uộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một cuộc đời trong sáng cao
đẹp của một người cộng sản vĩ
đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một
chiến sĩ quốc tế lỗi lạc đã đấu tranh không
mệt mỏi và hiến dâng cả cuộc đời mình vì Tổ quốc, vì nhân
dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập,
vì tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công
lý trên toàn thế giới.
C
Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890, tại quê mẹ ở làng Hoàng Trù, quê cha là làng Sen (nay thuộc xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An. Cha là ông Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929), mẹ là bà Hoàng Thị Loan
(1868-1901). Gia đình có 4 anh chị em. Chị gái là bà Nguyễn Thị Thanh hay còn có tên là Nguyễn Thị Bạch
Liên (1884-1954). Anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm hay Nguyễn Tất Đạt (1888-1950) và e trai là Nguyễn Sinh
Xin.
Làng Hoàng Trù Làng Sen
Lớn lên trong bối cảnh đất nước bị đô hộ, sớm Wếp thu Wnh thần yêu nước của các bậc Wền bối,
Nguyễn Tất Thành đã muốn Zm ra con đường để
giải phóng dân tộc. Năm 1905, khi phòng trào
Đông du bắt đầu hoạt động sôi nổi, “ cụ Phan Bội
Châu muốn đưa anh sang Nhật nhưng anh không
đi”. Trải qua thời gian học ở trường Pháp-Việt
Đông Ba từ 1905-1907, Nguyễn Tất Thành đã
bước đầu Wếp thu một số giá trị văn minh của
Pháp. Khi trả lời phỏng vấn nhà báo Xô Viết Ôxíp
Manđêxtan đăng trên tạp chí Ogoniok số 39 ngày
23 tháng 12 năm 1923, Bác đã nói: “ khi tôi độ 13
tuổi, lần đầu Wên tôi được nghe 3 chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với tôi người da trắng nào cũng
là người Pháp, người Pháp đã nói thế. Từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, tôi
muốn Zm xem những gì ẩn sau những chữ ấy. Nhưng trong trường học của người bản xứ, bọn Pháp dạy
người như dạy con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải sách báo của nhà
văn mới, mà cả Rút-xô, Mông-téx-kiơ cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định Zm
cách đi ra nước ngoài”. “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ như
thế nào tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”. Như vậy, Bác muốn sang Pháp vì Pháp là nước cai trị Việt Nam,
muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn khẳng định: “ Điều mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh sớm nhận thức được nó và dẫn người đi đúng hướng là: nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân
tộc ở ngay tại “chính quốc”, ở nước đế quốc đang muốn thống trị dân tộc mình”. Nguyễn Tất Thành đã
quyết định ra đi xuất phát từ lòng yêu nước nồng nàn.
Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành được nhận vào làm phụ
bếp trên tàu L’Admiral Latouche Tréville với tên gọi là Văn Ba. Ngày
5-6-1911, tại bến cảng Nhà Rồng, tàu L’Admiral Latouche Tréville
rời bến, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của Nguyễn Tất Thành và phong trào giải phóng
dân tộc của đất nước. Khi đến Pháp năm 1911, Bác đã kiếm sống
bằng nghề làm vườn. Ấn tượng đầu Wên của Bác ở đây là “cũng có
những người Pháp tốt” và “những người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép
hơn người Pháp ở Đông Dương”. Ở đây, người cũng chứng kiến
cuộc sống cơ cực, khốn khổ của người dân lao động Pháp. Và
người hiểu rằng chỉ có bọn tư bản Pháp mới độc ác, xấu xa còn
nhân dân lao động Pháp là bạn của các dân tộc trong đó có Việt Nam. Người đã nói với một người bạn:
“Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của học trước khi “khai hóa” chúng ta”. Từ tháng 7 đến
tháng 12-1911 Người đã theo con tàu đến nhiều địa phương trên đất Pháp.
