Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) cảm thức thời gian trong thơ nôm nguyễn bỉnh khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRƯƠNG THỊ BÍCH LỆ

CẢM THỨC THỜI GIAN
TRONG THƠ NƠM NGUYỄN BỈNH KHIÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Bình Định - Năm 2020


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) nổi bật trong lịch sử nước nhà trên tư cách
là một nhà văn hóa lớn, một trí thức dân tộc nổi tiếng ở thế kỷ XVI. Tài năng và nhân
cách của ơng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến gần suốt cả thế kỷ XVI – thế kỷ với nhiều
biến động chính trị lớn lao, trong lịch sử đất nước. Ơng là một chính khách có uy tín,
là bậc hiền triết, nhà tiên tri, người thầy, người mà các vua chúa đương thời ln kính
trọng tơn là bậc phu tử. Nguyễn Bỉnh Khiêm cịn được tơn vinh là người thơng minh,
biết rộng hiểu sâu - ơng Trạng Trình tinh thơng lý học. Ơng là bậc thầy có uy vọng rất
lớn, học trị ơng nhiều người sau này rất nổi tiếng (Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu
Khánh, Nguyễn Dữ, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung…). Song, nổi bật, Nguyễn
Bỉnh Khiêm được nhắc đến nhiều là một nhà thơ với những thi tập đặc sắc được viết
bằng chữ Hán và chữ Nơm. Xét ở sự nghiệp văn chương, ơng có những đóng góp
quan trọng cho sự phát triển của văn học dân tộc. Tư tưởng, tình cảm của Nguyễn
Bỉnh Khiêm thể hiện qua cuộc đời và thơ văn của ông không đơn giản. Nhiều người
cho rằng, tư tưởng của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu là “nhàn”, vô sự với


chủ trương “minh triết bảo thân”; Có người lại nhận ra ẩn tình nặng lịng ưu ái đậm
chất triết lý của thi nhân trên những trang thơ… Muốn hiểu tư tưởng, tình cảm của
Tuyết Giang phu tử trước mọi thời biến, hẳn phải nhìn vào hồn cảnh lịch sử thời đại
ơng đang sống với tất cả mối liên hệ chung riêng được gửi gắm trong sự nghiệp văn
chương đặc sắc của tiền nhân.
Hơn năm thế kỷ qua, nhiều hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu văn chương
Nguyễn Bỉnh Khiêm trên nhiều phương diện chưa hề vơi cạn. Người nghệ sĩ mẫn
cảm, triết nhân giữa cuộc đời, nhà Nho chính thống ấy đã gửi lại hậu thế bao điều
vinh quang cũng như những góc khuất chứa đầy cảm xúc qua Bạch Vân quốc ngữ thi
tập. Thi tập viết bằng chữ Nôm được Trạng Trình ghi lại các trạng huống cảm xúc,
những ưu tư, suy nghiệm về thế sự nhân tâm trên mỗi chặng đường đời với những
mốc thời gian, không gian sinh hoạt của mình. Như những viên ngọc sáng ngời theo


2

năm tháng, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn thấm đượm tâm hồn, tình cảm và cả
những suy tư triết lý có giá trị vĩnh cửu với mọi thời đại.
1.2. Trong sáng tác nghệ thuật, yếu tố không gian, thời gian là phương tiện
thiết yếu để thi nhân xây dựng thế giới nghệ thuật của mình. Tìm hiểu tư tưởng, tình
cảm của người nghệ sĩ khó có thể bỏ qua bình diện thời gian với các cung bậc cảm
xúc, nhận thức về thời cuộc được thể hiện khá rõ hoặc được “ẩn tàng” trong từng
tác phẩm. Là thành tố quan trọng trong hệ thống thi pháp của sáng tác nghệ thuật
nói chung, văn học trung đại Việt Nam nói riêng, thành tố không - thời gian hiện
hữu trong tác phẩm như một lẽ đương nhiên. Yếu tố thời gian mang tính quan niệm,
nhận thức và là sự chiếu ứng toàn bộ tiềm lực tinh thần của con người trong tác
phẩm. Đó là mơ hình thế giới độc lập mang tính chủ quan và ý nghĩa tượng trưng
của tác giả thể hiện. Đó cịn là mơ hình hóa các mối liên hệ về thời gian cuộc đời,
không gian xã hội, đạo đức, về trật tự thế giới đặt trong sự lựa chọn chủ ý của người
nghệ sĩ. Trường hợp Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không ngoại lệ. Là một tác gia văn

học trung đại, cuộc đời lại gắn với nhiều “mốc” thời điểm lịch sử đầy biến động, thi
nhân, triết nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm không quên ghi dấu từng chặng đường đời đi
qua bằng những trang thơ nhuốm đầy suy ngẫm.
Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỷ XVI) đã ghi một mốc lớn trên con
đường phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, là một trong những chiếc cầu nối
giữa hai thời đại văn học – thời đại Nguyễn Trãi (thế kỷ XV) trước đó và thời đại
Nguyễn Du (thế kỷ XVII) sau này. Nghiên cứu về người nghệ sĩ, về triết nhân
Nguyễn Bỉnh Khiêm trên nhiều phương diện đã được đặt ra từ trước đến nay khơng
hề ít. Song, tìm hiểu cảm xúc, nhận thức của người nghệ sĩ mẫn cảm, lắng sâu thế
sự, thấm đẫm triết lý nhân sinh thể hiện trong thơ quốc ngữ để hiểu sâu sắc hơn
từng trạng huống cảm xúc của nhà thơ qua từng thời điểm khác nhau trong cuộc đời
là vấn đề còn nhiều thú vị để khám phá, tìm hiểu. Nghiên cứu cảm thức thời gian
trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là nghiên cứu sự tương quan giữa cái “tôi” của
người nghệ sĩ với dòng chảy thời gian, giữa con người cá nhân trước các chặng
đường lịch sử thời đại đặt ra trong suốt cuộc đời của nhà thơ. Tìm hiểu cảm thức


3

thời gian trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập, một mặt nhận diện vai trò ý nghĩa các
kiểu thời gian biểu hiện trong thơ ca trung đại nói chung, thi phẩm Nguyễn Bỉnh
Khiêm nói riêng; Mặt khác qua đó, góp phần khẳng định quan niệm, tư tưởng và
tâm hồn tình cảm của nhà thơ trong từng thời đoạn lịch sử cụ thể. Tiếp cận và lý
giải các bình diện thời gian gắn với những cảm thức của nhà thơ được biểu hiện
trong thi tập cũng là cách góp thêm cái nhìn đa chiều về tư tưởng, tình cảm người
nghệ sĩ, nhà Nho và triết nhân Trạng Trình. Điều này cũng có nghĩa góp phần gợi ra
cách hiểu và thẩm bình thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời mở
rộng liên hệ mối quan hệ với thơ ca trung đại nói chung, nghiên cứu và giảng dạy
thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng. Tìm hiểu các dạng cảm thức thời gian được
biểu hiện trong thi tập sẽ là những căn cứ góp phần hồn chỉnh chân dung triết nhân

Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đề tài: Cảm thức thời gian trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm của chúng tôi
được thực hiện, xuất phát từ những lý do trên.
2. Lịch sử vấn đề
Trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói
riêng, thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có giá trị lớn trên nhiều phương diện. Trong
nhiều thế kỷ - nhất là từ đầu thế kỷ XX trở đi, thơ văn của ông đã trở thành mối
quan tâm của nhiều người, các cơng trình nghiên cứu thơ văn Nguyễn Bình Khiêm
cũng ngày càng nhiều hơn. Các cơng trình đó đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến
thân thế, sự nghiệp, giá trị văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm. Riêng vấn đề nghiên
cứu, tìm hiểu cảm thức thời gian biểu hiện trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thường
được các tác giả nhắc đến hoặc gợi ra như một sự bổ sung liên quan đến các vấn đề
nghiên cứu khác. Trong phạm vi tư liệu hiện có, chúng tơi lược thuật như sau.
Bàn chuyên sâu về vấn đề cảm thức thời gian trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm,
chưa có một cơng trình chuyên biệt nào dành riêng để khảo sát, nghiên cứu. Song,
điểm qua các thành tố thời gian và không gian nghệ thuật, nơi lưu giữ tồn chứa
những giá trị tinh thần của tác phẩm vốn được coi là một biểu hiện quan trọng trong
thi pháp thường được các nhà nghiên cứu quan tâm, lưu ý.


