Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang bước vào giai đoạn đổi mới sâu sắc và toàn
diện trên mọi lĩnh vực và đời sống kinh tế xã hội.
Trước sự bùng nổ của khoa học công nghệ và sự biến động của nền
kinh tế thị trường, để đương đầu với thị trường luôn thay đổi, một tổ chức
kinh tế muốn thành công phải có những khả năng ứng phó với mọi tình
huống. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm được các xu thế của thị
trường, tìm ra các yếu tố then chốt đảm bảo thành công, biết khai thác
những ưu thế tương đối, hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của
công ty và của các đối thủ cạnh tranh, hiểu được những mong muốn của
khách hàng và khả năng đáp ứng của công ty biết cách thâm nhập thị
trường nhằm tìm ra cơ hội kinh doanh và từ đó tạo ra những bước đi sáng
tạo cho doanh nghiệp của mình đó là năng lực cần thiết của những người
hoạch định chiến lược kinh doanh. Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam
trong một thời gian dài các nhà quản trị thị trường hiểu chiến lược sản xuất
kinh doanh theo một cách cứng nhắc, chiến lược sản xuất kinh doanh đồng
nghĩa với việc lập ra các kế hoạch cụ thể, đôi khi được xác định một cách
quá chi tiết và không có tính năng động, một chiến lược kiểu như vậy
không thể thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh
trong điều kiện hiện nay.
Xây dựng mục tiêu sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình
cho doanh nghiệp là tự bảo vệ lấy doanh nghiệp biết thừa kế những kinh
nghiệm quý báu từ trước và học hỏi kiến thức từ thực tiễn chắc chắn chiến
lược của công ty sẽ đúng đắn. Mặt khác doanh nghiệp sẽ thấy rõ được
những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh, vạch rõ
tiềm năng chưa được sử dụng và đề ra biện pháp khắc phục, xử lý và sử
dụng kịp thời để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 1
Chuyên đề tốt nghiệp
Công ty TNHH Phương Lan là một công ty doanh nghiệp tư nhân có
quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cơ chế thị trường công ty cần phải
có một chiến lược kinh doanh và hiểu rõ khả năng của mình với đối thủ
cạnh tranh trên thị trường về mọi phương diện từ các nguồn nhân tài, vật
lực cho đến các khoản chi phí bỏ ra..phải nắm bắt và làm chủ được các
quan hệ quốc tế tài chính phát sinh. Nó sẽ định hướng con đường đi trong
tương lai của công ty dự báo được các rủi ro để tránh lé việc xây dựng
chiến lược sản xuất kinh doanh còn giúp cho công ty tránh được tình trạng
bị động khi môi trường kinh doanh. Do vậy một yêu cầu tất yếu đặt ra là
công ty TNHH Phương Lan phải thường xuyên xây dựng chiến lược sản
xuất kinh doanh và phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm có các biện pháp xử lý kịp thời phát huy cao nhất trong
lợi thế, tiềm năng trong sản xuất kinh doanh và khắc phục những khó khăn
trở ngại trên con đường phát triển của doanh nghiệp.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 2
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN I:
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TNHH PHƯƠNG LAN
1. Hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH Phương Lan là một doanh nghiệp tư nhân có tư cách
pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế thị
trường và mở tài khoản tại ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Công ty được
thành lập vào tháng 5 - 2002 có tên gọi công ty TNHH Phương Lan.
Công ty có trụ sở tại: Số 134 thị trấn Yên Mỹ - Huyện Yên Mỹ - tỉnh
Hưng Yên
Số ĐKKD: 050 200 0080 - CTTNHH
Công ty có vốn điều lệ là 1.500 triệu.
Ngành nghề là sản xuất thực phẩm, kinh doanh hoá mỹ phẩm.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường trong quá trình hoạt động
của công ty không ngừng nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng và thay thế
trang thiết bị. Cuối năm 2002 công ty chính thức thành lập phòng kinh
doanh với nhiệm vụ là kinh doanh phân phối cho các đại lý, người tiêu
dùng trong những vùng lân cận của tỉnh chủ yếu là những mặt hàng sữa cô
gái Hà Lan, kem đánh răng bàn chải Colgate và bánh kẹo Kinh Đô.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có sự tăng trưởng
vượt bậc đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao một bước rõ rệt
người ta bắt đầu quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Nắm bắt được thời cơ
này công ty không ngừng lớn mạnh cần phải biết kết hợp hoàn hảo giữa
phòng kinh doanh - đại lý tiêu thụ - người tiêu dùng.
Quá trình thành lập và phát triển của công ty trong mấy năm qua
công ty luôn bảo toàn và phát triển toàn diện về mọi mặt công ty đang phấn
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 3
Chuyên đề tốt nghiệp
đấu không đề duy trì thế mạnh sẵn có và phát triển đảm bảo yêu cầu của cơ
chế thị trường.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
*. Chức năng:
- Công ty thực hiện chức năng cơ chế thị trường tham gia vào công
việc ung cấp cho người tiêu dùng đáp ứng chức năng tiêu thụ lưu thông
trong xã hội - công ty đã thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở thế
mạnh và vị trí, thiết bị, cơ sở vật chất và lao động nhằm cung cấp phục vụ
có chất lượng và hiệu quả nhu cầu cho người tiêu dùng trong các vùng lân
cận của tỉnh.
- Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, tăng trưởng
vốn tạo nguồn thu ngày càng cao cho nhân viên trong công ty. Ngoài ra
công ty còn có chức năng giới thiệu chất lượng sản phẩm giữa công ty và
người tiêu dùng.
*. Nhiệm vụ.
