Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường THPT lê hoàn, huyện đức cơ, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ
HOẠT ĐỘNG SINH LÝ THẦN KINH CỦA
HỌC SINH TRUỜNG THPT LÊ HOÀN,
HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Bình Định - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN THỊ NGỌC

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ
HOẠT ĐỘNG SINH LÝ THẦN KINH CỦA
HỌC SINH TRUỜNG THPT LÊ HOÀN,
HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 80 42 01 14

Người hướng dẫn: PGS.TS. Võ Văn Toàn



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các
cơng trình khác. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về đề tài của mình.
Học viên


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài này tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường
Đại học Quy Nhơn, Phòng sau Đại Học, Ban Chủ nhiệm Khoa Sinh - KTNN
cùng tồn thể q thầy cơ đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý
báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Võ Văn Tồn
đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô
giáo, các nhân viên và các em học sinh Trường THPT Lê Hoàn, huyện Đức
Cơ, tỉnh Gia Lai đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q
trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân,
bạn bè cùng tập thể lớp Sinh học thực nghiệm K20 đã giúp đỡ, động viên
trong suốt quá trình học tập cũng như quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !
Bình Định, tháng 7 năm 2019
Học viên
Trần Thị Ngọc



iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................... viii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ ........................................................................ ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn của đề tài ............................. 2
4. Cấu trúc luận văn ................................................................................ 3
5. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................... 4
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH THÁI – THỂ LỰC CỦA
CON NGƯỜI ......................................................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu các chỉ số về hình thái - thể lực ở thế giới. ......... 4
1.1.2. Nghiên cứu các chỉ số về hình thái - thể lực ở Việt Nam. ...... 6
1.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DINH
DƯỠNG ................................................................................................. 9
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng........................................................... 9
1.2.2. Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng .................................. 12
1.2.3. Tình trạng dinh dưỡng ở một số quốc gia trên thế giới và Việt
Nam .............................................................................................. 17
1.3. NĂNG LỰC TRÍ TUỆ................................................................... 18

1.3.1. Khái quát Trí tuệ ................................................................. 18


iv

1.3.2. Những nghiên cứu về trí tuệ ở thế giới và Việt Nam ........... 19
1.4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA HỌC SINH Ở ĐỘ
TUỔI TỪ 16 - 18.................................................................................. 23
1.5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐỨC
CƠ, TỈNH GIA LAI ............................................................................. 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................... 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................... 26
2.1.2. Địa điểm và thời gian ngiên cứu.......................................... 26
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................... 26
2.2.1. Nghiên cứu về một số chỉ số hình thái – thể lực của học sinh
THPT ................................................................................................... 26
2.2.2. Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh THPT ... 26
2.2.3. Nghiên cứu về hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh
THPT ............................................................................................ 27
2.2.4. Nghiên cứu về mối tương quan giữa các chỉ tiêu nghiên cứu
..................................................................................................... 27
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 27
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:............................................................ 27
2.3.2. Phương pháp xác định cỡ mẫu ............................................ 27
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ số .................................... 27
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu: .................................................. 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................... 34
3.1. MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI – THỂ LỰC CỦA HỌC SINH ..... 34

3.1.1. Chiều cao đứng ................................................................... 34
3.1.2. Cân nặng ............................................................................. 37


v

3.1.3. Chỉ số BMI của học sinh ..................................................... 40
3.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH ........................ 43
3.2.1. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh theo tuổi và giới tính . 43
3.3. HOẠT ĐỘNG SINH LÝ THẦN KINH CỦA HỌC SINH............. 49
3.3.1. Chỉ số IQ của học sinh ........................................................ 49
3.3.2. Sự phân bố chỉ số IQ theo các mức trí tuệ ........................... 52
3.3.3. Sự phân bố chỉ số IQ theo thành phần gia đình ................... 56
3.4. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU ......... 61
3.4.1. Mối tương quan giữa IQ với chiều cao của học sinh ........... 61
3.4.2. Mối tương quan giữa IQ với cân nặng của học sinh ............ 62
3.4.3. Mối tương quan giữa IQ với chỉ số BMI của học sinh. ........ 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 64
1. KẾT LUẬN ...................................................................................... 64
1.1 Các chỉ số hình thái – thể lực của học sinh .............................. 64
1.2 Tình trạng dinh dưỡng của học sinh ........................................ 65
1.3. Năng lực trí tuệ của học sinh .................................................. 65
1.4. Mối tương quan ..................................................................... 66
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta trước đây là một nước thuần nông với một nền nông nghiệp
lâu đời nhưng cùng với xu thế phát triển của khu vực và thế giới thì nước ta
đã có sự chuyển đổi về cơ cấu kinh tế để hội nhập và làm cho đất nước ngày
càng giàu mạnh hơn, cuộc sống của nhân dân ngày càng no ấm và đầy đủ hơn.
Để trở thành một đất nước cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa thì yếu tố quan
trọng hàng đầu là con người với sự hội tụ đầy đủ của thể lực và trí tuệ. Chính
vì thế mà trong “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam
giai đoạn 2011-2030” 7 đã nêu ra mục tiêu chung “Phát triển thể lực, tầm
vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng
cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam”.
Trong đó, đến năm 2020 nam 18 tuổi cao 167cm, nữ cao156 cm; năm 2030
nam 18 tuổi cao 168,5 cm, nữ cao 157,5 cm.
Để thực hiện được mục tiêu của đề án thì nhiệm vụ quan trọng là phải
khảo sát, thống kê các chỉ số sinh học cũng như chỉ số trí tuệ ở tùng vùng,
từng địa phương một cách liên tục, đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học phổ
thông. Lứa tuổi này đang trong q trình hồn thiện dần về quan điểm xã hội,
nhân cách và đạo đức đồng thời cũng đang hoàn thiện dần về tri thức, các kỹ
năng sống để trở thành người công dân thực thụ.
Ở Gia Lai, học sinh giữa các trường có sự khác biệt rõ rệt về thể chất,
sinh lí và năng lực tiếp thu tri thức [31]. Trường THPT Lê Hoàn là một trong
3 trường THPT của huyện Đức Cơ, được thành lập vào năm 1998. Đây là
ngôi trường THPT đầu tiên trên địa bàn huyện và hiện có quy mơ lớn nhất
huyện với 27 lớp và hơn 1000 học sinh. Hiện tại nhà trường đã được công
nhận là trường chuẩn quốc gia và vẫn không ngừng nỗ lực phấn đấu, đưa chất
lượng giáo dục ngày càng đi lên.



