Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Một số giải pháp kinh doanh dịch vụ lưu trú thời kỳ đại dịch covid 19 tại tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
KHOA DU LỊCH

------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ THỜI KỲ
ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Trình độ đào tạo : Đại học
Hệ đào tạo

: Chính quy

Ngành

: Quản trị kinh doanh

Chuyên ngành

: Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn

Khóa học

: 2017 – 2021

GVHD

: Th.S Phạm Thu Huyền

Sinh viên


: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

MSSV

: 17032584

Lớp

: DH17DL3

Bà Rịa-Vũng Tàu - 2021


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


Thái độ tác phong khi tham gia khóa luận:

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………..


Kiến thức chun mơn:


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………


Nhận thức thực tế:

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………..


Đánh giá khác:

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………..


Đánh giá kết quả khóa luận:

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Giảng viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)


2


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
1. Thái độ tác phong khi tham gia khóa luận:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………..
2. Kiến thức chun mơn:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Nhận thức thực tế:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
4. Đánh giá khác:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
5. Đánh giá kết quả khóa luận:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


Giảng viên phản biện
(Ký ghi rõ họ tên)

3


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

LỜI CẢM ƠN
Là một cơ sinh viên khóa 17, em sắp hồn thành chương trình đại học bằng bài khóa
luận và đây có lẽ là bài báo cáo cuối cùng em được làm dưới sự hướng dẫn của giảng
viên tại trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian bốn năm thoáng chốc trơi qua,
nhìn lại chặng đường từ ngày đặt chân vào cánh cổng đại học cho đến hôm nay chỉ cịn
vài tháng nữa là em đã ra trường. Để có được thành công này cho phép em gửi lời cảm
ơn chân thành đến trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi em lựa chọn học tập và rèn
luyện, tích lũy kiến thức chuyên môn và cả kiến thức xã hội, các kỹ năng mềm để ngày
càng hồn thiện mình.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến khoa Du lịch đã ln có cơng tác chuẩn
bị dạy và học bổ ích, có đủ chất và lượng để trang bị cho sinh viên theo kịp yêu cầu, tiêu
chuẩn về ngành nghề, hướng sinh viên đến những mục tiêu quan trọng trong suốt quá
trình học tập.
Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến đó là giảng viên cố vấn học tập, giảng viên bộ
môn đã luôn quan tâm, nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, giúp sinh viên nắm vững
được chuyên môn nghiệp vụ ngành nghề, những câu chuyện trải lòng về nghề nghiệp để
sinh viên hiểu rõ hơn về những thuận lợi và khó khăn trước khi rời giảng đường.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất và chân thành nhất đến cô ThS. Phạm
Thu Huyền đã không quản ngại thời gian hướng dẫn em hồn thành khóa luận này, bằng

tình thương của mình cô luôn nhắc nhở, hướng dẫn, thường xuyên trao đổi kiến thức
giúp em nhìn nhận vấn đề bao quát hơn, sửa bài và cố vấn để em có thể hồn thành khóa
luận thật tốt.
Xin cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Thủy Tiên
i


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .................................................................................... vii
DANH MỤC ẢNH ..................................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ..........4
1.1

Tổng quan về các loại hình cơ sở lưu trú ....................................................4

1.1.1

Khách sạn.....................................................................................................4


1.1.2

Motel ............................................................................................................4

1.1.3

Homestay......................................................................................................5

1.1.4

Làng du lịch .................................................................................................5

1.1.5

Resort ...........................................................................................................6

1.1.5

Villa ..............................................................................................................6

1.2

Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú tỉnh ..................................................7

1.2.1

Khái niệm kinh doanh dịch vụ lưu trú .........................................................7

1.2.2


Phân loại kinh doanh dịch vụ lưu trú ..........................................................9

1.2.3

Kinh doanh lưu trú .......................................................................................9

1.2.4

Kinh doanh các dịch vụ khác .......................................................................9

1.2.5

Thị trường dịch vụ lưu trú .........................................................................10

1.2.6

Đặc điểm sản phẩm của dịch vụ lưu trú ....................................................10

1.2.7

Khái niệm và hình thức sản phẩm dịch vụ lưu trú .....................................11

1.2.8

Hình thức các sản phẩm của dịch vụ lưu trú .............................................11

1.3

Tổng quan về COVID-19 ..........................................................................12


1.3.1

Khái niệm về COVID-19 ............................................................................12
ii


Khóa luận tốt nghiệp
1.3.2

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

Mức độ nguy hiểm của dịch COVID-19 ....................................................13

TỔNG KẾT CHƯƠNG I ........................................................................................13
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ THỜI KỲ
ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ....................................14
2.1

Tổng quan về các loại hình du lịch tại tỉnh BR – VT ................................ 14

2.1.1

Du lịch nghỉ dưỡng biển ............................................................................14

2.1.2

Du lịch hội nghị, hội thảo (MICE) ............................................................. 15

2.1.3


Du lịch lịch sử tâm linh..............................................................................15

2.1.4

Du lịch sinh thái chất lượng cao................................................................ 15

2.1.5

Du lịch thể thao biển ..................................................................................15

