Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Những thói quen tốt cho sức khỏe và trí tuệ của trẻ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.38 KB, 7 trang )

Những thói quen tốt cho
sức khỏe và trí tuệ của trẻ

Để trẻ có sức khỏe tốt, thông minh và trong sáng phù hợp với lứa
tuổi của chúng là các bậc cha mẹ hỗ trợ để trẻ rèn luyện được 7 thói
quen tốt sau đây.
1. Ăn uống thực phẩm hữu ích.
Cha mẹ cần cố gắng khuyến khích con ăn các thức ăn đa dạng với số
lượng vừa đủ để trẻ hấp thụ đủ chất và phát triển cơ thể tốt.
Hướng dẫn con không được bỏ bữa, nhất là bữa sáng vì đây là bữa ăn
nạp năng lượng cho một ngày mới, giúp trẻ có đủ sức khỏe, minh mẫn để
học tập tốt hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cần kiểm soát, nhắc nhở, chỉ dẫn trẻ hạn chế ăn thực
phẩm nhiều đường, chất béo và muối; chú ý ăn nhiều thực phẩm chế từ rau
quả, các loại hạt đậu… giúp trẻ hấp thụ đủ vitamin, vi khoáng, chất xơ…,
đảm bảo tiêu hoá tốt, kiểm soát được trọng lượng.
Cha mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ biết lựa chọn thực phẩm hữu ích khi
ăn ở trường.

2. Uống nước thường xuyên.
Trẻ mải chơi có thể quên uống nước; đồng thời cơ thể còn nhỏ của trẻ
khiến chúng dễ gặp phải tình trạng thiếu nước dẫn tới chóng mặt, hoa mắt,
mệt mỏi, táo bón.
Do đó, cơ thể trẻ nhỏ cần phải được cung cấp đủ nước để giúp tăng
cường khả năng đề kháng, làm cho cơ thể chúng hoạt động bình thường.
Cha mẹ nhớ nhắc nhở con trẻ uống nước nhiều lần trong ngày (nhất là
khi trời nóng bức), không chờ đến khi cảm thấy khát mới uống.

3. Tích cực vận động.
Đa số trẻ dành thời gian rỗi để làm những công việc ít vận động như
xem TV, chơi games máy tính…điều đó có thể khiến trẻ bị thừa cân hoặc


phát phì.
Vì vậy, cha mẹ cần ủng hộ, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động
đòi hỏi phải vận động nhiều như bơi, đi xe đạp, chơi các môn thể thao ngoài
trời. Hàng ngày cho trẻ tham gia các hoạt động này ít nhất khoảng 20 phút.
4. Học cách giải tỏa căng thẳng.
Cha mẹ đừng nghĩ con nhỏ không có điều gì phải lo lắng. Trẻ cũng có
những vấn đề căng thẳng của chúng, từ chuyện học hành ganh đua ở lớp, bài
tập về nhà, thi cử… cho đến những kỳ vọng của cha mẹ đối với chúng.
Ngoài ra, môi trường, hoàn cảnh trong gia đình và ngoài xã hội cũng
có tác động đến suy nghĩ của trẻ. Nếu bị căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ ảnh
hưởng tiêu cực tới sức khoẻ tinh thần và thể chất của trẻ.
Do đó, cha mẹ cần theo dõi sát biến động tâm lý của trẻ, hướng dẫn
con tìm cách giải toả căng thẳng bằng việc nghe nhạc, vẽ tranh, đi dạo; đặc
biệt biết thường xuyên trao đổi, tư vấn cha mẹ về hướng giải quyết những
công việc mà trẻ phải làm, những rắc rối mà trẻ gặp phải ở trường hay ở
ngoài đường…
Trong trường hợp này, cha mẹ cần động viên con, gợi ý hoặc hỗ trợ
trẻ vượt qua những khó khăn.
5. Ngủ có giờ giấc và đủ thời lượng.
Cha mẹ cố gắng tạo điều kiện cho trẻ được ngủ đẫy giấc (ít nhất là 8
tiếng đồng hồ/đêm) sau một ngày hoạt động để trẻ phục hồi năng lượng cho
một ngày mới.
Trẻ ngủ không đủ thời lượng dễ ảnh hưởng tới học tập, không tỉnh táo,
tập trung dẫn tới tâm trạng bị ức chế. Ngủ có giờ giấc và đủ thời lượng còn
giúp cơ thể trẻ phát triển bình thường.
6. Khuyến khích trẻ rèn luyện kỹ năng tư duy và phát huy trí
thông minh.
Đây là những cơ sở quan trọng cho sự sáng tạo khi trẻ trưởng thành.
Muốn con thông minh, cha mẹ phải để cho trẻ độc lập suy nghĩ;
khuyến khích trẻ say mê với những hoạt động giúp trẻ tăng cường sự thể

hiện độc lập, sáng tạo như chơi đàn, vẽ, tập diễn thuyết trước đám đông…
Cha mẹ cũng có thể khuyến khích con nói về ước mơ, mong muốn, ý
kiến riêng của chúng về một số vấn đề thích hợp; ủng hộ trẻ say mê đọc sách
báo… để trẻ tiếp thu và nhận thức cuộc sống một cách phong phú, đa dạng.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần cùng con làm một số việc nhà (coi trọng việc
hướng dẫn) để trẻ hình thành kỹ năng sống như mẹ dạy con tập nấu cơm và
làm một số món ăn đơn giản; cho con tham gia làm vườn với cha; phụ cha
sửa chữa một số đồ vật trong nhà…
Điều này giúp trẻ tăng cường kỹ năng học hỏi, mở mang đầu óc và có
sự tự tin vào bản thân.
7. Luôn biết giữ gìn sức khỏe, vệ sinh.
Sự sạch sẽ và sức khoẻ tốt luôn đi liền với nhau và rất có ích cho sinh
hoạt của trẻ.
Do vậy cha mẹ cần luôn chú ý và hướng dẫn, nhắc nhở trẻ biết giữ gìn
sức khoẻ và đảm bảo vệ sinh cá nhân, cũng như biết giữ gìn vệ sinh chung
trong nhà; làm cho trẻ hiểu rằng đảm bảo vệ sinh giúp trẻ tránh được bệnh
tật.
Những điều mà cha mẹ cần hướng dẫn con nhỏ thực hiện thành nề nếp
như rửa tay, khi đi học về, trước khi ăn, sau khi vào toilet hoặc sau khi chơi
với vật nuôi…, thường xuyên đánh răng, rửa mặt khi ngủ dậy, biết mặc ấm
khi trời lạnh, không ăn uống quà bánh linh tinh bán ở cổng trường…

×