Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

lop 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.77 KB, 40 trang )

Thứ 6 ngày 8 tháng 9 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP
1.Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết tên gọi thành phần và kquả của phép cộng.
- Hoàn thành BT 1, 2 (cột 2), 3(a,c), 4
* K,G làm thêm: BT2( cột 1, 3) , BT3b và BT5.
1.2. Kỹ năng
- Biết thưc hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài tốn bằng 1 phép cộng.
1.3.Thái đợ.
-HS làm bài cẩn thận
1.4.Các năng lực đạt được
- Năng lực tự học: thực hiên nhiệm vụ học tập tìm được tên gọi từng thành phần trong
phép tính cộng.
- Năng lực giải quyết vấn đề:Tìm cách đặt tính và tính tổng
- Năng lực tư duy sáng tạo trong việc giải toán;
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.
- NL Tự học:Thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
- NL làm việc nhóm: thảo luận tìm ra cách giải bài toán có lời văn.
3. Tổ chức dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động1: Củng cố về phép cộng, tên gọi các thành phần của phép cộng.
* Mục tiêu:
- Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết tên gọi thành phần và kquả của phép cộng.
- Biết thưc hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
* Cách tiến hành:
Bài 1 : Tính
- Gọi HS đọc yêu cầu


- Giải thích yêu cầu bài tập,
- Cho HS làm bài lần lượt vào bảng con
-Nhận xét bài làm trên bảng của các em
- Chốt kết quả đúng:
Bài 2 : Tính nhẩm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Chia HS thành các nhóm, các em thảo luận làm cột 2 vào phiếu học tập.
- Cho các nhóm trình bày
- Nhận xét bài làm của các nhóm. Tuyên dương
- Chốt kết quả đúng :
Bài 3 : Đặt tính rồi tính tởng, biết các số hạng là:
- Gọi HS đọc yêu cầu


- GV hướng dẫn HS làm bài
- Cho các em làm bài
- Nhận xét bài làm của các em.
- Chốt kết quả đúng:
3.2. Hoạt động 2: Giải bài toán có lời văn.
* Mục tiêu:
- Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng.
* Cách tiến hành:
Bài 4.
- Cho cả lớp đọc bài toán.
- Đặt câu hỏi, tóm tắt cho các em tìm cách làm bài :
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
+ Trai bao nhiêu học sinh ?
+ Gái bao nhiêu học sinh ?

+ Bài toán hỏi gì ?
- Nhận xét, viết tóm tắt cho các em làm vào vở, một em làm trên bảng lớp.
- Bao quát, giúp các em yếu.
- Gọi HS làm bài
- Nhận xét bài làm. Tuyên dương.
- Chốt kết quả đúng :
4. Kiểm tra đánh giá.
- Biết cộng nhẩm số tròn chục có hai chữ số.
- Biết tên gọi thành phần và kquả của phép cộng.
- Biết thưc hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng.
-GV khen, nhận xét tại lớp.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1.Bài tập củng cố.
- Cho HS nhắc lại tựa bài vừa học.
- Cho 3 em đại diện 3 tổ lên bảng thi làm nhanh, các em cịn lại quan sát và cở vũ.
32
+
4
77
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giáo dục sinh : làm toán cần cẩn thận, trình bày sạch đẹp…
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn các em về xem bài vừa học
- Xem trước bài Đề-xi-mét
------------------------------------------------


LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ VÀ CÂU.
1.Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
+ Bước đầu làm quen với khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành
1.2. Kỹ năng
+ Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động học tập (BT1, BT2); Viết được một
câu nói về nội dung tranh (BT3)
1.3.Thái độ.
Nói đúng từ và câu
1.4.Các năng lực đạt được
-NL thực hiện các hành động ngôn ngữ:Tìm và nêu các từ chỉ đồ dùng học tập.
-NL tự học:Kể được các từ, tìm từ, biết nói và viết từ
- NL liên tưởng, tưởng tượng : Dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.
-Cá nhân: Mỗi HS tự khám phá tên gọi của các vật, việc được gọi là từ.
-Nhóm: Dùng từ đặt thành câu để trình bày một sự việc.
3. Tổ chức dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: khởi động:
- Hướng dẫn HS cách học phân môn Luyện từ và câu.
- Giới thiệu bài:
- Tựa bài: Từ và câu
3.2. H toạt động 2: Giới thiệu từ và câu.
*Mục tiêu: Giúp Hs làm quen với các khái niệm về từ thông qua các bài tập thực
hành. Biết tìm từ, biết nói và viết từ
*Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV treo tranh
- GV nêu lại yêu cầu
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày ra phiếu.