2.2

Hiệu quả mang lại từ hoạt động kinh doanh lưu trú tại tỉnh BR – VT ......16

2.3

Ảnh hưởng dịch COVID-19 đến tỉnh BR – VT...........................................16

2.4

Thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu trú trong đại dịch COVID-19 tại tỉnh BR

– VT

18

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................23
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU
TRÚ THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU .........24
3.1


Một số giải pháp kinh doanh trong thời kỳ đại dịch COVID-19 của các

doanh nghiệp kinh doanh lưu trú tại tỉnh BR – VT ................................................24
3.1.1

Các giải pháp ứng phó tạm thời ................................................................ 24

3.2

Xây dựng kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp kinh doanh lưu trú trong

thời kỳ COVID-19 tại tỉnh BR – VT ......................................................................25
3.2.1

Khách sạn được chính phủ duyệt là nơi cách ly ........................................28

3.2.2

Tái cơ cấu nhân sự .....................................................................................29

3.2.3

Cải thiện phòng và chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú ....................29

3.2.4

Đầu tư phát triển nhân sự ..........................................................................30

3.2.5


Xây dựng chiến lược Marketing cho các cơ sở kinh doanh lưu trú...........30
iii


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

3.2.6

Tìm kiếm các thị trường mới ......................................................................30

3.2.7

Sáng tạo dịch vụ mới..................................................................................30

3.2.8

Duy trì quan hệ tốt với khách hàng ...........................................................31

3.2.9

Chuyển đổi số - khách sạn 4.0 ...................................................................31

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3 .....................................................................................34
KẾT LUẬN ............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................37

iv



Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

COVID-19 : Corona Virus Disease
TP : Thành phố
CSKDLT : Cơ sở kinh doanh lưu trú
CSLT : Cơ sở lưu trú
BR – VT : Bà Rịa – Vũng Tàu
GDP : Tổng thu nhập bình quân đầu người
KDL : Khu du lịch
DN : Danh nghiệp
OTA : Online Travel Agent
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

v


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.1 Khách sạn 5 sao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bảng 2.4.1 Báo cáo hoạt động kinh tế tỉnh BR – VT năm 2020
Bảng 2.5.2: Hoạt động lưu trú tại tỉnh BR – VT năm 2020
Bảng 2.5.3: Công suất phòng tỉnh BR – VT năm 2020

Bảng 2.5.4 Thống kê lượt khách đến và doanh thu du lịch tỉnh BR – VT năm 2017-2020.
Bảng 3.1.2 Giá phòng khi đặt trực tiếp tại khách sạn Imperial
Bảng 3.3.1 Danh sách 3 khách sạn cách ly có thu phí và chi phí dịch vụ

vi


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.5.1a. Số lượng và tăng trưởng khách năm 2019 từ các thị trường khách
quốc tế nhiều nhất đến BR – VT

vii


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên
DANH MỤC ẢNH

Ảnh 3.2.2a Trị chơi mini game truy tìm ơ chữ
Ảnh 3.2.2.b Trò chơi làm thơ hay, ở ngay phòng suite
Ảnh 3.2.3c Chương trình khuyến mãi ngày 8/3
Ảnh 3.2.2d. Thẻ Kocham
Ảnh 3.2.2e. Thẻ Titanium
Ảnh 3.2.2.f Thẻ Viettinbank


viii


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bà Rịa – Vũng Tàu là một trung tâm du lịch nghỉ mát, tắm biển nổi tiếng của Việt Nam.
Trong tổng số 305,4km chiều dài bờ biển của tỉnh, có khoảng 156km bờ biển đẹp, với
những bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh, ấm áp quanh năm lúc nào cũng có thể
tắm biển được. Ngồi những bãi tắm đẹp đã được biết đến ở TP. Vũng Tàu như Bãi Sau,
Bãi Dứa..., tại Long Hải có bãi tắm Thùy Dương, huyện Xuyên Mộc có các bãi tắm Hồ
Tràm, Hồ Cốc gắn với khu rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu rộng khoảng
11.290ha. Khơng chỉ có tắm biển, du khách còn được tham quan các danh lam thắng
cảnh, các di tích lịch sử khá nổi tiếng... Vũng Tàu có đền Cá Ơng, Long Hải có Khu căn
cứ cách mạng Minh Đạm, đình cổ Long Phượng, chùa Long Bàn được xây dựng từ đầu
thế kỷ 19. TP. Bà Rịa có Nhà trịn lịch sử và địa đạo Long Phước. Xun Mộc có khu
rừng ngun sinh Bình Châu - Phước Bửu và thắng cảnh Hồ Linh. Một sản phẩm du
lịch cũng nổi tiếng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khu du lịch tắm suối nước nóng, nghỉ
ngơi, chữa bệnh tại Bình Châu - Xuyên Mộc. Tới đây du khách có thể ngâm chân, tắm
nước nóng trong bồn hoặc tắm bùn, sau đó dạo chơi trong rừng cây để thư giãn cơ thể…
Tuy vậy, vào cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán,
Trung Quốc đã làm cho thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch trong đó bao gồm hoạt
động kinh doanh dịch vụ lưu trú bị tê liệt, nhiều cơ sở lâm vào tình trạng tạm dừng hoạt
động, ngưng hoạt động hoặc phá sản. Sự tác động của COVID-19 đã làm thiệt hại nặng
nề đến ngành dịch vụ cả nước nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng. Trước
tình hình đó, cần làm gì, giải pháp ra sao để đưa ngành kinh doanh dịch vụ hoạt động
trở lại bình thường và phát triển hơn sau đại dịch COVID-19 là một câu hỏi khiến em

