CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 10 CHUẨN KÌ I LẦN 1
1. Liên kết hiđrô không có trong cấu trúc của loại phân tử nào?
A. ADN; B. tARN; C. mARN. D. rARN;
2. Bào quan nào có thể được ví như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân
phối các sản phẩm của tế bào?
A. Bộ máy gôngi; B. Ribôxôm; C. Lưới nội chất; D. Ti thể.
3. Chức năng của ARN là:
A. Làm khuôn để tổng hợp prôtêin.
B. Vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp prôtêin.
C. Mang thông tin qui định tổng hợp prôtêin;
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin;
4. Các phân tử nào sau đây là phân tử đường đa?
A. Tinh bột, xenlulôzơ; B. saccarôzơ, lactôzơ;
C. glucôzơ, fructôzơ. D. lactôzơ, kitin.
5. Hoạt động nào sau đây là chức năng cơ bản của nhân tế bào?
A. Duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
B. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
C. Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào.
D. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống cuả tế bào
6. Sinh vật dưới đây có cấu tạo tế bào nhân sơ là:
A. Động vật nguyên sinh. B. Nấm;
C. Vi khuẩn lam; D. Vi khuẩn lam,nấm.
7. Người ta phân loại vi khuẩn thành hai loại vi khuẩn G
+
và G
-
để
A. Biết sự khác biệt của vi khuẩn. B. Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu.
C. Biết được tác hại của vi khuẩn. D. Biết cách tránh vi khuẩn
8. ADN có tính đa dạng và đặc thù do:
A. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của nuclêôtít.
B. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của ribônuclêôtit.
C. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của nó.
D. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các axit amin.
9. Giữa các nucleotit kế tiếp nhau trong cùng 1 mạch của ADN xuất hiện liên
kết hoá học nối giữa:
A. Bazơ và đường. B. Axit và bazơ.
C. Đường và axit. D. Đường và đường.
10. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về riboxom?
A. Cấu tạo bởi ARN và prôtêin.
B. Hình dạng gồm 2 hạt tiểu phần : hạt to , hạt nhỏ.
C. Là bào quan không có màng bao bọc. D. Có chứa nhiều phân tử ADN.
11. Trong tế bào vi khuẩn ,nguyên liệu di truyền là ADN có ở ?
A. Màng nhân và tế bào chất. B. Màng sinh chất,tế bào chất và nhân.
C. Màng sinh chất và màng nhân. D. Tế bào chất và vùng nhân.
12. Axit nucleit gồm những chất nào sau đây:
A. ADN và lipit. B. ADN và ARN. C. ARN và protein. D. Protein và ADN.
13. Có một vi khuẩn E.Coli cứ 30 phút phân chia một lần. Hỏi sau 3 giờ có tối
đa bao nhiêu vi khuẩn E.Coli tạo ra?
A. 8 B. 9. C. 12. D. 64.
14. Đơn phân cấu tạo của phân tử ARN có 3 thành phần là:
A. Đường có 5 C , axit phot phoric và bazơ nitơ.
B. Đường có 6 C,axit photphoric và bazơ nitơ.
C. Axit phot phoric ,bazơ nitơ và liên kết hoá học.
D. Đường có 5 C, axit phot phprric và liên kết hoá học.
15. Trong cơ thể tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất ?
A. Tế bào bạch cầu. B. Tế bào cơ. C. Tế bào hồng cầu. D. Tế bào biểu bì.
16. Những tế bào nhân sơ nào có kích thước dưới đây sẽ có tốc độ sinh trưởng
và sinh sản mạnh nhất?
A. 4 micromet. B. 5 micromet. C. 3 micromet. D. 2 micromet.
17. Thành phần hoá học của chất nhiễm sắc trong nhân tế bào là:
A. ARN và gluxit . B. Protein và lipit.
C. ADN và ARN. D. ADN và protein.
18. Một phân tử ADN có 3000 nuclêôtit. Số nuclêôtít loại A là 200 . Số nuclêôtít
loại T có trong phân tử là:
A. 100; B. 200; C. 300; D. 400;
19. Một phân tử ADN có 2000 nuclêôtít loại adênin và 1000 nuclêôtít loại
xitôxin thì số nuclêôtít loại timin và guanin lần lượt là:
A. 2000, 6000; B. 1000, 2000; C. 2000, 1000; D. 3000, 6000.
20. Liên kết hiđrô không có trong cấu trúc của loại phân tử nào?
A. tARN; B. rARN; C. mARN. D. ADN;
21. Các thành phần cấu trúc tế bào của vi khuẩn E. coli từ ngoài vào trong theo thứ tự là:
A. Lông, màng sinh chất, thành peptiđôglican, vỏ nhầy, tế bào chất, vùng nhân.
B. Lông, thành peptiđôglican, màng sinh chất, vỏ nhầy, tế bào chất, vùng nhân.
C. Lông, vỏ nhầy, thành peptiđôglican, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
D. Lông, thành peptiđôglican, vỏ nhầy, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
22. Cấu trúc dưới đây không có trong nhân của tế bào là:
A. Bộ máy Gôngi. B. Nhân con. C. Chất nhiễm sắc. D. Chất dịch nhân.
23. Điểm khác nhau giữa ADN và ARN là:
A. ADN có liên kết cộng hoá trị, ARN không có liên kết cộng hoá trị.
B. ADN có cấu trúc hai mạch, ARN có cấu trúc một mạch.
C. ADN có liên kết hiđrô, ARN không có liên kết hiđrô.
D. ADN có cấu tạo mạch đơn, ARN có cấu tạo xoắn kép.
24. Hợp chất nào sau đây chỉ có đơn phân là glucôzơ?
A. Fructôzơ; B. Maltôzơ; C. Xenlulôzơ. D. Lactôzơ;
25. Dựa vào cấu trúc của "nhân" tế bào người ta chia tế bào thành 2 loại nào sau đây?
A. Tế bào trung tính ,tế bào ác tính. B. Tế bào ưa kiềm, tế bào ưa axit.
C. Tế bào động vật, tế bào thực vật.
D. Tế bào chưa có nhân điển hình ,tế bào có nhân điển hình
26. Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn?
A. Vỏ nhầy. B. Mạng lưới nội chất. C. Lông, roi. D. Màng sinh chất.
27. Giữa các nucleotit trên 2 mạch của phân tử ADN có:
A. Các liên kết Hidro theo nguyên tắc bổ sung.
B. A liên kết với T bằng 3 liên kết Hidro. C. Các liên kết cộng hoá trị.
D. G liên kết với X bằng 2 liên kết Hidro.
28. Trong tế bào chất của tế bào nhân sơ không có thành phần nào?
A. Riboxom. B. Vùng nhân. C. Chất lỏng. D. Các bào quan có màng bao bọc.
29. Những nhận định nào sau đây đúng với tế bào vi khuẩn?
A. Vật chất di truyền là một phân tử ADN dạng vòng.
B. Thành tế bào được cấu tạo bởi xenlulôzơ.
C. Có các bào quan như lưới nội chất, bộ máy gôngi.
D. Nhân được ngăn cách với phần còn lại bởi màng nhân.
30. Tế bào nhân thật có ở những sinh vật nào sau đây:
A. Vi khuẩn, động vật, thực vật. B. Vi khuẩn, vi khuẩn lam, động vật nguyên sinh.
C. Động vật, thực vật, nấm; D. Vi khuẩn lam, động vật, nấm;
31. Điểm giống nhau giữa các loại ARN trong tế bào là:
A. Đều có cấu trúc 1 mạch. B. Đều có liên kết hiđrô.
C. Đều có cấu trúc mạch thẳng. D. Đều có cấu trúc xoắn.
32. Người ta gọi tên của nuclêôtít theo tên của bazơ nitric vì:
A. Các nuclêôtít khác biệt nhau về bazơ nitric.
B. Các nuclêôtít đều có axit phôtphoric.
C. Các nuclêôtít giống nhau bởi thành phần đường 5C.
D. Các nuclêôtít đều có bazơ nitric.
33. Tính thống nhất trong tế bào nhân sơ được thể hiện đầy đủ như thế nào?
A. Vùng nhân của tế bào nhân sơ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống và
tham gia vào sự di truyền.
B. Cấu tạo gồm 3 thành rất rõ đó là : Màng tế bào, tế bào chất và nhân.
C. Tế bào chất là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
D. Các thành phần có sự phân bố ,sự phân hoá về mặt cấu tạo và chuyên hoá về chức năng.
34. Cấu trúc phân tử ADN có dạng gì?
A. Dạng chuổi thẳng kép; B. Dạng chuổi xoắn đơn.
C. Dạng chuổi thẳng đơn; D. Dạng chuổi xoắn kép;
35. Tất cả các loại tế bào đều cấu tạo gồm ba thành phần chính là:
A. Tế bào chất, màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân.
B. Màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân;
C. Màng sinh chất, tế bào chất vùng nhân và nhân.
D. Màng sinh chất, tế bào chất và nhân;
36. Bào quan nào sau đây không có màng bao bọc?
A. Lưới nội chất; B. Bộ máy gôngi. C. Nhân; D. Ribôxôm;
37. ARN gồm có các loại sau:
A. A, U, G, X; B. A, T, G, X;
C. mARN, tARN, rARN; D. ADN và ARN.
38. Những nhận định nào sau đây đúng với tế bào vi khuẩn?
A. Nhân được ngăn cách với phần còn lại bởi màng nhân.
B. Vật chất di truyền là một phân tử ADN dạng vòng.
C. Có các bào quan như lưới nội chất, bộ máy gôngi.
D. Thành tế bào được cấu tạo bởi xenlulôzơ.
39. Số liên kết hiđrô có trong phân tử ADN được tính theo công thức:
A. H = 2A + 2G;
B. H = 2A + 3G;
C. H = 3A + 2G;
D. H = 3A + 3G.
40. Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật:
A. không bào B. trung thể
C. Lục lạp D. thành tế bào.
Đáp án: 1c 2a 3d 4a 5b 6c 7b 8a 9c 10d 11d 12b 13d 14a 15b 16d 17d 18b 19b
20c 21c 22a 23b 24c 25d 26b 27a 28d 29a 30c 31a 32a 33d 34d 35a 36d 37c 38
39b 40c