4

Nhắc đến ý nghĩa của các giá trị thời gian được biểu hiện trong thơ ca trung
đại, trong cơng trình Văn học trung đại Việt Nam, tác giả Lê Trí Viễn (Chủ biên)
cũng đã đề cập đến cách hiểu thời gian thời trung đại. Tác giả lí giải những điểm
khác biệt trong nhận thức và cảm xúc của con người trung đại so với con người hiện
đại. Tác giả phát hiện những biểu hiện của thời gian trong văn học trung đại với
những kiến giải: “Thời gian tuyến tính trơi chảy không ngừng, một qua không trở
lại (…) và là “thời gian chu kỳ đi rồi quay trở lại chứ không đi mất” [77; 19]. Thời
gian trong văn chương trung đại cịn là “thời gian khơng trống rỗng trừu tượng mà

chất chứa một nội dung cụ thể (…). Thời gian nhuốm màu thiêng liêng và đạo đức”
[77; 19]. Tác giả nhấn mạnh thời gian chu kì có tác động mạnh mẽ và sâu sắc hơn đến
cảm quan của con người, đó là: “Ý thức về thời gian chu kì sâu hơn và có sức xóa mờ
thời gian tuyến tính” [77; 20]. Tuy không được tách ra thành một chương riêng biệt,
song, cơ bản tác giả Lê Trí Viễn đã giúp người đọc nhận thức và lí giải được những
biểu hiện cơ bản về các “kiểu” thời gian trong văn học trung đại. Từ vấn đề được tác
giả đặt ra và lý giải, chúng tôi xem là những gợi dẫn cần thiết để đi vào nghiên cứu
cảm thức thời gian của một tác gia cụ thể - tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nghiên cứu sâu về các yếu tố thi pháp văn học trung đại, trong cơng trình Thi
pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử đã dành sự quan tâm về các kiểu
thời gian trong thơ trung đại nói chung với các nội dung: “Mơ hình chung của thời
gian; Thời gian vũ trụ bất biến; Thời gian con người” [49; 193]. Cụ thể, về thời gian
trong thơ trung đại, tác giả đã xác định các khái niệm: Thời gian vũ trụ bất biến
trong thơ từ thế kỉ X- XVII: Vô thời gian trong thơ Thiền - loại thời gian “Bất biến,
thường trụ, bởi vì khơng sinh khơng diệt”[49; 197]; Cũng theo tác giả, thời gian lịch
sử trong thơ tương quan với thời gian vũ trụ - kiểu thời gian được khơng gian hóa
với “tính bất biến của lịch sử hóa thân vào dấu tích” [49; 204]; Và cuối cùng là thời
gian con người với nỗi buồn thương u uất cá nhân… Dẫn chứng cho dòng chảy thời
gian bất biến, tĩnh tại trong thơ nhà Nho, tác giả dẫn giải: “Trong thơ Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm thời gian vũ trụ là một niềm mơ ước (…). Nguyễn Bỉnh
Khiêm cũng thể hiện một quan niệm vũ trụ tự nhiên, nhưng ông thiên về tính biến


5

dịch vĩnh hằng” [49; 201]. Việc xác lập các mô hình thời gian, các kiểu thời gian
trong thơ thời trung đại phần nào giúp người đọc có thêm nhận thức về lý thuyết
chung thời gian nghệ thuật trong thơ trung đại Việt Nam.
Nghiên cứu về diễn tiến thơ trữ tình của một thời đại cụ thể, Phạm Hùng với
bài viết Về diễn tiến của thơ trữ tình đời Trần (TCVH, Số 4/1983) (in lại trong

Cơng trình Trên hành trình văn học trung đại), đã chỉ ra diễn biến các dòng chảy
thời gian theo các xúc cảm của thi nhân đời Trần. Tác giả nhận định: “Thời gian là
những cảm xúc thơ về một quá khứ vô cùng vinh quang và đầy chiến thắng, cảm
xúc trữ tình của các thi sĩ cũng gặp nhau trong sự hồi tưởng chiến công của cha ơng
trên dịng sơng Bạch Đằng” [16]. (…) Đến thời vãn Trần, “Thời gian được phản ánh
co giãn theo tâm trạng con người, niềm vui lại qua nhanh mà nỗi buồn sao đằng
đẵng”. Thi nhân thời Trần có những cách cảm nhận dòng chảy thời gian khác nhau,
thơ Trần Nguyên Đán thời gian “buồn bã, nặng nề vô vị như cuộc đời trơi”, người
nghệ sĩ có lúc “giật mình cảm thấy thời gian trôi đi nhanh quá, cả thời gian tuổi tác
cuộc đời rồi cũng trôi đi không trở lại”… Trong thơ Nguyễn Tử Thành, thời gian
trơi trong dịng cảm xúc tiếc nuối bâng khuâng: “nghe tiếng thời gian đang tan theo
những giọt mưa đêm xuân trong một sự nuối tiếc đến tuyệt vọng” [16; 166 - 171]…
Như vậy, trước Nguyễn Bỉnh Khiêm, cảm thức thời gian ở mỗi nhà thơ thời Trần đã
có những cảm quan, cảm xúc khác nhau phụ thuộc vào quan niệm, tư tưởng và đặc
biệt là cảm hứng từ chính cuộc đời của mỗi cá nhân người nghệ sĩ.
Đi vào nghiên cứu một tác gia, tác phẩm cụ thể, cơng trình nghiên cứu, Luận
án Thi pháp thơ Nơm Nguyễn Trãi (2002) của tác giả Hồng Thị Thu Thủy đề cập
đến vấn đề thời gian trong thơ Nguyễn Trãi chiếm vị trí là một luận điểm. Góp phần
phát họa chân dung Nguyễn Trãi, tác giả Hồng Thị Thu Thủy đã khảo sát các yếu
tố nghệ thuật trong đó có thời gian. Tác giả định danh thành những kiểu thời gian:
Thời gian quá khứ với đặc điểm: “Đời người có những quãng thời gian có ý nghĩa
đặc biệt gắn với tuổi trẻ, ước mơ, công danh, hạnh phúc..., cho nên hoài niệm quá
khứ cũng là nét chung của con người” [69; 66]; Thời gian mang tâm sự đời thường
với khuynh hướng cá nhân: “Đó là kiểu thời gian đầy dư vị buồn tiếc, xót xa, thiếu


6

ấm áp và vắng vẻ”;… Nghiên cứu từ góc độ thi pháp thơ Nôm, tác giả chứng minh
cho sự tồn tại của yếu tố thời gian xuất hiện trong thơ tiếng Việt buổi đầu với nhận

xét: “Thời gian nghệ thuật trong Quốc âm thi tập vừa mang đặc trưng chung của
thời gian nghệ thuật thời trung đại, vừa mang dấu ấn riêng của phong cách thơ
Nguyễn Trãi, phong cách của một thi nhân "lo đời" "đau đời", "ẩn ức" trước thế
sự...[69]. Nhận xét của tác giả được xem là những gợi dẫn cần thiết để chúng tơi
nghiên cứu về khía cạnh cảm thức thời gian trong sáng tác của một tác gia trung đại
Việt Nam sau Nguyễn Trãi một thế kỷ, cụ thể là Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nghiên cứu ở khía cạnh khác của Bạch Vân quốc ngữ thi tập với các hình
thức diễn đạt về những ngày tháng ẩn dật của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Văn
Tấn với bài viết Bạch Vân quốc ngữ thi tập các hình thức diễn đạt về sự ẩn dật
(TCKH Đại Học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Số 7 (73) năm 2015), đã nhấn
mạnh: “Trong thời gian hưu trí ở quê nhà Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn gián tiếp dự bàn
tham gia trực tiếp vào chính sự” (…) “Trong thời gian ở ẩn tại Trung Am, thi nhân
ln thể hiện mình là một ẩn sĩ thanh cao, hịa mình vào thiên nhiên lấy thiên nhiên
làm mơi trường sống đích thực của mình” [57; 63]. Như vậy, trong quãng thời gian
nào, lúc tham chính hay ẩn cư, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn “luôn thể hiện mình là một
ẩn sĩ thanh cao”. Rõ ràng, ở nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc đời, Nguyễn
Bỉnh Khiêm có những cảm nhận về dòng chảy thời gian khác nhau với những suy
nghiệm đậm tính triết lý trước biến cải nhân sinh.
Nghiên cứu Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm trên phương diện tiếp nối thành
tựu thơ Tiếng Việt dân tộc, trong bài viết Luận về Nguyễn Bỉnh Khiêm (qua thơ
Nôm), tác giả Hà Như Chi cho rằng: “Nguyễn Bỉnh Khiêm khôn ngoan và từng trải.
Một người sinh ra trong buổi hỗn loạn, đã có ý ở ẩn trước khi ra làm quan, đến hơn
40 tuổi mới chen chân vào hoạn lộ, tất cũng đã suy nghĩ nhiều về việc thế người
đời, đắn đo về lẽ tới lui và chú trọng về đường cư xử với người” (…) Đối với cụ,
sau khi đã suy nghiệm nhàn là chủ đích của cuộc đời, sống nhàn mới đáng sống, cụ
tìm đến nhàn như một nhà hiền triết tìm đến chân lý. Cái nhàn của cụ khơng phải là
cái nhàn bất đắc chí mà là cái nhàn làm cho người ta toại chí đến cực điểm” [60;


