Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Mot so noi dung tu boi duong ca nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.69 KB, 63 trang )

Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp
16 Tháng Sáu 2014 / 76713 lượt xem
1,Quê hương, gia đình, thời niên thiếu và những hoạt động yêu nước đầu tiên(1890 - 1911)
*Thời thơ ấu ở quê hương
Nguyễn Sinh Cung, tên thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh ngày 19-5-1890 (1), Tại làng Hồng
Trù( cịn gọi là làng Trùa), thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An.
Phụ thân của Nguyễn Sinh Cung là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862.
Do cha mẹ mất sớm, từ nhỏ Nguyễn Sinh Sắc đã phải chăn trâu cắt cỏ giúp anh. Mặc dù cuộc sống khó
khăn, vất vả nhưng Nguyễn Sinh Sắc rất ham mê học tập trong làng ai cũng khen. Tiếng đồn lan khắp
xã. Cụ Hoàng Xuân Đường thương một thiếu niên mồ cơi, q đức tính cần cù, ham học, lại hiểu rõ gia
cảnh của Nguyễn Sinh Sắc, bèn bàn với anh là Nguyễn Sinh Thuyết xin đem về nuôi, cho ăn học.
Thấy Nguyễn Sinh Sắc say mê học hành, chăm chỉ lao động, năm 1883, cụ Hồng đã khơng câu nệ tập
tục phong kiến, cho Nguyễn Sinh Sắc thành hôn với người con gái đầu Hoàng Thị Loan, dựng cho hai
vợ chồng một căn nhà nhỏ ba gian ở góc vườn. Ông Sắc vừa giúp vợ làm ruộng, vừa học tập, bà Loan
có thêm nghề dệt vải để lo cuộc sống gia đình. Bà là phụ nữ cần mẫn đảm đang, giàu lịng thương
người. Trong căn nhà ấm cúng đó, năm 1884, bà Hoàng Thị Loan sinh con gái đầu lòng Nguyễn Thị
Thanh; năm 1888 sinh con thứ hai là Nguyễn Sinh Khiêm. Nguyễn Sinh Cung là con thứ ba trong gia
đình(2). Những người con của ơng Nguyễn Sinh Sắc lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ,
chăm công việc và rất thương người.
Năm 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân kỳ thi hương tại trường thi Nghệ An. Hồi đó những
người đỗ cử nhân, tú tài được cả làng, cả xã kính nể, nên có người thường coi mình cao hơn người
khác, nhưng ơng cử nhân Nguyễn Sinh Sắc thì vẫn giữ nếp sống và thái độ cư xử thân mật, gần gũi
với bà con trong xóm, ngồi làng.
*ở Kinh Đơ Huế
Sau khi đỗ cử nhân năm 1895 ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế thi hội, nhưng năm đó ơng khơng đỗ.
Quyết chí học hành cho đến nơi đến chốn, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám lúc bấy giờ đặt làng
An Ninh Thượng cách thành phố Huế 7 km về phía Tây. Hồi đó những người ở tỉnh xa vào học Quốc
Tử Giám phải khá giả mới có tiên trọ học. Cịn những người nghèo thường phải đưa cả gia đình đi theo
để vừa học vừa kiếm sống nuôi nhau. Cuối năm 1895, ông Sắc trở về làng đưa vợ và hai con trai vào
Huế.


Năm 1898, khoa Mậu Tuất, ông Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình
càng thêm chật vật, khó khăn. Được một người quen giới thiệu, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học ở
làng Dương Nỗ, cách thành phố Huế 6 km về phía Đơng (Nay thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên- Huế).


Chính tại làng Dương Nỗ, Nguyễn Sinh Cung bắt đầu học chữ Hán, tập viết chữ trong cuốn sách Tập
đồ hàng tư (3).
Với trí nhớ tốt, các bài học Nguyễn Sinh Cung chỉ đọc ba bốn lần là thuộc (4)..
Năm 1900, Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hóa. Ơng đưa Nguyễn Sinh
Khiêm cùng đi để đỡ đần ơng, cịn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế.
Cuối năm 1900, bà Hoàng Thị Loan sinh người con thứ tư. Cha và anh đi vắng, Nguyễn Sinh Cung vừa
tự học, vừa giúp mẹ chăm sóc em mà bà con thường gọi là bé Xin (1), nhưng bé Xin quá yếu cũng qua
đời sớm.
Ngày 22 tháng chạp năm Canh Tí (tức ngày 10-2 năm 1901) bà Hoàng Thị Loan lâm bệnh và đột ngột
qua đời ở Huế(5).
Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội vã trở lại Huế, đưa con về quê.
Hơn 5 năm sống ở chốn kinh thành, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ.
*Từng bứơc trưởng thành trên quê hương:
Trở lại quê hương, ông Nguyễn Sinh Sắc thu xếp tạm ổn cuộc sống cho các con, nghe lời khích lệ của
bà con trong họ, ngồi làng, ông lại tạm biệt quê hương, vào Huế dự kì thi hội năm Tân Sửu đời Thành
Thái thứ 13 (tức năm 1901). Lần đi thi này ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy.
ở lại quê hương Nguyễn Sinh Cung được bà ngoại gửi đi học chữ Hán.
Tại khoa thi năm đó ơng Nguyễn Sinh Huy đỗ phó bảng (6).
Mấy tháng sau(7) theo tục lệ thời ấy, ông Nguyễn Sinh Huy đưa ba người con về sống ở Kim Liên, quê
nội. Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung, thế hệ thứ mười hai kể từ khi dòng họ Nguyễn Sinh sống
ở làng, được làm lễ vào làng với tên gọi mới là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành.
Ông Nguyễn Sinh Huy quyết định gửi Nguyễn Tất Thành sang học với thầy Vương Thúc Quý đang mở
lớp chữ Hán cho một số thiếu niên trong làng. Thấy Quý tuy đỗ cử nhân nhưng khơng ra làm quan. Ơng
muốn Nguyễn Tất Thành được học chữ của thầy, nhưng điều quan trọng hơn, đó là học lịng u nước

thương dân của thầy Q.
Nhà thầy Quý còn là nơi lui tới của các sĩ phu yêu nước trong vùng. Nhiều khi Nguyễn Tất Thành được
thầy sai tiếp nước cho những vị khách đặc biệt ấy, nhờ đó cậu thiếu niên Tất Thành dần dần hiểu được
thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất nhà tan (8).
Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của nhân dân, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng
khổ của người dân mất nước. Thuế khóa vốn đã nặng nề lại còn thêm thủ đoạn ăn cuớp trắng trợn và
dã man của bọn hào lý. Cùng với thuế khóa là nạn bắt phu đi xây dựng thị xã Vinh, phu đi mở mang hệ
thống đường giao thông trong tỉnh để thực dân Pháp có điều kiện thuận lợi vơ vét tài ngun và ở đâu
có nổi dậy đấu tranh thì nhanh chóng điều quân đi đàn áp.


Tháng 9-1905, thực hiện Nghị định của Tồn quyền Đơng Dương, loại trường Pháp – bản xứ (école
franco-indigène) đuợc mở tại Vinh, tỉnh lỵ của Nghệ An, với lớp đầu tiên của bậc tiểu học, thường gọi là
lớp (curs préparatoire). Chương trình học nặng về tiếng Pháp, chỉ cịn một số ít học chữ Hán. Nguyễn
Tất Thành được phụ thân cho đi học ở Vinh
Tại trường tiểu học Vinh, Nguyễn Tất Thành chú ý đến ba từ được sơn vào gỗ, gắn ở phía trên bảng
đen “LIBERTé, éGALITé, FRATERNITé” (Tự do- Bình đẳng- Bác ái). Anh tìm hiểu và biết đó là khẩu
hiệu nổi tiếng của đại cách mạng Pháp năm 1789(9). Đối với anh, đó là những điều hồn toàn mới lạ,
khác với những điều mà anh đã học trong sách vở thánh hiền…, vì vậy rất tự nhiên, anh nảy ra ý muốn
“tìm hiểu những gì ẩn dấu trong những từ ấy”. Nhưng chưa hết năm học khoảng cuối tháng 4-1906,
anh Thành phải nghỉ học để chuẩn bị cùng cha lên đường vào Huế.
*Tham gia biểu tình chống thuế tháng 4-1908
Vào Huế, cùng với anh, Nguyễn Tất Thành phải học lại lớp dự bị ở trường tiểu học Pháp- Việt Đơng Ba,
niên khóa 1906-1907 và tiếp theo đó học lớp sơ đẳng vào năm 1907-1908 với tên mới là Nguyễn Sinh
Côn(10).
Tháng 4-1908, vào gần cuối năm lớp sơ đẳng của anh Thành, kinh đô Huế lại xôn xao, náo động về một
sự kiện mới: bị mất mùa liên tiếp 3 năm, nông dân 6 huyện của tỉnh Thừa Thiên kéo nhau rầm rập về
kinh thành. Bà con vây quanh tòa Khâm sứ ở cầu Tràng Tiền để đòi giảm sưu, giảm thuế. Nguyễn Tất
Thành đã tham gia những cuộc biểu tình này. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp những người nông
dân hiền lành.

