Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích đóng góp của FDI đến tăng trưởng kinh tế bình dương 1997 2009 và năng lực thu hút FDI của bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 96 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-----o0o-----

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA FDI ĐẾN TĂNG
TRƢỞNG KINH TẾ BÌNH DƢƠNG 1997-2009 VÀ NĂNG
LỰC THU HÚT ĐẦU TƢ FDI CỦA BÌNH DƢƠNG

GVHD

: PGS. TS Nguyễn Trọng Hoài

SVTH

: Nguyễn Văn Triệu

Lớp

: Kinh tế Kế hoạch đầu tƣ 2

MSSV

: 107205039

Khóa

: 33

Bình Dƣơng, 4/2011



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Bình Dƣơng, ngày tháng 4 năm 2011
GIÁM ĐỐC


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 4 năm 2011

Giảng viên: Nguyễn Trọng Hoài


LỜI CẢM ƠN

Sau những năm tháng học tập ở trƣờng Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh và qua
thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch & Đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng đã giúp tôi tiếp thu và vận
dụng vào thực tiễn những kiến thức mà tôi đã đƣợc quý thầy cô tận tình truyền đạt.
Trong quá trình thực hiện bài chuyên đề tốt nghiệp này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều
sự giúp đỡ và động viên thật quý báu, đó chính là nguồn động lực lớn giúp tôi vƣợt qua
nhiều khó khăn và hoàn thành chuyên đề này.
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn
Trọng Hoài, thầy đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành bài đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo Sở, các anh chị phòng Tổng hợp –
Quy hoạch kinh tế. Trong quá trình thực tập, các anh chị đã chỉ bảo tận tình, tạo mọi điều
kiện cho tôi hoàn thành chuyên đề và nâng cao hiểu biết các vấn đề liên quan tới FDI tại
Bình Dƣơng.
Các giảng viên khoa Kinh tế Phát Triển, trƣờng Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí
Minh đã dành rất nhiều thời gian truyền đạt những kinh nghiệm quý báu, những điều mà
bây giờ là những tài liệu hữu ích giúp tôi có thể ứng dụng vào quá trình thực hiện đề tài
này cũng nhƣ trong công việc sắp tới.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, tất cả bạn bè thân thiết đã có những
giúp đỡ, góp ý, chia sẽ những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
thực tâp.

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH ẢNH .......................................................... v
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................... 3
Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 3
Nguồn số liệu dự kiến:.................................................................................................. 3
Kết cấu chuyên đề: ....................................................................................................... 4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................... 5
1.1. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài............................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 5
1.1.2. Các hình thức của FDI ..................................................................................... 5
1.1.2.1. Phân theo bản chất đầu tƣ ......................................................................... 5
1.1.2.2. Phân theo tính chất dòng vốn .................................................................... 6
1.1.2.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tƣ ................................................................. 6
1.2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài .............................................. 6
1.2.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nƣớc ................................ 6
1.2.2. Chu kỳ sản phẩm ............................................................................................. 7
1.2.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia .................................................... 7
1.2.4. Tiếp cận thị trƣờng và giảm xung đột thƣơng mại ........................................... 7
1.2.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ ................................................................. 8
ii


1.2.6. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................................ 8
1.3. Tăng trƣởng kinh tế ............................................................................................... 8
1.3.1. Khái niệm. ....................................................................................................... 8
1.3.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế (GDP, GNP, PCI, g) ....................... 8
1.3.3. Cách tính GDP ................................................................................................ 9
1.3.4. Các nhân tố đóng góp tới tăng trƣởng ............................................................ 11
1.4. Tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh tế ........................................................... 12
1.4.1. Tích cực ........................................................................................................ 12

1.4.2. Tiêu cực ........................................................................................................ 13
1.5. Kinh nghiệm thu hút FDI các nƣớc khu vực châu Á............................................ 16
1.5.1. Kinh nghiệm thu hút FDI từ TNCs của Trung Quốc ...................................... 16
1.5.2. Kinh nghiệm thu hút FDI từ TNCs của Singapore ......................................... 17
CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ BÌNH DƢƠNG 1997-2009............................................... 19
2.1. Tổng quan về Bình Dƣơng ................................................................................... 19
2.1.1. Lịch sử hình thành ......................................................................................... 19
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 20
2.1.1. Kinh tế, văn hoá, xã hội ................................................................................ 23
2.2. Tổng quan về thu hút đầu tƣ FDI vào Bình Dƣơng giai đoạn 1997-2010 ............. 26
2.2.1. Các giai đoạn phát triển của FDI và sự khác biệt giữa vốn đăng ký – vốn thực hiện 26
2.2.2. Đặc điểm của FDI vào Bình Dƣơng ............................................................... 29
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI CỦA BÌNH DƢƠNG ....................................................................................... 51
3.1. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 54
3.2. Chi phí gia nhập thị trƣờng .................................................................................. 56
3.3. Tính minh bạch và trách nhiệm cao ..................................................................... 59
iii


3.4. Chi phí thời gian thực hiện các quy định nhà nƣớc .............................................. 60
3.5. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: ................................................. 62
3.6. Quyền tài sản: ...................................................................................................... 63
3.7. Chất lƣợng lao động ............................................................................................ 64
3.8. Thiết chế pháp lý: ................................................................................................ 66
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO BÌNH DƢƠNG 2011-2020 ............... 70
4.1. Định hƣớng mục tiêu phát triển kinh tế của Bình Dƣơng tới 2020 ....................... 70
4.1.1. Mục tiêu tổng quát:........................................................................................ 70
4.1.2. Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................. 70