7


470]. Như vậy, khác với Nguyễn Trãi trước đó một thế kỷ, từng có những quãng
thời gian nhập thế và xuất thế mang đầy bi kịch “xuất dùng dằng xử day dứt”,
Nguyễn Bỉnh Khiêm nhập thế hay xuất thế đều rất “minh bạch”, rất “sịng phẳng”.
Cùng cái nhìn về thái độ xuất xử “minh bạch” và “sòng phẳng” của Nguyễn
Bỉnh Khiêm trước thế cuộc thể hiện trong Bạch Vân quốc ngữ thi, Phạm Thế Ngũ
nhấn mạnh: “Trong đạo thống Nho gia, cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm như vậy thật
minh bạch, sịng phẳng. Gặp thời gặp chúa, thì ra trị nước, n dân. Khi hồn cảnh
khơng cho phép thì lui về ẩn thân hành thiện. Ngồi ở triều đường dám nói thẳng
khơng sợ lụy thân. Về hương đảng khuyến khích điều lành, nêu gương đạo đức.
Làm quan thì ngựa xe hầu đón, về làm dân thì áo vải cơm rau. Mà ra hay về, lên hay
xuống đều thảng thích vơ tâm” [60; 499]. Như vậy, trong cả thi tập, nhà Nho
Nguyễn Bình Khiêm đã gửi vào những dịng thơ các cung bậc cảm xúc theo dòng
đời đầy “biến cải” của thế cuộc.
Nghiên cứu Bạch Vân quốc ngữ thi từ góc độ cảm hứng của nhà thơ, với bài
viết Cảm hứng thế sự trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đặng Thanh Lê nhận
định thi tập: “Tập thơ là “bức tranh tự thuật” về cuộc sống nhà nho thanh bần; Đồng
thời kết hợp giữa cảm nhận về cuộc sống bản thân và cuộc sống của tầng lớp
“đương thời”, với cách nhìn sâu sắc của con mắt triết gia, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng
đã vẽ lại “bức tranh tự sự về thế thái nhân tình” rất chân thực [60;572].
Nghiên cứu ở khía cạnh bóng dáng con người nhàn dật trong thơ Nôm
Đường luật, trường hợp Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Ngọc Hòa với bài viết Con người
nhàn dật, tự tại trong thơ Nôm Đường luật (Tạp Chí Khoa Học, Đại học Huế, tập
72A, số 3, năm 2012), đã dẫn ra các chặng đường đời nhiều biến động mà chính bản
thân đã thơ đã trải qua với nhiều trạng huống cảm xúc. Tác giả nhận định: “Nguyễn
Bỉnh Khiêm nhập thế khi chế độ phong kiến bước dần vào con đường suy tàn (…).
Ra làm quan với triều đình nhà Mạc, khơng phải Nguyễn Bỉnh Khiêm khơng thấy
những khó khăn trước mắt, nhưng ơng vẫn tin vào sự phục hưng của chế độ, vào tài
“phù nghiêng đỡ lệch” của mình, để rồi cuối cùng phải ngậm ngùi “Giúp nước
thương dân chưa thỏa lòng ta hồi trước. Băn khoăn rất thẹn già khơng có tài”



8

[12; 131-136]. Tài “phù nghiêng đỡ lệch” của Trạng Trình thì đã rõ, thẹn vì mình
“khơng có tài” như đã thán chỉ là cách nói “ưu tư” trước thế cuộc. Đó là cách nói,
cách ngẫm về nhân tình thế thái với đủ mùi vị “mặn, nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi”
(Thói đời) của thời đại mà ơng đang hiện diện.
Nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lã Nhâm Thìn
(chủ biên) Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam (Tập 1) nhận định: “Trong 95
năm của cuộc đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ thực sự làm quan có 8 năm (…). Khi
dùi mài kinh sử, lúc ở ẩn, khi ra làm quan, lúc mở trường dạy học, ông tiếp xúc
nhiều với những con người, những cảnh đời khác nhau. Thật ít người có được một
cuộc đời từng trải như Nguyễn Bỉnh Khiêm” [63; 169]. Chính cuộc đời từng trải ấy
đã tạo nên ở Nguyễn Bỉnh Khiêm một vốn hiểu biết vô cùng rộng lớn và sâu sắc.
Vốn kiến thức uyên bác có được từ sách vở kết hợp với vốn sống phong phú từng
trải việc đời, việc người được đúc kết tạo nên những vần thơ mang sắc màu thời
gian đậm chất thế sự mang triết lý uyên thâm.
Cũng như các nhà nho trung đại khác, việc ẩn cư để “minh triết bảo thân”,
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có những tháng ngày “nhàn”, “tiên”, “Thân nhàn, phúc
lại được về nhàn”, “Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng”, “Vô sự thì hơn nữa ngọc
vàng”… Ngay trong lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bộc bạch: “Tôi mỗi lúc rỗi,
cơn hứng đến thường ngâm vịnh hoặc ca ngợi thắng cảnh của núi sông; hoặc vui về
dáng xinh của hoa trúc; hoặc tức cảnh mà ngụ ý; hoặc mượn việc mà tự thuật đều
ghi lấy chí của mình” [61; 400]. Dù có nói thẳng quan niệm “về nhàn”, nhà thơ vẫn
khó vơ ưu trước thế cuộc. Bạch Vân am thi tập là tập thơ mang nặng ưu tư về những
nỗi niềm của tác giả qua các chặng đường đời. Dù Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận ra thế
cuộc đảo điên biến thiên khó đỡ, ơng tìm về “non xanh, nguyệt bạc” làm một dật
dân “bảo tồn minh triết”, nhưng thẳm sâu trong lịng nhà Nho trí thức vẫn khơng
ngi nỗi niềm canh cánh với đời. Nhận xét về điều này, Vũ Khâm Lân cho rằng:

“Tuy ở nhà bốn mươi tư năm mà lịng khơng ngày nào quên đời, ưu thời mến tục
đều lộ trong thơ”. Con người nhàn dật, tự tại trong Tuyết Giang phu tử vì thế vẫn
chưa thốt khỏi học thuyết Nho giáo, vẫn chưa ra ngoài quan niệm “hành-tàng”,


