Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi tại trường mầm non DPD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 12 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và tồn xã hội. Việc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự hình thành và phát
triển nhân cách mỗi trẻ. Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi ở trường mà
khả năng nhận thức của mỗi trẻ cũng được nâng lên, trong đó, họat động làm
quen chữ cái rất cần thiết đối với trẻ mầm non, vì nó là phương tiện góp phần
trong việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, đặc biệt giúp trẻ phát triển ngơn
ngữ. Ngồi ra hoạt động làm quen chữ cái là tiền đề vững chắc giúp trẻ bược
vào trường Tiểu học với một tâm thế tự tin, vững chắc. Ngôn ngữ chính là
phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học
tập tốt ở các cấp học sau này. Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết. Thơng qua hoạt động làm quen chữ cái, trẻ được phát âm đúng 29 chữ
cái tiếng Việt, ngoài ra Làm quen chữ cái là mơn học mở đầu cho bước ngoặc
của q trình giao tiếp. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ
cái với trẻ đặc biệt là trẻ MG 5-6 tuổi, là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc
và giáo dục trẻ MG 5-6 tôi băn khoăn và mong muốn làm sao để tìm ra được
biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chử cái cho trẻ 5- 6 tuổi .
Chính vì thế mà tơi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm
non DPD” để thực hiện trong năm học này.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng:
- Trường Mầm non DPD là một trường có nhiều bề dày về thành tích học tập
cũng như giãng dạy trong nhiều năm qua. Trường đã được công nhận là trường
đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và được đánh giá mức độ 2.
- 100% giáo viên trong trường đều có trình độ đật chuẩn và trên chuẩn.
- Tình hình của lớp: Tổng số trẻ trong lớp: 20, trong đó có 9 nam và 11 nử.
Trong q trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn
sau:
- Thuận lợi:
+ Ban giám hiệu ln quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về chuyên môn, mua


sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tương đối đầy đủ.
+ Động viên, khích lệ giáo viên sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin
vào các hoạt động giáo dục trẻ.
+ Nhà trường luôn tạo điều kiện tốt nhất, tổ chức các tiết dạy mẫu cho giáo
viên dự giờ, thao giảng và cùng nhau trao đổi rút kinh nghiệm.
+ Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chun mơn, nhiệt tình u
nghề mến trẻ. Biết sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy.
+ Đa số trẻ trong lớp đều có sức khỏe tốt để tham gia vào các hoạt động của
lứa tuổi
+ Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình
đến trường, lớp.
- Khó khăn:
+ Trong lớp có nhiều trẻ nhút nhát, khơng mạnh dạn tự tin trong q trình
tham gia các hoạt động học.
+ Đa số trẻ nói giọng địa phương, phát âm không chuẩn.
+ Do ảnh hưởng của dịch covid 19 nên chương trình của MGL yêu cầu phải
dồn chử cái lên. Vì vậy trẻ ít có thời gian để ôn luyện.
1




+ Một số phụ huynh chưa quan tâm tới việc phối hợp với cơ giáo trong q
trình chăm sóc trẻ.
Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp sau :
2. Một số biện pháp:
- Biện pháp 1: Tạo môi trường giúp trẻ làm quen chữ cái:
Tạo môi trường trong lớp học:
Tạo môi trường chữ cái cho trẻ làm quen là một việc làm không thể thiếu
trong mơi trường lớp học. Nó rất quan trọng địi hỏi giáo viên mầm non cần phải

tạo môi trường giúp trẻ hứng thú trong hoạt động làm quen chữ cái. Khi tạo mơi
trường cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với chủ đề, đề tài và trị chơi.
Mơi trường phải thường xuyên thay đổi nội dung và hình thức tổ chức giúp trẻ
khơng bị nhàm chán.
Ví dụ: Ở góc học tập, tôi dành riêng một khoảng tường tạo và dán tên góc
“Bé học chữ cái”. Ở góc này, tơi chọn những hình ảnh, từ cắt dán phù hợp với
chủ đề lớp đang thực hiện và cho trẻ chơi sao chép từ bằng cách tìm, ghép từ
tương ứng với từ có sẵn hoặc tìm và cắt dán chữ cái cịn thiếu trong từ.