trăn trở.
Chính vì nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng trong việc phục hồi ngành kinh
doanh dịch vụ lưu trú, em quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp kinh doanh lưu trú
thời kỳ đại dịch COVID-19 tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ” nhằm đưa ra những giải pháp
cũng như đóng góp suy nghỉ của bản thân, nêu ra ý kiến về việc kinh doanh cơ sở lưu
trú có thể trở lại hoạt động “bình thường” trong “bình thường mới” và vượt qua được
đại dịch Covid-19.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề ra các giải pháp cụ thể và có tính thực tiễn và chiến lược nhằm phục hồi và phát triển
hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trong thời kỳ đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh
BR – VT
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tiến hành giải quyết một số nhiệm
vụ sau đây:
Nghiên cứu tổng quan về hoạt động kinh doanh CSLT bao gồm hệ thống các cơ sở
lý luận.
Nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến CSKDLT tại tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển CSKDLT tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. Đối tượng nhiên cứu
Cơ sở lý luận về CSKDLT
Hoạt động kinh doanh CSLT tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm thực trạng và các

giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CSKDLT tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển
CSKDLT tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ COVID-19.
Về không gian: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Về thời gian: Để đảm bảo tính chính xác cùng các số liệu thống kê mới nhất, em tiến
hành thu thập và sử dụng số liệu thống kê các kết quả đạt được cũng như hoạt động phát
triển du lịch trên địa bàn trong khoảng thời gian từ tháng 01/2018 đến cuối tháng
12/2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thống kê, phân
tích các số liệu liên quan như số lượng khách, doanh thu từ hoạt động lưu trú để làm dẫn
chứng thuyết phục cho các nhận định của tác giả.
Phương pháp lấy ví dụ chứng minh: phương pháp này minh họa cho các lí luận đã
nêu ra nhằm làm rõ hơn, thuyết phục hơn về các giải pháp khắc phục hậu quả của đại
dịch COVID-19 và các các chiến lược kinh doanh đã đề ra.
2


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

7. Bố cục bài khóa luận
Để có thể trình bày đầy đủ và chi tiết những đánh giá cũng như việc đề xuất các giải
pháp đẩy mạnh phát triển CSKDLT tại tỉnh BR-VT, tác giả chia bố cục phần nội dung
nghiên cứu đề tài thành 3 chương, bao gồm:
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ TRONG
THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU
TRÚ THỜI KỲ ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

3


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ
1.1 Tổng quan về các loại hình cơ sở lưu trú
1.1.1 Khách sạn
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác đủ tiêu
chuẩn để phục vụ khách (Luật du lịch số 09/2017/QH14) bao gồm các loại hình lưu trú
sau:
Thuật ngữ “Hotel” - Khách sạn có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Vào thời trung cổ thì
thuật ngữ này dùng để chỉ những ngôi nhà sang trọng của các lãnh chúa .
Vào cuối thế kỷ XVII thì từ khách sạn theo nghĩa hiện đại đã được sử dụng ở Pháp và
đến cuối thế kỷ XIX thì nó được sử dụng phổ biến ở các nước khác. Ở thời kỳ ấy thì sự
khác biệt giữa khách sạn và nhà trọ là sự xuất hiện của các buồng ngủ riêng với những
tiện nghi bên trong phòng .
Từ giữa thế kỷ XIX đến thế kỷ XX thì sự phát triển rất nhanh của các khách sạn đã
làm thay đổi cả về số lượng và chất lượng. Tại các thành phố lớn của châu Âu, các khách
sạn sang trọng được xây dựng để phục vụ tầng lớp thượng lưu trong xã hội nhưng bên
cạnh những khách sạn lớn thì một hệ thống các khách sạn nhỏ có trang bị khiêm tốn
cũng đã được hình thành. Cho nên dã có sự khác biệt trong phong cách phục vụ và cấp
độ cung cấp các dịch vụ bên trong những khách sạn Chính điều đó đã dẫn đến có nhiều
khái niệm về khách sạn :
Theo định nghĩa của nước Cộng hòa Pháp về khách sạn: “Khách sạn là một cơ sở

lưu trú được xếp hạng, có các buồng và căn hộ với các trang thiết bị tiện nghi nhằm
thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của khách trong một khoảng thời gian dài ( có thể là
hang tuần hoặc hàng tháng nhưng khơng lấy đó làm nơi cư trú thường xun ), có
thể là nhà hàng. Khách sạn có thể hoạt động quanh năm hoặc theo mùa ”.
Theo định nghĩa của nhà nghiên cứu về du lịch và khách sạn Morcel Gotie:
“Khách sạn là nơi lưu trú tạm thời của du khách. Cùng với các buồng ngủ cịn có
các nhà hàng với nhiều chủng loại khác nhau”.
Theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì : “Khách sạn (hotel) cơng trình
kiến trúc dược xây dựng đơc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất
lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch ”. (
Theo : Thông tư số 01/2002/TT – TCDL ngày 27/4/2001 của Tổng cục Du lịch ) .
1.1.2 Motel
4