Công ty TNHH Phương Lan có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là cung
ứng sản xuất kinh doanh hàng thực phẩm, kinh doanh hoá mỹ phầm và
kinh doanh phân phối các sản phẩm của công ty sữa Hà lan, Bánh kẹo Kinh
Đô, kem đánh răng colgate phục vụ cho người tiêu dùng trong tình trên cơ
sở chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các văn bản pháp quy, chế độ chính
sách của Nhà nước và của công ty.
- Công ty mở rộng và phát triển kinh doanh thường xuyên không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ sản phẩm trên cơ sở đảm bảo về chất
và lượng. Tăng thêm các sản phẩm và các dịch vụ để phục vụ đầy đủ cho
nhu cầu của người tiêu dùng. Mở rộng mối quan hệ giao lưu với các công
ty trong tỉnh để tăng cường thêm nguồn tiêu thụ sản phẩm cho công ty.
- Trong cơ chế thị trường hiện nay luôn luôn có sự cạnh tranh giữa
các công ty do đó công ty phải nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 4
Chuyên đề tốt nghiệp
phục vụ để đảm bảo đủ khả năng cạnh tranh không bị động trong mọi
trường hợp.
- Sử dụng và quản lý tốt lực lượng lao động, tài sản, vật tư và hàng
hoá mà công ty giao cho nhân viên trực tiếp quản lý.
- Phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và tổ chức quản lý
cán bộ nhân viên trong công ty.
- Phải xây dựng mô hình kinh doanh hợp lý phù hợp với điều kiện
kinh doanh của công ty và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hiện có.
3. Cơ cấu tổ chức của công ty.
a. Mối quan hệ của doanh nghiệp đối với các cơ quan quản lý.
Công ty TNHH Phương Lan là một doanh nghiệp tư nhân vì vậy
hoạt động kinh doanh của công ty phải gắn liền với mối quan hệ với các cơ
quan khác.
- Quan hệ dọc: Công ty có quan hệ với công ty vận tải, sở tài chính,
ngân hàng, cục thuế, công ty bảo hiểm.
- Quan hệ ngang: Đây là mối quan hệ với các công ty khác trên
phương diện kinh doanh.
b. Hình thức tổ chức bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh doanh trên thị trường hiện nay, bộ máy quản lý
của công ty cũng đã có những bước đổi mới nhằm phù hợp với cơ chế quản
lý trên nền kinh tế thị trường cạnh tranh.
- Về bộ máy quản lý của công ty gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc
và 2 Phòng chức năng. Nhìn chung bộ máy của Công ty TNHH Phương
Lan tương đối hợp lý với doanh nghiệp tư nhân.
Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình (kiểu trực
tuyến chức năng). hoạt động theo nguyên tắc phân cấp từ trên xuống dưới,
Giám đốc là người có quyền ra tất cả các quyết định và phòng ban chức
năng, các bộ phận có trách nhiệm thực thi những quyết định mà giám đốc
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 5
Chuyên đề tốt nghiệp
đưa ra. Như vậy việc quản lý sẽ dễ dàng hơn tuy nhiên theo Phương pháp
này không tránh khỏi nhược điểm của nó. Chẳng hạn là sẽ xảy ra sự độc
quyền trong việc ra quyết định có tính sống còn của công ty, khi có sự thay
đổi về môi trường kinh doanh thì cơ cấu này tỏ ra không thích nghi một
cách nhanh chóng và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
Sơ đồ 1:Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty.
*Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty.
Giám đốc công ty:
- Trong Công ty TNHH Phương Lan đứng đầu và điều hành công ty
là Giám đốc, giám đốc là người có quyền cao nhất trong công ty - giám đốc
có trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty là người chỉ đạo
các phòng và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 6
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng Kế toán
Cửa hàng tiêu thụ Cửa hàng tiêu thụ
Chuyên đề tốt nghiệp
- Quyết định của trương, chương trình kế hoạch và biện pháp công
tác của công ty. Lãnh đạo công ty hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình
và nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ.
- Tổ chức sử dụng có hiệu quả là vật chất, kỹ thuật, vật tư tài sản bảo
tàon và phát triển vốn kinh doanh được quyền thu nhận, tuyển dụng tăng
lương đề bạt, cho thôi việc kỷ luật......đối với nhân viên trong công ty.
- Ký kết hoạt động về sản xuất kinh doanh và cung ứng các mặt hàng
sữa cô giá Hà Lan, kem đánh răng colgate, bánh kẹo Kinh Đô cho các đại
lý trong tỉnh và các tổ chức kinh tế giao dịch. Đào tạo bồi dưỡng chăm lo
đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên trong công ty.
* Phó giám đốc.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành doanh nghiệp theo sự phân
công uỷ quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc đối với
nhiệm vụ được giao.
- Chỉ đạo trực tiếp phòng kinh doanh theo mô hình tổ chức gọn nhẹ,
hiệu quả, hiện đại có lãi đúng pháp luật đưa công tác kinh doanh ngày càng
phát triển.
* Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh.
- Cung ứng dịch vụ các loại sữa của công ty Hà Lan, kem đánh răng
colgate, bánh kẹo Kinh Đô cho các đại lý cửa hàng nhỏ các vùng lân cận
trong tỉnh.
- Thu thập phân tích và xử lý thông tin để hoạch định chiến lược
kinh doanh tiếp thị, kế hoạch mua bán hàng hoá trình Giám đốc
- Củng cố sắp xếp quản lý kho hàng hoá.
- Làm thủ tục giao dịch, ghi hoá đơn nhận tiền, chuyển giao chứng từ
cho kế toán và đối chiếu số liệu theo định kỳ kiểm kê hàng hoá cuối năm
báo cáo.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 7
Chuyên đề tốt nghiệp
- Quản lý nhân viên trong phòng thực hiện tốt các nội dung quy chế
của công ty ổn định tư tưởng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi nhân
viên công ty.
