Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

PHÂN TÍCH TÍNH PHÁP LÝ VỀ TÌNH HUỐNG CƯỠNG CHẾ XÉT NGHIỆM TẠI BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.57 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA LUẬT
---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÍNH PHÁP LÝ VỀ TÌNH HUỐNG
CƯỠNG CHẾ XÉT NGHIỆM TẠI BÌNH DƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn: Cao Ngọc Sơn
Môn: Pháp luật đại cương
Lớp: DKT0120_01
Thực hiện: Nhóm 2

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 11 năm 2021


DANH SÁCH NHÓM:
SỐ THỨ
TỰ

HỌ VÀ TÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

TRỌNG SỐ
THAM GIA

1

Nguyễn Hùng Cường


207TM63753

100%

2

Nguyễn Hoàng Yên
Chi

207QC16983

100%

3

Nguyễn Văn Chuyển

197CT22058

100%

4

Lê Khương Duy

197CT09621

100%

5


Nguyễn Minh Duy

207MA53812

100%

6

Thái Hoàng Duy

207OT48082

100%

7

Nguyễn Thị Mỹ
Duyên

207MA58007

100%

8

Phạm Tuấn Đạt

207QC35508


100%

9

Bùi Tấn Đạt

207QC44903

100%

10

Vũ Nguyễn Trường
Chinh

207CN49895

100%

Trang 2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................6
1.1 Khái niệm về Pháp luật .......................................................................................6
1.1.1 Khái niệm: ......................................................................................................6
1.1.2 Nguồn gốc: .....................................................................................................6
1.1.3 Chủ thể của pháp luật: ....................................................................................6
1.2 Đặc điểm của Pháp luật ......................................................................................7

1.2.1 Đặc điểm cơ bản .............................................................................................7
1.2.2 Đặc trưng cơ bản ............................................................................................7
1.2.3 Các ngành luật cơ bản: ...................................................................................8
1.3 Luật hành chính ...................................................................................................9
1.3.1 Khái niệm .......................................................................................................9
1.3.2 Chức năng của Luật hành chính: ....................................................................9
1.3.3 Đối tượng điều chỉnh ....................................................................................11
1.4 Luật hình sự .......................................................................................................11
1.4.1 Khái niệm .....................................................................................................11
1.4.2 Đối tượng điều chỉnh ....................................................................................11
1.5 Luật tố tụng dân sự ...........................................................................................12
1.5.1 Khái niệm .....................................................................................................12
1.5.2 Đặc điểm .......................................................................................................12
1.5.3 Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật tố tụng dân sự ......................................12
CHƯƠNG 2: TÍNH PHÁP LÝ CỦA TRƯỜNG HỢP CƯỠNG CHẾ XÉT
NGHIỆM TẠI BÌNH DƯƠNG ..................................................................................13
2.1 Tình huống .........................................................................................................13
2.1.1 Mơ tả tình huống ..........................................................................................13
2.1.2 Ngun nhân .................................................................................................13
2.1.3 Hậu quả của tình huống ................................................................................14
2.2 Giải quyết tình huống ........................................................................................14
2.2.1 Đối với bà Hồng Thị Phương Lan ..............................................................14
Trang 3


2.2.2 Đối với ông Võ Thanh Quan ........................................................................15
KẾT LUẬN ..................................................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................18
A.


Văn bản quy phạm pháp luật .......................................................................18

B.

Tài liệu tham khảo .........................................................................................18

