Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hành vi trao đáp trong ca dao tình yêu lứa đôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THU NGA

HÀNH VI TRAO ĐÁP TRONG CA DAO
TÌNH YÊU LỨA ĐƠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Bình Định - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THU NGA

HÀNH VI TRAO ĐÁP TRONG CA DAO
TÌNH YÊU LỨA ĐƠI

Chun ngành

: Ngơn ngữ học

Mã số

: 8229020

Người hướng dẫn: PGS.TS Võ Xuân Hào



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kì cơng trình nào khác. Các cơng trình trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Quy Nhơn, ngày ….. tháng ….. năm 2019
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đối
với PGS.TS Võ Xuân Hào, quý thầy cô đã tham gia giảng dạy, Khoa ngữ văn,
Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Quy Nhơn cùng anh chị, bạn bè
đồng nghiệp và gia đình đã động viên, ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn chắc khơng tránh khỏi những
thiếu sót nhất định, vì thế tơi mong nhận được sự góp ý quý báu của thầy cô
và bạn đọc.
Quy Nhơn, ngày ….. tháng ….. năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thu Nga


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có một hằng số bất biến cho mọi thời đại, đó là tình u. Khi yêu con

người thường có nhu cầu, khát vọng giãi bày những tâm trạng, tình cảm, nỗi
lịng của mình mà ngơn ngữ đời thường khó diễn đạt hết. Tình u nam nữ là
tình cảm được thăng hoa đẹp nhất của con người. Ở đó có đủ các sắc thái, tiết
tấu, cung bậc, thanh âm... Con đường nhanh nhất để đối phương đón nhận
tình cảm của mình là thơng qua ngơn ngữ. Lê nin đã nói: “Ngơn ngữ là
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Thật vậy, muốn hiểu
nhau hơn con người phải trao đổi thông tin qua lại, việc trao đổi thông tin ấy
phải được thể hiện thơng qua ngơn ngữ. Con người có thể giao tiếp với nhau ở
dạng nói và dạng viết nhưng hay dùng hơn hết là dạng nói. Chính vì vai trị
quan trọng của hành vi ngôn ngữ, nên kể từ khi xuất hiện, lí thuyết về hành vi
ngơn ngữ đã được ứng dụng vào nghiên cứu nhiều lĩnh vực của hoạt động
giao tiếp và đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Ca dao là một thể loại văn học dân gian rất có giá trị trong kho tàng văn
học của dân tộc ta. Ca dao phản ánh mọi mặt của đời sống sinh hoạt, những
suy nghĩ trăn trở, tâm tư diễn biến tình cảm của con người. Ca dao là lời ăn
tiếng nói bình dị của người bình dân, có được trong q trình lao động, hội
hè, hay chỉ đơn thuần là một câu thốt ra trong lúc đang nghỉ ngơi. Đặc biệt ca
dao đối đáp được sản sinh trong môi trường diễn xướng, trong các buổi vui
chơi như vậy. Ca dao đối đáp phản ánh chân thực đời sống của xã hội, đặc
biệt thể hiện rõ nhất trong ca dao về tình u. Thơng qua hình thức đối đáp
các chàng trai và các cơ gái hiểu nhau hơn, tâm tư tình ý được gửi gắm. Bởi
vậy, ca dao đối đáp trở thành nhịp cầu, nối liền ca dao dân ca với thơ trữ tình.
Nội dung của các câu ca dao này phản ánh mọi cung bậc của tình u. Đó là
những tình cảm thắm thiết, những niềm mơ ước, những nỗi nhớ nhung da diết


2

trong hoàn cảnh may mắn, hạnh phúc hay những cảm xúc, lời than thở, ốn
trách nảy sinh trước những tình huống rủi ro, ngang trái khổ đau qua những

lời trao đáp.
Đó là lí do thơi thúc chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: Hành vi trao
đáp trong ca dao tình u lứa đơi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ca dao Việt Nam có vị trí vơ cùng quan trọng góp phần tạo thêm giá trị
nội dung, giá trị nghệ thuật cho văn học dân gian Việt Nam. Vì vậy, ca dao là
một đề tài hấp dẫn thu hút được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu trên nhiều lĩnh
vực khác nhau, có khi ca dao được nhìn nhận dưới góc nhìn văn học, có khi
được xem xét ở góc độ thi pháp học và ngôn ngữ học. Trước đây, việc tìm
hiểu ca dao nói chung và ca dao đối đáp giao duyên nói riêng chỉ tập trung
chủ yếu vào việc sưu tầm ca dao và miêu tả những hình thức sinh hoạt ca hát
dân gian. Các nhà nho biên soạn ca dao với mục đích cung cấp tài liệu cho
việc nghiên cứu lịch sử thơ ca dân gian như Vương Trịnh Duy (1903) soạn
Thanh

Hố

quan

phong;

Nguyễn

Văn

Mại

(1914)

soạn


Việt

Nam phong sử; Vũ Cơng Thành (1925) soạn Nam âm sự loại…Các nhà trí
thức Tây học, với ý thức giữ gìn di sản văn hố dân tộc đã quan tâm đến việc
sưu tầm, miêu tả ca dao như Nguyễn Văn Hun (1934) với cơng trình có giá
trị về mặt phương pháp luận là Hát đối của nam nữ thanh niên
Việt Nam; Nguyễn Văn Ngọc (1928) với Tục ngữ phong dao có giá trị cao về
mặt sưu tầm tuyển chọn; Nguyễn Can Mộng (1936) với Ngạn ngữ phong
dao…
Mỗi tác giả đi vào từng nội dung khác nhau của ca dao nhưng đều đánh
giá rất cao về thể loại này. Ở góc nhìn văn học, những nhà nghiên cứu đã xem
xét ca dao ở nhiều mặt khác nhau: nội dung phản ánh của ca dao, nghệ thuật
của ca dao... “Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối


3
thơ trữ tình của ta” [35, tr.32]. Ngồi biểu hiện của đời sống tình cảm, “ca
dao cịn phản ánh ý thức lao động sản xuất của nhân dân lao động Việt Nam
và tình hình xã hội xưa về các mặt kinh tế và chính trị” [35, tr.32]. Hình thức
nghệ thuật của ca dao phong phú sinh động, lời thơ không gị ép giản dị và rất
tươi tắn, nó có vẻ như lời nói thường mà lại khơng kém phần trau chuốt.
Từ góc độ thi pháp học, các tác giả đi sâu vào nghiên cứu thi pháp
trong ca dao ở các mặt như ngơn ngữ, kết cấu, biểu tượng, hình ảnh. Trong đó
nội dung của ca dao biểu hiện thơng qua hệ thống hình tượng, cũng chính
bằng hình tượng ví von, sinh động, câu ca dao có thể nói được đầy đủ cả tình
và ý mà người lao động muốn gửi gắm. Cũng bằng hình tượng và hình ảnh
trong bài ca dao mà người đọc hiểu được đầy đủ nội dung của bài ca dao ở cả
chiều sâu và chiều rộng.
Từ trong kho tàng ca dao Việt Nam, những cung bậc tình u đơi lứa đã

được thể hiện cụ thể, rõ nét. Trong đó, đáng chú ý nhất là ở mảng ca dao đối
đáp trao duyên. Dường như tất cả đặc điểm của tình yêu trong “cái phút ban
đầu lưu luyến ấy” đã được ca dao chuyển tải rất thành công qua các cách thức
tỏ tình và hành vi tỏ tình. Qua đó, chúng ta càng hiểu hơn về vẻ đẹp của người
dân lao động nói riêng cũng như những giá trị truyền thống, tâm hồn người
Việt nói chung.
Nghiên cứu ca dao ở góc độ ngơn ngữ, Mai Ngọc Chừ đã nhận định
“Ngôn ngữ ca dao Việt Nam trở nên những viên ngọc q óng ánh trong kho
tàng văn học dân gian Việt Nam”. Ngôn ngữ ca dao là thứ ngôn ngữ trong
sáng, bình dân “nó có cả những đặc điểm tinh túy của ngôn ngữ văn học (mà
cụ thể là ngơn ngữ thơ), đồng thời nó cịn là sự vận dụng linh hoạt tài tình có
hiệu quả cao của ngơn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại vào một loại ngôn ngữ
truyền miệng: truyền miệng bằng thơ” [9, tr.23].


4
Trong khi đó những cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ ca dao, phê bình,
bình giảng ca dao cịn khá khiêm tốn. Có thể kể ra một số cơng trình nghiên
cứu như: Lê Đức Luận (2005), trong luận án tiến sĩ ngữ văn với đề tài: Cấu
trúc ca dao trữ tình người Việt, đã vận dụng lí thuyết cấu trúc hệ thống ngôn
ngữ, chỉ ra đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thức và nội dung của hệ thống
các cấp độ ngơn ngữ ca dao người Việt. Hồng Kim Ngọc (2009) với cơng
trình nghiên cứu So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình - dưới góc nhìn ngơn
ngữ - văn hoá học, đã tiếp cận ca dao từ góc nhìn của lí thuyết giao tiếp bằng
ngơn ngữ và phân tích diễn ngơn; xem lối đối đáp giao dun là một hình thái
đặc biệt của giao tiếp bằng ngơn ngữ, từ đó vận dụng các lí thuyết về so sánh
và ẩn dụ của ngôn ngữ học để nghiên cứu ẩn dụ và so sánh trong ca dao. Ca
dao Việt Nam và những lời bình của tác giả Vũ Thị Thu Hương (tuyển chọn);
Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính; Cấu trúc ca dao trữ tình của Lê
Đức Luận; Bình giảng ca dao của tác giả Triều Nguyên, Nguyễn Xn Kính

trong Bình giảng ca dao, Mai Ngọc Chừ có Ngôn ngữ ca dao Việt Nam,
Nguyễn Thị Vân Anh với Tín hiệu ngơn ngữ thẩm mĩ trong ca dao Nam
Trung Bộ,… Trên phương diện lí thuyết, liên quan đến đề tài cịn có một số
cơng trình nghiên cứu về lí thuyết ngữ dụng học và ứng dụng lí thuyết ngữ
dụng học vào phân tích hội thoại tiếng Việt: Trước hết phải kể đến các cơng
trình về ngữ dụng học: “How to do things with words” của John Austin (1962)
với lí thuyết hành vi ngôn ngữ đã đi sâu vào nghiên cứu mặt ngữ dụng của
ngơn ngữ một cách có hệ thống. Phát triển lí thuyết hành vi nói của Austin,
Searle (1969) với Speech acts, xem hành vi nói là đơn vị cơ bản của giao tiếp
và tập trung xem xét đến ý nghĩa của phát ngôn như là các hành vi chứa nội
dung giao tiếp. Paul Grice (1975), trong Logic and Conversation, đã đề ra
nguyên tắc cộng tác hội thoại và tìm hiểu nghĩa ngơn ngữ trong hội thoại, đặc
biệt là nghĩa hàm ẩn.