- Phòng kinh doanh còn tổ chức kinh doanh giới thiệu hàng hoá và
các tổ chức công tác tiếp thị kinh doanh.
* Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán.
Tổ chức và thực hiện mọi hoạt động có liên quan đến tài chính của
Công ty TNHH Phương Lan.
- Quản lý sử dụng vốn, tiền hàng theo dõi và đôn đốc tình hình công
nợ của khách hàng.
- Tổ chức công tác kế toán và xây dựng sổ sách chứng từ kế toán.
- Lập báo cáo tài chính theo quy định.
- Thực hiện các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước .
- Lập kế hoạch tham mưu tài chính và tham mưu cho Giám đốc về
công tác kế toán tài chính của công ty.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của hình thức nhật ký ghi sổ.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 8
Chuyên đề tốt nghiệp
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
4. Các kết quả hoạt động chủ yếu của công ty
Công ty phương lan là 1 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh chủ yếu nên
công ty thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm mục đích
sinh lời
4.1. Sản phẩm chủ yếu của công ty
Công ty Phương Lan một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh sản
phẩm, phân tích marketing là nội dung đầu tiên của việc phân tích và đánh
giá khả năng bên trong doanh nghiệp.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 9
Ghi hàng ngày
Ghi cuối ngày
Đối chiếu kiểm tra
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán,
chi tiết
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ
Chứng từ
ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Bảng tổng hợp
chứng từ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Bảng
tổng hợp
chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp
Chủng loại sản phẩm của công ty có 3 loại sản phẩm.
- Sản phẩm: Sữa cô gái Hà Lan
- Sản phẩm: Kem đánh răng colgate
- Sản phẩm: Bánh kẹo Kinh Đô
Sản phẩm của công ty là sản phẩm độc quyền trong quá trình kinh
doanh gắn liền với quá trình tiêu thụ không có sản phẩm ứ đọng, loại sản
phẩm này không có sản phẩm thay thế.
Chất lượng:
Chất lượng của các sản phẩm: Sản phẩm của công ty chất lượng là
nguyên nhan chính hầu hết các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho người sử dụng.
Ngoài ra chất lượng sản phẩm của công ty chưa cao là do một số
nguyên nhân khác như: Trình độ của nhân viên, trang thiết bị chưa phù
hợp.
4.2. Tình hình về vốn và sử dụng vốn
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường công ty cần
có một số vốn lưu thông nhằm dự trữ các loại tài sản lưu động, hàng hoá cho
sản xuất và lưu thông. Công ty có nhiệm vụ tổ chức huy động, sử dụng có hiệu
quả và bảo toàn vốn, phân bổ hợp lý số tiền hiện có để đáp ứng tốt nhu cầu của
sản xuất kinh doanh trong đó có nhu cầu về tài sản lưu động. Nhu cầu về vốn
lưu động được xác định phù hợp với tính chất, quy mô sản xuất kinh doanh và
thường được thể hiện trong kế hoạch dự trữ tài sản lưu động, hàng hoá.
Bảng 4.2 phân tích tình hình nguồn vốn lưu động.
Chỉ tiêu Đầu năm (đ) Cuối năm
(đ)
Chênh lệch
Nguồn vốn pháp định 687.191.093 682.547.899 -4643194
Nguồn vốn tự bổ sung 482.292.203 427.819.386 -54.527.183
Nguồn vốn tín dụng 389.253.507 187.590.000 -201.663.207
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 10
Chuyên đề tốt nghiệp
Qua bảng trên ta thấy tất cả các nguồn vốn đều giảm cả về số tuyệt
đối và số tương đối:
Đi sâu và phân tích ta thấy: Nguồn vốn tín dụng của công ty cuối
năm 2005 giảm so với đầu năm là 201.663.507 đ. Điều này cho thấy công
ty đã sử dụng nguồn vốn của mình là chủ yếu và giảm lượng vốn vay tín
dụng để giảm bớt tỷ lệ lãi suất trong giá thành. Như vậy ta có thể thấy
được năng lực sản xuất kinh doanh của công ty cũng tương đối lớn.
Bên cạnh đó công ty muốn phát triển hơn nữa vào công tác huy động
vốn từ nội bộ công ty điều đó sẽ giảm được phần nào ruỉ ro cho công ty
trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Bảng 4.2.2: xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn trong những năm tới
Chỉ tiêu KH2006 2008 2010
Vốn lưu động 610.000.000 850.000.000 1.000.000.000
Vốn cố định 750.000.000 920.000.000 1.100.000.000
Trong báo cáo tổng kết của công ty năm 2005 đặt ra nhiệm vụ phấn
đấu đến năm 2006 sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty vốn lưu động
đạt 610.000.000. Với phươnng thức đó công ty đã tổ chức ra bộ phận gọi
là dự án kinh doanh gồm 2 người với nhiệm vụ xây dựng và thực hiện dự
án mở rộng cho sản xuất kinh doanh của công ty. Qua các hoạt động kinh
doanh đầu tư của công ty trong những năm gần đây đạt hiệu quả chưa cao
và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là do công ty
chưa có các phương án đầu tư cũng như cắc kế hoạch sản xuất kinh doanh
hợp lý.
+ Đánh giá chung:
Do các nhân tố khách quancũng như chủ quan ngày càng tác động
mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm cho hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty đạt được trong những năm gầy đây có xu
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 11
Chuyên đề tốt nghiệp
hướng tăng nhưng mức độ tăng chưa cao. hiệu quả sử dụng nguồn vốn
chưa hợp lý.
