Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Giao an hoc ki 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.16 KB, 50 trang )

Tuần: 20
04/01/2018
Tiết: 20

Ngày soạn:
Ngày dạy: 06/01/2018

CHƯƠNG III. THỜI BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
BÀI 17. CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nhận biết và ghi nhớ tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I TCN.
- Biết được chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc.
- Nhận biết và ghi nhớ diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
2. Kỹ năng:
- Biết tìm nguyên nhân và mục đích của một sự kiện lịch sử.
- Bước đấu biết sử dụng kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý chí căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tơn dân
tộc
- Lịng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
Trọng tâm: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ treo tường cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, phân tích, trình bày
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ơn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. Không


3. Bài mới.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà, An Dương Vương do chủ
quan, thiếu phòng bị nên đã thất bại, từ đó đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị
đơ hộ. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy nhân dân ta đến những thử thách
nghiêm trọng: đất nước bị mất tên, dân tộc có nguy cơ bị mất bởi chính sách đồng hố.
Nhưng nhân dân ta quyết tâm không chịu sống trong cảnh nô lệ, đã liên tục nổi dậy, mở
đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu cho ý
chí quật cường của dân tộc ta.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG GHI BẢNG

1. Hoạt động 1: (19 phút) Nước Âu Lạc
từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì đổi
thay?
Hỏi: Tình hình nước ta từ sau thất bại của
An Dương Vương năm 179 TCN? (Học
sinh trung bình)
Hỏi: Đến năm 111 TCN tình hình Âu Lạc
như thế nào? (Học sinh trung bình)

1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế
kỷ I có gì đổ thay?
- Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt
và chia thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu
Chân.
- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và
chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và
Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc



Huyện
Thứ sử
thành Châu Giao.
Hỏi: Nhà Hán đã tổ chức việc cai trị Âu  Sơ đồ tổ chức cai trị của nhà Hán:
Lạc như thế nào? (Học sinh trung bình)
GV cung cấp sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị.
Hỏi: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của
Trung Quốc, lập thành Châu Giao nhằm
mục đích gì? (Học sinh khá)
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách đặt quan - Bóc lột nhân dân ta bằng hình thức: nộp
lại của nhà Hán? (Học sinh khá)
thuế và cống nạp.
Hỏi: Nhân dân Âu Lạc bị nhà Hán bóc lột
như thế nào? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Nhà Hán đưa người Hán sang ở - Bắt nhân dân theo phong tục Hán.
Châu Giao nhằ mục đích gì? (Học sinh
khá)
2. Hoạt động 2: (20 phút) Cuộc khởi 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng
nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
nổ.
GV: giới thiệu tiểu sử Hai Bà Trưng. a. Nguyên nhân:
Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái lạc - Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà
tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. nước.
Chồng là Thi Sách con trai của lạc tướng
chu Diên (vùng ngoại thành Hà Nội)
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi - Thi Sách bị Tô Định giết.
nghĩa Hai Bà Trưng? (Học sinh trung
bình)
Hỏi: Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm nào? b. Diễn biến:

ở đâu? (Học sinh trung bình)
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ
Hỏi: Với 4 câu thơ trong SGK, em hãy khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây)
cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa? - Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê
(Học sinh trung bình)
Linh, tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Tơ Định
Hỏi: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn hoảng sợ trốn về nước.
ra như thế nào? (Học sinh trung bình)
Dùng lược đồ khởi nghĩa để các em theo
dõi. Sau đó yêu cầu HS điền tên các danh
tướng
Hỏi: Hãy nêu tên một số lực lượng của
nhân dân ta lúc đó tham gia cuộc khởi
nghĩa? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Việc khắp nơi kéo về Mê Linh đã
nói lên điều gì? (Học sinh trung bình)
-> Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế c. Kết quả: cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn
nào? (Học sinh trung bình)
tồn.
Hỏi: Ngun nhân thắng lợi của cuộc d. Ý nghĩa:
khởi nghĩa Hai Bà Trưng? (Học sinh - Khôi phục độc lập dân tộc sau hơn hai thế
trung bình)
kỷ bị đơ hộ.
Hỏi: Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất
nghĩa? (Học sinh trung bình)
khuất quật cường của dân tộc ta.
Kết luận tồn bài: Dưới ách bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta khắp nơi sẵn
sàng nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng báo hiệu rằng bọn phong kiến phương Bắc



không thể cai trị vĩnh viễn nước ta, nhất định nhân dân ta sẽ giành được độc lập chủ quyền
cho Tổ quốc.
3. Củng cố. (3 phút) Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay
đổi? Nguyên nhân, diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Ý nghĩa thắng lợi
của khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (2 phút) Về nhà học bài cũ mục 1 và chuẩn bị trước
bài mới.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


