Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Nghệ thuật Múa rối nước doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.69 KB, 6 trang )

Nghệ thuật Múa rối nước
Một con rồng lướt trên mặt nước. Hai con lân tranh một quả
cầu lụa theo nhịp trống do một con rối đánh. Con hạc xòe hai
cánh, mổ lên cổ một con rùa đang rẽ nước mặt hồ, vừa bơi vừa lắc
lư đầu.

Múa rối nước
Cảnh tượng quanh ao làng thật là náo nhiệt. Nông dân, thợ thủ
công, tiểu thương, đàn ông, đàn bà, các cụ già và trẻ em như đã hẹn hò
đến đây.
Nơi thường ngày rất yên tỉnh này bỗng rộn rã tiếng trống, tiếng
chiêng và âm điệu những nhạc cụ dân gian khác: đàn nhị, sáo trúc
Ở bờ ao nổi lên một công trình bằng gạch lợp ngói có hình dáng như
một ngôi đền. Đây là ngôi Thủy đình. Khán giả đứng vây quanh bờ ao.
Tiếng trống nổi lên mỗi lúc một rộn ràng.
Rẽ tấm mành trúc, xuất hiện một con rối bằng gỗ lớn bằng một chú
bé bốn tuổi, đôi mắt đầy vẻ tinh nghịch, nét mặt tươi cười, mặc chiếc áo
nẹp không tay, không khuy cài để hở cái bụng quả dưa rồi cất tiếng hát
Hát xong, chú tiến lại bánh pháo treo trên một cây sào cắm giữa ao
và châm lửa. Pháo nổ ran mặt nước và ban đồng ca cất tiếng hát báo hiệu
sắp kéo cờ. Những lá cờ nổi lên từ mặt nước và đi tới cột cờ "phần phật"
trước gió. Tiếng trống càng thêm rộn rã.
Một con rồng lướt trên mặt nước. Hai con lân tranh một quả cầu lụa
theo nhịp trống do một con rối đánh. Con hạc xòe hai cánh, mổ lên cổ một
con rùa đang rẽ nước mặt hồ, vừa bơi vừa lắc lư đầu. Sau trò tứ linh của
Rồng, Lân, Rùa, Hạc, một ngư ông đi đến. Ông thả câu và một lúc sau,
một chú cá cắn câu giẫy giụa.
Đó là cảnh tượng một buổi biểu diễn múa rối nước, đỉnh cao và tiêu
biểu nhất của nghệ thuật múa rối Việt Nam.
Vì sao biểu diễn múa rối trên nước? Vì sao múa rối nước là nghệ
thuật sân khấu độc đáo của Việt Nam?


Hãy thử phân loại
Theo P.L Mi-nhon (Mignon) trong cuốn Bách khoa - Phổ thông, từ
Ma-ri-on-nét (Marionnette - múa rối) là một từ giảm nhẹ của (Mariole) thời
Trung cổ dùng để chỉ những bức tượng Đức Mẹ đồng trinh nhỏ. Người ta
không thấy từ này trong các ngôn ngử khác, từ pup-pê trong tiếng Đức và
puppet (búp bê) trong tiếng Anh được dùng để gọi con rối, vì về ngoại
hình con rối trông giống con búp bê.
Trên thế giới có nhiều loại múa rối được xếp loại theo phương thức
hoạt động.
Rối tay: gồm một cái đầu bằng gỗ gọt và một túi vải rộng làm thân
mình, con rối hoạt động được là nhờ các ngón tay và bàn tay của người
điều khiển.
Rối que: gồm một que điều khiển đầu và mình và các que phụ điều
khiển hai tay. Điển hình là rối que Ja-va và múa rối cạn của Việt Nam.
Rối dây: con rối dây có đầy đủ các bộ phận chủ yếu: đầu, cổ, mình,
chân tay ghép vào nhau bởi các khớp có thể cử động được. Bộ máy điều
khiển gồm một bàn máy có các dây dài nối xuống các bộ phận cần phải cử
động của con rối.
Rối Nhật Bản: có kích thước rất lớn (0,8 mét đến 1,3 mét) gồm đầy
đủ các bộ phận của cơ thể người. Có ba người điều khiển đứng đằng sau
con rối. Người điều khiển chính làm cử động đầu và tay phải con rối.
Người điều khiển thứ hai làm cử động tay trái con rối và người thứ ba điều
khiển các chân con rối.
Múa rối nước Việt Nam không nằm trong các thể loại nói trên.




Những người điều khiển múa rối nước ngồi ở đâu?