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

Thuật ngữ “Motel” xuất hiện ở Mỹ từ những năm 50 của thế kỷ XX và trong hơn
nửa thế kỷ tồn tại và phát triển thì Motel đã lớn dần cả về số lượng và chất lượng
là một dạng cơ sở lưu trú có quy mơ nhỏ ít tiện nghi với giá cả bình dân nằm ven dọc
các đường quốc lộ hoặc ven ngoại ô thành phố . Là chỗ nghỉ chân tạm thời cho khách
du lịch qua đêm. Motel được ghép nối bởi 2 từ motor và hotel.
Về cách thức thiết kế : Motel là một quần thể gồm các toà nhà được xây dựng khơng
q hai tầng chỉ có trung bình khoảng 10 -20 phòng nghỉ, được quy hoạch và được chia
thành các khu vực sử dụng riêng biệt: khu lưu trú, khu bãi đỗ, khu cung cấp dịch vụ bán
xăng, sửa chữa, bảo dưỡng và cho thuê xe .
Về đối tượng khách của Motel là những người co thu nhập trung bình, đi lại sử dụng
phương tiện vận chuyển riêng là môtô và xe con trên các tuyến quốc lộ .

Sản phẩm cung cấp cho khách của Motel chủ yếu là dịch vụ buồng ngủ (với hình thức
tự phục vụ), các dịch vụ truyền thống như bán tiếp nhiên liệu xăng dầu, sửa chữa, bảo
dưỡng...
1.1.3 Homestay
Homestay là loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân địa
phương, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu
phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.
Hiểu một cách đơn giản và bao quát nhất, Homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng
đồng, tức lưu trú tại nhà dân, địa phương nơi khách đến, giúp nơi đó quảng bá văn hóa,
con người và cảnh đẹp một cách chân thật nhất. Loại hình du lịch Homestay được đánh
giá là đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam.
1.1.4 Làng du lịch
Làng du lịch ra đời ở Pháp và đã xuất hiện vào đầu năm 1947, chủ yếu ở Địa Trung
Hải và ngày này thì làng du lịch được xây dựng ở các điểm du lịch nghỉ dưỡng, nơi có
tài nguyên du lịch thiên nhiên .
Làng du lịch là một khu độc lập bao gồm các biệt thự hay Bungalow một tầng có
kiến trúc gọn nhẹ và được xây dựng bởi những vật liệu nhẹ. Trong làng du lịch cũng
được quy hoạch thành các khu riêng biệt như khu lưu trú, ăn uống, thương mại, thể thao
v.v...

5


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

Đối tượng khách của làng du lịch chủ yếu là những khách có khả năng thanh tốn
cao, đi theo đồn hoặc cá nhân thơng qua tổ chức theo giá trọn gói và có thời gian lưu
trú dài ngày, khách đi theo gia đình sử dụng dịch vụ này cũng đang có xu hướng tăng

lên .
1.1.5 Resort
Ban đầu, Resort là từ dùng để chỉ nơi chữa và dưỡng bệnh ở các quốc gia phát triển.
Dần về sau đã trở thành từ quen thuộc để chỉ nơi cung cấp dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp
trong ngành du lịch.
Resort có nghĩa là khu nghỉ dưỡng, loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành
khối hay quần thể bao gồm các khu căn hộ, biệt thự… ở những khu vực có cảnh quan,
khơng gian rộng rãi, đẹp, n bình, xa khu đơ thị, dân cư để phục cụ nhu cầu nghỉ
dưỡng, tham quan du lịch của con người.
❖ Các loại hình Resort
➢ Khu nghỉ dưỡng phức hợp
➢ Khu nghỉ dưỡng khép kín (Destination resort)
➢ Khu nghỉ dưỡng khép kín được phân chia làm hai khu:
Khu du lịch nghỉ mát: Những resort độc đáo lớn hay nhỏ sẽ được phân định theo
những điểm hấp dẫn và các tiện ích chính đối với du khách.
Khu du lịch chuyên ngành: Thường thêm vào các hình thức vui chơi giải trí sống
động để thu hút du khách. Sịng bạc (Casino): Các sịng bạc mang rất nhiều tiện ích.
Ở đó có thể là các nhà hàng đặc sản, spa chăm sóc sức khỏe, các tiện ích, dịch vụ
hiện đại, sân golf 18 lỗ hoặc 2 sân, phòng chơi game truyền thống, nhà hàng…
1.1.5 Villa
Villa hay được gọi là biệt thự. Đây là loại hình nhà ở được xây dựng hồn thiện và
biệt lập trên một khoảng đất có diện tích lớn, có kiến trúc và khơng gian rộng, được thiết
kế sang trọng và hồn hảo nhưng vẫn đảm bảo hài hịa và gần gũi với thiên nhiên, xung
quanh được bao bọc bởi lối ra và sân vườn. Một căn Villa phải đủ các tiêu chuẩn gồm:
phòng khách, nhiều phòng ngủ, phòng ăn, bếp, không gian sinh hoạt chung, sân vườn
và hồ bơi riêng…
1.1.6 Lều trại (Camping) :