Chi phí ngày càng tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu chưa cao.
Các hoạt động quản trị cũng như các hoạt động đầu tư đều tăng, nhưng
mức độ tăng chưa cao. Do vậy công ty cần phải tìm ra và áp dụng các biện
pháp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động từng lĩnh vực, từng bộ
phận góp phần đảmbảo cho công ty tồn tại và không ngừng phát triển nhằm
thực hiện các mục tiêu bao trùm và lâu dài của công ty tối đa hoá lợi nhuận
đạt kết quả cao.
4.3. Tình hình lao động và sử dụng lao động
Số lượng kết cấu lao động của công ty trong mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh con người giữ vai trò vô cùng quan trọng, thông qua hoạt động
của con người mà các khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả kinh tế cao đem lại nhiều doanh thu cho công ty và tăng thu nhập
cho nhân viên.
- Chất lượng và trình độ lao động: Do công ty mới thành lập nên số
lượng lao động trong công ty có tuổi đời còn trẻ về chất lượng luôn đảm
bảo đúng và chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của Nhà nước, có ý
thức tự vươn lên để khẳng định mình. Toàn công ty có 10 lao động giám
tiếp và 15 lao động trực tiếp. Trình độ trên đại học một người, đại học 4
người, cao đẳng 5 người, trung cấp 3 người.
Nhìn chung đội ngũ nhân viên trong công ty có tuổi đời rất hăng hái
nhiệt tình gắn bó với công ty đã từng thích nghi và làm chủ mình trong nền
kinh tế thị trường. Tuy nhiên số nhân sự nói trên phải bố trí làm việc
10h/ngày và 7 ngày một tuần để công ty có doanh thu cao hơn.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 12
Chuyên đề tốt nghiệp
Thu nhập bình quân của một người trong một tháng qua các năm
4.4. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Bảng3.4 phân tích lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty
(2003-2005)
Đơn vị: 1.000 đồng
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
Lợi nhuận -350.22 -243.28 -211.40
Tỷ suất lợi
nhuận
LN/DT -12% -6% -5%
LN/V -2,3% -1,62% -1,41%
Qua chỉ tiêu trên ta thấy công ty kinh doanh không đạt hiệu quả do
bộ máy quản lý của công ty chưa phù hợp với cơ chế thị trường, mặt khác
do điều kiện vật chất kỹ thuật chưa được đổi mới làm hạn chế việc kinh
doanh của công ty. Để đứng vững và phát triển nhanh hơn trên thị trường
công ty cần phải có một kế hoạch kinh doanh cho hiện tại và tương lai hợp
lý để có hiệu quả cao hơn.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 13
0
200
400
600
800
1000
1200
N¨m 2002 N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005
Thu nhËp b×nh qu©n
(®/ngêi/th¸ng)
Chuyên đề tốt nghiệp
4.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
* Bảng 4.5.: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
(2002 - 2005)
Đơn vị 1000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
Doanh thu (DOANH THU) 2.925.29 3.777.17 3.914.35
Chi phí (Cp) 3.275.51 4.020.45 4.125.75
Thuế GTGT 336.49 387.73 387.36
Lợi nhuận -350.22 -243.28 -211.40
Nguồn: Báo cáo tài chính của Phòng Kế toán công ty
Nhận xét: Với kết quả trên ta thấy tình hình hoạt động của công ty đã
có cổ phần giảm sút. Mặc dù sản lượng tăng cao trình độ quản lý của công
ty được nâng cao. Nhưng kết quả tiền lãi năm 2002, năm 2004 giảm có
nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh của công ty.
Nhìn chung công ty TNHH Phương Lan là một công ty có tiềm lực ở
nhiều khía cạnh (là doanh nghiệp tư nhân có những mặt hàng độc quyền
trong tỉnh, có nhân lực ổn định) xong do chưa có kinh nghiệm có sự nắm
bắt nhanh xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường, những
năm gần đây công ty đang đứng trước những nguy cơ đe doạ đến sự tồn tại
của công ty. Bên cạnh đó được sự quyết tâm của ban lãnh đạo, chỉ đạo sản
xuất kinh doanh và chính sách của Đảng và Nhà nước nên công ty đã có
những thay đổi lớn trong sản xuất kinh doanh như: cải tiến lại, thay đổi bộ
máy tổ chức quản lý.
Nói tóm lại để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường hiện nay
thì công ty cần phải xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 14
Chuyên đề tốt nghiệp
PHẦN II:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA
CÔNG TY TNHH PHƯNG LAN
1. Các nhân tố ảnh hưởng
1.1. Khái quát tình hình tài chính năm 2005
Bảng 1.1. Phân tích tình hình phân bổ vốn năm 2005
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm
Số tiền (đ) Tỷ trọng % Số tiền (đ) Tỷ trọng %
1. TSCĐ 787.191.093 48,25% 757.749.566 39,82%
Trong đó TSCĐ đang đầu tư 127.292.740 6,92% 102.734.624 5,40%
2. TS lưu động 372.282.203 20,24% 548.701.873 28,83%
Trong đó vốn = tiền 238.612.288 12,98% 320.113.773 16,82%
3. TS thanh toán 213.481.375 11,6% 173.819.302 9,13%
Tổng cộng 1.838.859.699 100% 1.903.119.138 100
Qua bảng 1.1 ta thấy tổng số vốn của Công ty cuối năm 2005 so với
đầu năm 2003 tăng trên 64.259.439 đồng (1.903.119.138 - 1.838.859.699)
thể hiện quy mô vật chất của công ty được mở rộng. Trong đó ta thấy TS
lưu động tăng từ 20,24% (đầu năm) lên 28,83% (cuối năm) tài sản CĐ
giảm từ 48,25% (đầu năm) xuống còn 39,82% (cuối năm) hay giảm
39.662.073 đồng. Điều này thấy Công ty phần nào giảm được số vốn bị
chiếm dụng (tức là số vốn của công ty hiện đang bị các tổ chức có liên
quan như bạn hàng, nhà cung cấp… sử dụng). Tuy nhiên qua bảng trên ta
thấy tỷ trọng vốn CĐ trong tổng TS quá lớn nhưng tỷ trọng TSLĐ lại thấp
hơn nữa TSCĐ đang đầu tư chiếm 6,92% (đầu năm) và 5,40% (đầu năm)
trên tổng số TS. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng phân bổ nguồn vốn
chưa hợp lý, một số lượng lớn trở thành vốn chết trong TSCĐ hơn nữa
công ty lại ít đầu tư xây dựng mới TSCĐ.