2

Đức Cơ là một huyện biên giới, người dân ở đây đến từ nhiều tỉnh thành
khác nhau để làm ăn và sinh sống. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp nên
cịn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội và đời sống. Trong đó,
việc quan tâm đến giáo dục và thể chất của thế hệ thanh thiếu niên chưa được
chú trọng nhiều. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục cho học sinh của Trường cũng như con em ở huyện nhà một cách
tồn diện về thể lực và trí tuệ, chúng tơi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh lý thần kinh của học sinh trường
THPT Lê Hoàn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tình trạng dinh dưỡng của học sinh thông qua một số chỉ số sinh
học của học sinh trường THPT Lê Hoàn, Đức Cơ, Gia Lai ở độ tuổi từ 16 - 18.
- Xác định năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Lê Hoàn, Đức Cơ,
Gia Lai ở độ tuổi từ 16 - 18.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và hoạt động
sinh lý thần kinh.
- Xác định mối tương quan giữa tình trạng dinh dưỡng và hoạt động sinh
lý thần kinh của học sinh trường THPT Lê Hoàn, Đức Cơ, Gia Lai.
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đánh giá về hình thái, thể lực và
năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Lê Hồn, Đức Cơ, Gia Lai, góp
phần vào cơ sở dữ liệu sinh học người Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các số liệu nghiên cứu của đề tài là cơ sở để đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao về thể lực cũng như chất lượng giáo dục của trường THPT Lê
Hoàn, Đức Cơ, Gia Lai.



3

4. Cấu trúc luận văn
- Mở đầu
- Chương 1. Tổng quan tài liệu
- Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
5. Những đóng góp mới của đề tài
Là đề tài đầu tiên nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng và năng lực trí tuệ
của học sinh ở trường THPT Lê Hoàn, Đức Cơ, Gia Lai.
Kết quả nghiên cứu đánh giá được tình trạng phát triển thể chất và năng
lực trí tuệ của học sinh hiện tại của trường. Thơng qua mối tương quan giữa
các chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ nhằm đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao thể chất và đặc biệt là chất lượng giáo dục của con em huyện nhà.
Các số liệu nghiên cứu của đề tài đóng góp một phần quan trọng trong
các nghiên cứu các chỉ số sinh học và trí tuệ ở các trường THCS, THPT sau
này và còn là tài liệu tham khảo trong giảng dạy.


4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH THÁI – THỂ LỰC CỦA
CON NGƯỜI
Hình thái và thể lực là các đặc điểm phản ánh tổng hợp của cơ thể, có
liên quan chặt chẽ với sức lao động và thẩm mỹ của con người. Sự tăng

trưởng về hình thái và thể lực là kết quả của sự sinh trưởng, phát triển của cơ
thể sống [3], [6]. Hình thái và thể lực của con người thể hiện qua các thông số
cơ bản như chiều cao đứng, cân nặng, vịng ngực và chỉ số BMI, …Trong đó
chiều cao đứng là một chỉ số phát triển thể lực quan trọng và được sử dụng
trong hầu hết các nghiên cứu nhân trắc học.
Chiều cao là một trong các chỉ số quan trọng trong việc đánh giá thể lực
con người. Chiều cao phản ánh sự phát triển chiều dài của xương, biểu hiện
tầm vóc của con người và nó mang tính chất đặc trưng cho chủng tộc, giới
tính. Sự phát triển chiều cao của con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
như dinh dưỡng, môi trường sống, [11], [15].
Cân nặng cũng là một trong các chỉ số để đánh giá thể lực của con người.
Cân nặng phản ánh được tình trạng dinh dưỡng, biểu thị các mức độ và tỉ lệ
giữa các quá trình hấp thu và tiêu hao năng lượng. Sự phát triển cân nặng của
con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như dinh dưỡng, môi trường sống
[11], [15].
BMI (Body Mass Index) thể hiện mối tương quan giữa chiều cao và cân
nặng của cơ thể. Chỉ số này cho phép đánh giá mức độ dinh dưỡng và khả
năng hấp thu của cơ thể, qua đó biết được mức độ gầy hay béo của một người
[25], [26], [24].
1.1.1. Nghiên cứu các chỉ số về hình thái - thể lực ở thế giới
Từ thế kỷ XIII Tenon đã coi cân nặng là một chỉ số quan trọng để đánh
giá thể lực [56]. Sau này, các nhà giải phẫu học kiêm họa sĩ thời phục hưng


