TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
TỔ SINH HỌC – CÔNG NGHỆ
**********
ĐỀ CƯƠNG HKI - SINH HỌC 10
HỌ VÀ TÊN: ...........................................................................
LỚP: .........................................................................................
Năm học 2021 – 2022
Lưu hành nội bộ
LỜI NĨI ĐẦU
Ở chương trình với Sinh học lớp 10, theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và đào
tạo, chúng ta sẽ học 1 tiết/tuần và sẽ nghiên cứu 3 phần nội dung:
1. Giới thiệu chung về thế giới sống
2. Sinh học tế bào: được trình bày theo 4 chương
Thành phần hóa học của tế bào.
Cấu trúc tế bào.
Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
Phân bào.
3. Sinh học Vi sinh vật: được trình bày theo 3 chương
Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật.
Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.
Virut và bệnh truyền nhiễm.
Để đạt kết quả tốt ở môn Sinh các em cần:
Nghiên cứu bài mới trong sách giáo khoa trước khi lên lớp.
Ghi chú thêm phần mở rộng trong bài giảng của các thầy cơ.
Rèn luyện cho mình kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng thực
hành thật tốt.
Mạnh dạn trao đổi hoặc đặt câu hỏi thắc mắc của bản thân với giáo viên, bạn bè
về những vấn đề có nội dung liên quan đến bài học.
Chúc các em học tốt.
SINH HỌC CƠ BẢN 10
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
- Thế giới sống được chia thành các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao theo nguyên tắc thứ bậc: tế bào cơ
thể quần thể - loài quần xã hệ sinh thái sinh quyển.
- Trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật.
II. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC TỔ CHỨC SỐNG
1)
Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc:
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, tổ chức sống cấp dưới là nền tảng để xây dựng tổ
chức sống cấp trên.
- Tổ chức sống cấp cao khơng chỉ có đặc điểm của tổ chức sống cấp thấp hơn mà cịn có những đặc tính
nổi trội mà tổ chức sống cấp thấp hơn khơng có được, đặc tính này do sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành.
- Đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống đó là trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng, phát triển,
sinh sản và cảm ứng.
2)
Hệ thống mở và tự điều chỉnh:
- Sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều là hệ mở vì khơng ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường, sinh
vật không chỉ chịu sự tác động của mơi trường mà cịn góp phần làm biến đổi mơi trường.
- Mọi tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hịa cân bằng động trong hệ
thống, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển bình thường.
3)
Thế giới sống liên tục tiến hóa:
- Sự sống được tiếp diễn liên tục nhờ sự truyền thông tin trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế
hệ này sang thế hệ khác Sinh vật ln có đặc điểm chung.
- Sinh vật ln có những cơ chế phát sinh biến dị và chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động để giữ lại
những dạng sống thích nghi.
Dù có chung nguồn gốc nhưng các sinh vật ln tiến hóa theo nhiều hướng khác nhau tạo nên thế giới sống
vô cùng đa dạng và phong phú.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Nếu tách tế bào cơ tim, mô cơ tim hay quả tim ra khỏi cơ thể, chúng có hoạt động sống được khơng?
Vì sao?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:
A.Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã
B.Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể
C.Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái
D.Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái
Câu 2: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?
A.Tế bào
B.Quần xã
C.Quần thể
D.Bào quan
Câu 3: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?
A.Quần thể
B.Quần xã
C.Cơ thể
D.Hệ sinh thái
Câu 4: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:
A.Hệ cơ quan
B.Mô
C.Cơ thể
D.Cơ quan
Câu 5: "Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà" thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A.Quần xã
B.Hệ sinh thái
C.Quần thể
D.Sinh quyển
Câu 6: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là
A.Cá thể sinh vật
B.Quần thể sinh vật
C.Quần xã sinh vật
D.Cá thể và quần thể
Câu 7: Thế giới sống không bao gồm cấp tổ chức nào dưới đây?
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 1
SINH HỌC CƠ BẢN 10
A.Mô
B.Bào quan
C.Phân tử
Câu 8: Ở vi khuẩn không tồn tại cấp tổ chức sống nào dưới đây?
A.Tế bào
B.Cơ quan
C.Bào quan
Câu 9: Ở vi khuẩn cấp tổ chức sống nào dưới đây cao nhất?
A.Tế bào
B.Cơ quan
C.Bào quan
Câu 10: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A.Các đại phân tử B.Tế bào
C.Mô
D.Nguyên tử
D.Phân tử
D.Phân tử
D.Cơ quan
*************************
BÀI 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I. GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CỦA 5 GIỚI
1) Khái niệm về giới:
- Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi,
loài.
- Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất
định.
2) Hệ thống phân loại 5 giới:
Hệ thống phân loại 5 giới sinh vật: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Thực vật và giới
Động vật.
II. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA 5 GIỚI
Giới
Giới
Giới
Giới Nấm
Giới Động vật
Khởi sinh Nguyên sinh
Thực vật
Đặc điểm
- SV nhân - SV nhân - SV nhân - SV nhân
- SV nhân thực.
cấu tạo
sơ
thực.
thực.
thực.
- Đa bào.
- Đơn bào - Đơn bào hoặc - Đa bào.
- Đơn bào. hoặc đa bào.
đa bào.
- Thành tế bào - Thành tế
bào cấu tạo
chứa kitin
bằng
xenlulozo.
Đặc điểm
Dị dưỡng
Dị dưỡng
Dị dưỡng hoại
Quang tự
Dị dưỡng.
dinh
hoặc tự
hoặc tự
sinh.
dưỡng.
dưỡng.
dưỡng.
dưỡng
Các nhóm
Vi khuẩn.
Tảo; nấm
Nấm men, nấm
Các phân
Thân lỗ, Ruột khoang, Giun
điển hình
nhầy và ĐV
sợi, nấm đảm.
ngành
dẹp, Giun trịn, Giun đốt,
ngun sinh.
chính: Rêu,
Thân mềm, Chân khớp, Da
Quyết, Hạt
gai, Động vật có xương sống.
trần, Hạt kín
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy nêu vị trí phân loại của lồi người trong sinh giới.
Giới:
Ngành:
Lớp:
Bộ:
Họ:
Chi:
Loài:
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 2
SINH HỌC CƠ BẢN 10
Câu 2: Xếp các loài sau đây vào các giới sinh vật đã học: Vi khuẩn lactic, Nấm men, Cà chua,
Thông 3 lá, Trùng roi, Vi khuẩn cố định đạm, Bạch tuộc, Cá mập đầu búa, Tinh tinh, Vi khuẩn lam, Rêu,
Nấm rơm, Mía, Trùng amip, Cầu gai, Trùng đế giày, E. Coli, Giun đốt, Dương xỉ.
Khởi sinh
Nguyên sinh
Nấm
Thực vật
Động vật
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Giới là gì?
A. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
B. Các đơn vị phân loại lớn bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
C. Một đơn vị phân loại bao gồm các giống sinh vật có chung những đặc điểm nhất định
D. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm tất cả ngành sinh vật.
Câu 2: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng
là ai?
A. Linnê và Hacken
B. Lơvenhuc và Margulis
C. Hacken và Whittaker
D. Whittaker và Margulis
Câu 3: Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm:
A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng
B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng
C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể
D. Trình tự các nuclêotit, mức độ tổ chức cơ thể
Câu 4: Giới khởi sinh gồm những đối tượng nào sau đây?
A. Virut và vi khuẩn lam
B. Nấm và vi khuẩn
C. Vi khuẩn và vi khuẩn lam
D. Tảo và vi khuẩn lam
Câu 5: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới khởi sinh là
A. Nhân sơ
B. Nhân thực
C. Sống kí sinh
D. Sống hoại sinh
Câu 6: Cho các nhóm sinh vật sau:
(1) Nấm nhầy.
(2) Rêu.
(3) Động vật nguyên sinh
(4) Thực vật nguyên sinh.
(5) Nấm sợi.