Hay những góc chơi trong lớp, ngồi kí hiệu góc chơi tơi cịn dán tên góc.
Các đồ dùng, đồ chơi từng góc chơi, tơi có dán tên riêng cho từng loại.
Các bảng, biểu trong lớp như bảng “Bé đến lớp” hay “bé làm nội trợ”…được
dán bằng các chử cái theo mẫu chử mà trẻ học.
Những học phẩm, đồ dùng học tập của trẻ, đồ dùng cá nhân như ca, khăn,
ghế, gối,… tôi cho trẻ nhận biết bằng các chử cái.

2




Vào đầu năm học, tôi cho trẻ làm quen tên trẻ qua các đồ dùng cá nhân, đồ
dùng học tập. Sau mỗi nhóm chữ cái học xong, tơi cho trẻ nói chữ cái có trong
tên của trẻ.
Tạo mơi trường ngồi lớp học:
Tạo môi trường chữ cái trong lớp chưa đủ, tơi cịn phối hợp với giáo viên
trong lớp cùng nhau xây dựng môi trường chữ cái ngay cả ở hành lang, hiên,
ngoài trời nhằm giúp trẻ nhận biết và phát âm tốt các chữ cái đã học mọi lúc,
mọi nơi.
- Với khoảng không gian ở hành lang, hiên, chúng tôi dán các ô chữ cái cho

trẻ bật, vẽ những ô ăn quan với kí hiệu ơ bằng chữ cái,…
- Ngồi sân trường treo các hình in ảnh các con vật, quả…có chứa các chử
cái
Như vậy, việc tạo mơi trường chữ cái cho trẻ làm quen nhằm lôi cuốn được
trẻ tham gia một cách tích cực vào các hoạt động làm quen chữ cái và khắc sâu
những chữ cái đã học.

- Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi
Muốn trẻ hiểu bài nhanh, nhớ lâu, thì trẻ phải được trực tiếp tham gia vào
các hoạt động. Tơi đã sưu tầm được một số trị chơi khi cho trẻ làm quen với chữ
cái để trẻ tăng hứng thú, cũng cố kỹ năng cụ thể như sau:
- Trị chơi: Rung chng vàng.
+ Chuẩn bị: Một số thẻ chữ cái đã học
3


+ Cách chơi: Có thể tổ chức theo nhóm, cả lớp, trong hoạt động học, hay
hoạt động chiều. Cô tập trung trẻ ngồi theo đội hình chữ U, hàng ngang hay
vịng trịn. Cơ phát âm tên của các chữ cái đã học, trẻ tìm chữ cái đúng với chử
cái cơ vừa phát âm. Hoặc khi cô rung chuông, tất cả trẻ cầm thẻ chữ giơ lên, ai
chọn sai sẽ ngồi ra ngồi, bạn nào cịn lại sau cùng sẽ chiến thắng.
- Trò chơi: Gạch chân chữ cái đã học :
+ Chuẩn bị: Các hình ảnh và bài thơ, từ dưới tranh.
+ Cách chơi: Trong thời gian một bài hát đội nào gạch đúng chữ cái cô yêu
cầu và gạch được nhiều chữ cái thì đội đó thắng cuộc .
- Trị chơi: Cánh cửa thần
+ Chuẩn bị: Thẻ chữ cái, cánh cửa thần. Chọn hai trẻ nhanh nhẹn đứng khép
“2 cánh cửa thần”
+ Cách chơi: Trẻ cầm trên tay một thẻ chữ cái đi đến gần cửa và gọi: “Cửa
thần ơi, hãy mở ra” trẻ khép cửa hỏi: “Chữ gì? Chữ gì” Nếu trả lời nói đúng tên

chữ cái cầm trên tay thì cửa sẽ mở ra và trẻ đó được đi vào. Và yêu cầu trẻ chỉ
được qua cửa khi nói đúng tên chữ cái cầm trên tay.
- Chơi với xúc xắc:
Cơ có các hộp xúc xắc và trên các mặt của hộp xúc xắc có các chữ cái e, ê,
cơ sẽ phát cho mỗi nhóm 1 hộp xúc xắc và khi nghe hiệu lệnh của cơ (1,2,3
tung.)thì đại diện bạn trong nhóm sẽ tung hộp xúc xắc lên.mặt chiếc hộp hiện
lên chữ cái gì thì nhóm đó phát âm chữ cái đó lên.