5

(LeonardeVinci, Mikenlangielo, Raphael) đã tìm hiểu rất kỹ cấu trúc và mối
tương quan giữa các bộ phận trong cơ thể người để đưa vào tác phẩm hội họa
của mình. Mối quan hệ giữa hình thái với mơi trường sống cũng được nghiên
cứu tương đối sớm mà đại diện cho nó là các nhà nhân trắc học Ludman, Nold

và Volanski [37].
Rudolf Martin là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua 2
tác phẩm nổi tiếng “Giáo trình về nhân trắc học” và “Kim chỉ nam đo đạc cơ
thể và xử lý thống kê”. Trong các cơng trình này, ông đã đề xuất một số
phương pháp và dụng cụ đo đạc các kích thước của cơ thể, cho đến nay vẫn
được sử dụng.
Sau Rudolf Martin đã có nhiều cơng trình bổ sung và hồn thiện thêm
các đề xuất của ông cho phù hợp với từng nước. Vấn đề nhân trắc học cịn
được thể hiện qua các cơng trình của P.N. Baskirov – “Nhân trắc học”. Evan
Dervael - “Nhân trắc học”, cơng trình của Bunak, A.M. Aruwxon. Song song
với sự phát triển bộ mơn di truyền, Sinh lý học, Tốn học…việc nghiên cứu
nhân trắc học ngày càng hoàn chỉnh và đa dạng hơn. Vấn đề này được thể
hiện qua các cơng trình của X. Galperin, Tomiewicz, Tarasov, Tommer, M.
Sempé, G. Pesdron, M.P.Rog – Pernot [37].
Nghiên cứu cắt ngang là một hướng đi sâu nghiên cứu sự tăng trưởng về
mặt hình thái, đó là nghiên cứu sự tăng trưởng của cơ thể và các đại lượng có
thể đo lường được bằng kỹ thuật nhân trắc trong cùng một thời điểm [44].
Công trình đầu tiên trên thế giới cho thấy sự tăng trưởng hoàn chỉnh ở các lớp
tuổi từ 1 đến 25 là luận án tiến sĩ của Christian Fridrich Jumpert người Đức
vào năm 1754. Cơng trình này được nghiên cứu theo phương pháp cắt ngang
(Cross – sectional study) được dùng phổ biến do có ưu điểm là rẻ tiền, nhanh
và thực hiện trên nhiều đối tượng cùng một lúc [37].
Nghiên cứu dọc của Philibert Guéneau de Montbeilard thực hiện trên
con trai mình từ năm 1759 đến năm 1777. Đây là phương pháp rất tốt đã được


6

ứng dụng cho đến ngày nay. Năm 1977 Hiệp hội các nhà tăng trưởng học đã
được thành lập đánh dấu một bước phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề

này trên thế giới. [37].
Từ thế kỷ XX, việc nghiên cứu thể lực đã được nghiên cứu ở nhiều nước
trên thế giới như Liên Xô, Pháp, Đức, Trung Quốc, Mỹ…Kết quả nghiên cứu
của các tác giả cho thấy, tốc độ phát triển thể lực diễn ra mạnh nhất vào tuổi
dậy thì do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết trong thời kỳ chín sinh dục. Tốc
độ tăng trưởng và thời gian tăng trưởng phụ thuộc vào yếu tố xã hội và môi
trường sống [8].
1.1.2. Nghiên cứu các chỉ số về hình thái - thể lực ở Việt Nam
Hình thái – thể lực con người Việt Nam được nghiên cứu lần đầu tiên vào
năm 1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em. Vào những năm 30 của thế kỷ XX
tại Viện Viễn Đơng Bác cổ, sau đó là tại trường Đại học Y khoa Đông Dương
(1936 - 1944) đã xuất hiện một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề này. Tác
phẩm “Những đặc điểm nhân chủng và học sinh của người Đông Dương” của
P.Huard và Đỗ Xuân Hợp được xem là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về hình
thái người Việt Nam. Tuy nhiên số lượng chưa nhiều nhưng tác phẩm này đã
nêu được các đặc điểm nhân trắc của người Việt Nam đương thời [37].
Từ năm 1954 trở về sau, các cơng trình điều tra về con người ở Việt
Nam được thực hiện nhiều và tương đối về mọi mặt, trong đó phải kể đến các
tác giả điển hình như Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Quang Quyền, Nguyễn Thị Lê,
Chu Văn Tường, Trần Tích Cảnh… Các cơng trình này tập trung nghiên cứu
các đặc điểm và sự phát triển qua các giai đoạn của người Việt Nam [22].
Đến năm 1975, cuốn “Hằng số sinh học của người Việt Nam” do
Nguyễn Tấn Gi Trọng [44] chủ biên được công bố, đây là một cơng trình khá
hồn chỉnh các thơng số về sinh học, sinh lý, hóa sinh của người Việt Nam ở
mọi lứa tuổi.