(6) Động vật không xương sống
Giới Nguyên sinh gồm:
A. (1), (3), (4)
B. (3), (4)
C. (2), (4), (5)
D. (1), (2), (3), (5)
Câu 7: Giới nấm gồm những sinh vật
A. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng phản ứng chậm sinh sản vơ tính
B. Đa bào, nhân sơ, phần lớn tự dưỡng, sinh sản hữu tính và vơ tính
C. Đa bào hoặc đơn bào, nhân thực, dị dưỡng, sinh sản hữu tính và vơ tính
D. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, sinh sản hữu tính và vơ tính
Câu 8: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới nấm là
A. Sống tự dưỡng quang hợp
B. Sống dị dưỡng hoại sinh
C. Sống di chuyển
D. Sống cố định
Câu 9: Giới thực vật gồm những sinh vật
A. Đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng phản ứng chậm
B. Đa bào, nhân sơ, phần lớn tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm
C. Đa bào, một số loại đơn bào, nhân thực, tự dưỡng, một số dị dưỡng, có khả năng phản ứng chậm
D. Đa bào, nhân thực, tự dưỡng, có khả năng phản ứng chậm
Câu 10: Những giới sinh vật thuộc nhóm sinh vật nhân thực là:
A. Giới khởi sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật
B. Giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm, giới động vật
C. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới nấm
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 3
SINH HỌC CƠ BẢN 10
D. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật
*************************
PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG I - CHỦ ĐỀ: THÀNH PHẦN HÓA HỌC
BÀI 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
I. CÁC NGUYÊN TỐ HĨA HỌC
- Trong khoảng vài chục ngun tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống thì C, H, O, N chiếm 96% khối lượng
cơ thể.
- Cacbon là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.
- Các nguyên tố cấu tạo nên tế bào được chia thành hai loại: nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
Nguyên tố đa lượng
Nguyên tố vi lượng
- Hàm lượng lớn hơn 0,01% khối lượng chất khô.
- Hàm lượng nhỏ hơn 0,01% khối
lượng chất khô.
- C, H, O, N, Mg, K, Ca, P, S
- F, Cu, Fe, Mn, Zn, I…
- Vai trò: + Là thành phần của các đại phân tử chất hữu cơ - Vai trò: Là thành phần cấu tạo của
(protein, cacbonhidrat, lipit, axit nucleic) và chất vô cơ xây các enzim, hoocmôn điều tiết quá
dựng cấu trúc tế bào.
trình trao đổi chất trong tế
+ Tham gia các hoạt động sinh lý của tế bào.
bào.
II. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG TẾ BÀO:
- Do có tính phân cực nên nước có những tính chất hóa lí đặc biệt và có vai trị quan trọng đối với sự
sống.
- Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, là dung môi hịa tan các chất, là mơi
trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào, tham gia các phản ứng sinh hóa.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao nước đá nổi lên trên nước lỏng?
............................................................................................................................. ........................
............................................................................................................................. ....................................
.................................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ....................................
Câu 2: Tại sao lá rau để vào ngăn đá tủ lạnh khi đưa ra ngoài lại rất nhanh bị hỏng?
............................................................................................................................. ........................
.................................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ....................................
............................................................................................................................. ....................................
Câu 3: Tại sao người ta thường trộn iốt vào muối ăn mà khơng trộn vào gạo để phịng chống bệnh bướu cổ?
............................................................................................................................. ........................
.................................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ....................................
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống
(khoảng 96%) là:
A. Fe, C, H
B. C, N, P, Cl
C. C, N, H, O
D. K, S, Mg, Cu
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 4
SINH HỌC CƠ BẢN 10
Câu 2: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là
A. Cacbon
B. Hydro
C. Oxi.
D. Nitơ
Câu 3: Các đại phân tử hữu cơ được cấu tạo bởi phần lớn các
A. Axit amin
B. Đường
C. Nguyên tố đa lượngD. Nguyên tố vi lượng
Câu 4: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống khơng có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên
Câu 5: Đặc điểm của các nguyên tố vi lượng là gì?
A. Chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào
B. Tham gia vào thành phần các enzim, hoocmơn
C. Có vai trị khác nhau đối với từng lồi sinh vật D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 6: Các nguyên tố vi lượng có vai trị quan trọng đối với cơ thể vì
A. Chiếm khối lượng nhỏ
B. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
C. Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất ấy
D. Là thành phần cấu trúc bắt buộc của nhiều hệ enzim
*************************
BÀI 4: CACBOHYDRAT VÀ LIPIT
I. CACBOHYDRAT
1) Cấu trúc hóa học:
- Cacbohidrat là các hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là đường đơn 6 cacbon (glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ).
- Cacbonhiđrat gồm: mônôsaccarit (đường đơn), đisaccarit (đường đơi) và pơlisaccarit (đường đa).
Ví dụ
Cấu trúc
Đƣờng đơn
Glucơzơ,
fructơzơ,
galactơzơ
Chỉ có một đơn
phân
Đƣờng đôi
Saccarôzơ, mantôzơ, lactôzơ
Đƣờng đa
Xenlulôzơ,
tinh
glicôgen.
Gồm 2 đường đơn liên kết với
nhau.
VD: glucơzơ + fructơzơ đường
mía sacarơzơ
Gồm nhiều phân tử đường
đơn liên kết với nhau.
bột,
2) Chức năng:
- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể (tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ trong cây).
- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận cơ thể (xenlulozo cấu tạo nên thành tế bào thực vật).
- Cacbohiđrat liên kết với protein tạo nên glicoprotein cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.
II. LIPIT
Lipit là nhóm chất hữu cơ khơng tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như este, benzen....
1) Các loại lipit
Lipit bao gồm lipit đơn giản (mỡ, dầu, sáp) và lipit phức tạp (photpholipit và stêrôit).
2) Chức năng của lipit
- Là thành phần cấu trúc nên màng sinh chất (steroit).
- Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mỡ, dầu).
- Tham gia vào điều hồ q trình trao đổi chất (hoocmon)....
EM CÓ BIẾT
Kitin là một polisaccarit cấu tạo nên bộ xương ngồi của động vật như tơm, cua và nhiều loại côn
trùng. Thành tế bào của nhiều loài nấm cũng được cấu tạo từ kitin. Các đơn phân của kitin là glucôzơ được
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 5
SINH HỌC CƠ BẢN 10
liên kết với nhóm N-axêtylglu-cơzamin. Trong Y học người ta đã sử dụng các sợi kitin làm chỉ tự tiêu trong
các ca phẫu thuật.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây?
A. Đường
B. Mỡ
C. Đạm
D. Chất hữu cơ
Câu 2: Cacbonhiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, O, N
B. C, H, N, P
C. C, H, O
D. C, H, O, P
Câu 3: Cacbohidrat gồm các loại
A. Đường đơn, đường đôi
B. Đường đôi, đường đa
C. Đường đơn, đường đa
D. Đường đôi, đường đơn, đường đa
Câu 4: Để chia Cacbohidrat ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa, người ta dựa vào?
A. Khối lượng của phân tử.
B. Số lượng đơn phân có trong phân tử
C. Số loại đơn phân có trong phân tử.
D. Số nguyên tử C trong phân tử
Câu 5: Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn?
A. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ
B. Tinh bột, xenlulôzơ, kitin
C. Galactôzơ, lactôzơ, tinh bột.
D. Glucơzơ, saccarơzơ, xenlulơzơ
Câu 6: Loại đường có trong thành phần cấu tạo của ADN và ARN là gì?
A. Mantôzơ
B. Fructôzơ
C. Hecxozơ
D. Pentozơ
Câu 7: Tinh bột được enzim biến đổi thành loại đường nào trong khoang miệng?
A. Mantôzơ
B. Galactôzơ
C. lactơzơ
D. Pentozơ
Câu 8: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại?