Việc tổ chức trị chơi làm quen với chữ cái qua các trò chơi mới giúp trẻ
hứng thú
học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen. Cho nên với
mỗi tiết dạy tơi ln tìm tịi, sáng tạo những trị chơi mới, cách chơi mới ứng
4


dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới
lạ hứng thú với trẻ.
- Biện pháp 3: Thực hiện hoạt động trong giờ làm quen chữ cái:
3.1.Trong giờ học làm quen chữ cái:
Trẻ mẫu giáo “Học bằng chơi, chơi mà học” song song với việc giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Vì vậy để tạo cho trẻ
thích thú trong học tập, tơi phải đổi mới hình thức, phương pháp để hoạt động
học nhẹ nhàng và linh hoạt.
Để trẻ tham gia vào hoạt động tích cực và sáng tạo, trước hết, tơi phải tìm
tịi những thủ thuật gây hứng thú để lôi cuốn trẻ vào hoạt động học một cách
sinh động. Tôi đã chọn nhiều hình thức như kể chuyện, đọc thơ, trị chơi,… cuốn
hút trẻ vào hoạt động học sao cho thật thoải mái, hứng thú, phù hợp với chủ đề,
nhận thức của trẻ và hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo ở
trẻ.
Ví dụ 1: Đối với tiết học trẻ đã biết:

Chủ đề “gia đình” với nhóm chữ cái a, ă, â mở đầu hoạt động tôi cho trẻ
hát bài hát: “Bé học chử cái a, ă, â”. Sau đó hỏi trẻ các con hát bài hát gì? Chữ a,
ă,â có cấu tạo như thế nào?Trong lớp mình bạn nào đã biết chữ cái a,ă,â rồi?
Rồi cho trẻ làm quen chử a, ă, â thơng qua các trị chơi.
Ví dụ 2: Đối với tiết học đa số trẻ chưa biết
Chủ đề “Động vật ni trong gia đình” với nhóm chữ cái i, t, c mở đầu hoạt
động tôi đọc câu đố về con vịt cho trẻ đoán, cho trẻ xem con vịt và đọc từ “Con
vịt”, yêu cầu trẻ tìm và phát âm chữ cái đã học, giới thiệu chữ cái i, t, c cho trẻ
làm quen.
Với hoạt động ơn luyện, tơi thường tìm tịi thay đổi cách tổ chức nhằm giúp
trẻ khắc sâu hơn chữ cái vừa học. Bởi trẻ 5-6 tuổi hoạt động chủ đạo là hoạt
động vui chơi nên thơng qua trị chơi những chữ cái đã được học sẽ giúp trẻ
khắc sâu hơn sự ghi nhớ của mình một cách tự nhiên và thoải mái, từ đó trẻ tự
lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng. Tơi thường tổ chức các trị chơi mang tính chất
động tĩnh đan xen nhau.
Chẳng hạn với trị chơi mang tính tĩnh, tơi tổ chức cho trẻ chơi những trị
chơi dùng hột hạt hoặc các nét rời để xếp chữ vừa học hay tìm chữ cái có xung
quanh lớp.
Cịn những trị chơi mang tính động, tơi thường tổ chức các trị chơi thi đua
như: Trong hoạt động làm quen chữ i, t, c chủ đề “Thế giới động vật”, tôi tạo ra
3 ngơi nhà có kí hiệu các chử cái i, t, c và nhiều con vật có tên gọi chứa chữ cái
i, t, c. Tôi đưa ra yêu cầu là các đội sẽ chọn đúng con vật có chứa chử cái i, t, c
đưa về đúng nhà có chứa chữ cái đó,… trẻ rất thích thú và tích cực để thực hiện
đúng nhiệm vụ chơi.