9

“xuất-xử”, “nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư” để hịa mình vào thế giới của
Lão Trang” [61; 131-136].
Lê Trọng Khánh – Lê Anh Trà trong một nghiên cứu về tính triết lý trong thơ
Nơm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ ra tính “sâu sắc mà vẫn cụ thể và xác thực”. Trong
bài viết Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý, tác giả trân trọng khi phát hiện quan
niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Tính chất nhàn tản của Nguyễn Bỉnh
Khiêm thực chất không phải yếm thế, xu thời, ích kỷ và hoàn toàn hưởng lạc,… tư
tưởng nhàn tản của Nguyễn Bỉnh Khiêm có những khía cạnh tích cực, phù hợp với
tư tưởng hành đạo của Nho giáo. Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một lối phản
ứng của tầng lớp nho sĩ bất lực trước thời cuộc lúc bấy giờ, phản ứng bằng hình
thức tiêu cực, nhưng vẫn bao hàm một nội dung đấu tranh bằng phương pháp theo
lẽ tự nhiên” [22; 247]. Rõ ràng, với Nguyễn Bỉnh Khiêm thời gian nhàn rỗi khơng
chỉ đắm mình hưởng lạc trước thiên nhiên, mà trong những thời khắc ấy nhà Nho
vẫn có những khía cạnh tích cực, trăn trở và suy tư trước biến thiên thế cuộc.
Nghiên cứu trên nhiều phương diện về cuộc đời và sự nghiệp văn chương
Nguyễn Bỉnh Khiêm, có thể kể đến cơng trình: Nguyễn Bỉnh Khiêm - Về tác gia và
tác phẩm (Trần Thị Băng Thanh-Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu). Cơng trình
bao qt một nguồn tài liệu nghiên cứu về Trạng Trình họ Nguyễn khá đầy đặn.
Bao gồm rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu Nguyễn Bỉnh Khiêm trên nhiều
lĩnh vực khác nhau, các nhà nghiên cứu hướng về tư tưởng, nhân cách, về sáng tạo
nghệ thuật, về triết nhân đặc sắc của thế kỷ XVI, về thơ ca quan phương lẫn bình
dân bình dị của nhà Nho chính thống chuẩn mực Trạng Trình… Trong lời giới thiệu
về Sức sống của thơ ca và tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả đã nhận định:

“Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà nho có bản lĩnh, một trí giả. Tìm đến với sự nhàn dật
chính là Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm về với “cái vụng”, “cái thuyết” mà theo quan
niệm của Nho gia, đã được điều chỉnh bởi quan niệm của đạo Lão, mới là bản chất
tự nhiên của sự vật. Chính quan niệm nhàn dật đạt tới ý vị triết học đó đã tạo nên
một Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bạch Vân cư sĩ tự do, tự tại, giản phác, hồn nhiên, lạc
quan, khỏe khoắn, rất hiếm thấy trong làng thơ nhàn thời trung đại”[61; 48]. Cái


10

chất “tự tại, giản phác, hồn nhiên, lạc quan, khỏe khoắn” ấy đã làm nên một Nguyễn
Bỉnh Khiêm rất riêng, rất phong thái triết nhân điềm tĩnh ung dung đi qua thời gian
đầy thăng trầm của non một thế kỷ lịch sử biến động.
Phân tích thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để đi tìm tâm sự của nhà thơ là khía cạnh
được nhiều nhà nghiên cứu khai thác. Qua phân tích một số bài thơ “Nhàn” của
Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn với “tấm lịng tiên ưu đến già chưa thơi”, Bùi Duy Tân
nhận ra thời điểm khắc khoải của chủ thể trữ tình xuyên suốt chủ thể ấy là một
Nguyễn Bỉnh Khiêm chán ghét thói đời gian xảo, đường hoạn lộ đầy hệ lụy và nhà
thơ tìm về cuộc sống nơng thơn thuần phát, thích thảng an nhàn và cuộc sống đạm
bạc nơi thôn quê đầy lạc thú. Tác giả chỉ ra thời gian nhàn rỗi của người nghệ sĩ
mẫn cảm Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Ông đọc sách, ngâm thơ, uống rượu, tưới cúc, vun
thông, hâm chè, trở lửa… trong cảnh nước biếc non xanh, trăng trong gió mát, dưới
bóng râm cổ thụ hay trời thu khí mát, bên bờ tre quê hay bên luống hoa đẹp, nhà thơ
đều thấy tâm tình thoải mái” [61; 342]. Hiện hữu trong thơ, rõ ràng không hẳn chỉ là
những sinh hoạt tiêu dao thưởng ngoạn của một ẩn cư, mà đó cịn là tâm sự, là nỗi
niềm, là các trạng huống xen lẫn những ưu tư thế sự trước những khoảnh khắc thời
gian thư thái mà nhà thơ đặt mình thảnh thơi tận hưởng.
Nghiên cứu trên một số bình diện về ngơn ngữ, hình ảnh, đề tài… của Bạch
Vân quốc ngữ thi tập, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra nét đặc sắc, nét riêng về nghệ
thuật của tập thơ Nôm. Trong bài viết Thơ Nôm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả

Trần Thị Băng Thanh nhận xét: “Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
bộc bạch, tỏ bày chí hướng, khát vọng ấy của mình trong thơ Nôm. Song, nếu như
Nguyễn Trãi đi từ nhiều đề tài vịnh cây cỏ, tự thán, thuật hứng, trần tình, mạn
thuật…để rốt lại nói lên hồi bão chí hướng của mình thì Nguyễn Bỉnh Khiêm lại
theo một quá trình ngược lại. Ơng chỉ làm thơ ngơn chí, nhưng từ đó mà bao gồm
tất cả, thể hiện tất cả, có tấm lịng yêu đời, yêu người, giận thương, răn dạy, khuyên
nhủ…(…) Dường như Nguyễn Trãi cơ đơn hơn, cịn Nguyễn Bỉnh Khiêm nhiều bè
bạn hơn. Từ Quốc âm thi tập đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập, thơ Nơm đã hình
thành một số nét đặc sắc về nghệ thuật bút pháp tả thực” [61; 565].


11

Giới thiệu thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới hình thức chữ viết, Đinh Gia
Khánh đã có nhận xét về cách biểu hiện thời gian trong thi tập của nhà thơ: “Nhưng
mỗi khi muốn vui chơi giải trí, hoặc bng thả tâm hồn theo những xúc động hoặc
nhận thức riêng tư, tức là khơng có dụng ý lấy văn để “chở đạo” là chủ yếu, thì tác
giả lại hay viết bằng thơ chữ Nơm” [21; 87]. Như vậy, chọn hình thức diễn đạt bằng
chữ Nôm diễn tả các cảm xúc tâm trạng theo thời gian mang tính thế sự, Nguyễn
Bỉnh Khiêm không hẳn dụng ý dùng văn chương để “chở đạo”, tự thân sự kết hợp
tài hoa nhuần nhị giữa hai phạm trù uyên bác và bình dân, triết lý và trữ tình, thơ
nói chí, thơ đạo lý của ơng trở thành một lối thơ triết học mang đậm màu sắc thế sự
nhân sinh.
Nghiên cứu về nghệ thuật Bạch Vân quốc ngữ thi, Lã Nhâm Thìn đã chỉ ra
sự kết hợp nhuần nhị giữa các cặp phạm trù đối lập “triết lý và trữ tình, uyên bác và
bình dị”. Tác giả nhấn mạnh: “Thơ Trạng Trình tác động mạnh tới lý trí, tới nhận
thức người đọc bằng phương pháp đối lập. Thơ triết lý nhưng không khô khan; Nhà
thơ diễn đạt những vấn đề của tư tưởng, của luận lý lô gic bằng những hình tượng
nghệ thuật cụ thể, sinh động” [63; 179]. Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông lý
học, mẫn cảm với đời, sống gần gũi với đời sống dân thường, chan hòa với thiên

nhiên vạn vật, suy tư thế cuộc đã gửi cảm xúc của của mình vào thi tập chữ Nơm
một cách hài hịa phù hợp với từng trạng huống cảm xúc. Đọc thơ ông, chúng ta bắt
gặp những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về thời cuộc mang tính suy luận triết
học, những nguyên lý tư tưởng, có hiện tượng, có bản chất, có nguyên nhân và kết
quả “Vị nọ, thức kia…; nhân vì, ấy bởi…”.
Trong lời Giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tác gia và tác phẩm,
tác giả Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh đã nhận xét khá xác đáng về chất thơ và
cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Cùng với Nguyễn Trãi và Nguyễn Du…, Nguyễn
Bỉnh Khiêm là đỉnh cao về thi ca thời trung đại. (…) Thơ ông như một khu rừng
thâm nghiêm linh thiêng và thách thức sự kiếm tìm. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người
trí thức trong thơ và là nhà thơ giàu tri thức, uyên bác trong nhiều trường hợp khơng
dễ tạo được sự hài hịa giữa chất thơ và triết luận”[61; 7]. Rõ ràng, trong thơ ông có


12

chất thơ và triết luận. Bởi, nó được đúc rút từ chính con người uyên bác, thâm thúy
trước mọi lẽ biến cải thế nhân của Trạng Trình họ Nguyễn.
Sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá là một thành tựu
lớn trong nền nghệ thuật thơ văn trung đại Việt Nam. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
mang tính mở đầu cho một dịng thơ văn giàu tính triết lý, tư duy lý trí - thế sự,
bước đầu chạm chân vào hiện thực và hơn hết, thơ Trạng Trình đã mơ tả xã hội
dưới góc nhìn đời tư và đời thường qua cảm nhận của một triết nhân sâu sắc trước
nhân tình thế cuộc. Nghiên cứu ở góc độ đóng góp trong sáng tác nghệ thuật thơ
bằng chữ Quốc ngữ (chữ Nơm) của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lã Nhâm Thìn nhận định:
“Nguyễn Bỉnh Khiêm là người mở ra hướng mới cho sự nghiệp thơ ca của mình: tư
duy thế sự (…) Ở đây trí tuệ và tâm hồn dân tộc đã tiến đến một trình độ khái quát
tư duy nghệ thuật cao hơn: văn học tiếp cận những bình diện cuộc sống, những mâu
thuẫn nội bộ dân tộc qua những vần thơ trữ tình có giá trị tự thuật cá tính và tự sự
xã hội rất sinh động cụ thể” [61; 112].