- GV ghi nhanh kết quả chung lên bảng lớp.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Chia nhóm đôi
- GV kết luận chung.
3.3. H toạt động 3: Nhìn tranh nói về cảnh vật ở mỗi tranh bằng 1 câu.
*Mục tiêu:
- Quan tranh HS biết đặt câu đơn giản nói về nội dung tranh.
*Cách tiến hành:
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS tiếp nối nhau đặt câu thể hiện nội dung từng tranh.
- GV nhận xét


- Chấm nhận xét một số vở
- Kết luận: Tên gọi của các vật, việc được gọi là từ. Ta dùng từ đặt thành câu để trình
bày một sự việc.
3.3. Hoạt động 3: Mở rộng (5 phút)
*Mục tiêu: Học sinh biết tìm từ và câu theo nội dung cho trước.
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh tìm các từ chỉ về các đồ dùng trong gia đình mình
- Nói 1 câu chỉ một hoạt động mình đã làm tại nhà
4. Kiểm tra đánh giá.
- Biết khái niệm từ và câu thông qua các bài tập thực hành
-Biết tìm từ, biết nói và viết câu
-Học sinh biết tìm từ và câu theo nội dung cho trước.
-GV khen, nhận xét tại lớp.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1.Bài tập củng cố.

- GV hỏi: Hôm nay học bài gì ?
- Yêu cầu 3 HS nêu lại các từ chỉ đồ dùng, hoạt động, tính nết của HS
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Giáo dục : dùng từ và đặt câu cần sáng tạo, dùng đúng trường hợp, khi nói hay viết
ta phải nói tròn câu, chỉ vậy khi người khác đọc hay nghe sẽ dễ hiểu….
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài
- Xem trước bài : “Từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi”.


CHÍNH TẢ (Nghe –viết).
NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ?
1.Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Nghe – viết chính xác khổ thơ cuối bài : Ngày hôm qua đâu rồi? ; Biết cách trình
bày một bài thơ 5 chữ.
- Làm được BT3, BT4 ; BT2a / b, hoặc BTCtả phương ngữ do gv soạn.
1.2.Kỹ năng:
-Trình bày và viết đúng,đẹp.
1.3.Thái độ:
- HS có ý thức cẩn thận,chăm học.
1.4.Các năng lực đạt được
-NL tự học :Viết đúng chính tả,sử dụng dấu câu thích hợp
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề: Làmđược các bài tập.
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.
2.1.Cá nhân:
-Yêu cầu mỗi học sinh tự khám phá bài viết và tìm cách trình bày đúng đoạn văn.
3. Tổ chức dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1:khởi động:

- Gọi 3 học sinh lên bảng viết: Cháu, kim, bà cụ.
- Giáo viên nhận xét bài viết của HS.
? Nêu các ngày trong một tuần? Ngày hôm qua là thứ mấy?
3.2. Hoạt động 2: Chuẩn bị: (5 phút)
*Mục tiêu:
- HS có tâm thế tốt, ngồi đúng tư thế.
- Biết được nội dung bài viết để viết cho đúng chính tả
*Cách tiến hành:
- GV đọc bài chính tả trên bảng, cho HS nắm nội dung bài.
+ Bố nói với con điều gì?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu cách trình bày
+ Đoạn chép có mấy câu?có những dấu câu gì?
+ Những chữ nào được viết hoa?...
- Hướng dẫn HS viết chữ khó vào bảng con.
3.3. Hoạt động 3:Viết bài:
*Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài "Ngày hôm qua đâu rồi?”
- Trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành:
- GV đọc cho HS viết
- GV nhắc HS về tư thế ngồi viết , cầm viết đúng qui định
- Đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng.
3.4. Hoạt động 4: Chấm và nhận xét bài.
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.