5


Hoặc chử cái e, ê, tơi cho trẻ chơi trị chơi kết bạn: Cho mỗi trẻ cầm trên tay
một nét chử cái e và chử cái ê, khi nghe hiệu lệnh của cơ thì 2 bạn kết lại với

nhau để tạo thành chử cái e và ê
Ngồi ra, tơi cịn luyện phát âm cho trẻ bằng cách sưu tầm hoặc tự sáng tác
những bài thơ có gắn các chữ cái vừa dạy. Như để luyện phát âm chữ ê trong
chủ đề gia đình, tơi cho trẻ đọc những câu thơ:
Em tôi buồn ngủ, buồn nghê.
Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà
Buồn ăn bánh đục bánh đa
Củ từ khoai nướng cùng là cháo kê.
Để tạo sự hứng thú cho trẻ trong khi chơi, tơi lựa chọn các bài hát có lời
hoặc không lời, tiết tấu sôi động phù hợp chủ đề lồng ghép trong các trị chơi.
Tơi ln bao qt, động viên, khích lệ trẻ kịp thời. So sánh kết quả chơi để khích
lệ tinh thần chơi của trẻ.
Kết quả từ việc thay đổi nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, tôi
thấy trẻ hứng thú hơn vào hoạt động học, tôi lên lớp tự tin hơn, gần gũi trẻ hơn
và hoạt động học rất sinh động.
3.2 .Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ làm quen với chữ cái:
Trẻ được làm quen và nhận biết, phát âm các chữ cái, được tham gia vào các
trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột bấm chuột di chuột để chọn chữ. Kết
hợp với những âm thanh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tốt
nhất. Vì vậy khi tiếp cận với máy tính trẻ rất thích.
Vì thế ngồi tiết dạy theo kiểu truyền thống tơi cịn sử dụng máy tính để
soạn giáo án điện tử đề dạy trẻ.
6


- Xây dựng bài giảng điện tử bằng cách tạo ra các sile trình chiếu và kết hợp
với hình ảnh, hiệu ứng âm thanh phù hợp với từng sile chiếu hình.
- Cho trẻ xem hình ảnh, chơi trị chơi tìm chử cái qua ô chữ để trẻ được ôn
chữ cái đã học. (Ơ cửa bí mật)
- Trẻ nhận xét tranh sau đó đọc từ dưới tranh cùng cơ. Trẻ được tri giác chữ

cái mới bằng hiệu ứng cho chữ xuất hiện .
- Biện pháp 4: Lồng ghép, tích hợp các hoạt động học nhẹ nhàng, khoa
học:
Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức một hoạt động làm quen chữ cái. Ngồi
việc dùng ngơn ngữ nói để gây sự chú ý cho trẻ, tơi cịn lồng ghép, tích hợp các
mơn học khác vào hoạt động học làm quen chữ cái phù hợp với từng chủ đề.
* Lồng ghép, tích hợp văn học:
Tơi thường tích hợp văn học vào hoạt động làm quen chữ cái vì nó rất thích
hợp cho việc gây hứng thú, luyện phát âm cho trẻ. Những câu chuyện, bài thơ,
câu đố,… phải phù hợp với chủ đề và có từ chứa chữ cái chuẩn bị cho trẻ làm
quen.
Ví dụ: Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Giọt nước tí xíu” bằng tranh, tiếp
theo đưa tên câu chuyện “Giọt nước tí xíu” cho trẻ tìm và rút chữ cái đã được
học. Sau đó, tơi giới thiệu chữ cái u, ư chuẩn bị cho trẻ làm quen.
Hay tôi sử dụng các bài thơ, bài vè, câu đố,… để gây hứng thú. Ví dụ:
– Bài thơ nói về chữ o, ơ, ơ:
O trịn như quả trứng gà
Ơ thì đội mủ
Ơ thì mang râu.
– Câu đố chữ a: Thân em không đứng một mình
Móc dù sát cạnh thắm tình chị em
Đố biết chữ gì ? Hãy tìm cho cơ từ nào có chứa chữ a!
– Câu đố chữ ă: Em là bạn của chữ a
Đội thêm cái rá trơng ra dáng mình
7