Tuần: 21
Tiết: 21

Ngày soạn: 09/01/2018
Ngày dạy: 11/01/2018

Bài 18. TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM
LƯỢC HÁN
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nhận biết, ghi nhớ những việc làm của Hai Bà Trưng sau khỡi nghĩa thắng lợi.
- Trình bày trên lược đồ nêu những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược Hán
2. Kỹ năng:
- Kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.
- Bước đầu làm quen với phương pháp kể chuyện lịch sử.
3. Thái độ:

- Tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.
Trọng tâm:
- Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập?
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) nêu bật ý chí bất khuất của
nhân dân ta.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
- Tranh ảnh đền thờ Hai Bà Trưng.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, phân tích, trình bày
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: Ý nghĩa thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Trả lời:
- Khôi phục độc lập dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị đô hộ.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất quật cường của dân tộc ta.
3. Bài mới.
Ở bài trước, chúng ta đã nhận biết được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa
của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Ngay sau đó, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến
trong điều kiện vừa mới giành được độc lập, đất nước còn nhiều khó khăn. Cuộc kháng
chiến diễn ra rất gay go và quyết liệt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1: (18 phút) Hai Bà
Trưng đã làm gì sau khi giành lại
được độc lập?
Hỏi: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi
giành lại được độc lập? (Học sinh trung

bình)
Hỏi: Việc Trưng Trắc được suy tôn

NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại
được độc lập?
- Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc
được suy tơn làm vua (Trưng Vương), đóng đơ
ở Mê Linh.
- Những việc làm của chính quyền Trưng
Vương:


làm vua đã nói lên được điều gì? (Học
sinh khá)
Hỏi: Hãy nêu những việc làm cụ thể
để xây dựng đất nước, gìn giữ độc lập
thời Trưng Vương? (Học sinh trung
bình)
Hỏi: Tác dụng và ý nghĩa từng việc
làm đó? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng thắng lợi, vua Hán đã làm gì?
(Học sinh trung bình)
Hỏi: Vì sao nhà Hán chỉ hạ lệnh chuẩn
bị, mà không đán áp ngay cuộc khởi
nghĩa? (Học sinh khá)
2. Hoạt động 2: (18 phút) Cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược
Hán (42 – 43) đã diễn ra như thế

nào?
-> Năm 42 quân Đông Hán đã tấn công
vào nước ta như thế nào? (Học sinh
trung bình)
GV: mơ tả lực lượng và đường tiến
qn của nhà Hán khi sang xâm lược
nước ta (đầy đủ lương thực, vũ khí, Mã
Viện là tướng chỉ huy)
Hỏi: Vì sao Mã Viện được chọn làm
chỉ huy đạo quân xâm lược? (Học sinh
khá)
Hỏi: Sau khi Mã Viện chiếm được
Hợp Phố, quân Hán tiến vào nước ta
như thế nào? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Khi nghe tin quân Hán kéo đến
Lãng Bạc, Hai Bà Trưng đã kéo quân
đến để nghênh chiến, việc này chứng tỏ
điều gì? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Tại sao Mã Viện lại nhớ về cùng
đất này như vậy? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Trước sức mạnh của giặc, Hai Bà
Trưng đã có kế hoạch như thế nào?
(Học sinh trung bình)
Hỏi: Vì sao quân ta phải lui về Cổ
Loa, Mê Linh? (Học sinh khá)
Hỏi: Cuộc chiến đấu ở Cấm Khê như
thế nào? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Hai Bà Trưng đã hi sinh ra sao?
(Học sinh trung bình)
Hỏi: Vì sao ở khắp nơi trên đất nước

ta, nhân dân đều lập đền thờ Hai Bà

+ Phong tước cho những người có cơng, lập lại
chính quyền.
+ Trao quyền cai quản cho các Lạc tướng.
+ Xá thuế cho dân.
+ Bãi bỏ các thứ lao dịch nặng nề.
 Thể hiện ý chí quyết tâm của chính quyền độc
lập.

2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
Hán (42 – 43) đã diễn ra như thế nào?
- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố,
quân ta chống trả rồi rút lui.

- Sau khi chiếm Hợp Phố, Mã Viện chia quân
thành 2 đạo thuỷ, bộ tiến vào nước ta.

- Hai Bà Trưng cho quân nghênh chiến ở Lãng
Bạc. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.
- Thế giặc mạnh, quân ta lui về giữ Cổ Loa và
Mê Linh.
- Mã Viện đuổi theo, Hai Bà Trưng chiến đấu
oanh liệt và hi sinh ở Cấm Khê.


Trưng? (Học sinh khá)
Hỏi: Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng? (Học sinh trung bình)
Kết luận tồn bài: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân

xâm lược Hán thời Trưng Vương tiêu biểu cho ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc ta.
Hai Bà Trưng là những vị anh hùng dân tộc. Các thế hệ con cháu luôn cảm phục, biết ơn
Hai Bà Trưng. Nhiều nơi lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm, chúng ta kỷ niệm Hai Bà
Trưng vào các ngày 6 và 8 tháng 2 (âm lịch) và vào dịp kỷ niệm ngày 8 tháng 3.
3. Củng cố. (3 phút)
- Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
- Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán?
- Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán?