6



Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

Lều trại là một loại hình cơ sở lưu trú nằm ở những nơi giàu tài nguyên thiên nhiên,
đặc trưng của lều trại là được tạo bởi những vật liệu kém bền chắc, có tính di động cao
và thường được quy hoạch thành các khu riêng biệt .
Trong lều trại, khách du lịch được cung cấp các dịch vụ như nơi ngủ, ăn uống, khu
thể thao, vui chơi giải trí và một số dịch vụ bổ sung khác. Loại hình lưu trú này được
chia thành các khu vực sau :
Khu đón tiếp khách: chỉ dẫn và cung cấp thông tin cho khách đến nghỉ .
Khu cắm trại: dành cho xây dựng các lều trại đẻ khách thuê, gần các khu bãi đỗ cho
xe và các cơng trình cơng cộng như nhà tắm, nhà vệ sinh...
Khu thương mại: bao gồm nhà hàng, các quầy bán hàng và đồ lưu niệm, cho thuê
các trang thiết bị qua đêm như lều bạt, chăn màn .
Khu thể thao và vui chơi ngồi trời: có diện tích rộng và cách biệt . Khu nấu ăn do
khách tự phục vụ .
Đối tượng khách của loại hình lưu trú lều trại là những khách ở độ tuổi thanh niên,
học sinh, sinh viên có khả năng thanh tốn khơng cao, thích đi du lịch theo đồn, theo
nhóm và đi du lịch theo mùa .
1.1.7 Bungalow :
Đây là một dạng nhà trọ bằng gỗ hay các vật liệu nhẹ được lắp ghép với nhau, thường
tập trung ở các vùng ven biển, vùng núi và các điểm nghỉ mát. Bungalow có thể được
phân bố đơn lẻ, thành các cụm hay tập trung theo một quy hoạch cụ thể .
Nội thất của Bungalow không sang trong nhưng khá đầy đủ cho sinh hoạt gia đình
hay tập thể như bàn ghế, giường ngủ, tivi v.v... Loại hình Bungalow phục vụ đói tượng
khách chủ yếu là các gia đình .
1.2 Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú tỉnh
1.2.1 Khái niệm kinh doanh dịch vụ lưu trú

Ban đầu kinh doanh lưu trú chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đảm bảo chỗ
ngủ qua đêm cho khách có trả tiền. Sau đó cùng với những đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao hơn của khách du lịch và mong muốn của chủ doanh nghiệp nhằm đáp
ứng toàn bộ nhu cầu của khách cho nên dần dần các CSLT đã tổ chức thêm hoạt động
kinh doanh ăn uống và nhiều dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu của khách.
Khái niệm kinh doanh lưu trú được hiểu theo hai nghĩa rộng và nghĩa hẹp :
7


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

Theo nghĩa hẹp thì kinh doanh lưu trú chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho
khách.
Theo nghĩa rộng, kinh doanh lưu trú là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu
nghỉ ngơi và ăn uống, vui chơi, giải trí của khách.
Nền kinh tế hiện nay ngày càng phát triển, đời sống vật chất của con người cũng
được cải thiện tốt hơn và có điều kiện quan tâm đến đời sống tinh thần của chính mình,
số người đi du lịch càng tăng nhanh. Du lịch phát triển cũng là lúc có sự cạnh tranh giữa
doanh nghiệp kinh doanh lưu trú nhằm thu hút ngày càng nhiều khách trong đó có những
khách có khả năng tài chính cao đã làm tăng thêm tính đa dạng trong hoạt động kinh
doanh lưu trú. Để đáp ứng các điều kiện về nghỉ ngơi, chữa bệnh, thể thao, hội họp, vui
chơi giải trí thì các doanh nhiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú đã tổ chức thêm các dịch vụ
bổ sung (dịch vụ giải trí, thể thao, y tế, chăm sóc sắc đẹp...)
Kinh doanh lưu trú cung cấp không chỉ các dịch vụ tại cơ sở lưu trú mà còn bán cả
các sản phẩm thuộc các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân như nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thơng, dịch vụ vận chuyển... Như vậy
hoạt động kinh doanh lưu trú vừa cung cấp những dịch vụ của khách sạn, vừa là trung
gian thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế khác.