Đố biết chữ gì? Chữ nào có chứa chữ ă ?…

Ngoài ra, những bài đồng dao, bài vè dễ nhớ, dễ đọc cũng gây được sự hứng
thú cho trẻ như bài “Rềnh rềnh ràng ràng” “Nu na nu nống” hay một số bài thơ
tôi tự sáng tác để chuyển đội hình,…
* Lồng ghép, tích hợp âm nhạc:
Âm nhạc là hoạt động thường mang tính vui tươi, nhí nhảnh, mang lại sự
hứng thú cho trẻ rất cao. Vì vậy, tơi thường tích hợp âm nhạc vào hoạt động làm
quen chữ cái để gây hứng thú hay chuyển đội hình hoặc là trò chơi luyện phát
âm phù hợp với chủ đề và khả năng của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề “Trường mầm non” tôi cho trẻ hát và vận động bài hát “Vui
đến trường”, sau đó cùng trị chuyện và cho trẻ xem hình ảnh cơ giáo với từ “Cơ
giáo”, tiếp theo tơi giới thiệu chữ o, ô cho trẻ làm quen hoặc cho trẻ xướng âm
chữ o, ô, ơ theo lời bài hát “Vui đến trường”.
Để tạo sự mới lạ, tôi sáng tác một số bài hát dựa trên lời bài hát có sẵn để
gây hứng thú cho trẻ như: Nào bạn ơi! Đến đến đây, ta cùng nhau mình vui học
chữ, học chữ e và chữ ê nữa nhé bạn ơi!,…
* Lồng ghép, tích hợp mơi trường xung quanh:
Xung quanh trẻ có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, có rất nhiều sự vật hiện tượng
rất gần gũi với trẻ. Vì vậy, tơi đã lựa chọn một trong những đồ vật đó cùng với
tên gọi có chứa chữ cái dự kiến cho trẻ làm quen để gây sự chú ý của trẻ.
Ví dụ: Tôi cho trẻ lắng nghe tiếng kêu của vịt con, cho trẻ đốn và xem vịt
con thật, sau đó tơi giới thiệu từ “Vịt con”.
* Lồng ghép, tích hợp tạo hình:
Trong hoạt động làm quen chữ cái, luyện tập cá nhân là rất quan trọng không
thể thiếu. Nên tạo hình rất phù hợp cho việc luyện cá nhân và tơi đã cho trẻ tạo
hình từ các ngun vật liệu khác nhau hoặc tô màu, xé, cắt, dán, nặn chữ cái,…
Trẻ được khắc sâu hơn về chữ cái đã học.
* Lồng ghép, tích hợp tốn:
Hoạt động làm quen với tốn thường được lồng ghép để cho trẻ đếm chữ cái
có trong từ hay nhóm chữ cái được làm quen. Ngồi ra còn được lồng ghép vào
trò chơi thi đua, trẻ thi nhau gạch dưới chữ cái vừa học hay tìm đồ vật có kí hiệu

chữ cái theo u cầu của cô. Sau khi hết thời gian chơi, tôi cùng trẻ đếm số
lượng và nhận xét.
- Biện pháp 5: Dạy trẻ làm quen chữ cái mọi lúc, mọi nơi.
Thông qua hoạt động góc.
Hàng ngày, trẻ đều được tham gia vào hoạt động chơi ở các góc. Đặt biệt là
góc học tập rất thích hợp cho việc trẻ làm quen chữ cái. Trẻ là trung tâm của mọi
hoạt động, trẻ phải được thực hành và trải nhiệm. Vì thế, để lơi cuốn trẻ vào góc
chơi, tơi đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu cho trẻ hoạt
động.

