Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Dùng thuốc chữa tăng lipid máu - Cần lưu ý gì? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.1 KB, 5 trang )

Dùng thuốc chữa tăng lipid
máu - Cần lưu ý gì?

Có nhiều người bệnh điều trị ngoại trú bệnh tăng lipid máu
(cholesterol cao). Sự hiểu biết về thuốc sẽ giúp người bệnh dùng đúng, tránh
sai sót và đạt hiệu quả chữa bệnh cao
Thuốc thường dùng
Nhóm fibrat (lypanthyl, clofibrat): thuốc làm giảm cholesterol toàn phần và
triglycerid. Tuy nhiên thuốc có thể gây tổn thương cơ (hay xảy ra hơn đối với
người vốn bị bệnh đau cơ lan toả), có ảnh hưởng tới gan, thận nên không dùng cho
người suy gan, suy thận. Chưa có thông tin đầy đủ về ảnh hưởng của thuốc với
thai nhi và tiết sữa nên không dùng cho người có thai, cho con bú. Khi mới dùng
thuốc có thể gây buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày nhưng sau đó sẽ
quen. Thuốc có thể làm tăng tỷ lệ sỏi mật.
Nhóm statin (fluvastatin, atorvastatin, pravastatin): thuốc kìm hãm việc sản
xuất cholesterol bằng cách ức chế enzym chủ chốt HMGCoA reductase, làm giảm
cholesterol toàn phần, giảm LDL-C (cholesterol xấu), tăng HDL-C (cholesterol
tốt), giảm triglycerid, tuỳ theo biệt dược, liều dùng. Do tác dụng này mà statin
được chỉ định cho người tăng cholesterol (hỗ trợ với chế độ ăn uống), cho người
cần dự phòng tiên phát các biến cố mạch vành (nhằm giảm nguy cơ nhồi máu cơ
tim, giảm nguy cơ tử vong do tim mạch), cho người đã vữa xơ động mạch (nhằm
làm chậm sự tiến triển vữa xơ, giảm nguy cơ các biến cố mạch vành). Đa số statin
hấp thụ nhanh, hoàn toàn (khoảng 98%). Tuy nhiên thuốc có thể gây tổn thương
cơ (hay xảy ra hơn đối với người vốn bị bệnh đau cơ lan toả), tiêu huỷ cơ vân, có
ảnh hưởng không lợi cho thận (kể cả gây suy thận thứ phát do tiêu huỷ cơ vân) và
gây độc cho gan (tăng transaminase. Tuỳ theo biệt dược có thể làm gan to, gây xơ
gan, gây ứ mật). Không dùng thuốc cho những người suy gan, thận. Có bằng
chứng thuốc gây độc cho thai nhi, chưa có thông tin đầy đủ đối với việc tiết sữa vì
thế không được dùng cho người nuôi con bú. Trong các độc tính nêu trên thì độc
tính đối với cơ là quan trọng hơn cả, độc tính này tăng lên khi phối hợp statin với
gemfibrozil và các thuốc nhóm fibrat. Do độc tính này, một biệt dược trong nhóm


là cerivastatin đã được hãng Bayer cho rút khỏi thị trường.
Nhóm resin (cholestyramin, cholestipol): bản chất là các nhựa trao đổi ion,
thuốc làm giảm lượng cholesterol toàn phần, giảm LDL-C. Tuy nhiên do bản chất
của thuốc chỉ là nhựa trao đổi ion nên chỉ sau khi ngừng dùng 3-6 tháng, lượng
cholesterol toàn phần và LDL-C tăng trở lại. Thuốc có thể gây táo bón, nôn, tiêu
chảy nhưng tự mất đi khi quen dùng. Không dùng thuốc cho người suy thận hoặc
tắc mật hoàn toàn. Thuốc ngăn cản sự hấp thu một số chất (như barbituric, aspirin,
hormon tuyến giáp, vancomycin, tetracyclin), vì vậy chỉ được dùng các thuốc này
trước khi dùng resin 1-2 giờ hay sau khi dùng resin 4-6 giờ. Thuốc còn làm giảm
sự hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A,D,E,K) nên cần bổ sung các
vitamin này. Thận trọng với người có thai, cho con bú, không dùng thuốc cho trẻ
em. Không được dùng thuốc dạng khan mà phải dùng với đủ một lượng chất lỏng
cần thiết.
Nhóm niacin (niaspan): thuốc làm giãn nở các động mạch nhỏ và mao
mạch, làm giảm cholesterol máu, thường dùng phối hợp với nhóm statin.
Một vài lưu ý khi dùng thuốc
Tuỳ theo từng trường hợp, thầy thuốc quyết định nhóm thuốc, thời gian
điều trị. Ví dụ: nếu chỉ bị rối loạn chuyển hoá cholesterol sơ phát, nhẹ có thể dùng
nhóm resin, fibrat phụ trợ với việc cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập trong một
thời gian ngắn. Nhưng nếu bị rối loạn chuyển hoá cholesterol nặng có kèm thêm
các nguy cơ bị bệnh tim mạch có thể chọn thuốc mạnh hơn là statin và dùng trong
một thời gian dài. Không nên tự ý thay đổi nhóm thuốc và thời gian điều trị.
Một đợt điều trị thường bắt đầu với liều khởi đầu, khi đã đạt được hiệu quả
thì dùng liều duy trì, sau đó nếu cholesterol đã ổn định thì có thể ngừng thuốc
nhưng phải duy trì chế độ ăn uống và luyện tập, định kỳ theo dõi các chỉ số
cholesterol. Khi cần thiết thầy thuốc có thể chỉ định điều trị đợt khác theo tuần tự
như đã làm với đợt đầu. Người bệnh không tự ý tái điều trị. Riêng trường hợp với
statin, khi chỉ định điều trị lâu dài để dự phòng các biến cố tim mạch thì người
bệnh không nên tự ý ngừng thuốc.
Trong quá trình điều trị phải định kỳ (4 tuần/lần) xét nghiệm chỉ số các

dạng cholesterol để đánh giá mức đáp ứng, điều chỉnh liều lượng), đồng thời xét
nghiệm các chỉ số khác như chỉ số transaminase để đánh giá mức độ gây độc để có
biện pháp xử lý kịp thời.
Các thuốc cùng nhóm có cơ chế tác dụng như nhau nhưng dược động học
lại khác nhau tuỳ theo biệt dược, liều dùng. Người bệnh, người bán thuốc không
được tự ý thay thế thuốc cùng nhóm khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.
Có thể phối hợp thuốc để tăng hiệu lực hạ cholesterol như phối hợp statin
và resin, phối hợp statin với niacin nhưng cần lưu ý: nếu phối hợp với resin thì
phải uống thuốc vào lúc ngủ, cách 2 giờ sau khi uống resin. Không phối hợp statin
với fibrat vì tăng tính độc.

×