Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SKKN: Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.24 KB, 25 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN NAM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG ÂM NHẠC VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
TRONG DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 5
TÁC GIẢ

: TRẦN THỊ THU

LĨNH VỰC : TIẾNG VIỆT
CẤP

: TIỂU HỌC

Năm học 2017 - 2018


Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5

MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng................................... 1
3. Khảo sát chất lượng học tập của học sinh đầu năm...........................................2
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................ 3
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.....................................................................4
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:................................................................4
1. Thiết kế và sử dụng âm nhạc trong dạy học Tập đọc lớp 5................................4
1.1. Mục đích.........................................................................................................4


1.2. Cách thức tiến hành........................................................................................5
1.3 Cách sử dụng và khai thác...............................................................................5
1.3.1 Mục đích sử dụng.........................................................................................5
1.3.2 Cách sử dụng................................................................................................6
1.4 Minh họa cụ thể cho việc sử dụng âm nhạc trong dạy học Tập đọc lớp 5......6
1.4.1. Tạo tâm thế hứng thú – dẫn dắt vào bài...................................................... 6
1.4.2 Củng cố, khắc sâu và liên hệ thực tế............................................................ 7
1.4.3. Trau dồi khả năng cảm thụ văn học.............................................................7
1.4.4 Gợi dẫn trong tiết ôn tập tổng hợp (Cuối học kì học kì, giữa học kì hoặc cuối năm)....8
1.4.5. Vận dụng trong hoạt động hướng dẫn học thuộc lòng................................ 8
2. Tổ chức trò chơi dạy học Tập đọc lớp 5.............................................................9

2.1. Mục đích.........................................................................................................9
2.2 Cách thức thực hiện.........................................................................................9
2.3. Hình thức lồng ghép trò chơi........................................................................10
2.4. Minh họa tổ chức trò chơi lồng ghép trong dạy Tập đọc lớp 5....................11
2.4.1. Trò chơi: Thả thơ.......................................................................................11
2.4.3 Trò chơi: Trắc nghiệm vui.......................................................................... 15
2.4.4. Trò chơi: Đọc thơ truyền điện................................................................... 16
2.4.5. Trò chơi: Chọn người uyên bác.................................................................17
324.6 Trò chơi: Thi đọc tiếp sức..........................................................................18
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC..............................................................................19
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................... 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 23


Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Dạy học là một nghề sáng tạo. Người giáo viên khi đứng trên bục giảng

luôn gặp những vấn đề và tình huống thật phong phú, đa dạng, địi hỏi phải có
cách xử lý, giải quyết sáng tạo.Trong khi sử dụng đồ dùng dạy học nhiều câu hỏi
về nội dung kiến thức, và phương pháp dạy học được đặt ra từ thực tế trên lớp,
đòi hỏi mỗi giáo viên phải tìm lời giải đáp nhằm phục vụ cho yêu cầu nâng cao
chất lượng giảng dạy.
Tập đọc là một mơn học có vị trí quan trọng đặc biệt trong chương trình
ngữ văn Tiểu học. Nó là cơng cụ để học tập những mơn khác. Nó tạo ra hứng thú
và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần
học tập cả đời. Nó là một khả năng khơng thể thiếu được của con người trong
thời đại văn minh. Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa vơ cùng to lớn vì nó bao
gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
Khi dạy đến các bài Tập đọc và cần sử dụng âm nhạc, giáo viên mới đi
tìm, sưu tầm nên mất rất nhiều thời gian và không chủ động được bài dạy. Giáo
viên chỉ sử dụng đồ dùng sẵn có trong thư viện, với tâm lí ngại nên giáo viên
thường rất ít đưa các hình ảnh sinh động làm phong phú tiết dạy của mình.
Thậm chí còn xuất hiện một số tiết dạy chay, học sinh không hứng thú, dẫn tới
chất lượng của bài dạy không cao.
Lồng ghép âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc kết hợp
với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi
mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi khơng khí căng thẳng trong các giờ
học, tăng hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong
chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng
tạo. Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt
kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách và năng lực ở học sinh qua
phân mơn Tập đọc.
Với các lí do trên, tôi xin đề xuất giải pháp: “Sử dụng âm nhạc và tổ
chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5”
2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và ứng dụng
2.1. Thời gian: Từ tháng 9 – đến tháng 3 năm học 2017 - 2018
2.2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 5B

2.3.Phạm vi nghiên cứu: : Sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong
dạy học Tập đọc lớp 5.
2.4. Ứng dụng: Dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5.
3/23


3. Khảo sát chất lượng học tập của học sinh đầu năm:
Sau khi nhận lớp 5, tôi đã tiến hành dự giờ đồng nghiệp dạy cùng khối 5,
trong tiết dạy giáo viên chưa sử dụng bài hát có liên quan đến bài tập đọc.
Những tiết học thuộc lòng giáo viên chưa tổ chức dưới hình thức trị chơi hoặc
những câu hỏi khó giáo viên chưa tổ chức dưới dạng trắc nghiệm để học sinh trả
lời,...
Tôi đã tiến hành khảo sát và kết quả như sau:

Mức độ hứng thú
Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc
số
Thích
Bình
Khơng
Đọc hiểu Đọc diễn
thường
thích
Đọc đúng
văn bản
cảm
SL %
SL %
SL
%

SL %
SL %
47 SL %
10 21,3 18 38,3 19
40,4 14
29,8 20 42,5 13 27,7
Qua bảng khảo sát trên, tôi thấy học sinh gần như khơng có hứng thú với phân
môn Tập đọc, kĩ năng đọc, hiểu văn bản của một số học sinh vẫn còn hạn chế.
Dẫn đến chưa phát triển được năng lực của học sinh.


PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Để dạy Tập đọc hiệu quả, người giáo viên cần nắm chắc phương pháp tổ
chức quá trình dạy học và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để phục vụ
tiết dạy. Đặc biệt, để tiết dạy Tập đọc thực sự thành cơng thì người giáo viên
phải tạo được tâm thế, hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh thấy hứng khởi
và thực sự thích học. Đây là điều tưởng chừng như rất nhỏ song nếu người giáo
viên làm được thì thành cơng của tiết dạy sẽ khơng nhỏ chút nào. Và thật là hạnh
phúc cho những học sinh nào được học những giáo viên có tay nghề vững vàng,
có niềm tin và cách nhìn lạc quan đối với học trị của mình, ln tạo được khơng
khí phấn khởi và tươi vui trong tiết học, những học sinh này sẽ dễ dàng trở thành
những con người tự tin và thành đạt. Kích thích hứng thú, tạo được tâm thế cho
học sinh trong giờ Tập đọc như thế nào để học sinh cảm thấy thích học mà
khơng thấy buồn tẻ, nhàm chán?
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường nói chung và bậc
Tiểu học nói riêng, hiện nay vấn đề đổi mới giảng dạy không phải là mối quan
tâm của một cá nhân nào, mà đó là nhiệm vụ chung của tồn xã hội. Nó góp
phần đào tạo con người mới một cách có hệ thống và vững chắc từ bé đến lớn,
đảm bảo thế hệ cách mạng cho đời sau. Cũng như Hồ Chủ tịch đã nói: “ Muốn

xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.
Ngày 06/11/2016 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông
tư 22/2016/ TT-BGDĐT (Thông tư 22) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
định đánh giá học sinh tiểu học đã ban hành tại Thơng tư 30 đó là: Đánh giá là
hoạt động học tập hay phương pháp học tập, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn
để mỗi học sinh đều biết cách tự đánh giá, học sinh được đánh giá lẫn nhau.
Giáo viên phải hình thành ở học sinh khả năng tự kiểm tra, tự suy ngẫm… để
phát triển năng lực tự đánh giá. Giáo viên phải tạo ra những tình huống để học
sinh được bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm cá nhân, được nhận xét đánh giá
những suy nghĩ và hành động của bạn. Thông qua tương tác (đưa câu hỏi, thảo
luận nhóm, các trị chơi, sử dụng âm nhạc,…) từ đó giáo viên mới phát hiện
được đâu là lỗi/ thiếu sót trong q trình tư duy, lập luận, biết được trong đầu
học sinh đang nghĩ gì. Đấy chính là cách dạy học dựa trên tiếp cận quá trình và
dựa trên tiếp cận quá trình thì sẽ hỗ trợ quá trình hình thành năng lực học của
học sinh.
Vì vậy, sáng kiến đã đề xuất một số biện pháp sử dụng âm nhạc và tổ chức
trò chơi trong dạy – học Tập đọc lớp 5 nhằm bổ sung và đổi mới những phương


pháp dạy học Tiếng Việt truyền thống. Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của
việc học mà chơi để giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức, biện pháp
sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy – học Tập đọc lớp 5 hướng đến
mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho
người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ
năng, phát triển nhân cách và phát triển năng lực của học sinh lớp 5.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
Trong thực tế giảng dạy môn Tập đọc lớp 5 hiện nay, mỗi giáo viên đều
đang tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và chuẩn bị đồ
dùng cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy. Tuy nhiên, một số tiết Tập
đọc vẫn diễn ra rất khô cứng, buồn tẻ. Học sinh bước vào tiết học với một tâm lí

căng thẳng, nặng nề. Phần hạn chế thường gặp là giáo viên bố trí thời gian, vận
dụng các hình thức tổ chức chưa hợp lí dẫn đến hiệu quả giờ dạy đạt không cao,
xuất hiện tâm trạng nhàm chán, khơng có hứng thú với tiết học của học sinh.
Thực tế dạy học hiện nay cho thấy đa số học sinh rất thích thú với các tiết
học Âm nhạc, Mĩ thuật. Học sinh được thưởng thức những giai điệu ngọt ngào,
những hình ảnh bắt mắt, những trị chơi sơi động. Nắm bắt được đặc điểm tâm lí
ấy, tơi nghĩ Tại sao chúng ta khơng để âm nhạc, hội họa và những trò chơi trẻ
thơ truyền tải cái hồn của các tác phẩm đến với học sinh?
Thực tế hiện nay, khi dạy Tập đọc giáo viên thường thì chỉ khi dạy đến
các bài Tập đọc cần sử dụng các bài hát làm ngữ liệu, giáo viên mới đi sưu tầm
nên mất rất nhiều thời gian và không chủ động. Việc sử dụng những bài hát
được phổ nhạc từ những bài tập đọc trong chương trình và bài hát có chung chủ
đề cịn làm cho tiết dạy sơi nổi hơn, học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn, hiệu
quả hơn.
Sử dụng trò chơi trong tiết dạy Tập đọc được nhiều giáo viên sử dụng.
Tuy nhiên, các giáo viên chỉ sử dụng một số trò chơi đơn giản, với tâm lí ngại
nên giáo viên thường rất ít đưa các trị chơi sinh động làm phong phú tiết dạy
của mình. Sáng kiến đã thống kê các tiết dạy Tập đọc cần trị chơi để minh họa
trong phân mơn Tập đọc lớp 5.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
1. Thiết kế và sử dụng âm nhạc trong dạy học Tập đọc lớp 5:
1.1. Mục đích
Giúp cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường nắm vững được cách thiết kế
và lồng ghép âm nhạc trong dạy học Tập đọc lớp 5 và số lượng các ca khúc
được phổ nhạc từ những bài tập đọc và những ca khúc có liên quan đến chủ đề


các bài tập đọc. Qua đó xác định cách khai thác bài học nhằm nâng cao chất
lượng dạy học và tạo hứng thú cho học sinh.
1.2. Cách thức tiến hành

- Chọn lựa, tập hợp tên những tác phẩm thơ ca đã được phổ nhạc. Chương trình
Tập đọc lớp 5 có 2 tác phẩm đã được phổ nhạc:
TT
1
2

Tên ca khúc
Trái đất này là của chúng mình.
Thơ: Đinh Hải -Nhạc Trương Quang Lục
Hạt gạo làng ta
Thơ: Trần Đăng Khoa-Nhạc:Trần Viết

Liên quan đến chủ đề bài dạy
Bài ca về Tái đất
(Tiếng Việt 5,tập 1, trang 41)
Hạt gạo làng ta
(Tiếng Việt 5,tập 1, trang 139)

- Chọn lựa, tập hợp, phân loại chủ đề văn bản trong chương trình giảng dạy ở
từng bài Tập đọc. Sưu tầm, tập hợp ca khúc có trong bài Tập đọc:
TT

1
2
3
4
5
6
7


Tên ca khúc
Người thầy thuốc
Nhạc và lời: Nguyễn Ngọc Thiện
Những bơng hoa những bài ca
Nhạc và lời: Hồng Long
Cơ giáo bản em
Nhạc và lời: Trần Đình Văn
Non nước Cao Bằng
Nhạc và lời: Xuân Hồng
Hải Phòng mến yêu ơi
Nhạc và lời: Phạm Tuyên
Chị ong nâu và em bé
Nhạc và lời: Tân Huyền
Bài ca xây dựng
Sáng tác – Hoàng Vân

Liên quan đến chủ đề bài
dạy
Thầy thuốc như mẹ hiền
(Tiếng Việt 5,tập 1, trang 153)
Nghĩa thầy trị
(Tiếng Việt 3,tập 2, trang 18)
Bn Chư Lênh đón cơ giáo
(Tiếng Việt 5,tập 1, trang 144)
Cao Bằng
(Tiếng Việt 5,tập 2, trang 41)
Chú đi tuần
(Tiếng Việt 5,tập 2, trang 51)
Hành trình của bày ong
(Tiếng Việt 5,tập 2, trang 51)

Về ngôi nhà đang xây
(Tiếng Việt 5,tập 2, trang 51)

1.3 Cách sử dụng và khai thác
1.3.1 Mục đích sử dụng
- Mục đích 1: Tạo tâm thế hứng thú
Bật ca khúc cho học sinh nghe ở hoạt động khởi động (phần giới thiệu bài).
Sau đó, giáo viên nêu lời dẫn vào bài.