Năm học 1908-1909, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt chuyển sang học trường Quốc Học Huế (11).
Tuy vốn tiếng Pháp cịn ít ỏi, Nguyễn Tất Thành bắt đầu tiếp xúc với sách báo Pháp, bao gồm cả sách
báo mượn của những người lính lê dương trong quân đội Pháp. “Những người lính lê dương này đọc
đủ thứ. Họ là những kẻ chống đối về bản chất” (12).
Sau khi tham gia cuộc biểu tình chống thuế, Nguyễn Tất Thành bắt đầu bị bọn cảnh sát theo dõi và nhà
trường để ý đến anh. Bọn quan cai trị thực dân khiển trách Nguyễn Sinh Huy về việc con trai ông phát
ngôn bài Pháp(13).
Khoảng hạ tuần tháng 5-1909, Nguyễn sinh Huy có mặt ở Bình Định để chấm thi, sau đó, được bổ
nhiệm chức đồng phủ lãnh chức tri huyện Bình Khê(14).
Cuối năm đó, Nguyễn Tất Thành rời trường Quốc học, theo phụ thân vào Bình Định (15)
Đến Bình khê, Nguyễn Tất Thành được gửi học tiếp chương trình lớp nhất (cours supéricur) với thầy
giáo Phạm Ngọc Thọ lúc ấy đang dạy ở truờng tiểu học Pháp- Việt Quy Nhơn. Ơng hiểu khả năng và
chí hướng người con trai thứ của mình, nên đã tạo điều kiện cho anh tiếp tục học lên.
Tháng 1-1910, Nguyễn Tất Thành được một tin không vui, ông Nguyễn Sinh Huy bị “triệu hồi” chức tri
huyện Bình Khê, bị triều đình gọi “lại kinh hậu cứu” (trở về kinh đô để xem xét sau).


Với sự giúp đỡ của thầy giáo Phạm Ngọc Thọ, Nguyễn Tất Thành hịan thành chương trình tiểu học
vào khoảng tháng 6-1910. Trước biến cố mới của gia đình, anh không theo cha trở về Huế mà quyết
định đi tiếp xuống phía Nam.
*Tìm đường ra nước ngồi
Anh Thành đến Phan Thiết vào cuối tháng 8-1910 (16). Nhờ gặp được một người có mối quan hệ từ trước
với phụ thân, anh được giới thiệu vào làm trợ giáo môn thể dục(17) tại Trường Dục Thanh, đúng vào dịp
nhà trường mới khai giảng.
Đầu tháng 2-1911, thầy giáo Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm trú tại các chi
nhánh của Liên Thành cơng ty đặt tại Sài Gịn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5,
đường Châu Văn Liêm); nhà số 128, Khánh Hội, v.v. (18).
Anh đi vào xóm thợ, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi đang làm thợ hay học nghề ở Trường
kỹ nghệ thực hành (école pratique d’ industrie), Trường đào tạo thợ máy á Đơng ở Sài Gịn (école dé
mécaniciens Asiatiquess de Sai Gòn); anh cũng làm quen với những hiệu giặt là ở gần cảng Nhà Rồng,

chuyên nhận giặt quần áo cho các thủy thủ trên tàu của Pháp để xin làm việc trên tàu. Anh đang tìm
cách thực hiện những chuyến đi xa.
Ngày 3-6-1911, một thủy thủ của tàu dẫn Nguyễn Tất Thành, với tên mới là Văn Ba, lên tàu gặp thuyền
trưởng Maixen (Maisen) và được nhận vào làm phụ bếp trên tàu.
Ngày 5-6-1911, tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời bến cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), mang theo một
người thanh niên Việt Nam đầy lòng u nước, thương dân, ơm ấp một hồi bão lớn lao: tìm hiểu nền
văn minh của thế giới, ra sức học hỏi để về giúp nước. Một giai đoạn mới, một bước ngoạt mới mở ra
trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành.
2, Từ người yêu nước trở thành chiên sĩ cộng sản( 6/ 1911- 12/ 1920)
* Lên đường sang phương Tây qua châu Phi , Mỹ và trở lại Pháp. Những hoạt động trong phong
trào công nhân Pháp, tham gia Đảng Xã hội và bản Yêu sách của nhân dân An Nam
Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc lên đường sang phương Tây, Với chân phụ bếp trên tàu, hằng ngày anh
Ba phải làm việc từ 4 giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn, sau đó, đốt lị, đi khn than, xuống hầm
lấy rau, thịt cá, nước đá… Anh làm việc trong nhiêt độ khơng bình thường: trong bếp thì rất nóng, ở
dưới hầm thì rất lạnh. Anh phải vác nặng từ dưới trèo lên những bậc thang khi con tàu đang trịng trành
vì sóng biển. Xong các việc trên, anh phải dọn cho bọn chủ bếp người Pháp ăn. Rồi nhặt rau, rửa xoong
chảo, đốt lò lại. Nhà bếp phải lo ăn cho hàng trăm người nên các đồ dùng nấu ăn đều to, nặng. Công
việc bận rộn vất vả suốt cả ngày, đến 9 giờ tối mới xong. Mỗi tháng, bọn chủ trả cho anh 45 phrăng là
hạng tiền công rẻ mạt.
Với thái độ thân mật, lễ độ với mọi người, anh Ba được các bạn cùng làm trên tàu yêu mến, sẵn sàng
giúp đỡ, chỉ bảo những việc còn mới lạ. Sau khi làm xong việc, anh tranh thủ học tập, đọc hoặc viết đến
11, 12 giờ đêm mới nghỉ, để 4 giờ sáng hôm sau lại bắt tay vào những công việc của một ngày mới.


Sau một tháng trời lênh đênh trên biển cả và ghé lại mộ số cảnh để trao đổi hàng, tiếp thêm nhiên liệu,
nứơc ngọt, thực phẩm, ngày 6-7-1911, tàu cập bến Mácxây.
Tại Mácxây, ngày 15-9-1911, anh viết thư gửi Tổng thống và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp, ký tên
Nguyễn Tất Thành, xin được vào học Trường Thuộc địa(19) với “ý muốn trở thành có ích cho đồng bào
tơi, muốn cho họ được hưởng những lợi ích của học thức”.
Tháng 10-1911, Pari đã trả lời từ chối yêu cầu của anh.

- Đi qua châu Phi và những năm tháng ở Mỹ, Anh
Năm 1912, Nguyễn Tất Thành đang làm vườn cho ơng chủ hãng Sácgiơ Rêuyni thì được biết sắp có
một chuyến tàu chở hàng đi vòng qua châu Phi, anh vui vẻ nhận lời vì “muốn đi xem các nước”.
Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi qua Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và áchentina
(Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912.
Nguyễn Tất Thành từng đến thăm quận Brúclin (Brooklyn) của thành phố Niu Oóc (New York).
Anh thường đi xe điện ngầm tới khu Háclem (Harlem), để tìm hiểu nguồn gốc lịch sử, cuộc đấu tranh
chống áp bức giai cấp và kỳ thị chủng tộc của người da đen.
Khoảng giữa năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo con tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ đi Anh, như anh nói
để học tiếng Anh và xem nước tự nhận là “mặt trời không bao giừ lặn” trên đế quốc của mình hiện tình
ra sao.
Để có tiền sống, mới đầu Nguyễn Tất Thành xin làm việc quét tuyết cho một trường học. Sau đó, anh
xin chân đốt lị ở trung tâm sưởi ấm của thành phố London. Đây là một cơng việc rất nặng nhọc: trong
hầm hết sức nóng, ra ngồi trời cực kỳ rét, khơng có đủ quần áo, anh bị cảm, phải nghỉ làm việc hai
tuần. Với sô tiền nhỏ dành dụm được, anh trả tiền thuê phịng ở, ăn và trả cơng thầy dậy tiếng Anh gần
hết, Nguyễn Tất Thành phải đến Sở tìm việc và được giới thiệu làm thuê ở khách sạn CácLơTơn
(Carlton) tại thủ đô LuânĐôn (London).
- Trở lại Pháp hoạt động trong phong trào…
Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại nước Pháp (20) và cư trú ở Pari.
Khi mới đến Pari, đầu tiên anh Nguyễn được bố trí náu mình trong một căn buồng ở phố Saron
(Charonme), sau được một đồng chí người Italia thu xếp đến ở nhà một đồng chí tên là Moktar người
Tuynidi ở quận 13(21). Sau khi đã được các đồng chí Xã Hội Pháp kiếm cho thẻ lao động hợp pháp, giữa
năm 1919, anh dọn đến nhà số 10, phố Xtốckhôm (Stockholm), rồi lại chuyển đến số 56, phố Mơxiơ lơ
Pơranhxơ (Monsieurr le Prince). Nhờ lăn lộn trong quần chúng lao động ở khu phố Êpinét (ếpinette)
nghèo nàn, giữa Pari hoa lệ đó, anh Nguyễn đã nhanh chóng đến được với phái tả của cách mạng
Pháp.
Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng Xã Hội Pháp.


