Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

THU HOẠCH tư tưởng hồ chí minh về phương pháp tác phong công tác đảng, công tác chính trị ý nghĩa đối với xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.15 KB, 34 trang )

THU HOẠCH Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp tác
phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị. ý nghĩa đối với xây
dựng đội ngũ cán bộ chính trị trong giai đoạn hiện nay

Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, ngay từ
đầu đã có hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Đó là một
bộ phận quan trọng của những hoạt động của Đảng nhằm lãnh đạo
các lực lượng vũ trang trung thành vô hạn với Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, với nhân dân, với lý tưởng của Đảng, hoàn thành thắng lợi
các nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao phó. Sự lãnh đạo của
Đảng cùng với tình thương yêu và sự ân cần dạy bảo, cổ vũ, động
viên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với quân đội là nhân tố cơ bản
nhất, quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của qn đội ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm xây dựng quân đội ta
về mọi mặt, Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo xây dựng quân đội
về mặt chính trị và trực tiếp quan tâm đến cơng tác đảng, cơng tác
chính trị. Những quan điểm tư tưởng của Người đã chỉ rõ vai trị,
vị trí, nội dung, nguyên tắc và phương pháp tác phong công tác
đảng, công tác chính trị, về nhiệm vụ và nhân cách của người cán
bộ chính trị cũng như những hoạt động thực tiễn kiểu mẫu của Hồ
Chí Minh trong q trình lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện quân đội ta
là những bài học vô giá và những mẫu mực sáng ngời cho lớp lớp


-2-

cán bộ quân đội ta nói chung và đội ngũ cán bộ chính trị trong
qn đội nói riêng học tập, noi theo.
Thực tế trong xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân
đội ta hơn 60 năm qua đã chứng minh rằng: Tiến hành hoạt động


công tác đảng, công tác chính trị theo tư tưởng và phong cách Hồ
Chí Minh đã phát huy hiệu quả to lớn trong củng cố và tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Đã góp phần to lớn
vào xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, thực sự là
hạt nhân lãnh đạo trong quân đội ta, đã trực tiếp xây dựng đội ngũ
cán bộ ngày càng vững mạnh có bản lĩnh chính trị vững vàng,
phẩm chất đạo đức trong sáng, ý chí chiến đấu cao, có năng lực
chun mơn giỏi tổ chức hoạt động thực tiễn ngày càng được
nâng lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đảng, công tác chính
trị, đã phát huy được truyền thống dân tộc, bản chất cách mạng
của các thế hệ cán bộ chiến sĩ trong quân đội. Giữ vững trận địa tư
tưởng trước sự tiến công của các thế lực thù địch trong những
hồn cảnh khó khăn, phức tạp. Đó chính là những nhân tố quan
trọng, có tính chất quyết định bảo đảm cho quân đội ta hoàn thành
xuất sắc các nhiệm vụ. Qua đó đã củng cố được sự đồn kết nhất
trí trong nội bộ, tăng cường tình đồn kết qn dân, đồn kết quốc
tế. Thực tiễn khảng định cơng tác đảng, cơng tác chính trị đã ngày
càng phát triển phong phú sinh động cả về lý luận và thực tiễn và
đi vào hoạt động có quy chế cụ thể sinh động hơn, góp phần quan
trọng vào sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân cách mạng,


-3-

chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng qn đội
về chính trị làm cơ sở.
Hiện nay, tình hình nhiệm vụ mới đang đặt ra những yêu cầu
rất cao, rất toàn diện đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhằm
thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Do đó địi hỏi cán bộ chủ trì về chính trị

phải có bản lĩnh chính trị và năng lực chí tuệ; cả về tư cách đạo
đức, lối sống và trình độ tổ chức hoạt động thực tiễn, cả về
phương pháp và tác phong công tác mới đáp ứng được yêu cầu
mới đặt ra hiện nay. Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh tồn diện trong
đó lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, thì việc nâng cao hiệu qủa
hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị là một yêu cầu tất yếu
khách quan. Do đó, việc nghiên cứu, qn triệt, vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh về cơng tác đảng, cơng tác chính trị trong qn đội
là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.
Những quan điểm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị
trí, vai trị, nội dung, ngun tắc và phương pháp cơng tác đảng,
cơng tác chính trị, về phẩm chất, năng lực, phương pháp tác
phong cơng tác của người cán bộ chính trị, cũng như những hoạt
động mẫu mực của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo, giáo
dục rèn luyện quân đội ta. Đó là những cơ sở lý luận hết sức cách
mạng, khoa học, đồng thời là cơ sở thực tiễn phong phú và sinh
động của hoạt động công tác đảng, cơng tác chính trị.