5
Cho đến nay chưa có nhiều cơng trình nào nghiên cứu ca dao đối đáp
giao duyên tiếng Việt dưới góc nhìn dụng học một cách chun sâu và có hệ
thống. Kế thừa các cơng trình nghiên cứu đi trước, trong luận văn này chúng
tơi sẽ cố gắng tìm hiểu về hành vi trao đáp của tình u lứa đơi được thể hiện
qua ca dao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu: Hành vi trao đáp trong ca dao tình u lứa đơi.
Nghĩa của phát ngơn khơng chỉ được nói ra nhờ các yếu tố ngơn ngữ mà cịn
được thể hiện thơng qua ngữ cảnh, ngôn cảnh, các quy tắc điều khiển hành vi
ngôn ngữ,… Do đó, luận văn đi sâu vào tìm hiểu vấn đề hành vi ngôn ngữ và
các đặc điểm ngôn ngữ của ca dao đối đáp giao duyên thuộc bình diện dụng
học. Bên cạnh đó, luận văn cố gắng làm rõ đặc trưng văn hoá Việt biểu hiện
qua ca dao. Trong q trình đối đáp, việc trao đổi thơng tin và tạo lập các mối

quan hệ tình cảm giữa người với người giúp luận văn làm rõ một số khía cạnh
của đời sống tâm hồn của người Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở lí thuyết về hội thoại và đối đáp giao duyên chúng tôi tập
trung vào nhiệm vụ: phân loại, xác lập hệ thống ca dao Việt Nam, trình bày
các đặc điểm, điều kiện hình thành hành vi trao và hành vi đáp trong ca dao
tình u đơi lứa; Phân tích, viết mơ hình của hành vi trao và đáp trong hệ
thống ca dao tình u đơi lứa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Theo quan niệm dụng học, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các
hành vi trao đáp qua ca dao Việt. Ngữ nghĩa của phát ngôn là sự hợp nhất


6
giữa hiệu lực ở lời và nội dung mệnh đề. Quan niệm truyền thống chỉ quan
tâm đến nội dung mệnh đề. Đối tượng nghiên cứu là các hành vi trao đáp qua
ca dao được xem xét theo hướng ngữ dụng, luận văn sẽ tìm hiểu sâu các hành
vi ngơn từ dựa trên sự thống nhất giữa hiệu lực tại lời và nội dung mệnh đề có
trong ca dao đối đáp giao duyên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn xin giới hạn phạm vi nghiên cứu trong cuốn “Ca dao Việt Nam
về tình u đơi lứa” [19] và cuốn “Ca dao Nam Trung Bộ” [38] với 1449 bài
ca dao đối đáp giao duyên.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
5.1. Phương pháp phân tích ngơn ngữ học
Phương pháp này được áp dụng để phân tích các đơn vị ca dao để làm rõ
hiệu lực tại lời của chúng. Để lí giải được đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của

các đơn vị ca dao, phương pháp phân tích ln bám vào các nhân tố ngữ cảnh,
văn cảnh như ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh văn hóa, mục đích giao tiếp…
5.2. Phương pháp miêu tả - phân loại và hệ thống hóa
Phương pháp này dùng để miêu tả từng hành vi ngôn từ và phân chia các
hành vi ngôn từ.
5.3. Phương pháp thống kê ngôn ngữ học
Phương pháp này được sử dụng để: thu thập ngữ liệu, thống kê ngữ liệu,
tính tần số để phân loại, xếp hạng, đánh giá.
5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Luận văn vận dụng những thành tựu của các ngành khoa học khác như:
văn học, văn hóa học, xã hội học, tâm lí học… để tìm hiểu những vấn đề liên
quan đến đề tài.


7
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lí luận, luận văn đã góp thêm nguồn ngữ liệu phong phú đó là
các cặp trao đáp của tình u lứa đơi qua ca dao Việt nhằm khẳng định vai trò
của các hành vi ngôn ngữ trong đời sống.
Về mặt thực tiễn, luận văn đã làm sáng tỏ hành vi trao đáp trực tiếp và
gián tiếp trong ca dao Việt. Đồng thời xây dựng các mơ hình của hành vi trao
đáp nhằm góp phần làm rõ đặc điểm văn hóa quy thức xã hội trong trao đáp
giao duyên của người Việt.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, nội dung chính của luận văn
được triển khai làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết. Hành vi ngơn ngữ.
Chương này bàn về hành vi trao đáp, hội thoại và đối đáp giao duyên.
Chương 2: Hành vi trao duyên trong ca dao.
Chương này tập trung trình bày hành vi hỏi, hành vi bày tỏ, hành vi cầu

khiến, hành vi tái hiện, hành vi cam kết.
Chương 3: Hành vi đáp lời trao duyên trong ca dao.
Chương này trình bày hành vi đáp lời trực tiếp, hành vi đáp lời gián tiếp,
đặc điểm văn hóa, quy thức xã hội về mặt ứng xử của hoạt động giao tiếp
trong đối đáp trao duyên.


