Tải bản đầy đủ (.pptx) (76 trang)

Bài giảng sỏi đường niệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.49 MB, 76 trang )

SỎI ĐƯỜNG NIỆU


1. Đường tiết niệu trên
2. Đường tiết niệu dưới
3. cơ quan sinh dục ngoài





• Vỏ bên ngoài,
tủy bên trong,
giữa là đài bể
thận
• Giữa nhú: cột
Bertin.
• Tháp thận: các
ống góp vào đài
thận tại đỉnh
nhú thận








CÁC THUYẾT GIẢI THÍCH CƠ CHẾ HÌNH THÀNH SỎI
1. Thuyết keo-tinh thể (thuyết keo che chở của Butt)


Theo giả thuyết này, tất cả các loại dịch trong cơ thể như dịch mật, dịch
tụy, nước bọt và nước tiểu đều bao gồm 2 thành phần chính đó là: các tinh thể
và chất keo (hay còn gọi là chất keo che chở).
2. Thuyết hạt nhân
Mỗi viên sỏi tiết niệu đều được hình thành từ một "hạt nhân" ban đầu.
Đó là các dị vật xuất hiện trong hệ tiết niệu (những đoạn chỉ không tiêu,
những mảnh cao su mảnh ống dẫn lưu, mành kim khí...).
3. Thuyết tác dụng cùa mucoprotein hay thuyết khn đúc
Theo Boyce, Baker, Simon thì sỏi tiết niệu loại calci, uric đều có một
nhân khởi điếm hữu cơ mà cấu trúc của nhân này là mucoprotien hay còn gọi
là muco polysaccharid.
4. Thuyết bão hòa quá mức
Theo Coe (1980), Elliot (1973), Finlayson (1974): có sự cân bằng giữa tốc
độ hịa tan và tăng trưởng của các tinh thể trong dung môi. Ở giai đoạn này
chưa có sự kết tinh của tinh thể.
5. Thuyết nhiêm khuẩn
Người ta đã xác định tương quan nhân quả giữa nhiễm khuẩn niệu và sỏi
tiết niệu. Nhiễm khuẩn niệu tạo ra nhiều tiểu thể để trở thành hạt nhân hình
thành sỏi đó là xác vi khuẩn, xác bạch cầu, mảng hoại tử,....


NGUYÊN NHÂN BỆNH SINH
1. Tăng cô đặc nước tiểu do giảm bài niệu
Sự giảm bài niệu có thể do thói quen uống ít nước, mất nước
do làm việc trong mơi trường nóng hay do tiêu chảy kéo dài.
2. Sự gia tăng bài tiết các chất hòa tan vào nước tiểu:
Calcium niệu: bình thường với chế độ ăn ít Calci, lượng
Calci bài tiết vào nước tiểu khoảng 100-175mg/24giờ. Thực phẩm
chứa nhiều Calci là: sữa, fromage.
Oxalat niệu: Ít nhất 50% sỏi niệu có cấu trúc là Calcium

Oxalat. Cystine niệu: Tiểu Cystine do rối loạn di truyền, sỏi này
rất hiếm.
Acid Urique niệu: có ba điều kiện thuận lợi để tạo sỏi
Urate:
- Tăng acid urique niệu:
- Nước tiểu toan hóa.
- Lưu lượng nước tiểu giảm.
Silicon Dioxyde niệu: hiếm gặp, do sử dụng lâu ngày chất
Magnésium Trisilicat để điều trị loét dạ dày tá trằng. 



V. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ HÌNH THÀNH SỎI NIỆU
A . CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ NỘI SINH
1.1. Tuổi và giới
Sỏi tiết niệu thường gặp trong khoảng từ 20 - 40 tuổi), tuy
nhiên ở hầu hết các bệnh nhân đều cho thấy có những bằng
chứng khỏi phát từ tuổi thanh thiêu niên (13 -19 tuổi).
Tỷ lệ nam/nữ là 3/1, Nghiên cứu của Fan (1999) cho thấy
androgen có tác dụng làm tăng bài tiết oxalate niệu, nồng độ
oxalate huyết thanh, sự tích tụ tinh thể calci oxalateở thận. Trong
khi đó estrogen có tác dụng ngược lại.
1.2. Chủng tộc
Có rất nhiều tài liệu cho thấy rằng bệnh sỏi tiết niệu tương đối
ít gặpở những người thổ dân châu Mỹ, người da đen (chau Phi,
Mỹ), người Israel bản xứ.
1.3. Di truyền
Khoảng 25% bệnh nhân sỏi thận có tiền sử gia đình, Curhan
-1997, Resnick - 1968.