Như vậy, sau Nguyễn Trãi một thế kỷ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp nối và vận
dụng tiếng nói đậm đà bản sắc dân tộc để sáng tác thơ nhằm gửi vào đó những xúc
cảm, đời sống xã hội của người Việt bằng ngôn ngữ Việt. Thơ ông được xem là
người kế thừa và phát triển được ca tụng là “Cây đại thụ tỏa bóng gần suốt cả thế kỷ”.
Nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm trên nhiều bình diện từ trước đến nay
vẫn chưa hề vơi cạn. Những nhận định về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở nhiều góc độ khác
nhau, nhất là những nghiên cứu về các phương diện thi pháp học sẽ là nguồn tài liệu
hỗ trợ, gợi dẫn cần thiết để chúng tơi tham khảo, tìm hiểu nghiên cứu về cảm hứng
thời gian của thi nhân biểu hiện trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập. Chúng tôi cố
gắng đưa ra những nhận xét có tính khái qt đối với vấn đề cần khảo sát để giúp
người đọc thấy được một số phương diện của tập thơ Nơm đã được tìm hiểu, khai
thác. Những nhận định, đánh giá từ các cơng trình trên sẽ là những gợi dẫn cần thiết
cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề liên quan đến cảm thức thời gian trong thơ
Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.


13

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho đời nhiều thành tựu đáng quý, trong đó có
Bạch Vân quốc ngữ thi tập (BVQNTT) được viết bằng chữ Nôm (gồm khoảng 170
bài thơ), đã xác nhận ông là một thi hào thực thụ trong làng thơ ca trung đại Việt
Nam. Tư tưởng, tình cảm và tài năng của Nguyễn Bỉnh Khiêm được phản ánh một
cách sinh động qua tập thơ Nôm. Cả cuộc đời 95 tuổi (1491 – 1585) gắn liền suốt
thế kỷ XVI với những quãng thời gian đầy biến cố trong lịch sử xã hội Việt Nam
ln có ý nghĩa đặc biệt với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sống trọn gần một
thế kỷ gắn từng chặng đường đời với tuổi trẻ, ước mơ, công danh, hạnh phúc và
những bi kịch cuộc đời… đã hun đúc trong ông những tầm cao trí nhãn để lại cho
hậu thế “cây đại thụ rợp bóng” trong làng văn chương trung đại Việt Nam.

Trong thế giới nghệ thuật thơ ca của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thời gian được
cảm nhận, ý thức một cách hệ thống dưới nhiều dạng thức khác nhau biểu hiện
những trạng huống cảm xúc khác nhau trong từng chặng đường đời…của chính nhà
thơ. Đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu về các biểu hiện cảm thức thời gian trong
BVQNTT của Nguyễn Bỉnh Khiêm và những phương thức nghệ thuật thể hiện các
kiểu thời gian trong nhận thức và cảm xúc của nhà thơ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở học hỏi và kế thừa những cơng trình nghiên cứu thơ Nơm Nguyễn
Bỉnh Khiêm, chúng tơi tiếp tục tìm hiểu, tổng kết các bình diện thời gian nghệ thuật
được thể hiện trong BVQNTT. Đồng thời, thơng qua phân tích các giá trị nội dung,
nghệ thuật biểu hiện cảm thức thời gian của nhà thơ, luận văn góp phần hiểu thêm
về tâm hồn, tư tưởng tình cảm và những đóng góp đặc sắc đậm tính triết lý trong
sáng tạo nghệ thuật của tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lĩnh vực văn chương.
Văn bản khảo sát: Chúng tôi khảo sát văn bản thơ Nôm từ sách “Thơ văn
Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Đinh Gia Khánh giới thiệu, Hồ Như Sơn biên soạn phần thơ
Nôm (chọn 161 bài), Nxb Văn học, Hà Nội, 1983, 340 trang. Đinh Gia Khánh và
Bùi Duy Tân biên soạn phần thơ văn chữ Hán (chọn 93 bài thơ, 3 bài văn).


14

Xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu của phạm vi đề tài đặt ra, chúng tôi chọn
khảo sát 161 bài thơ Nơm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tập sách có lời giới thiệu của
tác giả với những lời nhận xét chung khá thuyết phục về nội dung tư tưởng và nghệ
thuật thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.Có thể xem đây là cuốn sách có những kiến giải
hợp lý, khoa học và tập hợp đầy đủ các bài thơ trong Bạch Vân Quốc ngữ thi tập
của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Những trích dẫn về thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong luận văn này đều được
trích dẫn từ cơng trình trên. Người viết thừa hưởng thành quả của những người đi
trước và khơng sáng tạo gì thêm về phiên âm dịch nghĩa của văn bản.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng tổng hợp một số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê phân loại: Phương pháp này được sử dụng để tập
hợp và thống kê được số lượng những câu thơ, bài thơ có biểu hiện trực tiếp hoặc
gián tiếp yếu tố thời gian và cảm nhận thời gian của tác giả.
- Phương pháp thống kê miêu tả: Sau khi xác định được những câu thơ, bài
thơ có biểu hiện yếu tố thời gian, chúng tôi tiến hành mô tả sự biểu hiện ấy nhằm
làm rõ đặc trưng thời gian, biểu hiện các ý nghĩa thời gian của nhà thơ.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được áp dụng trong việc so sánh
thơ chữ Nôm của các tác gia trung đại khác trước và sau Nguyễn Bỉnh Khiêm
(Nguyễn Trãi; Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến…). Mục đích của việc so sánh là nhằm
phát hiện sự sáng tạo độc đáo, phong cách nghệ thuật riêng của Nguyễn Bỉnh
Khiêm trong sáng tác văn chương trên hai chiều hướng thơ bác học chữ Hán và thơ
bình dân chữ Nôm.
Bên cạnh các phương pháp trên, chúng tôi cịn sử dụng kết hợp các thao tác
phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề. Thao tác phân tích được sử dụng khi mơ tả
loại hình thơ nhằm làm rõ những biểu hiện đặc trưng nhất của các biểu hiện thời
gian trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trên đây là một số phương pháp, thao tác chủ yếu được sử dụng linh hoạt
trong luận văn. Việc nêu ra có tính tách bạch của các phương pháp được sử dụng


15

trên chỉ phục vụ cho đối tượng nghiên cứu. Bởi, phần lớn các phương pháp được sử
dụng đan xen nhau khi trình bày, lý giải từng đối tượng cụ thể nhằm mục đích giải
quyết những yêu cầu luận văn đặt ra.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn kết cấu theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở hình thành cảm thức thời gian trong thơ Nôm Nguyễn
Bỉnh Khiêm
Chương 2: Các kiểu cảm thức thời gian trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh
Khiêm
Chương 3: Phương thức thể hiện cảm thức thời gian trong thơ Nôm
Nguyễn Bỉnh Khiêm