-4-

Một trong những di sản vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
để lại cho chúng ta đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về phương
pháp tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị. Tư tưởng đó
có cịn nguyên giá trị đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ
chính trị trong giai đoạn hiện nay.
1.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp tác phong
cơng tác đảng, cơng tác chính trị.
Trong tồn bộ quan điểm tư tưởng của Hồ Chí Minh về cơng

tác đảng, cơng tác chính trị thì những tư tưởng về phương pháp
tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị của Hồ Chí Minh có vị
trí hết sức quan trọng, có giá trị to lớn cả về mặt lý luận và thực
tiễn, là một trong những điều kiện có ý nghĩa quyết định chất
lượng hiệu quả hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị, đồng
thời thể hiện phẩm chất đạo đức cách mạng và năng lực công tác
của mỗi cán bộ, đảng viên.
Phương pháp tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị là
toàn bộ cách thức, biện pháp, nề lối, cung cách làm việc mang
tính chất là một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát từ
những qui luật tồn tại và vận động của đối tượng khách thể, đã
được nhận thức để định hướng và chỉ đạo hoạt động nhận thức
cũng như hoạt động thực tiễn của con người vì trong quá trình
nhận thức và cải tạo thực tiễn, con người luôn sáng tạo ra những
cách thức biện pháp tác động vào lĩnh vực hoạt động của mình
nhằm đem lại hiệu quả cao, đó là một tất yếu khách quan, phương


-5-

pháp tác phong cơng tác vừa mang tính chủ quan vừa mang tính
khách quan, sự phù hợp giữa chủ quan với khách quan là điều
kiện cơ bản đầu tiên để tạo nên phương pháp tác phong công tác
đúng đắn khoa học nhằm thực hiện mục đích đã định đảm bảo mọi
cán bộ, chiến sĩ, mọi tổ chức trong quân đội không ngừng giữ
vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, xây
dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức thực
hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phương
pháp, tác phong công tác là điều kiện cơ bản có ý nghĩa quyết
định trực tiếp đến kết quả và thắng lợi của cách mạng. Hồ Chí

Minh khảng định: "Nếu mỗi cán bộ đảng viên làm việc đúng hơn,
khéo hơn thì thành tích của Đảng cịn to tát hơn nữa. Cán bộ đảng
viên làm việc khơng đúng, khơng khéo thì cịn nhiều khuyết điểm.
Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít, khuyết điểm ít thì thành tích
nhiều"1. Người xem phương pháp tác phong công tác là một bộ
phận cấu thành phẩm chất năng lực của người cán bộ cách mạng,
cán bộ qn sự, chính trị. Hồ Chí Minh ln ln u cầu phải
“sửa đổi lối làm việc” “phải cải tiến lối làm việc” có như vậy cơng
việc mới “trơi chẩy”, mới “đến nơi, đến chốn”. Đối với một Đảng
cộng sản thì bản chất cách mạng và khoa học không chỉ thể hiện ở
đường lối, tổ chức, tư tưởng mà còn được thể hiện ở cả phương
pháp tác phong công tác. Phương pháp tác phong cơng tác đảng,

1

Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb CTQG, H1995, tập 5 tr 232-233


-6-

cơng tác chính trị có vai trị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt
động công tác đảng, công tác chính trị.
Cơ sở xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, từ bản chất
hoạt động lãnh đạo của Đảng, bản chất cơng tác đảng, cơng tác
chính trị, từ đặc điểm, nhiệm vụ và đối tượng tác động của hoạt
động cơng tác đảng, cơng tác chính trị là cán bộ chiến sĩ và các tổ
chức của quân đội. Cho nên hoạt động cơng tác đảng, cơng tác
chính trị phải có phương pháp tác phong cơng tác khoa học.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp cơng tác có

những nội dung cơ bản như sau:
* Phương pháp giáo dục thuyết phục bằng chân lý, bằng
lẽ phải.
Đây là phương pháp được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng
nhiều nhất thực sự nó mang lại hiệu quả cao đó là nét nổi bật
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục thuyết phục
con người. Chính sự nhận thức sâu sắc và vận dụng một cách sáng
tạo những quan điểm cơ bản về giáo dục cộng sản của chủ nghĩa
Mác - Lênin phù hợp với con người Việt nam, truyền thống lịch
sử xã hội cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Cơ sở lý luận khoa học của phương pháp giáo dục thuyết
phục bằng chân lý, bằng lẽ phải được xuất phát từ quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò to lớn của quần chúng nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và từ vai trò tính tích cực chủ


-7-

động, tự giác, tính sáng tạo của ý thức con người khi nhận thức
được quy luật, nhận thức được chân lý. Theo Lênin nước mạnh là
nhờ có cơng tác giáo dục, giác ngộ quần chúng của Đảng cộng
sản: "Nước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của quần chúng. Nước
mạnh là khi nào quần chúng biết rõ tất cả mọi cái, quần chúng có
thể phán đốn được về mọi cái và đi vào hành động một cách có ý
thức"2. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy “vậy cách mệnh trước hết phải
làm cho dân giác ngộ…Cách mệnh phải giảng giải lý luận và chủ
nghĩa cho dân hiểu.”3 Trong chiến đấu của quân đội: "Thành bại
của cuộc chiến tranh rốt cuộc phụ thuộc vào tinh thần của người
cầm súng trên chiến trường". Từ cơ sở lý luận đó, Bác đã căn dặn
cán bộ, đảng viên: "Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này:

Dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm
được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết phải chịu
khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì
lợi ích cho họ mà phải làm" 4. Nếu năng lực tuyên truyền giải thích
chưa tốt thì dân cịn băn khoăn, thắc mắc quần chúng chưa hiểu
được vì cán bộ chưa đủ trình độ, năng lực chí tuệ để luận giải
những vấn đề đúng, Bác nói phải tìm mọi cách giáo dực cho hộ
hiểu. Như vậy, chúng ta thấy rằng xuất phát từ truyền thống của
một dân tộc có truyền thống xử sự theo đạo lý nhân, nghĩa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh hiểu hơn ai hết rằng cần phải kết hợp lý và tình
2
3
4

