TỔ CHỨC KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
I.Mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ mầm non trong Chương trình Giáo dục
mầm non.
- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng
gần gũi xung quanh.
- Phát triển các năng lực nhận thức để trẻ có thể tự phát hiện vấn đề, tích luỹ kiến
thức và giải quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống.
- Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn đối với thiên nhiên.và xã hội.
Nội dung giáo dục nhằm phát triển nhận thức cho trẻ bao gồm:
+ Khám phá khoa học
+ Khám phá xã hội
+ Làm quen với toán
II. Khám phá khoa học
1. Khái niệm khám phá khoa học
- Khám phá khoa học: Phát hiện ra các điều bí mật, ẩn dấu: Khám phá những
điều bí ẩn của tự nhiên, những điều mới lạ của tự nhiên.
Khám phá khoa học đối với trẻ mầm non: Q trình trẻ tìm hiểu, tích cực tham
gia hoạt động thăm dò, quan sát, xem xét, phỏng đoán, thảo luận về sự vật và hiện tượng
xung quanh.
- Thí nghiệm: Làm thí nghiệm theo những điều kiện nguyên tắc đã được xác
định để nghiên cứu, chứng minh một vấn đề gì đó.
- Thực nghiệm: Tạo ra những biến đổi nhất định của sự vật để xem xét những
hiện tượng nào đó hoặc kiểm tra tính đúng sai của các lý thuyết, của những ý
kiến, gợi ý mới.
- Trải nghiệm: Đã từng sống, từng biết về những vấn đề đó.
Tóm lại: Là sự tổ chức hoạt động tạo ra tình huống và quan sát trẻ đi tới kết luận
nhất định.
Mục đích: Cung cấp thơng tin cho trẻ về thế giới quanh.
Đáp ứng nhu cầu của trẻ: ln muốn tìm kiếm câu trả lời nguyên nhân xẩy ra
sự việc.
Rèn cho trẻ một số kỹ năng tư duy.
2. Những kỹ năng nhận thức cơ bản cần thiết rèn cho trẻ khi tham gia hoạt
động khám phá:
2.1. Quan sát: Có khả năng quan sát 1 hoặc nhiều đối tượng cùng 1 lúc.Biết sử dụng
các giác quan để thu thập thông tin về đối tượng quan sát.
VD: Quan sát sự phát triển của hạt cây khi gieo, phát triển của củ hành tây khi trồng trong
cốc…Trẻ nhìn, sờ,
+ Tìm hiểu về một đối tượng
MG lớn: Cho trẻ quan sát, tự phát hiện dấu hiệu đặc trưng, giải quyết tình huống có vấn
đề, phát hiện, nhận xét mối quan hệ của đối tượng. Kích thích trẻ phán đốn, suy luận.
+ Tìm hiểu về nhiều đối tượng:
Nhận biết từ 4 – 6 đối tượng, so sánh 2 – 3 cặp đối tượng.
Áp dụng trong trường hợp khi trẻ đã tích luỹ được vốn kiến thức tương đối đầy đủ, chính
xác, sử dụng nhiều trò chơi, bài tập
2.2. So sánh, phân loại:
- So sánh: Tìm hiểu đặc điểm giống và khác nhau của đối tượng, lựa chọn và xếp các
đối tượng theo các đặc điểm giống nhau.
VD: So sánh sư tử và hổ:
- Phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo 1 hoặc 2 dấu hiệu, có thể cho trẻ phân
loại theo dấu hiệu cho trước, có thể cho trẻ tự chọn dấu hiệu phân loại (Cúc áo: 2 lỗ, 4 lỗ,
hình trịn, ơ van, vng, chữ nhật, các màu, nhựa, đá, nhơm…) để tạo thành các nhóm có
dấu hiệu chung.
2.3. Đo lường: Dùng thước đo đo nhiều đồ vật, ghi lại kết quả đo để so sánh, dùng
cân để nhận biết vật nặng nhẹ, xem đồng hồ để biết thời gian, đo nhiệt độ và có thể sắp xếp
đối tượng theo các quy luật nhất định (To dần, nhỏ dần, theo mẫu)
2.4. Suy luận: Dựa trên kết quả quan sát để đưa ra nhận xét và suy ra điều mà trẻ chưa
nhìn thấy.