7

Năm 1991, Đào Huy Khuê [16] đã nghiên cứu 36 chỉ tiêu kích thước về

sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể của 1478 học sinh từ 6 - 17 tuổi ở thị
xã Hà Đông cho rằng hầu hết các thơng số về hình thái tăng dần theo lứa tuổi
nhưng nhịp tim không đều, tốc độ phát triển tối đa các thông số của nam
thường ở lứa tuổi 14 - 16, nữ: 11 - 15. Từ 6 - 9 tuổi kích thước của nam và nữ
khơng có sự khác biệt rõ rệt, từ 10 - 15 tuổi kích thước nữ thường vượt trội
hơn nam và từ 16 - 17 tuổi kích thước của nam lại vượt trội hơn nữ.
Năm 1992, Thẩm Thị Hoàng Điệp [8] đã nghiên cứu dọc trên 101 học
sinh Hà Nội từ 6 - 17 tuổi với 31 chỉ tiêu sinh học. Tác giả đã rút ra được
nhiều kết luận như chiều cao của học sinh phát triển mạnh nhất lúc 11 - 12
tuổi ở nữ và 13 - 15 tuổi ở nam, còn cân nặng phát triển mạnh nhất lúc 12 - 13
tuổi ở nữ và 14 - 15 tuổi ở nam.
Năm 1993, Đoàn Yên và các cs [52] đã nghiên cứu trên trẻ em người
Kinh và người Mường ở tỉnh Hà Tây nhận thấy ở độ tuổi 12 - 13 các kích
thước cơ thể như chiều cao, khối lượng, chỉ số pignet… của nữ lớn hơn nam.
Năm 2001, Đào Mai Luyến [27] khi nghiên cứu chỉ số sinh học của
người Êđê và người Kinh định cư tại ĐăkLăk đã cho rằng thể lực của người
Êđê tốt hơn người Kinh định cư. Tác giả cho rằng là điểm khác biệt mang tính
dân tộc và do mơi trường sống có ảnh hưởng nhất định đến sự tăng trưởng.
Năm 2002, Trần Thị Loan [26] khi nghiên cứu trên đối tượng học sinh từ
6 - 7 tuổi tại quận Cầu Giấy – Hà Nội đã nhận định về chiều cao, cân nặng,
vịng ngực trung bình của học sinh thuộc địa bàn nghiên cứu tăng dần theo
tuổi nhưng tốc độ tăng không đều. So sánh với kết quả nghiên cứu của một số
tác giả trước đây, thì các chỉ số hình thái của học sinh quận Cầu Giấy lớn hơn,
chứng tỏ điều kiện sống đã ảnh hưởng đến các chỉ số hình thái của học sinh.
Năm 2009, Nguyễn Ngọc Châu [4], khi nghiên cứu trên đối tượng học
sinh ở trường THPT Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã kết luận


8


các chỉ số về chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình tăng dần theo lớp
tuổi với mức tăng hàng năm không giống nhau. Tốc độ gia tăng chiều cao
trung bình của học sinh nam là 0,83 cm/năm cao hơn so với của học sinh nữ
là 0,42 cm/năm. Tốc độ gia tăng cân nặng của học sinh nam là 1,30 kg/năm
và học sinh nữ là 0,6 kg/năm, còn vòng ngực trung bình của nam tăng 0,86
cm/năm và của học sinh nữ tăng 0,81 cm/năm.
Năm 2012, Đỗ Thị Thành [37], khi nghiên cứu trên 593 học sinh người
Kinh và người Mường tại trường THCS Kỳ Phú xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình đã khẳng định rằng các chỉ số trung bình về hình thái như
chiều cao đứng, cân nặng, vịng ngực trung bình đều tăng dần theo lứa tuổi
với tốc độ tăng trưởng ở học sinh nam thường cao hơn tốc độ tăng trưởng của
học sinh nữ. Có sự chênh lệch về các chỉ số hình thái, thể lực giữa học sinh
nam và học sinh nữ. Các chỉ số về các chỉ số hình thái, thể lực của học sinh
dân tộc Mường thường thấp hơn dân tộc Kinh ở cùng lứa tuổi.
Năm 2014, Nguyễn Thị Ngọc Phú [31], khi nghiên cứu trên 1318 học sinh
trường THPT Nguyễn Chí Thanh, TP Pleuiku, tỉnh Gia Lai đã kết luận rằng
chiều cao, cân nặng, vịng ngực trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi. Ở
các lứa tuổi, chiều cao của học sinh nam đều lớn hơn học sinh nữ và tốc độ
tăng chiều cao của nam cũng nhanh hơn nữ (2,08cm/năm và 1,06cm/năm).
Thời điểm tăng chiều cao nhanh nhất ở cả hai giới là 16 lên 17 tuổi.
Năm 2017, Nguyễn Thị Hồng [10], khi nghiên cứu trên 1194 học sinh
trường THPT Trần Quang Diệu và Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Hoài Ân, tỉnh
Bình Định đã kết luận rằng chiều cao, cân nặng và vịng ngực trung bình của
học sinh tăng dần theo độ tuổi. Tốc độ tăng trưởng trung bình về chiều cao là
1,19 cm/năm. Học sinh nam ở các lứa tuổi đều có chiều cao trung bình lớn
hơn học sinh nữ.


9


Như vậy về hình thái và thể lực của học sinh thị trấn luôn cao hơn học
sinh các xã ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu về các chỉ số sinh học của học sinh
Việt Nam khá phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu về các chỉ số này trong các
cơng trình có khác nhau ít nhiều nhưng qua đó cũng phản ánh được sự thay
đổi các chỉ số này theo lứa tuổi và giới tính. Có sự khác nhau về thị trấn và
các xã, khác nhau giữa các vùng miền và dân tộc.
1.2. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DINH
DƯỠNG
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và
hóa sinh phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [10]. Khi
mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng không hợp lý sẽ gây ra các hiện tượng đáng
lo ngại như suy dinh dưỡng và béo phì.
1.2.1.1. Suy dinh dưỡng và nguyên nhân gây suy dinh dưỡng
Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa suy dinh dưỡng khác nhau. Tuy
nhiên, theo tổ chức Thông tin Y tế và Bách khoa Toàn thư Hoa Kỳ, suy dinh
dưỡng trẻ em là sự thiếu hụt một vài hoặc tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết
cho sức khỏe con người [50].
Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng nhưng có thể chia thành 3
nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các ngun nhân trực tiếp do thiếu ăn và bệnh
tật. Nhóm thứ hai là nguyên nhân tiềm tàng bao gồm: An ninh thực phẩm hộ
gia đình khơng đảm bảo; chăm sóc bà mẹ, trẻ em chưa tốt; thiếu dịch vụ chăm
sóc y tế và vệ sinh mơi trường kém. Nhóm thứ ba gồm các vấn đề liên quan
đến cơ cấu kinh tế, các yếu tố chính trị, xã hội và văn hóa. Các nguyên nhân
cơ bản này tác động ảnh hưởng đến các nguyên nhân trực tiếp và tiềm tàng
của suy dinh dưỡng [48].