8




Ở góc học tập, trẻ có cơ hội được củng cố ôn luyện chữ cái đã học một cách hiệu
quả nhất. Tôi chuẩn bị các đồ chơi đồ dùng, nguyên vật liệu như bút màu, bút
chì, đất nặn, màu nước, nắp chai, kẽm lơng, kéo, giấy màu,… để trẻ có thể rắc
bột màu, nặn, xếp chữ, tô màu chữ cái đã học.Sau khi thực hiện xong, tơi hỏi trẻ
đó là chữ cái gì? Như vậy trẻ vừa nhớ lại chữ đã học và vừa luyệnđược phát âm.
Hay tôi chuẩn bị rất nhiều chữ cái khác nhau, tôi giúp trẻ ghi tên ra, trẻ có
nhiệm vụ tìm và cắt ghép các chữ cái lại thành tên của trẻ.
Cùng với việc chuẩn bị nhiều đồ dùng, nguyên vật liệu khác nhau của cô và
trẻ, cùng với sự hướng dẫn gợi ý của cơ, tơi thấy trẻ rất hứng thú tích cực tham
gia làm quen chữ cái, phát âm rõ ràng và nhớ được chữ cái lâu hơn.
Thơng qua hoạt động chơi ngồi trời.
Vào giờ chơi ngồi trời, tơi cho trẻ đi dạo quanh sân trường và đọc tên các
loại hoa, cây xanh có trong sân trường hay tên các phịng chức năng, tên lớp, tôi
cũng kết hợp hỏi trẻ chữ cái đã học. Ngoài ra, khi ra sân trường khả năng tập
trung của trẻ bị phân tán nên tôi sử dụng những bài bài thơ, bài vè, bài hát để tập

trung sự chú ý và vừa để luyện phát âm của trẻ hay dùng phấn vẽ, xếp các chữ
cái đã học trên sân trường. Những ơ gạch làm đường đi có kí hiệu chữ cái đến
các khu vực chơi ngoài trời cũng giúp trẻ nhận dạng và phát âm tốt chữ cái đã
học khi trẻ bước lên.

9




Giáo dục trẻ trong các hoạt động khác.
- Hoạt động đón trẻ.
- Hoạt động trả trẻ.
Trong q trình tổ chức thực hiện, tôi thường theo dõi sự tiến bộ của trẻ qua
việc học làm quen chữ cái, để điều chỉnh kịp thời các biện pháp giáo dục phù
hợp với mỗi cá nhân trẻ.
- Biện pháp 6: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ
trẻ trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái.
Phối hợp với cha mẹ học sinh và cơ giáo là một mắc xích rất quan trọng, nếu
chỉ có cơ dạy thì chưa đủ, mà phải kết hợp cả hai thì trẻ khắc sâu những gì đã
học được ở trường, lớp. Bởi vậy vào những buổi họp cha mẹ học sinh đầu năm,
hằng ngày đón trẻ giáo viên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp, tun truyền
về cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ, lịch học, họat động học của từng ngày , từng
tuần để các bậc cha mẹ nắm được chương trình học của con em mình.

Ví dụ : Hơm nay học chữ cái a,ă,â thì cơ giáo gửi các mẫu chữ cái vào nhóm
lớp để phụ huynh hướng dẫn cho các con thêm ở nhà để củng cố và ghi nhớ các
chữ đã học ở lớp.
Ngoài ra, giáo viên vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu, phế liệu sẵn
để phục vụ hoạt động có nhiều đồ dùng phong phú, đa dạng.

Như vậy, các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến trẻ, cho trẻ đi học đều đặn, đưa
và đón trẻ, tin tưởng vào mơi trường trẻ đang học, hiểu được tầm quan trọng của
hoạt động làm quen chữ cái trong trường mầm non.
PHẦN III: HIỆU QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
* Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
* Đối với trẻ: Từ những kinh nghiệm trên khi áp dụng vào tình hình thực tế
của lớp tơi thì tôi thấy trẻ đã hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động làm quen
chữ viết. Những trẻ nói tiếng địa phương hay phát âm không chuẩn cũng đã
được rèn và phát âm đúng hơn, rõ ràng hơn. Trẻ nhận biết đúng chữ cái, biết
10


cách tơ chữ và tơ khơng chườm ra ngồi. Các tiết học khác trở nên nhẹ nhàng và
đạt kết quả tốt hơn.
Số liệu điều tra sau khi thực hiện:
TT