*Cách tiến hành:
- Soát bài: GV đọc chậm lại 1 lượt cho HS soát bài.
- Chấm nhanh 5-7 bài

- Nhận xét về các mặt
3.5. Hoạt động 5: Làm bài tập:
*Mục tiêu:
- Giúp các em điền đúng vào chỗ trống tiếng có âm l/n
- Biết được thứ tự 9 chữ cái đầu tiên và cách đọc
*Cách tiến hành:
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS thảo luận nhóm
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- Chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4:
- Tổ chức cho HS học thuộc bảng chữ cái ở bài tập 3 (g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ)
- Lưu ý HS cách ghi và cách đọc chữ cái
4. Kiểm tra đánh giá.
- Biết được nội dung bài viết để viết cho đúng chính tả
- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài "Ngày hôm qua đâu rồi?”
- Trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
- Các em điền đúng vào chỗ trống tiếng có âm l/n
- Biết được thứ tự 9 chữ cái đầu tiên và cách đọc
-GV khen, nhận xét tại lớp.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1.Bài tập củng cố.
- Hôm nay học bài gì ?
- Tổ chức cho HS thi viết lại các từ khó viết

- GV nhận xét, tuyên dương
- Giáo dục HS : viết chữ đẹp, viết chữ phải nắn nót, ngồi viết đúng tư thế…
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Nhận xét tiết học
- GV yêu cầu HS về nhà làm những việc sau :
- Về nhà viết lại các từ viết chưa đúng ở lớp.
- Chuẩn bị bài chính tả Tập chép :Phần thưởng ?


Thứ 6 ngày 8 tháng 9 năm 2017
TOÁN
ĐỀ - XI - MÉT
1.Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Biết đề- xi- mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa
dm và cm, ghi nhớ 1dm = 10cm.
- Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường
hợp đơn giản ; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đvị đo là đề- xi-mét.
- Hoàn thành BT 1,2 * K,G làm thêm : BT3.
1.2.Kỹ năng:
-Rèn kĩ năng đo và ước lượng chính xác.Thực hành thành thạo các phép tính có
đơn vị đo Đề- xi- mét.
1.3.Thái độ:
-Giáo dục HS có ý thức cẩn thận,chăm học.HS yêu thích môn học.
1.4.Các năng lực đạt được
- Năng lực tự học: thực hiên nhiệm vụ học tập tìm được tên gọi từng thành phần trong
phép tính cộng.
- Năng lực giải quyết vấn đề:
- Năng lực tư duy sáng tạo trong việc giải toán; hình thành bước đầu phương pháp tự
học và làm việc có kế hoạch khoa học.

2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.
-Cá nhân: Mỗi HS tự khám phá nhận biết mối quan hệ giữa dm và cm.
3. Tổ chức dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1:khởi động
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính tổng; biết các số hạng là:
51 và 5; 60 và 28
- Nhận xét phần bài kiểm tra
- Đố HS: cái thước em đang dùng dài bao nhiêu?
- Giới thiệu về một đơn vị lớn hơn: dm
? Để biết 1 Đề-xi-mét là gì và bằng bao nhiêu Xăng - ti - mét, ta sẽ tìm hiểu qua bài
học hơm nay.
- Tựa bài: Đề-xi-mét
2. HĐ Hình thành đơn vị Đề - xi - mét: (13 phút)
*Mục tiêu: Biết đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan
hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm=10cm.
*Cách tiến hành:
Giới thiệu đề-xi-mét:
- GV gọi 1 HS lên đo độ dài băng giấy.
- GV nói (kết hợp ghi bảng)
+ 10 cm còn gọi là 1 đề - xi - met
+ Đề-xi-mét viết tắt là dm
10cm = 1dm
1dm = 10cm


- GV hướng dẫn thêm cho HS biết các đoạn thẳng có độ dài 1dm, 2dm, 3dm,…trên
một thước thẳng.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong
trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-ximét.

*Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS quan sát so sánh trực tiếp độ dài của đoạn thẳng AB hoặc CD với độ dài
1dm
- GV kết luận chung.
(Khai thác kỹ năng ước lượng: Duy, Việt Anh, Hoàng Minh)
Bài tập 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- GV hướng dẫn HS làm bài mẫu
- GV chấm nhanh một số em.
- Gọi HS báo cáo kết quả làm bài, GV nhận xét chung.
4. Kiểm tra đánh giá.
-Biết đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài.
- Biết quan hệ giữa dm và cm, ghi nhớ 1dm=10cm.
-Nhận biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường
hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề-xi-mét.
-GV khen, nhận xét tại lớp.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1.Bài tập củng cố.
- Hôm nay học bài gì ?
- Cho HS thi đua vẽ đoạn thẳng có độ dài 1dm, 2dm (thi đua nhóm)
- Nhận xét tuyên dương nhóm vẽ đúng và nhanh
- 1dm bằng bao nhiêu cm?
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn các em về xem bài vừa học.
- Xem bài tiếp theo “Luyện tập
-----------------------------------------------------------



TẬP LÀM VĂN
TỰ GIỚI THIỆU – CÂU VÀ BÀI.
1.Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân( BT1) ; nói lại 1 vài thông tin
đã biết về 1 bạn ( BT2).
1.2.Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tự giới thiệu về bản thân mình và người khác thành thạo.
- Kể được mẩu chuyện theo tranh rành mạch,xúc tích.
1.3.Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thứcgiữ gìn cảnh quan nơi công cộng
1.4.Các năng lực đạt được
NL tự học:Tự nhận biết về bản thân
NL vận dụng kiến thức kĩ năng vào giao tiếp: Giao tiếp cởi mở, tự tin trong giao tiếp,
biết lắng nghe kiến người khác.
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.
2.1.Cá nhân:Mỗi HS tự khám phá tìm hiểu nói môt vài thông tim vế bản thân mình.
3. Tổ chức dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1:khởi động:
- Giáo viên hướng dẫn cách học phân môn Tập làm văn..
- Giới thiệu tên bài
3.2. Hoạt động 2: Thực hành:
Bài tập 1:
*Mục tiêu:
- Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân
*Cách tiến hành:
- GV treo bảng phụ và gọi HS đọc yêu cầu
- GV: Các câu hỏi này yêu cầu các em thực hành cặp đôi. Khi thảo luận các em chú ý
trả lời cho tròn câu.

- Gọi 1-2 HS làm mẫu cho cả lớp quan sát
- Cho HS thực hành cặp đôi
- Gọi HS trình bày: một học sinh hỏi, một học sinh trả lời. Ví dụ:
+ Tên bạn là gì ?
+ Quê bạn ở đâu ?
+ Bạn học lớp nào, trường nào ?
+ Bạn thích môn học nào ?
+ Bạn thích làm những việc gì ?
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV kết luận
* Bài 2: (Rèn kĩ năng nói lại 1 vài thông tin đã biết về 1 bạn đã giới thiệu )
*Mục tiêu:
- Nói lại một vài thông tin đã biết về một bạn.
*Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn cho HS nắm yêu cầu


- Yêu cầu HS nói lại thông tin về bạn vừa được hỏi
- Nhận xét tuyên dương những HS có thể nói lại chính xác thông tin vừa được nghe
* Bài 3:
*Mục tiêu:
- Bước đầu biết kể lại nội dung của bốn bức tranh thành một câu chuyện ngắn. *Cách
tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Viết cho mỗi tranh từ 1 - 2 câu để tạo thành một câu chuyện.
- Để kể được thành câu chuyện, các em có thể tự đặt tên cho các nhân vật trong tranh.
Lựa chọn câu kể phải chú ý quan sát đến những việc làm hay cử chỉ của nhân vật.
- Cho HS suy nghĩ tập kể
- Gọi vài HS kể
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV kết luận

4. Kiểm tra đánh giá.
- Biết nghe và trả lời đúng một số câu hỏi về bản thân; nói lại một vài thông tin đã
biết về một bạn.
- Bước đầu biết kể lại nội dung của bốn bức tranh thành một câu chuyện ngắn.
-GV khen, nhận xét tại lớp.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1.Bài tập củng cố.
- Hôm nay học bài gì ?
- Gọi 1 cặp HS thực hành lại bài tập 1.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Giáo dục HS cần nhớ họ tên, địa chỉ, quê mình sinh sống ; yêu thích ngắm hoa và
không được ngắt hoa trong vườn…
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Nhận xét tiết học
- Về xem lại bài.
- Xem trước bài: Chào hỏi. Tự giới thiệu