A.Glucôzơ và Fructôzơ
B. Xenlulôzơ và Galactôzơ
C. Galactôzơ và tinh bột
D. Tinh bột và Mantôzơ
Câu 9: Cho các ý sau:
(1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
(2) Khi bị thủy phân thu được glucozo
(3) Có thành phần ngun tố gồm: C, H, O
(4) Có cơng thức tổng quát: Cn (H2 O)m
(5) Tan trong nước.
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polisaccarit?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 10: Cho các ý sau:
(1) Có vị ngọt
(2) dễ tan trong nước
(3) dễ lên men bởi vi sinh vật
(4) Cấu tạo bởi các đơn phân theo nguyên tắc đa phân
(5) Chứa 3-7 cacbon
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của đường đơn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 11: Chất nào sau đây được xếp vào nhóm đường pơlisaccarit?
A. Tinh bột
B. Glicơgen
C. Xenlulơzơ
D. Cả 3 chất trên
Câu 12: Lipit là nhóm chất có đặc điểm nào sau đây?
A. Được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O
B. Liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị khơng phân cực
C. Có tính kỵ nước
D. Cả ba ý trên
Câu 13: Một phân tử mỡ bao gồm 1 phân tử glixêrôl liên kết với
A. 1 axít béo
B. 2 axít béo
C. 3 axít béo
D. 4 axít béo
Câu 14: Mỡ có chức năng chính là gì?
A. Cấu tạo nên một số loại hoocmôn
B. Cấu tạo nên màng sinh chất
C. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
D. Cấu tạo nên chất diệp lục
Câu 15: Photpholipit có chức năng chủ yếu là gì?
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 6
SINH HỌC CƠ BẢN 10
A. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào
B. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào
C. Là thành phần của máu ở động vật
D. Cấu tạo nên chất diệp lục ở lá cây
Câu 16: Câu nào sau đây mơ tả chính xác cấu tạo của phốtpholipit
A. 1 phân tử glixêrol liên kết với 2 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat
B. 2 phân tử glixêrol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat
C. 1 phân tử glixêrol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat
D. 3 phân tử glixêrol liên kết với 1 phân tử axit béo và 1 nhóm phốt phat
Câu 17: Chất nào dưới đây tham gia cấu tạo hoocmôn?
A. Stêroit
B. Triglixêric
C. Phôtpholipit
D. Mỡ
Câu 18: Cholesteron ở màng sinh chất có vai trị gì?
A. Liên kết với prơtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào, có chức năng bảo vệ và cung cấp
năng lượng
B. Có chức năng làm cho cấu trúc màng thêm ổn định và vững chắc hơn
C. Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào
D. Làm nhiệm vụ vận chuyển các chất, thụ thể thu nhận thông tin
Câu 19: Cho các ý sau:
(1) Dự trữ năng lượng trong tế bào
(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất
(3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục
(4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào
(5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học
Trong các ý trên có mấy ý đúng với vai trị của lipit trong tế bào và cơ thể?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
*************************
BÀI 5: PROTEIN
I. CẤU TRÚC CỦA PROTEIN
- Là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là các axit amin.
- Cấu tạo của một axit amin gồm 3 thành phần:
+ Nhóm amin (-NH2 )
+ Nhóm cacboxil (-COOH)
+ Gốc hóa học R
- Có 20 gốc R khác nhau Có 20 loại axit amin khác nhau.
- Các protein khác nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin.
II. CHỨC NĂNG CỦA PROTEIN
- Tham gia vào cấu trúc nên tế bào và cơ thể.
- Vận chuyển các chất (hemoglobin), thu nhận thông tin (thụ thể).
- Xúc tác các phản ứng hố sinh trong tế bào (enzim)
- Điều hồ các quá trình trao đổi chất.
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể).
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao động vật nuôi cũng như cây trồng thiếu thức ăn đạm thường sinh trưởng kém, bị còi cọc hay
bị bệnh và cho năng suất rất kém?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Tại sao khi bị sốt hay cảm lạnh, chúng ta thường có cảm giác chán ăn?
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 7
SINH HỌC CƠ BẢN 10
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các ngun tố hố học tham gia cấu tạo prơtêin là gì?
A. C, H, O, N, P
B. C, H, O, N
C. K, H, P, O, S, N
D. C, O, N, P
Câu 2: Các nguyên tố hoá học là thành phần bắt buộc của phân tử prơtêin là gì?
A. Cacbon, oxi, nitơ
B. Hidrô, cacbon, phôtpho
C. Nitơ, phôtpho, hidrô, ôxi
D. Cacbon, hidrô, oxi, nitơ
Câu 3: Đơn phân của prơtêin là gì?
A. Glucơzơ
B. Axit amin
C. Nuclêôtit
D. Axit béo
Câu 4: Các loại axit amin trong phân tử protein phân biệt với nhau bởi thành phần nào?
A. Số nhóm NH2
B. Cấu tạo của gốc R C. Số nhóm COOH D. Vị trí gắn của gốc R
Câu 5: Có bao nhiêu loại axit amin?
A. 8
B. 16
C. 20
D. Mỗi lồi mỗi khác
Câu 6: Trong phân tử prơtêin, các axit amin đã liên kết với nhau bằng liên kết
A. Peptit
B. ion
C. Hydro
D. Cộng hóa trị
*************************
BÀI 6: AXIT NUCLEIC
Axit nucleic gồm có 2 loại là ADN (axit deoxiribonucleic) và ARN (axit ribonucleic).
I. AXIT DEOXINUCLEIC – ADN:
ADN là một đại phân tử hữu cơ, được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân 4 loại nuclêôtit: Ađênin
(A), Timin (T), Guanin (G), Xitôzin (X).
- Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polinuclêôtit chạy song song và ngược nhiều nhau.
- Các nuclêôtit đối diện trên 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung: A
liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydrơ.
- ADN có chức năng là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
II. AXIT RIBONUCLEIC – ARN:
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm 4 loại nucleotit: Adenin (A) ; Uraxin (U) ; Guanin (G) ; Xitozin
(X).
- Phân tử ARN đa số được cấu tạo từ một chuỗi polinucleotit.
Các loại ARN
mARN (ARN thông tin)
tARN (ARN vận chuyển)
rARN (ARN ribôxôm)
Chức năng
- Truyền đạt thông tin di truyền.
- Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên prôtêin.
- Thành phần cấu tạo nên ribôxôm.
Ở một số loại virut, thông tin di truyền được lưu trữ trên ARN.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Trong tế bào, loại ARN nào đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất? Giải thích.
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
............................................................................................................
MỘT SỐ CƠNG THỨC VỀ ADN
- Tổng số nuclêôtit của gen : N = 2A + 2G %A + %G = 50%
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 8
SINH HỌC CƠ BẢN 10
- Trên 1 phân tử ADN: A = T; G = X
- Xét 2 mạch đơn: A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = X2 ; X1 = G2
A = A1 + A2 = T2 + T1 = T
G = G1 + G2 = X2 + X1 = X
- Số liên kết hidro: H = 2A + 3G
- Chiều dài ADN (gen): L = (N/2) x 3,4 (A0 )
BÀI TẬP
1. Một gen có chiều dài 5100 A0 , trong đó số Nu loại A = 2/3 số Nu loại G.
a. Tính tổng số nuclêơtit của gen trên.
b. Tính phần trăm số Nu mỗi loại trên gen.
c. Tính số liên kết hiđrơ trên gen.
2. Một gen có 1950 liên kết hiđrơ, số Nu loại Timin chiếm 20% tổng số nuclêơtit của gen. Tính số nuclêơtit
từng loại của gen.
3. Trên mạch một của gen có Guanin = 145, Xitôzin = 215, Timin = 135 chiếm 15%.
a. Tính số nuclêơtit từng loại trên mạch 2 của gen.
b. Tính số lượng và tỉ lệ % từng loại nuclêơtit của gen.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?
A. C, H, O, N, P
B. C, H, O, P, K
C. C, H, O, S
D. C, H, O, P
Câu 2: Axit nuclêic bao gồm những chất nào sau đây?