4.2. Mục tiêu và định hƣớng của tỉnh trong thu hút FDI.............................................. 71
4.3. Giải pháp ............................................................................................................. 72
4.3.1. Cải cách thủ tục hành chính ........................................................................... 72
4.3.2. Quy hoạch và đầu tƣ hạ tầng.......................................................................... 74
4.3.3. Xúc tiến đầu tƣ .............................................................................................. 76
4.3.4. Hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ ........................................................................ 76
4.3.5. Phát triển nguồn nhân lực .............................................................................. 77
4.3.6. Chủ trƣơng đồng hành cùng doanh nghiệp..................................................... 78
4.3.7. Những giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực .......................................... 79
Kết luận: ........................................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 83

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh tế ..................................................... 15
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dƣơng .............................................................. 20
Hình 2.2: Thực trạng vốn FDI vào Bình Dƣơng giai đoạn 1997-2009 ............................ 26
Bảng 2.1: Lƣợng vốn thực hiện và vốn đăng ký vào Bình Dƣơng 1997-2009 ................ 27
Hình 2.3: Chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện vào Bình Dƣơng 1997-2009 .. 27
Bảng 2.2: Quy mô các dự án FDI đầu tƣ vào Bình Dƣơng 1997-2009............................ 30
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn FDI đầu tƣ theo ngành vào Bình Dƣơng 1997-2009 .................... 31
Bảng 2.4: Cơ cấu FDI theo huyện – thị .......................................................................... 33
Bảng 2.5: Một số nƣớc (vùng lãnh thổ) đầu tƣ vào Bình Dƣơng ................................... 34
Hình 2.4: Số dự án FDI đƣợc cấp phép 1997-2008 phân theo đối tác đầu tƣ .................. 35
Bảng 2.6: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm .. 36
Hình 2.5: Đóng góp của FDI vào GDP Bình Dƣơng 1997-2009..................................... 37
Hình 2.6: Tỷ lệ FDI thực hiện so với tổng đầu tƣ toàn Tỉnh Bình Dƣơng 1997-2009 ..... 38
Bảng 2.7: Số dự án FDI đầu tƣ theo ngành ở Bình Dƣơng 1997-2008 ............................ 39

Bảng 2.8: Đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách tỉnh Bình Dƣơng .......................... 41
Bảng 2.9: Tình hình xuất nhập khẩu của khu vực FDI Bình Dƣơng 1997-2009 ............. 42
Hình 2.7: Số việc làm đƣợc tạo ra từ các doanh nghiệp FDI........................................... 43
Bảng 3.1: 10 yếu tố quyết định lựa chọn tỉnh đầu tƣ. ..................................................... 52
Hình 3.1: Các tiêu chí đánh giá năng lực thu hút FDI của Bình Dƣơng .......................... 53
Hình 3.2: Cảm nhận về chất lƣợng cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp FDI .................. 54
Hình 3.3: Tỷ lệ doanh nghiệp chờ hơn 1 tháng để có đủ giấy phép kinh doanh .............. 56
Hình 3.4: Quy trình cấp phép cho các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bình Dƣơng ....... 58
Hình 3.5: Mức độ tiếp cận văn bản kế hoạch và văn bản pháp luật................................. 59
Hình 3.6: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI cần có quan hệ để tiếp cận tài liệu ............................ 60
Hình 3.7: Chi phí thời gian tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc.................................... 61
Hình 3.8: Thái độ của lãnh đạo tỉnh đối với khu vực nhà nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài ..... 62
Hình 3.9: Cấp giấy chứng nhận ...................................................................................... 64
v


Hình 3.10: Tỷ lệ doanh nghiệp FDI đánh giá giáo dục phổ thông, đào tạo nghề tốt các tỉnh 65
Hình 3.11: Cảm nhận về chất lƣợng lao động ................................................................ 66
Hình 3.12: Tỷ lệ doanh nghiệp dùng tòa án giải quyết kinh doanh. ................................ 67
Bảng 4.1: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Bình Dƣơng đến 2020 ............................. 70
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trƣởng bình quân của các ngành, lĩnh vực (%/năm) .................... 71

vi


THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
DN: Doanh nghiệp
KCN: Khu công nghiệp
BQL: Ban quản lý
UBND: Ủy ban nhân dân

FDI: Foreign Direct Investment: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
PCI: Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
VCCI: Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam
GDP: Gross Domestic Products: Tổng sản phẩm quốc nội
GNP: Gross National Products: Tổng sản phẩm quốc dân
ĐTNN: Đầu tƣ nƣớc ngoài
TNCs: Transnational corporations: Các công ty xuyên quốc gia
USD: United States dollar: Đô la Mỹ
ASEAN: Association of Southeast Asian Nations: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
NK: Nhập khẩu
XK: Xuất khẩu
XNK: Xuất nhập khẩu
WTO: World Trade Organization: Tổ chức thƣơng mại thế giới
EU: European Union: Liên minh Châu Âu
ODA: Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức
GCN: Giấy chứng nhận
GCNĐT: Giấy chứng nhận đầu tƣ
LĐ: Lao động
PCI-FDI: Khảo sát các doanh nghiệp FDI về các chỉ số PCI
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngƣợc dòng thời gian khoảng 15 năm về trƣớc, ít ai nghĩ rằng Bình Dƣơng sẽ vƣợt
lên trở thành một trong những tỉnh công nghiệp hàng đầu của cả nƣớc. Vào những năm
đầu của thập niên 90, Bình Dƣơng (thuộc Sông Bé) và vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ cấu kinh
tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên,