TUẦN 2
Thứ 2 ngày 11 tháng 9 năm 2017
TOÁN
LUYỆN TẬP
1.Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
-Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại
trong trường hợp đơn giản.
- Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng.
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.
1.2. Kỹ năng

- Biết sử dụng thước có vạch kẻ xăng - ti - mét để vẽ 1 đoạn thẳng
- Học sinh vận dụng kiến thức hoàn thành các BT 1,2, 3( cột 1,2),4.
1.3. Thái độ
-HS yêu thích môn học.
-HS nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài.
1.4.Các năng lực đạt được
- NL Tự học:Thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
- NL làm việc nhóm: thảo luận hoàn thiện bài tập1, 4 .
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.
-Cá nhân: Hoàn thành các bài tập
-Nhóm: Thảo luận tìm cách làm bài tập 4
3. Tổ chức dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Củng cố đơn vị đo dm, quan hệ giữa dm và cm.
*Mục tiêu:
-Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại
trong trường hợp đơn giản.
- Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng.
- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.
*Cách tiến hành:
Bài 1 : - HS nêu yêu cầu :Điền số
- HS thảo luận cặp đôi
- Cá nhân trả lời câu a,b
- HS vẽ vào vở theo yêu cầu.
Bài 2 : Tìm trên thước thẳng vạch chỉ 2dm
- GV lưu ý quan sát tay của HS tại vạch chỉ 2dm
(Kiểm tra hoạt động của HS)
Bài 3 : Điền số ?
- Gọi 2 lượt HS lên bảng làm, mỗi lượt 2 HS, dưới lớp làm vở
- HS nhận xét, đối chiếu bài của bạn với bài của mình.
3.2. Hoạt động 2: Ước lượng độ dài

*Mục tiêu:
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.


*Cách tiến hành:
Bài 4 : Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp
- HS quan sát hình, làm việc theo cặp đôi. Thảo luận để tìm phương án đúng nhất.
- Đại diện cặp trình bày kết quả.
- Nhận xét chung
4. Kiểm tra đánh giá.
-Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại
trong trường hợp đơn giản.
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1dm.
-GV nhận xét, tuyên dương.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1.Bài tập củng cố.
- Tìm các đồ vật và ước lượng độ dài của chúng bằng cm và dm?
1dm = … cm ?
20cm = … dm?
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Dặn HS về xem lại bài. Tiếp tục ước lượng chiều dài của các đồ vật trong gia đình.
Xem trước bài “Số bị trừ, số trừ, hiệu”.


TẬP ĐỌC( 2 Tiết )
PHẦN THƯỞNG
1.Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài ; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các

cụm từ.
- Hiểu nội dung từ câu chuyện : câu chuyện đề cao lòng tốt và khuyến kích học sinh
làm việc tốt.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
1.2. Kỹ năng
- Đọc thành tiếng, đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ mới trong bài , nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến
câu chuyện.
1.3.Thái độ.
-HS thích môn học
- HS thấy vui khi làm việc có ích giúp đỡ mọi người.
- Khuyến khích học sinh làm việc tốt mọi lúc , mọi nơi .
1.4.Các năng lực đạt được

-NL Tự nhận thức về bản thân (hiểu về mình, tự biết đánh giá ưu, khuyết điểm của
mình để tự điều chỉnh ).
-NL Lắng nghe tích cực – Kiên định – Đặt mục tiêu ( biết đề ra mục tiêu và kế hoạch
thực hiện)
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.
2.1.Cá nhân.
- Đọc bài tập đọc.
-Yêu cầu mỗi học sinh tự khám phá câu chuyện và tìm cách thể hiện giọng đọc.
- Yêu cầu HS đọc câu chuyện phần thưởng, sau đó trả lời các câu hỏi sau bài tập đọc.
3. Tổ chức dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1:Khởi động.
-Giới thiệu tên truyện yêu cầu HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ngữ.
* Mục tiêu:
- Đọc trơn được toàn bài biết ngắt nghỉ sau các dấu câu, đọc được các từ khó.
-Hiểu nghĩa các từ mới.