A. ADN và ARN
B. ARN và Prôtêin
C. Prôtêin và AND
D. ADN và lipit
Câu 3: ADN là thuật ngữ viết tắt của
A. Axit nucleic
B. Axit nucleotit
C. Axit đêoxiribonucleic
D. Axit ribonucleic
Câu 4: Đơn phân của ADN là
A. Nuclêôtit
B. Axit amin
C. Bazơ nitơ
D. Axit béo
Câu 5: Các loại đơn phân của ADN là:
A. Ribonucleotit (A, T, G, X)
B. Nucleotit (A, T, G, X)
C. Ribonucleotit (A, U, G, X)
D. Nucleotit (A, U, G, X)
Câu 6: ADN được cấu tạo từ bao nhiêu loại đơn phân?
A. 3 loại
B. 4 loại
C. 5 loại
D. 6 loại
Câu 7: Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng
A. Liên kết phốtphodieste
B. Liên kết hidro
C. Liên kết glicozo
D. Liên kết peptit
Câu 8: Hai chuỗi pôlinuclêôtit của ADN liên kết với nhau bởi liên kết
A. Hiđrơ
B. Peptit
C. ion
D. Cộng hóa trị
Câu 9: Tên gọi đầy đủ của phân tử ARN là:
A. Axit đêôxiribônuclêic
B. Axit photphoric
C. Axit ribônuclêic
D. Nuclêôtit
Câu 10: Loại bazơ nitơ nào sau đây chỉ có trong ARN mà khơng có trong ADN?
A. Ađênin
B. Uraxin
C. Guanin
D. Xitơzin
Câu 11: Đơn phân của ARN bao gồm:
A. A, T, U, X
B. A, U, G, X
C. A, T, X, G
D. A, T, U, G
Câu 12: Đặc điểm cấu tạo của ARN khác với ADN là :
A. Đại phân tử, có cấu trúc đa phân
B. Có liên kết hiđrơ giữa các nuclêơtit
C. Có cấu trúc một mạch
D. Được cấu tạo từ nhiều đơn phân
Câu 13: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng cho cả ADN và ARN?
(1) Được cấu tạo từ các đơn phân là nucleotit
(2) Đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân
(3) Các đơn phân của chuỗi polynucleotit liên kết với nhau bằng liên kết hydro
(4) Có cấu trúc gồm 1 chuỗi polynucleoit
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 9
SINH HỌC CƠ BẢN 10
Câu 14: Số loại ARN trong tế bào là:
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 15: Trong tế bào có các loại ARN nào:
A. tARN, rARN
B. rARN, mARN
C. mARN, rARN, tARN
D. mARN, tARN
Câu 16: mARN là kí hiệu của loại ARN nào sau đây ?
A. ARN thông tin
B. ARN vận chuyển C. ARN ribôxôm
D. Các loại ARN
Câu 17: tARN và rARN có cấu trúc nào khác với mARN?
A. Một mạch
B. Tham gia vào dịch mã
C. Vùng xoắn kép cục bộ
D. Không được sinh ra từ gen
Câu 18: Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới riboxom và được dùng như khuôn tổng
hợp nên protein là
A. ADN
B. rARN
C. mARN
D. tARN
Câu 19: Một đoạn ADN có 5780 nucleotit, trong đó A chiếm 10%. Số nucleotit từng loại trong đoạn phân
tử ADN này là
A. A = T = 578; G = X = 2312
B. A = T = 576; G = X = 1157
C. A = T = 580; G = X = 2310
D. A = T = 578; G = X = 2290
Câu 20: Một đoạn phân tử ADN có 1500 nucleotit. Trong đó, số nucleotit loại A chiếm 10%. Chiều dài và
số liên kết hidro của đoạn ADN đó là
A. 2550 Ǻ và 2100 liên kết hidro
B. 2000 Ǻ và 1800 liên kết hidro
C. 2150 Ǻ và 1200 liên kết hidro
D. 2100 Ǻ và 1750 liên kết hidro
*************************
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC TẾ BÀO
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
- Tế bào là đơn vị cấu tạo mọi cơ thể sống, chia thành 2 loại là tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ.
- Tế bào đều gồm 3 thành chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân.
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TẾ BÀO NHÂN SƠ:
- Cấu trúc đơn giản; có kích thước nhỏ → tốc độ trao đổi và vận chuyển các chất nhanh → sinh trưởng
nhanh, phân chia nhanh.
- Chưa có màng nhân, tế bào chất khơng có hệ thống nội màng và khơng có bào quan có màng bao bọc.
II. CẤU TẠO TẾ NHÂN SƠ:
1) Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi:
a) Thành tế bào :
- Cấu tạo chủ yếu là peptidoglican có chức năng quy định hình dạng tế bào.
- Một số tế bào nhân sơ cịn có vỏ nhầy bên ngồi thành tế bào, có chức năng bảo vệ tế bào.
b) Màng sinh chất:
- Có cấu tạo từ photpholipit 2 lớp và protein
- Chức năng là trao đổi chất với môi trường xung quanh.
c) Lơng và roi:
- Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển.
- Lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.
2) Tế bào chất:
- Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân, có hai thành phần chính: bào tương (bào
tương là một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau); riboxom và các hạt dự
trữ.
- Riboxom là nơi tổng hợp nên các loại protein của tế bào.
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 10
SINH HỌC CƠ BẢN 10
3) Vùng nhân:
- Vùng nhân chỉ chứa một phân tử ADN dạng vịng, khơng được bao bọc bởi các lớp màng.
- Ngoài ADN ở vùng nhân, một số vi khuẩn có nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác gọi là plasmit.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Người ta phân loại 2 nhóm vi khuẩn Gram dương (+) và Gram âm (-) dựa vào thành phần nào? Việc
phân loại này có ý nghĩa gì?
............................................................................................................................. ..............................
.................................................................................................................................................................
............................................................................................................................. ....................................
............................................................................................................................. ....................................
.................................................................................................................................................................
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sinh vật nhân sơ bao gồm các nhóm:
A. Vi khuẩn và virut
B. Vi khuẩn và động vật nguyên sinh
C. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ
D. Vi khuẩn và nấm đơn bào
Câu 2: Sinh vật nào sau đây có cấu tạo tế bào nhân sơ?
A. Vi khuẩn lam
B. Nấm
C. Tảo
D. Động vật nguyên sinh
Câu 3: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn?
1. Có kích thước bé.
2. Sống kí sinh và gây bệnh.
3. Cơ thể chỉ có 1 tế bào.
4. Chưa có nhân chính thức.
5. Sinh sản rất nhanh.
Câu trả lời đúng là:
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 3, 4, 5
C. 1, 2, 3, 5
D. 1, 2, 4, 5
Câu 4: Cho các đặc điểm sau:
(1) Chưa có nhân hồn chỉnh
(2) Khơng có nhiều loại bào quan
(3) Tế bào chất khơng có hệ thống nội màng
(4) Thành tế bào được cấu tạo bởi glicogen
(5) Kích thước lớn, dao động từ 1 - 5μm.
Có bao nhiêu đặc điểm nói lên cấu trúc của tế bào nhân sơ?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 5: Cho các ý sau:
(1) Kích thước nhỏ
(2) các bào quan có màng bao bọc
(3) Khơng có hệ thống nội màng
(4) Thành tế bào bằng pepridoglican
(5) Nhân có màng bao bọc
(6) Tế bào chất có chứa plasmit
Những ý nào là đặc điểm của các tế bào vi khuẩn?