V.I.Lênin, tồn tập, Nxb TB M1976, tập 35, tr 23
Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb CTQG, H2000, tập 2 tr 267
Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H1995, tập 5 tr 246


-8-

trong quan hệ giữa những người có chung một mục đích lý tưởng
cách mạng. Thực hiện phương châm "có lý, có tình" trong giáo
dục thuyết phục đối với cán bộ, chiến sĩ trong quân đội, Hồ Chí
Minh khẳng định: "Quân đội mạnh là nhờ có giáo dục khéo, nhờ
chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm" 5. Theo Hồ Chí Minh
phương pháp giáo dục phù hợp "thấu tình, đạt lý" là một yếu tố
tạo nên sức mạnh của quân đội. Hồ Chí Minh chỉ ra ngun tắc
giáo dục đó là: "Phương pháp giáo dục thì theo nguyên tắc tự
nguyện, tự giác, giải thích, bàn bạc, thuyết phục chứ khơng gị

bó"6.
Với phương pháp thuyết phục bằng chân lý, bằng lẽ phải,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng một cách sáng tạo nhiều hình
thức giáo dục, trong mỗi bài nói, bài biết và việc làm của người
đều thể hiện tính thuyết phục sâu sắc đó là: Khi giáo dục bất cứ
vấn đề gì, Hồ Chí Minh đều dùng chân lý, dùng lẽ phải để mọi
người hiểu, tin theo và tự giác hành động. Bằng ngôn ngữ giản dị,
ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, phương pháp luận giải khúc chiết, súc
tích, rõ ràng, chứng minh chặt chẽ, ví dụ cụ thể điển hình mà ai
cũng có thể hiểu được đã thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
tình và lý sự tinh tế trong nội dung và sáng tạo trong hình thức,
đồng thời trong phương pháp giáo dục của Hồ Chí Minh còn căn
dặn chúng ta phải giáo dục theo hướng thiện, phát huy mặt tốt,
mặt tích cực trong mỗi con người vì Bác cho rằng trong mỗi con
5
6

Sđd, tập 6 tr560
Sđd, tập 8 tr216


-9-

người có phần thiện, phần ác ta phải làm cho phần thiện nẩy nở
như hoa mùa xuân, phần ác mất dần đi, đồng thời cũng phải xử
phạt cương quyết những khuyết điểm tiêu cực. Đó chính là yếu tố
hết sức quan trọng tạo nên sức thuyết phục cảm hoá trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh, chính vì vậy, cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng đã chỉ rõ: "Học tập Hồ Chủ tịch là học tập lối đối xử với
người, với việc của Bác… lấy lẽ phải mà thuyết phục, lấy tấm

lòng mà cảm hố… thấu lý đạt tình" 7. Từ cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, truyền thống dân tộc, đường lối, quan điểm
của Đảng, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân đội cho đến
những vấn đề về đạo đức, lối sống… bằng phương pháp giáo dục
của mình, Hồ Chí Minh đã giáo dục cho mọi người hiểu, tin theo
và tự giác hành động. Theo Hồ Chí Minh để xây dựng quyết tâm
và sức mạnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng phải thuyết
phục giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân hiểu sâu sắc đường lối chủ
trương của Đảng, tình hình đất nước. Hồ Chí Minh dạy: "Phải làm
cho tinh thần Nghị quyết thấm nhuần trong toàn Đảng, toàn dân,
làm cho mọi người thấy hết thắng lợi, khả năng và khó khăn của
ta, thấy rõ khả năng của ta to lớn hơn khó khăn nhiều, làm sao cho
mọi người vui vẻ, hăng hái làm tròn nhiệm vụ, vì khi nhân dân vui
vẻ, hăng hái thì mọi khó khăn sẽ vượt được" 8.

7

Phạm Văn Đồng, Hồ Chủ tịch hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại, Nxb Sự thật,
H1974, tr30
8
Hồ Chí Minh, tồn tập, Nxb CTQG, H2002, tập 10 tr 265


- 10 -

Đối với quân đội là lĩnh vực đòi hỏi phải có ý chí quyết tâm
cao, có hành động thống nhất, yêu cầu phải có sự nhận thức sâu
sắc và tình cảm cách mạng trong sáng. Vì vậy, chúng ta phải giáo
dục xây dựng cả lý trí và tình cảm. Có như vậy, chúng ta mới xây
dựng được lịng tin có cơ sở khoa học vững chắc. Bởi vì, khơng

