Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Giao an hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 43 trang )

Tuần: 01
Tiết: 01

Ngày soạn: 14/08/2017
Ngày dạy: 16/08/2017
BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh làm quen với môn Địa lí với tư cách là mơn học riêng trong
nhà trường, nắm được nội dung mơn Địa lí ở lớp 6. Vai trị và ý nghĩa của mơn học.
Phương pháp học tập hiệu quả
2. Kỹ năng: Liên hệ thực tế.
3. Thái độ: u thích mơn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Khung chương trình mơn Địa lí 6.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP. Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ. Không.
3. Bài mới
Mơn địa lí giúp chúng ta hiểu biết về Trái Đất, về thiên nhiên và cách thức con
người tác động thiên nhiên để phục vụ nhu cầu đời sống của mình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1. (24 phút)
GV: Ở tiểu học các em đã học môn Địa lí
với những vấn đề gì? (Học sinh trung bình)
GV: Nội dung chương trình của mơn Địa lí
lớp 6 có những nội dung gì? (Học sinh
trung bình)


NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Nội dung của mơn Địa lí ở lớp 6.
- Các đặc điểm riêng của Trái Đất: vị trí
trong vũ trụ, hình dạng, kích thước và những
vận động của nó
- Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái
Đất.
- Bản đồ
GV: Địa lí 6 giúp các em hình thành nên - Rèn các kĩ năng về bản đồ, thu thập và xử
các kĩ năng gì? (Học sinh trung bình)
lí thơng tin
2. Hoạt động 2. (16 phút)
2. Cần học mơn Địa lí như thế nào.
GV: Để học tốt mơn địa lí chúng ta phải - Biết quan sát tranh ảnh để rút ra nội dung
học như thế nào? (Học sinh trung bình)
bài học
- Biết sử dụng bản đồ, biểu đồ
- Sử dụng sách giáo khoa hợp lí
- Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
3. Cũng cố (3 phút)
- Nội dung của môn địa lí lớp 6?
- Cần học mơn địa lí như thế nào để đạt kết quả tốt?
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài cũ mục 2.
- Đọc trước bài mới: Bài 1. Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất


5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

......................................................................................................................................


Tuần: 02
Tiết: 02

Ngày soạn: 21/08/2017
Ngày dạy: 23/08/2017

Chương I. TRÁI ĐẤT
Bài 1. VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết các quy ước kinh tuyến gốc,
vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đơng, kinh tuyếh Tây; ví tuyến Đơng, vĩ tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc,
vĩ tuyến Nam; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây; nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời trên hình vẽ
- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến
gốc, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây; nữa cầu Bắc, nữa cầu
Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu
3. Thái độ: Biết yêu quý và bảo vệ Trái Đất
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Khung chương trình mơn Địa lí 6.
- Hình 1, hình 2, hình 3
- Quả Địa Cầu
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, trực quan
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp. (1 phút) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
CH: Để học tốt mơn địa lí chúng ta phải học như thế nào?
Trả lời:
- Biết quan sát tranh ảnh để rút ra nội dung bài học
- Biết sử dụng bản đồ, biểu đồ
- Sử dụng sách giáo khoa hợp lí
- Vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
3. Bài mới.
Trong vũ trụ bao la Trái Đất của chúng ta rất nhỏ nhưng nó là hành tinh duy nhất
có sự sống. Để hiểu rõ hơn về Trái Đất, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hơm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1: (35 phút)
GV: Người đầu tiên tìm ra hệ Mặt trời là ai?
(Học sinh trung bình)
HS: Ni-cơ-lai Cơ-péc-ních (1473-1543)
GV: u cầu HS quan sát vào hình 1, và kể
tên 8 hành tinh trong Hệ Mặt Trời và cho
biết Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các
hành tinh, theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt
Trời.
- Mặt Trời cùng các hành tinh chuyển
động xung quanh nó gọi là hệ Mặt Trời
- Trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị


(Học sinh trung bình)

trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt trời
HS: Lên xác định.
GV: Ý nghĩa của vị trí thứ ba trong hệ Mặt - Là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời
trời? (Học sinh trung bình)
có sự sống
- Vị trí thứ ba là điều kiện rất quan trọng để
góp phần nên Trái Đất là hành tinh duy nhất
có sự sống trong hệ Mặt Trời.
GV: Nếu vị trí của Trái Đất nằm ở vị trí của
sao Kim hoặc sao Hỏa thì nó có cịn là một
thiên thể có sự sống trong hệ Mặt Trời
khơng? Vì sao? (Học sinh khá)
(Khơng, vì khoảng cách 150 triệu km vừa
đủ để nước tồn tại ở trạng thái lỏng).
GV: Ngoài hệ Mặt Trời có sự sống liệu
trong vũ trụ có hành tinh nào có sự sống
giống Trái Đất của chúng ta khơng? (Học
sinh khá)
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV chốt lại vấn đề: Hệ Mặt Trời của chúng
ta chỉ là một bộ phận nhỏ bé trong dải ngân
hà nơi có khoảng 200 tỉ ngôi sao tự phát
sáng giống Mặt Trời mà dải ngân hà chỉ là
một trong hàng chục tỉ thiên hà trong vũ
trụ.
2. Củng cố. (3 phút)
- Xác định vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Nêu hình dạng và kích thước của Trái Đất
3. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài cũ mục 1.

- Đọc trước phẩn 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh tuyến, vĩ
tuyến
4. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


Tuần: 03
Tiết: 03

Ngày soạn: 28/08/2017
Ngày dạy: 30/08/2017

Chương I. TRÁI ĐẤT
Bài 1. VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết các quy ước kinh tuyến gốc,
vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đơng, kinh tuyếh Tây; ví tuyến Đông, vĩ tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc,
vĩ tuyến Nam; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây; nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam
2. Kĩ năng.
- Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến
gốc, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nữa cầu Đông, nữa cầu Tây; nữa cầu Bắc, nữa cầu
Nam trên bản đồ và quả Địa Cầu
3. Thái độ. Biết yêu quý và bảo vệ Trái Đất
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Khung chương trình mơn Địa lí 6.
- Hình 1, hình 2, hình 3
- Quả Địa Cầu

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước nội dung bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, trực quan
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp. (1 phút) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút)
CH: Cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời?
Trả lời:
- Mặt Trời cùng các hành tinh chuyển động xung quanh nó gọi là hệ Mặt Trời.
- Trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt trời.
- Là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống.
3. Bài mới.
Trái Đất là thiên thể duy nhất có sự sống trong hệ Mặt trời. Từ lâu, con người ln
Tìm cách để nghiên cứu, khám phá Trái Đất
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1: (31 phút)
GV: Dựa vào hình 2, hãy cho biết độ dài
bán kính và đường Xích đạo của Trái Đất?
(Học sinh trung bình)
GV: Hãy cho biết các đường nối liền hai
điểm cực Bắc và cực Nam trên bề nặt quả
Địa Cầu là những đường gì? Những vịng
trịn trên quả Địa Cầu vng góc với các
đường kinh tuyến là những đường gì? (Học

NỘI DUNG GHI BẢNG
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và
hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến
a. Hình dạng và kích thước của Trái Đất:
- Trái Đất có dạng hình cầu và có kích
thước rất lớn

- Quả địa cầu là mơ hình thu nhỏ của Trái
Đất
b. Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến:
- Kinh tuyến: Đường nối liền hai điểm cực
Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu
- Vĩ tuyến: Vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu


sinh trung bình)
HS: Quan sát trên Quả Địa Cầu để xác định
GV: Hãy xác định trên quả Địa cầu các
đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc?
(Học sinh khá)
HS: Xác định
GV: Hãy xác định kinh tuyến Đông, kinh
tuyến Tây, nữa cầu Đông, nữa cầu Tây?
(Học khá)
HS: xác định
GV: Hãy chỉ nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, vĩ
tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam trên hình 3? (Học
sinh trung bình)
HS: Lên chỉ trên hình

vng góc với kinh tuyến
- Kinh tuyến gốc: kinh tuyến 0º, đi qua đài
thiên văn Grin-uýt (Anh)
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến 0º (Xích đạo)
- Kinh tuyến Đơng: những kinh tuyến nằm
bên phải kinh tuyến gốc
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm

bên trái kinh tuyến gốc
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích
đạo đến cực Bắc
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ
Xích đạo đến cực Nam
- Nửa cầu Đơng: nữa cầu nằm bên phải
vịng kinh tuyến 20ºT và 160ºĐ (châu Âu,
Á, Phi, Đại Dương)
- Nửa cầu Tây: Nữa cầu nằm bên trái vòng
kinh tuyến 20ºT và 160ºĐ (châu Mĩ)
- Nửa cầu Bắc: nữa bề mặt Địa Cầu tính từ
Xích Đạo đến cực Bắc
- Nửa cầu Nam: nữa bề mặt Địa Cầu tính từ
Xích Đạo đến cực Nam

2. Củng cố. (4 phút)
- Xác định vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Nêu hình dạng và kích thước của Trái Đất

3. Dặn dị, hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Học bài cũ.
- Đọc trước bài mới: Bài 3. Tỉ lệ bản đồ
4. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


Tuần: 04
Tiết: 04


Ngày soạn: 04/09/2017
Ngày dạy: 06/09/2017

Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Khái niệm tỉ lệ bản đồ. Ý nghĩ của tỉ lệ số và tỉ lệ thước khi tính tốn
một bản đồ.
2. Kĩ năng: Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được khoảng cách trên thưch tế theo đường
chim bay (đường thẳng) và ngược lại
3. Thái độ: u thích nghiên cứu mơn học. Vận dụng đo, tính thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh, một số bản đồ có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài
mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề; Đàm thoại gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp. (1 phút) Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
CH: Nêu khái niệm kinh tuyến, vỹ tuyến?
Trả lời:
- Kinh tuyến: Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa
Cầu
- Vĩ tuyến: Vịng trịn trên bề mặt Địa Cầu vng góc với kinh tuyến
3. Bài mới.
Chúng ta không thể đưa các số liệu, tranh ảnh từ thực tế vào trong sách vở. Các
dữ kiện đều được mã hóa và thể hiện trên bản đồ theo một nguyên tắc nhất định. Bài học
hơm nay chúng ta cùng Tìm hiểu các vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1. (20 phút)
GV: Bản đồ là gì? (Học sinh trung bình)

- Là hình ảnh …
GV: Cho HS xem một số bản đồ và hỏi, trong
các bản đồ này, số ghi ở góc lớn nhỏ khác
nhau có ý nghĩa gì? (Học sinh trung bình)
GV: cho học sinh xem 2 bản đồ có tỉ lệ
thước và tỉ lệ số.
GV minh họa tỉ lệ số cho học sinh quan sát:
1

Ví dụ: Bản đồ ghi: 100 .000
 Tức là 1cm trên bản đồ bằng 100.000 cm
trên thực địa.
? 1cm trên bản đồ có tỉ lệ 1:2.000.000 bằng
bao nhiêu km ở thực địa? (Học sinh trung

NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái
Đất hoặc một bộ phận của nó trên mặt
phẳng của giấy.
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ, ta có thể biết
được khoảng cách trên bản đồ đã thu
nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách
trên thực tế.
 Tỉ lệ số là một phân số có tử số ln là
1 và mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ
càng bé và ngược lại.


bình)

1 cm trên bản đồ bằng 200 km trên thực địa.
GV: Tỉ lệ thước là gì? (Học sinh trung bình)
GV minh họa bản đồ có tỉ lệ thước.
GV Quan sát hình 8,9 SGK, cho biết 1cm  Tỉ lệ thước là một thước được vẽ sẵn
trên bản đồ bằng bao nhiêu km trên thực địa? trên lược đồ có ghi tỉ lệ thực địa.
Trong 2 bản đồ trên, bản đồ nào lớn hơn và
chi tiết hơn? (Học sinh trung bình)
GV: Đánh giá, chuẩn xác
- Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi
1
tiết càng cao.
Bản đồ tỉ lệ lớn: Trên
200 .000