A. (2), (3), (4), (5), (6)
B. (1), (3), (4), (6)
C. (1), (2), (3), (4), (6) D. (1), (2), (3), (4), (5)
Câu 6: Đặc điểm không có ở tế bào nhân sơ là
A. Thành tế bào cấu tạo chủ yếu là kitin
B. Kích thước nhỏ nên sinh trưởng, sinh sản nhanh
C. Chưa có hệ thống nội màng, chưa có màng nhânD. Bào quan khơng có màng bao bọc
Câu 7: Tế bào vi khuẩn có kích nhỏ và cấu tạo đơn giản giúp chúng
A. Xâm nhập dễ dàng vào tế bào vật chủ
B. Có tỷ lệ S/V lớn, trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh sản nhanh hơn tế bào có kích thước lớn
C. Tránh được sự tiêu diệt của kẻ thù vì khó phát hiện
D. Tiêu tốn ít thức ăn
Câu 8: Các thành phần bắt buộc cấu tạo nên tế bào nhân sơ
A. Thành tế bào, nhân, tế bào chất, vỏ nhầy
B. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân
C. Màng sinh chất, vùng nhân, vỏ nhầy, tế bảo chấtD. Thành tế bào, tế bào chất, vùng nhân và roi
Câu 9: Roi của sinh vật nhân sơ có đặc điểm nào sau đây
A. Là cơ quan vận động của tế bào. Bản chất là protein
B. Có thể chuyển động lượn sóng hoặc xốy trơn ốc
C. Bắt đầu từ màng sinh chất thị dài ra ngoài
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 11
SINH HỌC CƠ BẢN 10
D. Cả A, B và C
*************************
(BÀI 8 - 9 – 10) CHỦ ĐỀ: TẾ BÀO NHÂN THỰC
Tế bào nhân thực kích thước lớn hơn, có cấu trúc phức tạp hơn tế bào nhân sơ, có màng nhân bao
bọc, có nhiều bào quan có màng bao bọc với cấu trúc và chức năng khác nhau.
NHÂN TẾ BÀO
- Cấu tạo: hình cầu, bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (ADN liên kết
với protein) và nhân con.
- Chức năng: chứa vật chất di truyền (ADN) và do đó điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
2) LƢỚI NỘI CHẤT
- Là bào quan có cấu tạo màng đơn.
- Có hai loại: lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt.
Điểm phân biệt
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chất trơn
Trên bề mặt gắn các ribơxơm
Trên bề mặt khơng gắn các ribơxơm,
Cấu trúc
có nhiều enzim
Tổng hợp prơtêin
Tổng hợp lipit, chuyển hố đường, khử
Chức năng
độc...
1)
3)
RIBOXOM
Chức năng: tổng hợp protein cho tế bào.
BỘ MÁY GÔNGI
Chức năng: thu gom, lắp ráp, đóng gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào từ nơi sản xuất đến
nơi sử dụng.
4)
5)
TI THỂ
Chức năng: là nơi tổng hợp ATP, cung cấp năng lượng cho tế bào.
LỤC LẠP: Chỉ có ở tế bào thực vật.
Chức năng: là bào quan thực hiện quá trình quang hợp, chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng
lượng hóa học, tổng hợp chất hữu cơ.
6)
7) MỘT SỐ BÀO QUAN KHÁC:
a) Lizoxom
Chức năng: Phân huỷ tế bào già, tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng... Kết hợp với
không bào tiêu hố phân huỷ thức ăn.
b) Khơng bào
- Ở tế bào thực vật thường có khơng bào lớn hoặc nhiều không bào với các chức năng khác nhau. Một số
không bào chứa chất phế thải độc hại hoặc chứa nhiều sắc tố. Không bào ở tế bào lông hút của rễ chuyên hút
nước từ đất vào rễ cây.
- Ở các tế bào động vật có các khơng bào tiêu hóa, khơng bào co bóp.
8) MÀNG SINH CHẤT (MÀNG TẾ BÀO)
Là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào.
a) Cấu tạo:
- Màng sinh chất cấu tạo từ lớp kép photpholipit và nhiều loại protein (protein bám màng, protein xuyên
màng)
- Tế bào động vật có colesteron làm tăng độ ổn định màng sinh chất.
- Các thành phần khác : lipoprotein, glicoprotein.
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 12
SINH HỌC CƠ BẢN 10
b) Chức năng của màng sinh chất:
- Trao đổi chất với mơi trường một cách có chọn lọc.
- Tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngồi vào trong tế bào nhờ các prơtêin thụ thể, nhận biết nhau và
nhận biết các tế bào lạ nhờ ―dấu chuẩn‖ là glicoprotein.
- Vận chuyển các chất.
- Là nơi định vị của nhiều enzim.
9) CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT:
a) Thành tế bào:
Chức năng: quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào.
b) Chất nền ngoại bào:
Chức năng: giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô, giúp tế bào thu nhận thông tin.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận lại có thể
nhận biết các cơ quan ―lạ‖ và đào thải các cơ quan lạ đó?
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… ……
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
………………………………………………………………………………
EM CÓ BIẾT:
Biến đổi bệnh lý của ti thể
Trong tình trạng bệnh lý của tế bào (viêm gan, ung thư, thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu vitamin, ngạt oxi,
nhiễm độc… ) ti thể bị biến đổi về: hình dạng, kích thướ c, cấu trúc và phân bố của ―mào‖…
Từ dạng hình trứng bình thường, ti thể có thể bị biến dạng sang hình chẻ đơi, hình chùy, hình nhẫn…
Kích thước của ti thể trong tình trạng hoạt động quá mẫn cảm và bệnh lí trở thành ti thể ―khổng lồ‖ đạt tới kích
thước 4 - 5 mm, hoặc ti thể teo đặc lại và thối hóa.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào nhân thực là
A. Vùng nhân
B. Ribôxôm
C. Màng sinh chất
D. Nhân tế bào
Câu 2: Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì
A. Nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào
B. Nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
C. Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào
D. Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất
Câu 4: Ở nhân tế bào động vật, nhận định nào về màng nhân là sai?
A. Nhân chỉ có một màng duy nhất
B. Màng nhân gắn với lưới nội chất
C. Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân
D. Màng nhân cho phép các phân tử chất nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân
Câu 5: Trên màng nhân có rất nhiều các lỗ nhỏ, chúng được gọi là ―lỗ nhân‖. Đâu là phát biểu sai về lỗ
nhân?
A. Lỗ nhân có kích thước từ 50 – 80nm
B. Lỗ nhân chỉ được hình thành khi lớp màng nhân trong và lớp màng nhân ngoài áp sát với nhau theo quy
tắc ―đồng khớp‖
C. Protein và ARN là 2 phân tử được cho phép ra vào tại lỗ nhân
D. Protein là phân tử chỉ đi ra, khơng thể đi vào cịn ARN là phân tử đi vào, không thể đi ra
Câu 6: Ở nhân tế bào động vật, chất nhiễm sắc có ở đâu?
A. Dịch nhân
B. Màng trong
C. Màng ngoài
D. Nhân con
Câu 7: Tế bào ở các sinh vật nào là tế bào nhân thực?
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 13
SINH HỌC CƠ BẢN 10
A. Động vật, thực vật, vi khuẩn
B. Động vật, thực vật, nấm
C. Động vật, thực vật, virut
D. Động vật, nấm, vi khuẩn
Câu 8: Tế bào nhân thực khơng có ở đối tượng nào?
A. Người
B. Động vật
C. Thực vật
D. Vi khuẩn
Câu 9: Cho các phát biểu sau:
(1) Khơng có thành tế bào bao bọc bên ngồi
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và protein
Các phát biểu nói về đặc điểm chung của tế bào nhân thực là:
A. (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3), (5)
C. (2), (3), (4), (5)
D. (1), (3), (4), (5)
Câu 10: Màng sinh chất của tế bào ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bởi
A. Các phân tử prôtêin và axitnucleic
B. Các phân tử phôtpholipit và axitnuclêic
C. Các phân tử prôtêin và phôtpholipit
D. Các phân tử prôtêin
Câu 11: Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì
A. Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng
B. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau
C. Phải bao bọc xung quanh tế bào
D. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào
Câu 12: Ngoài lớp photpholipit kép và các phân tử prơtêin, màng sinh chất cịn liên kết với các thành phần
nào sau đây
A. Cacbohydrat
B. Colesteron
C. Các vi sợi
D. Tất cả các thành phần trên
Câu 13: Trong thành phần của màng sinh chất, ngồi lipit và prơtêin cịn có những phần tử nào sau đây?