- Mục đích 2: Củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức
Bật ca khúc cho học sinh nghe ở hoạt động tìm hiểu bài hoặc hoạt động
củng cố bài. Giáo viên trao đổi cùng học sinh để đưa thêm thông tin, mở rộng
kiến thức có liên quan đến bài học.
- Mục đích 3: Trau dồi khả năng cảm thụ văn học
+ Bật ca khúc (đoạn, bài). Học sinh lắng nghe, nêu nội dung, tìm hình
ảnh, xác định biện pháp nghệ thuật.
+ Giáo viên cùng học sinh trao đổi về nội dung bài. Sau đó bật ca khúc
(đoạn, bài). Học sinh lắng nghe, nêu những điều cảm nhận (hình ảnh đẹp, từ
dùng hay, giá trị nghệ thuật).
- Mục đích 4: Gợi dẫn học sinh trong các tiết ôn tập tổng hợp (cuối học
kì, giữa học kì hay cuối năm)
+ Bật ca khúc (đoạn, bài) cho học sinh nghe , sau đó đốn tên bài được phổ
nhạc từ ca khúc hoặc có lên quan đến chủ đề bài cần ơn tập, đốn tên tác giả,
tên nhân vật, phân tích ý, nêu nội dung bài.
+ Mở ca khúc (đoạn, bài) cho học sinh nghe, sau đó nêu tên chủ đề sẽ ơn
tập, các bài tập đọc thuộc chủ đề, cách đọc các bài, nội dung.
1.3.2 Cách sử dụng
+ Sử dụng để minh họa cho bài Tập đọc (văn hoặc thơ) có chủ đề với ca
khúc. Ví dụ : Ca khúc Hạt gạo làng ta. Có thể sử dụng để minh họa cho bài:

Hạt gạo làng ta - (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 139)
Hoặc:
Ví dụ: Ca khúc Tấm lịng thầy thuốc- Nhạc Lê Xuân Thọ - lời thơ Bùi
Thanh Hải - có thể sử dụng để minh họa cho bài: Thầy thuốc như mẹ hiền
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 153)
1.4 Minh họa cụ thể cho việc sử dụng âm nhạc trong dạy học Tập đọc lớp 5
1.4.1. Tạo tâm thế hứng thú – dẫn dắt vào bài
Ví dụ: Minh họa bài Cao Bằng (Tiếng Việt 5,tập 2, trang 41)
- Chuẩn bị:
+ Ca khúc Non nước Cao Bằng – Nhạc và lời Nguyễn Trọng Tạo
+ Lời thuyết minh (giới thiệu bài, câu hỏi dẫn dắt)
- Lên lớp:
+ Bật ca khúc cho học sinh nghe một đoạn trong bài hát Non nước Cao
Bằng - Nhạc và lời Nguyễn Trọng Tạo
+ Giáo viên: Giai điệu bài hát ngọt ngào chúng ta vừa được nghe đã giới
thiệu về mảnh đất Cao Bằng là một địa thế đặc biệt. Chúng ta cùng đi tìm hiểu
qua tiết tập đọc ngày hôm nay nhé!


1.4.2 Củng cố, khắc sâu và liên hệ thực tế
Ví dụ: Minh họa bài Thầy thuốc như mẹ hiền (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 142)
- Chuẩn bị:
+ Ca khúc Tấm lòng thầy thuốc- Nhạc Lê Xuân Thọ - lời thơ Bùi Thanh
Hải
+ Lời thuyết minh (Lời kết khái quát cuối bài nhằm khái quát, khắc sâu
hoặc mở rộng)
- Lên lớp: Qua bài tập đọc chúng ta thấy tấm lòng nhân hậu và nhân cách
của Hải Thượng Lãn Ông, tấm lịng của ơng như mẹ hiền. Ơng là một thầy thuốc
có lương tâm, có trách nhiệm đối với nghề, đối với mọi người. Để cảm nhận rõ
hơn về tấm lòng của người thầy thuốc hơn các em cùng nghe bài hát sau:

+ Bật bài hát cho học sinh nghe một đoạn trong bài hát “Tấm lòng thầy
thuốc”- Nhạc và lời – Nhạc Lê Xuân Thọ - lời thơ Bùi Thanh Hải.
+ Giờ đây, được sống trong cảnh đất nước thanh bình, tươi đẹp và đổi
mới, em có suy nghĩ gì và phải làm gì để noi gương Hải Thượng Lãn Ông?
(Một số học sinh nêu ý kiến- giáo viên chốt lại)
1.4.3. Trau dồi khả năng cảm thụ văn học
Được nghe giáo viên hoặc nghe bạn đọc đúng, đọc hay các bài tập đọc,
học sinh có thể hiểu nội dung diễn đạt của bài và cảm nhận được phần nào đó
cái đẹp, cái hay trong tác phẩm. Và với những bài thơ đã được phổ nhạc thành
bài hát, việc học sinh được nghe ca khúc có tác động trực tiếp đến cảm nhận của
các em. Khi các em đã cảm nhận được giai điệu, nội dung bài, cảm xúc của tác
giả từ bài hát đó có nghĩa là học sinh đã cảm thụ được những giá trị nội dung
cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
Ví dụ: Bài Hạt gạo làng ta. (Tiếng Việt 5,tập 1, trang 139)
* Chuẩn bị: Ca khúc Hạt gạo làng ta – Nhạc Trần Viết – lời Trần Đăng Khoa
* Lên lớp:
- Giáo viên: Các em ạ! Bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa là
bài thơ được tác giả viết khi còn nhỏ tuổi, khi nhân dân ta gặp nhiều khó khăn
vất vả trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Các em hãy cùng lắng nghe
để cảm nhận rõ hơn về giai điệu, tiết tấu, nội dung bài.
- Giáo viên bật nhạc cho học sinh nghe ca khúc Hạt gạo làng ta
- Học sinh nghe, nêu ý kiến.
- Giáo viên: Lời bài hát cất lên với nhịp điệu thật lạ. Nó giống như nhịp của bài
đồng dao. Nó nhanh nhanh, nhí nhảnh, đúng là lời bài hát của trẻ thơ.
“Hạt gạo làng ta
Có bảo tháng
bảy”