từ thời khắc lịch sử năm 1997, Bình Dƣơng đã bắt đầu trỗi dậy với chủ trƣơng đổi mới
đƣợc cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đƣờng cho quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phƣơng. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải
thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn
đầu tƣ trong và ngoài nƣớc ồ ạt chảy về Bình Dƣơng, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn
nhân lực bốn phƣơng quy tụ về... Kinh tế - xã hội của Bình Dƣơng đã có những thành tựu
đáng tự hào, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã đƣợc hình thành rõ nét.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2006-2010, GDP của Bình Dƣơng tăng trƣởng 14%
hàng năm, ở mức gấp đôi cả nƣớc; cơ cấu kinh tế với tỷ trọng: Công nghiệp chiếm 63%,
dịch vụ chiếm 32,6% và nông nghiệp chỉ còn 4,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp bình
quân giai đoạn 2006-2010 duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, đạt 20% hàng năm; trong đó
khu vực kinh tế trong nƣớc chiếm 36%, khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI)
chiếm 64%; kim ngạch xuất khẩu của Bình Dƣơng tăng bình quân 22,9%. Trong mắt
nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, từ nhiều năm qua, Bình Dƣơng đã thực sự là “vùng
đất hứa”, trở thành điểm hẹn cho công việc kinh doanh, phát triển sản xuất các loại hình
công nghiệp và dịch vụ.
Thành tựu trên đây là dấu hiệu tốt của quá trình chuyển đổi kinh tế và là kết quả của
các chính sách mà Bình Dƣơng đã và đang thực hiện trƣớc những thay đổi nhanh chóng
của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa. Bên cạnh mở rộng quan hệ quốc
tế, cũng nhƣ nhiều tỉnh - thành khác, tỉnh đã và đang tích cực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ
nhằm thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.
Các nỗ lực của chính quyền Tỉnh đã đem lại những kết quả đáng khích lệ về thu hút
vốn FDI. Bình Dƣơng hiện có 28 KCN với tổng diện tích 8.751 ha, trong đó có 24 KCN
đi vào hoạt động, thu hút trên 1.922 dự án FDI, tổng vốn đầu tƣ gần 14 tỷ USD.
FDI có thể ảnh hƣởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Tuy nhiên, đối với các nƣớc đang phát triển, nhất là các nƣớc nghèo, kỳ vọng lớn nhất của
việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Kỳ vọng này dƣờng nhƣ
đƣợc thể hiện trong tƣ tƣởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách với ba
1



lý do chính: Một là, FDI góp phần vào tăng thặng dƣ của tài khoản vốn, góp phần cải
thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các nƣớc đang phát
triển thƣờng có tỷ lệ tích lũy vốn thấp và vì vậy, FDI đƣợc coi là một nguồn vốn quan
trọng để bổ sung vốn đầu tƣ trong nƣớc nhằm mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Ba là, FDI tạo
cơ hội cho các nƣớc nghèo tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công
nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao
động,…. Tác động này đƣợc xem là các tác động tràn về năng suất của FDI, góp phần làm
tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nƣớc và cuối cùng là đóng góp vào tăng
trƣởng kinh tế nói chung (Lê Bá Xuân và cộng sự, 2006). Ở một tình thế khác, vốn FDI
đổ vào một nƣớc có thể làm tăng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế nhƣng đóng góp của nguồn
vốn này vào tăng trƣởng là thấp. Trƣờng hợp trên đƣợc coi là không thành công với chính
sách thu hút FDI hay chƣa tận dụng triệt để và lãng phí nguồn lực này dƣới góc độ tăng
trƣởng kinh tế. Thực trạng này khiến cho các nhà kinh tế ngày càng quan tâm nhiều hơn
tới việc đánh giá tác động của FDI tới tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt là của các nƣớc đang
phát triển.
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của FDI tới tăng trƣởng
kinh tế và thƣờng sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng để kiểm định và lƣợng hóa
các tác động này. Ở Việt Nam các nghiên cứu về FDI nói chung là khá nhiều, tuy nhiên
chỉ có một số nghiên cứu đi sâu xem xét tác động của FDI tới tăng trƣởng kinh tế.
Nguyễn Mại (2003), Freeman (2002) đã nghiên cứu tổng quát hoạt động FDI ở Việt Nam
cho tới năm 2002 và đều đi đến kết luận chung rằng FDI có tác động tích cực tới tăng
trƣởng kinh tế thông qua kênh đầu tƣ và cải thiện nguồn nhân lực. Tác động tràn của FDI
cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao động và áp lực cạnh
tranh. Nguyễn Thị Hƣờng và Bùi Huy Nhƣợng (2003) rút ra một số bài học cho Việt Nam
bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ 19792002. Đoàn Ngọc Phúc (2003) phân tích thực trạng của FDI trong thời kỳ 1988-2003 và
kết luận tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn FDI.
Ở mức độ cấp tỉnh – thành, đến nay khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc công
nhận là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế với đóng góp vào GDP ngày càng tăng.
Ngoài ra, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn tạo thêm việc làm, góp phần tăng kim

ngạch xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong tỉnh và đóng góp cho ngân sách địa
phƣơng, tạo việc làm cho ngƣời lao động,…. Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất
định, tác giả cho rằng Bình Dƣơng vẫn chƣa tận dụng tối ƣu các cơ hội thu hút FDI và
chƣa tối đa đƣợc lợi ích mà đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có thể mang lại. Đó là diễn biến
bất thƣờng về dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký
còn thấp, tập trung FDI chỉ trong một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn
khiêm tốn,... (Trần Văn Lợi, 2004).
2


Chính vì những lý do trên, nhằm kiểm chứng lại những tác động của FDI tới kinh
tế - xã hội Bình Dƣơng và làm rõ nguyên nhân vì sao trong những năm vừa qua Tỉnh là
một trong những điểm sáng của thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nên tác giả quyết định
thực hiện đề tài: “PHÂN TÍCH ĐÓNG GÓP CỦA FDI ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH
TẾ BÌNH DƢƠNG 1997-2009 VÀ NĂNG LỰC THU HÚT ĐẦU TƢ FDI CỦA
BÌNH DƢƠNG”

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ tìm hiểu về tình hình dòng vốn FDI vào Bình Dƣơng từ 19972009, cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Bình Dƣơng giai đoạn này, năng lực thu
hút đầu tƣ FDI của tỉnh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Phân tích tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh tế Bình Dƣơng 1997-2009 và
năng lực thu hút đầu tƣ FDI tại Bình Dƣơng trong thời gian qua.
Mục tiêu cụ thể:
-

Phân tích, đánh giá thực trạng vốn FDI vào Bình Dƣơng từ 1997-2009.