có tình cảm cách mạng trong sáng thì khơng thể có giác ngộ cách
mạng sâu sắc và triệt để. Nhưng chỉ có tình cảm mà
khơng có lý trí thì khó có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách,
thậm chí có thể sai lầm, mất phương hướng hành động. Lịng tin
được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng quy luật khách quan và
kết hợp chặt chẽ với tình cảm cách mạng sâu sắc là lòng tin vững
chắc nhất, mãnh liệt nhất, nó trở thành động lực thơi thúc con
người có quyết tâm hành động để thực hiện lý tưởng của mình.
Điều này đã được chứng minh bằng gương của các bậc cách mạng
tiền bối, các anh hùng và các liệt sĩ đã hy sinh. Để thuyết phục
cảm hoá được bộ đội, Hồ Chí Minh địi hỏi cán bộ phải có tình
thương u đối với bộ đội, phải thấu hiểu và ln quan tâm đến
chiến sĩ. Hồ Chí Minh dạy: "Đối với binh sĩ: thì từ lời ăn tiếng
nói, niềm vui, nỗi buồn, quần áo, nhất nhất phải biết rõ và hết sức
chăm nom. Có đồng cam cộng khổ với binh sĩ thì khi dẫn họ đi
dâu, dù nguy hiểm mấy, họ cũng vui lòng đi, khi bảo họ đánh, họ
sẽ hăng hái đánh"9. Hồ Chí Minh yêu cầu mọi cán bộ đảng viên
trước hết là chính trị viên cần phải: "Đối với bộ đội, chính trị viên
9

Sđd, tập 5 tr 480


- 11 -

phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh,
hiểu biết như một người bạn"10.
Chính nhờ có phương pháp giáo dục tốt, nên từ khi thành lập
quân đội đến nay, tư tưởng cán bộ chiến sĩ luôn kiên định vững
vàng với mục tiêu lý tưởng của Đảng, mục tiêu chiến đấu của

quân đội. Mặc dù chúng ta phải chiến đấu với những đế quốc to
lớn, trước những hy sinh gian khổ, khó khân vất vả rất lớn nhưng
lớp lớp cán bộ chiến sĩ trong quân đội đã quyết tâm phấn đấu
vươn lên vượt qua những khó, khăn thử thách đó, đã đánh thắng
đế quốc Pháp và Mỹ, chiến thắng biên giới Tây Nam và biên giới
phía Bắc và hiện nay đang cùng tồn dân xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Phương pháp giáo dục thuyết phục bằng nêu gương
điển hình và khen thưởng.
Đây là phương pháp giáo dục được Hồ Chí Minh sử dụng
có hiệu quả cao trong việc giáo dục cán bộ chiến sĩ, đây là một
cách tuyên truyền giáo dục Chủ nghĩa Mác – Lênin thiết thực
nhất, nó là cách tốt nhất xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức cách
mạng và xây dựng con người mới, cuộc sống mới vì vậy, Bác rất
chú trọng phương pháp nêu gương "người tốt, việc tốt", "người
thực, việc thực" trong đời sống hàng ngày. Hồ Chí Minh khẳng
định: "Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng
viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng
10

Sđd, tập 5, tr 392


- 12 -

giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất
lớn"11. Hồ Chí Minh coi đó là: "Lấy gương người tốt, việc tốt để
hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để
xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con
người mới, cuộc sống mới" 12. Đây là phương pháp cổ vũ động

viên sự nỗ lực, tinh thần hăng hái vươn lên của quần chúng. Hồ
Chí minh nói: "Khen thưởng cũng là một cách giáo dục, cổ động
vì: Bộ đội, đồng bào có thành tích mà Trung ương, Chính phủ
khen thưởng thì mới hăng hái hơn. Những người chưa có thành
tích sẽ thi đua tích cực"13. Theo Hồ Chí Minh mỗi một con người
đều có hai mặt đó là mặt tốt, mặt tích cực, tiến bộ và mặt xấu, mặt
tiêu cực lạc hậu, Phương pháp nêu gương là nhằm phát huy mặt
tốt và đồng thời để đẩy lùi, xoá bỏ mặt xấu trong mỗi con người.
Sự khái quát và vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp giáo dục
nêu gương đã thể hiện phương pháp tư duy biện chứng, sự hiểu
biết sâu sắc về tâm lý học nhân cách và đặc điểm tâm lý của con
người Việt Nam trong tư tưởng về giáo dục của Hồ Chí Minh. Hồ
Chí Minh dạy: "Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta
phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nẩy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách
mạng"14.

11
12
13
14

Sđd,
Sđd,
Sđd,
Sđd,

tập
tập
tập

tập

12, tr 551
12, tr 558
6, tr 526
12, tr 558


- 13 -

Để thực hiện tốt phương pháp nêu gương trong giáo dục
thuyết phục chúng ta phải xem xét toàn diện, đánh giá đầy đủ
những mặt tốt, mặt tích cực tiến bộ, nhân tố mới trong mỗi con
người, mỗi tập thể và tạo điều kiện để nó phát triển, đó là phương
pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh yêu cầu, để phát huy tốt tác dụng nêu gương
trong giáo dục đối với cán bộ, chiến sĩ phải kịp thời, chính xác và
cơng khai. Hồ Chí Minh dạy: "Khi các chú đề nghị ai được
thưởng huân chương thì phải cơng bố ngay cho bộ đội biết" 15.
Khơng chỉ đặt ra yêu cầu đối với cấp dưới mà chính bản thân Hồ
chí Minh thực hiện rất nghiêm túc: "Nếu Trung ương cho phép
Bác làm, thì Bác nghe báo cáo, đọc báo và chỉ cần điều tra lại một
chút cho đúng sự thật là Bác có thể thưởng huy hiệu" 16. Trong
thực tế sau mỗi chiến thắng, sau từng chiến dịch Hồ Chí Minh đều
yêu cầu chỉ huy các cấp phải kịp thời tổng kết, khen thưởng cho
cán bộ, chiến sĩ lập được thành tích và chính bản thân Hồ Chí
Minh cũng đã trực tiếp động viên khen thưởng rất kịp thời.
Phương pháp nêu gương khen thưởng theo Hồ Chí Minh
phải dân chủ, bình đẳng khơng kể việc to việc nhỏ mà việc đó
phải mang lại lợi ích cho xã hội, cho tập thể. Hồ Chí Minh viết:

