Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ND 3 Modul 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.06 KB, 4 trang )

Ngày 24 tháng 12 năm 2017

Nội dung 3 – 3 tiết

Tên bài học: DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG TRƯỜNG THCS
(Mã module THCS 19)
Báo cáo viên: Nguyễn Thị Nguyệt
Địa điểm: Phịng họp hội đồng
Phần 1. Vai trị của cơng nghệ thông tin trong dạy học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khái niêm về CNTT: Là ngành học mang tính ổn định về cơ hội nghề
nghiệp nên kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm, ngành Công nghệ thông tin
là một trong những ngành có lượng lớn thí sinh đăng ký dự thi. Việc hiểu rõ
theo ngành Công nghệ thông tin là gì? Học những gì ? ln là một câu hỏi lớn cho
những bạn trẻ đang mong muốn khởi đầu tương lai với nghề này. Đây là mối băn
khoăn hoàn toàn dễ hiểu, vì để học tốt và thành cơng trong bất cứ ngành nghề nào,
việc hiểu rõ nghề nghiệp mình sẽ theo đuổi là vấn đề vô cùng quan trọng.
Khái niệm về tin học: Tin học, tiếng Anh: informatics, là một ngành khoa
học chuyên nghiên cứu quá trình tự động hóa việc tổ chức, lưu trữ và xử lý thơng
tin của một hệ thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng (ảo). Với cách hiểu hiện nay,
tin học bao hàm tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc mô phỏng,
biến đổi và tái tạo thông tin. Trong nghĩa thơng dụng, tin học cịn có thể bao hàm
cả những gì liên quan đến các thiết bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn
phịng.
Vai trị, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học đã
được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngồi nước những năm qua, nó
cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy và học tập là
xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ
đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đốn sẽ có
sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của


CNTT. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thơng tin có tác động
mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông
tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.


Trong những năm gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới
phương pháp dạy học và quản lý giáo dục khơng cịn là vấn đề mới mẻ. Chúng ta
đều thấy rõ và khẳng định công nghệ thông tin đóng vai trị quan trọng trong việc
hỗ trợ cơng tác giảng dạy, quản lý học sinh. Nhiều đơn vị trường học cũng đã triển
khai ứng dụng thành công các chương trình phần mềm phục vụ giáo viên và học
sinh như quản lý điểm, đồ dùng dạy học, thư viện, các phần mềm ứng dụng cho
dạy học các bộ môn,... Tuy nhiên làm thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông
tin đạt hiệu quả cao đang là vấn đề được ngành giáo dục quan tâm.
Ngày 2 tháng 8 năm 2012. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cơng văn số
4987/BGDĐT-CNTT về hướng dẫn việc triển khai nhiệm vụ công nghệ thông tin
(CNTT) cho năm học 2012- 2013 bao gồm 15 nhiệm vụ trong đó nhiệm vụ thứ 6
là “Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy và học” trong đó có nội
dung là: “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới
phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng mơn
học thay vì học trong mơn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự
chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT” (Theo
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ).
Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La đã khẳng định trong văn bản số 421
/GDĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2012 – 2013: ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT - ICT) trong giáo dục là một xu
hướng tất yếu nhằm nâng cao năng lực quản lý và nâng cao hiệu quả công tác dạy học. Đối với tỉnh Sơn La , đẩy mạnh ứng dụng CNTT&TT nhằm:
CNTT.

Nâng cao hiệu quả học tập: Đổi mới phương pháp học với sự hỗ trợ của


-

Nâng cao hiệu quả giảng dạy: Hiệu quả thực chất.

-

Nâng cao hiệu quả quản lý: Quản lý khoa học, chính xác, tiết kiệm thời

-

Nâng cao hiệu quả lãnh đạo : Lãnh đạo chuyển hóa.

-

Nâng cao hiệu quả thông tin: Tạo niềm tin ở cơ sở và xã hội.

gian.

Công nghệ thông tin là nguồn lực để nâng cao hiệu quả lãnh đạo, dạy - học
và thông tin.


Ứng dụng CNTT là áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất để từng bước
giảm khó khăn, kém hiệu quả; nâng dần năng suất và chất lượng.
II. NỘI DUNG
1. Các khái niệm cơ bản:
1.1. Thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết,
nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thơng tin tồn tại khách quan,

có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc,
méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những yếu tố
gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu.
Thơng tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, xuất phát từ nhiều
nguồn khác nhau. Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định của
hành vi, trạng thái. Xác suất xuất hiện một tin càng thấp thì độ bất ngờ càng lớn do
đó lượng tin càng cao.
Chất lượng của thơng tin thường được đánh giá dựa trên các phương diện
chủ yếu sau:
+ Tính cần thiết
+ Tính chính xác
+ Độ tin cậy
+ Tính thời sự
Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra
những thơng tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Trong lĩnh
vực quản lý, các thông tin mới là các quyết định quản lý.
Với quan niệm của công nghệ thơng tin, thơng tin là những tín hiệu, ký hiệu
mang lại hiểu biết, nhận thức của con người. Các tín hiệu thể hiện thông tin vô
cùng đa dạng: âm thanh, hình ảnh, cử chỉ hành động, chữ viết, các tín hiệu điện
từ…. Thông tin được ghi lại trên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, da, đá,
bảng tin, băng hình, băng ghi âm, đĩa từ, đĩa quang… Trong công nghệ thông tin,
thông tin thường được ghi lên đĩa từ, đĩa quang, chíp điện tử (là tổ hợp các linh
kiện điện tử)… Thơng tin muốn được xử lý trên máy tính phải được mã hoá theo


những cách thức thống nhất để máy tính có thể đọc và xử lý được. Sau khi xử lý,
thông tin được giải mã trở thành các tín hiệu mà con người có thể nhận thức được.
1.2. Cơng nghệ thơng tin và truyền thông
Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT (Information Technology - viết tắt là
IT) là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thơng tin. Có thể

hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thơng để thu tập,
truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về
CNTT. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết
49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam như sau:
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng – nhằm tổ
chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong
phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang
người khác bằng các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thơng qua các kênh truyền tin.
Cơng nghệ thơng tin và truyền thơng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển
xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Cơng nghệ thơng tin và truyền thơng đã và
đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong kinh tế xã hội nói chung và giáo dục
nói riêng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×