1.4. Các yếu tố nguy cơ nội sinh khác
•Béo phì.
•Tăng huyết áp.
•Bệnh cường tuyến cận giáp.
•Bệnh viêm đại - trực trằng.
•Bệnh viêm khốp mạn tính.
•Đã phẫu thuật cắt một phần dạ dày.
•Các dị tật bẩm sinh đường tiết niệu.
•Các bệnh lý gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
•Tỷ trọng nước tiểu cao.
•Nồng độ phosphat máu và nước tiểu thấp.
•Thể tích nước tiểu ít,....


B. CÁC YỂU TỐ NGUY CƠ NGOẠI SINH (MÔI TRƯỜNG)
2.1. Địa dư
Dân cư sốngở vùng núi cao, sa mạc hay vùng nhiệt đói có tỷ lệ mắc bệnh sỏi tiết
niệu cao hơn những vùng khác
2.2. Khí hậu và mùa
- Nhiệt độ môi trường tăng cao làm tăng bài tiết mồ hơi, nướctiểu vì vậy sẽ được cơ
đặc lại, làm tăng nguy cơ hình thành các tinh thể.
2.3. Uống ít nước
Uống ít nước (< 1200ml/ ngày) làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
2.4. Yếu tô nghề nghiệp
Lonsdale (1968) cho rằng những người mà có cơng việc tĩnh tại, ít vận đơng có
nhiều khả năng mắc bệnh sỏi tiết niệu hơn những người khác.
2.5. Stress và bệnh sỏi thận
Một điều rất rõ rằng là khi mắc bệnh sỏi thận, bệnh nhân thường bị stress.
2.6. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn nhiều đạm động vật làm tăng khả năng mắc bệnh sỏi tiết niệu (nồng độ
oxalate trong nưác tiểu cao. độ pH thấp, nồng độ citrate thấp). An mặn cũng làm tăng
nguy cơ tăng calci niệu.
2.7. Một số yếu tố nguy cơ khác
- Thường xuyên lao động trong điều kiện nóng.
- Thức ăn nhiều đạm và mỡ động vật.
- Thức ăn ít chất xơ.
- Thường xuyên dùng một số loại thuốc như thazid, vitamin c, vitamin D.


VI. DIỄN TIẾN CỦA SỎI HỆ TIẾT NIỆU
Sau khi sỏi niệu được hình thành, hịn sỏi cịn nhỏ, thì
thơng thường hòn sỏi sẽ được đi theo dòng nước tiểu và được tống
ra ngồi. Nhưng nếu hịn sỏi bị vướng ở vị trí nào đó trên đường
tiết niệu, thi nó sẽ to ra tại chổ, gây cản trở lưu thông của nước
tiểu, đưa đến ứ động và căng ứ phía trên dòng chảy. Sự ứ đọng
của nước tiểu lâu ngày đưa đến các biến chứng:
- Ứ nước thận.
- Nhiễm trùng.
- Phát sinh thêm hòn sỏi khác.
- Cuối cùng phá hủy dần phần
thận sinh ra nó


1. Những nguyên nhân làm hòn sỏi bị vướng lại.
1.1. Trước tiên phải nói đến hình dạng của hịn sỏi. Một hịn sỏi trịn, trơn láng
thì dễ được tống ra theo dòng nước tiểu. Ngược lại, một hòn sỏi sần sùi thì dể
bám vào niêm mạc và bị vướng lại.
1.2. Trên đường tiết niệu có những chổ hẹp tự nhiên do cấu trúc giải phẫu, hịn
sỏi khơng qua được những chổ hẹp đó, những chổ hẹp đó là:

a. Cổ đài thận.
b. Khúc nối bể thận – niệu quản
c. Những chổ hẹp của niệu quản.
Vì vậy hịn có thể vướng lại những vị trí sau:
- Khúc nối bể thận niệu quản(1/3 trên).
- Đoạn niệu bắt chéo động mạch sinh dục.
- Đoạn niệu quản thành bàng quang.
d. Bàng quang.
Cổ bàng quang là chổ hẹp chủ yếu ở nam.
e. Niệu đạo.
Ở nữ giới niệu đạo khơng có chổ hẹp.
Ở nam giới niệu đạo có 3 chổ phình mà hịn sỏi hay lọt vào đó:
- Xoang TLT.
- Hành niệu đạo.
- Hố thuyền gần miệng sáo.