"Bất kỳ việc to, việc nhỏ, hễ thêm điều lợi, trừ điều hại cho quần
chúng, giải quyết vấn đề khó khăn, tăng kết quả của việc làm,
tăng sức sản xuất của xã hội đánh đổ sự áp bức của quân thù, đó
15
16

Sđd, tập 6, tr 560
Sđd, tập 12, tr 548


- 14 -

đều là sáng kiến"17. Do đó địi hỏi cơng tác thi đua phải có chỉ tiêu
định mức cụ thể, phải được đánh giá một cách chính xác.
Để phát huy được hiệu quả và bảo đảm tính kịp thời trong
khen thưởng, Hồ Chí Minh đã có những phương pháp phù hợp
như giảm bớt các thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian, uỷ
quyền cho cấp dưới. Tại hội nghị tổng kết chiến dịch Tây Bắc
ngày 29/1/1953, Hồ Chí Minh tuyên bố: "Lần này Bác cho mỗi
trung đoàn 25 cái huy hiệu về thưởng cho anh em có cơng.
Thưởng cho ai phải báo cáo cho Bác biết" 18.
Để đảm bảo tính dân chủ, cơng khai, kịp thời, chính xác và
mang tính giáo dục trong nêu gương khen thưởng, Hồ Chí Minh
đã chỉ cho cán bộ các cấp nhiều phương pháp hết sức thiết thực
như: báo cơng, bình cơng, đa dạng các hình thức biểu dương khen
thưởng, như Hồ Chí Minh trực tiếp đến thăm, gửi thư khen, phát
hành các loại sách về gương anh hùng, chiến sĩ thi đua, người tốt
việc tốt, tặng cờ, tặng các danh hiệu cho các đơn vị có thành tích
trên một số mặt cơng tác "dũng cảm đánh hăng", "chân đồng vai
sắt, đánh giỏi, bắn trúng"…Ngồi các hình thức khen thưởng về

mặt tinh thần, Hồ chí Minh cũng rất quan tâm đến khen thưởng về
mặt vật chất, trong điều kiện kháng chiến điều kiện kinh tế, tài
chính đất nước cịn khó khăn, song bao giờ Hồ Chí Minh cũng

17
18

Sđd, t 5, tr 244
Sđd, t 7, tr 22


- 15 -

nhắc nhở các cấp cần quan tâm đến việc thưởng vật chất cho
những tập thể và cá nhân có thành tích.
Cùng với việc nêu gương, khen thưởng theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh phải giữ nghiêm kỷ luật đồng thời phải đề cao tự phê bình,
Hồ Chí Minh viết: "Thật thà tự phê bình và thân ái phê bình là
một lực lượng để đẩy mạnh thi đua" 19.
Quán triệt và làm theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
về phương pháp giáo dục thuyết phục bằng nêu gương khen
thưởng, hơn nửa thế kỷ qua, cấp uỷ, chỉ huy và đội ngũ cán bộ các
cấp trong quân đội đã vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo phù
hợp với đặc điểm nhiệm vụ của từng đơn vị trong từng thời kỳ các
hình thức biểu dương khen thưởng đã thực sự có tác dụng to lớn
trong giáo dục động viên cổ vũ cán bộ, chiến sĩ hăng hái thi đua
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Hiện nay, trước yêu cầu phát triển của nhiệm vụ cách mạng trong
giai đoạn mới, quân đội ta có bước phát triển nhiệm vụ, tổ chức
cũng đa dạng hơn. Do đó nội dung, hình thức, phương pháp đối

tượng giáo dục thuyết phục bằng nêu gương khen thưởng cũng đa
dạng phong phú hơn. Vì vậy, phải tiếp tục nghiên cứu để bổ sung
các hình thức biện pháp giáo dục thuyết phục bằng nêu gương
khen thưởng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ đội
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng nhiệm vụ quân đội trong
tình hình mới.
19

Sđd, t 6, tr 270


- 16 -

* Hồ Chí Minh nêu lên phương pháp giáo dục bằng sự
gương mẫu của cán bộ đảng viên, người đi giáo dục.
Đây là một phương pháp giáo dục thuyết phục có vị trí hết
sức quan trọng đó là phương pháp lấy cái tốt đẹp của cán bộ, đảng
viên của cấp trên làm mực thước cho quần chúng, cho cấp dưới
noi theo. Bác khảng định: Cán bộ, đảng viên tự mình nêu gương
cho cấp dưới chiến sĩ là là cách tốt nhất. Do vậy, trong giáo dục
cán bộ ta phải mẫu mực nêu gương toàn diện cho chiến sĩ. Theo
Hồ Chí Minh cán bộ khơng phải là "quan cách mạng" mà là
"người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân". Do đó,
để giáo dục cấp dưới, giáo dục chiến sĩ, cán bộ phải làm tấm
gương sáng cho họ noi theo. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tư cách của
chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người
chính trị viên tốt, thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên khơng
làm trịn nhiệm vụ thì bộ đội ấy khơng tốt" 20. Cho nên, Hồ Chí
Minh đã yêu cầu: "Mỗi người chỉ huy về quân sự cũng như về
chính trị, phải làm kiểu mẫu, phải giữ đúng đạo đức của quân