* Cách tiến hành:
-Đọc mẫu toàn bài và HD cách đọc.
-Yêu cầu HS đọc từng câu/ đoạn (trước lớp trong nhóm).
-Phát hiện các từ HS đọc sai và ghi bảng.
- Hiểu nghĩa từ ngữ phần chú giải (SGK).
-HD HS đọc các câu văn dài trong đoạn.
-Chia lớp thành nhóm 4 người nhắc HS đọc đủ nghe trong nhóm, theo dõi giúp đỡ.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét tuyên dương.
3.3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.


*Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung bài.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Hiểu ý nghĩa và lợi ích khi chúng ta làm được việc tốt giúp đỡ mọi người.
* Cách tiến hành:
-Gọi HS đọc từng đoạn và trả lời các câu hỏi SGK.
-HS trả lời đúng các câu hỏi sau bài tập đọc.
3.4. Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện đọc lại.
*Mục tiêu:
- HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
-Biết liên hệ thực tế vào bài học
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS luyện đọc lại các đoạn trong bài tập đọc.
- GV đọc mẫu , hs lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp, GV giúp đỡ HS yếu
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm
- Nhận xét tuyên dương
* Liên hệ : (chia sẻ thông tin, thảo luận nhóm )

- GV nêu câu hỏi thực hành : Em hãy nêu một ví dụ người thật, việc thật cho thấy khi làm
được việc tốt sẽ cảm thấy rất vui và hạnh phúc.
- GV nhận xét. Chốt ý

4.Kiểm tra, đánh giá.
- Đọc thành tiếng, đọc hiểu được câu chuyện.
-Rút ra được bài học.
-GV khen, nhận xét tại lớp.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1.Bài tập củng cố.
- Hôm nay học bài gì ?
- GV nêu câu hỏi : Câu chuyện khuyên các em điều gì trong cuộc sống?
- GV nhận xét

5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- GV yêu cầu HS về nhà làm những việc sau :
+ Suy nghĩ, đặt mục tiêu phấn đấu của bản thân, viết ra giấy (để dán vào góc học tập ở nhà
hoặc ở lớp) (Đặt mục tiêu)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài tập đọc “Làm việc tốt thật là vui”.

----------------------------------------------------------


TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BỘ XƯƠNG
1.Mục tiêu dạy học: Sau tiết hoc ,hoc sinh co kha nng:
1.1. Kiờn thc
-Nêu đợc tên các vùng xơng chính của bộ xơng: xơng đầu, xơng mặt, xơng sờn, xơng sống ,xơng tay , xơng chân.
1.2. Kỹ năng

-Chỉ được vị trí các vùng xương chính của bộ xương trên cơ thể
1.3.Thái độ.
-Có ý thức tập luyện thể dục để xương phát triển khỏe mạnh
1.4.Các năng lực đạt được.
NL nghiên cứu tự tìm hiểu:quan sát tranh nhận biết về bộ xương.
NL thực hành: Thực hành chỉ vị trí các vùng xương chính của bộ xương trên cơ thể
NL vận dụng tổng hợp các kiến thức:
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.
2.1.Cá nhân: Mỗi HS thực hiện chỉ vị trí các vùng xương chính của bộ xương trên cơ
thể.
2.2.Nhóm:Thảo luận tìm ra tác dụng của bộ xương, cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương.
3. Tổ chức dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Giôùi thiệu xương và khớp xương của cơ thể
*Mục tiêu: Học sinh biết c tên các vùng xơng chính của bộ xơng: xơng đầu, xơng
mặt, xơng sờn, xơng sống, xơng tay, xơng chân.
* Cách tiến hành:
- GV Đưa ra mô hình bộ xương.
- Quan saùt hình vẽ SGK
-Nói tên một số xương như: Xương đầu, xương sống, sườn.
-Chỉ trên mô hình theo lời nói của GV.
-Yêu cầu quan sát so sánh các xương trên mô hình và các xương của mình và cho
biết xương nào có thể co được, duỗi, gập được?
-Tự kiểm tra lại các xương đó xoay, gập, duỗi, co tay.
Kết luận:Các vị trí cơ xương mà co, gập, duỗi được người ta gọi đó là khơùp
xương.
3.2. Hoạt động 2: Đặc điểm và vai trò của bộ xương.
*Mục tiêu:
Học sinh nêu được vai trị của bộ xương .
* Cách tiến hành:
-Yêu cầu thảo luận.