8

Chương 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Hội thoại và đối đáp giao duyên
1.1.1. Hội thoại
Các nhà ngữ dụng học đặc biệt quan tâm đến vấn đề hội thoại vì hoạt
động giao tiếp phổ biến, cơ bản nhất của con người là hội thoại. Theo Nguyễn
Thị Tố Ninh [32; tr12], hội thoại “là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua
lại giữa người nói và người nghe và sự luân phiên lượt lời”. Hội thoại gồm
có các dạng cơ bản như: song thoại là một cuộc thoại chỉ gồm có hai nhân vật
đối đáp với nhau; tam thoại là hội thoại có ba người và khi có nhiều người
tham gia là đa thoại.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về hội thoại. Đỗ Thị Kim Liên trong
“Ngữ nghĩa lời hội thoại” định nghĩa: “Hội thoại là một trong những hoạt
động ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ
cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay
hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định”. [29; tr103]
Đỗ Hữu Châu thì cho rằng:“Hội thoại là hình thức giao tiếp thường
xun, phổ biến của ngơn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động
ngơn ngữ khác”. [6; tr70].
Theo tác giả Nguyễn Trí khi bàn về “Một số vấn đề dạy hội thoại cho học
sinh tiểu học” cho rằng hội thoại là cuộc giao tiếp bằng lời (ở dạng nói hay dạng

viết) tối thiểu giữa hai nhân vật về một vấn đề nhằm đạt được đích đã đặt ra.
Cịn theo Nguyễn Thiện Giáp: “Hội thoại là phương tiện phổ biến và cơ
bản nhất để dẫn dắt công việc của con người. Giao tiếp hội thoại là hoạt
động cơ bản của ngôn ngữ. Trong giao tiếp hội thoại ln có sự hồi đáp giữa
người nói và người nghe, chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn
nhau mà lời nói của từng người cũng tác động lẫn nhau ...” [16; tr219]


9
Theo Nguyễn Đức Dân: “Các hành vi ngôn ngữ không đứng độc lập, riêng
lẻ. Chúng kế tiếp nhau thành chuỗi. Sự kết thúc của hành vi này là tiền đề cho
những hành vi tiếp theo, dù đó là lời của một người hay là lần lượt của hai
người. Chuỗi các hành vi đó tạo thành một hội thoại.” [10; tr233].
Qua các định nghĩa trên, có thể nhận thấy, Hội thoại là hình thức giao
tiếp phố biến của ngơn ngữ. Hội thoại không phải là các hành vi ngôn ngữ
đứng độc lập mà chúng kế tiếp nhau thành chuỗi. Sự kết thúc của hành vi này
là tiền đề cho những hành vi tiếp theo.
Tuy nhiên, không phải mọi cuộc hội thoại đều giống nhau. “Các cuộc hội
thoại có thể khác nhau ở một số đặc điểm như sau:
1. Chúng khác nhau về đặc điểm của thoại trường (không gian, thời gian)
ở đó diễn ra cuộc hội thoại.
2. Sự khác biệt về số lượng người tham gia. Số lượng nhân vật hội thoại
hay còn gọi là đối tác hội thoại hay đối tác - thay đổi từ hai đến một số lượng
lớn. Có những cuộc hội thoại tay đơi (song thoại), tay ba (tam thoại), tay tư
hoặc nhiều hơn nữa (đa thoại).
3. Các cuộc thoại còn khác nhau về cương vị và tư cách của những người
tham gia hội thoại. Cương vị và tư cách của những người tham gia hội thoại
rất khác nhau tùy theo các cuộc hội thoại, chẳng hạn như: tính chủ động hay
thụ động của đối tác, vị thế giao tiếp mạnh hay vị thế giao tiếp yếu.
4. Sự khác nhau ở tính có đích hay khơng có đích. Những cuộc hội thoại

như thương thuyết ngoại giao, hội thảo khoa học có đích được xác định trước
rõ ràng. Những cuộc tán gẫu được xem là khơng có đích. Nói đến đích của hội
thoại cũng là nói đến đặc tính nội dung của cuộc hội thoại. Có những cuộc hội
thoại ngẫu hứng, tự do và những cuộc hội thoại được định trước về nội dung.
Có những cuộc hội thoại có nội dung nghiêm túc và có những cuộc hội thoại
nói những chuyện “tào lao”.


10

Và cuối cùng, là sự khác nhau về tính có hình thức hay khơng có hình
thức. Những cuộc thương nghị, hội thảo là những cuộc hội thảo mà hình thức
tổ chức khá chặt chẽ, trang trọng đến mức thành nghi lễ, cịn những chuyện
trị đời thường khơng cần một hình thức tổ chức nào cả. [10; tr203, 204]
Như vậy, có thể thấy mặc dù cách định nghĩa có thể khác nhau nhưng về
cơ bản nội hàm của chúng vẫn giống nhau. Chúng tơi cho rằng: “Hội thoại là
cuộc trị chuyện tối thiểu giữa hai người trong đó họ luân phiên đổi vai, lúc là
người nói, lúc là người nghe, lúc người này nói người kia nghe và ngược lại.”
1.1.2. Nguyên tắc hội thoại

Có các nguyên tắc hội thoại cơ bản sau: Nguyên tắc cộng tác hội thoại,
nguyên tắc lịch sự, nguyên tắc luân phiên lượt lời.
1.1.2.1. Đối với nguyên tắc cộng tác hội thoại
Theo H.P. Grice, nguyên tắc cộng tác hội thoại có dạng tổng quát như sau:
Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị (vào cuộc hội thoại) đúng như nó

được hỏi ở giai đoạn (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp với đích
hay phương hướng của một cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia
vào. Nguyên tắc này bao trùm bốn phạm trù mà Grice gọi là phạm trù lượng,
phạm trù chất, phạm trù quan hệ, phạm trù cách thức theo tinh thần các phạm

trù của nhà triết học Kant.
1. Phương châm về lượng: Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng
tin đúng như địi hỏi (của đích đang diễn ra của từng phần của cuộc hội thoại).
Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin lớn hơn địi hỏi.