Trong kinh doanh lưu trú luôn luôn diễn ra hai quá trình: sản xuất và tiêu thụ các
dịch vụ. Những dịch vụ tại cơ sở lưu trú phải trả tiền trực tiếp nhưng cũng có một số
dịch vụ khơng phải trả tiền nhằm tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách, làm vui
lòng khách và tăng khả năng thu hút khách, nâng cao khả năng cạnh tranh giữa doanh
nghiệp này so với doanh nghiệp kia trên thị trường .
Kinh doanh khách sạn lúc đầu chỉ là hoạt động cung cấp chỗ ngủ cho khách trong
thời gian lưu trú tại điểm du lịch, khu du lịch. Tuy nhiên, Khi nhu cầu ăn nghỉ càng đa
dạng thì kinh doanh lưu trú đã mở rộng đối tượng và các loại hình sản phẩm khác trong
cơ sở lưu trú.
Khái niệm “ kinh doanh lưu trú ” theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều bao gồm cả
hoạt động kinh doanh các dịch vụ bổ sung. Những dịch vụ bổ sung đó ngày càng nhiều
về số lượng, đa dạng về hình thức; phù hợp với vị trí, thứ hạng, loại kiểu, quy mơ và thị
trường khách hàng mục tiêu của từng cơ sở kinh doanh lưu trú .
Có thể định nghĩa chung nhất về kinh doanh lưu trú như sau :
8


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

“Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu
trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ
và giải trí của khách tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”.
1.2.2 Phân loại kinh doanh dịch vụ lưu trú
Hoạt động kinh doanh lưu trú bao gồm hai hoạt động:
-

Kinh doanh chính là kinh doanh lưu trú.


-

Kinh doanh các dịch vụ khác
1.2.3 Kinh doanh lưu trú
Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung

cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời
gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi
Hoạt động của cơ sở lưu trú thông qua việc sử dụng cơ sỏ vật chất kỹ thuật của khách
sạn và hoạt động phục vụ của nhân viên giúp chuyển dần giá trị từ dạng vật chất sang
dang tiền tệ dưới hình thức “khấu khao” . Cho nên kinh doanh lưu trú không thuộc lĩnh
vực sản xuất vật chất mà thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
1.2.4 Kinh doanh các dịch vụ khác
Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và
phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và cung cấp các dịch vụ khác nhằm thỏa
mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng tại CSLT nhằm phục vụ cho
khách nhằm mục đích có lãi.
Nội dung của kinh doanh ăn uống du lịch gồm 3 nhóm hoạt động sau :
-

Hoạt động sản xuất vật chất: chế biến thức ăn cho khách.
-

Hoạt động lưu thông: bán sản phẩm chế biến của khách sạn và hàng chuyển bán

(là sản phẩm của các ngành khác).
-

Hoạt động tổ chức phục vụ: tạo điều kiện để khách tiêu thụ thức ăn tại chỗ và


cung cấp điều kiện để nghỉ ngơi, thư giãn cho khách.
Ngày nay trong các cơ sở kinh doanh ăn uống tại CSLT cùng với việc tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tiêu dùng trực tiếp các thức ăn đồ uống, các điều kiện để giúp khách
giải trí tại nhà hàng, khách sạn cũng được quan tâm và ngày càng mở rộng, mà thực chất
đây là dịch vụ phục vụ nhu cầu bổ sung và giải trí cho khách tại các nhà hàng, khách
sạn.
9


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

1.2.5 Thị trường dịch vụ lưu trú
-

Thị trường khách du lịch nội địa

-

Thị trường khách du lịch quốc tế
1.2.6 Đặc điểm sản phẩm của dịch vụ lưu trú

Không thể lưu kho hay cất giữ
Sản phẩm lưu trú khơng có tính ổn định nên không thể lưu kho hay cất giữ. Bản chất
của sản phẩm lưu trú là vơ hình và phải tiêu dùng tại chỗ. Chỉ bán và sử dụng trong
ngày, nếu có hàng tồn thì sẽ bỏ chứ khơng để hơm sau bán đồng nghĩa mất đi cả vốn lần
lời.
Sản phẩm mang tính tổng hợp cao
Sản phẩm dịch vụ lưu trú mang tính tổng hợp và đa dạng cao bao gồm như: Các dịch

vụ bổ sung ăn uống, các dịch vụ lưu trú, vui chơi và giải trí, massage, làm đẹp, giặt giũ,
vận chuyển,… Vì nhiều dịch vụ như thế nên cần sự phối hợp có logic, nhuần nhuyễn
giữa các bộ phận với nhau, tạo cảm giác thoải mái nhất đối với khách hàng khi sử dụng
dịch vụ tại cơ sở lưu trú.
Sản phẩm mang tính cao cấp, sang trọng
Ln đảm bảo sản phẩm khơng bị sai sót. Khi khách hàng tiêu dùng sản phẩm dịch
vụ tại cơ sở lưu trú đều có sự tiếp xúc giữa nhân viên với khách hàng, đồng thời cũng
có sự giám sát của quản lý doanh nghiệp kinh doanh lưu trú nên mọi sai sót đều nằm
trong sự kiểm sốt của doanh nghiệp. Vì thế, khách hàng luôn an tâm khi sử dụng các
dịch vụ chất lượng, cao cấp và sang trọng tại nơi lưu trú mang đến mang đến.
Mang tính vơ hình
Các doanh nghiệp cần phải cung cấp chính xác và một cách đầy đủ nhất về các thông
tin sản phẩm và quy cách sản phẩm cho khách hàng. Vì những sản phẩm mang tính vơ
hình của cơ sở lưu trú đều khơng thể mua, kiểm tra hay chạm vào sản phẩm được. Khách
hàng chỉ có thể cảm nhận bằng cảm giác và trải nghiệm của mình sau khi tiêu dùng xong
dịch vụ.
Thực hiện trong một cơ sở vật chất nhất định
Mỗi cơ sở lưu trú có có những vị trí và địa điểm khác nhau nên tiêu chí sản phẩm
dịch vụ cũng khác nhau. Đa phần cơ sở lưu trú sẽ tập trung ở các điểm du lịch hấp dẫn
hay các đô thị lớn. Vì vậy mỗi doanh nghiệp kinh doanh lưu trú sẽ có cơ sở vật chất nhất
10