Cũng qua việc phân tích tình hình phân bổ vốn ta biết được tỷ suất đầu tư.
Tỷ suất đầu tư (đầu năm) =
TSCĐ và đầu tư XDCB
Tổng số TS hiện có
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 15
Chuyên đề tốt nghiệp
=
887.191.093
1.838.859.699
= 0,482
Tỷ suất đầu tư (cuối năm) =
757.749.566
1.903.119.138
= 0,398
Tỷ suất này phản ánh năng lực kinh doanh hiện có của công ty. Nhìn
chung năng lực KD hiện có của công ty lớn, đầu năm 2005 thì năng lực SX
của công ty đạt 0,482 lần, tỷ suất này hơn giảm xuống và đạt 0,398 lần.
Như vậy cơ sở vật chất của Công ty TNHH PHƯƠNG LAN trong năm
2005 ở mức cao và khá hiện đại.
Bảng 1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2005
Chỉ tiêu
Đầu năm Cuối năm
Số tiền (đ)
Tỷ
trọng %
Số tiền (đ)
Tỷ trọng
%
1. Vốn tự có 1.250.012.918 67,98% 178.546.646 72,44
Trong đó : Nguồn vốn CĐ 783.061.031 42,58% 793.956.393 41,72%
2. Nguồn vốn tín dụng 389.253.207 21,17% 187.590.000 9,86
Trong đó vay dài hạn NH 266.786.503 14,51% 187.590.000 9,85%
3. Nguồn vốn trong thanh toán 199.593.978 10,55% 236.982.492 17,70
Trong đó: các khoản phải trả 1.838.859.703 100% 1.903.119.13
8
100
Qua bảng 1.2 ta thấy tổng số vốn của công ty cuối năm 2005 so với
đầu năm 2005 tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối từ 1.838.859.699
đồng lên 1.903.119.138 đồng hay tăng 64.259.439 đồng. Đây là một biểu
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 16
Chuyên đề tốt nghiệp
hiện tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đi vào cụ thể ta thấy
nguồn vốn của công ty từ 67,98% (đầu) tăng lên 72,44% (cuối năm) hay
tăng 1.278.534.138 đồng. Bên cạnh đó nguồn vốn tín dụng giảm từ 21,17%
(đầu năm) xuống 9,80% (cuối năm) tương đương với 201.663.207 đồng và
công ty đã tăng nguồn chiếm dụng vốn của khách hàng nhà cung cấp hàng
hoá, đối tác KD) từ 10,85% (đầu năm) lên 17,70% (cuối năm) tương đương
với 137.388.514 đồng. Đây là một biểu hiện tốt trong hoạt động kinh doanh
của công ty.
Muốn thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập
của công ty với các cơ quan tài chính có liên quan (ngân hàng và các đối
tác khác) ta tính chiếm tỷ suất tài trợ.
Tỷ suất đầu tư (đầu năm) =
Nguồn vốn tự có đầu năm
∑ nguồn vốn
=
1.250.012.518
1.838.859.699
= 0,6798%
Tỷ suất đầu tư (cuối năm) =
Nguồn vốn tự có cuối năm
∑ nguồn vốn
=
1.578.546.646
1.903.119.138
= 0,7244%
Qua bảng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ được tính trên ta thấy khả năng độc
lập về tài chính của công ty rất cao, đặc biệt tăng dần về cuối năm. Đầu
năm 2005 ∑ nguồn vốn tự bổ sung = 0,6790% lần so với nguồn vốn thì
cuối năm ∑ nguồn vốn tự bổ sung đã tăng lên và = 0,7244% lần so với ∑
nguồn vốn.
1.2. Mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.
Để tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường công ty cần có một
số vốn lưu động nhằm dự trữ các loại TSLĐ cho KD và lưu thông. Công ty
có nhiệm vụ tổ chức huy động, sử dụng có hiệu quả bảo toàn vốn, phân bổ
hợp lý có tiền hiện có để đáp ứng tốt nhu cầu của KD trong đó có nhu cầu
về TSLĐ. Nhu cầu về vốn LĐ được phù hợp với HC, quy mô SXKD và
thường được thể hiện trong kế hoạch dự trữ TSLĐ.
Bảng 1.3. Phân tích tình hình vốn lưu thông
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 17
Chuyên đề tốt nghiệp
Chỉ tiêu Đầu năm (đ) Cuối năm (đ) Chênh lệch
Nguồn vốn phân định 687.191.093 682.547.899 - 4.643.194
Nguồn vốn tự bổ sung 482.292.203 427.819.386 - 54.527.183
Nguồn vốn tín dụng 389.253.507 187.590.000 - 201.663.207
Qua bảng 1.3 ta thấy tất cả các nguồn vốn đều giảm cả về số tuyệt
đối và số tương đối.