2. Phương châm về chất: Đừng nói những điều mà anh tin rằng khơng
đúng. Đừng nói điều mà anh khơng có bằng chứng xác thực.
3. Phương châm quan hệ: Tôi trông đợi sự giúp đỡ của người giúp tôi
đúng vào điều tôi đang cần ở thời điểm cụ thể của việc tôi đương làm.
4. Phương châm cách thức:


11
+ Tránh lối nói tối nghĩa.
+ Tránh lối nói mập mờ. (có thể hiểu nhiều nghĩa).
+ Hãy ngắn gọn. (tránh dài dịng).
+ Hãy nói có trật tự.
Những ngun tắc cơng tác hội thoại và phương châm Grice đúng cho
những cuộc hội thoại chân thực nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định
là: Chỉ chú ý đến thành phần nội dung thông tin (lượng tin), chưa chú ý đến
thành phần nội dung liên cá nhân và có ranh giới khơng rõ ràng giữa các
phương châm.
1.1.2.2. Nguyên tắc lịch sự
Lịch sự quy ước: Có những phương tiện ít nhiều quy ước, bị quy định
bởi những nguồn gốc xã hội, bắt buộc đối với người sử dụng, bao gồm: Phép
lịch sự vị thế (theo quan hệ dọc, quan hệ quyền thế). Phép lịch sự thân – sơ
(theo quan hệ ngang, quan hệ thân cận).
Lịch sự chiến lược: Liên quan tới những cái xảy ra trong một cuộc hội thoại,
tới sự sử dụng các hành vi ở lời và với những đề tài được đưa vào hội thoại.
Các lý thuyết về lịch sự. Lịch sự âm tính và lịch sự dương tính.

Lý thuyết của Lakoff và Leech: Lịch sự là những quy tắc đối với quan hệ
liên cá nhân (như nguyên tắc Grire là quy tắc đối với sự trao đổi thông tin).
Theo Lakoff, có 3 quy tắc lịch sự cơ bản: Khơng được áp đặt (quy tắc
lịch sự quy thức); Dành cho người đối thoại sự lựa chọn (ít tính quy thức);
Khuyến khích tình cảm bạn bè.
Theo Leech, có 6 phương châm lịch sự lớn
1. Phương châm khéo léo
Giảm thiểu tổn thất cho người
Tăng tối đa lợi ích cho người


12
2. Phương châm rộng rãi
Giảm thiểu lợi ích cho ta
Tăng tối đa tổn thất cho ta
3.Phương châm tán thưởng
Giảm thiểu sự chê bai đối với người
Tăng tối đa khen ngợi người
4. Phương châm khiêm tốn
Giảm thiểu khen ngợi ta
Tăng tối đa sự chê bai ta
5. Phương châm tán đồng
Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người
Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người
6. Phương châm thiện cảm
Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người
Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người
Lý thuyết của Brown và Levinson bàn về: Thể diện, thể diện dương tính
và thể diện âm tính
Thể diện: Là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng mà mỗi thành viên

trong xã hội muốn mình có được.
Thể diện dương tính: Cái được phản ánh trong ý muốn mình được ưa
thích, tán thưởng, tơn trọng, đánh giá cao.
Thể diện âm tính: Mong muốn khơng bị can thiệp, được hành vi tự do
theo như cách mình đã lựa chọn; là nhu cầu được được độc lập, tự do trong
hành vi, không bị ai áp đặt. Là lãnh địa của “cái tôi” - lãnh địa cơ thể, không
gian, thời gian, tài sản vật chất hay tinh thần…
Hành vi đe dọa thể diện
Lịch sự trong tương tác có thể được xác định là những phương thức được
dùng để tỏ ra rằng thể diện của người đối thoại với mình được tơn trọng


13
Đại bộ phận các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến
thể diện âm tính hay dương tính của cả người nói và người nghe
Bốn nhóm hành vi đe dọa thể diện
Hành vi đe dọa thể diện âm tính của người thực hiện: tặng, hứa, cho…
Hành vi đe dọa thể diện dương tính của người thực hiện: thú nhận (thú
tội), xin lỗi, tự trách…
Hành vi đe dọa thể diện âm tính của người nhận: hỏi (về những điều
riêng tư), sai khiến, ngăn cấm, khuyên bảo…
Hành vi đe dọa thể diện dương tính của người nhận: phê phán, chê, từ
chối, chửi mắng, trách móc, chế giễu…
Chiến lược lịch sự
Lịch sự âm tính: Phép lịch sự hướng vào thể diện âm tính của người tiếp
nhận, gồm
Lảng tránh: Khơng dùng hành vi đe dọa thể diện, có thể gián tiếp hóa
hành vi đe dọa thể diện bằng những hành vi khác
Bù đắp: Bù đắp lại những tổn thất về thể diện, có thể dùng biện pháp nhằm
làm dịu hóa như các biểu thức nói giảm, xin lỗi, thanh minh, vuốt ve v.v…


Lịch sự dương tính: Phép lịch sự nhằm vào thể diện dương tính của
người nhận.Tơn vinh thể diện người nhận.
Khiêm tốn, tránh nói đến mình, tránh đề cao mình.
1.1.2.3. Nguyên tắc luân phiên lượt lời
Nguyên tắc luân phiên lượt lời được hình thành do bản chất tuyến tính
nên sự giao tiếp bằng lời địi hỏi phải giảm thiểu đến mức thấp nhất sự dẫm
đạp nên lời của nhau. Vì thế khi hai người hội thoại, người kia phải nói khi
người này nhường lời theo cách lời người này kế tiếp lời người kia.
Ta có những dấu hiệu nhất định, báo một cách tự động cho người kia
biết được rằng họ có thể nói. Đó là những dấu hiệu như sự trọn vẹn về ý
nghĩa, sự trọn vẹn về cú pháp, ngữ điệu, các câu hỏi, các hư từ…