Trang 4


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan trên diện rộng và có ảnh hưởng cực kỳ sâu
sắc đến hầu hết các phạm trù về kinh tế, chính trị và xã hội. Vì vậy các vấn đề liên quan
đến phịng chống dịch ln là đề tài gây tranh cãi giữa giới chức, tri thức và các nhóm
học giả, thậm chí là các nhóm lao động phổ thơng đến các bà nội trợ.
Hiện tại, dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp và tổng số ca nhiễm đang tăng theo
từng ngày. Các cơng tác liên quan đến việc phịng chống vẫn luôn quyết liệt và cẩn thận
từng phút từng giây. Và chính vì tâm lý ln phải đối diện và xử lý triệt để các vấn đề
phát sinh từ dịch, nhóm tác giả cho rằng sẽ ln có các vấn đề phát sinh ngoài ý muốn
và các rủi ro này khó có thể tránh được.
Bằng chứng là sự việc xảy ra tại Chung cư Ehome 4, phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận
An, một nhóm cán bộ phá khóa cửa, cảnh sát ập vào cưỡng chế, đưa người phụ nữ ra
sân chung cư, khóa tay để lấy mẫu, trong khi con trai khóc thét vì lo sợ.
Dưới góc nhìn và sự hiểu biết của nhóm tác giả, nhóm sẽ phân tích các vấn đề pháp lý
liên quan đến sự vụ.

Trang 5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm về Pháp luật

1.1.1 Khái niệm:
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng
của nhà nước.

1.1.2 Nguồn gốc:
Nguồn gốc của pháp luật là nguyên nhân, điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến
sự ra đời của pháp luật. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là
những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu:
• Nhà nước thừa nhận những tập qn đã có từ trước phù hợp với lợi ích
của mình và nâng lên thành pháp luật. Bằng con đường này, Nhà nước tạo ra hình
thức pháp luật đầu tiên là tập quán pháp.
• Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ
quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ
quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này. Con
đường này tạo ra hình thức pháp luật thứ hai trong lịch sử là án lệ pháp.
• Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan
hệ xã hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lý và duy trì trật tự xã hội. Con đường này
hình thành hình thức pháp luật thứ ba là văn bản quy phạm pháp luật.

1.1.3 Chủ thể của pháp luật:
Chủ thể là cá nhân, tổ chức đang tồn tại hữu hình ở thế giới vật chất.
Chủ thể pháp luật: là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp
lý theo quy định của pháp luật.
Chủ thể quan hệ pháp luật: là cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể, theo
những điều kiện do pháp luật quy định, tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất
định.
Chủ thể pháp luật khác với chủ thể quan hệ pháp luật. Để trở thành chủ thể
pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật, nhưng để trở thành chủ thể của một quan

hệ pháp luật cụ thể thì phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật, tức
Trang 6


là phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật.

Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý là nội dung của quan hệ pháp luật xuất
hiện ở các cá nhân, tổ chức trên cơ sở những quy phạm pháp luật.
Quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật là khả năng xử sự của những người
tham gia quan hệ được quy phạm pháp luật quy định trước và được bảo vệ bởi sự
cưỡng chế của nhà nước.
Quyền chủ thể có một số đặc điểm:
• Khả năng được hành động trong khn khổ do quy phạm pháp luật xác định
trước.
• Khả năng yêu cầu của bên kia (chủ thể cùng tham gia quan hệ pháp luật)
thực hiện nghĩa vụ của họ (sự thực có thể là bằng hành động hoặc khơng hành động).
• Khả năng yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện
pháp cưỡng chế cần thiết đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ, trong trường hợp
quyền chủ thể của mình bị bên kia vi phạm.

1.2 Đặc điểm của Pháp luật
1.2.1 Đặc điểm cơ bản
-

Là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
Thể hiện ý chí của nhà nước;
Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo
thực hiện;
Được thể hiện dưới những hình thức nhất định: pháp luật tập quán, pháp luậy án

lệ, văn bân quy phạm pháp luật;
Nhà nước có thể dùng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo chọ pháp luật được thực
hiện.

1.2.2 Đặc trưng cơ bản
Tính quyền lực nhà nước:
Tính quyền lực nhà nước là đặc điểm riêng có của pháp luật. Để thực hiện
việc tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội, nhà nước cần có pháp luật. Các
quy định pháp luật có thể do nhà nước đặt ra, cũng có thể được tạo nên từ việc nhà
nước thừa nhận các quy tắc xử sự sẵn có trong xã hội như đạo đức, phong tục tập
qn, tín điều tơn giáo… Với tính cách là những quy tắc xử sự, phảp luật chính là
những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các
chủ thể trong xã hội. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Thông
Trang 7


qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, khơng cho phép họ làm gì
hay bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào… Với quyền lực của mình, nhà nước
có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tổ chức thực hiện pháp luật, yêu cầu các
cá nhân, tổ chức trong xậ hội phải thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh. Khi cần thiết,
nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ pháp luật, trừng phạt
người vĩ phạm, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống.
Tính quy phạm phổ biến:
“Quy phạm” nghĩa là khn thước, khuôn mẫu, chuẩn mực. Các quy định
của pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hành vi
của mọi người, hướng dẫn cách xử sự 8hoc á nhân, tổ chức trong xã hội. Các chủ thể
khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì xử sự theo những khn mẫu
mà nhà nước đã nêu ra. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các tổ chức và cá
nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, khơng được làm gì, phải làm gì và làm
như thế nào khi ở vào một điều kiện, hồn cảnh cụ thể nào đó. Phạm vi tác động của

pháp luật rất rộng lớn, nó là khuôn mẫu ứng xử cho mọi cá nhân, tổ chức trong đời
sống hàng ngày, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực của cuộc sống,
pháp luật tác động đến mọi địa phương, vùng, miền của đất nước.
Tính hệ thống:
Bản thân pháp luật là một hệ thống các quy phạm hay cạc quy tăc xử sự
chung, các nguyên tắc, các khai niệm pháp lí… Pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội
bằng cậch tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội đó, làm
cho quan hệ phát triển theo chiều hướng nhà nước mong muốn. Mặc dù điều chỉnh
các quan hệ xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song các quy định của pháp luật
không tồn tại biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhẳ, tạo
nên một chỉnh thể thống nhất.
Tính xác định về hình thức:
Pháp luật được thể hiện trong những hình thức xác định như tập quán pháp,
tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật. Ở dạng thành văn, các quy định của pháp
luật được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng, chung chung, bảo đảm
có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên toàn xã hội.
1.2.3 Các ngành luật cơ bản:
- Luật Nhà nước (Constitutional Law) (còn gọi là Hiến pháp – luật gốc)
- Luật dân sự (Civil Law)
- Luật tài chính (Finance Law)
- Luật đất đai (Land Law)
- Luật hành chính (Administrative Law)
- Luật lao động (Labour Law)
- Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)
Trang 8


-

Luật hình sự (Criminal Law)

Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)
Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)
Luật kinh tế (Economic Law)
Luật quốc tế (International Law)

Dựa trên các ngành luật cơ bản trên, trong vụ việc xảy ra ngày 28/9/2021 tại
tỉnh Bình Dương: một người phụ nữ bị lực lượng liên ngành phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 cưỡng chế xét nghiệm Covid-19. Đã vi phạm Luật hành chính, Luật hình
sự và Luật tố tụng dân sự với các chủ thể là người phụ nữ bị cưỡng chế xét nghiệm
và lực lượng liên ngành phòng chống dịch bệnh Covid-19.

1.3 Luật hành chính
1.3.1 Khái niệm
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Luật hành chính giữ vai trị quan trọng trong
việc hồn thiện hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước. Các quy phạm luật
hành chính quy định địa vị pháp lí của các cơ quan hành chính nhà nước.
Hoạt động quản lí hành chính nhà nước không thể tách rời những quan hệ xã
hội mà nó hướng tới nhằm ổn định hay thay đổi cho nên đối tượng điều chỉnh của
luật hành chính khơng phải là bản thân quản lí hành chính nhà nước mà là những
quan hệ xã hội hình thành trong quá trình hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Việc phần lớn các quy phạm pháp luật hành chính liên quan đến các hình thức tổ
chức, đến hoạt động quản lí hành chính nhà nước khơng thay đổi một thực tế là chứng
bắt nguồn từ những quan hệ xã hội.
1.3.2 Chức năng của Luật hành chính:
a) Quản lý nhà nước
Quản lí nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước,
chủ yếu bằng pháp luật, tới các để đặt ra các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh
cụ thể bắt buộc các đối tượng quản lí có liên quan phải thực hiện.
Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành quyền

lực nhà nước, nó gắn với hoạt động chấp hành và cùng với hoạt đông chấp hành tạo
thành hai mặt thống nhất của quản lí hành chính nhà nước.
Luật hành chính Việt Nam điều chỉnh những quan hệ xã hội hình thành trong
lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước. Những quan hệ này có thể gọi là những quan
hệ chấp hành - điều hành hoặc những quan hệ quản lí hành chính nhà nước. Nội dung
của những quan hệ này thể hiện:
-

Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn
chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước;
Trang 9


-

Hoạt động quản lí kinh tế, văn hố-xã hội, quốc phịng, an ninh chính
trị và trật tự xã hơi trên cả nước, ở từng địa phương hay từng ngành;
Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân;
Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các
cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân.
Xử lí các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lí hành
chính.

b) Xử lý các quan hệ quản lí nhà nước
Nhóm quan hệ xã hội này là đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật hành chính.
Thơng qua việc thiết lập những quan hệ loại này các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện chức năng cơ bản của mình. Những quan hê loại này rất phong phú, chù
yếu là những quan hệ:
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc (như giữa
Bộ tư pháp với Trường Đại học Luật Hà Nội);

- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh. Các tổ chức kinh tế này được đặt dưái sự quản lí thường
xuyên của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền (như giữa uỷ ban nhân
dân huyện vói các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn
huyện);
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội (như giữa Chính phủ
với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trân);
- Giữa cơ quan hành chính nhà nước vói cơng dân, người nước ngồi, người
khơng quốc tịch (như giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với người
khiếu nại).
c) Xử lý các quan hệ quản lí
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao
gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình hoạt động quản lí hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước,
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước xây dựng và ổn
định chế độ cơng tác nội bộ của mình, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình
các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân thực hiện hoạt động quản lí hành
chính đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định.
Luật hành chính điều chỉnh tồn bộ những quan hệ quản lí hành chính nhà
nước được thực hiện bởi nhà nước hoặc nhân danh nhà nước và đối tượng điều chỉnh
cơ bản của Luật hành chính là những quan hệ quản lí hình thành trong quá trình hoạt
động chấp hành - điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước.
Trang 10


1.3.3 Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính
chất chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà
nước trong những trường hợp sau:
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh

trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh
trong hoạt động xây dựng, tổ chức công tác nội bộ của các cơ quan nhà nước khác
(như Tòa án, Viện kiểm sát).
– Những quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà
nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

1.4 Luật hình sự
1.4.1 Khái niệm
Luật Hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quy định tội phạm,
xác định hình phạt với các tội phạm nhằm đấu tranh chống tội phạm, loại trừ mọi
hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Luật Hình sự bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là
tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy
1.4.2 Đối tượng điều chỉnh
Luật Hình sự được xem là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
vì nó có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng biệt.
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội được các quy
phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Các quan hệ xã hội được các quy phạm
pháp luật Hình sự tác động tới là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Luật Hình sự
chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra - đó cũng chính là các quan
hệ PLHS.
Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa
Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Đây là căn cứ để phân
biệt Luật Hình sự với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật.

Trang 11



1.5 Luật tố tụng dân sự
1.5.1 Khái niệm
Quyền và lợi ích của các chủ thể là vấn đề quan trọng, là động lực để các chủ
thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Tuy ở những mức độ khác nhau nhưng pháp luật
của các quốc gia trên thế giới đều cơng nhận và bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của
các chủ thể. Quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể không trái pháp luật được Nhà
nước bảo vệ được gọi là quyền, lợi ích hợp pháp.
Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Khi tham gia vào các
quan hệ xã hội các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo
quy định của pháp luật. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật có thể sẽ xâm phạm đến quyền,
lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, dẫn đến tranh chấp.
Để duy trì trật tự xã hội, Nhà nước thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của các chủ thể. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chủ thể khác
có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền sử dụng các biện pháp do pháp luật
quy định để bảo vệ quyền, lợi ích đó như yêu cầu người có hành vi trái pháp luật
chấm dứt hành vi trái pháp luật, yêu cầu toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
1.5.2 Đặc điểm
Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là tòa án
nhân dân, là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đặc biệt này. Các tổ chức, cá nhân tham
gia phiên tòa phải tuân thủ nội quy phiên tịa và chấp hành án khi đã có hiệu lực.
Là nội dung được quy định chủ yêu trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Các quan hệ pháp luật dân sự được giải quyết tại tòa án chỉ áp dụng trong
phạm vi các vụ việc được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015
1.5.3 Yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là tòa án
nhân dân, là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đặc biệt này. Các tổ chức, cá nhân tham
gia phiên tòa phải tuân thủ nội quy phiên tịa và chấp hành án khi đã có hiệu lực.