Ta phân tích thấy nguồn vốn tín dụng của công ty cuối năm 2005
giảm so với đầu năm là 201.663.207 đồng. Điều này cho thấy công ty đã sử
dụng nguồn vốn của mình là chủ yếu và giảm lượng vốn vay tín dụng để
giảm bớt tỷ lệ lãi suất trong giá thành. Như vậy ta có thể thấy được năng
lực KD của công ty cũng khá lớn.
Bên cạnh đó, công ty muốn phát triển hơn nữa vào công tác huy
động vốn từ các nguồn vốn hỗ trợ công ty như nguồn vốn hỗ trợ của ngân
hàng đầu tư cho các doanh nghiệp sẽ làm tăng vốn sử dụng trong hoạt động
kinh doanh nhưng lãi suất thấp. Điều này sẽ giảm được phần nào rủi ro cho
công ty trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Đi vào xem xét mức đảm bảo của nguồn vốn LĐ vốn TS dự trữ thực tế
của công ty ta có công thức.
Mức đảm bảo VLĐ = Nguồn VLĐ thực tế - TS dự trữ thực tế
Trong đó VLĐ thực tế = Nguồn VLĐ + NV tín dụng
Nguồn vốn LĐ = Nguồn vốn pháp định + Nguồn vốn bổ sung
Theo phòng số liệu kế toán cung cấp cho ta cơ cấu VLĐ như bảng 1.4
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 18
Chuyên đề tốt nghiệp
Cơ cấu vốn LĐ
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm
1. Vốn dự trữ 1.085.786.000 1.115.364.095 115.364.095 1.203.802.529 1.203.802.529 1.367.243.765
- Ng vật liệu 605.939.000 998.798.044 998.798.044 957.801.441 957.801.441 1.145.914.041
- Hàng mua đi đường 479.847.000 216.566.051 216.566.051 246.001.088 246.001.088 221.329.724
2. Vốn trong KD 728.217.000 878.748.815 878.748.815 939.329.268 939.329.268 990.135.240
Giá trị SP 717.943.000 867.086.202 867.086.202 927.995.932 927.995.932 973.663.639
Chi phí theo dự toán 10.274.000 11.698.613 11.698.613 111.333.336 111.333.336 116.471.601
3. Vốn trong lưu thông 585.211.000 852.207.037 852.207.037 915.980.446 915.980.446 957.662.858
- Thành phần tồn kho 166.094.000 324.738.927 324.738.927 415.367.234 415.367.234 452.113.773
- Vốn = tiền 419.117.000 527.468.110 527.468.110 500.613.212 500.613.212 505.549.085
Tổng vốn lưu thông 2.399.214.000 2.846.319.947 2.846.318.947 3.059.113.233 3.059.113.233 3.315.141.863
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.5. Bảng so sánh về vốn lưu động
Chỉ tiêu 2004 / 2003 2005 / 2003 2005 /2004
1. Vốn dự trữ 88.448.434 251.879.670 163.441.236
2. Vốn trong KD 60.580.453 113.863.325 50.808.972
3. Vốn trong lưu thông 63.774.049 105.355.821 41.682.412
Tổng vốn LĐ 212.793.286 468.821.916 256.028.638
Qua bảng 1.4 và 1.5 ta thấy ∑ nguồn vốn LĐ qua 3 năm đều tăng cụ thể
năm 2004 so với năm 2003 ta có ∑ nguồn vốn tăng 212.793.286 (đồng), vốn
lưu thông tăng 63.774.409 đồng.
Năm 2005 so với 2003 ta có ∑ nguồn vốn LĐ tăng 468.821.916 đồng.
Trong đó vốn dự trữ tăng 251.879.670 đồng, vốn KD tăng 113.863.325 đồng,
vốn trong lưu thông tăng 1.105.355.821 đồng.
Năm 2005 so với 2004 có ∑ nguồn vốn tăng 256.028.638 đồng, trong
đó vốn dự trữ tăng 163.441.236 đồng, vốn trong KD tăng 50.808.972 đồng,
vốn lưu thông tăng 41.682.412 đồng.
Như vậy ta có thể thấy được quá trình sử dụng và phân phối lưu động của
công ty rất hiệu quả, tỷ lệ tăng qua các năm tương đối lớn. Riêng năm 2005 có tốc
độ tăng mạnh xét cả về số tương đối và tuyệt đối. Tuy nhiên nhìn vào bảng 1.4 ta
thấy thành phần tồn kho vẫn tăng qua các năm công ty cần có biện pháp nhằm
giảm lượng hàng tồn kho này vì chính lượng hàng tồn kho làm giảm vốn lưu động
cũng như hạn chế khả năng thanh toán nhanh của công ty.
Bảng 1.6. Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
1. Vốn dự trữ bình quân 1.100.575.04
8
11.595.683.31
2
1.285.523.147
2. Vốn KD bình quân 803.482.907 909.039.041 964.732.254
3. Vốn lưu thông bình quân 718.709.018 884.093.741 936.821.652
4. ∑ vốn LĐ bình quân
2.622.766.97
4
2.992.716.590 3.187.127.548
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 20
Chuyên đề tốt nghiệp
Từ bảng 1.6 ta tính được bảng 1.7
Bảng 1.7 So sánh vốn lưu động bình quân các năm
Chỉ tiêu 2004/2003 2005/2003 2005/2004
Số tiền Số tiền Số tiền
1. Vốn dự trữ bình quân 59.008.264 184.951.099 125.939.835
2. Vốn KD bình quân 105.556.134 161.249.347 55.693.213
3. Vốn lưu thông bình quân 168.384.723 218.112.634 52.727.911
4. ∑ vốn LĐ bình quân
329.949.616 564.360.574 234.410.958
Qua bảng 1.6 và 1.7 ta thấy lượng vốn LĐ bình quân qua các năm đều
tăng lên. Năm 2004 so với 2003 ∑ vốn LĐ bình quân tăng 329.949.616 đ.