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

định để phục vụ thường xuyên các sản phẩm cho du khách. Nên cần có những hệ thơng
phân phối trung gian, đảm bảo cung cấp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Mang tính quốc tế cao

Cần hợp tác và hội nhập kinh tế cả khu vực và thế giới. Thu hút được vốn đầu tư
trong và ngoài nước. Tiếp thu những tin hoa của nước khác để nâng cấp sản phẩm lưu
trú trong quốc gia lên tầm cao mới. Từ đấy không những thu hút được các du khách nội
địa mà còn có cả các du khách quốc tế cũng có thể sử dụng những sản phẩm dịch vụ
khách sạn.
1.2.7 Khái niệm và hình thức sản phẩm dịch vụ lưu trú
Sản phẩm của một doanh nghiệp là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào
bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con nguời, gây sự chú ý,
kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ .
Đối với cơ sở lưu trú thì :
Sản phẩm của cơ sở lưu trú là tất cả những dịch vụ và hàng hóa mà doanh nghiệp
kinh doanh lưu trú cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi khách liên
hệ với điểm lưu trú lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi cơ
sở lưu trú .
1.2.8 Hình thức các sản phẩm của dịch vụ lưu trú
-

Sản phẩm hàng hóa
Sản phẩm hàng hóa hay cịn gọi là sản phẩm hữu hình, chúng có hình dạng cụ thể

như: các hàng hóa phục vụ khách hàng, đồ ăn, thức uống cùng với những món quà lưu
niệm được bán trong doanh nghiệp kinh doanh lưu trú. Trong số những sản phẩm lưu
trú ấy thì sản phẩm lưu niệm thường rất được các nhà quản lý chú ý đến vì đây là “một
loại hàng đặc biệt”, nó có ý nghĩa tinh thần đặc biệt đối với khách từ những đất nước
hay địa phương khác đến. Vì thế, những loại sản phẩm này luôn được đưa vào làm sản
dịch vụ của mọi điểm lưu trú.

-

Sản phẩm dịch vụ

Sản phẩm dịch vụ hay còn gọi là những sản phẩm dưới dạng phi vật chất hay vơ

hình. Chúng có giá trị về vật chất và tinh thần, mamg đến cho các đối tượng khách hàng
11


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

một sự trải nghiệm và cảm giác hài lòng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ. Nhằm đáp ứng
được các nhu cầu của khách hàng và thu hút họ bỏ tiền ra để sử dụng chúng. Sản phẩm
dịch vụ khách sạn được chia thành những loại dịch vụ sau:
Dịch vụ chính: Gồm các dịch vụ buồng ngủ và dịch vụ ăn uống. Đây là loại dịch vụ
thiết yếu của mỗi khách hàng khi đi du lịch đến để lưu trú.
Dịch vụ bổ sung: Gồm những dịch vụ như: Spa, hồ bơi, nhà hàng, Bar,… Nhằm thỏa
mãn các nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí của khách hàng. Thơng thường những khách hàng
có những chuyến đi dài sẽ sử dụng dịch vụ này. Tùy thuộc vào từng tiêu chuẩn của cơ
sở lưu trú sẽ có những tiêu chuẩn bổ sung bắt buộc và không bắt buộc.
Ngồi ra, cịn có những dịch vụ trọn gói, giúp khách hàng có những trải nghiệm đầy
đủ và tốt nhất khi sử dụng sản phẩm dịch vụ lưu trú. Tạo cảm giác về sự an toàn, yên
tĩnh và sự cảm nhận về những thái độ phục vụ ân cần, lịch sự, niềm nở và chu đáo của
nhân viên phục vụ.
1.3 Tổng quan về COVID-19
1.3.1 Khái niệm về COVID-19
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARSCoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019
với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung
Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân.
Coronavirus thực chất là tên gọi của virus có hình dạng giống vương miện (như
SARS và MERS). Bởi vậy, tên gọi viruscorona hay coronavirus khơng khơng thể hiện

được từng tính chất và đặc điểm riêng biệt của chủng virus mới.
Từ ngày 11 tháng 2, WHO đã đặt tên dịch bệnh mới là COVID-19. COVID-19 là trừ
viết tắt của cụm từ “Coronavirus desease 2019”. SARS-CoV-2 là tên của loại virus gây
ra bệnh COVID-19. Tại Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay COID 19 chia thành ba
giai đoạn dịch bệnh
Giai đoạn 1 gồm 2 đợt dịch: Đợt 1 từ 22/1/2020 đến 5/3/2020: Có 16 ca mắc (8 ca
nhập cảnh và 8 ca trong cộng đồng), các ca mắc chủ yếu là người trở về từ thành phố
Vũ Hán, Trung Quốc; đợt 2 từ 6/3/2020 đến 22/7/2020: Có 399 ca mắc, trong đó có 98
ca trong cộng đồng.