14
Ví dụ: - Ba ăn cơm chưa?
- Ba ăn rồi! còn con?
- Con chưa ăn.
1.1.3. Đối đáp giao duyên

“Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên, 2018) định nghĩa: giao duyên
là động từ chỉ sự trao đổi tình cảm giữa hai bên trai gái trong ngày hội truyền
thống. Đây là một hình thức sinh hoạt dân gian [37; tr495]. Tuy nhiên, để
hiểu thế nào là ca dao đối đáp giao duyên, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm ca
dao trữ tình. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng phần lớn ca dao là thơ trữ tình.
Trữ tình được hiểu là biểu hiện nội tâm, cảm xúc của tác giả trước ngoại cảnh
Vũ Ngọc Phan viết: “Ca dao xưa có tình và có cảnh, cảnh tình gắn bó
với nhau mật thiết, cảnh sinh tình và tác giả mượn cảnh để nói lên nội tâm
mình.” [35; tr38]. Ơng cịn cho rằng: “Muốn hiểu biết về tình cảm của nhân
dân Việt Nam tha thiết, sâu sắc như thế nào thì phải nghiên cứu ca dao Việt

Nam. Ca dao Việt Nam là những bài tình tứ. Tình cảm của người lao động
Việt Nam biểu hiện trong ca dao ở nhiều mặt: tình yêu nam nữ, tình u gia
đình, u làng xóm, u đất nước…, nhưng những bài về tình yêu nam nữ là
nhiều hơn cả”. [35; tr32]
Trong ca dao trữ tình có những bài ca dao diễn tả tình cảm nam nữ, gọi
là ca dao giao duyên, và có những bài ca dao diễn tả những tình cảm khác như
bạn bè, vợ chồng, mẹ con, quê hương… Và như vậy, ca dao đối đáp giao
duyên là ca dao trữ tình, được dùng để đối đáp, để nói chuyện về tình dun
giữa nam nữ với nhau. Biểu hiện của lối đối đáp trong ca dao giao dun là
qua lời ca dao trữ tình thường có bóng dáng của hai nhân vật (chàng trai - cơ
gái) đang nói chuyện tâm tình với nhau:
+ Cơ gái nói với một hay nhiều chàng trai nào đó:


15

Ai về cho thiếp theo cùng
Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam.
+ Chàng trai nói với một cơ gái nào đó:
Áo anh rách lỗ bằng sàng
Mẹ anh già yếu, cậy nàng vá may.
+ Đơi nam nữ đang nói với nhau:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng?
- Đan sàng thiếp cũng xin vâng
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?
1.2. Hành vi trao và hành vi đáp
Qua ca dao Việt Nam ta gặp được hình ảnh của đơi lứa u nhau, ước
hẹn, giao duyên trong khung cảnh êm đềm của nông thôn Việt. Vẫn là lời tỏ
tình - khúc nhạc dạo đầu cho tình yêu, là lời thề nguyện thủy chung, là sự cay

đắng ngọt bùi của tình yêu… được ca dao - dân ca truyền thống nói đến.
Nhưng đáng nói hơn, tình yêu đôi lứa trong ca dao dân ca được thể hiện ở đây
mang nét độc đáo, đặc sắc riêng nó cháy bỏng mãnh liệt nhưng gắn liền với
tính cách con người.
Trao đáp, hiểu một cách đơn giản, là nói, hỏi và trả lời. Trao đáp thường
phải có các cặp giao tiếp, nội dung trao đổi giữa người phát tin và người nhận
tin. Đây là hình thức tiêu biểu của sinh hoạt diễn xướng văn học dân gian,
thường gặp trong ca dao. Ca dao xây dựng các cặp nhân vật trữ tình đối đáp
như: chàng - thiếp, anh - em, mình - ta... trao lời, đáp lời rất nhịp nhàng, nối
kết. Trao đáp trong ca dao mang ý nghĩa là một cơng đoạn để tỏ tình tăng sự
vui tươi, hứng khởi. Sau này, hình thức nói trên được chuyển hóa thành mơ
hình kết cấu đối đáp, một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc. Hình thức trao - đáp
giúp bài thơ trở nên ngắn gọn, chặt chẽ, giàu nhạc điệu, từ đó giúp nhân vật


16

trữ tình có thêm khơng gian lãng mạn, giàu có về ngôn ngữ, nâng cao khả
năng giao tiếp, đồng cảm trong cuộc sống.
1.2.1. Hành vi trao
Trao lời là vận động của người nói nói ra và hướng lời nói của mình về
phía người nhận. Bình thường người nói và người nhận là khác nhau (trừ
trường hợp độc thoại). Tuy vậy ngay cả trong trường hợp độc thoại ở người
nói có sự phân đơi nhân cách.
Có những sự vận động cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt…) hướng tới
người nhận hoặc tự hướng tới mình (gãi đầu, gãi tai, đấm ngực…) bổ sung
cho lời của người nói.
1.2.2. Hành vi đáp
Phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi người nghe đáp lời, sẽ có sự lần lượt
thay đổi vai nói - nghe giữa các nhân vật giao tiếp.