16

Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM THỨC THỜI GIAN
TRONG THƠ NÔM NGUYỄN BỈNH KHIÊM
1.1. Cảm thức thời gian trong sáng tác văn chương trung đại
1.1.1. Giới thuyết chung về cảm thức thời gian
Thời gian là một đại lượng tồn tại khách quan, được vận hành theo một quy
trình bất biến: sáng đến trưa, ngày qua đêm, tháng đến năm, mùa, vụ… Con người
quen tri giác thời gian như trật tự vốn có của nó; tri giác thời gian theo kiểu tuyến
tính và in vào nhận thức, lời nói hàng ngày như: trước - sau, tiền - hậu, đầu – đuôi,
thủy – chung… Thời gian không phải là yếu tố duy nhất hé mở đời sống thế giới
tâm hồn con người. Bên cạnh thời gian bao giờ cũng tồn tại một không gian nhất
định. Sự tồn tại của con người hiển nhiên khơng thể được đặt ngồi vịng thời gian
và khoảng khơng gian nhất định. Thời gian hiện hữu đó ln dung chứa thế giới con
người với các hiện tượng tự nhiên, xã hội… Khơng một ai có thể đứng ngồi bước
đi của thời gian; khơng một ai khơng có đơi lần nhìn thời gian trơi theo cảm nhận cá
nhân chậm hay nhanh, dài hay ngắn, từ đó bản thân cảm nhận dịng đời trơi qua
ngắn ngủi hay đằng đẵng… Đó chính là ý thức trước dịng chảy thời gian theo cảm
xúc chủ quan và nó trở thành một hiện tượng mang tính phổ quát trong hiện thực
cũng như trong sáng tác nghệ thuật. Việc xem xét đánh giá những biểu hiện nhận
thức trước các dòng chảy thời gian được chuyển hóa trong cảm xúc ý thức của chủ

thể trữ tình qua sáng tác nghệ thuật thực sự có ý nghĩa khơng kém phần quan trọng
khi muốn phát họa hồn chỉnh chân dung của người nghệ sĩ.
Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt: “Thời gian là một phạm trù triết
học, cùng với khơng gian là hình thức tồn tại của vật chất, của thế giới. Khơng có sự
vật hiện tượng nào tồn tại ngồi nó, chỉ trong thời gian và khơng gian thì sự vật mới
có tính xác định”[84; 52]. Theo đó, danh từ “thời gian” được hiểu là một đại lượng
tồn tại khách quan quan trọng của mọi vật chất, mọi sự vật hiện tượng trong cuộc


17

sống. Có thể khẳng định, mọi sự vật hiện tượng khơng thể tồn tại ngồi thời gian.
Sử dụng yếu tố thời gian để lý giải nhiều khía cạnh khác nhau của con người, cuộc
đời được xem là một phương tiện cần thiết. Không chỉ là đại lượng trôi đi theo
chiều tuyến tính giản đơn để chỉ dịng chảy cuộc đời đi qua, thời gian với các “chiều
kích” quá khứ, hiện tại, tương lai đều có thể trở thành những cảm nhận khác nhau ở
từng tâm trạng của mỗi cá nhân.
Cảm thức là cách con người nhận thức, đánh giá xem xét một vấn đề trong
cuộc sống bằng con mắt chủ quan, bằng cảm nhận của chính mình chứ khơng phải
của ai khác. Với ý nghĩa đó, có thể hiểu cảm thức thời gian thể hiện trong văn
chương nghệ thuật nói chung, trong thơ nói riêng là thời gian khách quan mang tính
chủ quan. Thời gian ấy khi đi vào tác phẩm nghệ thuật đã được đi qua “bộ lọc” cảm
xúc và nhận thức chủ quan của cá nhân người nghệ sĩ. Người ta có thể thấy, thời
gian đi nhanh như thoi đưa hoặc chậm trơi qua đến nỗi như nghìn thu… “Ngày vui
ngắn chẳng tày gang” hoặc “Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”… khi chủ thể trữ tình
mang nặng tâm tư trước thời gian khách quan. Dòng thời gian trơi chảy nhanh chậm
phụ thuộc hồn tồn vào yếu tố tâm lý của người cảm nhận. Con người thông qua
cách cảm nhận về thời gian để trình bày quan niệm, sự hiểu biết, đánh giá của mình
về cuộc đời, về cái đã qua, đang đến và cái sắp đến.
Thời gian trong sáng tác nghệ thuật được cảm nhận không chỉ bằng các đại

lượng vật lý thông thường như giây, phút, ngày, tháng, năm… mà cịn bằng “đong
đầy” chính cảm xúc mang rất rõ yếu tố chủ quan của người nghệ sĩ. Thời gian
khơng cịn là một khái niệm trừu tượng mà có khi tồn tại dưới dạng cụ thể như
hương vị, màu sắc, vật thể hiện hữu trong nhiều chiều kích khác nhau. Với những
sáng tác của truyện cổ dân gian, tác giả dân gian thường xây dựng câu chuyện theo
dịng chảy thời gian tuyến tính, sắp xếp kết cấu truyện theo một trật tự nhất định
theo dòng chảy đời người: sinh ra, bắt đầu (quá khứ), diễn biến, hành trạng (hiện
tại) rồi đến kết cục, kết quả (tương lai); Trong ca dao, thời gian phiếm chỉ được tác
giả dân gian vận dụng theo mô tuýp “ngày ngày”, “chiều chiều”, “đêm đêm”,


18

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau; Chiều chiều lại nhớ chiều chiều”… để diễn tả cảm
xúc chung mang tính cộng đồng của chủ thể trữ tình.
Trong sáng tác nghệ thuật cá nhân, thời gian thể hiện diễn biến theo quy trình
tâm lý con người. Thời gian trong cảm thức của con người như một cơ thể sống với
các trạng thái cảm xúc phong phú đa dạng, phức tạp được mở rộng các đường biên
với các chiều kích để đánh dấu thời khắc đặc biệt trong cuộc sống của cá nhân hoặc
thời đại. Thời gian luôn tồn tại khách quan, nhưng đối với mỗi cá nhân, thời gian lại
mang màu sắc, dấu ấn riêng biệt chủ quan của từng cá thể. Cũng là dịng thời gian
trơi chảy, nhưng ở mỗi người nghệ sĩ cảm nhận bằng cảm quan với những nhận
thức và quan niệm riêng in dấu ấn cá nhân rất rõ. Đứng trước vũ trụ bao la, người
nghệ sĩ mẫn cảm, suy nghiệm cảm nhận được sự vô hạn của khơng gian và sự hữu
hạn của kiếp người; Có lúc người nghệ sĩ nhận ra sự trôi chảy vĩnh viễn của thời
gian để kịp hoài niệm về những chặng đường mình đã đi qua; Cũng có khi bằng sự
trải nghiệm của bản thân trong dòng chảy thời gian vật lý, người nghệ sĩ cảm nhận
thời gian trong ưu tư khắc khoải trước những biến cải thế nhân…
Thời gian trong tác phẩm nghệ thuật là một hình tượng thẩm mỹ sinh động
chứ khơng khơ cứng. Nó khơng đơn giản chỉ là sự cảm nhận bằng tư duy tỉnh táo

của các giác quan mà cịn được cảm nhận bằng óc chủ quan, bằng cảm xúc, bằng
chính tâm trạng của tác giả. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có một
ranh giới phân biệt với thời gian vật lí tuyến tính, nhưng khơng dễ thấy. Thời
gian ấy có thể dài hay ngắn, trôi nhanh hay chậm là tùy thuộc vào tâm tư tình
cảm của nhà thơ, tùy thuộc vào sự cảm nhận của chủ thể sáng tạo. Thời gian nghệ
thuật biểu hiện trong thơ chịu sự chi phối từ cảm thức thẩm mỹ và thế giới thẩm mỹ
của con người thời đại. Thời gian có thể được trần thuật cùng chiều với thời gian tự
nhiên, nhưng cũng có thể đi ngược từ hiện tại trở về quá khứ bằng hồi tưởng. Các
lớp thời gian có khi đan bện, xoắn xít với nhau, cũng có lúc giữa quá khứ và hiện
tại, tương lai có mối liên hệ thời gian, cùng đồng hiện trong một thời điểm. Vậy
nên, hẳn nhiên, trong dòng chảy thời gian, mỗi chủ thể có cách cảm thụ thế giới
riêng mang dấu ấn cảm xúc cá nhân. Do được cảm nhận bằng tâm trạng nên thời