1
200 .000

Bản đồ tỉ lệ TB: Từ
1
1 . 000. 000

1

đến

Bản đồ tỉ lệ nhỏ: Dưới 1 . 000. 000
GV: Cho biết bản đồ hình 5 khác gì so với
bản đồ hình 4? (Học sinh trung bình)
GV: Vì sao diện tích đảo Grơn-len trên bản
đồ thấy to gần bằng lục địa Nam Mỹ? (Học

sinh khá)
GV: Hãy nhận xét sự khác nhau về hình
dạng, các đường kinh, vĩ tuyến ở các hình 5,
2. Đo tính khoảng cách thực địa dựa
6, 7? (Học sinh khá)
vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản:
2. Hoạt động 2. (15 phút)
a. Tính các khoảng cách trên thực địa
GV: Muốn vẽ bản đồ, người ta phải làm gì?
(theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ
(Học sinh trung bình)
thước:
GV: Đưa các kí hiệu bản đồ, … ví dụ
- Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm
GV: Khi có đủ mọi thơng tin, người ta làm
- Đặt dọc theo thước tỉ lệ và đọc trị số
gì? (Học sinh trung bình)
b. Dùng tỉ lệ số để tính khoảng cách:
Người ta tính tỉ lệ, lựa chọn các kí hiệu để thể
hiện các đối tượng đó lên bản đồ.
3. Củng cố. (3 phút)
- Bản đồ là gì? Vẽ bản đồ như thế nào?
- Tại sao có nhiều bản đồ có hình dạng và kích thước khác nhau?


4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Học bài cũ mục 1, chuẩn bị bài 4. Phương
hướng trên bản đồ
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................


Tuần: 05
Tiết: 05

Ngày soạn: 12/09/2017
Ngày dạy: 13/09/2017

Bài 4. PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ, KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cách xác định các phương hướng trên bản đồ, cách Tìm tọa độ địa lí
tại một điểm.
2. Kĩ năng:
- Xác định được phương hướng, tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa
Cầu.
- Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ.
- Sử dụng địa bàn để xác định phương hướng của một số đối tượng địa lí trên thực
địa: biết cách sử dụng địa bàn, các xác định hướng của các đối tượng địa lí trên thực địa.
- Biết vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học: xác định phương hướng của lớp học và
vẽ sơ đồ lớp học trên giấy (Vị trí cửa ra vào, cửa sổ, bàn giáo viên, bàn học sinh trong
lớp).
3. Thái độ: Hiểu được phương hướng trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh, một số bản đồ có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài
mới.
III. PHƯƠNG PHÁP: Thảo luận; Nêu vấn đề; Đàm thoại gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp. (1 phút) Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.

2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
CH: Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ?
Trả lời:
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ bề mặt Trái Đất hoặc một bộ phận của nó trên mặt
phẳng của giấy.
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ, ta có thể biết được khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao
nhiêu lần so với khoảng cách trên thực tế.
 Tỉ lệ số là một phân số có tử số ln là 1 và mẫu số càng lớn thì tỉ lệ bản đồ càng
bé và ngược lại.
3. Bài mới.
Xung quanh chúng ta ln có các phương hướng, xác định được các phương
hướng để đo đạc, tính tốn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1. (14 phút)
GV: Muốn xác định các phương hướng trên
bản đồ, chúng ta phải làm gì? (Học sinh trung
bình)
HS: Thảo luận và trả lời
GV Người ta đã quy ước gì trong các hướng?

NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Phương hướng trên bản đồ
- Dựa vào các đường kinh vĩ tuyến trên
địa cầu để xác định phương hướng.