10


Suy dinh dưỡng gây hậu quả nặng nề đối với sức khỏe và sự phát triển
của trẻ em cả về thể chất lẫn trí tuệ. Nó được xem là ngun nhân chính gây
ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Tất cả các
hình thức suy dinh dưỡng đều làm tăng nguy cơ bệnh tật và chết sớm [42].
Theo Francesco Branca, Giám đốc Dinh Dưỡng cho “Sức khỏe và Sự phát
triển” của WHO, suy dinh dưỡng đã gây ra 11% tổng số bệnh tật trên toàn thế
giới và đe dọa đến việc giáo dục một đứa trẻ và sự phát triển của những quốc
gia dễ bị tổn thương nhất thế giới [63]. Tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm
trọng là nguyên nhân xuất hiện gầy ốm; đần độn và tổn thương não không thể
phục hồi do thiếu iốt; bị mù, tăng nguy cơ nhiễm bệnh và tử vong do thiếu
vitamin A. Suy dinh dưỡng cùng với nghèo đói tạo thành một dịng xốy đi
xuống làm tăng gánh nặng của bệnh tật, phát triển còi cọc và giảm khả năng
làm việc [61]. Do những ảnh hưởng nặng nề kể trên, suy dinh dưỡng trẻ em
còn được xem là một cuộc khủng hoảng ngầm đe dọa đến nền kinh tế của
tồn cầu [62].
1.2.1.2. Béo phì và nguyên nhân gây béo phì
Thừa cân và béo phì được định nghĩa là sự tích tụ mỡ bất thường hoặc quá
mức có thể làm tổn hại sức khỏe [60]. Béo phì ở trẻ em là sự tăng quá mức của
lượng mỡ dự trữ dẫn đến cân nặng bất thường, quá mức so với chiều cao [8].
Nguyên nhân cơ bản của bệnh béo phì và thừa cân là do mất cân bằng về
mặt năng lượng thu nạp và năng lượng tiêu hao [60]. Bằng cách quan sát chủ
quan, hầu hết mọi người đều cho rằng nguyên nhân của béo phì là do ăn quá
nhiều. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiện tượng này
không phải là nguyên nhân duy nhất của “bệnh nhà giàu”. Theo Đỗ Trung
Quân (bệnh viện Bạch Mai) thì béo phì là do một số nguyên nhân chính gây
ra [34]. Trước tiên, bệnh này thường mang tính chất gia đình có liên quan đến


11


một số hiện tượng. Cụ thể là do ăn nhiều và thức ăn có nhiều năng lượng, đặc
biệt ở các nước phát triển sử dụng các thức ăn nhanh có chứa > 35% chất béo.
Các yếu tố di truyền: có 69 % những người béo phì có bố và mẹ béo phì,
18% có bố hoặc mẹ béo phì, có 7% người bị béo phì trong khi bố mẹ bình
thường. Ít vận động cũng là nguyên nhân rất quan trọng trong quá trình xuất
hiện béo phì. Sự phát triển khoa học, sự tiến bộ trong kỹ thuật thông tin và
giao thông làm cho con người trở nên ít vận động. Trẻ em tăng cân nhanh một
phần cũng do tăng phương tiện nghe nhìn (ti vi, video, game,…) và giảm hoạt
động thể lực [43].
Nguyên nhân cơ bản thứ hai dẫn đến béo phì liên quan với thần kinh và
nội tiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi vùng dưới đồi bị tổn thương sẽ xuất
hiện béo phì. Rối loạn hoạt động của buồng trứng dạng đa nang sẽ làm rối
loạn kinh nguyệt, rậm lông, tăng huyết áp, tăng tiết androgen, kháng insulin
gây béo phì ở 50% số bệnh nhân. Vùng dưới đồi bị tổn thương gây ảnh hưởng
tới vỏ thượng thận làm xuất hiện hội chứng Cushing. Ảnh hưởng khác về nội
tiết thể hiện qua suy tuyến giáp làm rối loạn chuyển hoá nước điện giải, làm
giảm natri và giữ nước gây tăng cân, hoàn toàn khác với tăng cân do béo.
U tuyến tụy làm tăng insulin gây hạ đường huyết nên bệnh nhân phải ăn
nhiều dẫn tới tăng cân. Ngoài ra, cịn có hội chứng phì sinh dục (Babinski Froehlich) [60].
Nhóm nguyên nhân thứ ba là béo phì do gen di truyền. Đột biến gen sản
xuất Leptin (gen OB) hoặc đột biến thụ quan của Leptin làm xuất hiện béo
phì. Đột biến các gen khác như FTO, gen tổng hợp POMC, gen sản xuất tiền
hoocmon covertase - 1 (PC - 1), Me – 4 thụ quan, PPAR - 2 (Peroxisome
Proliferator Activator - receptor 2 ) cũng làm xuất hiện béo phì [34].
Nhóm nguyên nhân thứ tư là do bị một số bệnh hiếm gặp: hội chứng
Laurence - Moon , Biedl – Bardet, hội chứng Prader – Willi [60].