+Hình dạng và kích thước của các xương có giống nhau không?
-Không giống nhau nên có vai trò riêng.
-Xương hộp sọ có kích thước như thế nào? Nó để làm gì? (Hộp sọ to tròn để bảo
vệ não)
-Xương sườn như thế nào?( cong)
-Xương sườn, sống, ức tạo thành lồng ngực để bảo vệ cơ quan nào?


-Nếu thiếu xương tay ta gặp khó khăn gì?Không cầm nắm, xách, ôm được các vật.
-Nêu vai trò của xương chân?
-Nêu vai trò của khớp bả vai, khuỷu tay, khớp đầu gối?
Kết luận:Bộ xương có nhiều xương, khoảng 200 chiếc có hình dạng khác nhau,
bảo vệ các cơ quan khác nhau.
3.3. Hoạt đợng 3:Giữ gìn và bảo vệ bộ xương
*Mục tiêu:
Học sinh nắm được các cách giữ gìn và bảo vệ bộ xương.
* Cách tiến hành: Tổ chức hoạt động theo cặp.
-Quan sát hình 2 – 3 SGk. Đọc trao đổi ý kiến với nhau.
-Để bảo vệ bộ xương phát triển tốt chúng ta cần làm gì? -Ngồi học ngay ngắn, đi
học đúng tư thế, ăn đủ chất
-Cần tránh những việc làm nào có hại cho bộ xương?-Leo trèo làm việc nhiều,
mang, vác, vật nặng.
-Điều gì sảy ra khi ta làm việc nhiều, mang vác vật nặng?
-Em đã làm gì để bảo vệ xương?
4.Kiểm tra, đánh giá.
- Học sinh nªu đợc tên , chi các vùng xơng chính của bộ x¬ng
- Học sinh nêu được vai trị của bộ xương .
-GV khen, nhận xét tại lớp.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1.Bài tập củng cố.

- Hôm nay học bài gì ?
- Cơ quan vận động của cơ thể là gì?
- Nhận xét tuyên dương
- Giáo dục : Cần siêng năng vận động và tập thể dục xương phát triển mạnh.
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài
- Chuẩn bị bài sau “Bộ xương”.

Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017
TOÁN


SỐ BỊ TRỪ – SỐ TRỪ – HIỆU.
1.Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết thực hiện phép trừ có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
1.2. Kỹ năng
- Biết giải toán bằng một phép trừ.
- Học sinh vận dụng kiến thức hoàn thành các BT 1,2(a,b,c), 3.
1.3. Thái độ
-HS yêu thích môn học.
-HS nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài.
1.4.Các năng lực đạt được
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực tư duy sáng tạo trong việc giải tốn
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.
-Cá nhân: Hồn thành các bài tập

-Nhóm: Thảo luận tìm cách làm bài tập 3
3. Tổ chức dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu Số bị trừ- Số trừ- Hiệu
*Mục tiêu:
- HS biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
*Cách tiến hành:
- GV viết phép trừ : 59 – 35 = 24
- Gọi HS đọc phép trừ.
- GV chỉ vào từng số nêu tên gọi và gắn bảng.
59
35
=
24
Số bị trừ
Số trừ
Hiệu
- GV viết phép trừ theo cột dọc (nêu cách đặt tính)
59
là số bị trừ
35
là số trừ
24
hiệu
- GV nêu VD : 47 – 12 = 35 và gọi HS nêu tên gọi thích hợp.
- Chú ý: 59 – 35 cũng gọi là hiệu
(Lưu ý: Cho HS nắm chắc tên)
3.2. Hoạt động 2: HS làm bài tập vận dụng
Bài 1 : Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu
*Mục tiêu:
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.