19

gian trong thơ có cách thể hiện riêng khơng giống với thời gian vật lí bên ngồi.
Nó có sự giãn cách, giãn cách từ thời gian vật lí bên ngồi để được tự nhiên đi
vào thơ. Ngoài nghĩa thực vốn có, thời gian cịn mang ý nghĩa biểu trưng. Chính
giá trị biểu trưng này làm cho thời gian trong thơ mang được rất nhiều xúc cảm
và nhận thức của người nghệ sĩ. Khi người nghệ sĩ nhắc đến lượng thời gian
“kim cổ” cũng có nghĩa cảm xúc, ý thức của người nghệ sĩ đang đứng ở hai
chiều cảm thức về dịng chảy cuộc đời xưa và nay trong sự hồi niệm quá khứ
hoặc hiện hữu của thời gian ngừng trôi, bất biến trước thời gian lịch sử, vĩnh
hằng. Thi nhân Nguyễn Trãi từng ưu tư trước sông nước mênh mông khi đối ứng
với phận người hữu hạn: “Kim cổ vô cùng giang mạc mạc/ Anh hùng hữu hận
diệp tiêu tiêu” (ƯTTT). Dòng chảy thời gian trong tác phẩm cũng biến đổi linh
hoạt, từ điểm nhìn hiện tại có thể ngược về quá khứ, thậm chí trở về thời Bàn Cổ
khai thiên… Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm nhắc đến “đời Nghiêu Thuấn” hay “thuở
Tấn, Tùy”: “No lòng ấm cật đời Nghiêu Thuấn/ Gối vác nằm sương thuở Tấn,

Tùy”… cũng có nghĩa nhà thơ muốn nhắc đến một xã hội lý tưởng, một thời đại đầy
mơ ước vua sáng tôi hiền hay những buổi binh đao loạn lạc …
Chính nhờ sức mạnh biểu hiện đa dạng, phong phú của ngôn ngữ, các dạng
thức thời gian đã giúp các thi phẩm lưu lại dấu ấn về cảm thức thời gian một cách
sâu sắc sinh động hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác. Thời gian biểu hiện khơng
chỉ là một mảnh vỡ về hình khối, màu sắc hay âm thanh mà với một dung lượng
ngơn từ ít ỏi, nó có thể tái hiện những biến cố lớn lao của một đời người hay một
thời đại cụ thể. Đọc những câu thơ: “Thập niên phiêu chuyển thán bềnh bồng; Tam
thập niên tiền hồ hải thú; Thập niên thanh ngọc chức hồ băng” (ƯTTT)… của
Nguyễn Trãi, chúng ta nhận ra sự tổng kết nỗi niềm của nhà thơ trong từng chặng
đường “mười năm” nổi trôi, ẩn nhẫn chờ thời; ba mươi năm phỉ chí hải hồ; mười
năm “quan thanh ngọc” trong tiếng lòng chua chát nơi chốn quan trường… Như
vậy, thời gian trong thơ ca có những nhịp điệu, sắc độ riêng để nhà thơ bộc bạch
những xúc cảm vui buồn, suy tư cá nhân gắn với dòng chảy thời cuộc.


20

Bằng hình tượng nghệ thuật, thời gian đi vào thơ có thể “co dãn” theo cảm
nhận chủ thể sáng tác. Nhà thơ có thể cho thời gian trơi nhanh đi bằng cách dồn nén
làm cho khoảng một thời gian dài chỉ “trôi qua” qua một câu thơ ngắn mà hiện hữu
cả thời cuộc bể dâu. Khi Nguyễn Bình Khiêm suy ngẫm: Được thời thân thích chen
chân đến/ Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi (Bài 49 - BVQNTT), nghĩa của “thời” và
“thế” đã trở thành thời cuộc trong sự biến thiên của dòng chảy thời gian, nghĩa là
triết nhân đang suy nghiệm đến thói đời đen bạc ở con người trong dòng chảy nhân
sinh nặng màu nhiễu nhương của thế cuộc…
Thế giới tự nhiên không phải là sự tồn tại vật chất lạnh lùng khơ cứng, khơng
có mối quan hệ với con người mà ngược lại nó tồn tại trong sự thấm đẫm tinh thần
và tình cảm của con người. Những thời khắc của vạn vật ngày, đêm, tuần, tháng,
bốn mùa,... hay thời khắc cuộc đời con người đều có thể gửi gắm vào thơ để bày tỏ

tình cảm thân thiết, hay đơi khi xa cách thì mượn thơ để ngụ ý tình ai ốn.... Con
người cảm nhận thời gian bằng nhịp đi của bốn mùa, của cỏ hoa, cây lá, của tuần
trăng, con nước.... Chính những hình ảnh như vậy đi vào văn chương, được xem là
tín hiệu thẩm mỹ chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa thế giới tự nhiên và con người.
Mọi hoạt động của con người không thể tách rời với thiên nhiên. Thiên nhiên là
bạn, là chứng nhân cho những khoảnh khắc “hỉ, nộ, ái, ố” của cuộc đời con người.
Tìm hiểu về thời gian nghệ thuật trong văn học cũng là một cách để giải mã những
bí ẩn giữa con người với tự nhiên trong sự hài hòa mật thiết.
Thời gian nghệ thuật trong văn học nói chung, trong sáng tác thơ trung đại
nói riêng khơng đơn giản là việc xác định những khoảnh khắc, những thời điểm
diễn tiến sự việc mà nó được xây dựng như một kí hiệu đặc biệt để thể hiện quan
niệm, nhận thức và cảm xúc của tác giả trước dòng chảy thời gian. Theo Từ điển
thuật ngữ văn học, định nghĩa: “Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của
con người trong thế giới. (…) Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian
của con người trong từng thời kỳ lịch sử, trong từng giai đoạn phát triển, nó cũng
thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong
thế giới” [36; 273]. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian, không gian nghệ thuật xuất


21

hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được dấu kín để miêu tả đời sống trong
tác phẩm. Từ đó, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả thể hiện trong tác phẩm khá
rõ. Phạm trù thời gian nghệ thuật cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên
trong của hình tượng văn học, cũng như nghiên cứu loại hình các hiện tượng nghệ
thuật trong lịch sử. Thế giới nghệ thuật cùng các chiều kích của dòng chảy thời gian
biểu hiện trong sáng tác của người nghệ sĩ được khám phá cũng có nghĩa là góp
phần nhận diện tâm hồn, tư tưởng tình cảm và phong cách người nghệ sĩ “ẩn tàng”
trong tác phẩm ở từng thời đại khác nhau.
1.1.2. Diễn tiến biểu hiện cảm thức thời gian trong sáng tác thơ trung đại

Thời gian có những ý nghĩa, chức năng nhất định trong việc thực hiện vai
trị nghệ thuật của mình. Thời gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất
với thời gian vật lí. Bản thân thời gian vật lí tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn
tại của nó khơng phụ thuộc vào ý thức của con người. Thời gian vật lí chỉ trở
thành thời gian nghệ thuật khi được tác giả cảm nhận về nó và qua đó thể hiện
cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về thế giới, trình bày quan niệm nhân sinh, thể
hiện thái độ sống trước cuộc đời... Thời gian thể hiện trong thế giới nghệ thuật
mang tính chủ quan ở cách cảm nhận, miêu tả của tác giả. Ở đây, tác giả toàn
quyền sử dụng, tái hiện thời gian theo nhu cầu và mục đích của riêng mình mà
khơng gặp cản trở nào. Thời gian nghệ thuật là một hiện tượng ước lệ trong thế
giới nghệ thuật; một phạm trù trừu tượng trong thế giới nghệ thuật, có thể nhận
biết qua sự vận động, biến đổi của chuỗi các hiện tượng, sự kiện diễn ra qua “bộ
lọc” lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ.
Nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong văn học trung đại, Trần Đình Sử dẫn
giải, thời gian trong văn học trung đại được nhìn nhận dưới hai khía cạnh cơ bản.
Thời gian luôn gắn liền với cảm hứng lịch sử. Nhà nghiên cứu nhận định, thời
gian thể hiện trong sáng tác thơ ca trung đại thường là những biểu hiện nghĩ suy
về thời cuộc, về dân tộc, những triết lý về lẽ thịnh suy của thời đại. Tác giả chỉ
ra, thời gian biểu hiện dưới hai bình diện đối lập: thời gian vũ trụ trôi chảy vĩnh
hằng và thời gian đời người ngắn ngủi chóng vánh. Thời trung đại, thì tương lai là