Cạnh bờ ao nổi lên một ngôi nhà làm bằng tre hay gạch gọi là ngôi
Thủy đình, một tấm màn tre sơn nhiều màu sắc khác nhau treo từ mái nhà
xuống mặt nước. Đằng sau tấm màn này, những người điều khiển đứng
ngâm mình trong nước. Qua các khe hở, họ có thể thấy cảnh diễn các con
rối và khán giả . Những người hát ngồi bên cạnh người điều khiển con rối.
Đôi khi hát và nói thay cho các nhân vật rối.
Nhạc đệm
Các nhạc công ngồi bên cạnh nhà Thủy đình và trống cái đóng một
vai trò quan trọng: nó chẳng những báo hiệu cho dân làng biết buổi biểu
diễn bắt đầu mà còn nhấn mạnh những đoạn ngâm ngợi hoặc ca hát, nó
đệm cho những cảnh hùng tráng như cuộc diễu hành của quân lính hay
trò múa lân. Các nhạc khí gõ khác là mõ và thanh la. Tại Đoàn múa rối
trung ương, dàn nhạc tương tự như dàn nhạc của một đoàn chèo: ngoài
trống, mõ, thanh la, sáo trúc, đàn nhị, còn có tiêu, đàn tam thập lục.
Tìm lại cội nguồn
Trong cuốn sách về múa rối nước của Tô Sanh đã cố gắng khai thác
ký ức của những người giữ bí truyền trong múa rối. Ông đã đến hơn một
trăm địa phương còn giữ các di tích của múa rối nước. Ông cũng đã tra
cứu các tác liệu cổ, các bản chép tay và gia phả của các cụ nghệ nhân giữ
những bí truyền múa rối.
Cùng cộng tác với các nhà sử học và khảo cổ học để xác định niên
đại của các "Thủy đình", ông đã tìm đọc các bài văn bia. Trên bia Sùng
Thiện Diên Linh (Hà Nam Ninh) dựng năm 1121 ca ngợi công trạng của
vua Lý Nhân Tông, Nguyễn Công Bật có nói đến "trò máy" như sau: "Giữa
dòng nước lung linh, một con rùa vàng lớn nổi lên đội ba hòn núi, trên mặt
nước chảy lờ đờ, lộ mai, há miệng phun nước
Một nhà sư tí hon đánh chuông và biết quay người lại phía phát ra
tiếng sáo hay phủ phục cúi chào khi tiến đến gần nhà vua". Công trình
nghiên cứu của Tô Sanh đã cho phép chúng ta khẳng định rằng múa rối
nước đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao từ đời nhà Lý (1010 - 1225) và

được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác liên tục cho tới ngày nay.
Múa rối chỉ còn tồn tại ở Việt Nam
Tại Âấn Độ và các nước Đông Nam Aá, chỉ có rối tay, rối que và rối
dây. Còn múa rối nước người ta chỉ gặp ở Việt Nam và Trung Quốc. Theo
giáo sư J. Pim-pa-ne-au, múa rối nước đã biến mất ở Trung Quốc và ngày
nay "chỉ còn tồn tại ở Việt Nam".
Khuôn mặt và y phục của con rối mang những nét tiêu biểu của Việt
Nam và chủ đề các tiết mục đều lấy từ lịch sử Việt Nam (Hai Bà Trưng,
trận Bạch Đằng, chiến thắng quân Nguyên) hoặc lấy từ đời sống nông
thôn Việt Nam như trò chọi trâu và đánh đu.
Lời giáo đầu và nhạc đệm không hề mang ảnh hưởng của Trung
Quốc. Ngôn ngử sử dụng là ngôn ngữ bình dân, trái ngược hẳn với văn
phong Hán - Việt của hát tuồng hay hát bội thường chỉ giới nho sĩ và
chuyên môn mới hiểu được. Nó cũng không hề chịu ảnh hưởng của sử thi
Ra-ma-y-a-na như các loại hình múa rối Âấn Độ và các nước Đông Nam
Aá, Thái Lan, Campuchia, Lào, Miến Điện, Malaysia và Indonesia.
Xưa kia, các gia đình nông dân đều giữ bí truyền về việc điều khiển
con rối trong những tình huống đặc biệt. Ngày nay, họ bắt đầu dạy lại cho
các nhà nghiên cứu trẻ. Đoàn múa rối trung ương không những chỉ giới
thiệu các chương trình múa rối tay, múa rối que và múa rối nước mà còn
động viên việc sáng tác các tiết mục mới cũng như việc nghiên cứu về lịch
sử múa rối. Với những cố gắng của ngành múa rối nước Việt Nam, nghệ
thuật này đang được bảo vệ và phát triển để xứng đáng với tầm vóc của
nó trong di sản văn hóa dân tộc.

×