- Quy ước: Có 4 hướng chính


(Học sinh trung bình)
+ Ở giữa là trung tâm, phía trên là

HS: Thảo luận và trả lời
hướng Bắc, dưới là Nam, bên phải là
GV Có tất cả bao nhiêu phương hướng hướng Đơng và bên trái là Tây.
chính? (Học sinh trung bình)
HS: Thảo luận và trả lời
2. Hoạt động 2. (12 phút)
2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí.
GV đưa kênh hình 11 SGK
GV: Tìm điểm C trên hình 11, đó là chổ gặp
nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào?
HS: Thảo luận và trả lời
GV: Chuẩn xác, nhận xét bổ sung
GV: Bất kì điểm nào trên Trái Đất cũng là - Tọa độ địa lí là kinh độ và vĩ độ của
nơi cắt nhau của 2 điểm Kinh tuyến và Vĩ một điểm
tuyến. Hai điểm đó là tọa độ địa lí của một
điểm.
GV: Ví dụ: KĐ 20OT; VĐ 17ON
 Viết là: 20OT/17ON
HS lấy ví dụ
3. Hoạt động 3. (8 phút)
3. Bài tập
Học sinh thảo luận nhóm các bài tập trong
sách giáo khoa.
GV chia lớp thành 4 nhóm, 1 nhóm hồn
thành 1 bài tập.
4. Củng cố. (4 phút) GV hướng dẫn cho học sinh làm các bài tập trong SGK.

5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Học bài cũ mục số 1, chuẩn bị bài kí hiệu
bản đồ.
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................


Tuần: 06
Tiết: 06

Ngày soạn: 19/09/2017
Ngày dạy: 20/09/2017

Bài 5. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải nắm được:
- Xác định được các loại kí hiệu thường được dùng trong bản đồ. Hiểu được sự bố
trí của các kí hiệu bản đồ địa hình.
2. Kĩ năng: Đọc lược đồ, bản đồ.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc sáng tạo và u thích mơn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS..
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh, một số bản đồ có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài
mới.
III. PHƯƠNG PHÁP. Thảo luận; Nêu vấn đề; Đàm thoại gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút) Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
CH: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ chúng ta phải làm gì?
Trả lời :
- Dựa vào các đường kinh vĩ tuyến trên địa cầu để xác định phương hướng.
- Quy ước: Có 4 hướng chính

- Ở giữa là trung tâm, phía trên là hướng Bắc, dưới là Nam, bên phải là hướng
Đông và bên trái là Tây.
3. Bài mới.
Trong khoa học địa lí, chúng ta sẽ thường gặp các kí hiệu để mơ tả lại sự vật, hiện
tượng. Vậy, các kí hiệu ấy như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta cùng giải quyết vấn đề
này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1. (18 phút)
GV cho học sinh quan sát một số bản đồ bất
kì: Hãy quan sát bản đồ và nhận xét về nội
dung, màu sắc, bố cục, cấu trúc, …
HS: Thảo luận và trả lời.
GV Có mấy loại kí hiệu bản đồ (Học sinh
trung bình).
HS: Thảo luận và trả lời.
GV Các kí hiệu được giải thích ở đâu? Hãy
quan sát hình 14 và kể tên một số đối tượng
địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu
bản đồ (Học sinh trung bình)
HS: Thảo luận và trả lời.
GV cho học sinh quan sát một bản đồ và yêu

NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Các loại kí hiệu bản đồ

- Bất kì bản đồ nào cũng có hệ thống kí
hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lí về
số lượng, cấu trúc, đặc điểm, …
 Có 3 loại kí hiệu:


Kí hiệu điểm

Kí hiệu đường

Kí hiệu diện tích


cầu học sinh đọc các kí hiệu.
2. Hoạt động 2. (17 phút)
2. Cách biểu hiện địa hình trên bản
GV đưa một lược đồ tự nhiên.
đồ.
GV Người ta quy ước độ cao và độ sâu trên
lược đồ địa hình như thế nào? (Học sinh
trung bình)
HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Ngồi màu sắc, người ta cịn thể hiện - Ngồi màu sắc, người ta cịn thể hiện
bằng kí hiệu gì? (Học sinh trung bình)
độ cao địa hình bằng đường đồng mức.
HS: Thảo luận và trả lời.
GV Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét? - Đường đồng mức càng gần nhau thì
(Học sinh trung bình).
độ cao địa hình càng lớn.
GVSườn phía đơng và sườn phía tây, sườn
nào dốc hơn? (Học sinh trung bình).
HS: Thảo luận và trả lời.
3. Củng cố. (3 phút) GV cho học sinh đọc một số bản đồ địa hình bất kì

4. Dặn dị, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài cũ mục 1, chuẩn bị bài thực hành.

- Mang theo compa, thước kẻ, la bàn, giấy A4, bút lông.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy.
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................