nhân"21. Sự gương mẫu của người cán bộ theo Hồ Chí Minh phải
tồn diện cả phẩm chất đạo đức, năng lực hành động. Hồ Chí
Minh chỉ rõ: "Từ việc lớn đến việc nhỏ, cán bộ đều phải làm kiểu
mẫu, giữ gìn kỷ luật, học tập kỹ thuật, luyện quân lập công, xung
phong hãm trận, thân ái đồn kết, nói tóm lại, mọi việc trong bộ
20
21

Sđd, tập 5, tr 392
Sđd, tập 5, tr 204


- 17 -

đội, cán bộ đều phải làm gương" 22. Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn
mạnh đến yêu cầu về đạo đức và đòi hỏi người cán bộ, đảng viên
phải làm gương về đạo đức cách mạng cho quần chúng noi theo.
Hồ Chí Minh nói: "Trước mặt quần chúng, khơng phải ta cứ viết
lên trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ
quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân
dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước" 23.
Yêu cầu về tư cách đạo đức đối với cán bộ, đảng viên theo
Hồ Chí Minh phải tồn diện cả về phẩm chất đạo đức cách mạng
như: Lòng trung thành, thái độ đối với kẻ thù, tinh thần dũng cảm,
đức tính hy sinh… mà còn bao gồm cả hành vi, lối sống. Quan
điểm này xuất phát từ triết lý đạo đức của người phương Đơng nói
chung và từ chuẩn mực đạo đức của người Việt Nam nói riêng.
Đây là vấn đề mà trong tình hình mở cửa hiện nay kẻ thù đang ra
sức vơ hiệu hố đội ngũ cán bộ, đảng viên của chúng ta bằng cách
làm tha hóa về phẩm chất đạo đức lối sống. Cho nên trong tình

hình hiện nay càng phải đòi hỏi người cán bộ phải thường xuyên
tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của mình đề
đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh người cán bộ, đảng viên nói
chung, người cán bộ chính trị nói riêng phải khơng ngừng tu
dưỡng đạo đức cách mạng một cách toàn diện, phải làm mực thức
22
23

Sđd, tập 5, tr 394
Sđd, tập 5, tr 552


- 18 -

để quần chúng noi theo. Do đó, trong những lời dạy bảo, huấn thị,
những bài giảng của Hồ Chí Minh đối với các thế hệ cán bộ, đảng
viên ta đó là những bài giảng về "tư cách người cách mệnh", "tư
cách người làm tướng", "tư cách người chính trị viên"… đó là
những tiêu chuẩn rèn luyện đã thể hiện bản chất của người cán bộ,
đảng viên trong quân đội.
Để thực sự là tấm gương cho quần chúng noi theo, Hồ Chí
Minh yêu cầu người cán bộ đảng viên phải gương mẫu trong hành
động, phải nói đi đơi với làm. Hồ Chí Minh nói: "Nói chung thì
các dân tộc phương Đơng đều giàu tình cảm, và đối với họ một
tấm gương sống còn giá trị hơn 100 bài diễn văn tun truyền" 24.
Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời đấu tranh cách mạng của mình
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương mẫu mực trên mọi
phương diện: Sống, chiến đấu, lao động và học tập. Đối với Hồ
Chí Minh tun truyền giáo dục mọi người khơng chỉ bằng các bài

nói, bài viết mà Hồ Chí Minh ln thể hiện bằng hành động, việc
làm cụ thể. Dù ở đâu, làm bất cứ việc gì bao giờ Hồ Chí Minh
cũng kết hợp lời nói với việc làm. Hồ Chí Minh làm mẫu, nêu
gương để cho mọi người học tập làm theo. Hồ chí Minh kêu gọi
nhân dân thực hành tiết kiệm để cứu đói đồng bào, chính Hồ Chí
Minh thực hành trước bằng cách: "Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa,
một tháng nhịn ăn 3 bữa. Đem gạo đó để cứu đói cho dân
nghèo"25, và Hồ Chí Minh cịn dùng cả tiền lương, tiền nhuận bút
24
25

Sđd, tập 1, tr 263
Sđd, tập 4, tr 31


- 19 -

của mình mua áo gửi tặng bộ đội và thương binh. Chính sự giản dị
khiêm tốn trong cuộc sống sinh hoạt của Hồ Chí Minh cũng là
một tấm gương để cho cán bộ nhân dân noi theo. Hồ Chí Minh
ln dạy cán bộ, đảng viên phải "chí cơng, vô tư" "lo trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ". Đối với cán bộ quân đội Hồ Chí Minh dạy:
"Bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ khơng được kêu mình đói. Bộ đội
chưa đủ áo mặc, cán bộ không được kêu mình rét. Bộ đội chưa đủ
chỗ ở, cán bộ khơng được kêu mình mệt" 26. Cả cuộc đời của Hồ
Chí Minh là một mẫu mực về tinh thần "chí cơng vơ tư". Hồ chí
Minh khơng có ham muốn nào hơn ngoài: "Ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học
hành"27.