4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài, làm bài tập trong sách thực hành.
- Xem trước bài “Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế”
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


Tuần: 22
Tiết: 22

Ngày soạn: 18/01/2018
Ngày dạy: 20/01/2018
Bài 19. TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(giữa thế kỷ I giữa thế kỷ VI)

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Nhận biết nội dung chủ yếu các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối
với nước ta.
- Nhận biết những biểu hiện thay đổi trong tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I - VI.

2. Kỹ năng:
- Biết phân tích, đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc
thuộc.
- Biết tìm nguyên nhân vì sao dân ta khơng ngừng đấu tranh chống ách áp bức của
phong kiến phương Bắc.
3. Thái độ:
- Bản chất tàn bạo của bọn cướp nước phong kiến Trung Quốc, khơng những chúng
muốn cướp nước ta mà cịn muốn cả dân tộc, tiêu diệt dân tộc.
- Nhân dân ta không ngừng đấu tranh về mọi mặt để thoát khỏi tai họa đó.
Trọng tâm:
- Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I
đến thế kỷ VI.
- Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi?
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bản đồ Việt Nam.
- Lược đồ nước Âu Lạc thế kỷ I - III.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, phân tích, trình bày
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1/ Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
Trả lời:
- Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tơn làm vua (Trưng Vương),
đóng đơ ở Mê Linh.
- Những việc làm của chính quyền Trưng Vương:
+ Phong tước cho những người có cơng, lập lại chính quyền.
+ Trao quyền cai quản cho các Lạc tướng.
+ Xá thuế cho dân.

+ Bãi bỏ các thứ lao dịch nặng nề.
 Thể hiện ý chí quyết tâm của chính quyền độc lập.
3. Bài mới.
Do lực lượng quá chênh lệch, mặc dù nhân dân ta chiến đấu rất dũng cảm, ngoan
cường nhưng cuối cùng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thất bại, từ đó nước ta lại bị
phong kiến phương Bắc thống trị, đô hộ. Trong thời gian từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, bọn
phong kiến thi hành chính sách cai trị và bóc lột dã man, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn


cùng. Tuy nhiên để duy trì cuộc sống, nhân dân ta vẫn duy trì và phát triển sản xuất về
mọi mặt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1: (19 phút) Chế độ cai trị
của các triều đại phong kiến phương Bắc
đối với nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI.
- GV: dùng lược đồ Âu Lạc để trình bày cho
HS rõ những vùng đất của Châu Giao.
Hỏi: Từ thế kỷ I, Châu Giao gồm những
vùng đất nào? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Đầu thế kỷ III, chính sách cai trị của
phong kiến Trung Quốc có gì thay đổi?
(Học sinh khá)
Hỏi: Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc
trước đây bao gồm những quận nào của
Châu Giao? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng,
nhà Hán có sự thay đổi gì trong chính sách
cai trị?
Hỏi: Bộ máy nhà nước trong giai đoạn này
có gì khác so với bộ máy trước cuộc khởi

nghĩa Hai Bà Trưng? (Học sinh khá)
Hỏi: Em có nhận xét gì về sự thay đổi cai
trị này? (Học sinh khá)
Hỏi: Nhà Hán thực hiện chính sách bóc lột
nhân dân ta bằng hình thức nào?
Hỏi: Tại sao nhà Hán lại đánh thuế nặng
vào muối và sắt? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách bóc
lột của bọn đơ hộ? (Học sinh khá)
Hỏi: Ngồi chính sách bóc lột thuế má,
cống nạp, phong kiến Trung Quốc cịn thực
hiện những chính sách nào? (Học sinh trung
bình)
Hỏi: Vì sao nhà Hán tiếp tục thi hành chủ
trương đưa người Hán sang ở nước ta? (Học
sinh khá)

NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong
kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế
kỷ I đến thế kỷ VI.
a. Ách thống trị của các triều đại Trung
Quốc.
- Đầu thế kỷ III, nhà Ngô đặt tên Âu Lạc là
Giao Châu.

- Đưa người Hán sang cai trị các huyện.

b. Nỗi thống khổ của nhân dân ta.
- Đóng nhiều thứ thuế (muối và sắt)


- Lao dịch và nộp cống.

c. Đẩy mạnh đồng hoá.
- Đưa người Hán sang Giao Châu.
- Bắt dân ta học chữ Hán và tiếng Hán,
tuân theo luật pháp và phong tục của người
Hán.
2. Hoạt động 2: (17 phút) Tình hình kinh 2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I
tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì đến thế kỷ VI có gì thay đổi?
thay đổi?
Hỏi: Chính quyền đơ hộ nắm độc quyền về a. Cơng cụ sắt và nghề nông.
sắt như thế nào? (Học sinh trung bình)
- Nghề rèn sắt vẫn phát triển, nhân dân chế
Hỏi: Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt? tạo được nhiều cơng cụ sản xuất, vũ khí.
(Học sinh trung bình)
- Nơng nghiệp phát triển:
Hỏi: Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề sắt ở + Dùng trâu bò làm sức kéo phổ biến.