A. Axit ribônuclêic
B. Axit đêôxiribônuclêic
C. Cacbonhydrat
D. Axitphotphoric
Câu 14: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào "lạ" là nhờ
A. Màng sinh chất có ―dấu chuẩn‖
B. Màng sinh chất có prơtêin thụ thể
C. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với mơi trường
D. Cả A, B và C
Câu 15: Lưới nội chất trơn có nhiệm vụ
A. Tổng hợp prôtêin và lipit
B. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
C. Cung cấp năng lượng ATP
D. Cả A, B và C
Câu 16: Lưới nội chất trơn khơng có chức năng
A. Tổng hợp bào quan peroxixom
B. Tổng hợp lipit, phân giải chất độc
C. Tổng hợp protein
D. Chuyển hóa đường
Câu 17: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 18: Đặc điểm phân biệt giữa lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt là
A. Lưới nội chất hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân và lưới nội chất không hạt nối thơng với
màng tế bào.
B. Lưới nội chất hạt có hạt ribơxơm bám ở mặt ngồi cịn lưới nội chất trơn thì khơng có hạt ribơxơm.
C. Lưới nội chất trơn có enzim tham gia vào tổng hợp lipit còn lưới nội chất hạt tổng hợp prôtêin.
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 14
SINH HỌC CƠ BẢN 10
D. Lưới nội chất trơn không có prơtêin và lưới nội chất hạt có prơtêin.
Câu 19: Cho các ý sau đây:
(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào
(2) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau
(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)
(4) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp lipit
(5) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp protein
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 20: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất phát triển?
(1) Tế bào cơ tim
(2) Tế bào hồng cầu
(3) Tế bào gan
(4) Tế bào biểu bì
(5) Tế bào bạch cầu
A. (1), (5)
B. (3), (5)
C. (1), (3)
D. (2), (4)
*************************
BÀI 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG
1) Khái niệm: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất từ nơi có nồng
độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng.
2) Cơ chế: Vận chuyển các chất theo cơ chế khuếch tán.
- Khuếch tán: Là sự chuyển động của các chất hoà tan từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Thẩm thấu: Hiện tượng nước (dung môi) khuếch tán qua màng.
Dựa vào sự chênh lệch nồng độ các chất trong và ngoài tế bào, người ta chia:
- Dung dịch ưu trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ các chất tan trong tế bào
nước từ trong tế bào ra ngoài tế bào mất nước.
- Dung dịch nhược trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan nhỏ hơn nồng độ các chất tan trong tế
bào nước từ bên ngoài vào trong tế bào tế bào trương nước.
- Dung dịch đẳng trương: Là dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào.
II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
1) Khái niệm: Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ
thấp đến nơi có nồng độ cao, cần chất vận chuyển và tiêu tốn năng lượng.
2) Cơ chế: Vận chuyển các chất ngược chiều građien nồng độ, tiêu tốn năng lượng và cần có chất mang.
3) Con đƣờng: Vận chuyển qua các kênh prôtêin màng.
4) Ý nghĩa: Nhờ vận chuyển chủ động mà tế bào có thể lấy được những chất cần thiết ở môi trường ngay
cả khi nồng độ chất này thấp hơn so với bên trong tế bào.
III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO
1) Nhập bào:
- Phương thức tế bào đưa các chất có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh
chất.
- Có hai loại nhập bào là thực bào (chất lấy vào là chất rắn) và ẩm bào (chất lấy vào là dịch)
2) Xuất bào: là phương thức tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phân tử bằng cách hình thành các bóng
xuất bào, các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc các phân tử ra ngoài.
Bảng phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động
Điểm phân biệt
Nguyên nhân
Nhu cầu năng lƣợng
Hướng vận chuyển
Vận chuyển thụ động
Do sự chênh lệch nồng độ
Không cần năng lượng
Theo chiều gradien nồng độ
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Vận chuyển chủ động
Do nhu cầu của tế bào...
Cần năng lượng
Ngược chiều gradien nồng độ
Trang 15
SINH HỌC CƠ BẢN 10
Chất mang
Kết quả
Không cần chất mang
Đạt đến cân bằng nồng độ
Cần chất mang
Không đạt đến cân bằng nồng độ
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy cho biết các chất sau đi qua màng sinh chất bằng cách nào:
- Testostêron…………………………………………………………………………………
- CO 2 , O2 …………………………………………………………………………………….
- Prôtêin……………………………………………………………………………………...
- Các ion……………………………………………………………………………………..
- Glucôzơ…………………………………………………………………………………….
- Các mảnh vỡ của tế bào……………………………………………………………………
Câu 2: Hiện tượng gì xảy ra khi ngâm tế bào biểu bì vảy hành và tế bào hồng cầu vào trong mỗi loại dung
dịch sau: dung dịch ưu trương, dung dịch nhược trương? Giải thích.
- Hiện tượng và giải thích với tế bào biểu bì vảy hành:
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
- Hiện tượng và giải thích với tế bào hồng cầu:
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng?
A. Hòa tan trong dung mơi B. Thể rắn
C. Thể ngun tử
D. Thể khí
Câu 2: Vận chuyển thụ động
A. Cần tiêu tốn năng lượng.
B. Không cần tiêu tốn năng lượng.
C. Cần có các kênh protein.
D. Cần các bơm đặc biệt trên màng.
Câu 3: Vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất là phương thức vận chuyển các chất
A. Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, khơng tốn năng lượng.
B. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và tốn năng lượng.
C. Có kích thước lớn như vi khuẩn, bào quan và tiêu tốn năng lượng.
D. Có kích thước nhỏ qua màng sinh chất đã chết, khơng tiêu tốn năng lượng.
Câu 4: Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào (màng sinh chất) nhờ sự khuếch tán
là
A. Những chất tan trong lipit
B. Chất có kích thước nhỏ khơng tích điện và khơng phân cực.
C. Các đại phân tử Protein có kích thước lớn
D. A và B.
Câu 5: Chất nào có thể khuếch tán trực tiếp qua lớp phopholipit kép của màng sinh chất?
A. O2 , CO 2
B. Ca2+
C. K+
D. H2 O
Câu 6: Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ?
A. Sự biến dạng của màng tế bào
B. Bơm protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là ―aquaporin‖
Câu 7: Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là
A. Sự thẩm thấu.
B. Sự ẩm bào.
C. Sự thực bào.
D. Sự khuếch tán.
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 16
SINH HỌC CƠ BẢN 10
Câu 8: Điều kiện của vận chuyển chủ động là
A. Không tiêu tốn năng lượng
B. Tiêu tốn năng lượng.
C. Cần ―máy bơm‖.
D. Cả B, C
Câu 9: Phát biểu nào sau đây khơng đúng với hình thức vận chuyển chủ động?
A. Cần ATP
B. Cần kênh prôtêin đặc hiệu
C. Dùng để vận chuyển nước
D. Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp về nơi có nồng độ cao hơn
Câu 10: Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách
A. Có thể khuyếch tán qua kênh Prơtein (theo chiều Gradien nồng độ)
B. Có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh Prơtein ngược chiều Gradien nồng độ.
C. Có thể nhờ sự khuyếch tán theo hiện tượng vật lý.
D. A và B.
Câu 11: Năng lượng được sử dụng chủ yếu trong sự vận chuyển chủ động các chất là năng lượng trong
phân tử
A. Na+.
B. Prôtêin
C. ATP.
D. ARN
Câu 12: Vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng tế bào là
A. Vận chuyển qua kênh.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Nhập bào và xuất bào.
D. Thẩm thấu.
Câu 13: Các đại phân tử như prơtêin có thể qua màng tế bào bằng cách
A. Xuất bào, nhập bào.
B. Xuất bào, nhập bào, khuếch tán.
C. Xuất bào, nhập bào, thẩm thấu.
D. Nhấp bào, khuếch tán.
Câu 14: Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng
A.Vận chuyển chủ động.