Nội dung

Tốt
Số
Tỷ lệ
trẻ
%

Khá
Số
Tỷ
trẻ

lệ%

Trung bình
Số Tỷ lệ
trẻ
%

Yếu
Số
trẻ

Tỷ
lệ%

Trẻ nhận biết nhớ đúng 10/20 50% 5/20 25% 4/20 20 1/20 5%
mặt các chử cái đã học
Trẻ phát âm chử cái rõ 12/20 60% 5/20 25% 2/20 10% 1/20 5%
2
ràng, chính xác
Tơ, viết trùng khít lên
3 nét chấm mờ, hoàn 10/20 50% 5/20 25% 4/20 20 1/20 5%
thành vở tập tô sạch sẽ
Kỹ năng tô, viết, tư thế 12/20 60% 5/20 25% 2/20 10% 1/20 5%
4
ngồi, cách cầm bút
* Đối với cô giáo: Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên, tơi thấy
mình đã giảm bớt được nhiều thời gian để làm đồ dùng phục vụ cho tiết học nên
tơi có thêm thời gian để trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu tham khảo tư liệu
sách báo... để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
* Về phụ huynh

- Phụ huynh rất phấn khởi vì thấy con mình nhận biết, phát âm rõ ràng và tô
được các chữ cái đã học.
- Đa số phụ huynh đã có sự nhận biết đúng đắn về tầm quan trọng trong việc
cho trẻ làm quen với 29 chữ cái trước khi vào lớp 1. Đây là điều cần thiết nhất
để trẻ chuẩn bị tâm thế vững vàng trước khi bước vào lớp 1.
- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng học tập của con ở lớp, phối hợp
với giáo viên luyện cho con học chử cái ở nhà.
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Bài học kinh nghiệm:
- Có nhiều hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm với sách nhằm phát triển
khả năng tiền đọc, viết cho trẻ 5-6 tuổi. Giáo viên có thể lựa chọn nội dung, hình
thức tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả.
- Giáo viên phải luôn luôn học hỏi, nghiên cứu tư liệu, tài liệu có liên quan
đến chun mơn của chính bản thân mình.
- Giáo viên trong cùng một lớp phải có sự thống nhất, quan tâm sát sao tới
từng trẻ giúp trẻ tự tin, hứng thú với hoạt động
- Giáo viên phải thật sự kiên trì và nhẫn nại, yêu trẻ như con đẻ của mình.
Hướng dẫn động viên trẻ kịp thời, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ.
Giáo viên cần khuyến khích những điều trẻ quan tâm, bởi vì khơng phải mọi
đứa trẻ đến trường đều u thích sách. Các hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi trải
nghiệm với sách như trình bày ở trên sẽ giúp các em hứng thú với việc đọc, tạo
cảm nhận tích cực về sách, trẻ thu nhận kiến thức về đọc, viết một cách tự nhiên.
* Hoạt động cho trẻ ‘Làm quen với chữ cái” giúp trẻ 5-6 tuổi bước đầu làm
quen và tập phát âm 29 chữ cái của "Tiếng Việt". Hỗ trợ trực tiếp và tích cực cho
bộ môn "Tiếng Việt" ở trường tiểu học. Với những giải pháp như vậy trong thời
gian đến sẽ có nhiều tư liệu để nhiều giáo viên khác vận dụng vào các hoạt động
nhằm giúp trẻ hoạt động tích cực hơn, trẻ nhớ chính xác các chữ cái đã học, ngồi
1

11



và cầm bút đúng tư thế, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, phát triển ngôn ngữ tốt
hơn, trẻ tự tin trong giao tiếp hơn.
2. Những kiến nghị và đề xuất sau khi thực hiện đề tài:
* Đối với phòng giáo dục: Mong các cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường mầm non
* Đối với ban giám hiệu nhà trường:
- Luôn tạo điều kiện đỡ giáo vên trong việc làm đồ dùng dạy học cho trẻ.
- Sắp xếp tạo điều kiện cho giáo viên được thường xuyên dự giờ để trao đổi
kinh nghiệm lẫn nhau và đi dự giờ các tiết mẫu do phòng giáo dục tổ chức.
* Đối với phụ huynh:
- Cần quan tâm hơn nữa tới việc học tập của con em mình và phối hợp với
giáo viên để nắm rỏ tình hình học tập của con em mình, từ đó có biện pháp giáo
dục phù hợp.
Trên đây là kinh nghiệm của tôi trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen
chử cái đã thực hiện và đạt kết quả tốt. Tôi mạnh dạn đưa ra để các cấp lãnh đạo
và các đồng nghiệp xem xét, góp ý cho bản kinh nghiệm của tơi được hoàn thiện
hơn.

12



×