12


Ngồi bốn nhóm ngun nhân trên ra, cịn nhiều ngun nhân khác liên
quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa như thành kiến xã hội, quan niệm
thẩm mĩ, giới tính (tỉ lệ béo phì ở nữ > nam), nghề nghiệp, tuổi tác (béo phì có
xu hướng tăng theo tuổi),…[60].
Béo phì là một yếu tố làm tăng tỉ lệ bệnh tật, tăng tỉ lệ tử vong, giảm
năng suất lao động, liên quan trực tiếp tới vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Các
hậu quả của nó khơng chỉ có ảnh hưởng về mặt thể chất mà cả về mặt tâm lí
xã hội. Việc điều trị bệnh cho tới nay cịn nhiều khó khăn và tốn kém [62].
Trẻ em béo phì có nguy cơ cao với bệnh tật, chết sớm, tàn tật và các hiệu ứng
tâm lý khác khi trưởng thành [61].
1.2.2. Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng
Từ trước công nguyên (TCN) các nhà y học đã quan tâm đến vấn đề ăn
uống và dinh dưỡng và xem nó như một phương tiện để chữa bệnh và giữ gìn
sức khỏe. Hypocrát (460 - 377 TCN) đã chỉ ra vai trò của ăn đối với bảo vệ
sức khỏe và điều trị bệnh. Ông khuyên mọi người phải chú ý, tùy theo tuổi
tác, thời tiết, công việc mà ăn nhiều hay ít, ăn một lúc hay rải ra nhiều lần.
Đặc biệt, thức ăn cho bệnh nhân phải là phương tiện điều trị, trong đó phải có
các thành phần dinh dưỡng [34].
Năm 1751, G.E. Hamberger (người Đức) đưa ra một bảng nhỏ về sự
tăng trưởng chiều cao của trẻ em độ tuổi 1, 4, 13 và 18. Tuy nhiên, nó được
đánh giá là chưa chính xác. C. F. Jampert (người Đức) được xem là người đầu
tiên đưa ra bảng đo lường thực sự về tăng trưởng của con người theo chiều
cao và cân nặng trong luận văn tốt nghiệp của ông năm 1754. Trước đó, năm
1726, A. J. Stoller (người Đức) đã tiến hành nghiên cứu và viết một cuốn sách
về sự tăng trưởng chiều dài ở người. Tác phẩm xuất bản năm 1729, được lưu
giữ ở thư viện Đại học Boston (Anh) và được xem là sách giáo khoa đầu tiên
về sự tăng trưởng ở người [63].



13

Sau đó, những nghiên cứu về sự tăng trưởng và tình trạng dinh dưỡng
của con người tiếp tục được thực hiện và hoàn thiện dần về mặt phương pháp.
Năm 1956, Gomez, một thầy thuốc người Mexico, đã dựa vào cân nặng theo
tuổi để xếp loại mức độ suy dinh dưỡng của trẻ em trong bệnh viện. Nhưng
cách phân loại này khơng phân biệt được tình trạng thiếu dinh dưỡng mới gần
đây hay đã kéo dài. Để khắc phục nhược điểm này, J. C Waterlow đã đưa ra
cách phân loại dựa vào cân nặng theo chiều cao (đánh giá tình trạng thiếu
dinh dưỡng hiện tại) và chiều cao theo tuổi (đánh giá tình trạng thiếu dinh
dưỡng trường diễn) [60].
Từ cuối những năm 1970, Tổ chức Y tế thế giới đề nghị sử dụng bảng số
liệu quần thể NCHS/WHO làm quần thể tham khảo quốc tế để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của trẻ em [62].
Tháng 12/1992, hội nghị thượng đỉnh về dinh dưỡng được tổ chức tại
Roma. Kết thúc hội nghị, đại diện của 159 nước đã tuyên bố quyết tâm thanh
tốn nạn đói và đẩy lùi các bệnh suy dinh dưỡng. Các hội nghị dinh dưỡng
khu vực và quốc tế cũng thường xuyên được tổ chức để trao đổi, tư vấn và tìm
ra những giải pháp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người dân như: hội
nghị dinh dưỡng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức tại Bangkok
năm 1983, tại Oaka năm 1987, …., hội nghị quốc tế về dinh dưỡng họp tại
Seoul năm 1989, năm 1993 tại Montrean và năm 2008 tại Hà Nội.
Tháng 12/2000, Liên hợp quốc thông qua mục tiêu phát triển thiên niên
kỷ, trong đó có mục tiêu dinh dưỡng là giảm nhẹ và thanh toán một số vấn đề
dinh dưỡng vào năm 2020, đồng thời kêu gọi các nỗ lực toàn cầu thực hiện
thành công các mục tiêu trông đợi này [63].
Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc, các cơng trình nghiên cứu về
suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng trẻ em đã được thực hiện tại nhiều
quốc gia trên khắp thế giới. Đó là cơng trình “ Thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và