Là nội dung được quy định chủ yêu trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Các quan hệ pháp luật dân sự được giải quyết tại tòa án chỉ áp dụng trong
phạm vi các vụ việc được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015.

Trang 12


CHƯƠNG 2: TÍNH PHÁP LÝ CỦA TRƯỜNG HỢP
CƯỠNG CHẾ XÉT NGHIỆM TẠI BÌNH DƯƠNG
2.1 Tình huống
2.1.1 Mơ tả tình huống
Sáng ngày 28/9/2021, khi nhận được tin báo của Ban quản trị block 3, 4
chung cư Ehome 4, đồn cơng tác phường Vĩnh Phú do ơng Võ Thanh Quan - Bí thư
Đảng ủy phường làm trưởng đoàn đã đến phá cửa, cưỡng chế đưa bà Hoàng Thị
Phương Lan (cư dân chung cư) đi test COVID-19.
Lý do, người phụ nữ này nhiều lần khơng tham gia test COVID-19 cộng đồng
vì sợ bị lây nhiễm chéo nên tự mua que test tại nhà cho mình và con trai 7 tuổi. Tồn
bộ sự việc được quay lại đăng lên mạng xã hội khiến dư luận bức xúc trước hành
động của địa phương.
Sau khi nghe các bên liên quan báo cáo lại nội dung vụ việc, Ban Chỉ đạo
phòng, chống COVID-19 thành phố Thuận An nhận định, ơng Võ Thanh Quan - Bí
thư Đảng ủy phường Vĩnh Phú vì nóng vội trong việc bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng
đã chỉ đạo cưỡng chế đưa bà Hồng Thị Phương Lan đi xét nghiệm khơng đúng quy
trình, gây phản cảm. Trong vụ việc trên, bà Lan cũng có vi phạm, nếu bà hợp tác với
lực lượng chức năng thì sẽ khơng xảy ra sự việc đáng tiếc.
2.1.2 Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
Nơi chung cư của chị Lan từng có F0 nên nguy cơ có dịch rất cao, vì sức
khỏe của chị cũng như mọi người trong cộng đồng nên phải test liên tục nhiều lần.
Hơn nữa nếu như chị dương tính với Covid thì phải được đưa đi chăm sóc, trị bệnh

cũng như tránh lây lan đến mọi người xung quanh cũng như cộng đồng.
Mặc khác, hiện khu vực bà Hoàng Thị Phương Lan sinh sống đã có hai ca
dương tính với Covid-19 nên việc test nhanh với bà là rất cần thiết, nếu sau khi trở
lại trạng thái bình thường mới thì sẽ rất dễ sinh ổ dịch tại đây.
b) Nguyên nhân chủ quan
Khi được đề nghị ra test thì chị L đang có buổi dạy trực tuyến, có thể nói đây
là cơng việc riêng của chị. Đối với một giáo viên không ai muốn việc gì cắt ngang
buổi học của mình cả, đồng thời chị cũng nghĩ rằng mình đã test nhiều lần và cũng
không muốn đến những nơi đông người như ở vụ việc.
Mặc khác, chị thừa nhận là mình đã tự test và rất sợ việc tập trung xét nghiệm,
do đó có thể là một hình thức lây nhiễm chéo. Tâm lý e ngại của chị đã phát sinh
vấn đề gây khó khăn trong cơng tác phịng chống dịch và phản cảm trong dư luận.
Trang 13