Châu Giao như thế nào? (Học sinh khá)
+ Diện tích trồng trọt mở rộng.
Hỏi: Vì sao nghề rèn sắt vẫn phát triển? + Cơng trình thuỷ lợi phát triển.
(Học sinh khá)
+ Biết sử dụng phân bón.
Hỏi: Những chi tiết nào chứng tỏ nền nông + Trồng hai vụ lúa trong một năm.
nghiệp Giao Châu vẫn phát triển? (Học sinh + Chăn ni nhiều gia súc.
trung bình)
Hỏi: Ngồi nghề nơng, người Châu Giao b. Các nghề thủ cơng và bn bán:
cịn biết làm những nghề nào khác? (Học - Nghề rèn sắt, nghề gốm, nghề dệt phát

sinh khá)
triển mạnh mẽ.
Hỏi: Những sản phẩm nông nghiệp và thủ - Việc buôn bán trong và ngồi nước cũng
cơng nghiệp đã đạt đến trình độ như thế phát triển.
nào?
(Học
sinh
trung
bình)
Hỏi: Thương nghiệp trong thời kỳ này ra
sao? (Học sinh trung bình)
Kết luận tồn bài: Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng, nước ta lại bị các triều
đại phong kiến Trung Quốc thống trị với các chính sách rất dã man, tàn bạo. Tuy bị lâm
vào cảnh khống cùng, nhưng nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc
sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
3. Củng cố. (3 phút)
- Trong các thế kỷ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối
với nước ta có gì thay đổi?
- Hãy nêu những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kỳ này là gì?
- Hãy trình bày những biểu hiện về sự phát triển cảu thủ công nghiệp và thương
nghiệp nước ta trong thời kỳ này?

4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài, làm bài tập trong sách thực hành.
- Xem trước bài: “Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (tt)”
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................



Tuần: 23
Tiết: 23

Ngày soạn: 22/01/2018
Ngày dạy: 24/01/2018
Bài 20.
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ
(Giữa thế kỷ I - Giữa thế kỷ VI) (tt)

I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:
- Nhận biết được sự phân hóa xã hội, sự truyền bá văn hóa phương Bắc và cuộc đấu
tranh gìn giữ văn hóa dân tộc.
- Nhận biết và ghi nhớ nguyên nhân, diễn biến chính, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà
Triệu.
2. Kỹ năng:
- Làm quen với phương pháp phân tích.
- Làm quen với việc nhận thức lịch sử thông qua biểu đồ.
3. Thái độ:
- Giáo dục lịng tự hào dân tộc ở khía cạnh văn hố – nghệ thuật.
- Giáo dục lịng biết ơn Bà Triệu đã dũng cảm chiến đấu giành độc lập cho dân tộc.
Trọng tâm:
- Cuộc đấu tranh chống chính sách đồng hoá của người Hán.
- Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của khởi nghĩa Bà Triệu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sơ đồ phân hoá xã hội.
- Tranh ảnh đền thờ Bà Triệu và lược đồ nước ta ở thế kỷ III.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, phân tích, trình bày

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HOC.
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi?
a. Cơng cụ sắt và nghề nông:
- Nghề rèn sắt vẫn phát triển, nhân dân chế tạo được nhiều công cụ sản xuất, vũ khí.
- Nơng nghiệp phát triển:
+ Dùng trâu bị làm sức kéo phổ biến.
+ Diện tích trồng trọt mở rộng.
+ Cơng trình thuỷ lợi phát triển.
+ Biết sử dụng phân bón.
+ Trồng hai vụ lúa trong một năm.
+ Chăn nuôi nhiều gia súc.
b. Các nghề thủ công và buôn bán:
- Nghề rèn sắt, nghề gốm, nghề dệt phát triển mạnh mẽ.
- Việc bn bán trong và ngồi nước cũng phát triển.
3. Bài mới.
Tiết trước chúng ta đã học những chuyển biến về kinh tế của đất nước trong các thế
kỷ I - VI. Chúng ta đã nhận biết: tuy bị thế lực phong kiến đơ hộ tìm mọi cách kìm hãm,
nhưng nền kinh tế nước ta vẫn phất triển, dù là chậm chạp. Từ sự chuyển biến của kinh tế,