Khi được hỏi vì sao vào Đảng, anh trả lời: Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực nước tôi, là

tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: “Tự do, Bình Đẳng, Bác ái”.
- Bản yêu sách của nhân dân An Nam
Nhân Hội nghị các nước đế quốc họp ở Vécxay (Versaillé), có đại biểu chính phủ các nước thắng trận:
Mỹ, Anh, Pháp, ý, Nhật, Bỉ, v.v một bên, và nước thua trận là Đức một bên, những người yêu nước
Triều Tiên, Ai Cập, Trung Quốc… đưa yêu sách của mình đến Hội nghị và mong được xem xét, giải
quyết.
Thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước, Nguyễn ái Quốc tới lâu đài Vécxay trao bản Yêu sách cho
văn phịng Hội nghị, sau đó lần lượt gửi bản u sách đến các đoàn đại biểu các nước Đồng minh dự
Hội nghị, trong đó có đồn đại biểu chính phủ Mỹ. Hầu hết các đồn đại biểu đều có thư trả lời Nguyễn
ái Quốc.
Sau khi bản Yêu sách bằng tiếng Pháp được in vào ngày 18-6-1919, Nguyễn Tất Thành còn tự tay viết
Yêu sách bằng hai thứ chữ: một bản bằng chữ quốc ngữ theo thể văn vần, nhan đề Việt Nam yêu cầu
ca và một bản chữ Hán nhan đề An Nam nhân dân thỉnh nguyện thư, chụp in thành truyền đơn. Nguyễn
Tất Thành cùng một số kiều bào trong Hội người Việt Nam yêu nước đem phân phát trong các cuộc hội
họp, mít tinh, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ,…
- Những bài báo đầu tiên chống chủ nghĩa…
Từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh, Nguyễn ái Quốc thấy cần phải học viết báo để tố cáo tội ác của
thực dân Pháp. Phong trào công nhân và Chủ nghĩa xã hội ở Pháp đã đưa anh đến với hoạt động báo
chí.
Nguyễn ái Quốc kiên trì học tập, học tiếng Pháp, học cách viết báo, ngày đi làm, tối đi hội họp, mittính,
tuy khá vất vả, nhưng anh vẫn cố gắng viết để tố cáo tội ác của bọn thực dân.
Bài báo đầu tiên của Nguyễn ái Quốc, đúng với tính cách một bài báo, là bài báo Vấn đề dân bản xứ,
đăng báo L’Humanité ngày 2-8-1919(22).
- Lên án Chủ Nghĩa Thực Dân, Thúc Đẩy Sự Nghiệp Giải Phóng Các Dân Tộc Thuộc Địa (1921 –
6-1923)
- Nhà số 9 ngõ Côngpoăng
ở Pari, Nguyễn ái Quốc sống chủ yếu băng nghề in phóng ảnh. Do việc làm khơng ổn định, tiền kiếm
được ít, giá sinh hoạt mỗi ngày một đắt đỏ, đời sống gặp nhiều khó khăn nên anh còn phải nhận làm
thêm việc vẽ quạt, lọ hoa và chao đèn bằng sơn màu.Từ khi ký tên thay mặt nhóm người yêu nước Việt
Nam vào bản yêu sách 8 điểm, sự tìm kiếm việc làm của Nguyễn ái Quốc càng khó khăn, do có sự can

thiệp của cơ quan an ninh Pari đối với những chủ hiệu thuê anh làm.
Sau ngày 14-7-1921, Nguyễn ái Quốc rời ngôi nhà số 6, Vila đề Gôbơlanh đến nơi mới tại gác 2 nhà số
9 ngõ Cơngpoăng (compoint). Đó là một căn phịng rộng 9 mét vuông cũ kỹ, nhỏ bé nằm trong ngõ cụt
thuộc một khu phố nghèo ở Pari, trong những năm ấy vẫn chưa có ánh sáng điện. Căn phong cho thuê


trang bị rất sơ sài: một cái giường cá nhân bằng sắt, một cái bàn nhỏ, một chiếc ghế, một cái tủ áo và
vài thứ đồ dùng rẻ tiền.
Công việc kiếm ăn bấp bênh như vậy, nên khi có việc kiếm được tiền, anh vẫn phải tiết kiệm, đề phòng
lúc thất nghiệp hay đau ốm. Anh ăn uống tằn tiện, mua những món ăn rẻ tiền: nấu cơm trên bếp đèn
cồn với một con cá mắm hoặc một ít thịt, sáng ăn một nửa và dành một nửa đến chiều. Có khi chỉ một
chiếc bánh mì với một chiếc pho mát là đủ ăn cho cả ngày.
Về mùa đông lạnh, mỗi buổi sáng trước khi đi làm, anh để một viên gạch vào cạnh lò bếp, chiều về anh
lấy viên gạch ra, bọc vào trong những tờ báo cũ, để xuống giường cho nắm cho đỡ rét.
Thường thường, anh chỉ đi làm việc buổi sáng, còn buổi chiều đến thư viện hoặc đi dự những buổi nói
chuyện chính trị để nâng cao hiểu biết hay tham dự các buổi míttinh. ở đó anh cũng tham gia phát biểu
tranh luận và khéo léo lái những đề ttài thảo luận sang vấn đề thuộc địa nhằm lên án tội ác của bọn
thực dân
- Tham gia đại hội lần thứ I
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Cộng sản Pháp họp ở Pari từ ngày 21 đến ngày 24-101922(23). Nguyễn ái Quốc lại được cử làm đai biểu.
Theo lời đề nghị tích cực của Nguyễn ái Quốc, Đại hội đã biểu quyết thông qua Lời kêu gọi những
người bản xứ ở các thuộc địa do Ban nghiên cứu thuộc địa đệ trình, với tác giả soạn thảo là Nguyễn ái
Quốc và ápđen Kađe.
Nguyễn ái Quốc còn tham gia các Hội nghệ thuật và khoa học, Hội những người bạn của nghệ
thuật. Những hội này hàng tuần tổ chức những cuộc đi thăm các bảo tàng, nhà máy, phịng thí nghiệm,
xưởng nghệ thuật, nhà hát, có những nhà chun mơn hướng dẫn và giới thiệu.
Anh cũng vào Hội du lịch để được đi tham quan nhiều nơi ở Pháp , ý, Thụy Sĩ, Đức và cả Tịa thánh
Vaticăng, khơng phải chỉ vì thích du lịch mà vì anh muốn biết những nước ấy tổ chức và cai trị như thế
nào.
*Tham gia sáng lập hội Liên Hiệp thuộc địa và Chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Le Paria (Người

cùng khổ)
Được sự đồng tình và ủng hộ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn ái Quốc đã cùng với đại biểu các
thuộc địa của Pháp có mặt ở Pari đứng ra vận động thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, một hình thức
mặt trận của các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân Pháp thống trị, liên minh với giai cấp vơ sản chính quốc
cùng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
Bản Tuyên ngôn của “Hội Liên Hiệp thuộc địa”, do Nguyễn ái Quốc viết, được Hội đồng nhất trí thơng
qua trong cuộc họp ngày 28-5-1922.
Hội Liên Hiệp thuộc địa cho xuất bản tờ báo Le Paria làm cơ quan ngôn luận của Hội, Nguyễn ái Quốc
được Ban Chấp hành Hội phân công làm chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo.


Nguyễn ái Quốc trực tiếp phụ trách tờ báo từ số 1 đến số 15 (6-1923). Trước khi rời nước Pháp đi Liên
Xơ, anh vẫn cịn chuẩn bị bài để lại cho các số sau. Trong thời gian đó, anh đã cho đăng trên 30 bài viết
và tranh vẽ ký tên Nguyễn ái Quốc hoặc các bút danh đã được xác định. Có số anh viết tới 4 bài, có bài
dài đăng liền trong hai số.
Nguyễn ái Quốc được Đảng Cộng sản Pháp coi là một thành viên sáng lập.
Nhân Hội nghị quốc tế Nông dân và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản dự định triệu tập vào cuối năm
1923, Nguyễn ái Quốc được chính thức mời qua Nga tham dự và phát biểu về vấn đề thuộc địa.
Ngày 13-6-1923, từ ga Đuy No (Du Nord), anh lên tàu rời Pari.
3- Những hoạt động trong phong trào công sản quốc tế(1923-1924)
*Lần đầu đến đất nước Liên Xô
Nguyễn ái Quốc lưu lại trên đất Đức từ ngày 18 đến ngày 22-6-1923, chờ tàu biển đi Liên Xô.
Ngày 27-6-1923, anh được đưa xuống tàu biển, mang tên nhà cách mạng Các Lipnếch, rời Hămbuốc
và đến cảng Pêtơrôgrát: ngày 30-6-1923. Làm xong thủ tục nhập cảnh, ít ngày sau, Nguyễn ái Quốc
được bố trí lên xe lửa đi Mátxcơva.
*Hoạt động ở quốc tế nông dân
Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân được triệu tập và khai mạc ngày 10-10-1923 trong cung
Anđrâyépxki ở Kremli. Tham dự Hội nghị có 158 đại biểu, trong đó có 122 đại biểu chính thức, đại biểu
cho nông dân của 40 nước trên thế giới. Nguyễn ái Quốc được mời tham dự với tư cách là đại biểu
chính thức của nơng dân Đơng Dương.