Phán đốn: Đưa ra dự báo hợp lý hoặc ước lượng dựa trên kết quả quan sát, kinh
nghiệm, kiến thức mà trẻ đã có.
VD: Trẻ nhìn thấy một ít nước cạnh tủ lạnh, nước lạnh. Trẻ phán đoán có ai đó lấy nước đá
đánh rơi trên sàn. Cùng lúc đó trẻ nhìn thấy chị đang uống nước, đốn là chị đã đánh rơi
nước trên sàn. Nếu không tưới nước cây sẽ chất
2.5. Giao tiếp, trao đổi thông tin, mơ tả bằng lời hoặc hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, ký
hiệu: VD: Ghi lại nhiệt độ các ngày trong tuần.bằng nhiều cách.
Tháng 9
Thứ 2
3
4
5
6
7
Chủ nhật
Tháng 9
Nhiệt độ
45
40
35
30
25
20
15
10
5
Thứ 2
3
4
5
X
6
7
Chủ nhật
- Ngày nào trong tuần nóng nhất? Lạnh nhất?
- So sánh nhiệt độ của 1 tháng mùa đông và 1 tháng mùa hè.
- Đài thông báo nhiệt độ ở Hà Nội 30 độ C: Hỏi nóng hay lạnh? Thời gian nào trong
năm? Tại sao?
3. Một số điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức khám phá mơi trường:
a. Kính lúp, nam châm, cân, gương. thước các loại
b. Các sách về hoạt động khọc học dánh cho giáo viên và cho trẻ
c. Các đồ vật, nguyên vật liệu: lá, hoa, hạt cây, cơn trùng, con vật ni, vỏ trai,
sị, ốc……
d. Bể cá, chai nhựa trong các cỡ, dụng cụ đông nước, phễu. bình tưới nước.
4. Nội dung khám phá khoa học
+ Khám phá khoa học về một số bộ phận của cơ thể người
+ Khám phá khoa học về đồ vật và chất liệu
+ Khám phá khoa học về thực vật
+ Khám phá khoa học về động vật
+ Khám phá khoa học về một số hiện tượng tự nhiên
5. Hình thức tổ chức cho trẻ khám phá khoa học
a.Thời điểm tổ chức:
+ Dạo chơi
+ Tham quan
+ Sinh hoạt hàng ngày
+ Hoạt động góc
+ Ngày hội, ngày lễ.
+ Hoạt động học.
b.Quy mơ học sinh: Tuỳ theo loại hình khám phá khoa học để tổ chức cho trẻ hoạt
động: cá nhân, nhóm hoặc cả lớp.
c. Sử dụng các hình thức khám phá khoa học trong tổ chức hoạt động học:
- Sử dụng hoạt động khám phá khoa học như là một thủ thuật trong 1 giờ học
cho trẻ tìm hiểu về mơi trường xung quanh. VD: Làm quen với một số loại quả,
cho trẻ nếm thử, sờ, ngửi…
- Tổ chức hoạt động khám phá khoa học là 1 giờ học trọn vẹn. VD: Tìm hiểu
về đặc điểm, tính chất của nước.
6. Các bước tổ chức khám phá khoa học
Bước 1: Cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng cần khám phá bằng giác quan: dạo
chơi, tham quan, sinh hoạt háng ngày, hoạt động góc,
Bước 2: Người lớn cần chuẩn bị các câu hỏi. Các câu hỏi nhằm cung cấp kiến thức và
phát triển các kỹ năng nhận thức.
Bước 3: Tạo mọi điều kiện cho trẻ được trải nghiệm.
Bước 4: Tổng hợp đánh giá: Hỏi trẻ đã làm và phát hiện điều gì. Giáo viên ghi chép
lại và tổng kết.
Bước 5: Xác định việc làm tiếp: Có thể cho trẻ vẽ, làm mơ hình hoặc nói về điều trẻ
khám phá được.
