Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Truyen thong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102 KB, 4 trang )

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH OAI

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH HỌC ĐƯỜNG
Bệnh học đường là những bệnh mà học sinh mắc phải trong thời gian đi
học, có liên quan đến điều kiện vệ sinh, ánh sáng, độ chuẩn mực của phòng ốc,
bàn ghế nơi các em học tập, chủ yếu là các tật khúc xạ (cận thị),
Bệnh học đường là những bệnh mà học sinh mắc phải trong thời gian đi học, có liên
quan đến điều kiện vệ sinh, ánh sáng, độ chuẩn mực của phòng ốc, bàn ghế nơi các
em học tập, chủ yếu là các tật khúc xạ (cận thị),cong vẹo cột sống và rối loạn tâm lý.
Với những hậu quả về thể chất và tinh thần đang ngày càng gia tăng cho thế hệ tương
lai, phòng chống bệnh học đường là một vấn đề cấp bách cần sự quan tâm của toàn
xã hội.

Cận thị
Cận thị là loại bệnh học đường hay gặp nhất và có xu hướng ngày càng gia
tăng. Bình thường, hình ảnh của vật khi qua hệ thống quang học của mắt sẽ hội tụ
đúng trên võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ.Khi hệ thống quang học của mắt bị trục
trặc dẫn đến hình ảnh của vật nằm ở trước võng mạc dẫn đến nhìn mờ.
Loại cận thị học đường là loại cận thị xuất hiện do nhìn gần quá lâu, thủy tinh
thể phải phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt. Vì vậy phải đưa vật vào gần sát mắt
mới nhìn được rõ. Loại cận thị này thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, xuất hiện càng
sớm thì tiến triển càng nhanh và nặng. Nguyên nhân của cận thị học đường là do trẻ
nhìn gần liên tục do trong phịng học khơng đủ ánh sáng, do thói quen, do ngồi q
lâu, q nhiều trước màn hình máy tính, kích thước bàn ghế không tương xứng (như
ghế quá thấp, bàn lại cao), do bàn ghế không phù hợp lứa tuổi.
Các dấu hiệu của chứng cận thị học đường thường dễ thấy như trẻ có xu hướng
ghé sát sách vở khi học tập, hay kêu đau mỏi mắt, nhìn mờ, hay nheo mắt, nghiêng
đầu khi nhìn, khơng thích tham gia những hoạt động cần phải nhìn xa như đá bóng,
cầu lơng. Trẻ bị nặng có thể bị lác mắt kèm theo.



Cong vẹo cột sống
Tật cong vẹo cột sống chiếm tỷ lệ gặp khoảng 25% ở học sinh Việt Nam.Ở trẻ
em, cột sống còn mềm mại, độ cong cũng nhỏ hơn so với người lớn. Nếu ngồi sai tư
thế lâu như cúi gập, ưỡn, vẹo sang phải hoặc trái sẽ dẫn đến cong lưng; vẹo lưng (ở
đoạn cột sống ngực); ưỡn lưng do đoạn cột sống thắt lưng ưỡn ra trước.
Nguyên nhân của cong vẹo cột sống là do kích thước bàn ghế không phù hợp
(quá cao hoặc quá thấp), do thói quen tư thế ngồi khơng đúng, do phải mang vác nặng
(ví dụ như mang cặp sách 5 - 6kg) của học sinh tiểu học, ngồi quá lâu để học bài,
xem ti vi, máy tính…
Cong vẹo cột sống làm cho cơ thể bị lệch trọng tâm gây khó khăn cho các hoạt
động thể lực, gây biến dạng lồng ngực nên dễ mắc bệnh giảm thơng khí phổi hạn chế,
ảnh hưởng đến sự phát triển của khung chậu, và cong vẹo cột sống làm người bệnh
mặc cảm về hình thức, khó hòa nhập với các hoạt động xã hội. Hệ quả của căn bệnh
này sẽ gây lệch trọng tâm cơ thể, khiến học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gây
cản trở cho việc đọc, viết và làm căng thẳng thị giác, cản trở cho việc tập trung trí
não. Cong, vẹo cột sống còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi, ảnh hưởng đến
sự phát triển của khung chậu, do đó ảnh hưởng đến việc sinh nở của học sinh nữ khi
đến tuổi làm mẹ sau này.


Tư thế ngồi học sai
gây cong vẹo cột
sống.

Rối loạn tâm thần
Chứng rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường thời gian gần đây gây nhiều
quan tâm của cả gia đình, nhà trường và xã hội trên hai phương diện về mức độ tăng
nhanh và tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Theo khảo sát gần đây, 19,5% số học
sinh có biểu hiện rối loạn tâm thần (chủ yếu là rối loạn cảm xúc và hành vi) ở lứa tuổi
học đường và tỷ lệ này ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi trẻ em

phải chịu nhiều áp lực trong việc học tập.
Biểu hiện của rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường ở nhiều mức độ như mất
tập trung, căng thẳng, đau đầu chóng mặt, khó kiểm sốt hành vi, nặng hơn nữa thì có
biểu hiện trầm cảm, thậm chí hoang tưởng tự sát. Nguyên nhân của hiện tượng này có
lẽ do khối lượng học tập quá tải, học thêm, bồi dưỡng ngoài giờ liên miên, phân bố
chưa hợp lý trong các môn học, phụ huynh kỳ vọng ở con em quá nhiều nên tạo một
tâm lý nặng nề cho trẻ, điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe trong học tập nhiều nơi
chưa đảm bảo, thời gian học chiếm hết thời gian vui chơi giải trí… Khiến cho các em
ln trong tình trạng làm việc liên tục, đầu óc và cơ thể khơng có thời gian nghỉ ngơi.


Cận thị học đường
đang ngày càng gia
tăng.Ảnh minh họa
Một số giải pháp
Thay đổi thái độ và hành vi: Trẻ em cần được định hướng, được cung cấp
những kiến thức tối thiểu về các loại bệnh học đường và các phòng chống, được tạo
điều kiện về mọi mặt để đảm bảo một sức khỏe tốt cả về thể chất và tâm thần.
Môi trường học tập đảm bảo: Chúng ta phải đảm bảo cho môi trường giáo dục,
bao gồm cả khối lượng kiến thức, phương pháp tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả và
cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, đúng tiêu chuẩn, phù hợp lứa tuổi.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×