Năm 1912, Nguyễn Tất Thành đã theo tàu L’Admiral Latouche
Tréville chở hàng hóa vòng quanh châu Phi và đã dừng lại tại một số
nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Algérie, Tunisie, Xênêga, Ghinê,
Đa-hô-mây, Rêuyniông, qua mũi đen ở Công-gô, từ Địa Trung Hải qua
Biển Đỏ bằng kênh đào Xuy-ê, đến Ấn Độ Dương rồi Đại Tây Dương.
Bác Hồ nhận thấy ở đâu người dân thuộc địa cũng sống trong cảnh
khốn cùng, chẳng khác gì đồng bào mình. Cuộc hành trình qua các
thuộc địa ở Châu Phi đã năng cao nhận thức, Znh cảm của Văn Ba.
Không phải ngẫu nhiên mà nảy sinh ở Người ý thức về đoàn kết quốc
tế giữa các dân tộc thuộc địa, ý thức ấy lớn dần thành quan niệm vững
chắc về sự đoàn kết dân tộc bị áp bức thể hiện trong tác phẩm Bản án
chế độ thực dân Pháp và việc thành lập tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa
sau này.
Cuối năm 1922, Nguyễn Tất Thành đến Mỹ vừa làm thuê kiếm sống vừa học tập, Người có điều
kiện để tận mắt chứng kiến sự khó khăn, nghèo khổ của người da đen, những hoạt động chống tội ác của
Đảng 3K và Zm hiểu về cuộc cách mạng Mỹ thế kỷ XVIII, Zm hiểu tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm
1776. Đối chiếu với thực tế cuộc sống nghèo khổ của người da đen. Bác Hồ đã đến thăm tượng Nữ thần
Tự do ở New York, trước thực tế mà Người đã nhận thấy trong xã hội Mỹ, Bác đã ghi lại cảm tưởng của
mình dưới chân tượng: “Ánh sáng trên đầu thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân thần Tự do
thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có
sự bình đẳng giữa các dân tộc? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?”.
Cuối năm 1923, Nguyễn Tất Thành rời Mỹ sang Anh,
lúc bấy giờ tại đây đang có cuộc đấu tranh yêu nước của
người Ireland gây được Wếng vang lớn và thu hút sự chú ý
của Bác. Ở Luân Đôn, Bác vẫn lấy tên là Văn Ba, đi làm kiếm
sống và cũng Zm hiểu đời sống nhân dân tại đây, phong trào
đấu tranh của nhân dân thuộc địa và nhân dân lao động Anh.
Nguyễn Tất Thành đã Wếp xúc với tổ chức chính trị “Hội
những người lao động Trung Quốc ở hải ngoại”, tham gia
hoạt động của công đoàn Hải ngoại, cùng Công đoàn Anh
biểu Znh đòi tự do và đình công. Đó là Wền đề cho những
hoạt động của Bác với tư cách là một chiến sĩ Quốc tế trên đất Pháp.
Từ năm 1917- 1923, Nguyễn Tất Thành sống và hoạt động tại Paris, bằng nghề rửa ảnh, phóng
ảnh, sơn vẽ đồ giả cổ Trung Quốc. Ngoài ra người còn tham gia viết bài cho báo L’Humanité, La Vie
Quvrière. Cùng khoảng thời gian này, Hội những người ViệtNam yêu nước ra đời, Nguyễn Tất
Thành đã tham gia và trở thành nòng cốt của phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Ngày 18-6-1919,
thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Versailles bản ‘‘Yêu sách
của nhân dân An Nam’’ nhằm tố cáo chính sách thực dân của Pháp đòi chính phủ Pháp thực hiện quyền
tự do, dân chủ và bình đẳng cho dân tộc Việt Nam đã gây được Wếng vang lớn. Người Pháp coi hành động
của Bác là ‘một quả bom chính trị’ nổ giữa Paris và lần đầu Wên nhân dân Pháp thấy ra có vấn đề tại Việt
Nam, còn nhân dân Việt Nam thì cho đó là phát pháo hiệu giục giã đấu tranh.