Tiếng hát trong trẻo, thơ ngây của các bạn nhỏ cất lên tiết tấu độc đáo

giúp chúng ta dễ dàng cảm nhận được: Hạt gạo làm nên từ tinh túy của đất, của
nước trong hồ công lao của bao người; nỗi vất vả khó nhọc của người mẹ, sự
chăm chỉ của người nông dân, nắng mưa lăn lộn trên đồng để làm ra hạt gạo.,
1.4.4 Gợi dẫn trong tiết ôn tập tổng hợp (Cuối học kì học kì, giữa học kì hoặc
cuối năm)
Để làm mới tiết học, giáo viên có thể sử dụng âm nhạc trong các tiết ôn
tập tổng hợp. Điều đó sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng, thoải mái khi thực hiện yêu
cầu của giáo viên và việc củng cố khắc sâu kiến thức diễn ra dễ dàng, tự nhiên hơn.
Minh họa tiết ơn tập cuối kì.
* Chuẩn bị:
- Bài hát (máy tính)
* Lên lớp
- GV bật ca khúc “Đất nước”,yêu cầu học sinh đoán tên bài hát.
- Học sinh nêu các bài thuộc chủ điểm Nhớ nguồn?
- Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương, đất nước?
⇒ Học sinh sẽ trao đổi kiến thức xoay quanh chủ điểm nhớ nguồn.
Lưu ý:
- Tùy từng bài đọc, giáo viên có thể sử dụng bài hát vào từng thời điểm
khác nhau sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.
1.4.5. Vận dụng trong hoạt động hướng dẫn học thuộc lịng
Với những bài thuộc lịng, giáo viên có thể thay đổi hình thức trong các
tiết Tập đọc để học sinh không cảm thấy nhàm chán.Việc sử dụng bài hát đã
được phổ nhạc từ văn bản trong sách giáo khoa, học sinh được học thuộc kèm
theo âm nhạc sẽ làm các em cảm thấy hứng thú hơn, nhanh thuộc hơn.
Minh họa bài tập đọc: Hạt gạo làng ta (Tiếng Việt 5,tập 1, trang 139)
* Chuẩn bị:
+ Bài hát.
- Lên lớp: (Thực hiện trong hoạt động Luyện đọc thuộc lòng)
+ GV bật ca khúc “Hạt gạo làng ta”, yêu cầu học sinh hát theo (Vì đây là
tác phẩm được phổ nhạc vẫn giữ nguyên nội dung văn bản).

+ Sau một khoảng thời gian, học sinh rất nhanh thuộc và có thể tự tin trình
bày trước lớp.
Lưu ý:
- GV khơng u cầu học sinh thuộc tiết tấu bài hát, chỉ yêu cầu học sinh
thuộc bài thơ.


- Tùy theo từng nội dung bài đọc mà GV lựa chọn bài hát, cách sử dụng
cho hợp lí.
2. Tổ chức trò chơi dạy học Tập đọc lớp 5
Bên cạnh việc sử dụng âm thanh trong giờ Tập đọc lớp 5 thì việc sử dụng
trị chơi trong các hoạt động tập đọc cũng rất cần thiết. Mặc dù thời gian tổ chức
trị chơi khơng nhiều, thường chỉ chỉ chiếm 2, 3 phút trong tiết học những hiệu
quả của việc tổ chức trị chơi khơng hề nhỏ. Nhiều giáo viên đã sử dụng phương
pháp trò chơi trong dạy học Tập đọc. Tuy nhiên, sử dụng trò chơi như thế nào, ở
từng hoạt động nào trong dạy học Tập đọc là điều ít người chú ý đến.
2.1. Mục đích
- Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học giúp cho người học có hứng thú đến với
tiết học, khơng những cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức nhất định
mà còn dạy học sinh lĩnh hội những tri thức ấy, phát triển tính tích cực, tính tự
lập của tư duy.
- Dạy học thơng qua trị chơi học tập, giáo viên cùng học sinh khám phá, cùng
giải quyết, cùng đi đến những kết luận cụ thể. Điều này đã tạo cho học sinh hoạt
động nhận thức tích cực trong khi chơi, vận dụng vốn kinh nghiệm kiến thức đã
có vào hồn cảnh mới, được thử sức mình trong các điều kiện khác nhau để
hồn thành nhiệm vụ mà trị chơi đặt ra.
2.2 Cách thức thực
hiện Bước 1:
Chuẩn bị
- Thống kê các trị chơi sử dụng trong phân mơn Tập đọc lớp 5:

+ Trò chơi :Đọc thơ truyền điện
+ Trò chơi: Biết một câu, đọc cả bài
+ Trò chơi: Thả thơ
+ Trò chơi: Ơ chữ bí mật
+ Trị chơi: Trắc nghiệm vui
+ Trò chơi: Chọn người uyên bác
- Xác định các bài đọc có thể sử dụng trị chơi. Cụ thể:
+ Các bài đọc với thể loại văn xi: Giáo viên có thể sử dụng số trị chơi như
trắc nghiệm vui; Ơ chữ trong hoạt động tìm hiểu bài ở câu hỏi khó hay cuối giờ
để củng cố kiến thức hoặc dùng để giới thiệu bài.
+ Các bài đọc thể loại thơ: Giáo viên có thể sử dụng một số trị chơi như:
Đọc thơ truyền điện, thả thơ, biết một câu đọc cả bài trong các hoạt động Luyện
đọc - Học thuộc lịng.
+ Các tiết học ơn tập, củng cố kiến thức: Giáo viên có thể tổ chức tất các các
trị chơi trong hoạt động: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.


- Thiết kế nội dung của từng trò chơi (soạn ô chữ, phiếu chơi, câu hỏi trắc
nghiệm, hình ảnh …)
- Thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức …
Sau các bước chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi, cần chuẩn bị các đồ
dùng, thiết bị, phương tiện tổ chức trị chơi, chuẩn bị phần thưởng (nếu có thể)
để trò chơi thêm hấp dẫn.
Bước 2: Tổ chức trò chơi
+ GV giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi
+ Lựa chọn học sinh tham gia trò chơi (nếu tổ chức cho cả lớp cùng chơi
thì khơng cần thực hiện bước này)
+ Tổ chức cho các học sinh tham gia trò chơi, dẫn dắt hoạt động chơi,
giám sát và thực hiện theo luật chơi.
+ Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia

(mấy đội chơi), quản trò, trọng tài.
+ Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, …)
+ Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời
gian chơi, những điều người chơi không được làm…
+ Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi.
(nếu có)
Bước 3: Kết thúc
+ Tổ chức cho học sinh tự rút ra những vấn đề chính thơng qua trị chơi
như ý nghĩ của trò chơi, nội dung liên quan đến trò chơi, cách thực hiện chơi
như thế nào để đạt hiệu quả …
+ Xem các hoạt động dạy và học đã đạt được những kết quả, hiệu quả và
tác động như thế nào đối với học sinh.
+ Sử dụng kết quả đánh giá nhằm: cải tiến phương pháp dạy học, xác định
nhu cầu học tập mới, cổ vũ, động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động
tiếp theo.
2.3. Hình thức lồng ghép trị chơi
+ Xem trị chơi là một hình thức tổ chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ
trong giờ học để triển khai các bước khác nhau của bài giảng (Luyện đọc, tìm
hiểu bài, học thuộc lịng, củng cố bài,...)
+ Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc
khái quát.


-

-

-

-


-

-

-

Lưu ý:
Nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu của bài học, bám sát chuẩn kiến thức kĩ
năng, phải phục vụ cho yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (học sinh hiểu bài; rèn
kĩ năng đọc, kết hợp rèn kĩ năng nghe – nói).
Hình thức tổ chức trị chơi cần gọn nhẹ; cách tiến hành tương đối đơn giản để tất
cả học sinh có thể tham gia. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cơng bằng khi đánh giá,
“luật chơi” (quy định về cách chơi) cũng cần phải rõ ràng, chặt chẽ.
Trò chơi cần đem lại những tác dụng lành mạnh, thiết thực đối với học sinh như:
kích thích hứng thú đọc; rèn tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo
vát, tự tin; giáo dục tư tưởng; tình cảm tốt đẹp,..
Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, điều kiện trước khi tiến hành tổ chức trò chơi;
hướng dẫn cách chơi (luật chơi) đầy đủ và rõ ràng, thực hiện đúng lúc với thời
gian hợp lí; cân đối với các hoạt động khác.
Trò chơi phải phù hợp với đặc thù của từng hoạt động.
Trò chơi phải thu hút nhiều học sinh tham gia. Sau mỗi một trò chơi cần hình
thành được kiến thức hoặc củng cố nội dung kiến thức.
2.4. Minh họa tổ chức trò chơi lồng ghép trong dạy Tập đọc lớp 5
Trong giờ Tập đọc, trò chơi học tập thường được tổ chức vào nhiều hoạt
động khác nhau. Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trị
chơi học tập thích hợp .
2.4.1. Trị chơi: Thả thơ
Giáo viên có thể sử dụng trị chơi này trong hoạt động Luyện học thuộc
lòng của tiết Tập đọc – Học thuộc lịng.