-


Phân tích mức độ đóng góp của FDI đến tăng trƣởng kinh tế Bình Dƣơng.

-

Phân tích môi trƣờng đầu tƣ Bình Dƣơng thông qua các tiêu chí đánh giá

-

Đề xuất một số chính sách thu hút và quản lý hiệu quả các dự án FDI.

PCI.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng các phƣơng pháp:
-

Phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích

- So sánh với một số địa phƣơng khác trong vùng Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai và mức trung bình cả nƣớc qua các tiêu chí PCI-FDI.
Nguồn số liệu dự kiến:
Số liệu thứ cấp đƣợc công bố của Tổng cục Thống kê (GSO), Cục Đầu tƣ nƣớc
ngoài - Bộ Kế hoạch Đầu tƣ (MPI), Bộ Công Thƣơng (MOI), Sở Kế Hoạch Đầu Tƣ Bình
Dƣơng, Sở Công Thƣơng Bình Dƣơng, Cục Thống Kê Bình Dƣơng từ năm 1997 đến năm
2009 để phân tích.
3


Kết cấu chuyên đề:

Ngoài phần mở đầu, chuyên đề đƣợc viết gồm 4 chƣơng:
Chƣơng I: Tổng quan cơ sở lý thuyết. Trong chƣơng này chuyên đề khái quát các lý
thuyết liên quan tới FDI, tăng trƣởng kinh tế, GDP, GNP…và tác động của FDI đến tăng
trƣởng kinh tế của các tác giả đã nghiên cứu trƣớc, cũng nhƣ kinh nghiệm thu hút FDI của
một số quốc gia.
Chƣơng II: Tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh tế Bình Dƣơng 1997-2009.
Trong chƣơng này, chuyên đề sẽ giới thiệu đôi nét về tỉnh Bình Dƣơng, đặc điểm của FDI
qua các giai đoạn và đóng góp của chúng vào tăng trƣởng kinh tế Bình Dƣơng.
Chƣơng III: Phân tích môi trƣờng đầu tƣ tại Bình Dƣơng. Chƣơng này, chuyên đề sẽ
tập trung dùng các tiêu chí của PCI 2010 đã khảo sát các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực
tiếp nƣớc ngoài để lý giải vì sao Bình Dƣơng lại là một trong những tỉnh thu hút đƣợc
nhiều vốn FDI nhiều nhất nƣớc. Ngoài ra, còn thêm phần so sánh các tiêu chí giữa Bình
Dƣơng, Đồng Nai, Thành Phố Hồ Chí Minh và mức trung bình cả nƣớc để có cái nhìn cụ
thể hơn những gì mà doanh nghiệp đánh giá về các tỉnh thành.
Chƣơng IV: Giải pháp thu hút FDI vào Bình Dƣơng 2011-2020. Với những đóng
góp quan trọng của khu vực FDI vào kinh tế - xã hội Bình Dƣơng giai đoạn vừa qua,
những bài học về thu FDI của các nƣớc ở chƣơng I và qua đánh giá từ các tiêu chí
PCI-FDI ở chƣơng III. Chƣơng này sẽ trình bày mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội Bình Dƣơng đến 2020, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm thu hút FDI ngày
hiệu quả hơn cả về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng.

4


CHƢƠNG I:
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để làm rõ một số từ ngữ cũng nhƣ cách tính các tiêu chí trong nền kinh tế nhƣ:
GNP, GDP, g,… Trong chƣơng này chuyên đề giới thiệu về FDI, các lý thuyết liên quan
tới FDI, tăng trƣởng kinh tế, các nhân tố tác động tới tăng trƣởng kinh tế.…và tác động
của FDI đến tăng trƣởng kinh tế của các tác giả đã nghiên cứu trƣớc đây. Cũng trong
chƣơng này, chuyên đề sẽ trình bày một số kinh nghiệm trong việc thu hút FDI của Trung

Quốc – nƣớc đã vƣợt qua Mỹ, leo lên vị số 1 trong việc tiếp nhận đầu tƣ nƣớc ngoài và
của Singapore – nƣớc có môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn nhất khu vực châu Á (HIDS, 2011)
nhằm làm cơ sở cho việc định hƣớng giải pháp ở chƣơng IV.
1.1. Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tƣ
dài hạn của cá nhân hay công ty nƣớc này vào nƣớc khác bằng cách thiết lập cơ sở sản
xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nƣớc ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
xuất kinh doanh này (Wikipedia, 2011).
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới đƣa ra định nghĩa nhƣ sau về FDI:
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc
chủ đầu tƣ) có đƣợc một tài sản ở một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phƣơng diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn trƣờng hợp, cả nhà đầu tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó quản lý ở nƣớc
ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ thƣờng hay đƣợc
gọi là “công ty mẹ” và các tài sản đƣợc gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”.
Luật đầu tƣ năm (2005): FDI là hình thức đầu tƣ do nhà đầu nƣớc ngoài bỏ vốn
đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam hoặc nhà đầu tƣ Việt Nam bỏ
vốn đầu tƣ và tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ ở nƣớc ngoài theo quy định của luật này
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1.1.2. Các hình thức của FDI
1.1.2.1. Phân theo bản chất đầu tƣ
 Đầu tƣ phƣơng tiện hoạt động: Đầu tƣ phƣơng tiện hoạt động là hình thức
FDI trong đó công ty mẹ đầu tƣ mua sắm và thiết lập các phƣơng tiện kinh doanh mới ở
nƣớc nhận đầu tƣ. Hình thức này làm tăng khối lƣợng đầu tƣ vào.
 Mua lại và sáp nhập: Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay
nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh
5



nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nƣớc nhận đầu tƣ hay ở nƣớc ngoài) mua lại một
doanh nghiệp có vốn FDI ở nƣớc nhận đầu tƣ. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới
tăng khối lƣợng đầu tƣ vào.
1.1.2.2. Phân theo tính chất dòng vốn
 Vốn chứng khoán: Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái
phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nƣớc phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền
tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.
 Vốn tái đầu tƣ: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu đƣợc từ
hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tƣ thêm.
 Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty
con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tƣ hay mua cổ phiếu,
trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
1.1.2.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tƣ
 Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nƣớc tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém
về kỹ năng nhƣng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn
loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thƣơng hiệu ở nƣớc tiếp nhận
(nhƣ các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nƣớc
tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến
lƣợc để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
 Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào
kinh doanh thấp ở nƣớc tiếp nhận nhƣ giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố
sản xuất nhƣ điện nƣớc, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất
kinh doanh rẻ, thuế suất ƣu đãi, ...
 Vốn tìm kiếm thị trƣờng: Đây là hình thức đầu tƣ nhằm mở rộng thị trƣờng
hoặc giữ thị trƣờng khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tƣ này
còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nƣớc tiếp nhận với các nƣớc và khu
vực khác, lấy nƣớc tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trƣờng khu vực và
toàn cầu.
1.2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

1.2.1. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nƣớc
MacDougall (1960) cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa
các nƣớc. Một nƣớc thừa vốn thƣờng có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nƣớc thiếu
vốn thƣờng có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng
6


vốn từ nơi dƣ thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của
các nƣớc thừa vốn thƣờng cao hơn các nƣớc thiếu vốn. Tuy nhiên nhƣ vậy không có
nghĩa là tất cả những hoạt động nào có năng suất cận biên cao mới đƣợc các doanh nghiệp
đầu tƣ sản xuất mà cũng có những hoạt động quan trọng là sống còn của doanh nghiệp thì
họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt động đó cho năng suất cận biên thấp.
1.2.2. Chu kỳ sản phẩm
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của
các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn, chủ yếu là: giai đoạn sản phẩm mới; giai đoạn sản
phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản
phẩm mới, ban đầu đƣợc phát minh và sản xuất ở nƣớc đầu tƣ, sau đó mới đƣợc xuất khẩu
ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Tại nƣớc nhập khẩu, ƣu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu
trên thị trƣờng bản địa tăng lên, nên nƣớc nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản
phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nƣớc ngoài (giai đoạn
sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trƣờng của sản phẩm mới trên thị trƣờng trong
nƣớc bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện
tƣợng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn
chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trƣờng sản phẩm này có rất
nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít đƣợc cải tiến, nên cạnh tranh giữa các
nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản
xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nƣớc có chi
phí sản xuất thấp hơn.
1.2.3. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia

Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman
(1987) và một số ngƣời khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù
(nhƣ năng lực cơ bản) cho phép công ty vƣợt qua những trở ngại về chi phí ở nƣớc ngoài
nên họ sẵn sàng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tƣ, những công ty
đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai, chính trị) cho phép họ
phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Những công ty đa quốc gia thƣờng có lợi thế lớn về
vốn và công nghệ sẽ đầu tƣ ra các nƣớc sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và
thƣờng là thị trƣờng tiêu thụ tiềm năng.
1.2.4. Tiếp cận thị trƣờng và giảm xung đột thƣơng mại
Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thƣơng mại song
phƣơng. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nƣớc Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng
dƣ thƣơng mại còn các nƣớc kia bị thâm hụt thƣơng mại trong quan hệ song phƣơng. Đối
7


phó, Nhật Bản đã tăng cƣờng đầu tƣ trực tiếp vào các thị trƣờng đó. Họ sản xuất và bán ô
tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản
sang. Họ còn đầu tƣ trực tiếp vào các nƣớc thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trƣờng Bắc
Mỹ và châu Âu.
1.2.5. Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hƣớng từ nƣớc phát triển hơn sang nƣớc kém phát triển
hơn. Chiều ngƣợc lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nƣớc tích cực đầu tƣ
trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật
Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia ngƣời Mỹ. Các công
ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tƣ vào Mỹ, các nƣớc công
nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tƣơng tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tƣ
trực tiếp ra nƣớc ngoài, trong đó có đầu tƣ vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch
Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia
mang quốc tịch Mỹ là IBM đƣợc xem là một chiến lƣợc để Lenovo tiếp cận công nghệ
sản xuất máy tính ƣu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với

Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil
Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với
chiến lƣợc nhƣ vậy.
1.2.6. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tƣ vào những
nƣớc có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài lớn đầu
tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay
cũng có mục đích tƣơng tự.
1.3. Tăng trƣởng kinh tế
1.3.1. Khái niệm: Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lƣợng quốc
gia hoặc quy mô sản lƣợng quốc gia tính bình quân trên đầu ngƣời qua một thời gian nhất
định (Đinh Phi Hổ, 2009).
Y  Yt  Y0
Y : Mức tăng GDP hoặc GNP giữa 2 thời điểm.