“ …Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin,
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong Wn,
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc.
Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi… ”
Tháng 7-1920, Bác Hồ đọc được bản “Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc
địa” của V.I.Lênin đăng trên báo L’Humanité, số ra ngày 16,
17-7-1920. Luận cương đã nêu ra và giải đáp những vấn đề
lớn của thời đại đó là những vấn đề cấp thiết và toàn diện
không chỉ là sự đoàn kết chung của nhân dân thuộc địa và
chính quốc mà còn vạch ra chiến lược cho cuộc đấu tranh
giành quyền tự quyết dân tộc, đặc biệt là việc phát huy sức
mạnh liên minh công nông trong cuộc đấu tranh chống địa
chủ phong kiến nhằm thực hiện cuộc cách mạng ruộng đất. Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại
hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế thứ III, Quốc tế Cộng sản.
Sau khi tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1921), Người Wếp tục sống và hoạt động ở Pháp,
tham gia sinh hoạt trong câu lạc bộ Faubourg. Được sự đồng Znh và ủng hộ của Quốc tế cộng sản, người
đã ˆch cực vận động thành lập Hội liên
hiệp thuộc địa. Tháng 4 năm 1922 hội ra
báo Le Paria nhằm đoàn kết, tổ chức,
hướng dẫn phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc các nước thuộc địa. Nhằm
tuyên truyền về chính sách khai thác thuộc
địa của mình, năm 1922, thực dân Pháp
đưa vua bù nhìn “Khải Định” sang dự hội
chợ tại Marseille. Nhân dịp này, Nguyễn Ái
Quốc đã viết vở kịch “Con rồng tre” nhằm
vạch mặt bộ mặt bán nước của vua quan
phong kiến, phản động làm tay sai cho
Pháp.
Ngày 13-6-1923, sau khi thoát khỏi sự theo dõi gắt gao của mật thám Pháp, Nguyễn Ái Quốc bí
mật rời Paris đi Liên Xô, đó cũng là nỗi lo sợ của thực dân Pháp đối với những người yêu nước đang
hướng về Xô Viết, nơi mà dân tộc bị áp bức trong chê độ Nga Hoàng được giải phóng. Ngày 10-10-1923,
Bác dự hội nghị lần thứ nhất của Quốc tế nông dân, với tư cách là đại biểu chính thức của nông dân Đông
Dương. Ngày 17-10-1923, Bác được bầu vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng, gồm 11 ủy viên. Với sự kiện này
Bác được xác định là một chiến sĩ quốc tế xuất sắc. Ngày 21-1-1924, nghe Wn Lênin qua đời, với sự xúc
động mạnh mẽ và lòng biết ơn vô hạn, Người đã viết bài “Lênin và các dân tộc thuộc địa”. Tại đại hội V của
Quốc tế Cộng sản, Bác đã chứng tỏ sự trưởng thành về nhân thức chính trị, sự vững vàng trong lập
trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt là vấn đề dân tộc và thuộc địa. ngày 15-7-1924,
Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần IV.
Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu chọn một số thanh
niên Việt Nam yêu nước đang sinh sống tại Quảng Châu, trực Wếp mở lớp
huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam. Các bài giảng của Người được tập hợp
in thành cuốn “Đường kách mệnh” một văn kiện lý luận quan trọng là cơ sở
tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. Năm 1925, Bác sáng lập ra
Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. một tờ báo bí mật dùng làm
cơ quan tranh đấu cho tổ chức là tờ Thanh
niên do đích thân Bác chủ trì xuất bản. sau một thời gian chuẩn bị, ngày
9-7-1925, hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức do Nguyễn Ái Quốc và các
đồng chí Trung Quốc tổ chức chính thức được thành lập, tôn chỉ của hội
là “liên lạc với các dân tộc đó và cùng làm cách mạng lật đổ đế quốc”.