đã kéo theo những chuyển biến trong xã hội, vậy các tầng lớp xã hội thời Văn Lang – Âu
Lạc đã chuyển biến thành các tầng lớp mới thời kỳ bị đơ hộ như thế nào? Vì sao lại xảy ra
cuộc khởi nghĩa năm 248? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1: (18 phút) Những chuyển
biến về xã hội, văn hoá nước ta ở các thế
kỷ I – VI
GV hướng dẫn HS quan sát “Sơ đồ phân hoá

xã hội” đặt câu hỏi để HS trả lời.
Hỏi: Quan sát vào sơ đồ, em có nhận xét gì
về sự chuyển biến xã hội ở nước ta?
(Học
sinh khá)
Hỏi: Bộ phận giàu có gồm những người nào
trong xã hội? Họ có địa vị như thế nào? (Học
sinh trung bình)
Hỏi: Bộ phận đơng đảo là tầng lớp nào? Vai
trị của họ? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Thấp hèn nhất là tầng lớp nào? Thân
phận của họ? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Từ khi bị phong kiến phương Bắc thống
trị, xã hội Âu Lạc tiếp tục phân hố ra sao?
(Học sinh khá)
Hỏi: Nơng dân cơng xã chia thành những
tầng lớp như thế nào? (Học sinh trung bình)
- GV cho HS đọc SGK và đặt câu hỏi:
Hỏi: Chính quyền đơ hộ đã thực hiện chính
sách văn hoá thâm độc như thế nào để cai trị
dân ta? (Học sinh khá)
Hỏi: Những việc làm trên của nhà Hán nhằm
mục đích gì? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong
tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên? (Học
sinh trung bình)

NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Những chuyển biến về xã hội, văn hoá
nước ta ở các thế kỷ I - VI

a. Những chuyển biến trong xã hội.
Vẽ sơ đồ phân hóa xã hội (Sách giáo
khoa trang 55)

2. Hoạt động 2: (18 phút) Cuộc khởi nghĩa
Bà Triệu (năm 248)
GV cho HS đọc mục 4 trong SGK và đặt câu
hỏi:
Hỏi: Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa
Bà Triệu? (Học sinh trung bình)
- Cho HS trình bày những hiểu biết cảu mình
về Bà Triệu và đặt câu hỏi:
Hỏi: Em hiểu thế nào về câu nói của Bà
Triệu (được in nghiêng) trong SGK? (Học
sinh trung bình)
- GV trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa.
Hỏi: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ như

2. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

b. Văn hố.
- Chính quyền đơ hộ mở trường học dạy
chữ Hán tại các quận.
- Truyền vào nước ta Nho giáo, Đạo giáo,
Phật giáo và những luật lệ, phong tục
Hán.
Nhân dân ta vẫn giữ được phong tục tập
quán và tiếng nói của tổ tiên.

a. Nguyên nhân:

- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà
Ngô.
- Nhân dân không cam chịu bị áp bức,
bóc lột nặng nề.
b. Diễn biến.
- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở


thế nào? (Học sinh trung bình)
Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hố).
Hỏi: Khi ra trận, hình ảnh của Bà Triệu ra - Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Giao
sao? (Học sinh trung bình)
Châu làm cho bọn đơ hộ rất lo sợ.
Hỏi: Nguyên nhân làm cho cuộc khởi nghĩa - Vua Ngô sai Lục Dận đem 6000 quân
thất bại? (Học sinh trung bình)
đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng
Hỏi: Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà (Thanh Hoá)
Triệu? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Nhân dân ghi nhớ cơng ơn của Bà c. Ý nghĩa: Tiêu biểu cho ý chí quyết
Triệu như thế nào? (Học sinh khá)
tâm giành lại độc lập dân tộc.
Kết luận toàn bài: Sau thất bại của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán,
nước ta lại bị phong kiến phương Bắc thống trị. Dưới ách thống trị tàn bạo của ngoại bang,
nhân dân ta vẫn vươn lên tạo ra những chuyển biến về kinh tế, xã hội và văn hố để duy trì
cuộc sống và ni dưỡng ý chi giành độc lập dận tộc.
3. Củng cố. (3 phút)
- Trong các thế kỷ I - III, xã hội Âu Lạc có gì thay đổi?
- Diễn biến và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?

4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Học bài và trả lời các câu hỏi có trong SGK.

5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


Tuần: 24
Tiết: 24

Ngày soạn: 09/02/2017
Ngày dạy: 11/02/2017
BÀI TẬP LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU.
1/ Kiến thức: Giáo viên khắc sâu những kiến thức cơ bản của chương III.
- Một số nét về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Nắm được những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành lại được độc lập.
2/ Về tư tưởng tình cảm: làm cho HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền
bỉ vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc.
3/ Về kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng thống kê sự kiện theo thời gian.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi và đáp án.
- Bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh: Hệ thống lại các bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP. Làm bài tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1/ Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. Không
3. Bài mới.
Bài tập 1: (7 phút) H ãy nối mốc thời gian ở cột bên trái với sự kiện ở cột bên phải sao cho

phù hợp:
Thời gian
1/ Năm 179 TCN
2/ Sau 111 TCN
3. Năm 34
4. Năm 40

Sự kiện
a. Tô Định được cử sang làm thái thú quận Giao Chỉ
b. nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành ba quận, gộp
với 6 quận của Trung Quôc thành Châu Giao.
c. Hai Bà Trung dựng cờ khởi nghĩa.
d. Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc và Nam Việt và
chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Đáp án:
1
d
2
b
3
a
4
c
Bài tập 2: (7 phút) H ãy nối mốc thời gian ở cột bên trái với sự kiện ở cột bên phải sao cho
phù hợp:
Thời gian
1/ Mùa xuân năm 40
2/ Tháng 4 năm 42
3. Tháng 3 năm 43

4. Tháng 11 năm 43

Sự kiện
a. Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm
Khê.
b. cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
kết thúc.
c. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.
d. quân xâm lược Hán tấn công Hợp Phố.