Với những ý kiến đóng góp tích cực, có giá trị lớn về lý luận và thực tiễn. Nguyễn ái Quốc đã giành
được sự tín nhiệm của các đại biểu các nước. Ngày 17-10-1923, Hội đồng Quốc tế Nông dân họp phiên
đầu tiên, bầu Người vào Đoàn Chủ tịch gồm 11 ủy viên, trong đó Nguyễn ái Quốc là đại biểu duy nhất
của nông dân thuộc địa(24).
* Vào trường Đại học phương Đông
Trường Đại học Cộng sản của những người lao động phương Đông – gọi tắt là Trường Đại học phương
Đông - được thành lập ngày 21-4-1921, trực thụôc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Nhiệm vụ của
trường là đào tạo cán bộ cách mạng cho các nước phương Đơng và các nước cộng hịa Trung á của
Liên Xơ.
Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên vào học Trường Đại học phương Đông.
Trong thời gian học tập ở Trường Đại học phương Đông, Nguyễn ái Quốc đã trao đổi với nhóm thanh
niên Trung Quốc ở trường, tập hợp những tư liệu do họ cung cấp và viết thành cuốn Trung Quốc và
thanh niên Trung Quốc(25).


Sau khi học xong lớp ngắn hạn của Trường Đại học phương Đông, trong khi chờ đợi chuyến lên đường
về Châu á, Nguyễn ái Quốc được nhận vào làm cán bộ của Ban phương Đồng Quốc tế Cộng sản theo
quyết định, do Pêtơrốp ký, đề ngày 14-4-1924.
* Những bài báo viết trên đất nước Liên Xô
Trong thời gian ở Liên Xơ, ngồi việc tiếp tục gửi bài, chăm lo cho sự tồn tại và phát triển của tờ báo Le
Paria, Nguyễn ái Quốc còn viết nhiều bài gửi đăng tập san của Quốc tế Cộng sản, báo L’ Humanité, La
Vie Ouvrière và báo Pravđa.
* Hoàn thành tác phẩm
Bản án chế độ thực dân Pháp
Trong những ngày ở Liên Xô, Nguyễn ái Quốc đã có điều kiện hồn thành Bản án chế độ thực dân
Pháp.
Cuốn sách gồm 12 chương và một phụ lục, đề cấp đến ba nội dung lớn: Tội ác của chủ nghĩa thực dân
Pháp; sự thức tỉnh của các dân tộc thuộc địa; và phương hướng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân,
giải phóng dân tộc theo đường lối của Quốc tế Cộng sản.
*Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ

Theo những tin tức nhận được, Nguyễn ái Quốc biết sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất hiện có nhiều
thanh niên yêu nước Việt Nam đang có mặt ở Quảng Câu. Họ có thừa nhiệt huyết nhưng chưa có tổ
chức và thiếu một đường lối đúng đắn trong hoạt động. Nguyễn ái Quốc nóng lịng được tới niềm Nam
Trung Quốc để “tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”.
Sau nhiều lần đề đạt, nguyện vọng của Nguyễn ái Quốc được Quốc tế Cộng sản chấp nhận. Với tư
cách là ủy viên Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời ủy viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế
Nông dân, Nguyễn ái Quốc được giao trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số
nước châu á(26).
Một ngày cuối tháng 10-2924, Nguyễn ái Quốc rời Mátxcơva đi xuống Xibêri, nghỉ lại ở Vlađivôxtốc rồi
xuống tàu viễn dương của Liên Xô, đi Trung Quốc. Người đến Quảng Châu ngày 11-11-1924.
II từ sự kiện thành lập đảng cộng sản việt nam đến cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
thắng lơi:
1, Chuẩn bị điều kiện sáng lập Đảng cộng sản việt nam( 11/1924- 2/1930)
* xây dựng tổ chức cách mạng theo khuynh hướng macxit
Lúc đó Người lấy bí danh là Lý Thụy, làm phiên dịch trong văn phong của Đồn cố vấn Xơviết tại Quảng
Châu.


Nguyễn ái Quốc xây dựng tổ chức cách mạng của mình tuần tự theo từng bước – từ tiếp xúc, tìm hiểu
những người yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở niềm Nam Trung Quốc lập ra nhóm bí mật làm hạt
nhân, sau đó lập ra một tổ chức cách mạng (sau này là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên) và cuối
cùng, đặt nó trong mối liên hệ với phong trào cách mạng châu á, tức là trong Hội Liên hiệp các dân tộc
bị áp bức.
Sau đó, Nguyễn ái Quốc tiến tới thành lập một tổ chức có tính chất quần chúng rộng hơn nhằm tập hợp
những thanh niên yêu nước trong và ngoài nước. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra
đời, cơng bố chương trình, điều lệ của mình, nói rõ mục đích của Hội là “làm cuộc cách mệnh dân tộc
(đập tan bọn Pháp và giành lại độc lập cho xứ sở), sau đó làm cách mệnh thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế
quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)”(27).
* Báo Thanh Niên và tác phẩm Đường Kách mệnh
Cùng với việc đào tạo đội ngũ cán bộ chính trị, quân sự, Nguyễn ái Quốc chủ trương xuất bản sách và

báo chí, làm phương tiện tuyên truyền.
Báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra số đầu vào ngày 21-61925 tại Quảng Châu.
Báo Thanh niên tập trung tuyên truyền xoay quanh những chủ đề chính sau đây:
1- Đế quốc và thuộc địa.
2- Cách mạng và cải lương.
3- Vì lẽ gì người Việt Nam chưa làm cách mạng được? Những trở ngại về tư tưởng và tổ chức cần vượt
qua.
4- Đảng cách mạng - Đảng Cộng sản.
5- Cách mạng dân tộc và cách mạng thế giới.
6- Đảng cách mạng và mặt trận dân tộc thống nhất.
7- Hướng tới phát động một phong trào đấu tranh của quần chúng.
8- Học tập kinh nghiệm các cuộc cách mạng thế giới.
9- Học tập lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin.
Từ tháng 6-1925 đến tháng 4-1927, tức là thời kỳ có sự chỉ đạo trực tiếp của người sáng lập, Thanh
niên ra được 88 số (28)
* Sát cách chiến đấu cùng nhân dân Trung Quốc thời đại cách mạng ở Quảng Đông.


Trong những năm tháng hoạt động ở Trung Quốc, Nguyễn ái Quốc không chỉ quan tâm tới việc tổ chức
lực lượng cách mạng Việt Nam, mà còn tham gia những hoạt động giúp đỡ phong trào cách mạng các
nước trong khu vực, đặc biệt là phong trào cách mạng sôi sục của Trung Quốc những năm 1925-1927.
Nguyễn ái Quốc là một chiến sĩ quốc tế đã cùng với các đồng chí Trung Quốc, ấn Độ, Triều Tiên, Miến
Điện, tích cực vận động thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quốc tế. Ngày 9-7-1925, Hội Liên
hiệp các dân tộc bị áp bức ra đời, nhằm đoàn kết các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức trong một tổ chức cách
mạng vì mục tiêu cao cả: giải phóng đất nước khỏi sách thực dân, đưa các dân tộc bị nô lệ vào con
đường ấm no, hạnh phúc. Nguyễn ái Quốc đã đóng vai trị quan trọng trong tổ chức đó: từ đầu năm
1926, sau khi cải tổ, Người được bầu là Bí thư của Hội kiêm ủy viên phụ trách tài chính. Là người biết
nhiều ngoại ngữ, Hội đã giao cho Người thảo các bức điện, thư thăm hỏi gửi các tổ chức và các nước
trên thế giới. Ngày 14-5-1926, Người đã thảo bản Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp các dân tộ bị áp
bức ủng hộ công nhân bãi công ở Anh, điện thăm hỏi và ủng hộ phong trào cách mạng ở các nước Xyri,