Tháng 11-1927, Nguyễn Ái Quốc được cử đi Pháp công tác và từ Pháp
Người đi dự cuộc họp của đại hội đồng của “Liên đoàn chống đế quốc”
được tổ tại Brussels.
Từ tháng 7-1928 đến tháng 11-1929, Người hoạt động trong
phong trào vận Đảng việt kiều yêu nước tại Thái Lan, Wếp tục chuẩn bị
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ ngày 3 đến ngày 7-2- 1930, tại Hương Cảng, Trung
Quốc, dưới sự chủ tọa của Người, các tổ chức đảng tại Việt
Nam thống nhất thành để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là
Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua các văn kiên chính thức của
Đảng. Đầu năm 1930, sau khi đi một số nước Châu Á, Nguyễn Ái
Quốc trở về Hồng Kông. Tại đây, người lấy tên gọi là Tống Văn Sơ.
Sáng sớm ngày 6-6-1931, Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát
Hồng Kông bắt tại số nhà 168 phố Tam Lung. Sau gần 2 năm bị
bắt giam với sự giúp đỡ nhiệt Znh của luật sư Francis Henry
Loseby , ngày 28-12-1932, Nguyễn Ái Quốc được chính
quyền Hông Kông trả tự do. Mùa xuân năm 1934, chiếc tàu buôn
Liên Xô cập cảng Thượng Hải, Nguyễn Ái Quốc được đưa lên
tàu trong vai một hành khách người châu Á. Sau hơn vài tháng
lênh đênh trên biển người đến được Mátxcơva. Từ năm 1934
đến 1938, Người nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva. Kiên trì con
đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Wếp tục theo dõi và chỉ đạo các phong trào cách mạng trong
nước. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần VII được tổ chức tại Mátxcơva từ ngày 25-7 đến ngày 25-8-1935,
Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang hoạt động tại Liên Xô và lấy tên là Lin.
Khi đại hội diễn ra Người cũng đến tham dự với tư cách là đại biểu
tham vấn, Người ˆch cực tham gia thảo luận các chuyên đề ở các Wểu
ban, đóng góp nhiều ý kiến cho đại hội. đồng thời, Người cũng đem
hết Wnh thần trách nhiệm giúp cho đoàn đại biểu Việt Nam hoàn
thành tốt nhiệm vụ tại đại hội. sau một thời gian hoạt động và công
tác tại Liên Xô, tháng 10-1938 Bác trở lại Trung Quốc. trong thời gian
ở đây Bác đã tham gia trong tổ chức Giải phóng quân lấy bí danh là
Hồ Quang. Đầu năm 1941, Bác đã tổ chức lớp huấn luyện chính trị
cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam.
Ngày 28-1-1941, sau 30 năm bôn ba Zm đường cứu nước, từ
bến cảng Nhà Rồng ra đi, lần lượt qua hơn nửa vòng trái đất, phải
chịu bao gian nan, từ những năm tháng sống trong ngục tù của đế quốc Anh tại Hương Cảng,…. Chỗ ở của
Người sau khi về nước là hang Cốc Bó, làng Pác Bó, lấy bí danh là Già Thu. Tại đây, Bác mở lớp huấn luyện
cho cán bộ, in báo…. Cuộc sống vất vả, gian khổ nhưng người vẫn giữ được Wnh thần lạc quan của người
chiến sĩ cộng sản:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh, dịch sử đảng,
Cuộc đời cách mạng thật sang”
Tháng 5-1941, với tư cách là đại diện Quốc tế Cộng sản, Bác đã chủ trì hội nghị lần thứ VIII của
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước trong thời kì mới, thành lập Việt
Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Tổ chức lực lượng vũ
trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Ngày 13-8-1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ
Chí Minh đi Trung Quốc với danh nghĩa là đại biểu của Việt
Nam độc lập đồng minh. Tuy nhiên sau hơn nửa tháng băng
rừng, lội suối đến Trung Quốc thì ngày 27-8-1942, Người bị
Quốc dân đảng bắt giam vì nghi ngờ là gián điệp. Đến ngày
10-9-1943, Người được thả tự do, trong gần 13 tháng ở tù
Nguyễn Ái Quốc trải qua gần 30 nhà tù của 13 huyện của tỉnh
Quảng Tây. Người đã viết tập thơ “Ngục trung nhật kí”.