Yt

: GDP, GNP tại thời điểm t

Y0

: GDP, GNP tại thời điểm gốc

1.3.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế (GDP, GNP, PCI, g)

8


1.3.2.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP, Gross Domestic Products): là giá trị
tính bằng tiền của tất cả sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất trên phạm

vi lãnh thổ của một nƣớc trong thời gian nhất định, thƣờng là 1 năm.
1.3.2.2. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP, Gross National Products): là giá trị tính
bằng tiền của tất cả các sản phẩm và dịch vụ đƣợc tạo bởi công dân một nƣớc trong thời
gian nhất định, thƣờng là 1 năm.
GNP = GDP + NI
NI: NetIncome (thu nhập ròng) = thu nhập chuyển vào trong nƣớc – thu nhập
chuyển ra nƣớc ngoài.
1.3.2.3. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (g)
Tốc độ tăng trƣởng sẽ cho thấy quy mô sản lƣợng quốc gia tăng nhanh hay
chậm qua các thời kỳ khác nhau.
Tốc độ tăng trƣởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc:
g y

Y
x100%
Y0

Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm trong 1 giai đoạn:
g y  n1

Yt
1
Yo

n: tổng số năm trong giai đoạn, tính từ năm thứ 0
Mối quan hệ giữa tăng trƣởng Y và dân số:
gYP  gY  g P
gYP : Tốc độ tăng trƣởng GDP hoặc GNP tính theo đầu ngƣời

gY : Tốc độ tăng trƣởng của GDP hoặc GNP

g P : Tốc độ tăng trƣởng của dân số

1.3.3. Cách tính GDP: các nhà kinh tế đƣa ra 3 phƣơng pháp đánh giá kết quả
hoạt động sản xuất của nền kinh tế trong một thời gian nhất định:
1.3.3.1. Phƣơng pháp sản xuất:
GDP  VAi
VAi : giá trị gia tăng của doanh nghiệp i = giá trị sản xuất của doanh nghiệp i –

chi phí trung gian của doanh nghiệp i.
9


Giá trị sản xuất của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ lƣợng hàng hóa và dịch
vụ mà doanh nghiệp sản xuất đƣợc trong năm.
Chi phí trung gian: là giá trị của các hàng hóa trung gian bao gồm: chi phí
nguyên vật liệu, năng lƣợng…và các dịch vụ mua ngoài. Trong chi phí trung gian không
chứa khấu hao tài sản cố định và tài sản cố định là hàng hóa cuối cùng của nền kinh tế.
1.3.3.2. Phƣơng pháp chi tiêu: Tập hợp tổng chi tiêu xã hội để mua hàng hóa và
dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ:
GDP = C + I + G + X – M
C: chi tiêu cá nhân
I: đầu tƣ tƣ nhân
G: chi tiêu chính phủ
X: giá trị hàng hóa xuất khẩu
M: giá trị hàng hóa nhập khẩu
1.3.3.3. Phƣơng pháp thu nhập:
Tổng hợp tổng thu nhập phát sinh trên lãnh thổ bao gồm:
GDP = w + i + r + Pr + Ti + De
w: Tiền lƣơng
i: Tiền lãi

r: Tiền cho thuê
Pr: lợi nhuận
Ti: Thuế gián thu
De: khấu hao
Hạn chế của việc tính toán GDP:
 Tính toán GDP theo 3 công thức trên, thực tế thƣờng không cho ra một đáp
số, vì số liệu không đƣợc chính xác. Vì vậy, các nhà thống kê sau khi tính toán sẽ tiến
hành điều chỉnh, lựa chọn con số hợp lý.
 GDP không phản ánh giá trị của một số hoạt động kinh tế. Nhƣ là:
 Hoạt động kinh tế ngầm gồm: những hoạt động kinh tế bất hợp pháp
và cả hợp pháp (ví dụ: kinh tế gia đình, buôn hàng vỉa hè) nhƣ buôn bán hàng cấm (ma
tuý), buôn lậu, cờ bạc, mại dâm; những hoạt động hợp pháp nhƣng không báo cáo với cơ
10


quan thuế, nhƣ những hoạt động, hành vi thông đồng, móc ngoặc giữa ngƣời quản lí với
ngƣời thừa hành để bớt xén tiền của, tài sản của nhà nƣớc, chia nhau, các hành vi hối lộ cá
nhân hoặc tập thể.
 Hoạt động phi thƣơng mại: đây là các hoạt động cần thiết cho xã hội,
nhƣng không phải vì lý do thƣơng mại nên không có giá cả, không đƣợc báo cáo hay
hoạch toán vào GDP nhƣ hoạt động từ thiện của các tổ chức nhân đạo; tổ chức bảo vệ môi
trƣờng, tạo ra hàng hóa và dịch vụ tự cung tự cấp,…
 GDP không phải là một chỉ tiêu hoàn hảo để đo lƣờng phúc lợi kinh tế.
1.3.4. Các nhân tố đóng góp tới tăng trƣởng
Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản lƣợng quốc gia mà sản lƣợng đƣợc tạo
ra từ sản xuất. Nhƣ vậy, nguồn gốc của tăng trƣởng đƣợc tạo ra từ sản xuất. Quá trình sản
xuất là quá trình mà trong đó các yếu tố đầu vào đƣợc phối hợp theo những cách thức
nhất định để tạo ra khối lƣợng sản phẩm. Nếu xét ở gốc độ phạm vi toàn bộ nền kinh tế,
thì việc tạo ra tổng sản phẩm quốc gia sẽ có quan hệ phụ thuộc với các nguồn lực đầu vào
của quốc gia. Một sự thay đổi tổng sản lƣợng quốc gia khi có sự thay đổi các nguồn lực