Tuần: 07
Tiết: 07

Ngày soạn: 26/09/2017
Ngày dạy: 27/09/2017

ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Củng cố và dặn dò lại kiến thức cơ bản trong các bài đã học.
2. Kĩ năng: Tự đánh giá kết quả học tập qua các phần đã học.
3. Thái độ: Học tập nghiêm túc sáng tạo và u thích mơn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS..
1. Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống câu hỏi ôn tập về các bài đã học.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước các bài đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP. Thảo luận nhóm và cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút) Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. (6 phút)
CH: Có mấy loại kí hiệu bản đồ?
Trả lời: Có 3 loại kí hiệu:

Kí hiệu điểm


Kí hiệu đường

Kí hiệu diện tích
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1. (12 phút)
GV: Quan sát vào hình 1, em hãy kể tên tám
hành tinh trong Hệ Mặt Trời và cho biết Trái
Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh,
theo thứ tự xa dần Mặt Trời? (Học sinh trung
bình)
HS: Lên xác định
GV: Ý nghĩa của vị trí thứ ba trong hệ Mặt
trời? (Học sinh trung bình)

NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt
Trời.
- Mặt Trời cùng các hành tinh chuyển
động xung quanh nó gọi là hệ Mặt Trời

- Trong Hệ Mặt Trời, Trái Đất nằm ở
vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt trời
- Là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt
Trời có sự sống
2. Hoạt động 2. (11 phút)
2. Phương hướng trên bản đồ.
GV: Muốn xác định các phương hướng trên - Dựa vào các đường kinh vĩ tuyến trên
bản đồ, chúng ta phải làm gì? (Học sinh trung địa cầu để xác định phương hướng.
bình)

HS: Thảo luận và trả lời
GV: Người ta đã quy ước gì trong các - Quy ước: Có 4 hướng chính
hướng? (Học sinh trung bình)
+ Ở giữa là trung tâm, phía trên là
HS: Thảo luận và trả lời
hướng Bắc, dưới là Nam, bên phải là
GV: Có tất cả bao nhiêu phương hướng hướng Đông và bên trái là Tây.


chính? (Học sinh trung bình)
HS: Thảo luận và trả lời
3. Hoạt động 3. (11 phút) Các loại kí hiệu
bản đồ
GV cho học sinh quan sát một số bản đồ bất
kì: Hãy quan sát bản đồ và nhận xét về nội
dung, màu sắc, bố cục, cấu trúc,…
HS: Thảo luận và trả lời
GV: Có mấy loại kí hiệu bản đồ (Học sinh
trung bình)
HS: Thảo luận và trả lời
GV: Các kí hiệu được giải thích ở đâu? Hãy
quan sát hình 14 và kể tên một số đối tượng
địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu
bản đồ (Học sinh trung bình)
HS: Thảo luận và trả lời
GV cho học sinh quan sát một bản đồ và yêu
cầu học sinh đọc các kí hiệu.
4. Củng cố. (3 phút)

3. Các loại kí hiệu bản đồ


- Bất kì bản đồ nào cũng có hệ thống kí
hiệu để biểu hiện các đối tượng địa lí về
số lượng, cấu trúc, đặc điểm, …
 Có 3 loại kí hiệu:

Kí hiệu điểm

Kí hiệu đường

Kí hiệu diện tích

5. Dặn dị, hướng dẫn về nhà (1 phút) Về nhà ôn tập lại các bài đã học để tiết sau
làm bài kiểm tra 1 tiết.
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................


Tuần: 08
Tiết: 08

Ngày soạn: 10/10/2013
Ngày dạy: 12/10/2013

KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
Thông qua bài kiểm tra, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá được kiến thức của bản thân thu được qua những phần đã

học.
2. Kĩ năng:
- Rèn được kĩ năng trình bày bài kiểm tra một cách khoa học.
3. Thái độ:
- Hình thành ý thức nghiêm túc, tự giác, trách nhiệm của bản thân đối với việc học
tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
HS: Ôn tập kiến thức đã học
GV: Đề kiểm tra 1 tiết.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Kiểm tra đánh giá.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra.
Tên Chủ
đề

Nhận biết
TNKQ

Biết
được vị trí
của Trái
Đất trong
hệ
Mặt
Trời.
Biết
được kinh
tuyến đối

diện với
Chủ đề 1: kinh tuyến
Trái Đất
gốc.
Biết
được

tuyến dài
nhất trên
quả
địa
cầu.