B. Vận chuyển thụ động.
C. Nhập bào.
D. Xuất bào.
Câu 15: Nhập bào bao gồm 2 loại là:
A. Ẩm bào – ăn các chất có kích thước lớn, thực bào – ăn các giọt dịch.
B. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các chất có kích thước lớn
C. Ẩm bào – ăn các giọt dịch, thực bào – ăn các phân tử khí.
D. Ẩm bào – ăn các phân tử khí, thực bào – ăn các giọt dịch.
******************************************
BÀI 12: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH
******************************************
CHƯƠNG III – CHỦ ĐỀ: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
I. NĂNG LƯỢNG & CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
1) Khái niệm về năng lượng:
- Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công.
- Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hóa năng, điện năng…. Năng lượng
trong tế bào tồn tại ở dạng tiềm ẩn chủ yếu trong các liên kết hóa học (hóa năng)
- Chuyển hoá năng lượng là sự chuyển đổi qua lại giữa các dạng năng lượng.
2) ATP – đồng tiền năng lượng:
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 17
SINH HỌC CƠ BẢN 10
a) Cấu tạo: ATP (Ađênôzin triphotphat) gồm 1 đường ribôzơ gắn với 1 bazơ nitric Ađênin và liên kết
với 3 nhóm phơtphat, trong đó có 2 liên kết cao năng. Mỗi liên kết cao năng bị phá vỡ giải phóng 7,3 kcal.
b) Chức năng của ATP:
- Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.
- Vận chuyển các chất qua màng ngược građien nồng độ.
- Sinh công cơ học.
- Dẫn truyền xung thần kinh.
II. CHUYỂN HĨA VẬT CHẤT
- Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. Chuyển hóa vật chất
ln kèm theo chuyển hóa năng lượng.
- Chuyển hóa vật chất bao gồm hai mặt: tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản (đồng
hóa); phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn (dị hóa).
EM CĨ BIẾT
Một tế bào hoạt động trao đổi chất mạnh cần tới 1 triệu phân từ ATP trong một giây. Trong vòng một
phút sau khi tổng hợp, phân tử ATP đã được sử dụng ngay. Khi ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi người
trong một ngày đã sản sinh và phân hủy tới 40 kg ATP. Người ta ước tính mỗi tế bào trong một giây tổng hợp
và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: ATP là một phân tử quan trọng trong q trình trao đổi chất vì
A. Nó có các liên kết photphat cao năng.
B. Các liên kết photphat cao năng của nó rất dễ hình thành nhưng khơng dễ phá vỡ.
C. Nó dễ dàng thu được từ mơi trường ngồi của cơ thể
D. Nó vơ cùng bền vững
Câu 2: ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở
A. Cả 3 nhóm photphat
B. liên kết photphat gần phân tử đường
C. liên kết giữa 2 nhóm photphat ở ngồi cùng
D. phân tử đường.
Câu 3: ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phơtphat cuối cùng cho các
chất đó để trở thành
A. Bazơ nitơ ađênin
B. ADP
C. Đường ribôzơ
D. Hợp chất cao năng
Câu 4: Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
D. Đây là liên kết mạnh
Câu 5: ATP có chức năng cung cấp năng lượng cho các quá trình?
A. Sinh tổng hợp của tế bào
B. Vận chuyển các chất
C. Sinh cơng cơ học
D. Tất cả các q trình trên
Câu 6: Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ ATP?
A. Sinh trưởng ở cây xanh
B. Sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào
C. Sự co cơ ở động vật
D. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
Câu 7: Trong tế bào, ATP khơng có vai trị nào sau đây?
A. Cung cấp năng lượng cho q trình sinh cơng cơ học.
B. Cung cấp năng lượng cho tế bào vận chuyển các chất qua màng
C. Xúc tác cho quá trình tổng hợp tất cả các chất.
D. Cung cấp năng lượng cho tế bào tổng hợp các chất.
Câu 8: Khi nói về chuyển hố vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là khơng chính xác?
A. Chuyển hố vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên ngoài tế bào.
B. Chuyển hóa vật chất gồm hai q trình: đồng hóa và dị hóa.
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 18
SINH HỌC CƠ BẢN 10
C. Chuyển hoá vật chất giúp tế bào thực hiện các đặc tính của sự sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng,
sinh sản.
D. Chuyển hoá vật chất ln đi kèm chuyển hố năng lượng.
Câu 9: Khi nói về chuyển hố vật chất và năng lượng, nhận định nào dưới đây là chính xác ?
A. Chuyển hố vật chất ln đi kèm chuyển hố năng lượng
B. Ở người già, q trình đồng hố ln diễn ra mạnh mẽ hơn q trình dị hố
C. Đồng hố là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp và giải phóng năng lượng
D. Chuyển hố vật chất là tập hợp các phản ứng xảy ra bên trong tế bào và dịch ngoại bào
Câu 10: Đồng hoá là
A. Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. Quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 11: Dị hoá là
A. Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B. Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D. Quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
*************************
BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG Q TRÌNH CHUYỂN
HĨA VẬT CHẤT
I. KHÁI NIỆM
- Enzim là chất xúc tác sinh học, có bản chất prơtêin, xúc tác các phản ứng sinh hóa trong điều kiện bình
thường của cơ thể sống.
- Enzim làm giảm năng lượng hoạt hố của các chất tham gia phản ứng, do đó làm tăng tốc độ phản
ứng.
- Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
II. CẤU TRÚC CỦA ENZIM
- Enzim gồm 2 loại:
+ Enzim 1 thành phần (chỉ là prôtêin)
+ Enzim 2 thành phần (ngồi prơtêin cịn liên kết với chất khác khơng phải prơtêin).
- Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc khơng gian đặc biệt liên kết với cơ chất được gọi là trung tâm
hoạt động. Cấu hình khơng gian của trung tâm hoạt động của enzim tương thích với cấu hình không gian của
cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm.
III. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA ENZIM
Enzim + cơ chất Phức hợp enzim - cơ chất → Sản phẩm + Enzim
IV. ĐẶC TÍNH CỦA ENZIM
- Hoạt tính mạnh.
- Tính chun hố cao: mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho 1 loại phản ứng sinh hóa.
V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT TÍNH CỦA ENZIM:
Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế enzim, chất hoạt hóa enzim.
CÂU HỎI TỰ LUẬN
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 19
SINH HỌC CƠ BẢN 10
Câu 1: Vì sao bác sĩ khuyên chúng ta không nên vừa ăn vừa uống, hay không uống liền một cốc nước đầy
ngay khi mới ăn xong bữa chính?
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… ……
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
……………… …… …… ……… …… …… …… …… ……… …… …… …… ……… …… …… …… …
Một số ứng dụng của enzim trong công nghiệp
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thành phần nào dưới đây không thể thiếu trong cấu tạo của một enzim?
A. Axit nuclêic
B. Prôtêin
C. Cacbohiđrat
D. Lipit
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây không làm enzyme mất chức năng sinh học?
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 20
SINH HỌC CƠ BẢN 10
A. Nồng độ cơ chất quá cao.
B. Trung tâm hoạt động của enzyme bị biến đổi.
C. Nhiệt độ môi trường hoạt động của enzyme quá cao.
D. Độ pH của môi trường không phù hợp.
Câu 3: Các chất dưới đây được sinh ra trong tế bào sống:
(1) saccaraza
(2) proteaza
(3) nucleaza
(4) lipit
(5) amilaza
(6) saccarozo
(7) protein
(8) axit nuclêic
(9) lipaza
(10) pepsin
Những chất nào trong các chất trên là enzim?
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (1), (6), (7), (8), (9), (10)
C. (1), (2), (3), (5), (9), (10)
D. (1), (2), (3), (5), (9)
Câu 4: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein?