đầu vào.
Các lý thuyết tăng trƣởng ra đời phân tích nguồn gốc tăng trƣởng với nhiều quan
điểm khác nhau, mỗi lý thuyết đều có sự khám phá mới, nhƣng trên căn bản vẫn là phân
tích quan hệ đầu vào với đầu ra.
Để liên kết mối quan hệ đầu ra (GNP, GDP) với đầu vào đƣợc khái quát qua hàm
sản xuất tổng hợp nhƣ sau:
Y = F(Xi) với i = 1, 2,…., n
Xi: là các yếu tố đầu vào
Hàm sản xuất trên biểu thị cho một sự tối đa sản lƣợng quốc gia sẽ lệ thuộc nhiều
yếu tố đầu vào. Hầu hết các nhà kinh tế thống nhất các yếu tố đầu vào cơ bản của nền
kinh tế bao gồm:
 Vốn sản xuất (K, Capital): là bộ phận quan trọng của tổng giá trị tài sản
quốc gia, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sản lƣợng quốc gia. Sự
thay đổi của quy mô sản xuất ảnh hƣởng đến thay đổi tổng sản lƣợng quốc gia.
 Lao động (L, labour): là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản
xuất không chỉ về số lƣợng ngƣời lao động mà còn cả chất lƣợng ngƣời lao động. Đặc
biệt là yếu tố phi vật chất của lao động nhƣ kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động
đƣợc xem là yếu tố ảnh hƣởng quan trọng đến gia tăng sản lƣợng quốc gia. Yếu tố này
11


còn đƣợc nhấn mạnh nhƣ là vốn nhân lực của nền kinh tế. Do đó, đầu tƣ nâng cao chất
lƣợng nguồn lao động chính là đầu tƣ làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt này.
 Tài nguyên thiên nhiên (R, natural resources): tài nguyên thiên nhiên (đặc
biệt là đất đai) có vai trò quan trọng, là tƣ liệu sản xuất chủ yếu đối với sản xuất nông
nghiệp. Quy mô đất nông nghiệp của một quốc gia càng lớn cũng sẽ góp phần làm gia
tăng sản lƣợng. Các tài nguyên khác dƣới lòng đất, từ biển, rừng…cũng là các yếu tố đầu
vào của sản xuất. Nếu trữ lƣợng của chúng lớn sẽ có tác động làm gia tăng tích lũy, gia
tăng sản lƣợng quốc gia nhanh chóng.
 Công nghệ (T, Technology): là đầu vào quan trọng làm thay đổi phƣơng

thức sản xuất, tăng năng suất lao động. Ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất sẽ nâng
cao quy mô sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm lao động sống, chi phí sản xuất
thấp, do đó tác động gia tăng sản lƣợng quốc gia.
Nhƣ vậy hàm sản xuất tổng hợp đƣợc thể hiện nhƣ sau: Y = F(K, L, R, T)
Ý nghĩa:
- Tăng trƣởng tổng sản lƣợng phụ thuộc vào quy mô, chất lƣợng của các yếu
tố đầu vào và cách phối hợp chúng.
-

Mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định và tác động qua lại với nhau.

- Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, có thể yếu tố nào đó đƣợc đề cao
hơn yếu tố khác nhƣng không có nghĩa là phụ thuộc duy nhất vào một yếu tố.
- Ngoài các yếu tố trên, tăng trƣởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nữa, đƣợc gọi là phi kinh tế nhƣ:
- Thể chế kinh tế - chính trị: bao gồm bộ máy tổ chức thực hiện pháp luật, các
chế độ chính sách, chiến lƣợc, những nguyên tắc quản lý,… Một thể chế không phù hợp
sẽ tạo ra rào cản làm ảnh hƣởng đến sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Do đó, yếu tố thể
chế đóng vai trò “hành lang” thuận lợi cho quá trình tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia.
- Đặc điểm về văn hóa – xã hội, tôn giáo: trình độ văn hóa của một dân tộc
thấp sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất, đến khả năng nghiên cứu, sáng tạo ra các phát
minh. Những tập tục cổ hủ, quan niệm sống lạc hậu sẽ cản trở việc ứng dụng các công
nghệ mới. Do đó, đặc điểm về văn hóa - xã hội cũng ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế.
1.4. Tác động của FDI đến tăng trƣởng kinh tế
1.4.1. Tích cực
 Bổ sung cho nguồn vốn trong nƣớc: Trong các lý luận về tăng trƣởng kinh
tế, nhân tố vốn luôn đƣợc đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trƣởng nhanh hơn, nó
12



cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nƣớc không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn
từ nƣớc ngoài, trong đó có vốn FDI.
 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trƣờng hợp, vốn cho
tăng trƣởng dù thiếu vẫn có thể huy động đƣợc phần nào bằng "chính sách thắt lƣng buộc
bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có đƣợc bằng chính sách
đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nƣớc có cơ hội tiếp thu công nghệ
và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều
năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí
quyết quản lý đó ra cả nƣớc thu hút đầu tƣ còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu
của đất nƣớc.
 Tham gia mạng lƣới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa
quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tƣ của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí
nghiệp khác trong nƣớc có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình
phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nƣớc thu hút đầu tƣ sẽ có cơ hội tham gia
mạng lƣới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
 Tăng số lƣợng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích
của FDI là khai thác các điều kiện để đạt đƣợc chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ thuê mƣớn nhiều lao động địa phƣơng. Thu nhập của một bộ phận
dân cƣ địa phƣơng đƣợc cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trƣởng kinh tế của địa
phƣơng. Trong quá trình thuê mƣớn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều
trƣờng hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nƣớc đang phát triển thu hút FDI, sẽ đƣợc xí
nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nƣớc thu hút FDI.
Không chỉ có lao động thông thƣờng, mà cả các nhà chuyên môn địa phƣơng cũng có cơ
hội làm việc và đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
 Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nƣớc đang phát triển, hoặc đối với
nhiều địa phƣơng, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nộp là nguồn thu ngân
sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dƣơng riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford
chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006 (Wikipedia, 2011).
1.4.2. Tiêu cực
Bên cạnh những đóng góp tích cực đến tăng trƣởng kinh tế, vốn FDI cũng tồn tại