Phát ngôn là sản phẩm của các hành vi ở lời. Tất cả các hành vi ngơn
ngữ đều địi hỏi có sự hồi đáp. Điều này đúng không chỉ đối với những hành
vi như hỏi (trả lời); chào (đáp lại); cầu khiến (nhận lệnh hay khơng)… mà
đúng cả cho hành vi trình bày (khẳng định, miêu tả…)
Có những hành vi đáp lời như ngơn bản viết hoặc miệng (tuyên án,
truyền thanh, truyền hình). Đây là sự loại trừ hành vi đáp trực tiếp, tức thời.
Trong chiều sâu, những diễn ngôn này vẫn cần đến hành vi đáp nào đó hoặc
một hoặc ở những người nghe.
Trong ca dao, hành vi trao và hành vi đáp được thể hiện qua các cặp sau:
1.2.3. Cặp ca dao có nội dung đố - đáp
Với những cặp ca dao có nội dung thuộc dạng này thì câu đố thường là
của cô gái nêu ra để thách đố chàng trai và bao giờ cũng kèm theo một điều
kiện là nếu chàng trai trả lời được thì cơ sẽ trao cho một phần thưởng gì đó.
Có thể là 5 quan tiền, có thể là cho nắm tay, có thể là xin theo về làm vợ hoặc
hơn nữa là được cô cho nằm kề một đêm.


17
Câu đố của cơ gái thường bắt đầu vịng vo theo kiểu: nghe anh hay chữ,
tiếng đồn anh chữ nghĩa, nghe đồn anh đọc sách thánh hiền…
- Nghe anh hay chữ em hỏi thử đơi lời
Đố anh có biết con mèo mấy lông?
- Thấy anh hay chữ em hỏi thử đôi lời
Chị dâu đi cầu té giếng anh nắm chỗ nào kéo lên?
- Tiếng anh chữ nghĩa đã già
Em đố anh phụ mẫu cất nhà cây cột đực nằm đâu?
Trước câu hỏi của cô gái, đa số chàng trai trong những cặp ca dao thuộc
dạng này thường tỏ thái độ trả lời một cách miễn cưỡng, kiểu như : nói phức
cho rồi, nói phắt cho xong hay đã hỏi thì phải trả lời..
- Nghe em hỏi tức anh nói phức cho rồi

Con mèo 18 lơng đi
12 lơng đít, 13 lơng đầu
- Thấy em hỏi gắt anh nói phắt cho rồi
Nam theo nam, nữ theo nữ
Anh đứng làm người quân tử đâu dám lại gần chị dâu
Anh lấy thang lần xuống bắt cầu cho chị lên
- Em hỏi anh đây phải trả lời
Cây cột đực nằm trên cây cột cái
Điệu hát huê tình ai hỏi trái như em?
Ở dạng này cũng có một nhóm các câu đố được cơ gái đưa ra một cách
trực tiếp, gặp là đố liền chứ không còn vòng vo. Và câu trả lời của chàng trai
cũng được đáp lại trực tiếp, khơng rào đón trước sau, cũng không tỏ thái độ
ỡm ờ miễn cưỡng như trên nữa:


18
- Đố anh chi sắc hơn dao
Chi sâu hơn biển, chi cao hơn trời?
- Em ơi mắt sắc hơn dao
Bụng sâu hơn biển, trán cao hơn trời
- Đố anh trăm thứ dầu dầu chi không ai thắp?
Trăm thứ bắp, bắp gì bán chẳng ai mua?
- Trăm thứ dầu, dầu thoa không ai thắp
Trăm thứ bắp, bắp chuối bán chẳng ai mua…
1.2.4. Cặp ca dao có nội dung hỏi - đáp
Dĩ nhiên những cặp ca dao mà chúng tơi phân tích ở trên cũng có nội
dung hỏi - đáp, tức là một câu để hỏi, còn một câu để trả lời. Nhưng những
câu hỏi đó nhằm mục đích thách đố (hiểu như là một câu đố), cịn những câu
mà chúng tơi sắp sửa phân tích ở đây là những câu hỏi với mục đích làm
quen. Hoặc có khi người đặt câu hỏi cứ hỏi bâng quơ chẳng rõ hỏi ai để người

nghe nếu tinh ý nhận ra câu hỏi đó dành cho mình thì sẽ trả lời. Hoặc khi đặt
ra câu hỏi làm quen, người hỏi cũng ít khi xác định đối tượng mà mình hỏi
một cách cụ thể, chỉ hỏi chung chung vậy thơi. Để đối tượng nếu có đồng ý
cho làm quen thì trả lời, bằng khơng nếu đối tượng im lặng từ chối thì người
hỏi cũng khơng bị... quê do đã không hỏi trực tiếp.
Dưới đây là một số câu hỏi của chàng trai với mục đích làm quen:
- Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Bấy lâu còn lạ chưa quen
Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ?
- Ngó lên mây bạc trời hồng
Gặp em hỏi thiệt có chồng hay chưa?
- Bng lời hỏi thiệt cơ Mười
Cơ thời cịn nhỏ kiếm người hay không?