* Một số lưu ý khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học:
a. Câu hỏi: GV cần chuẩn bị và lựa chọn câu hỏi để hỏi trẻ phù hợp với trường
hợp khám phá khoa học:
+ Câu hỏi giúp trẻ tập trung về đặc điểm của đối tượng quan sát: Tên gọi, chất
liệu, màu sắc…
+ Câu hỏi giúp trẻ phân biệt, so sánh tìm ra sự giống và khác nhau của các đối
tượng, khuyến khích trẻ tự tìm tịi: Con gà khác với con vịt như thế nào? Mùa
đông khác mùa hè…
+ Câu hỏi mở khuyến khích trẻ giải quyết vấn đề và đưa ra những dự đốn, tình
huống để trẻ giải quyết: Làm thế nào để nước lạnh hơn? Chuyện gì xảy ra nếu
ta không tưới nước cho cây?...
b. Tổ chức cho trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động khám phá, lựa chọn hoạt
động phù hợp để trẻ được cùng cơ chuẩn bị, làm thao tác thí nghiệm, được thử,
được thảo luận theo nhóm, được theo dõi đến kết quả cuối cùng.
Tránh trường hợp cho trẻ làm quen với đồ vật lặp đi lặp lại 1 hình thức.
c. Ln có sự tích hợp hướng dẫn cho trẻ thái độ ứng xử, tình cảm với đối tượng
khám phá (Bảo vệ mơi trường, biết giữ vệ sinh cá nhân,…kỹ năng sống đơn
giản)
d. Chuẩn bị các phương tiện để tổ chức cho trẻ khám phá khoa học cần quan tâm
đảm bảo an toàn cho trẻ (Nước nóng, lửa, dao, cốc thuỷ tinh…)
e. Khi tổ chức cho trẻ đi tham quan xa: (SKKN của cô giáo trường MG Việt
Triều):
+ Lựa chọn địa điểm tham quan
+ Lập kế hoạch: Thời gian, chương trình, nội dung thảo luậ của cô và trẻ
+ Chuẩn bị xe (Nếu cần)
+ Người lớn đi cùng (Phụ huynh học sinh, cán bộ GV …)
+ Nghỉ ngơi, ăn uống.
+ Các điều kiện đảm bảo an toàn
+ Các hoạt động củng cố sau chuyến đi tham quan: trẻ miêu tả, làm sản phẩm:
vẽ, làm chuyện tranh, làm đồ chơi từ vật liệu thiên nhiên mang về từ chuyến đi. Xem băng
video quay chuyên đi…
VD: - Một buổi dạo chơi:
+ Phụ thuộc vào mùa, địa điểm dẫn trẻ đến: có thể quan sát kiến, bướm, lá, hoa,
mây, mưa, nóng, lạnh…
+ Cho trẻ tìm xung quanh những vật định hướng quan sát, nói cho trẻ biết tên gọi.
+ Sử dụng lá, cánh hoa để dạy trẻ đếm.., động viên trẻ nói đúng hoặc thuộc những
điều cô mới dạy
+ Về lớp: Cho trẻ vẽ, kể lại câu chuyện,…
f. Một buổi tham quan:
+ Cho trẻ tự tìm hiểu điều trẻ thích thú và chia sẻ cùng cơ.
+ Chụp ảnh những gì trong thiên nhiên mà trẻ nhìn thấy, thích thú.
+ Về lớp tìm kiếm trong hoạ báo, tranh ảnh, trang Web về điều trẻ vừa quan sát
khi đi tham quan.
+ Làm sách về thiên nhiên
6. Gợi ý các hoạt động Khám phá khoa học theo Chủ đề cho lớp 5 tuổi:
TT Chủ đề
1
Trường MN
2
Bản thân
Nội dung
- Đặc điểm, công
dụng, cách sử
dụng đồ dùng,
đồ chơi
- So sánh, phân
loại 1 số đồ
dùng, đồ chơi
- Tên gọi , chức
năng của các bộ
phận cơ thể.
- Biết giữ vệ sinh
cơ thể.
Gợi ý các hoạt động khám phá khoa học
- Để nhiều loại đồ vật: kim loại, không phải kim loại
cho trẻ trải nghiệm, đoán, phân loại.
- Cân một số đồ vật trên cân thăng bằng, tìm vật nặng =
nhau, khơng = nhau.
- Trẻ đứng vịng trịn hoặc thành hàng: Thực hiện vận
động theo hiệu lệnh: Nhắm mắt, chỉ tay lên mũi, mắt,
mồm, nhấc chân, co đứng 1 chân…)
- Tay dùng để làm gì: giơ tay chào, đàn, đánh răng, rửa
mặt, cài khuy áo, cầm điện thoại, kéo dây giầy, giở
sách…
- Trẻ làm các động tác = chân: bò, đi, nhảy, trượt,
kiễng, đá bóng, lắc người, quay vịng, …hơ đóng băng
trẻ đứng nguyên tư thế đang thực hiện.