2.1.3 Hậu quả của tình huống
Lực lượng chức năng đã phải cưỡng chế khi chị nhiều lần không chấp hành
điều lệnh. Những hình ảnh hay video bà Lan bị cưỡng chế được đưa lên mạng xã hội
đã lan truyền và xôn xao dư luận, làm người dân hoang mang về cách lực lượng chức
năng phòng chống dịch bệnh. Hành động cưỡng chế bà Hồng Phương Lan khơng
đúng quy trình, gây phản cảm. Sau khi lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, thành phố
thống nhất mức kiểm điểm phê bình ơng Quang.
Trường hợp xấu nhất nếu chị L dương tính thì cả người dân ở chung cư lẫn
những người gần đó có thể cũng sẽ được coi là liên quan. Khi đó tịa nhà sẽ được coi
như là ổ dịch mới và gây trở ngại rất lớn trong việc phòng chống dịch bệnh cũng như
sinh hoạt của dân cư tại đây.
Vì luồng di chuyển của dân cư rất khó kiểm sốt, hành động thiếu suy nghĩ
của Bà Lan có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc kiểm soát dịch tại địa
phương cũng như các tỉnh lân cận.


2.2 Giải quyết tình huống
2.2.1 Đối với bà Hồng Thị Phương Lan
Vi phạm hành chính:
Bà đã nhiều lần từ chối ra lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 và đã có vài lần từ
chối khi lực lượng y tế xuống lấy mẫu ở chung cư, bà khơng ra ngồi nên có một lần
nhân viên y tế phải vào tận nơi để lấy mẫu cho bà.
Căn cứ vào đó Khoản 2, Điều 3, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành
vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc
không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành cơng vụ, hoặc có hành vi khác
nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc
người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Với trường hợp của bà, bà đã đóng cửa từ chối nghe theo hiệu lệnh test Covid19 nhiều lần vì cho rằng tự test rồi, đến giờ vẫn an tồn, khơng có nhu cầu tụ tập test
hồi ở chỗ đơng người.
Tại khoản 3, Điều 5, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị
nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân: Không chấp hành các quy định của pháp luật;
không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống
đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ; lợi dụng quyền tự do,
dân chủ, tín ngưỡng, tơn giáo để lơi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người
thi hành cơng vụ; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của
người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực
lượng thi hành công vụ; các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.
Trang 14


Cụ thể là bà đã có hành vi tự quay video trực tiếp và phát trên trang Facebook
cá nhân. Theo đó, đối với người khơng chấp hành quy định phịng, chống dịch
COVID-19 và có hành vi chống người thi hành cơng vụ, tùy tính chất và mức độ của
hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm
hình sự, cụ thể: Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người
thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới,
tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm
soát của người thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt
của người thi hành cơng vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
người thi hành công vụ;
c) xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác khơng chấp hành u cầu
thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt của người thi hành cơng vụ;
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công
vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người
thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công
vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định
tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
Dựa trên Điểm a Khoản 2 Điều này bà Lan sẽ bị Phạt tiền từ 2.000.000 đồng
đến 3.000.000 đồng đối với hành vi Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra,
kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2.2.2 Đối với ông Võ Thanh Quan
Vi phạm hình sự:

Trang 15


Theo trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế được quy định tại Chương
2 Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì ơng Võ
Quan Thanh phải xin giấy trước 24 giờ và được phê duyệt bởi các Viện Kiểm Soát
và có quyền điều tra Theo Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản
2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 phải được
Viện Kiểm Sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
Trong trường hợp này bà Lan hồn tồn khơng nằm trong các trường hợp được
cưỡng chế khẩn cấp:
-

-

Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi
xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã
thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc
trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần
ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Như trên, ơng Quan chưa có quyền cưỡng chế bà Lan. Ở đây các lực lượng
lực chức năng chưa làm đúng theo yêu thủ tục khám xét và xâm phạm chỗ ở công
dân bất hợp pháp; bằng chứng là phá cửa bất hợp pháp. Do đó, ơng Quan có thể bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm theo
điểm a Khoản 1 Điều 158 – Bộ luật Hình sự 2015.
Nặng hơn, ông Quan có thể bị phạt tù từ 01 đến 05 năm do hành vi lợi dụng

chức vụ, quyền hạn theo điểm b Khoản 2 Điều 158 – Bộ luật Hình sự 2015.
Nhóm đánh giá, trong trường hợp này, kiểm điểm và thiển trách ông Quan là
chưa hợp lý. Do ông gây ảnh hưởng đến tâm lý chung của người dân và có thể trong
q trình thực hiện nhiệm vụ mà ơng cho là đúng, có thể ơng sẽ tạo ra một hình thức
lây nhiễm chéo. Theo điểm c Khoản 1 Điều 240 Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017, ông Quan sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc
bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trang 16