Như vậy, bằng những hành động hết sức mẫu mực của chính
mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảm hoá, thuyết phục, giáo dục
được cán bộ chiến sĩ rèn luyện để hoàn thiện những phẩm chất
của người cách mạng. Sự vĩ đại của Hồ Chí Minh ở chỗ đã bằng
chính tấm gương mẫu mực trong sáng của mình đã thuyết phục
cảm hố được các thế hệ người Việt Nam đi theo lý tưởng cách
mạng mà chính Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tác phong cơng tác có những
nội dung cơ bản như sau:
26
27

Sđd, tập 6, tr 207
Sđd, tập 4, tr 161


- 20 -

Tác phong công tác là tổng hợp những phong cách, lề lối
riêng có, tiêu biểu tương đối ổn định mà người lãnh đạo sử dụng
hàng ngày để thực hiện chức trách. Tác phong công tác mang dấu
ấn cá nhân nhưng không phủ định cái chung. Tác phong công tác
là tổng hợp phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách
ứng xử, phong cách sống sinh hoạt… Đối với người cán bộ lãnh
đạo phải có tác phong quần chúng, tác phong dân chủ tập thể, tác
phong khoa học.
* Tác phong quần chúng
Cơng tác đảng, cơng tác chính trị là công tác xây dựng con
người, xây dựng tổ chức cách mạng trong lực lượng vũ trang do
đó tác phong cơng tác đảng, cơng tác chính trị có ý thức tôn trọng

quần chúng, tin yêu quần chúng là nền tảng đầu tiên dẫn đến sự
thành công trong công tác đối với con người, đây là nội dung có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu của cán bộ, đảng viên nói chung và có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người cán bộ chính trị nói
riêng. Đây chính là cung cách để tiếp cận, giác ngộ, tập hợp cổ vũ
quần chúng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng, của quân đội.
Nó được bắt nguồn từ bản chất, mục đích, chức năng của hoạt
động cơng tác đảng, cơng tác chính trị, từ quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử, Lênin
khảng định: Đối với Đảng cầm quyền điều nguy hiểm lớn nhất là
cắt đứt mối liên hệ với quần chúng. Trong tư tưởng của mình Hồ
Chí Minh ln đặc biệt coi trọng vai trò của quần chúng nhân dân


- 21 -

trong sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định: Dễ mn
lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong, Người
cho rằng nhân dân là nền tảng là cha mẹ của bộ đội, nhân dân là
nguồn gốc của mọi thắng lợi. Quân đội ta ở nhân dân mà ra vì
nhân dân mà chiến đấu, trong thực tế cuộc chiến tranh chống Mỹ
cứu nước nhân dân ta đã thực hiện khẩu hiệu “xe chưa qua thì nhà
khơng tiếc”. Hồ Chí Minh viết: "Lực lượng tồn dân là lực lượng
vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó" 28 .
Đối với quân đội trong mọi hoạt động của cơng tác đảng,
cơng tác chính trị phải thực hiện quan điểm lấy dân làm gốc, biết
dựa vào dân có như vậy mới thực hiện lời dạy của Bác là xây
dựng thắng lợi trên nền nhân dân, cho nên hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ phụ thuộc vào hiệu quả tiến hành công tác vận động
quần chúng ở đơn vị. Đồng thời trong hoạt động công tác đảng,

công tác chính trị phải sâu sát nắm vững những tâm tư nguyện
vọng của cán bộ chiến sĩ cấp dưới, của quần chúng, để có nội
dung hình thức, biện pháp hoạt động cho phù hợp. Do đó đội ngũ
cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ chính trị nói riêng phải
thường xuyên quan tâm đến mọi mặt đời sống của cán bộ, chiến
sĩ. Phải tin yêu, tôn trọng và học hỏi quần chúng, bản thân cán bộ
phải là một tấm gương để quần chúng học tập noi theo. Người dạy
cán bộ có thân đội viên như chân như tay thì đội viên mới thân
cán bộ như ruột thị. Nhưng ở đây cũng phải phân biệt tác phong
28

Sđd, tập 4, tr 20


- 22 -

quần chúng hoàn toàn đối lập với tác phong quan liêu, hách dịch,
cửa quyền đồng thời nó cũng khác với tác phong a dua, theo đuôi
quần chúng.
Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh yêu cầu đặt ra là để củng cố
hồn thiện tác phong quần chúng địi hỏi mỗi cán bộ trước hết
phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc vai trò của quần chung, tu dưỡng,
rèn luyện phẩm chất đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân và chống
lối sống đạo đức phong kiến, tiểu tư sản và tư sản.
* Tác phong dân chủ, tập thể
Đây là một tác phong rất quan trọng nó khơng thể giúp cho
việc thực hiện nhiệm vụ, nó cịn trực tiếp góp phần xây dựng, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ đảng viên nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì các
cấp. Xuất phát từ nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo
cá nhân phụ trách. Nguyên tắc này dựa trên cơ sở thống nhất về

lợi ích, nhằm phát huy cao độ trí tuệ của tập thể, giúp cho tổ chức
đảng đề ra được chủ trương đường lối đúng đắn và tạo ra sức
mạnh của cả tập thể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Vì
vậy Bác ln dạy chúng ta Khơn bầy hơn khơng độc như tục ngữ
có câu: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn
núi cao. Tác phong dân chủ tập thể theo tư tưởng Hồ Chí Minh là
phải cơng khai, tơn trọng ý kiến của quần chúng. Phải thực hiện
tốt tự phê bình và phê bình. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Nếu cán bộ
khơng nói năng, khơng đề xuất ý kiến, khơng phê bình, thậm chí
lại tâng bốc mình, thế là một hiện tượng rất xấu. Vì khơng phải