Trong đó vốn dự trữ bình quân tăng 59.008.264 đ, vốn trong KD bình quân
tăng 105.556.134 đ, vốn lưu thông bình quân 168.384.723 đ.
Năm 2005 so với 2003 thì ∑ vốn LĐ bình quân tăng 564.360.574 đ,
trong đó vốn dự trữ bình quân tăng 184.915.099 đ, vốn KD bình quân tăng
161.249.347đ, vốn KD bình quân tăng 161.249.347đ, vốn lưu thông bình
quân 218.112.364 đ.
Năm 2005 so với năm 2004 thì ∑ vốn LĐ bình quân tăng 234.410.958
đ trong đó vốn dự trữ bình quân tăng 125.939.835 đ, vốn KD bình quân tăng
55.693.213 đ, vốn lưu thông bình quân tăng 52.727.911 đ.
Qua phân tích ta thấy lượng vốn LĐ bình quân các năm đều tăng với tỷ
lệ khá lớn đặc biệt năm 2005 tỷ lệ tăng cao nhất, tuy nhiên lượng vốn lưu
thông tăng khá nhiều chứng tỏ nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty khá lớn,
vì vậy công ty phải lưu ý quan tâm đến khoản vốn lưu động trong lưu thông
để giảm bớt và chuyển vào sử dụng phục vụ hoạt động KD của công ty.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 21
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.8 Cơ cấu vốn CĐ
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
1. Nguyên giá TSCĐ 1148560968 1.484.477.21
8
1.533.183.972
- Đầu năm 548.699.713 603.396.825 556.682.580
- Cuối năm 599.861.255 881.080.393 876.501.392
2. Khấu hao TSCĐ 834.828.774 947.475.472 977.390.048
- Đầu năm 403.156.032 417.572.507 396.575.486
- Cuối năm 431.672.742 529.902.265 590.814.562
3. Giá trị còn lại 313.732.194 537.001.746 545.793224
- Đầu năm 152.843.411 158.824.353 361.779.073
- Cuối năm 160.888.783 378.177.393 184.014.851
Bảng 1.9 Vốn CĐ bình quân (tính từ bảng )
Chỉ tiêu 2003 2004 2005
1. Nguyên giá TSCĐ bình quân 574.288.484 742.238.609 766.591.986
2. Khấu hao TSCĐ bình quân 417.414.387 473.377.736 493.695.024
3. Giá trị còn lại TSCĐ bình quân 156.866.097 268.500.873 272.896.692
Bảng 1.10 So sánh vốn CĐ bình quân
Chỉ tiêu 2004/2003 2005/2003 2005/2004
Số tiền (đ) Số tiền (đ) Số tiền
1. Nguyên giá TSCĐ bình quân 167.995.125 42.303.502 24.353.377
2. Khấu hao TSCĐ bình quân 56.323.349 52.280.637 19.957.288
3. Giá trị còn lại TSCĐ bình quân 111.634.776 41.030.869 4.396.089
Qua bảng 1.8; 1.9; 1.10 ta thấy nguyên giá bình quân khấu hao bình
quân, giá trị còn lại bình quân TSCĐ của Công ty TNHH P.Lan trong 3 năm
(2003, 2004, 2005) đều tăng. Cụ thể nếu so sánh năm 2004 với 2005 thì giá trị
TSCĐ bình quân tăng 167.995.125 đ, khấu hao TSCĐ bình quân tăng
56.323.349 đ giá trị còn lại tăng 111.364.776 đ.
Nếu so sánh năm 2005 với 2003 thì giá trị TSCĐ bình quân của công ty
tăng 42.303.902 đ , khấu hao TSCĐ bình quân tăng 91.280.637 đ, giá trị còn
lại bình quân tăng 41.030.869 đ.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 22
Chuyên đề tốt nghiệp
Nếu so sánh năm 2005 với 2004 thì ta thấy nguyên giá TSCĐ bình
quân tăng 24.353.377 đ, khấu hao TSCĐ bình quân tăng 18.957.288 đ, giá trị
còn lại TSCĐ bình quân tăng 4.396.089 đ.
1.3. Xác định chỉ tiêu hệ quả sử dụng vốn
Bảng 1.11 Tính doanh thu và giá trị KD
(đơn vị: đồng)
Năm Doanh thu Sản phẩm
tồn kho
Tổng GTKD
3 = 1 + 2
2003 292.529.000 107.225.781 3.997.754.781
2004 377.717.000 121.584.879 499.301.874
2005 391.435.000 125.397.179 516.832.179
Qua bảng 1.11 ta thấy ∑ giá trị KD của Công ty TNHH P.Lan qua 3
năm 2003- 2005) đều tăng. Cụ thể năm 2004 so với 2003 tăng 70.294.193 đ,
năm 2005 so với 2003 tăng 87.824.498 đ, năm 2005 so với 2004 tăng
17.530.305đ. Điều cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty hàng năm đều
tăng trưởng và phát triển tuy nhiên bên cạnh doanh thu tăng thì ta thấy chênh
lệch sản tồn kho ở mức cao nên ta thấy KD của công ty chưa đi vào hệ thống
làm chết 1 lượng vốn KD. Do vậy công ty cần xem và bố trí lại hệ thống KD
cho phù hợp và có hệ quả cũng như cân đối cung cầu về SP trên thị trường.