19
Đôi khi cũng là câu hỏi chủ động làm quen của cô gái:
- Gặp anh trước hỏi sau chào
Anh đây đã có nơi nào hay chưa?
Đơi khi câu hỏi cũng là lời căn vặn, trách móc của nhân vật chàng trai
hay cơ gái với đối tượng mà mình u thương. Trách người ta khơng hiểu
được lịng mình, trách người ta phụ bạc, trách người ta tham phú phụ bần…
Như chàng trai trong câu ca dao dưới đây, thay vì trách người mình u sao đi
lấy chồng bỏ mình cơ độc lại giả vờ quan tâm đến người mẹ già của cơ:
- Thuyền tình trở lái về đơng
Em đi theo chồng bỏ mẹ cho ai?
Và nhân vật cơ gái, có lẽ đã quá hiểu những ẩn ý sâu sa trong câu hỏi của
chàng trai nên đã trả lời hết sức tế nhị và khơn khéo khiến chàng trai có muốn
trách thêm cũng khơng trách được:

- Mẹ già đã có em trai
Em là phận gái đâu dám sai chữ tòng
Xuất giá tòng phu, có lẽ khi đưa ra cái nghĩa vụ tam tịng của mình để
giải thích cho chàng trai hiểu, cơ gái cũng biết rằng anh sẽ thông cảm cho cô
và khơng cịn lý do gì để căn vặn cơ nữa.
Cũng cùng một mục đích trách hờn như thế, chàng trai dưới đây đã
buông lời gặng hỏi khi người anh yêu “vọng ngoại” xuất giá theo chồng:
- Trai làng ở goá cịn đơng
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư?
Và cơ gái cũng hết sức thẳng thắn giải thích cho chàng trai làng hiểu
được cái lý do vì sao lại lấy chồng ngụ cư của mình:
- Ngụ cư có thóc cho vay
Có lụa bán đầy, em lấy ngụ cư.


20
Thẳng thắn, chân thành và cũng hơi… tàn nhẫn khi cơ gái giải thích rằng
mình lấy chồng ngụ cư vì thóc, vì lụa… nào có khác chi chê anh trai làng
nghèo rớt mồng tơi nên cơ khơng thèm lấy?
Cũng có khơng ít câu hỏi được cơ gái đặt ra trong một hồn cảnh trớ trêu
nào đó để thử lịng chàng trai thương mình đến mức nào.
- Đường đi chân trợt bờ sình
Trợt ba, bốn cái chẳng thấy mình đỡ tui?
- Lỡ chân em té xuống sình
Áo quần lấm hết anh hun chỗ nào?
Và chàng trai cũng vậy, đưa ra hoàn cảnh trớ trêu để thử lịng người con
gái mà mình yêu thương:
- Chồng em với em là tình
Anh đây là nghĩa hỏi mình thương ai?
Và cũng chẳng có ai có cái kiểu trả lời nước đôi khôn như cô gái

- Một mình em đứng giữa cả hai
Bên tình bên nghĩa em thương hết chớ bỏ ai, bớ mình?
1.2.5. Cặp ca dao có nội dung trao - đáp đăng đối
Có thể khẳng định đây là mảng hay nhất, thú vị nhất trong nhóm ca dao
trao đáp tình u nam nữ. Những câu nói qua nói lại, vặn qua vặn lại, đá qua
đá lại… của các cặp nhân vật trữ tình trong mảng ca dao có nội dung này
dường như đã thể hiện được đầy đủ tính cách chất phát, nghịch ngợm, dí dỏm
của người bình dân. Những câu đối đáp sắc sảo là kết tinh của sự thông minh,
đáo để, bộc trực, thẳng thắn của người dân lao động. Sự đối đáp “lượm liền”
của các đơi trai gái, sự bắt bí của người này đặt ra cho người kia, sự đáp trả
nhạy bén của người bị bắt bí đã thể hiện hết được những nét đẹp chân chất,
thiệt tình trong tâm hồn và trí tuệ của người bình dân lớn lên từ đồng ruộng,
từ hạt lúa củ khoai ngấm mặn vị mồ hôi lao động.


21
Phần lớn những cặp ca dao trao đáp theo kiểu này thường có nội dung
đối đáp sắc sảo và đáo để không ai chịu ai, theo kiểu “ăn miếng trả miếng”
nhưng cũng khơng q ăn thua. Có khơng ít những câu đối qua đáp lại có
dùng hình ảnh tục nhưng khơng q sỗ sàng mà hóm hỉnh, tế nhị, hiệu quả
gây cười cao, tạo được nét dí dỏm, ý nhị và thuần phác trong ca dao bằng thứ
ngơn ngữ bình dân, mộc mạc. Mục đích cuối cùng của những cặp ca dao kiểu
này cũng là để cả hai bên cùng cười xịa, khâm phục sự tinh ý, nhạy bén,
thơng minh của nhau và để hiểu nhau hơn. Và có lẽ ông bà ta ngày xưa, qua
những câu đối thoại “bốp chát” như thế này mà thấy phục tài nhau, cảm mến
nhau và cuối cùng là thành chồng thành vợ.
Nhẹ nhàng nhất là câu chọc quê của cô gái dành cho chàng trai mà cơ
biết là đang có nhiều tình ý với mình. Khi thấy chàng trai hăm hở đi đến tìm
mình với ý định tán tỉnh, cơ gái đã bng lời trêu chọc dễ thương:
- Ao vắt vai đi đâu hăm hở?

Em có chồng rồi mắc cỡ lêu lêu…
Chàng trai cũng không phải tay vừa, chắc hẳn ban đầu cũng hơi sốc một
chút, xấu hổ một chút nhưng ngay sau đó lấy lại bình tĩnh, dành lại thế chủ
động, trêu chọc lại đối tượng:
- Áo vắt vai anh đi thăm ruộng
Anh cũng có vợ rồi, chẳng chuộng bậu đâu.
Cịn như chàng trai dưới đây, tự nhiên cắt cớ hỏi cô gái mà mình thầm
thương trộm nhớ một câu nghe như là lời trách móc. Nếu mới gặp nhau lần
đầu thì chắc là để làm quen, còn nếu đã quen nhau lâu rồi thì chắc là để cho
người ta hiểu được lịng mình từ lâu đã thương người ta nhiều lắm lắm:
- Tóc em dài sao em khơng bới
Để chi dài bối rối dạ anh?


×