Đáp án:
1
c
2
d
3
a
4
b
Bài tập 3: (6 phút) H ai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
- Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tơn làm vua (Trưng Vương),
đóng đơ ở Mê Linh.
- Những việc làm của chính quyền Trưng Vương:
+ Phong tước cho những người có cơng, lập lại chính quyền.
+ Trao quyền cai quản cho các Lạc tướng.
+ Xá thuế cho dân.
+ Bãi bỏ các thứ lao dịch nặng nề.
 Thể hiện ý chí quyết tâm của chính quyền độc lập.
Bài tập 4: (10 phút) T ình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi?

* Cơng cụ sắt và nghề nơng:
- Nghề rèn sắt vẫn phát triển, nhân dân chế tạo được nhiều cơng cụ sản xuất,
vũ khí.
- Nơng nghiệp phát triển:
+ Dùng trâu bị làm sức kéo phổ biến.
+ Diện tích trồng trọt mở rộng
+ Cơng trình thuỷ lợi phát triển.
+ Biết sử dụng phân bón.
+ Trồng hai vụ lúa trong một năm.
+ Chăn nuôi nhiều gia súc.
- Các nghề thủ công và buôn bán:
+ Nghề rèn sắt, nghề gốm, nghề dệt phát triển mạnh mẽ.
+ Việc buôn bán trong và ngồi nước cũng phát triển.
Bài tập 5: (9 phút) Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
(năm 248)
a. Nguyên nhân:
- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Ngô.
- Nhân dân không cam chịu bị áp bức, bóc lột nặng nề.
b. Diễn biến:
- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hoá).
- Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp Giao Châu làm cho bọn đô hộ rất lo sợ.
- Vua Ngô sai Lục Dận đem 6000 quân đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng
(Thanh Hoá)
c. Ý nghĩa: Tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập dân tộc.
4. Củng cố. (4 phút)
- Yêu cầu học sinh về đọc lại các bài đã học ở chương III.
- Đọc trước bài 21 và sưu tầm những tư liệu liên quan đến bài học.
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Học bài và trả lời các câu hỏi có trong SGK.
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................


Tuần: 25
Tiết: 25

Ngày soạn: 16/02/2017
Ngày dạy: 18/02/2017
Bài 21.
KHỞI NGHĨA LÝ BÍ – NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602)

I. MỤC TIÊU.
1/ Kiến thức:
- Biết được chính sách đơ hộ của nhà Lương.
- Nhận biết và trình bày được theo lược đồ những nét diễn biến chính của cuộc khởi
nghĩa Lí Bí, kết quả, ý nghĩa.
2/ Về tư tưởng, tình cảm: Sau hơn 600 năm bị phong kiến phương Bắc thống trị,
đồng hố, cuộc khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xn ra đời đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt
của dân tộc ta.
3/ Về kỹ năng:
- Biết xác định nguyên nhân của sự kiện.
- Biết đánh giá sự kiện.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng cơ bản về đọc bản đồ lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lược đồ “Cuộc khởi nghĩa Lý Bí”
- Các ký hiệu để diễn tả nhữgn diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, phân tích, trình bày

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1/ Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
CH: Chính quyền đơ hộ đã thực hiện chính sách văn hố thâm độc như thế nào để
cai trị dân ta?
Trả lời:
- Chính quyền đơ hộ mở trường học dạy chữ Hán tại các quận.
- Truyền vào nước ta Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục
Hán.
3. Bài mới.
Sau thất bại cuộc khởi nghĩa Bà Triệu, đất nước ta tiếp tục bị phong kiến phương
Bắc thống trị. Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Lương, nhân dân ta quyết không chịu
cuộc sống nô lệ đã vùng lên theo Lý Bí tiến hành cuộc khởi nghĩa và giành được thắng lợi.
Nước Vạn Xuân ra đời. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi
nghĩa: diễn biến, kết quả vá ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
1. Hoạt động 1: (17 phút) Nhà Lương
siết chặt ách đô hộ như thế nào?
GV: Năm 502, Tiêu Diễn cướp ngôi nhà
Tề lập ra nhà Lương (502 – 557). Từ đó
nước ta bị nhà Lương đô hộ.
Hỏi: Đầu thế kỷ VI, nhà Lương siết chặt
ách đô hộ đối với nước ta như thế nào?

NỘI DUNG GHI BẢNG
1/ Nhà Lương siết chặt ách đô hộ như thế
nào?
- Đầu thế kỷ VI, nhà Lương đơ hộ Giao Châu.
* Về hành chính.
- Chia nhỏ các quận huyện để dễ cai trị.