14

trẻ em: hậu quả cho sức khoẻ người trưởng thành và nguồn nhân lực” của
Cesar G. Victoria và nhiều tác giả khác [46]. Các tác giả đã phân tích số liệu
từ 5 nghiên cứu trong một thời gian dài ở Brazil, Guatemala, Ấn Độ,
Phillippines và Nam Phi. Kết quả cho thấy, các chỉ số: chiều cao của mẹ, cân
nặng sơ sinh, cân nặng, chiều cao và BMI hai năm đầu đời có liên quan đến
chiều cao, việc học tập, thu nhập, cân nặng sơ sinh của con, BMI, huyết áp và
nồng độ glucoz trong máu khi trưởng thành.
Gretchen A. Stevens, Mariel M. Finucane và cộng sự [61], nghiên cứu về
tình trạng thiếu cân và suy dinh dưỡng thấp còi từ năm 1985 đến 2011 ở 141
quốc gia đang phát triển. Kết quả cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi giảm
từ 47,2% (1985) xuống còn 29,9% (2011), tỉ lệ thiếu cân giảm từ 30,1%
(1985) còn 19,4% (2011). Kết quả điều tra của WFP (World Food
Programme) tại Bắc Triều Tiên cho thấy, nước này hiện có 32% trẻ suy dinh
dưỡng còi cọc và 18% trẻ suy dinh dưỡng thể cân nặng [63].
Ảnh hưởng của việc giáo dục bố mẹ với tình trạng suy dinh dưỡng thấp
cịi ở trẻ em Indonesia và Bangladesh cũng được cho thấy trong cơng trình
nghiên cứu của Richard D. Semba, Saskia de Pee và cộng sự [61]. Kết quả
cho thấy, việc giáo dục bố mẹ một cách nghiêm túc là yếu tố quan trọng giúp
giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
Từ cuối thế kỷ XX, khi tỉ lệ người mắc bệnh béo phì và các bệnh liên
quan đến béo phì cùng nhiều bệnh mãn tính khác có liên quan đến dinh dưỡng
ngày càng gia tăng thì các nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng được mở rộng
thêm. Các đề tài về bệnh béo phì, về mối quan hệ giữa việc ăn uống với các
bệnh mãn tính như: tim mạch, ung thư, béo phì, tiểu đường,…cũng ngày càng
được quan tâm hơn. Theo thống kê của PubMed, hiện có 27.079 bài viết với
tiêu đề bệnh béo phì và nếu tính tất cả các bài viết cùng chủ đề với nhiều tên
gọi khác nhau thì con số lên đến 66.159 bài [56].



15

Cơng trình nghiên cứu của Cheng Ye Ji, Jun Ling Sun và Tian Jiao Chen
[34] về tình trạng thừa cân, béo phì của trẻ em tuổi học đường và thanh thiếu
niên Trung Quốc từ năm 1985 đến 2000 đã cho thấy tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì
ngày càng gia tăng và tăng vọt từ năm 2000. Tỉ lệ thừa cân, béo phì của trẻ
thành thị cao hơn nơng thơn và trẻ nam cao hơn trẻ nữ.
G. Lazzeri và nhiều tác giả khác nghiên cứu về tình trạng thiếu cân, thừa
cân ở trẻ em và thiếu niên ở Tuscany (Ý) từ năm 2002 đến 2006 [61]. Kết quả
cho thấy, ở trẻ độ tuổi 9, tỉ lệ thiếu cân giảm từ 4,6% xuống còn 4,2%, tỉ lệ
thừa cân từ 31,7% tăng lên 33,4%. Tỉ lệ trẻ thiếu cân giảm, tỉ lệ thừa cân tăng
ở độ tuổi 13, 15 và giảm nhẹ ở độ tuổi 11.
Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên (4 - 18 tuổi) tại
Đan Mạch được cho thấy trong cơng trình nghiên cứu của J. Mathiessen và
các tác giả khác [55]. Kết quả điều tra từ những năm 1995, 2000 đến 2002
cho thấy, BMI tăng đáng kể ở tất cả các nhóm tuổi, và ở cả trẻ nam lẫn trẻ nữ.
Ở Việt Nam, tuy khái niệm về dinh dưỡng và những nghiên cứu về dinh
dưỡng chỉ mới có từ đầu thế kỷ XX nhưng từ thời xưa vấn đề ăn uống đủ
lượng, đủ chất đảm bảo sức khỏe cũng đã được quan tâm. Hải Thượng Lãn
Ông, nhà danh y Việt Nam thế kỷ XVIII rất chú ý đến việc ăn uống của người
bệnh. Theo ơng, có thuốc mà khơng ăn uống thì cũng đi đến chỗ chết [42].
Năm 1967 và 1972 nước ta đã tổ chức hội nghị về Sinh học Người. Dựa
trên kết quả của hội nghị, tập thể các tác giả đã cho ra cuốn sách “ Hằng số
sinh học người Việt Nam” xuất bản năm 1975 [44].
Năm 1980, Viện Dinh dưỡng Quốc gia được thành lập. Sự ra đời của
Viện đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành dinh dưỡng Việt Nam [50].
Ngày 16/9/1995, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bản “Kế hoạch Hành
động Quốc gia về Dinh dưỡng” giai đoạn 1996 - 2000. Trong đó, Chính phủ

u cầu chính quyền các cấp có trách nhiệm đưa các mục tiêu dinh dưỡng,


16

xố nạn đói và giảm suy dinh dưỡng vào kế hoạch phát triển kinh tế - văn
hoá, xã hội dài hạn và hàng năm của cấp mình [49].
Ngày 22/2/2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dinh dưỡng
quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 với mục tiêu tổng quát là “Đảm bảo đến năm
2010, tình trạng dinh dưỡng của nhân dân được cải thiện rõ rệt, các gia đình
trước hết là trẻ em và bà mẹ được nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý, bữa ăn
của người dân ở tất cả các vùng đủ hơn về số lượng, cải thiện hơn về chất
lượng, đảm bảo về an toàn vệ sinh. Hạn chế các vấn đề sức khoẻ mới nảy sinh
có liên quan tới dinh dưỡng” [49].
Ngày 22/02/2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dinh
dưỡng quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với mục
tiêu chung là “ Đến năm 2020, bữa ăn của người dân được cải thiện về số
lượng, cân đối hơn về chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh; suy dinh dưỡng
trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh, góp phần nâng cao tầm vóc và
thể lực của người Việt Nam, kiểm sốt có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo
phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính khơng lây liên quan đến dinh
dưỡng.” [48].
Từ năm 2000 đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu về tình trạng dinh
dưỡng đã được thực hiện ở khắp các địa phương trên toàn quốc cho thấy khá
rõ về thực trạng tình hình sức khỏe của người Việt Nam. Đó là cơng trình
nghiên cứu của Lê Đình Vấn, Nguyễn Quang Bảo Tú (2004) về tình trạng thể
lực và dinh dưỡng của sinh viên mới vào trường đại học Huế [10]. Kết quả có
35,45% sinh viên suy dinh dưỡng và 0,55% thừa cân.
Nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt, Wha Young Kim và cộng sự
(2011) về tình trạng dinh dưỡng ở người từ 19 đến 60 tuổi tại vùng nông thôn