Marốc, Triều Tiên, Việt Nam, v.v...(29).
Cuộc đảo chính phản cách mạng của Tưởng không chỉ gây tổn hại lớn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc
và phong trào cách mạng Trung Quốc mà còn gây nên những mất mát đáng kể cho phong trào cách
mạng của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Sau vụ chính biến đó, những người cách mạng
Việt Nam đang hoạt động trên đất Trung Hoa cũng trở thành đối tượng của sự khủng bố. Vì vậy, từ sau
tháng 4-1927, Nguyễn ái Quốc không thể tiếp tục ở lại Quảng Châu.
Nguyễn ái Quốc rời Quảng Châu đi Hương Cảng với hy vọng có thể tiếp tục cơng việc ở đó. Nhưng mật
thám Anh bắt Người phải rời Hương Cảng trong vòng 24 tiếng. Người đi Thượng Hải. ở đấy, bọn Quốc
dân Đảng cũng đang tiến hành những đợt khủng bố gắt gao. Để che mắt bọn chúng, Người đã đóng vai
một nhà bn giàu, th khách sạn hạng sang. Biết không thể ở lại lâu được, Người quyết định rời
Thượng Hải trên một chiếc thuyền buôn đi Vlađivôtxtốc để lại phía sau những kỷ niệm sơi nổi, hào hùng
của một quãng đời mình trên đất nước Trung Hoa.
* Trở lại Mátxcơva, tìm đường về gần quê hương
Mùa hè năm 1927, Nguyễn ái Quốc trở lại Mátxcơva, được bạn bè và đồng chí trong Quốc tế Cộng sản
vui mừng đón Người tư chiến trường nóng bỏng trở về. Sau những ngày vui sum họp, Quốc tế Cộng
sản bố trí cho Người đi an dưỡng ở Crưm để lấy lại sức khỏe, chuẩn bị cho những đợt công tác mới.
Trung tuần tháng 11-1927, Nguyễn ái Quốc rời Mátxcơva đi Đức và sau đó bí mật đi Pháp. Đầu tháng
12-1927, từ Pháp, Nguyễn ái Quốc đi dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống đế quốc
tại Brúcxen, thủ đơ nước Bỉ. ít lâu sau, Người bắt được liên lạc với đại diện Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Pháp. Trong những cuộc tiếp xúc, Người đã trao đổi nhiều ý kiến với Ban lãnh đạo
Đảng và đã thẳng thắn phê bình về sự hoạt động kém cỏi của Ban Nghiên cứu thuộc địa, đồng thời đưa
ra những kiến nghị cụ thể và sát hợp.
Dẫu hết sức bí mật nhưng cuối cùng mật thám Pháp cũng đã đánh hơi được sự có mặt của Nguyễn ái
Quốc ở Pháp. Trước tình hình đó, Người quyết định thay đổi hành trình: đột ngột bí mật quay trở lại
Đức vào trung tuần tháng 12-1927 chờ dịp thuận lợi khác. Trong thời gian chờ đợi, Người nhận làm
phóng viên cho tờ Die Welt (Thế giới), gửi thư từ trao đổi với những tổ chức quan trọng, chuẩn bị giấy


tờ cho cuộc hành trình xích gần lại q hương. Cuối tháng 4-1928, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản
ra quyết định đồng ý để Người được trở về Đông Dương.

Sau khi nhận đủ giấy tờ cần thiết cho cuộc hành trình, Nguyễn ái Quốc rời Béclin qua Thụy Sĩ để đến
Italia. Tại biên giới Thụy Sĩ – Italia, Người bị cảnh sát gây khó dễ nhưng rồi cũng qua được. Đến thành
phố Milanơ, Nguyễn ái Quốc nhanh chóng bắt liên lạc với đại diện Đảng Cộng sản Italia. Tiếp đó,
Nguyễn ái Quốc đi Rơma. Tại đây, Người bị mật thám của Giáo hồng tình nghi và hỏi giấy tờ. Người
bình tĩnh trả lời những câu hỏi hiểm hóc của họ. Khơng có bằng chứng cụ thể cuối cùng họ phải để cho
Người tự do. Sau đó, Người đi Napơli, thành phố cảng niềm Nam nước này. Từ đây, Người đáp tàu
thủy Nhật Bản đi Xiêm đề về gần quê hương.
* Xây dựng lực lượng cách mạng trong Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan)
Tháng 7-1928, Nguyễn ái Quốc tới Xiêm. Nước Xiêm là nơi có nhiều Việt kiều sinh sống.
Đầu tiên, Người tới Băng Cốc, từ đó Người đi Bản Đơn, thuộc huyện Phì Chịt, tỉnh Phítxanuloốc, nơi có
cơ sở cách mạng của Việt kiều yêu bước. Để giữ bí mật, Người dùng một số bí danh
như Thọ, Nam Sơn, Chín... Việt kiều ở đây thường gọi Người bằng cái tên thân mật và kính trọng là
Thầu Chín, nghĩa là “ơng già Chín”.
Cuối tháng 7-1923, Nguyễn ái Quốc rời Phì Chịt đến vùng Đơng Bắc Xiêm, nơi có đông Việt kiều sinh
sống như Uđon, Xa Vang, Na Khôn, Phu Mon, Noọng Khai.
Tại Uđon, Người đã mở lớp huấn luyện ngắn hạn cho các hội viên Chi hội Việt Nam cách mạng thanh
niên. Cũng tại đây, Người chọn một số sách Mácxít phổ thơng dịch sang tiếng Việt như Nhân loại tiến
hóa sử, A.B.C Chủ nghĩa cộng sản(30) v.v...
Nhằm giáo dục và cổ vũ tinh thần yêu nước trong Việt kiều, Nguyễn ái Quốc đã biểu dương cuộc đời và
sự nghiệp của những anh hùng nổi tiếng trong lịch sử bằng thể loại thơ, kịch dễ hiểu.
Nhưng sự xuất hiện cùng một lúc nhiều tổ chức cộng sản tạo nên nguy cơ chia rẽ trong phong trào
công nhân Việt Nam, làm suy yếu phong trào. Để đẩy lùi nguy cơ đó, tất phải thống nhất các tổ chức
cộng sản lại thành một đảng duy nhất. Có như vậy, giai cấp công nhân Việt Nam mới đủ mức mạnh
đảm đương sứ mệnh lịch sử của mình.
Theo dõi sát sao tình hình cách mạng đang diễn ra ở Đơng Dương, Quốc tế Cộng sản đã ra Chỉ thị
Nguyễn ái Quốc Về việc thành lập một Đảng Cộng sản ở Đông Dương, ngày 27-10-1929, gửi cho các tổ
chức cộng sản.
Cuối năm 1929, Nguyễn ái Quốc rời Xiêm và đến Trung Quốc ngày 23-12. Người gặp gỡ những chiến
sĩ cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây để tìm hiểu thêm tình hình, sau đó, Người đi Hương
Cảng, chuẩn bị cơng việc cho Hội nghị hợp nhất.

Ngày 3-2-1930(31), Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng khai mạc tại nhà của một công nhân ở Cửu Long
thuộc Hồng Kông.


Sau mấy ngày(32), làm việc khẩn trương, Hội nghị đã thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn ái Quốc dự thảo.
Sau đó, theo ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã tiến hành một số cơng tác tại Xiêm
(Thái Lan) và Malaixia, đóng góp cơng sức vào sự phát triển phong trào cách mạng ở các nước này.
Sau khi thoát khỏi một cuộc vây bắt ở Xingapo (Singapore – lúc đó thuộc Malaixia) (33),, đầu tháng 5,
Người trở lại Hồng Kông.
Đồng thời nhận được báo cáo về những hoạt động của Đảng trong quần chúng cơng nhân, binh lính,
bồi bếp và bà con người Việt Nam buôn bán trong tô giới Pháp ở Thượng Hải. Nguyễn ái Quốc quyết
định trực tiếp đi tìm hiểu, kiểm tra tình hình và giúp đỡ các đồng chí ở đó.
Trung tuần tháng 11-1930, Nguyễn ái Quốc từ Thượng Hải trở lại Hồng Kông và tiếp tục theo dõi và chỉ
đạo cao trào cách mạng ở Việt Nam.
2, theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở trong nước (1930- 1941)
Sáng ngày 6-6, cảnh sát Anh bất ngờ bao vây ngôi nhà số 186, phố Tam Lung (Cửu Long), khi đó, chỉ
có Nguyễn ái Quốc đang ở nhà. Nguyễn ái Quốc vừa kịp làm tín hiệu “động” xong thì một tên sĩ quan
Anh và mấy tên cảnh sát Trung Quốc đã chĩa súng vào người, xích tay, đẩy lên xe bịt kín, giải về sở
cảnh sát Hồng Kông.
Đúng vào lúc Nguyễn ái Quốc bị bắt đưa vào Sở cảnh sát cũng là lúc chúng dẫn Hồ Tùng Mậu đi ra để
trục xuất khỏi Hồng Kông. Biết đồng chí Nguyễn ái Quốc đã bị bắt, Hồ Tùng Mậu chủ động tìm đến nhà
ơng Lơdơby (F.H. Loseby) một luật sư tiến bộ người Anh, lúc đó là Chủ tịch Công ty luật gia ở Hồng
Kông để nhờ giúp đỡ.
Ngày 1-8-1931 mới mở phiên tòa đầu tiên xét xử vụ án Nguyễn ái Quốc – Tổng Văn Sơ.
Buổi xét xử cơng khai, nhưng trong ngồi tịa án đều có lệnh giới nghiêm vì “sợ ơng Nguyễn ái Quốc
trốn”. “Ơng Lơdơby là luật sư chính của vụ án, nhưng người bào chữa trước tòa lại là tiến sĩ Gienkin
(Jenkin), bạn đồng nghiệp của luật sư”.
Ơng Lơdơby và luật sư Gienkin đã sử dụng pháp luật của nước Anh để bảo vệ Tổng Văn Sơ.
Từ đấy cho đến tháng 9, tòa án họp 8 phiên nữa, chánh án thừa nhận hai điều sai (bắt và hỏi cung trái