22

phạm trù ít được quan tâm. Thời gian thường hóa vào không gian. Thời gian hướng
con người chú ý về q khứ vì nó trơi nhanh, bốn mùa đến rồi đi vẫn là bốn mùa ấy.
Một mặt trăng trên trời có thể chiếu mn nơi và mọi thời điểm cả quá khứ, cả
tương lai, thống nhất mọi sự trong một thời gian bất biến, vũ trụ. Ví như trong thơ
Thiền, thời gian là một loại “vô thời gian”, bất biến thường trụ vì nó khơng sinh,
khơng diệt. Thời gian được hiểu như dịng chảy trơi xi, bất biến, khơng tự sinh và

không tự mất.
Như đã biết, thơ ca trung đại buổi đầu là sáng tác của các nhà sư, về sau là
các nhà Nho. Người xưa phụ thuộc vào thiên nhiên, bởi thiên nhiên là quy chuẩn
của cái đẹp, nên họ dễ dàng đồng nhất hóa thế giới thiên nhiên với thế giới con
người. Họ giải thích các hiện tượng mà họ thấy được bằng quy luật vận động của
thế giới tự nhiên. Ví như, sự xuất hiện của sao chổi được xem là tín hiệu về xã hội
loạn lạc hay nhật, nguyệt thực xuất hiện là dấu hiệu của vua chúa băng hà,... Thơ ca
trung đại có xu hướng bất tử hóa thời gian lịch sử gắn với những chiến công hiển
hách trong công cuộc chống ngoại xâm vĩ đại. Thời gian lịch sử trong thơ thời
Trần phần lớn được thể hiện theo kiểu thời gian khơng gian hóa, tính bất biến của
lịch sử hóa thân vào dấu tích, đền đài lịch sử. Trong thơ, các dấu tích lịch sử được
cảm nhận cũng như tồn tại trong hiện tại trong khơng gian. Phạm Ngũ Lão từng
nhắc đến chí nam nhi trước tiền nhân Khổng Minh: “Công danh nam tử còn vương
nợ/ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” (Thuật hồi). Đó là cách bày tỏ chí khí
bằng việc đặt mình vào thời điểm như là người cùng thời để bày tỏ. Cùng với cách
diễn đạt theo thời gian lịch sử, Đặng Dung từng nhắc đến “đồ điếu” tích Hàn Tín
câu cá và Phàn Khối làm thịt chó: “Thời lai đồ điếu thành công dị/ Vận khứ anh
hùng ẩm hận đa” (Cảm hồi). Nói chuyện về người xưa mà khơng hề thấy chuyện
của xa xưa, chỉ thấy tâm trạng, nỗi niềm của người anh hùng lỡ vận đương cuộc.
Cũng với cách nhìn thời gian chiếu ứng với lịch sử, nhà vua Trần Minh Tơng đứng
trước dịng sơng Bạch Đằng hiển hiện trong ánh chiều màu đỏ ối, thời khắc hiện tại
đã ngưng đọng trong thời khắc lịch sử chiến trận với dịng sơng đỏ màu máu của
một thời chiến trận: “Nước dịng sơng chiếu bóng mặt trời đỏ ối/ Tưởng máu người


23

chết trận chưa khô” (Bạch Đằng giang). Lịch sử hiện ra trong cảm thức của đấng
minh quân như một niềm tự hào về chiến công hiển hách hay một bài học lịch sử đắc
giá trường tồn trước dòng chảy cuộc đời. Trong niềm vui dạt dào cùng với niềm kiêu

hãnh tự hào về non sông đất nước, về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, vị tướng
tài ba Trần Quang Khải hân hoan hào sảng trên đường Phò vua về Kinh:
Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.
(Tụng giá hồn kinh sư - Bản dịch của Trần Trọng Kim)
“Vạn cổ thử giang san”! Non nước ấy nghìn thu thực sự là cảm khái hân
hoan tự hào trước giang san thái bình của một vị tướng tài. Vạn cổ - “Nghìn thu” là
thời gian vĩnh hằng bất biến, nó được gắn liền với khơng gian hóa gắn với những
chiến cơng hiển hách, với tên tuổi những trận đánh oanh liệt Chương Dương, Hàm
Tử của lịch sử cha ông, biểu trưng cho tinh thần dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ, một giá
trị vững bền ln được huy động bởi hồn cảnh lịch sử đặc biệt của dân tộc.
Thời gian không chỉ đọng lại ở những thời điểm vang danh chiến công oanh
liệt, thời gian còn cảm nhận qua những ưu tư trước sự suy vi của thời cuộc. Đó là
thời gian hồi niệm, suy tư trước sự biến thiên của thời cuộc mang nỗi niềm tiếc
nhớ về một quá khứ vàng son, trăn trở đau đáu của những con người trí thức muốn
được cống hiến, muốn được trọn dâng cuộc đời cho xã tắc nhưng bất lực chỉ biết
nhìn lịch sử xoay vần biến đổi đành chịu bất lực trước sự suy thoái của lịch sử.
Mặc dù thơ trung đại chủ yếu đề cập đến những vấn đề lớn lao của thời đại, nhưng
bản chất thơ ca là sự bộc lộ thế giới nội tâm, nội cảm. Đứng trước không gian, thời
gian vô tận, đối diện với thế giới khách quan, con người trung đại nhận ra sự nhỏ
bé, hữu hạn trong cái bao la trường cửu của thời gian vũ trụ. Chu Văn An cảm
hứng trước vẻ đẹp thanh nhã trong một thời khắc tĩnh tại ở núi Chí Linh đã nhận
ra sự ngưng đọng của thời gian:


24

Núi xanh mn lớp họa bình che

Ác xề soi lên rạng nửa khe.
Bụi rậm đường sâu người vắng vẻ
Trong mây chim khách gọi le te
Trong cảnh sắc thời gian người ngừng trơi.
(Cảm hứng núi Chí Linh)
Thời gian hiện hữu trong thơ ca ngồi mang nghĩa diễn tiến của dịng chảy
cịn là hình ảnh thể hiện cái hữu hạn của đời người trong cuộc sống. Người nghệ
sĩ mượn hình ảnh thời gian trong nhiều chiều kích khác nhau để diễn tả tính chất
tồn tại của cá nhân, cá thể của kiếp người. Thi nhân không quên khẳng định sự
tồn tại con người trước thời cuộc, trước vịng xốy của thế sự. Bản chất của thơ
ca là “khởi phát từ tình”. Người nghệ sĩ vốn rất mẫn cảm với cuộc đời. Đối diện
với thế giới khách quan, người xưa thường thấy mình thật nhỏ bé giữa không
gian rộng lớn, bao la. Khi Nguyễn Trãi ngẫm suy: “Kim cổ vô cùng và anh hùng
hữu hạn” là tiền nhân đã nhận ra sự tồn tại hữu hạn của đời người trước vô hạn
của vũ trụ để khẳng định tính chất tồn tại của cá nhân, cá thể con người trước vũ trụ.
Kéo dài gần mười thế kỷ, văn học trung đại Việt Nam tồn tại trong tính
quy phạm chặt chẽ. Song, sáng tác nghệ thuật là tiếng lòng của người nghệ sĩ
vốn mang yếu tính cá nhân nên trong những khn phép chuẩn phạm của nghệ
thuật vẫn bật lên những sáng tạo cá nhân nhất định. Thời trung đại, phần lớn các
nhà Nho cũng là những người nghệ sĩ luôn biết cân bằng tĩnh tại đời sống tinh
thần. Lúc ở triều quan thì dấn thân nhập cuộc với cả tấc lịng, khi “sóng gió” thất
thường lại tìm về “hạc rừng vượn núi” an nhiên với thái độ chấp nhận và bình
thản. Tức là người nghệ sĩ nhà Nho đã tìm về thời gian sinh hoạt đời thường với
những thú vui nhàn tản. Người nghệ sĩ khi đã đạt đến trạng thái tự do tuyệt đối
của tâm hồn, quên hết nỗi ám ảnh của cái chóng vánh kiếp người, sống an nhiên
tự tại với những thú vui thanh nhã. Nguyễn Trãi đến với: “đêm hớp nguyệt”,
“ngày xem hoa”, “đêm xem bóng nguyệt”, “ngày nhàn mở sách” “ngày xuân
chấm câu”…; Triết nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm lại tìm về: “Khúc văn thơ đọc đời



×