá trị chủ quyền

biển, đảo hoặc làm suy giảm lịng tự tơn dân tộc, tinh thần yêu nước…
Ba là, xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.
Xây dựng “thế trận lịng dân” trên biển là quá trình xây dựng nhân tố chính trị tinh
thần, ý chí, tâm lý và niềm tin của nhân dân trên vùng biển, đảo của Tổ quốc, mà cốt lõi là
lịng u nước, tinh thần đồn kết, ý chí chiến đấu của nhân dân 1. Xây dựng “thế trận lòng
dân” trên biển phải song hành với việc giữ gìn giá trị, phát huy truyền thống lịch sử, bản
sắc văn hoá biển; bảo đảm quyền tham gia, hưởng lợi và trách nhiệm của người dân đối
với phát triển bền vững kinh tế biển trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tuân thủ pháp luật.
Tập trung xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng hải quân, cảnh sát
biển, biên phòng biển, kiểm ngư và dân quân tự vệ biển, có số lượng hợp lý, chất lượng
tổng hợp cao; chú trọng xây dựng trình độ kỹ thuật, chiến thuật, trình độ hợp đồng tác
chiến quân binh chủng đi liền với trang thiết bị kỹ thuật ngày càng hiện đại; kết hợp tốt
phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh trên biển của các lực lượng chuyên trách.
Bốn là, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Xác lập và thực thi chiến lược phát triển đất nước thành một quốc gia mạnh về biển,
làm giàu từ biển; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng
- an ninh; phát huy các nguồn lực bên trong, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài để
phát triển các khu vực ven biển. Phát triển kinh tế biển là cơ sở quan trọng để củng cố
quốc phòng - an ninh trên biển, đồng thời củng cố quốc phòng - an ninh trên biển là điều
kiện, tiền đề để phát triển kinh tế biển một cách bền vững.

1 Tạp chí Cộng sản (26/4/2021). Đường dẫn:
/>
19


C. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính khoa học vừa có tính chất
cách mạng sâu sắc. Nó phù hợp với nhận định của Ăngghen: “Những tư tưởng dân tộc

chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân
chính”.
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc khơng chỉ có ý nghĩa hết sức
quan trọng đến sự nghiệp giải phóng dân tộc ở mà ở thời điểm hiện tại và cả trong tương
lai những tư tưởng ấy sẽ luôn được Đảng và Nhà nước ta vận dụng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước.
Bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi cịn nhiều thiếu xót, chúng em hy vọng
sẽ được Giảng viên xem xét và góp ý để chúng em có thể hồn thành một cách tốt hơn
nữa. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

20


×