- In ngón tay cái lên giấy, dùng kính lúp soi.
- Lập biểu đồ cân nặng, chiềucao, giúp trẻ tìm số đo
của mình.
- Chọn 1 số đồ vật túi, khay, thước kẻ cho trẻ tập làm
thăng bằng = đầu, vai, tay, chân.
- Cắt băng giấy dài 2m: cho trẻ đi thử: Bao nhiêu bước
chân ngắn, bao nhiêu bước chân dài.
- Vẽ hình bàn tay bừng phấn trên giấy.
- Bỏ 1 số đồ vật vào hộp, cắt lỗ nhỏ, cho trẻ thị tay vào
tìm, mô tả đồ vật, gọi tên (pt xúc giác). Cho trẻ phân
loại vật nóng - lạnh
- Chuẩn bị nhiều cốc nước có các mức nước khác nhau,
trẻ dùng thìa gõ, nghe âm thanh khác nhau (pt thính
giác)
- Chuẩn bị xà phịng, chanh, hạt tiêu, một nón thức ăn
quen thuộc cho vào hộp có lỗ nhỏ, cho trẻ ngửi và đốn
mùi. (pt khứu giác)
- Cho trẻ so sánh mắt con vật, mắt người (pt thị giác)
- Cho trẻ nếm và so sánh: muối-đường, rượu-nước, bột
mỳ-sođa.(pt vị giác)
- Cắt miếng khoai tây và táo nhỏ như nhau, chộn lẫn:
cho trẻ nhắm mắt, ngửi phân biệt khoai tây- táo, nếm
phân biệt, mô tả mùi vị.
- Vệ sinh thân thể:
+ Khi nào rửa tay? Tại sao?
+ Cháu thích khăn tắm nào?
+ Cháu thích dùng loại xà phịng nào?
+ Cách rửa mặt, tay chân, cách rửa cọ 2 chân vào
nhau…
+ Cháu thường dùng nước gội đầu nào? Cách chải đầu,
bao nhiêu bạn tóc dai? Bào nhiêu bạn tóc ngắn? ai đèo
bờm, ai buộc nơ…, Các kiểu tóc khác nhau.
+ Đánh răng như thế nào? M ấy lần/ ngày? Loại thuốc
nào cháu thường dùng đánh răng tại nhà?
+ Vệ sinh nhà cửa, lau đồ đạc: Gia đình có đồ vật nào:
Mày giặt, máy hút bụi, máy sấy…, các phụ kiện đi kèm
theo các loại máy phục vụ vệ sinh gia đình.
III. Khám phá xã hội:
1. Nội dung:
+ Tìm hiểu về bản thân, gia đình, trường mầm non, cộng đồng
+ Các hoạt động giúp trẻ biết 1 số nghề gần gũi và phổ biến
+ Các hoạt động cho trẻ làm quen với danh lam thắng cảnh, lễ hội, sự kiện văn hoá
của quê hương.
Lưu ý: Khi lựa chọn nội dung để cho trẻ học cần quan tâm một số yếu tố sau:
+ Thực tiễn nơi trẻ đang sống
+ Sự kiện xã hội nổi bật: lựa chọn sự kiện phù hợp với khả năng nhận thức và
hứng thú của trẻ (1000 năm Thăng Long, Lễ hội làng, Wold cup…)
2. Các hình thức tổ chức cho trẻ khám phá xã hội:
- Trò chuyện với trẻ
- Xem tranh ảnh, băng hình.
- Kể chuyện, đọc thơ, giải câu đố về gia đình, bạn bè, trường lớp mầm non
- Chơi các trị chơi, các tình huống trải nghiệm tìm hiểu về bản thân, sở thích của
mình, của ban, nhu cầu gia đình.
- Tham quan, quan sát về gia đình, một số nghhề, danh lam thắng cảnh…
- Vẽ tranh, làm album ảnh, sách tranh về các sự kiện, về gia đình, trường học…
Lưu ý: Khi tổ chức hoạt động khám phá xã hội cho trẻ cần lựa chọn hình thức phù hợp
để trẻ tham gia tích cực vào hoạt động và đạt mục đích hiệu quả nhất.
Hà Nội, tháng 7/2010