- 23 -

họ khơng có gì nói, nhưng vì họ khơng giám nói, họ sợ, thế là mất
hết dân chủ trong Đảng" 29.
Hồ Chí Minh yêu cầu bản thân người cán bộ đảng viên phải
có phẩm chất và năng lực, phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến
nguyện vọng của cấp dưới của cán bộ chiến sĩ, biết tiếp thu kinh
nghiệm, biết khơi dậy trí tuệ tập thể. Phải nêu cao tự phê bình và
phê bình đồng thời đấu tranh kiên quyết với mọi biểu hiện gia
trưởng, độc đoán chuyên quyền, lên mặt quan cách mạng.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình đã tạo nên sự
đồn kết thống nhất trong Đảng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trong
Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh
tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển
sự đoàn kết và thống nhất của Đảng" 30.
* Tác phong khoa học
Đây là một trong những yếu tố bảo đảm hoạt động cơng tác

đảng, cơng tác chính trị phát huy được tính sáng tạo, linh hoạt phù
hợp nhằm đạt được hiệu quả cao. Đó là một trong những yêu cầu
mà hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị phải đạt được, đó
chính là tác phong cơng tác dựa trên trí thức khoa học, hiểu biết
khoa học. Bởi vì hoạt động cơng tác đảng, cơng tác chính trị mang
bản chất cách mạng khoa học, nó được dựa trên nền tảng thế giới
quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ
29
30

Sđd, tập 5, tr 280
Sđd, tập 12, tr 510


- 24 -

đặc điểm hoạt động và tổ chức biên chế của quân đội và đối tượng
tác động của công tác đảng, cơng tác chính trị là tổ chức và con
người, cho nên tiến hành hoạt động công tác đảng, cơng tác chính
trị phải có tác phong khoa học.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phong cơng tác đảng, cơng
tác chính trị là biểu hiện của phẩm chất đạo đức cách mạng và
năng lực công tác là một điều kiện hết sức quan trọng góp phần
vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động cơng tác đảng, cơng tác
chính trị.
Cho nên Hồ Chí Minh u cầu bất cứ một cơng việc gì cũng
phải có tác phong điều tra, nghiên cứu để nắm vững tình hình; làm
việc phải có kế hoạch xác định; phải biết sử dụng phát huy đội
ngũ cán bộ cấp dưới và trợ lý; nắm và sử dụng có hiệu quả thông
tin; thường xuyên kiểm tra rút kinh nghiệm sơ tổng kết kịp thời,

có như vậy mới xác định được chủ trương biện pháp tiến hành
công tác đảng, công tác chính trị. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Việc gì
cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn thận và phải làm đến nơi đến
chốn"31, và "Đảng có hiểu rõ tình hình thì đặt chính sách mới
đúng. Mà muốn Đảng hiểu rõ thì đảng viên và cán bộ phải điều tra
và báo cáo rõ tình hình từng xã, từng huyện, từng tỉnh, từng khu.
Nếu khơng biết rõ tình hình mà đặt chính sách thì kết quả là "nồi
vng úp vung trịn", khơng ăn khớp gì hết" 32.
31
32

Sđd, tập 5, tr 266
Sđd, tập 5, tr 266-267


- 25 -

Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nghiêm khắc phê phán "bệnh
chủ quan", tác phong "quan liêu, đại khái", lối làm việc kiểu bàn
giấy, ngồi một chỗ ra chỉ thị, khơng chịu đi cơ sở nắm tình hình
kiểm tra cơng tác. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cái lối làm việc như vậy
rất có hại. Nó làm cho chúng ta khơng đi sát phong trào, khơng
hiểu rõ được tình hình bên dưới, cho nên phần nhiều chủ trương
của chúng ta không thi hành được đến nới đến chốn" 33. Do đó, Hồ
Chí Minh đã địi hỏi xây dựng tác phong thực sự thực tế, sâu sát
cơ sở, đó cũng là tác phong khoa học của người cán bộ khi tiến
hành cơng tác đảng, cơng tác chính trị.
* Tác phong nêu gương, nói đi đơi với làm của cán bộ
đảng viên
Tác phong này kết hợp với phương pháp giáo dục nêu

gương để xây dựng cho người cán bộ một phương pháp tác phong
toàn diện, nâng cao hiệu quả hơn nữa trong q trình tiến hành
cơng tác đảng, cơng tác chính trị ở đơn vị.
Trên đây là những quan điểm tư tưởng cơ bản của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về phương pháp tác phong cơng tác đảng, cơng tác
chính trị trong qn đội, được khái quát dựa trên cơ sở lý luận chủ
nghĩa Mác - Lê nin, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của con
người Việt Nam, đặc điểm nhiệm vụ của hoạt động cơng tác đảng,
cơng tác chính trị trong quân đội và quá trình hoạt động thực tiễn
sinh động của Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về
33

Sđd, tập 5, tr 73


×