KẾT LUẬN
Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp, việc chấp hành tốt những chính sách,
quy tắt mà nhà nước đưa ra nhằm phòng chống dịch bệnh là một việc bắt buộc mà
người dân phải thực hiện tốt để đảm bảo an tồn sức khoẻ cho chính bản thân mình
và những nguời xung quanh. Về trường hợp của bà Hoàng Thị Phương Lan, đây là
một hành vi chống đối với chính sách, quy tắt phòng chống dịch của nhà nước. Hành
vi này đáng bị lên án và xử phạt theo đúng pháp luật. Tuy nhiên, các cán bộ chưa tiết
chế và cẩn trọng trong việc tìm biện pháp xử lí thật chính xác với từng trường hợp.
điều đó có thể để lại ấn tượng xấu trong mắt người dân, gây ra những hậu quả khó
lường.
Do đó, để có một sự quyết đốn và chính xác với từng tình huống, từng trường
hợp. Ta nên tìm hiểu và chấp hành tốt những quy tắc phòng chống dịch được nhà
nước đề ra để bảo đảm an tồn cho chính bản thân và xã hội. Việc thiếu thốn lương
thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm,… là việc không thể tránh khỏi ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên ta vẫn phải cố vì lợi ích chung của cả xã hội, cả đất nước. Các các bộ nên
bĩnh tĩnh và xử lí những trường hợp như bà Hồng Thị Phương Lan một cách nhân
văn hơn để trở nên đáng học hỏi hơn trong mắt người dân.
Trong giai đoạn hiện nay có thể thấy dịch Covid-19 đang diễn ra rất phức tạp
và các con số ca nhiễm không ngừng tăng mặc dù có giãn đỉnh dịch. Nhưng đã chấp

nhận sống chung với dịch thì từng phút từng giây chúng ta đều phải cẩn trọng và tuân
theo các quy tắc và nghị định mà Chính phủ đã ban hành tùy theo từng tình huống.
Ngồi ra chúng ta cịn phải chấp hành thật tốt các biện pháp và quy định trên để tránh
xảy ra trường hợp tương tự như bà Hoàng Thị Phương Lan.

Trang 17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1.
2.
3.
4.
5.

Bộ luật Hình sự (Luật số: 100/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015.
Bộ luật Tố tụng hình sự (Luật số: 101/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013.
Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013.

B. Tài liệu tham khảo
1. Bùi Anh Thùy (2020), Giáo trình Pháp luật đại cương, NXB. Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Hồng Lê Khánh Linh (2021), Luật Hành chính là gì? Quy định về chức năng của
luật hành chính, Tư vấn pháp luật hành chính, Website Luật Minh Khuê,
/>3. Nguyễn Văn Dương (2021), Luật Tố tụng dân sự là gì? Những nguyên tắc đặc thù
của Luật Tố tụng Dân sự, Tư vấn pháp luật,Website luật Dương Gia,
/>4. Nguyễn Thị Hiền (2021), Luật Hình sự là gì?, Tìm Hiểu Pháp Luật, Webiste Luậtt
Hồng Phi, />5. Phước Tuấn – Quốc Thắng (2021), Bí thư xin lỗi người bị cưỡng chế xét nghiệm,

Báo VNEXPRESS, />6. Bá Sơn (2021), Xử phạt 2 triệu đồng người phụ nữ bị cưỡng chế xét nghiệm COVID19, Báo Tuổi Trẻ, />7. Đình Trọng (2021), Yêu cầu báo cáo vụ cưỡng chế xét nghiệm nhanh COVID-19 ở
Bình Dương, Báo Lao Động, />
Trang 18


Trang 19



×