* Mục đích
Rèn kĩ năng nhớ và đọc đúng các câu thơ, khổ thơ trong bài thơ học thuộc lòng
trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5.
Luyện trí nhớ tốt, tác phong ứng xử nhanh nhẹn, chính xác và ý thức nỗ lực của
từng người trong nhóm (tổ) khi đọc thành tiếng từng câu thơ (khổ thơ) theo yêu
cầu nêu ra.
* Chuẩn bị
HS học thuộc bài thơ (hoặc khổ thơ) đã nêu yêu cầu học thuộc lòng ở lớp.
Lập hai nhóm (tổ) chơi có số người bằng nhau; giáo viên (hoặc một học sinh)
làm trọng tài; xác định bài học thuộc lòng để chuẩn bị phiếu “ thả thơ’
Các phiếu “thả thơ” (bằng giấy hoặc bằng bìa mỏng, hình chữ nhật): mỗi phiếu
ghi một câu thơ đầu của từng khổ thơ 4, 5 chữ (hoặc 1,2 từ đầu của mỗi câu thơ
lục bát) trong bài đã học thuộc lòng.


Ví dụ 1: Bài Chú đi tuần (Tiếng Việt 5, tập 2, trang 51) cần làm 4 phiếu
ghi 4 dòng thơ đầu của mỗi khổ thơ như dưới đây:
Phiếu 1:
Gió hun hút lạnh lùng
Phiếu 2:
Phiếu 3
Phiếu 4:

Chú đi qua cổng trường
Trong đêm khuya vắng vẻ
Mai các cháu học hành tiến bộ

Ví dụ 2: Bài Hành trình của bầy ong (Tiếng việt 5, tập 1, trang 117 ); cần
làm 6 phiếu ghi từ ngữ đầu mỗi câu thơ lục bát như dưới đây:
Phiếu 1:

Tìm nơi..................
Phiếu 2:
Phiếu 3
Phiếu 4:
Phiếu 5

Bập bùng......................
Tìm nơi....................
Hàng cây......................
Tìm nơi............................
Có lồi hoa...............

Phiếu 6
* Cách thức
- Trọng tài nêu cách chơi và quy định “luật chơi”
+ Mỗi lượt chơi gồm 2 nhóm (tổ) có số người bằng phiếu “thả thơ” đã
chuẩn bị cho mỗi bài. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng để điều hành việc “thả
thơ” của nhóm mình. Hai nhóm trưởng bắt thăm ( hoặc oẳn tù tì) để giành quyền
“thả thơ” trước (VD nhóm A giành được quyền này.)
+ Hai nhóm đứng đối diện và cách nhau khoảng 2m. Mỗi người trong
nhóm A cầm một tờ phiếu (giữ kín); sau khi nghe trọng tài hơ “bắt đầu”, nhóm A
cử một người đưa (thả) ra một tờ phiếu cho một bạn bất kì ở nhóm kia (nhóm
B). Bạn ở nhóm B nhận phiếu phải đọc thuộc cả khổ thơ (hoặc cả câu thơ lục bát
gồm 2 dịng) có câu (từ) ghi trên phiếu, nêu đọc đúng sẽ được thưởng một bơng
hoa . Khi nhóm A “thả” xong hết số phiếu, trọng tài tính tổng số bơng hoa của cả
nhóm và ghi lại.


-


-

-

-

+ Đổi lại nhóm “thả thơ” (nhóm B), chơi tương tự như trên, sau đó tính
tổng số bơng hoa của nhóm (nhóm B).
Lưu ý thêm về “luật chơi”:
+ Chỉ được “thả” từng phiếu và “thả” cho mỗi bạn đối diện một lần
(không “thả” nhiều phiếu một lúc và không “ thả” nhiều lần phiếu cho một bạn).
+ Người nhận được phiếu phải tự nghĩ và đọc thuộc khổ thơ (câu thơ),
khơng được hỏi bạn khác trong nhóm; các bạn trong nhóm khơng được nhắc.
+ Sau khi nhận phiếu, q 10 giây (đếm từ 1 đến 10) mà người nhận
không đọc được thì sẽ khơng được tính .
Kết thúc cuộc chơi, trọng tài nhận xét và cơng bố kết quả: nhóm đạt nhiều bơng
hoa hơn là nhóm thắng cuộc, được giáo viên thưởng hiện vật (nếu có) hoặc được
cả lớp hoan nghênh.
2.4.2. Trị chơi: Ơ chữ bí mật
GV có thể sử dụng trị chơi trong hoạt động tìm hiểu bài hoặc cuối giờ học.
* Mục đích:
Học sinh dựa trên kiến thức đã học để nhận định, phân tích, tổng hợp một vấn đề
hay nội dung nào đó.
Luyện trí nhớ tốt, phản ứng mạnh.
* Chuẩn bị:
Hệ thống câu hỏi (hàng dọc, hàng ngang).
Đội chơi (2 đội).
Trọng tài.
Máy tính, máy chiếu
* Cách thức:

Các đội chơi lần lượt lựa chọn bất kỳ câu hỏi ở hàng ngang.
Sau đó, giáo viên đọc câu hỏi tương ứng với ơ chữ ở hàng ngang đó. Mỗi
đội chơi sẽ có 15 giây suy nghĩ và trả lời.
Đối với ô chữ duy nhất ở hàng dọc, các đội chơi có quyền trả lời vào bất
cứ lúc nào khi đang diễn ra trị chơi. Đội nào trả lời được ơ chữ hàng dọc trước
sẽ là đội chiến thắng.
Ví dụ: Vận dụng dạy bài Tập đọc: Nghĩa thầy trò (Tiếng Việt 5 tập 2,
trang 79)
Giáo viên sử dụng máy tính (phần mềm Violet hoặc Power Point), máy chiếu
làm các ô chữ sau:


+ Câu hỏi hàng ngang số1: Gồm 4 chữ cái – Từ chỉ người dạy chữ Nho thời trước?
(Đáp án: Cụ đồ ).
+ Câu hỏi hàng ngang số 2: Gồm 11 chữ cái – Trong bài tập đọc, các môn
sinh đẫ tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để làm gì??
(Đáp án: Mừng thọ thầy ).
+ Câu hỏi hàng ngang số 3: Gồm 11 chữ cái – Đồ vật mà học trò cũ từ xa về
dâng biếu thầy giáo Chu ?
(Đáp án: Cuốn sách quý ).
+ Câu hỏi hàng ngang số 4: Gồm 3 chữ cái - Chỉ việc chắp tay giơ lên hạ
xuống, đồng thời cúi đầu, để tỏ lịng cung kính?
(Đáp án: vái).
+ Câu hỏi hàng ngang số 5: Câu tục ngữ khuyên ta: “ Muốn học tri thức,phải
bắt đầu từ lễ nghiã, kỉ luật?
(Đáp án: Tiên học lễ, hậu học văn ).
+ Câu hỏi hàng ngang số 6: Câu tục ngữ có nội dung: Được hưởng bất kì ân
huệ gì, phải nhớ tới cội nguồn của nó, phải biết ơn những người đã mang lại
điều tốt lành cho mình?
(Đáp án: Uống nước nhớ nguồn ).