Bảng 1.12 Tính lợi nhuận thô và lợi nhuận ròng
Đơn vị tính: đồng
Năm Tổng
doanh thu
Tổng giá
thành
Nộp cấp trên
Thuế TN Thuế khác
Lợi nhuận
thô
Lợi nhuận
ròng
1 2 3 4 5=1 - (2+3) 6 = 5 - 4
2003 292.529.000 239.609.633 33.649.000 10.800.772 19.270.367 8.469.595
2004 37.717.000 319.844.172 387.730.000 12.451.434 19.099.828 6.648.394
2005 391.435.000 331.065.949 38.736.000 14.391.128 21.633.051 7.241.923
Qua bảng 1.12 ta thấy lợi nhuận thô và lợ nhuận ròng của công ty có
thay đổi do thời gian này thị trường có nhiều động ảnh hưởng đến tình hình
và kết quả kinh doanh của công ty năm 2004 và 2005 lợi nhuận thô và lợi
nhuận ròng giảm do thuế thu nhập tăng, ∑ giá thành cao. Cụ thể năm 2004 so
với 2003 lợi nhuận thô giảm 170.539 đ lợi nhuận ròng giảm 1.821.201 đ.
Năm 2005 so với 2004 lợi nhuận thô lại tăng 2.253.223 đ lợi nhuận ròng tăng
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 23
Chuyên đề tốt nghiệp
593.529 đ. Như vậy đến năm 2005 công ty đã khắc phục được những khó
khăn và hoạt động kinh doanh đã và đang tương đối có hiệu quả.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Phương Lan
2.1. Khái niệm và nguyên tắc XD hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Hệ thống chỉ tiêu là tập hợp những chỉ tiêu có thể phản ánh các mặt, các tính
chất quan trọng nhất, các mối quan hệ cơ bản nhất giữa các mặt trong tổng thể
và mối quan hệ giữa tổng thể với các hiện tượng có liên quan.
Cũng như vậy, hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn phải được xây
dựng trên thực tế, phải đáp ứng được yêu cầu như sau:
- Xác định đúng bản chất, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
- Đảm bảo tính hệ thống, tức là phải xác định rõ trong hệ thống chỉ tiêu
được xây dựng chi tiêu nào chủ yếu, chi tiêu nào là thứ nhất, chi tiêu nào là
chi tổng hợp và chỉ tiêu nào phản ánh từng mặt của hiệu quả.
- Đảm bảo tính so sánh được giữa hai chỉ tiêu kết quả và chi phí.
- Hệ thống các chi tiêu đầy đủ, không quá phức tạp, phản ánh đầy đủ các
mặt của hiệu quả.
2.1.1. Xác định hệ thống chi tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
Như đã phân tích ở trên, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là quan hệ giữa chỉ tiêu
hiệu quả và chỉ tiêu chi phí. Vì vậy muốn xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả
sử dụng vốn phải xác định đúng đắn các chỉ tiêu kết quả và chi phí.
a. Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí.
* Xác định các chỉ tiêu kết quả.
- Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) (Goss ontpnt)
GO là toàn bộ giá trị vật chất và dịch vụ cho hoạt động sản xuất tạo ra
trong một thời kỳ nhất định.
Chỉ tiêu GO đã tính đến toàn bộ kết quả của một chu kỳ sản xuất bao
gồm: giá trị thành phẩm, bán thành phẩm và sản phẩm dở dang kỳ trước
chuyển sang cho kỳ này và kỳ này chuyển sang kỳ sau. Vì thế chỉ tiêu GO
đảm bảo tính đúng đắn, không tính thừa, không bỏ sót đối với những giá trị
được tạo ra trong kỳ.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT 24
Chuyên đề tốt nghiệp
Với tình hình thực tế của công ty vật tư ngân hàng, chỉ tiêu GO được xác
định như sau:
Trong đó: DT: Doanh thu
SPTK: Chênh lệch sản phẩm tồn kho.
Chỉ tiêu doanh thu.
Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền theo giá thực tế của từng
kỳ, phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm mà Công ty đã tiêu thụ và thu được
tiền trong một thời gian nhất định.
Doanh thu phản ánh số vốn mà Công ty đã thu hồi sau quá trình sản xuất
kinh doanh. Nó biểu hiện khối lượng sản phẩm mà xã hội đã thừa nhận tức là
đã thỏa mãn nhu cầu xã hội. Do đó chỉ tiêu này có ý nghĩa trong cơ chế thị
trường hiện nay, khuyến khích Công ty không những chỉ quan tâm đến khâu
sản xuất, chăm lo việc tăng chất lượng sản phẩm mà còn đặt ra yêu cầu rất
cao đối với doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ.
Doanh thu của Công ty được tính theo công thức DT = P
1
q
1
Trong đó: DT: Doanh thu
P
1
: Giá từng loại sản phẩm
q
1
: Khối lượng sản phẩm từng loại tương ứng
- Chỉ tiêu giá trị tăng thêm (VA).
Chỉ tiêu gái trị tăng thêm (hay giá trị gia tăng) là một trong những chỉ
tiêu tổng hợp quan trọng phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị trong kỳ sản xuất.
Giá trị tăng thêm là thước đo kết quả hoạt động kinh tế tạo ra của cải vật
chất dịch vụ. Tổng giá trị tăng thêm của các ngành, các đơn vị trên một quốc
gia tạo thành thu nhập quốc dân. Giá trị tăng của một đơn vị là phần đóng góp
của đơn vị vào thu nhập quốc dân.
VA không như lợi nhuận, giá trị tăng thêm đề cập đến toàn bộ giá trị mới
được tạo ra. Giá trị tăng thêm có thể tính theo 2 phương pháp.
Lưu Thị Thanh Chúc – Lớp: QTKDTH K6 CĐKT
GO = DT + SPTK
25