12


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

Giai đoạn 2 từ 23/7/2020 với 388 ca mắc (35 ca tử vong) chủ yếu tại Đà Nẵng và 14
tỉnh, thành phố khác; hầu hết các ca mắc đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến Đà Nẵng.
Giai đoạn 3 từ 25/1/2021 đến nay với 903 trường hợp mắc có liên quan đến đợt dịch
này chủ yếu tại Hải Dương, ngoài ra 12 tỉnh, thành phố khác cũng ghi nhận các ca mắc.
1.3.2 Mức độ nguy hiểm của dịch COVID-19
Giống như các loại virus khác, virus Sars Cov 2 tiến hành thâm nhập sâu vào bên
trong tế bào, thuần hóa tế bào thành cỗ máy nhân bản, nhân virus lên gấp nhiều lần. Nếu
mục tiêu này hoàn thành, lượng virus Sars Cov 2 đủ lớn để phá vỡ hệ miễn dịch, khiến
cơ thể không đủ đề kháng chống lại và nhiễm bệnh.
Đại dịch COVID-19 do virus Sars Cov 2 chủ yếu gây ra hội chứng hơ hấp cấp tính
nghiêm trọng. Mặc dù vậy, COVID-19 vẫn được ghi nhận với nhiều biến chứng thường
gặp như nhức đầu, chóng mặt, thay đổi ý thức, rối loạn khứu giác, rối loạn vị giác, co
giật và đột quỵ.

TỔNG KẾT CHƯƠNG I
Tóm lại, thị trường bất động sản hay việc kinh doanh cơ sở lưu trú vô cùng đa dạng
từ loại hình kinh doanh cho đến các cơ sở hạ tầng. Kinh doanh khách sạn đặc biệt phát
triển ở các thành phố lớn và khu du lịch. Lĩnh vực này cần được đầu tư nhiều năm và
phát triển song song với hội nhập với tăng trưởng kinh tế.
Tương tự như kinh doanh khách sạn, các mơ hình kinh doanh lưu trú khác như nhà
nghỉ, homestay, villa,.. cũng là một ý tưởng tốt cho chủ đầu tư doanh nghiệp nhỏ lẻ.
Để bắt đầu kinh doanh dịch vụ lưu trú, cần chú ý và nhhất qn về mơ hình, trang
trí, quy trình dịch vụ tiêu chuẩn và thị trường.
Sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến hoạt động đến kinh
doanh dịch vụ du lịch và hoạt động kinh doanh lưu trú.

13


Khóa luận tốt nghiệp

SV: Nguyễn Ngọc Thủy Tiên

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ THỜI KỲ
ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
2.1 Tổng quan về các loại hình du lịch tại tỉnh BR – VT
2.1.1 Du lịch nghỉ dưỡng biển
Trước đây, chúng ta thường quan niệm rằng: du lịch chỉ đồng nghĩa với việc tham
quan thưởng ngoạn những nơi xa xôi, những danh lam thắng cảnh, hay tiếp xúc với
những con người có phong tục tập quán, văn hóa khác. Điều đó cũng đã đem lại vô vàn
thú vị và hạnh phúc, khiến bao nhiêu người làm lụng chỉ cốt dành tiền đi du lịch cho
biết đó đây. Nhưng thời gian gần đây khái niệm về “du lịch nghỉ dưỡng” đã bước vào
đời sống hiện đại. Đó là việc kết hợp giữa du lịch với bồi bổ sức khỏe hoặc chữa bệnh.
Khi đi du lịch nghỉ dưỡng là đến những nơi có khí hậu tốt, khơng khí trong lành,

cảnh thiên nhiên tươi đẹp và có nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như thư giản.
Thời gian vừa qua, tỉnh BR –VT luôn chú trọng và xây dựng loại hình du lịch nghỉ
dưỡng biển, Các bãi tắm trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu, nhất là bãi tấm Thùy Vân
thu hút đông du khách vào dịp cuối tuần, lễ tết, du khách đi trong ngày hoặc thời gian
lưu trú ngắn.
Du lịch nghỉ dưỡng biển dài ngày tại các khách sạn, resort kết hợp chữa bệnh, chăm
sóc sức khỏe như tắm bùn, suối khống nóng tại Bình Châu, giải trí, casino, đánh golf ở
The grand Hotram Strip, Zenna Pool Camp, Long Hải Beach Resort.
Bảng 2.1.1 Khách sạn 5 sao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
1

Pullman Vũng Tàu hotel & resort
Số 15 Thi Sách, phường Thắng Tam, tp Vũng Tàu
Website : www.pullmanhotels.com

2

Six Sensens Côn Đảo
Bãi Đất Dốc,thị trấn Côn Đảo,huyện Côn Đảo
Website: www.vn.sixsences.com/resort/condao/destination

3

The Grand Hồ Tràm Strip
Xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc
Website : www.thegranghotram.com

4

The Imperial hotels

Số 159 – 163 đường Thùy Vân, phường Thắng Tam, tp Vũng Tàu

14


×