(Học sinh trung bình)
Hỏi: Tại sao nhà Lương lại chia nhỏ các * Về bộ máy quan lại.
khu vực hành chính? (Học sinh Khá)
- Phân biệt đối xử rất gay gắt: người Việt
GV: cho HS đọc SGK phần chữ in khơng được giữ chức vụ quan trọng.
nghiêng.
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về thái độ của * Về kinh tế.
nhà Lương đối với nhân dân ta? (Học - Tiến hành bóc lột dã man, đặt ra nhiều thứ
sinh khá)
thuế hết sức vơ lý và tàn bạo.
Hỏi: Chính sách bóc lột của nhà Lương  Nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
như thế nào? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách
cai trị của nhà Lương đối Châu Giao?
(Học sinh Khá)
2/ Khởi nghĩa Lý Bí – Nước Vạn Xuân
2. Hoạt động 2: (18 phút) Khởi nghĩa thành lập.
Lý Bí – Nước Vạn Xuân thành lập.
a. Khởi nghĩa Lí Bí.
GV: Giới thiệu vài nét về tiểu sử Lý Bí. * Tiểu sử (sgk)
Hỏi: Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ như thế * Nguyên nhân.
nào? (Học sinh trung bình)
* Diễn biến:
Hỏi: Lực lượng của Lý Bí rộng lớn như - Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi
thế nào? (Học sinh trung bình)
nghĩa được hào kiệt các nơi hưởng ứng.
Hỏi: Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp - Trong vòng ba tháng, nghĩa quân đã chiếm
nơi hưởng ứng mạnh mẽ cuộc khởi hầu hết các quận, huyện  Thứ sử Tiêu Tư chạy

nghĩa? (Học sinh Khá)
về Trung Quốc.
Hỏi: Em có nhận xét gì về tinh thần - Tháng 4 năm 542 và đầu năm 543, nhà
chiến đấu của quân khởi nghĩa? (Học Lương hai lần kéo quân sang đàn áp  bị thất
sinh Khá)
bại.
Hỏi: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí có nét đặc * Kết quả. Thắng lợi
sắc gì? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của
cuộc khởi nghĩa?
b. Thành lập nước Vạn Xn:
Hỏi: Việc Lý Bí lên ngơi hồng đế, đặt - Mùa xn năm 542, Lý Bí lên ngơi hồng đế
tên nước, xây dựng kinh đơ đã chứng tõ (Lý Nam Đế), đặt niên hiệu là Thiên Đức.
điều gì? (Học sinh khá)
- Đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đơ ở vùng
* Vạn Xn: là thể hiện lịng mong cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)
muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của - Lập triều đình với hai ban văn võ.
đất nước.
Kết luận toàn bài: Sau hơn 600 năm thống trị, đô hộ với những thủ đoạn tàn ác, dã
man của bọn phong kiến Trung Quốc hịng xố bỏ nước ta, dân tộc ta … việc Lý Bí dựng
nước Vạn Xuân và tự xưng hoàng đế đã chứng tỏ sức sống mảnh liệt của dân tộc ta khơng
có thế lực nào, dù dã man tàn bạo đến đâu cũng không thể nào tiêu diệt được.
3. Củng cố. (3 phút)
- Nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với nước ta như thế nào?
- Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
- Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa?


4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài, làm bài tập trong sách thực hành.

- Vẽ lược đồ hình 47 và tập và tìm nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý
Bí.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


Tuần: 26
Tiết: 26

Ngày soạn: 23/02/2017
Ngày dạy: 25/02/2017
Bài 22.
KHỞI NGHĨA LÝ BÍ – NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602)

I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Trình bày được diễn biến chính hai giai đoạn của cuộc kháng chiến
chống quân Lương.
2/ Về tư tưởng:
- Học tập tinh thần chiến đấu chống quân ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc của ông cha ta.
- Giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc.
3/ Về kỹ năng:
- Sử dụng ký hiệu trên bản đồ câm để diễn tả trận đánh.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.
4/ Trọng tâm: Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lược đồ treo tường “Khởi nghĩa Lý Bí”
- Chuẩn bị sẵn các ký hiệu để diễn tả diễn biến chính của cuộc kháng chiến.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan.

III. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, phân tích, trình bày
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1/ Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
CH: Vì sao Lý Bí lại đặt tên nước là Vạn Xuân?
Trả lời: Vạn Xuân là thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của
đất nước.
3. Bài mới.
Mùa xuân năm 544, cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã thành cơng. Lý Bí đã lên ngơi hoàng
đế và đặt tên nước là Vạn Xuân với hy vọng đất nước, dân tộc sẽ được trường tồn. Nhưng
tháng 5 năm 545, phong kiến phương Bắc, lúc này là triều đại nhà Lương và sau đó là nhà
Tuỳ, đã mang quân sang xâm lược trở lại nước. Đây là cuộc kháng chiến không cân sức.
Nhân dân ta đã chiến đấu rất dũng cảm, nhưng cuối cùng không tránh khỏi thất bại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG GHI BẢNG

1. Hoạt động 1: (14 phút) Chống quân
Lương xâm lược.
GV: dùng bản đồ treo tường để tường thuật,
mô tả những diễn biến chính của cuộc khởi
nghĩa.
Hỏi: Khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ,
nhà Lương đã đối phó như thế nào? (Học
sinh trung bình)
Hỏi: Tại sao tháng 5-545, nhà Lương lại
phái quân sang xâm lược nước ta lần ba?
(Học sinh trung bình)
Hỏi: Nhà Lương đã cử tướng nào sang xâm


1/ Chống quân Lương xâm lược.
- Tháng 5 năm 545, Trần Bá Tiên chỉ huy
quân Lương tiến vào nước ta theo hai
đường thuỷ, bộ.

