Chụp ảnh biển
•
Biển bao la là nơi các nhiếp ảnh gia dễ rung cảm và sáng
tác nên những tấm hình thể loại phong cảnh tuyệt đẹp. Bạn cũng có thể
làm được điều đó với những lưu ý về thời gian, bố cục, khẩu độ…
Không quá khó để các tay máy mới vào lĩnh vực chụp ảnh có “tác phẩm’
của riêng mình. Điều trước tiên là họ cần… dậy sớm vì bình minh là thời
gian quý báu của ảnh phong cảnh. Ở thời gian này, hầu như các tỉnh dọc
duyên hải của nước ta đều có những vầng mặt trời mọc tuyệt đẹp, xê dịch
từ 4h30-5h sáng, tùy từng nơi. Còn buổi chiều (khoảng 6h30-7h30) là lúc
bạn có thể ghi lại vẻ đẹp của hoàng hôn. Không chỉ đơn thuần là bấm máy
và chụp, nếu bạn muốn có tính nghệ thuật trong ảnh của mình, hãy kiên
nhẫn chờ đợi và chuẩn bị cho những giờ phút “vàng” mà giới săn ảnh luôn
tìm kiếm.
Chọn thời điểm là hoàng hôn, người chụp sẽ có những mảng màu tuyệt đẹp
trên biển
Khi đến với biển, chắc chắn là bạn sẽ chụp ảnh thuộc thể loại phong cảnh
bởi không gian biển rộng lớn và tráng lệ. Đây là ưu thế của biển nhưng
thách thức với các tay máy là phải tìm được một không gian thực sự “sạch”,
không có những chi tiết thừa (rác, các cửa hàng lộn xộn, dây rợ…), trừ phi
bạn đến với chợ cá ven biển và đây lại là vấn đề khác. Do đó, khi lên kế
hoạch chụp, tốt nhất là bạn nên ưu tiên những điểm đến còn hoang sơ hoặc
ít bị bàn tay con người can thiệp vào. Điều này cần khá nhiều kinh nghiệm
của những người ưa du lịch và bạn nên tham khảo từ họ. Đôi khi, trong một
khu bãi biển “lộn xộn” có những bãi đá khá đẹp để ghi hình.
Người chụp cũng nên mang theo chân máy loại nặng để chống rung vì mỏi
tay hoặc gió thổi, hood để cản các tia sáng “đi lạc” gây ra vết đốm trên ảnh,
kính lọc phân cực để làm ấm sắc độ trong trường hợp ánh sáng còn quá
“tươi”.
Tìm bố cục trong khi chụp biển cũng không quá khó. Cách đơn giản nhất là
theo quy tắc 1/3, nghĩa là đặt đường chân trời vào đường 1/3 hoặc 2/3, tùy
vào ý thích nhấn mạnh biển hay bầu trời. Lúc này cũng chú ý đặt khoảng vô
cực chuẩn để khoảng nét tối ưu nhất. Nếu trên đường chân trời có vầng mặt
trời, bạn có thể đặt mặt trời vào điểm 1/3.
Với những bờ biển đẹp, người chụp nên tận dụng loại đường cong hình chữ
C, chữ S để tạo bố cục mềm mại cho ảnh. Nếu nhận thấy những chi tiết nổi
bật, bạn cũng không nên bỏ qua bố cục dùng “leading line” để nhấn mạnh
chủ thể bằng đường dẫn là bờ biển hoặc vệt cát.
Đặt đường chân trời ở 1/3 phía trên ảnh, mặt trời ở điểm mạnh 1/3
Khi xoay người ngang với hướng nắng chiếu, bạn có thể ghi lại sự phản
chiếu màu nắng trên các con sóng. Ảnh này dùng chế độ chụp chậm, dùng
hood chắn sáng và làm các tia nắng tung bay như pháo hoa cùng con sóng
Khe cát tạo thành hình cong chữ S mềm mại bên biển
Ở biển, sóng luôn là một chủ đề hấp dẫn. Nếu biết chế ngự tốc độ cửa trập
và khẩu độ, bạn sẽ làm những con sóng trở nên tuyệt đẹp. Ví dụ, với phong
cảnh không có người di chuyển, người chụp có thể đặt tốc độ màn trập
chậm một chút, đặt máy trên giá đỡ, khoảng ½ giây hay 1 giây để những
con sóng trở nên mềm mại như tấm voan trắng ôm lấy các mỏm đá đen.
Nếu ai đó muốn tạo dáng bên sóng, họ cần ngồi yên để bạn chụp sóng mềm
vờn lên theo kiểu này. Nhưng nếu có đối tượng di chuyển trên các con sóng
như vận động viên lướt ván, người chơi trò lướt ván do ca nô kéo thì bạn
phải dùng tốc độ nhanh để ghi hình.
Đến các vùng duyên hải, các “phó nháy” cũng không nên bỏ qua sinh hoạt
của người dân làng chài. Dù các cảnh kéo lưới, đánh cá khá quen thuộc, khi
có những bức ảnh về chủ đề này của riêng mình, bạn sẽ thấy rất có ý nghĩa.
Hơn nữa, những con mắt tinh tường sẽ không bao giờ thấy cạn cảm hứng ở
nơi đây.
Sóng cuộn tung lên khá nhanh nên có thể dùng tốc độ cửa trập nhanh để ghi
lại độ cao của con sóng
Tốc độ cửa trập hạ nhanh để ghi cảnh di chuyển trên biển
Tốc độ cửa trập chậm để sóng mềm mại như voan
Cảnh chài lưới luôn mang lại cảm xúc sâu lắng. Nguồn ảnh: Betterphotos