VI. TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH DO SỎI.
1. SINH LÝ BỆNH CỦA SỰ BÍT TẮC NIỆU QUẢN VÀ SAU
GIẢI PHĨNG TẮC NIỆU QUẢN
1.1. Các giai đoạn phát sinh sỏi
Có thể chia thành 3 giai đoạn
1.1.1. Giai đoạn sớm: Sỏi phát sinh, di chuyển và chưa gây ứ
tắc đường niệu.
1.1.2. Giai đoạn cẩn can thiệp
Khi sỏi đã tắc nghẽn không di chuyển, đã có triệu chứng, có
một số biến chứng như giãn đài bể thận, chưa gây biến chứng
nặng (có thể hồi phục chức năng thận sau lấy sỏi).
1.1.3. Giai đoạn muộn
Sỏi đã gây biến chứng nặng (nhiễm knuẩn, ứ nước, ứ mủ thận,

mất chức năng thận, viêm thận bể thận xơ teo).


1.2. Biến đổi của thận khi có bít tắc
Khi áp lực trong đài bể thận tăng lên do tắc nghẽn hoặc trào
ngược, đài bể thận sẽ giãn nở. Mức độ ứ nước của thận tùy
thuộc: thời gian bế tắc, mức độ và vị trí bế tắc. Nêu bế tắc càng
cao thì càng ảnh hưởng nhiều đến thận. Trong trường hợp bể
thận nội xoang: áp lực sẽ tác động chủ yếu lên nhu mô thận gây
giãn nở chủ yếu là các đài thận, nêu bể thận ngồi xoang thì bể
thận sẽ bị giãn nở nhiều hơn các đài thận. Khi mức độ và thời
gian bế tắc ngang nhau, thì thận có bể thận nội xoang sẽ bị ứ
nước ít hơn nhưng mức độ tổn thương nhu mơ thận có thể nặng
nề hơn thận có bể thận ngoại xoang.


1.3. Biến đổi sinh lý đường tiết niệu trên do sỏi niệu quản
Tắc nghẽn của sỏi niệu quản gây tổn thương đường tiết niệu
qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn niệu quản tăng co bóp: Niệu quản kích thích tăng
nhu động.
- Giai đoạn giãn nở: Niệu quản giãn to, giảm chức năng thận.
- Giai đoạn xơ hóa: Niệu quản bị phù nề và xơ hóa.


2. SỎI TÁC ĐỘNG TỚI HỆ TIẾT NIỆU
Sỏi tác động tới hệ tiết niệu theo 3 cơ chế chính:
2.1. Đè ép và tắc nghẽn đường dẫn niệu
Đè ép tắc nghẽn từ đó đưa tới 4 hiện tượng:
- Ứ đọng nước tiểu trên chỗ tắc tạo điều kiện thuận lợi cho

NKN.
- Tăng áp lực trong đường tiểu dẫn tới giảm áp lực lọc hữu
hiệu. Nếu tắc đột ngột hoàn toàn, áp lực xoang thận tăng cao, làm
tăng áp lực thúy tĩnh ở bao Bowmann, do đó làm triệt tiêu áp lực
lọc và thận sẽ ngừng bài tiết.
- Trào ngược nước tiểu vào hệ bạch huyết và tĩnh mạch ở tổ
chức kẻ thận, dẫn tới viêm thận kẽ.
- Giãn đài bể thận, đè ép vào nhu mô, phá hủy nhu mô thận
(biến chứng giãn đài bể thận).


2.2. Kích thích cọ xát
Sỏi tiết niệu, nhất là sỏi cứng, gai góc (sỏi oxalat, sỏi urat) có
thể cọ xát, cứa rạch vào tổ chức thận niệu quản gây chảy máu kéo
dài trong hệ tiết niệu. Thương tổn tổ chức một mặt tạo điều kiện
cho nhiễm khuẩn niệu phát triền, mặt khác sẽ khởi động cho quá
trình phát triển xơ hóa ở nhu mơ thận và ở thành ống dẫn niệu.
Kết quả là sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận cũng
như làm hẹp dần đường dẫn niệu, càng làm nặng thêm tình trạng
bể tắc.


×