phép) nhưng vẫn quyết định trục xuất Tống Văn Sơ về Đông Dương. Luật sư Lơdơby phản đối kết luận
của tịa án và chống án lên Hội đồng nhà vua ở Ln Đơn. Ơng nhờ bạn là luật sư Nơoen Prít (Nowel
Pritt) ở Ln Đơn giúp đỡ.
Tháng 7-1932, Nguyễn ái Quốc được luật sư Lôdơby cho biết nhờ Nơoen Prít, luật sư ở Ln Đơn, giúp
đỡ, Hội đồng cơ mật nhà vua đã chấp nhận đơn kháng án và vụ án sẽ phải đem xử lại. Nhưng nếu sử
lại, chính quyền Hồng Kơng có thể mất uy tín vì khơng có chứng cớ. Điều này có khả năng đưa đến
những hậu quả khơng tốt. Do đó, ơng Lơdơby đã đồng ý với chính quyền Hồng Kông lặng lẽ trả tự do
cho Tống Văn Sơ mà không cần phải xét xử thêm nữa.


Theo sự thỏa thuận, Tống Văn Sơ sẽ bị trục xuất khỏi Hồng Kơng, đến nơi mình tự chọn lấy và nơi đó
phải được giữ bí mật.
Ơng bà Lơdơby mua cho Nguyễn ái Quốc một vé tàu thủy đi châu Âu. Tàu đến Xingapo, Nguyễn ái
Quốc lại bị cảnh sát bắt và trả lại Hồng Kông, Lấy cớ ông Nguyễn đi vào thuộc địa khơng có giấy phép,
nhà cầm quyền Hồng Kơng lại bắt giam ơng, Ơng Lơdơby lại tận tình cứu giúp Nguyễn một lần nữa, bí
mật thu xếp cho Nguyễn ái Quốc an tồn rời khỏi Hồng Kơng.
ở Hạ Mơn, Nguyễn ái Quốc đóng vai trị một nhà trí thức thượng lưu nhàn rỗi, nghỉ ngơi dạo chơi trong
rừng, viết bài cho các báo địa phương bằng tiếng Anh với những tên ký khác nhau.
Vào khoảng tháng 7-1933, Nguyễn ái Quốc quyết định rời Hạ Môn lên Thượng Hải, tìm cách bắt liên lạc
với Đảng.
Để che mắt bọn mật thám, Người tiếp tục đóng vai một thân sĩ quần áo sang trọng ở khách sạn đắt tiền
nhưng đến tối thì “khóa cử phịng lại, ăn khoai trừ bữa và tự giặt lấy áo quần”.
Mùa thu năm ấy, được tin có một đồn đại biểu hịa bình châu Âu sang các nước Viễn Đông tuyên
truyền chống chiến tranh đế quốc; đọc báo, Người được biết trong đồn có đồng chí Pơn Vayăng
Cutuyariê, bạn cũ của Người từ những năm 20 trên đất Pháp. Tại đây Nguyễn ái Quốc và P. Vayăng
Cutuyariê đã gặp được nhau.
Vào một buổi chiều cuối mùa xuân năm 1934, một chiếc tàu buôn Liên Xô trên đường về Vlađivôxtốc đã
ghé qua Thượng Hải để sửa chữa lặt vặt. Thuyền trưởng được lệnh thả thang tàu đón một hành khách
mặc áo dài Trung Quốc từ một chiếc thuyền nhỏ bước lên tàu... Mấy ngày sau, con tàu đã cặp bến cảng
Vlađivôxtốp, đưa Nguyễn ái Quốc, người vừa thoạt khỏi nhà tù Víchtoria, trở về với gia đình Quốc tế

Cộng sản.
* Trở lại Mátxcơva
Sau một thời gian dừng lại Vlađivơxtốc để hồn thành thủ tục nhập cảnh vào Liên Xô, Nguyễn ái Quốc
đã vượt đường xe lửa xuyên Xibia về Mátxcơva.
Mùa thu năm 1934, Nguyễn ái Quốc được nhận vào học Trường Quốc tế Lênin, là trường bồi dưỡng lý
luận dành riêng cho cán bộ các đảng anh em. Kết thúc khóa học tại Trường Quốc tế Lênin (34),, Nguyễn ái
Quốc nóng lịng trở về Tổ quốc.
* Nhận công tác tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa:
Trong khi chờ thời cơ về nước, vào khoảng mùa thu năm 1936, Nguyễn ái Quốc vào nhận công tác tại
Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, ở số nhà 25 đại lộ Tvéckaia. Tại đây Người đã gặp gỡ
và làm quen với nhiều chiến sĩ cách mạng ở một số nước châu á, nhờ đó, có những hiểu biết thêm tình
hình cách mạng đang diễn ra ở các nước này.
Ngày 29-9-1938, Nguyễn ái Quốc rời Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa, bỏ lại bản luận
án đang viết dở. Một buổi chiều đầu tháng 10, Nguyễn ái Quốc đáp xe lửa rời Mátxcơva đi về phương
Đơng. Vì các tỉnh ven biển Trung Quốc đã bị Nhật chiếm đóng nên đến Nơvơxibiếcxcơ, hành trình của


Người chuyển xuống phía Nam, vượt biên giới Xơ - Trung, vào Urumsi (Tân Cương). Trong những
tháng năm ấy, Liên Xô đã viện trợ cho Trung Quốc nhiều phương tiện kỹ thuật chiến tranh. Hàng đoàn
xe tải quân sự từ các ngả đến Anma Ata, vượt cửa Hữu nghị đi qua Kunda, một thị trấn ở sát biên giới
Xô - Trung, vào Urumsi để đến Lan Châu.
Tại đây, Nguyễn ái Quốc được một cán bộ cao cấp trong quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc đón
và chuẩn bị cho một chứng minh thư Trung Quốc với tên Hồ Quang, cấp bậc là thiếu tá (35),.
Từ Lan Châu, theo đường dây của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Người đến Tây An.
ở Tây An vài hơm, Người cùng các đồng chí Trung Quốc “hộ tống” mấy chiếc xe bồ chở vải rách (để
bên dép) đi Diên An.
Bấy giờ Diên An là “đất thánh cách mạng” của Trung Quốc.
Rời Tây An, Người đi xuống Quảng Tây để tìm cách về gần nước ta, khi đó Quảng Đơng với Quảng
Châu, Hồng Kơng đều đã bị Nhật chiếm. Để giữ bí mật, Người đóng vai lính hầu của một cán bộ cao
cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dừng chân tại Quế Lâm, khi đó là tỉnh lỵ của Quảng Tây, Người ở

trong trụ sở Văn phòng Quế Lâm của Bát lộ quân, vừa tham gia cơng việc của Bát lộ qn, vừa tìm
cách liên lạc với trong nước.
Từ tháng 2-1939, Nguyễn ái Quốc rời Quế Lâm (Quảng Tây) cùng tướng Diệp Kiếm Anh đi Hoành
Dương (Hồ Nam) tham gia lớp huấn luyện du kích tại Nam Nhạc.
Nguyễn ái Quốc tham gia vào lớp huấn luyện khóa II từ ngày 20-6 đến ngày 20-9-1939. Thời gian này
Người được biết với danh nghĩa công khai như sau:
Họ và tên: Hồ Quang
Đồng chí Hồ Quang, trên danh nghĩa là tổ trưởng điện đài của Văn phòng Bát lộ quân Quế Lâm, công
tác tại lớp huấn luyện du kích cho đến tháng 11 thì rời Hồ Nam trở lại Quế Lâm, đi Long Châu. Lần ấy,
một cán bộ của Văn phòng Bát lộ quân dẫn đường cùng đi với Nguyễn ái Quốc đến Long Châu để bắt
liên lạc với người trong nước sang, nhưng không gặp được(36),.
Không bắt được liên lạc, Người trở lại Quế Lâm, đi qua Quý Dương để đến Trùng Khánh, nơi có đại
diện Đảng Cộng sản Trung Quốc, có phân xã TASS của Liên Xô.
* Đến Côn Minh, bắt liên lạc với tổ chức Đảng
Khoảng cuối năm 1939, Người trở lại Quý Dương, nhưng vẫn khơng giữ được người đến đón, nên lại
tìm đường đi Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam.
Sau khi đến Cơn Minh, Nguyễn ái Quốc tìm hiểu phong trào Việt kiều, Nhờ sự giúp đỡ của các đồng chí
trong Tỉnh ủy Vân Nam Trung Quốc, cuối cùng Người đã bắt được mối liên lạc với Ban hải ngoại của
Đảng ta.
*Tìm đường về nứơc


Cuối tháng 6, Người đáp máy bay lên Trung Khánh gặp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc để
trao đổi ý kiến về thời cuộc. Trước khi đi, Người dặn đi dặn lại nhiều lần các đồng chí ở Cơn Minh phải
nghiên cứu, chọn hướng xây dựng căn cứ địa, tìm hiểu tình hình trong nước, chuẩn bị chu đáo về mọi
mặt để khi Người trở về là có thể lên đường về nước.
Cuối tháng7, Nguyễn ái Quốc trở lại Côn Minh. Nhưng kế hoạch về nước theo hướng Côn Minh – Lào
Cai không thực hiện được.
Khoảng tháng 10-1940, Nguyễn ái Quốc cùng một số cán bộ rời Côn Minh về Quế Lâm (Quảng Tây) để
tìm đường về nước theo hướng mới.