Thơng hiểu

Vận dụng

TL

TNKQ

TL

TNKQ

Trình
bày được
khái niệm
của
hệ

Mặt Trời.
Biết
được

hiệu trên
bản đồ.
Trình
bày được
khái niệm
kinh tuyến
gốc,

tuyến gốc

Xác
định
được vị
trí của vĩ
tuyến
Bắc và vĩ
tuyến
Nam so
với vị trí
của
đường
xích đạo.
Hiểu
được
cách xác
định

phương
hướng
trên bản

Hiểu
được cách
xác định
phương
hướng trên
bản đồ.

Hiểu
được

hiệu của tỉ
lệ bản đồ
so
với
thực tế.

TL

Cộng


SC:
SĐ:
TL: %
TSC:
TSĐ;

TL: %

đồ.
SC: 3
SC: 3
SC: 2
SC: 1
SĐ: 1.5
SĐ: 5.0
SĐ: 1.0
SĐ; 2.0
TL: 15%
TL: 50% TL: 10% TL: 20%
SC: 6
SC: 3
SĐ: 6.5
SĐ: 3.0
TL: 65%
TL: 30 %

SC: 1
SĐ: 0.5
TL: 5%
SC: 1
SĐ: 0.5
TL: 5%

SC: 10
SĐ: 10
TL: 100%

TSC: 10
TSĐ: 10
TL: 100%

ĐỀ:
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng của mỗi câu
Câu 1: Trong hệ mặt trời Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần mặt trời:
A. Vị trí thứ 3.
B. Vị trí thứ 5.
C. Vị trí thứ 7.
D. Vị trí thứ 9.
Câu 2: Vĩ tuyến Bắc là vĩ tuyến nằm ở phía dưới đường xích đạo, vĩ tuyến Nam nằm phía
trên đường xích đạo:
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 3: Tỉ lệ số của bản đồ có mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại:
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 4: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ người ta dựa vào yếu tố nào sau đây:
A. Mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ.
B. Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ.
C. Cả 2 đáp án trên.
Câu 5: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là:
A. Kinh tuyến 60°.
B. Kinh tuyến 180°.
C. Kinh tuyến 90°.
D. Kinh tuyến 360°.
Câu 6: Trên quả địa cầu vĩ tuyến dài nhất là:
A. Vĩ tuyến 90°.

B. Vĩ tuyến 60°.
C. Vĩ tuyến 180°.
D. Vĩ tuyến 0°.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm)
- Hệ mặt trời là gì?
Câu 2: (2.0 điểm)
- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta cần phải làm gì?
Câu 3: (1.5 điểm)
- Kí hiệu trên bản đồ là gì?
Câu 4: (2.0 điểm)
- Thế nào là kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
MƠN ĐỊA LÍ KHỐI 6
PHẦN I: PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3.0 điểm)

(Mỗi đáp án đúng đạt 0.5 điểm)


Câu
Đáp án
Điểm

1
A
0.5 điểm

2
B
0.5 điểm


3
A
0.5 điểm

4
A
0.5 điểm

5
A
0.5 điểm

6
D
0.5 điểm

PHẦN II: PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án
Hệ mặt trời: Mặt trời cùng các hành tinh chuyển động xung

quanh
Muốn xác định phương hướng trên bản đồ: Để xác định
phương hướng trên bản đồ ta cần phải dựa vào các đường
kinh tuyến, vĩ tuyến. Đầu phía trên của kinh tuyến là hướng
Bắc, đầu phía dưới là hướng Nam. Đầu bên phải của vĩ tuyến
là hướng Đơng, phí bên trái là hướng Tây. Nếu bản đồ không
vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến ta phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc
rồi suy ra các hướng khác
Kí hiệu bản đồ: là những hình vẽ màu sắc chữ cái dùng thể
hiện trên bản đồ những đối tượng địa lí và những đặc trưng
của chúng.
Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-t
ngoại ơ thủ đơ Ln Đơn của nước Anh có số độ là 0° (kinh
độ = 0°).
Vĩ tuyến gốc: là đường xích đạo có số độ là 0° (vĩ độ = 0°).