+ Câu hỏi hàng ngang số 7 : Hành động âm thanh thể hiện sự nhất trí cao của
các mơn sinh khi nghe lời đề nghị của cụ giáo Chu?
(Đáp án: dạ ran)
+ Câu hỏi hàng ngang số 8: Điều mà bài học từ câu chuyện đã dạy chúng ta?
(Đáp án: Tình nghĩa thầy trị)
+ Câu hỏi gợi ý ở ơ chữ hàng dọc ( câu hỏi 8) : Tên thầy giáo nổi tiếng thời
Trần?
(Đáp án: Chu Văn An ).


2.4.3 Trò chơi: Trắc nghiệm vui
Giáo viên thay đổi phương pháp hỏi - đáp thơng thường, sử dụng hình
thức trị chơi này học sinh sẽ cảm thấy đỡ nhàm chán hơn. Giáo viên có thể tổ
chức vào phần Tìm hiểu bài và ở câu hỏi khó hoặc tìm ra nội dung bài.
* Mục đích:
- Trong một thời gian ngắn, giáo viên có thể kiểm tra được nội dung kiến thức và
kỹ năng của học sinh.
- Rèn cho học sinh thói quen học tập và ghi nhớ thông tin ngay từ trên lớp và tinh
thần đoàn kết ...
* Chuẩn bị
- Câu hỏi trắc nghiệm
- Cả lớp – dùng thẻ phương án
- Trọng tài.
- Máy tính, máy chiếu
* Cách thức
Các em chơi sẽ cùng nghe giáo viên đọc câu hỏi với các phương án trả
lời. có thời gian suy nghĩ và trả lời trong 15 giây, rồi giơ bằng thẻ phương án
đáp án đúng nhất trong số các đáp án mà giáo viên đưa ra. Học sinh trả lời đúng
nhất sẽ được thưởng.
Ví dụ 1: Trong bài Những con sếu bằng giấy – Tiếng Việt 5 tập 1 trang 36

Câu hỏi : Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
A: Những con sếu bằng giấy không cứu được bạn.
B.Chúng tơi thương xót bạn.
C. Chúng tơi sẽ đấu tranh cho một thế giới hịa bình, khơng có chiến
tranh để khơng cịn bị sát hại như bạn.
(Đáp án đúng: C)
Ví dụ 2: Trong bài Tà áo dài Việt Nam – Tiếng Việt 5 tập 2 trang 122
Câu hỏi : Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống
Việt Nam?
A. Vì áo dài thể hiện phong cách tế nhị kín đáo, sự nền nã của phụ nữ Việt Nam.
B. Vì áo dài thể hiện vẻ đẹp riêng trong trang phục của phụ nữ Việt Nam.
C.Vì áo dài khác biệt với y phục truyền thống các nước trong khu vực và
trên thế giới.
(Đáp án đúng: A)
Ví dụ 3: Trong bài: Út Vịnh (Tiếng Việt 5, tập 1 trang 145)
Câu hỏi trắc nghiệm để tìm ra nội dung của bài: Bài ca ngợi điều gì?
A. Ca ngợi tấm gương giữ gìn an tồn giao thơng đường sắt.


B.Ca ngợi hành động dung cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh .
C. Ca ngợi tấm gương giữ gìn an tồn giao thơng đường sắt.Ca ngợi hành động
dung cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh .
(Đáp án đúng: C)
2.4.4. Trò chơi: Đọc thơ truyền điện
Giáo viên có thể sử dụng trị chơi này trong các bài thơ có u cầu học thuộc lịng.
* Mục đích
- Rèn kĩ năng đọc thuộc nhanh câu thơ trong bài đã học thuộc lòng ở sách giáo
khoa Tiếng Việt.
- Luyện trí nhớ và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời.
* Chuẩn bị

- Giáo viên dự kiến thời điểm chơi (cuối tiết Tập đọc – Học thuộc lịng
hoặc tiết ơn tập các bài học thuộc lịng) thời gian chơi (khoảng bao nhiêu phút)
và cách chơi (theo nhóm hay tổ, hoặc theo dãy bàn học). Từ đó, cho học sinh
ngồi tại chỗ theo khu vực hay kê bàn ghế để 2 nhóm quay mặt vào nhau (hoặc
đứng thành 2 hàng đối diện).
* Cách thức
- Giáo viên nêu tên bài thơ (đã học thuộc lòng) sẽ đọc truyền điện, sau đó
hướng dẫn cách chơi và nêu yêu cầu:
+ 2 nhóm (tổ, dãy, bàn) cử đại diện bắt thăm (hoặc “oẳn tù tì”) để giành
quyền đọc trước.
+ Đại diện nhóm đọc trước (A) sẽ đứng lên đọc câu thơ đầu tiên của bài
rồi chỉ định thật nhanh “ truyền điện” một bạn bất kì của nhóm đối diện (B).
bạn được chỉ định phải đứng dậy thật nhanh để đọc tiếp những câu thơ tiếp theo
của khổ thơ đó; nếu đọc đúng và trơi chảy thì sẽ được chỉ định ngay một bạn ở
nhóm kia (A) đọc tiếp câu thơ thứ nhất của khổ thơ tiếp...cứ như vậy cho đến hết
bài.
Ví dụ : Bài học thuộc lịng Cửa sơng (Tiếng Việt 5, tập 2- tr 74) đọc như sau:
- Học sinh A1 – Là cửa nhưng khơng then khóa
- Học sinh B1 - Nơi những dịng sơng cần mẫn
- Học sinh A 2- Nơi biển tìm về với đất
- Học sinh B2 - Nơi cá đối vào đẻ trứng
............
Trường hợp học sinh được chỉ định (được “truyền điện”) chưa đọc ngay
(vì chưa thuộc). Các bạn ở nhóm đối diện sẽ hơ “một, hai, ba” (hoặc đếm đến 5);
hô (đếm) xong mà bạn đó khơng đọc được thì phải đứng n tại chỗ (bị “điện


giật”); học sinh đã đọc thuộc câu thơ trước sẽ được chỉ định một lần nữa để bạn
khác trong nhóm đối diện đứng lên đọc tiếp,..
Ví dụ, ở bài thơ nêu trên: học sinh A1 (thuộc) → học sinh B1 (không