Vào hạ tuần tháng 12-1940, Người cùng với một số cán bộ rời Quế Lâm đi xuống Tĩnh Tây.
Mấy ngày sau, Nguyễn ái Quốc theo đường Long Lâm qua Nậm Bo, xuống Nậm Quang, một làng sát
biên giới Việt – Trung.
Tại Nậm Quang, Người mở lớp huấn luyện cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam.
Sớm mồng hai Tết, tức ngày 28-1-1941, trời chưa sáng, sương mù còn dày đặc, đoàn rời Nậm Quang
lên đường về nước.
3, Lãnh đạo nhân dân tổng khởi nghĩa tháng tam, sáng lập nhà nước dân chủ cộng hịa (19411945)
* ở Pác Bó, nơi đầu nguồn của cách mạng
Được sự giúp đỡ của cán bộ và đồng bào địa phương, Nguyễn ái Quốc chọn hang Cốc Bó (tiếng Nùng
có nghĩa là đầu nguồ), một hang núi kín đáo ở thơn Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao
Bằng), sát biên giới Việt – Trung, làm nơi đứng chân đầu tiên. Từng ngày 8-2-1941, Người bắt đầu
sống và làm việc tại hang này.
Cuộc sống của Người những ngày ở Pác Bó thật là gian khổ. Khí hậu trong hang ẩm ướt mùa đơng gió
lùa tê buốt mà Người chỉ có một tấm chăn mỏng, phải dùng lá khơ lót chỗ nằm, có khi phải đốt lửa sưởi
suốt đêm. Bữa ăn hàng ngày thường rất đạm bạc: rau rừng, ốc suối, cháo bẹ, rau măng,... thỉng thoảng
mới có ít thịt kho mặn với muối ớt.
Ngày ngày, Người dậy sơm chạy ra ngoài hang tập thể dục, leo núi rồi xuống suối tắm, sau đó bắt tay
vào cơng việc. Có khi xuống làng hỏi chuyện đồng bào, có khi lên núi hái củi cùng anh em. Tối về, bên
bếp lửa, Người tranh thủ bồi dưỡng kinh nghiệm hoạt động cách mạng cho cán bộ.
* Chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng
Sau ba tháng nắm tình hình và chuẩn bị, lấy danh nghĩa đại diện Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc
triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị làm
việc từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941 tại một cái lán bên dịng Khuổi Nậm (Pác Bó).


Hội nghị đã nhất trí cần giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc và nhận định kẻ thù chính của
nhân dân Đơng Dương là phát xít Pháp – Nhật và các lực lượng phản cách mạng tay sai của chúng.
Đường lối cách mạng trong giai đoạn này “đánh đuổi Pháp – Nhật, làm cho xứ Đông Dương độc lập”.
Với tinh thần đó, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắc là Việt
Minh, thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đồng Dương.

*Sáng lập mặt trận việt minh
Để đẩy mạnh việc tuyên truyền, cổ động thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương (5-1941), tổ
chức nhân dân vào các hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh, tích cực xây dựng và phát triển căn cứ địa
cách mạng, Nguyễn ái Quốc quyết định xuất bản báo Việt Nam độc lập gọi tắt là Việt lập.
* Lên đường sang Trung Quốc và bị chính quyền địa phương bắt giam
Sang năm 1942, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt. Phát xít Đức huy động tất
cả lực lượng của châu Âu tấn công dữ dội vào tây nam Liên Xô.
Trên chiến trường châu á và Thái Bình Dương, phát xít Nhật đang làm mưa gió. Sau khi tập kích bất
ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbour) sáng 8-12-1941, Nhật tuyên chiến với Mỹ, Anh, úc và
Canada, đồng thời cho quân đổ bộ lên đảo Bcnêơ (Bornéo), chiếm thêm tơ giới Anh ở Thiên Tân,
Thượng Hải (Trung Quốc).
ở Đông Dương, với văn bản ký kết ngày 9-12-1941, “bọn phát xít Pháp ở Đơng Dương hồn tồn chỉ là
một con chó giữ nhà cho Nhật, phải thẳng tay đàn áp để giữ vững hậu phương cho Nhật, phải bắt lính,
bắt phu và cung cấp tiền tài cho Nhật(37),.
Trước chuyển biến mới của tình hình, một nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng nước ta là phải
thực hiện sự liên minh quốc tế; trước mắt, phải phối hợp hành động của phong trào Việt Minh với phong
trào chống Nhật của nhân dân Trung Quốc và các lực lượng đồng minh chống phát xít trên chiến
trường Thái Bình Dương. Nguyễn ái Quốc quyết định lên đường đi Trung Quốc.
Để đánh lạc hướng bọn mật thám, Nguyễn ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh, ngày 13-8-1942, lên
đường đi Trung Quốc với tư cách là đại biểu của phong trào Việt Minh và đại diện của Phân hội Việt
Nam thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược.
Ngày 27-8, Người đến phố Túc Vinh (thuộc huyện Đức Bảo, Quảng Tây) thì bị tuần cảnh ở đây giữ lại.
Họ tình nghi người là gián điệp, bèn bắt giữ và giải lên Tĩnh Tây.
Nghi rằng Hồ Chí Minh là người Việt Nam mà lại mang nhiều giấy tờ của Trung Quốc, có vẻ là một tội
phạm quan trọng, nhà đương cục Tĩnh Tây quyết định đưa nộp lên cơ quan quân sự cao nhất ở Quảng
Tây lúc bấy giờ là Văn phòng Quế Lâm của ủy ban quân sự Chính phủ Quốc dân để xét hỏi. Thế là Hồ
Chí Minh bị áp giải từ Tĩnh Tây qua Điền Đông, Long An, Thiên Bảo, Đồng Chính, Nam Ninh, Vũ Minh,
Tân Dương, Lai Tân, Liễu Châu và đến Quế Lâm ngày 10-12-1942. Chẳng bao lâu lại bị giải về Liễu
Châu để giao cho Cục chính trị Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu thẩm tra.



Nhờ sự vận động tích cực của Đảng ta, của bà con Việt kiều và sự can thiệt của nhiều nhân vật trong
chính giới ở Trung Quốc cuối cùng Hồ Chí Minh được chuyển về nhà giam của Cục Chính trụ Đệ tứ
chiến khu ở Liễu Châu.
Tại đây, Người được đối xử tử tế hơn, được hưởng “chế độ chính trị”: có đủ cơm ăn, khơng bị gơng,
khơng bị xích, sáng và chiều đều có mười lăm phút đi ra nhà vệ sinh có lính gác và thỉnh thoảng được
đọc sách báo(38). Ngày 10-9-1943, Người mới được trả lại tự do.
* Trong tù, làm thơ
Trong hoàn cảnh đau khổ của 13 tháng bị giam cầm, đày đọa, bị giải tới giải lui khắp 13 huyện và hơn
30 nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Người đã viết 133 bài thơ bằng chữ Hán theo các thể thất tuyệt, thất
luật, ngũ ngôn và tạp thể.
Dưới dạng nhật ký, đó là một bộ sử bằng thơ kể lại một quãng đời của Hồ Chí Minh trong nhà ngục
Quảng Tây, phản ánh chân thực một phần bộ mặt xã hội Trung Quốc trong các năm 1942-1943. Đồng
thời nó cũng thể hiện ý chí kiên cường và tiết tháo cao thượng của nhà cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh.
* Tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội
Sau ngày 10-9-1943, Hồ Chí Minh tuy được trả tự do, nhưng vẫn bị quản chế. Sức khỏe của Người lúc
này bị giảm sút nghiêm trọng: mắt bị mờ, chân đi không vững, Người tự nhủ “một chiến sĩ mà bị bệnh tê
thấp thì cịn làm gì được” cho nên, vừa ra tù Người đặt kế hoạch tập luyện để mau chóng phục hồi sức
khỏe. Người tập nhìn vào bóng tối để luyện mắt, tập đi, tập leo núi để luyện đơi chân. Hồi đó, Bộ tư lệnh
Đệ tứ chiến khu của Trương Phát Khuê đóng tại dãy núi Phan Long Sơn ở phía Tây thành phố Liễu
Châu. Mỗi buổi sáng, tập thể dục xong, Người tập leo núi. Sau một thời gian kiên trì luyện tập, Người đã
lên được đỉnh Tây Phong trong dãy núi.
Từ cuối tháng 10, theo yêu cầu của tướng Trương Phát Khuê, Người bắt đầu tham gia một số hoạt
động của Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội, một tổ chức của người Việt Nam ở Trung Quốc, gồm
nhiều đảng phái, được sự hỗ trợ Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu, do tướng Trương Phát Khuê, Tư lệnh
trưởng, đồng thời là đại diện của Quốc dân Đảng Trung Quốc, trực tiếp chỉ đạo.
Hồ Chí Minh nhận lời tham gia cải tổ Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội để vừa tranh thủ đồn kết,
vừa phân hóa, lơi kéo những phần tử yêu nước và tiến bộ về phía cách mạng. Cuối tháng 11-1943,
Người rời khỏi Cục Chính trị Đệ tứ chiến khu, đến ở tại Trụ sở Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Đồng chí
Hội đóng tại đường Ngư Phong, thành phố Liễu Châu. Tại đây, Người đã tham gia viết bài cho