những tác động ngoài mong đợi. Chúng ta đều biết, đầu tƣ là một trong những nhân tố
quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Nên trong quá trình theo đuổi mục tiêu tăng
trƣởng kinh tế, nhiều quốc gia đã tìm mọi cách để thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Nên đã
nói lỏng việc kiểm soát với dòng vốn này . Dẫn đến việc dòng vốn này đổ vào ồ ạt. Kết
hợp với cơ chế giám sát nội bộ yếu kém, tham nhũng, cùng với những chính sách, hệ
13


thống pháp luật về quy định đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài quá dễ dàng. Nên nó đã dẫn đến
một số hậu quả sau:
 Bong bóng tài sản và khủng hoảng kinh tế: Do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có xu
hƣớng tập trung quá nhiều vào lĩnh vực kinh tế phi sản xuất nhƣ dịch vụ, bất động
sản…nhằm thu lợi nhuận cao hơn từ hoạt động đầu tƣ, có thể dẫn đến tình trạng bong
bóng tài sản. Khi bong bóng tài sản xuất hiện, do tâm lý bầy đàn, sẽ dẫn đến việc nhiều
nhà đầu tƣ cùng rút vốn khỏi quốc gia đó. Từ đó, nền kinh tế phải đối mặt với tình trạng
khủng hoảng kinh tế.
 Thâm hụt cán cân mậu dịch: Do nhiều dự án đầu tƣ là các dự án xây dựng
trong lĩnh vực dịch vụ hay công nghiệp nặng. Mà các dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu
nội địa, trong khi phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài cho quá trình xây dựng và sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp FDI có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu, do đó làm tăng thâm hụt
cán cân mậu dịch của quốc gia đó.
 Lạm phát: Việc dòng vốn FDI vào quá nhiều, vƣợt mức nhu cầu thực tế, sẽ
dẫn đến tình trạng thừa vốn, làm cho mức cung tiền tăng lên, dẫn đến tình lạm phát cao.
 Ô nhiễm môi trƣờng: Quốc gia tiếp nhận đầu tƣ có thể phải nhận các loại
máy móc kém chất lƣợng, công nghệ lạc hậu,… Nó không chỉ không làm tăng giá trị sản
xuất trong nƣớc mà có thể làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trƣờng tại quốc gia đó.
 Tổn thƣơng đến lợi ích lâu dài của nền kinh tế: Nhiều nguồn lực của nền
kinh tế không đƣợc đầu tƣ đúng mục đích mà phải hy sinh cho các dự án có vốn FDI. Nhƣ
là các dự án sân golf, các dự án vui chơi, giải trí,… chiếm một diện tích khá lớn đất nông
nghiệp. Các dự án chỉ đáp ứng một số ít nhu cầu của những ngƣời giàu có, không tạo

đƣợc nhiều việc làm cho nền kinh tế.
 Tạo sức ép lên doanh nghiệp trong nƣớc: Trong một số lĩnh vực, với lợi thế
nhiều vốn, công nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến, thì hiệu quả sản xuất của các
doanh nghiệp FDI sẽ rất cao, từ đó chiếm lĩnh thị trƣờng nội địa.
 Quyền tự chủ của một số quốc gia bị hạn chế: Vài quan điểm cho rằng, việc
thu hút vốn FDI sẽ ít bị lệ thuộc các nƣớc đầu tƣ, ít bị ràng buộc bởi các yếu tố chính trị,
thể chế, so với các nguồn vốn khác nhƣ ODA. Nhƣng trên thực tế, để thu hút đƣợc nguồn
vốn này nƣớc tiếp nhận đầu tƣ phải hy sinh nhiều lợi ích khác nhƣ: giảm thuế, tạo nhiều
ƣu đãi cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, thƣờng xuyên tạo mối quan hệ tốt với các nƣớc giàu
có,…và nhƣ thế sẽ dễ bị ảnh hƣởng bởi nƣớc ngoài.
 Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ: Mục đích cao nhất của các
nhà đầu tƣ là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều
14


đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm. Còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân
sinh, nhƣng không đem lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút đƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài.
 Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa đƣợc
giải quyết kịp thời. Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm
doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất
kinh doanh. Nhìn chung ngƣời chủ thƣờng trả công cho ngƣời lao động thấp hơn cái mà
họ đáng đƣợc hƣởng, không thỏa đánh với nhu cầu của ngƣời lao động. Điều đó dẫn đến
mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động, dẫn đến tình trạng đình công.
 Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ: Một số trƣờng hợp các nhà đầu
tƣ đã lợi dụng sơ hở của pháp luật nƣớc sở tại, cũng nhƣ sự yếu kém trong kiểm tra giám
sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu, thậm
chí là những phế thải của các nƣớc khác.
Hình 1.1: Tác động của FDI tăng trƣởng kinh tế.

FDI

Tác động

Tích cực

Tiêu cực

Đóng góp vào tăng
trƣởng trong Tỉnh

Đời sống nhân dân chƣa đƣợc
đảm bảo vững chắc

Đóng góp vào vốn đầu tƣ
trong tỉnh

Vấn đề an ninh, xã hội

Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế

Gây ô nhiễm môi trƣờng

Chuyển giao công nghệ
và kỹ năng quản lý

Bất hợp lý về cơ cấu đầu tƣ
theo ngành

……


…….
15


×