thuộc) → học sinh A1 chỉ định tiếp học sinh B2 (thuộc) → học sinh A2...
Nhóm nào có nhiều học sinh phải đứng (không thuộc bài – bị “điện
giật”) là nhóm thua cuộc.
- Giáo viên cho học sinh thực hiện trò chơi, theo dõi và giúp học sinh chơi đúng
yêu cầu; nhận xét và đánh giá kết quả (tuyên dương hay khen thưởng nhóm
“đọc nhanh – thuộc giỏi” – thắng cuộc). Nếu có điều kiện, giáo viên cho 2 nhóm
(tổ) khác chơi lại hoặc cho chơi lần thứ hai.
Lưu ý: Giáo viên cần thống nhất quy ước cho học sinh dễ đọc: 1 câu thơ
là 1 dòng thơ (in trong sách giáo khoa). Qua trình thực hiện trị chơi, giáo viên
cũng cần nhắc học sinh tự giác, có kỉ luật (khơng nhắc bài cho bạn, khơng nhìn
SGK…)
2.4.5. Trị chơi: Chọn người un bác
Giáo viên có thể áp dụng trị chơi này trong các tiết ơn tập.
* Mục đích
- Rèn kĩ năng đọc và ghi nhớ (đầu đề, nội dung, tên tác giả) các bài tập
đọc đã học trong SGK Tiếng Việt.
- Luyện trí nhớ nhanh và phản xạ nhanh nhạy, kịp thời.
* Chuẩn bị
- Làm các bộ bài để chơi: chọn 1 khổ bài thơ 4 tiếng – 5 tiếng hay 1 câu thơ lục
bát (1 dòng 6 tiếng, 1 dòng 8 tiếng) hoặc 1 đoạn văn (3 – 4 câu) trong số các bài
tập đọc đã học, chép vào các phiếu giống nhau (số lượng phiếu tuỳ theo số
người tham gia chơi.)
Ví dụ :
+ Bài : Những con sếu bằng giấy (Tiếng Việt 5, tập 1- tr 36) có thể đoạn
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom...gấp được 644 con.”
+ Bài : Phong cảnh đền Hùng (Tiếng Việt 5, tập 2- tr 68) có thể chép
đoạn “ Lăng của các vua Hùng đồng bằng xanh mát.”
+ Bài Sang năm con lên bảy chép khổ 3 “Đi qua thời thơ ấu. từ hai bàn
tay con” v.v.....
* Chú ý: nên chọn các bài tập đọc có tên tác giả là người Việt Nam để dễ nhớ.

- Cử một người làm trọng tài (khi chơi, trọng tài có thẻ xem lại SGK để khẳng
định kết quả đúng hoặc tham khảo ý kiến của các bạn chứng kiến, nếu cần.)


* Cách thức
Những người tham gia chơi lên đứng trước bàn, quay mặt lại các bạn
chứng kiến. Trọng tài đặt trước mặt mỗi bạn 1 tờ phiếu ghi nội dung (câu thơ
hoặc khổ thơ, đoạn văn), úp mặt ghi chữ xuống bàn (hoặc gấp lại để giữ bí mật).
- Khi trọng tài hô “bắt đầu”, tất cả cùng lật phiếu và đọc để nhớ lại tên bài tập đọc
(có đoạn trích ghi trên phiếu), tên tác giả (là ai?) rồi giơ tay xin nêu kết quả thật
nhanh. Ai nêu kết quả (tên bài, tên tác giả) đúng và nhanh nhất sẽ tặng một bông
hoa.
- Trọng tài đưa ra bộ phiếu khác để chơi và tính hoa tiếp thẻ. Khi dừng cuộc chơi
(hết bộ bài đã chuẩn bị), trọng tài cộng hoa và công bố kết quả cuối cùng; ai
nhiều hoa nhất sẽ được phong danh hiệu “Người uyên bác”.
* Lưu ý: Số lượng trò chơi còn rất nhiều và ngày càng nhiều vì được giáo viên sẽ
tiếp tục sáng tạo ra. Một số trò chơi vừa kể trên chỉ là một vài ví dụ nhỏ.
2.4.6 Trị chơi: Thi đọc tiếp sức
Trị chơi này có thể áp dụng vào hoạt động Luyện đọc thuộc lịng trong
các tiết Tập đọc.
* Mục đích
- Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn, bài thơ đã học trong sách giáo khoa.
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng giữa các
bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu nối tiếp.
* Chuẩn bị
- 1 đồng hồ (dùng để tính thời gian đọc của mỗi nhóm)
- Mỗi học sinh trong nhóm thi có một cuốn sách giáo khoa.
- Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 1 người làm trọng tài; xác định
bài văn (thơ) sẽ thi đọc.
* Cách thức

- Giáo viên nêu yêu cầu và hướng dẫn cách chơi:
+ Các tổ (nhóm) tham gia chơi thi với số người bằng nhau (hoặc giáo viên
ấn định số học sinh cụ thể).
+ Từng nhóm thi sẽ lần lượt lên bảng đứng thành hàng ngang quay mặt về
phía các bạn trong lớp; mỗi em cầm một cuốn SGK đã mở sẵn trang có bài văn
sẽ thi đọc để theo dõi.
+ Khi nghe giáo viên hô lệnh “bắt đầu”, em số 1 (đầu hàng bên phải hoặc
bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và nhanh;
dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, em số 2 (cạnh em số) mới được đọc tiếp
câu thứ hai,.. cứ như vậy cho đến em cuối cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, câu
tiếp


theo lại đến lượt em số 1 đọc – em số 2 đọc... cho đến hết bài văn thì dừng lại.
Giáo viên tính và ghi bảng thời gian đọc bài của nhóm.
+ Học sinh phạm phải các tường hợp sau sẽ bị trừ thi đua: đọc sai lẫn hay
thừa thiếu tiếng trong câu; đọc tiếp câu sau, khi người đọc câu văn trước chưa
xong; đọc vượt quá 1 câu theo quy định...
- Giáo viên cho từng nhóm thi đọc, tính thời gian và tính thi đua theo nhóm “đọc
tiếp sức” (mỗi câu văn đọc đúng yêu cầu đã nêu, được 1 bông hoa; không cho
hoa các trường hợp vi phạm nói trên).
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, chọn và tuyên dương nhóm “đọc tiếp sức” nhanh
nhất, giỏi nhất; có thể gợi ý học sinh rút kinh nghiệm cho những lần chơi sau.
*Lưu ý:
Ở tiết Tập đọc một bài thơ, giáo viên nên cho học sinh đọc 2 dòng (thơ 4
tiếng, 5 tiếng) hoặc một câu thơ lục bát. Nếu là tiết Tập đọc – Học thuộc lòng,
giáo viên có thể khuyến khích học sinh học thuộc ở lớp, thi “đọc tiếp sức” theo
cách trên nhưng khơng nhìn sách giáo khoa.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Để có những đánh giá mang tính khoa học, khách quan, tơi đã tiến hành

thực hiện cho học sinh bài kiểm tra trước và sau khi áp dung sáng kiến “Sử
dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5”. Kết quả như
sau:
Bảng 1: Mức độ hứng thú và yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu văn
bản trước khi áp dụng sáng kiến (Số liệu lấy vào thời điểm tháng 10/ 2017)