báo Đồng minh, cơ quan ngôn luận của tổ chức này, được xuất bản bằng tiếng Việt ở Liễu Châu.
Do tranh thủ được sự đồng tình của Trương Phát Khuê, ngày 9-8-1944, Hồ Chí Minh rời Liễu Châu.
Cuối tháng 9, Người về đến Pác Bó (Cao Bằng).
Tháng 10-1944, Hồ Chí Minh viết Thư gửi đồng bào tồn quốc. Người phân tích tình hình và dự đoán
thời cơ của cách mạng Việt Nam đang đến gần: “Cơ hội cho dân tộc ta giải phóng chỉ ở trong một năm
hoặc năm rưỡi nữa. Thời gian rất gấp. Ta phải làm nhanh” (39)!


Ngay sau đó, Người quyết định thành lập Đội Việt Nam tun truyền giải phóng qn và giao cho đồng
chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.
* Lại lên đường sang Trung Quốc tiếp xúc với Đồng minh
Là nhà hoạt động chính trị sáng suốt, Hồ Chí Minh rất nhạy cảm trước những chiều hướng phức tạp,
đan chéo nhau của các lực lượng quốc tế trong vấn đề Đông Dương. Người thấy cần phải tiếp xúc với
các lực lượng Đồng minh để có những dữ kiện cần thiết cho bài toán lớn: đặt đúng cuộc chiến đấu của
dân tộc trong bối cảnh quốc tế.
Ngày 29-3-1945, Hồ Chí Minh gặp Tướng C.L. Sennơn (Claire L. Chennault), Tư lệnh khơng dồn Cọp
bay của Mỹ ở Trung Quốc.
Cuộc trao đổi đã đi đến thỏa thuận: người Mỹ có thể sẽ cung cấp vũ khí, thuốc men và điện đài cho Việt
Minh, hơn nữa có thể huấn luyện cho người của Việt Minh biết sử dụng các thứ đó.
Từ Cơn Minh, Hồ Chí Minh đáp máy bay đi Bách Sắc đẻ tìm gặp Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội.
Tại đây, Người được biết Đồng minh Hội đã có nhiều biến đổi trong sáu tháng qua, trên thực tế đã
ngừng hoạt động. Riêng các nhóm Việt Minh vẫn hoạt động tích cực ở vùng biên giới. Người lựa chọn
một số chiến sĩ cuối tháng 4-1945 cùng Người lên đường về nước.
*Thành lập khu giả phóng
Trước tình hình mới, để có điều kiện kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng đang dâng cao trong cả
nước, từ đầu tháng 5-1945, Hồ Chí Minh cho chuyển “đại bản doanh” của cách mạng từ Pác Bó (Cao
Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang), nơi có phong trào quần chúng mạnh mẽ, đã thiết lập được chính
quyền cách mạng, lại thuận tiện liên lạc miền ngược, miền xuôi và với nước ngồi.
Tình hình diễn biến ngày càng khẩn trương, Hồng qn Liên Xơ đã tiến vào Béclin (Berlin), buộc phát
xít Đức đầu hàng khơng điều kiện. Ngay sau đó, Liên Xơ chuyển qn về phía đơng, chuẩn bi tun

chiến với Nhật. Giữa lúc đó, chẳng may Người bị ốm nặng, sốt cao, nhiều lần mê sảng.
May sao, nhờ kinh nghiệm chữa trị của đồng bào địa phương, sau mấy ngày uống thúoc, cơn bệnh
thuyên giảm, Người gượng dậy tiếp tục làm việc. Người đề nghị với Thường vụ Trung ương cần triệu
tập gấp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội đại biểu quốc dân, chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
*Triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại Hội Quốc dân
Tiếp theo Hội nghị toàn quốc của Đảng, Quốc dân đại hội đã họp trong hai ngày 16 và 17 tháng 8-1945
dưới quyền chủ tọa của Người.
* Kêu gọi Tổng khởi nghĩa trong cả nước
Ngay sau Đại hội Quốc dân, lãnh tụ Hồ Chí Minh nhân danh ủy ban dân tộc giải phóng, dưới tên ký Hồ
Chí Minh, đã gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa đến đồng bào cả nước.


Chỉ trong vòng hơn 10 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước! Chế độ thực dân hơn
80 năm, chế độ phong kiến hàng nghìn năm đã bị lật nhào! Chính quyền cách mạng đã thuộc về nhân
dân!
Nền độc lập của Tổ quóc đã được giành lại! Tự do của dân tộc dã được hồi sinh! Lịch sử Việt Nam đã
mở ra những chương mới!
* Sáng lập Nhà nước dân chủ cộng hòa
Bệnh chưa khỏi hẳn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định ngày về Thủ đô Hà Nội để cùng Trung
ương Đảng giải quyết những vấn đề trọng đại có liên quan đến vận mệnh của Tổ quốc.
Tối ngày 38-8-1945, Người về đến làng Gạ (Phú Gia, Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội) ở nhà một cơ sở
cách mạng.
Sáng 25-8-1945, Người nghe các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh báo cáo về tình hình khởi
nghĩa ở Hà Nội và các tỉnh, về chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương định tổ chức sớm lễ ra mắt
của Chính phủ lâm thời. Hiều hơm đó, đồng chí Trường Chinh lên đón Người vào nội thành.
Trong những ngày này, Người bắt tay vào việc soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Trên chiếc bàn đơn
sơ ở ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã viết văn kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với một niềm
sung sướng, tự hào.
Ngày 2-9-1945, từ sáng sớm, cả Hà Nội đã tưng bừng, cờ đỏ sao vàng rợp trời, đèn hoa rực rỡ. Những
biểu ngữ bằng chữ Việt và các thứ chữ Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh chăng khắp các đường phố:

“Nước Việt Nam của người Việt Nam”.
Đúng 14 giờ, các thành viên của Chính phủ, do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu, bước lên lễ đài. Bài Tiến
quân ca vang lên hùng tráng. Lá cờ đỏ sao vàng từ từ kéo lên. Một rừng cánh tay giơ lên chào, bàn tay
nắm lại.
Thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn độc lập lịch sử. Người mở đầu
bằng cách nêu lên những nguyên lý bất hủ về các quyền của con người, quyền của các dân tộc đã
được khẳng định trong những bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Mỹ và nước Pháp.
Giữa tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt.
4, Xây dựng và bảo vệ nền cộng hào dân chủ, đối phó thù trong giặc ngồi , chuẩn bị kháng
chiến lâu dài
Giữa lúc đó, qn đội nước ngồi dồn dập kéo vào nước ta dưới danh nghĩa quân Đồng minh để tước
vũ khí quân đội Nhật. Theo sự thỏa thuận tại Hội nghị Pốtxdam về Đông Dương, quân đội của Tưởng
Giới Thạch sẽ đóng từ vĩ tuyến 16 trở ra, còn quân đội Anh từ vĩ tuyến 16 trở vào.
Từ cuối tháng 8-1945, một bộ phận tiến vào tiền trạm của quân Tưởng bắt đầu vượt biên giới tiến vào
nước ta, theo hai ngả Lào Cai và Lạng Sơn(40),, (,kéo theo bọn phản động tay sai để gây rối, phá hoại, âm
mưu lật đổ chính quyền nhân dân, dựng lên chính quyền tay sai của chúng.



×