- Biết thực hiện phép trừ có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
*Cách tiến hành:
- HS nêu yêu cầu. HS tự làm bài, nối tiếp nhau nêu kết quả
- GV nhận xét chung


Bài 2 : Đặt tính rồi tính hiệu (theo mẫu)
*Mục tiêu:
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Biết đặt tính và thực hiện phép trừ có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
*Cách tiến hành:
- HS nêu yêu cầu. GV hướng dẫn HS làm câu mẫu
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét bảng con, lưu ý cách đặt tính
(Lưu ý: HS nắm được: Kết quả của phép tính trừ gọi là Hiệu)
Bài 3 :
*Mục tiêu: Biết giải toán bằng một phép trừ.
*Cách tiến hành:
- HS đọc đề toán. GV phân tích đề
- Hướng dẫn HS làm . HS làm vào vở.
- GV đi chấm nhanh 1 số em. Nhận xét bài làm của HS
4. Kiểm tra đánh giá.
- Biết số bị trừ, số trừ, hiệu.
-GV nhận xét, tuyên dương.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1.Bài tập củng cố.
- HS nêu tên gọi thành phần kết quả của phép trừ .48 – 26 = 22
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Dặn HS về xem lại bài, ôn lại tên thành phần và kết quả của phép tính trừ. Xem
trước bài: “Luyện tập”


KỂ CHUYỆN
PHẦN THƯỞNG
1.Mục tiêu dạy học: Sau tiết học ,học sinh có khả năng:
1.1. Kiến thức


- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mổi tranh kể lại được từng đọan của câu chuyện.
* HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện
1.2. Kỹ năng
-Biết kết hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ
1.3.Thái độ.
-HS thích đọc truyện.
-Biết nhận xét, đánh giá được lời kể của bạn.
1.4.Các năng lực đạt được
- Hình thành và phát triển năng lực tự học: Tập kể câu chuyện bằng lời của em.Biết
tìm và đọc các câu chuyện ngoài chương trình.
- NL phát hiện và giải quyết vấn đề.
-NL Tự nhận thức về bản thân (hiểu về mình, tự biết đánh giá ưu, khuyết điểm của
mình để tự điều chỉnh ).
2.Nhiệm vụ học tập thực hiện mục tiêu.
2.1.Cá nhân.
-Yêu cầu mỗi học sinh tự khám phá câu chuyện và tìm cách thể hiện giọng kể.
- Yêu cầu HS quan sat tranh, sau kể lai từng đoạn câu chuyện hỏi sau bài tập đọc.
3. Tổ chức dạy học trên lớp
3.1. Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện:
- GV kể chuyện lần 1: thể hiện giọng kể theo cốt chuyện
- GV kể chuyện lần 2: GV kể chuyện kết hợp chỉ vào tranh.
- GV nêu câu hỏi giúp HS nhớ lại nội dung truyện:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Bạn Na đã làm gì để giúp đỡ mọi người ?
+ Các bạn của Na đã bàn bạc với nhau việc gì ?
+ Cô giáo đã nói gì về Na ?
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
* Mục tiêu:
- Giúp HS kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS quan sát tranh SGK.
-Câu chuyện có mấy tranh ứng với mấy đoạn?
-Tranh 1 nói lên nội dung gì?
-Nội dung của tranh 2, 3 nói lên điều gì?
- Cho HS hoạt động nhóm để kể từng đoạn.
- GV bao quát lớp để giúp đỡ các nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện theo tranh trước lớp.
+ Gọi HS kể chuyện tranh 1
+ Gọi HS kể chuyện tranh 2
+ Gọi HS kể chuyện tranh 3
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. GV kết luận
3.3. Hoạt động 3:Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện:


* Mục tiêu:
- Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS tập kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét, chốt ý. GV tuyên dương.

- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện ?
- Gọi HS nhận xét. GV nhận xét.
- GV chốt:
4.Kiểm tra, đánh giá.
- Kể được câu chuyện bằng lời nhân vật.
-Rút ra được bài học.
-GV khen, nhận xét tại lớp.
5. Định hướng học tập tiếp theo.
5.1.Bài tập củng cố.
- Hôm nay học bài gì ?
- GV hỏi : Câu chuyện khuyên các em điều gì ?
- GV nhận xét
5.2. Các nhiệm vụ học tập chuẩn bị cho bài học sau.
- Nhận xét tiết học
- GV yêu cầu HS về nhà làm những việc sau :
- Về nhà tập kể lại câu chuyện. Xem bài “Bím tóc đuôi sam”
-Chia lớp thành từng nhóm theo bàn.

CHÍNH TẢ
PHẦN THƯỞNG



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×