- Lý Nam Đế đem quân chặn đánh địch ở
nhiều nơi, sau đó rút về Tơ Lịch (Hà Nội),
Gia Ninh (Việt Trì) và núi rừng Phú Thọ.
- Sau khi khôi phục lực lượng, Lý Nam Đế


lược nước? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Lý Nam Đế đã đối phó như thế nào?
(Học sinh trung bình)
Hỏi: Những chi tiết nào nói lên tinh thần
chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta? (Học
sinh trung bình)
- GV: trao đổi với HS:
Hỏi: Vì sao thành vỡ? (Học sinh trung
bình)
Hỏi: Vì sao quân ta phải rút lui nhiều lần?
(Học sinh trung bình)
Hỏi: Vì sao Lý Nam Đế lại chọn hồ Điển
Triệt để đóng quân? (Học sinh khá)
Hỏi: Sau khi bị đánh úp, Lý Nam Đế rút lui
về đâu? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Theo em, sự thất bại của Lý Nam Đế
có phải là sự thất bại của nước Vạn Xuân
không? Tại sao? (Học sinh khá)
2. Hoạt động 2: (13 phút) Triệu Quang

Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
GV giới thiệu sơ lược về tiểu sử Triệu
Quang Phục.
Hỏi: Vì sao Lý Nam Đế trao quyền cho
Triệu Quang Phục? (Học sinh khá)
Hỏi: Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ
Trạch làm căn cứ? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Em nào có nhận xét về ưu điểm của
căn cứ Dạ Trạch? (Học sinh khá)
Hỏi: Thế nào là đánh du kích? (Học sinh
trung bình)
Hỏi: Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn
cách đánh này? (Học sinh khá)
Hỏi: Kế quả như thế nào? (Học sinh trung
bình)
Hỏi: Cuộc chiến đấu ở đầm Dạ Trạch có tác
dụng như thế nào? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Cho biết nguyên nhân thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống quân Lương do
Triệu Quang Phục lãnh đạo? (Học sinh
trung bình)
3. Hoạt động 3: (8 phút) Nước Vạn Xuân
độc lập đã kết thúc như thế nào?
Hỏi: Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu
Quang Phục đã làm gì? (Học sinh trung
bình)
Hỏi: Vì sao nhà Tuỳ lại yêu cầu Lý Phật Tử
sang chầu? Vì sao Lý Phật Tử khơng sang?
(Học sinh khá)


đem quân ra đống ở hồ Điển Triệt.
- Bị quân Lương đánh úp, ông lui quân về
động Khuất Lão. Năm 548, Lý Nam Đế
mất.

2/ Triệu Quang Phục đánh bại quân
Lương như thế nào?
- Sau thất bại, Lý Nam Đế trao quyền cho
Triệu Quang Phục.
- Trước thế mạnh của giặc, Triệu Quang
Phục cho lui quân về Dạ Trạch (Hưng
Yên)

- Ông dùng chiến thuật du kích để đánh
quân Lương.
- Năm 550, Triệu Quang Phục phản công
đánh tan quân Lương  cuộc kháng chiến
kết thúc thắng lợi.

3/ Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc
như thế nào?
- Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu
Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt
Vương), tổ chức lại chính quyền.
- 20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi, xưng
là hậu Lý Nam Đế.
- Năm 603, quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân,


Hỏi: Quân Tuỳ lấy cớ gì để xâm lược nước Lý Phật Tử bị bắt.  Đất nước ta bị nhà

ta? (Học sinh trung bình)
Tuỳ đơ hộ.
Hỏi: Vì sao Lý Phật Tử thất bại nhanh
chóng? (Học sinh khá)
Hỏi: Cuộc tấn cơng xâm lược nước ta của
nhà Tuỳ đã nói lên điều gì? (Học sinh trung
bình)
Kết luận tồn bài: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí là sự tiếp tục phát huy truyền thống đấu
tranh giành độc lập của nhân dân ta và sự tồn tại độc lập của nước Vạn Xuân trong hơn một
nữa thế kỷ đã khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân ta, phát huy được truyền
thống yêu nước bất khuất của tổ tiên mà tiêu biểu là cách đánh giặc mưu trí của Triệu
Quang Phục.
4. Củng cố. (3 phút)
- Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?
- Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào?
- Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?

4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học bài, làm bài tập trong sách thực hành.
- Xem trước bài “Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII - IX”.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×