A. Amilaza
B. Saccaraza
C. Pepsin
D. Mantaza
Câu 5: Q trình phân giải axit nuclêic thành nuclêơtit được xúc tác bởi enzyme
A. Nuclêôtiđaza
B. Nuclêaza
C. Peptidaza
D. Amilaza
Câu 6: Cho các chất sau
(1) Saccarozơ – saccaraza
(2) Prôtêin – prôtêaza
(3) Tinh bột – Amilaza
(4) Urê - Ureaza
Có bao nhiêu cặp cơ chất - enzim phù hợp theo quy luật ổ khóa — chìa khóa?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 7: Để phân giải xenlulôzơ, vi sinh vật tiết ra enzim
A. Prôtêaza
B. Amylaza
C. Nuclêaza
D. Xenlulaza
Câu 8: Vùng không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất trong cấu trúc của enzim được gọi là
A. Trung tâm hoạt động
B. Trung tâm tổng hợpC. Trung tâm ức chế D. Trung tâm hoạt hóa
Câu 9: Cơ chất là
A. Chất tham gia cấu tạo enzim
B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzim xúc tác
C. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác
D. Chất tạo ra do enzim liên kết với cơ chất
Câu 10: Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác gọi là
A. Trung tâm phản ứng
B. Nguyên liệu
C. Chất cảm ứng
D. Cơ chất
Câu 11: Hoạt động đầu tiên trong cơ chế tác động của enzim là
A. Tạo ra các sản phẩm trung gian
B. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất
C. Tạo ra sản phẩm cuối cùng
D. Giải phóng enzim khỏi cơ chất
Câu 12: Trong cơ chế tác động của enzim, khơng có hoạt động nào sau đây?
A. Tương tác với enzim
B. Tạo ra phức hợp enzim – cơ chất
C. Giải phóng enzim và sản phẩm
D. Phân hủy enzim sau khi giải phóng sản phẩm
Câu 13: Cơ chế hoạt động của enzim có thể tóm tắt thành một số bước sau
(1) Enzim liên kết với cơ chất tạo nên phức hợp enzim – cơ chất
(2) Tạo sản phẩm cuối cùng và giải phóng enzim
(3) Enzim tương tác với cơ chất
Trình tự các bước là
A. (2) → (1) → (3)
B. (2) → (3) → (1) C. (1) → (2) → (3)
D. (1) → (3) → (2)
Câu 14: Enzim có đặc tính nào sau đây?
A. Tính đa dạng
B. Tính đặc thù
C. Tính bền vững với nhiệt độ cao
D. Hoạt tính yếu
************************
BÀI 15: THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM
************************
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 21
SINH HỌC CƠ BẢN 10
BÀI 16: HÔ HẤP TẾ BÀO
I. KHÁI NIỆM VỀ HƠ HẤP TẾ BÀO
1) Hơ hấp tế bào:
- Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu là glucozơ) thành các chất đơn giản (CO 2 , H2 O) và
giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và của cơ thể.
- Phương trình tổng qt của q trình phân giải hồn tồn một phân tử glucơzơ:
C6 H12 O6 + 6O2 → 6CO 2 + 6H2 O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
2) Thực chất của hô hấp tế bào: Hô hấp tế bào có bản chất gồm rất nhiều phản ứng oxi hóa khử, thơng
qua đó năng lượng được giải phóng dần từng phần.
II. CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA Q TRÌNH HƠ HẤP TẾ BÀO
Q trình hơ hấp xảy ra trong ty thể (tế bào nhân thực).
Các giai đoạn
Vị trí xảy ra
Tế bào chất
Đường phân
- Tế bào nhân thực: Chất
nền ti thể
Trung gian
- Tế bào nhân sơ: Tế bào
chất
- Tế bào nhân thực: Chất
Chu trình Crep
nền ti thể
- Tế bào nhân sơ: Tế bào
chất
- Tế bào nhân thực:
Chuỗi chuyền điện Màng trong ti thể
tử
- Tế bào nhân sơ: Màng
sinh chất
Nguyên liệu
Glucozơ
2 ATP
2 ADP
2 NAD+
2 Axit pyruvic
Sản phẩm
2 Axit pyruvic (3C)
2 axêtyl – CoA
ADP
NAD+
FAD
10 NADH
2 FADH2
O2
4 CO 2
2 ATP
6 NADH
2 FADH2
34 ATP
2ATP
2 NADH
2 axêtyl – CoA
2 CO 2
2 NADH
H2 O
Phân giải hoàn tồn một phân tử glucơzơ tạo ra 38 ATP
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Q trình hơ hấp tế bào (hiếu khí) giống và khác với q trình cháy như thế nào?
- Giống nhau:
...................................................................................................................................
- Khác nhau:
Hô hấp tế bào
- ............................................................
-.....................................................................
.............................................................................
........................................................................
- ...................................................................
- .........................................................................
........................................................................
- .......................................................................
........................................................................
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Sự đốt cháy
- ............................................................
-............................................................
..................................................................
- ............................................................
-................................................................
................................................................
- ............................................................
................................................................
Trang 22
SINH HỌC CƠ BẢN 10
Câu 2: Tại sao nói các chất hữu cơ trong cơ thể bị ―đốt cháy‖ bằng nước?
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thế nào là hô hấp
A. Là quá trình tổng hợp các chất phức tạp từ chất đơn giản
B. Là một mặt của quá trình trao đổi chất
C. Là q trình chuyển hóa năng lượng trong tế bào
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 2: Hô hấp hiếu khí được diễn ra trong bào quan nào ở tế bào nhân thực?
A. Lizôxôm.
B. Ti thể.
C. Lạp thể.
D. Lưới nội chất.
Câu 3: Sự hô hấp nội bào được thực hiện nhờ
A. Sự có mặt của các nguyên tử Hyđro.
B. Sự có mặt của cácphân tử CO2.
C. Vai trị xúc tác của các enzim hơ hấp.
D. Vai trị của các phân tử ATP.
Câu 4: Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng
A. Thuỷ phân.
B. Ơxi hố khử.
C. Tổng hợp.
D. Phân giải
Câu 5: Tốc độ của quá trình hơ hấp phụ thuộc vào
A. Hàm lượng oxy trong tế bào.
B. Tỉ lệ giữa CO2/O2.
C. Nồng độ cơ chất.
D. Nhu cầu năng lượng của tế bào.
Câu 6: Hô hấp tế bào được chia làm mấy giai đoạn?
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. 5 giai đoạn
Câu 7: Nguyên liệu của đường phân là
A. Saccarôzơ.
B. Glicogen
C. Glucôzơ.
D. Xenlulozơ.
Câu 8: Quá trình đường phân xảy ra ở
A. Tế bào chất.
B. Lớp màng kép của ti thể.
C. Lục lạp
D. Cơ chất của ti thể.
Câu 9: Ở giai đoạn chu trình Crep, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình là
A. Glucozơ.
B. Axit piruvic.
C. Axetyl CoA.
D. NADH, FADH.
Câu 10: Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở
A. Màng trong của ti thể.
B. Màng ngoài của ti thể.
C. Màng lưới nội chất trơn.
D. Màng lưới nội chất hạt.
*************************
BÀI 17: QUANG HỢP
I. KHÁI NIỆM QUANG HỢP
- Thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.
- Quang hợp: Là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với
sự tham gia của hệ sắc tố.
- Phương trình tổng quát của quang hợp:
CO 2 + H2 O + Năng lượng ánh sáng → (CH2 O) + O 2
II. CÁC PHA CỦA QUANG HỢP
Quá trình quang hợp chia thành 2 pha: pha sáng chỉ có thể diễn ra khi có ánh sáng; pha tối có thể diễn ra
cả khi có ánh sáng và cả trong bóng tối.
Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp
Điểm phân biệt
Pha sáng
Pha tối
Điều kiện
Cần ánh sáng
Không cần ánh sáng
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG
Trang 23