Mức độ hứng thú
Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc
số
Thích
Bình
Khơng
Đọc hiểu Đọc diễn
Đọc đúng
thường
thích
văn bản
cảm
SL %
SL %
SL
%
SL %
SL %
47 SL %
10 21,3 18 38,3 19
40,4 14
29,8 20 42,5 13 27,7
Bảng 2: Mức độ hứng thú và yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu văn bản
sau khi áp dụng sáng kiến (Số liệu lấy vào thời điểm tháng 3/ 2018)


Mức độ hứng thú
Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc
số
Thích
Bình
Khơng
Đọc hiểu Đọc diễn
47
thường
thích
Đọc đúng
văn bản
cảm
SL %
SL %
SL %
SL
%
SL %
SL
35 74,5 12 25,5
0
0
47 100 31 66,0 16 34,0


Tôi đã áp dụng sáng kiến trên để đề xuất, tham mưu với nhà trường giải
pháp đưa âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5. Kết quả cho
thấy học sinh chú ý hơn, hứng thú hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn

hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo và phát triển được
năng lực cảu học sinh. Đặc biệt, chất lượng môn Tập đọc đã tăng lên đáng kể.
Học sinh khơng những đọc đúng, lưu lốt mà còn hiểu sâu văn bản và đã biết thể
hiện nội dung bài học qua giọng đọc, tư duy. Đây là sự khởi đầu tốt nắm bắt
kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách và năng lực ở học sinh qua
phân môn Tập đọc.
Các giải pháp trên dễ thực hiện, dễ vận dụng, không tốn kém nhiều về thời
gian hay kinh phí nên có thể áp dụng đối với mọi giáo viên, mọi trường học. Trò
chơi học tập không chỉ áp dụng trong phân môn Tập đọc lớp 5 mà các giáo viên
có thể sử dụng linh hoạt trong tất cả các khối lớp, các phân môn khác như:
Luyện từ và câu, Tập làm văn. Giáo viên có thể tự xây dựng các bước, sử dụng
kết hợp phương tiện kĩ thuật dạy học, tự bồi dưỡng, xây dựng và sử dụng âm
nhạc hay trò chơi một cách linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng học sinh.


PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy sử dụng âm nhạc và tổ chức trị chơi trong
dạy học Tập đọc khơng những giúp các em tác động một lần nữa với bài đọc, mà
còn cố gắng thể hiện bằng lời, bằng ngữ điệu và tỏ rõ thái độ của mình đối với
điều đã học. Chất lượng của kể lại cái đã học, đã đọc chính là thước đo những
cái mà các em đã nhận thức được nội dung về bài đọc. Đây chính là dịp các em
rèn ý nghĩa và sử dụng vốn từ mới làm sống lại cách diễn đạt có hình ảnh theo
cách suy nghĩ của riêng mình. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển
ngơn ngữ cho học sinh.
Chính vì vậy, sử dụng âm nhạc và tổ chức trò chơi trong dạy học Tập đọc
là một hình thức đổi mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong tình hình
hiện nay, tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, sinh
động và hấp dẫn. Giờ học Tập đọc sẽ khơng cịn khơ cứng, học sinh sẽ cảm thấy
thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là

góp phần phát triển năng lực sử dụng ngơn ngữ ở học sinh. Qua trị chơi, tư duy
và khả năng ngôn ngữ của các em sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát
hiện uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế. Đồng thời, giúp học sinh mạnh
dạn, nhanh nhẹn, sôi nổi trong học tập, có tinh thần đồn kết với bạn bè trong
lớp, trong nhóm chơi, rèn thói quen phản ứng nhanh.
Việc lồng ghép âm nhạc và trò chơi trong dạy học Tập đọc ở lớp 5 đã thực
sự có biến đổi chất lượng sâu sắc. Hầu hết các giờ Tập đọc đều diên ra sơi nổi,
tích cực, hiệu quả. Học sinh hứng thú học tập, tiến bộ rõ rệt. Nhất là học sinh
không cảm thấy nhàm chán trong giờ học Tập đọc. Do đó, duy trì tốt hơn sự chú
ý của các em đối với bài học và đặc biệt là đã phát triển được năng lực của học
sinh.
Những biện pháp, hình thức lồng ghép trên đã thực sự có ý nghĩa và tác
dụng tích cực đối với giáo viên và học sinh. Chất lượng môn Tiếng Việt cũng đã
tăng lên đáng kể. Học sinh u thích mơn học, tích cực tham gia vào học phân
môn Tập đọc. Đối với giáo viên, bổ sung và đổi mới những phương pháp dạy
học Tiếng Việt truyền thống. Từ đó, hồn thành được mục tiêu giáo dục đã đề ra,
đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới hiện nay.
- Định hướng phát triển đề tài:
Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn cần đưa nội dung sử dụng âm
nhạc và các trò chơi đến toàn thể giáo viên, thảo luận xây dựng tiết dạy minh
họa có sự đóng góp của giáo viên trong tổ.
Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng âm
nhạc và trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5. Đặc biệt nghiên cứu sâu hơn về


những khó khăn của giáo viên khi sử dụng âm nhạc và trò chơi trong khi dạy
học để tiếp tục đề ra các biện pháp thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cho
giờ dạy.
2. Khuyến nghị:
* Để các em tiếp thu được ở mức tốt nhất, tơi xin có một số khuyến nghị

sau: - Về phía giáo viên
+ Đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề bằng nhiều hình
thức, trong đó có hình thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu.
+ Giáo viên cần biết sưu tầm và thiết kế các hình ảnh, bài hát, trị chơi đa
dạng, phong phú, đồng thời cần có sự chuẩn bị chu đáo về các phương tiện dạy
học.
- Tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng dạy.
- Về phía nhà trường
+ Tăng cường chỉ đạo chun mơn, khuyến khích giáo viên mạnh dạn sử
dụng các phương pháp mới vào trong q trình dạy học, trong đó có phương
pháp trị chơi.
+ Thường xuyên thảo luận tổ, khối chuyên môn để nghiên cứu đổi mới
các phương pháp trong đó có phương pháp trị chơi.
Trên đây là q trình điều tra, nghiên cứu các biện pháp sử dụng âm nhạc
và tổ trò chơi trong dạy học Tập đọc lớp 5 mà tôi đã đúc rút ra. Tơi rất mong
nhận được sự góp ý của các cấp quản lý và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến
được áp dụng có hiệu quả.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan là sáng kiến do tôi viết không sao chép của ai dưới bất kì
hình thức nào. Nếu đi sao chép tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Người viết

Trần Thị Thu


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hỏi & đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 5 Nguyễn Minh Thuyết (chủ
biên) - NXBGD, H. 2003, 2004, 2005.
3. Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Tác giả Nguyễn Trí NXBGD, H.2002
4. 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. NXB Giáo dục - 2002

5. Đổi mới nội dung, phương pháp ở bậc Tiểu học – Vụ giáo viên, H.1999
6. Sách giáo khoa lớp 5 - Tập 1,2
7. Sách giáo viên lớp 5 - Tập 1,2
8. Tạp chí giáo dục Tiểu học
9. Tạp chí thế giới quanh ta
10.
Vui học Tiếng Việt – NXB Giáo dục – 2002
11.
Dạy học Tập đọc ở Tiểu học


×