ở Hải Phòng đã cho thấy, tỉ lệ thiếu cân của nữ cao hơn của nam, nhưng tỉ lệ
thừa cân của nam cao hơn của nữ [46].


17

Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em ở vùng sản
xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (2009) cũng đã được thực hiện
trong công trình nghiên cứu của Lê Cảnh Dũng và các tác giả khác [42]. Kết
quả cho thấy, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thiếu cân là 13,6% và có 6,4% trẻ
thấp cịi, thấp hơn so với trung bình chung cả nước. Nghiên cứu cũng cho
thấy, kiến thức chăm sóc trẻ của bà mẹ, tình trạng nghèo đói và phát triển
nơng thơn chậm có ảnh hưởng đến tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, theo
kết quả của một nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng trong cộng đồng ở
Đồng Nai, có 76% trẻ em suy dinh dưỡng có cha mẹ là nơng dân và làm th.
Gia đình càng có nhiều con thì tỉ lệ suy dinh dưỡng càng cao [46].
Ở Việt Nam cũng có nhiều chương trình dinh dưỡng phối hợp thực hiện
với các tổ chức quốc tế (UNICEF, WHO, FAO, Viện nghiên cứu Friesland
Campina toàn cầu, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng,
Công ty Mead Jonhnson Việt Nam,…).
Từ cuối thập niên 90 đến nay, khi nền kinh tế của nước ta đạt được
những bước tiến quan trọng, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhiều hộ gia
đình có mức thu nhập cao, nhất là ở khu vực thành thị. Đời sống sung túc với
nguồn cung cấp thực phẩm dư thừa đã tạo điều kiện cho bệnh béo phì có nguy
cơ ngày càng gia tăng. Thách thức mới đặt ra cho các nhà dinh dưỡng học
Việt Nam là phải ngăn chặn nguy cơ này. Từ đó đến nay, nhiều cơng trình
nghiên cứu về béo phì đã được thực hiện, chủ yếu là ở các thành phố lớn. Đó
là nghiên cứu tình trạng thừa cân ở học sinh 6 – 11 tuổi của Trần Thị Hồng
Loan (1998) [26]. Kết quả, có 12,2% trẻ bị thừa cân, tỉ lệ thừa cân ở nam
(17,6%) cao hơn ở nữ (6,8%).

1.2.3. Tình trạng dinh dưỡng ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam
Theo số liệu năm 2010 của WHO, trên tồn cầu có khoảng 171 triệu trẻ
em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, 115 triệu trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy


18

ốm, 20 triệu trẻ có nguy cơ tử vong rất lớn do suy dinh dưỡng cấp tính, 3,9
triệu trẻ em bị chết do suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng. Khoảng
1,5 tỷ người trên thế giới bị thừa cân, trong đó có 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi
(35 triệu trẻ ở các nước đang phát triển, nhiều nhất là ở Châu Á) [63].
WHO thống kê có khoảng 65% dân số thế giới đang sống ở những quốc
gia mà thừa cân và béo phì giết chết nhiều người hơn so với thiếu cân. Ít nhất
2,8 triệu người chết mỗi năm do thừa cân hoặc béo phì. Ngồi ra, 44% gánh
nặng của bệnh tiểu đường, 23% gánh nặng của bệnh tim mạch, khoảng từ 7%
đến 41% gánh nặng của bệnh ung thư là do thừa cân, béo phì. Đến năm 2010,
số người béo phì trên tồn cầu đã tăng hơn gấp đơi kể từ năm 1980 [61].
Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng, giờ đây hiện tượng trẻ thừa cân, béo
phì cũng là vấn đề làm nhiều người phải quan tâm, đặc biệt là ở các thành phố
lớn. So với năm 2000, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện nay đã
cao hơn gấp 6 lần [62].
1.3. NĂNG LỰC TRÍ TUỆ
1.3.1. Khái quát về trí tuệ
Theo tiếng Latinh, trí tuệ (intellectus) có nghĩa là hiểu biết thơng tuệ.
Theo từ điển tiếng Việt [51], trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một
trình độ nhất định. Trí tuệ là khả năng hoạt động trí óc đặc trưng cho con
người. Trí tuệ là một phẩm chất quan trọng trong hoạt động của con người,
liên quan đến cả phẩm chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy việc nghiên cứu trí tuệ
được coi là một lĩnh vực liên ngành, đòi hỏi sự kết hợp của các nhà sinh lý
học, tâm lý học, điều khiển học và các ngành khoa học khác. Cho đến nay vẫn

còn nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ.
L. Terman coi chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái
niệm [26]. Theo Huarte J. trí tuệ là tập hợp các khả năng lĩnh hội tri thức,
phán xét, đánh giá và sáng tạo. Hệ thống những thuộc tính trí tuệ là những


×