Điểm
(1.5 điểm)

(2.0 điểm)

(1.5 điểm)
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)

6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................



Tuần: 09
Tiết: 09

Ngày soạn: 10/10/2017
Ngày dạy: 11/10/2017

Bài 7. SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC VÀ CÁC HỆ QUẢ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Trình bày được chuyển động tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời của Trái Đất:
hướng, thời gian, quỹ đạo và tình chất của chuyển động
- Trình bày được các hệ quả chuyển động của Trái Đất
2. Kĩ năng:
- Sử dụng hình vẽ để mơ tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động của
Trái Đất quanh Mặt Trời:
- Dựa vào hình vẽ mơ tả hướng chuyển động tự quay, sự lệch hướng chuyển động
của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
- Dựa vào hình vẽ mơ tả hướng chuyển động, quỹ đạo chuyển động, độ nghiêng và
hướng nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đọa; trình bày hiện tượng
ngày, đêm dài, ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất theo mùa.
3. Thái độ: Biết được Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7 và Tìm hiểu các múi giờ
khác trên Trái Đất.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh, một số bản đồ có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài và trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài
mới.
III. PHƯƠNG PHÁP. Nêu vấn đề; Thảo luận; Đàm thoại gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp. (1 phút) Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. Khơng
3. Bài mới.
Bình thường chúng ta khơng nhìn thấy Trái Đất quay nhưng thực ra Trái Đất quay
quanh một trục theo hướng từ Tây sang Đông. Sự tự quay quanh trục này sinh ra các hệ
quả gì, tiết học hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1: (20 phút)

NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Sự vận động của Trái Đất quanh
trục
GV. Quan sát hình 19 và cho biết Trái Đất - Trái Đất tự quay quanh một trục theo
quay quanh trục theo hướng nào? (Học sinh hướng từ Tây sang Đơng.
trung bình)
GV. Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh - Thời gian Trái Đất quay một vòng
trục hết mấy giờ? (Học sinh trung bình)
quanh trục hết 24h
GV treo bản đồ các khu vực giờ trên Trái
Đất:
GV. Quan sát lược đồ và cho biết khi khu vực - Người ta chia bề mặt Trái Đất ra thành
giờ gốc là 12h thì ở Việt Nam bao nhiêu giờ? 24 khu vực giờ. Khu vực có đường kinh


(Học sinh trung bình)
tuyến gốc đi qua là 0h
GV. Cho biết múi giờ gốc là 16h ngày 15/10. - Việt Nam nằm ở khu vực giờ thứ 7.
Hãy tính giờ và ngày ở Nin óc, Bắc Kinh,
Mát xccơ va, Tơ ki ô.
HS thảo luận và trả lời

GV đánh giá và chuẩn xác
GV. Giờ ở khu vực giờ gốc gọi là giờ gì?
(Học sinh trung bình)
2. Hoạt động 2: (20 phút)
2. Hệ quả của sự vận động tự quay
GV. Theo các em, vì sao có ngày và đêm? quanh trục của Trái Đất.
(Học sinh trung bình)
GV. Vì sao hằng ngày chúng ta thường thấy - Do Trái Đất hình cầu và tự quay
mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao đều quanh một trục nên sinh ra hiện tượng
chuyển động theo hướng từ Đông sang Tây? ngày và đêm.
(Học sinh khá)
GV. Dựa vào hình 22, cho biết ở bán cầu Bắc - Do sự vận động tự quay quanh trục
các vật chuyển động bị lệch theo hướng nào? nên mọi vật chuyển động theo hướng
Ở bán cầu Nam thì các vật chuyển động bị Bắc Nam đều bị lệch hướng.
lệch theo hướng nào? (Học sinh trung bình)
GV ví dụ minh họa và chuẩn xác kiến thức.
3. Củng cố. (3 phút) GV cho học sinh làm một số bài tập về khu vực giờ.

4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài cũ mục số 1, làm bài tập trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×