Cuối tháng 8 đầu tháng 9-1944, sau khi vượ t qua khó khăn từ phía Quốc dân đảng Người trở về
Pác Bó, Cao Bằng. đây là chuyến trở về nước lần 2 của người. Những ngày hoạt động trên đất Trung Quốc,
Bác đã đạt được những thắng lợi về ngoại giao. Tháng 12-1944, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân Wền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô và các
nước đồng minh. Tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào. Tại đây theo đề nghị của
Người, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân đã họp, quyết định tổng khởi nghĩa. Đại hội quốc
dân đã bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Tháng 8-1945, Người
lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa danh chính quyền trong cả nước. Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình
lịch sử Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập , tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Bác
trở thành vị Chủ tịch đầu Wên của nước Việt Nam độc lập. Ngay sau khi dành độc lập chưa được bao lâu
thì thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm, chủ
tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ nền độc lập, tự do với Wnh thần: “Chúng ta thà hi sinh
tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong
trào thi đua yêu nước cùng trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Wến hành cuộc kháng chiến toàn dân,
toàn diện, trường kì, dựa vào chính sức mình, từng bước dành thắng lợi. Nhà nước chính phủ mới đối
mặt với muôn vàn khó khăn về cả đối nội và đối ngoại, khi này Việt Nam chưa được bất cứ quốc gia nào
công nhận, không phải thành viên Liên hiệp quốc, cũng không nhận được sự ủng hộ về mặt vật chất của
nước cộng sản nào. Ngoài 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc, còn quân Anh, Pháp và 6 vạn quân Nhật. Trong
nước, giặc đói, giặc dốt và ngân quỹ trống rỗng là những vấn đề hệ trọng nhất. Bởi thế, phát triển giáo
dục xóa nạn mù chữ bằng các lóp bình dân học vụ. Để diệt giặc dốt, ngoài việc kêu gọi tăng gia sant xuất,
Bác đề nghị đồng bào “cứ 10 ngày nhịn 1 bữa ăn, mỗi tháng nhịn 3 bữa” để đem số gạo Wết kiệm được
cứu dân nghèo. Bản thân Bác gương mẫu thực hiên việc nhịn ăn để cứu đói này. Đối phó với ngoại xâm
Bác nói: “Chính sách của ta hiên nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục”.
Đại hội lần II của Đảng (1951), người được bầu làm Chủ tịch. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp dành
thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Từ đây
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đại hội
Đảng lần III, họp tháng 9-1960, người khẳng định: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”. Tại Đại hội, Người được bầu làm Chỉ tịch Ban chấp
hành Trung ương Đảng.
Năm 1964, Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Để động viên toàn dân, Người nói: “Chiến
tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí
nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do!
Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn , to đẹp hơn”.
Ngày 2-9-1969, Bác từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Trước khi qua đời, Người để lại cho nhân dân Việt
Nam bản di chúc lịch sử. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn
kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp
phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Thực hiện Di chúc, toàn dân ta đoàn kết mộtlòng
đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng máy bay B52 của Mỹ, buộc chính phủ Mỹ phải kí hiệp định
Paris ngày 27-1-1973 chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt
Nam. Mùa xuân 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sụ nghiệp giải
phóng dân tộc, thực hiện được mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã vận dụng và phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác-lênin vào Znh hình Việt Nam. Người luôn kết hợp chặt chẽ cuộc cách mạng Việt Nam
với các cuộc đấu tranh chung của nhân dân UNESCO đã công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng
dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập thế giới, tư tưởng
Hồ Chí Minh là tài sản Wnh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của
nhân dân Việt Nam vì mục Wêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.