Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khóa luận đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty TNHH sung IL vina, KCN quế võ, xã phượng mao, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.84 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

NÔNG THỊ QUỲNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SINH
HOẠT TẠI CÔNG TY TNHH SUNG IL VINA KHU CÔNG NGHIỆP
QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành/ngành

: Khoa học mơi trường

Khoa

: Mơi trường

Khóa học

: 2015 – 2019

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

NÔNG THỊ QUỲNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SINH
HOẠT TẠI CÔNG TY TNHH SUNG IL VINA KHU CÔNG NGHIỆP
QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành/ngành

: Khoa học mơi trường

Khoa

: Mơi trường

Lớp

: K47 - KHMT - N02

Khóa học

: 2015 – 2019


Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Xuân Linh

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập là quá trình tham gia học hỏi, quan sát, nghiên cứu và ứng
dụng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế các công tác quản lý môi
trường của các nhà máy sản xuất.
Báo cáo thực tập vừa là cơ hội để sinh viên trình bày về những vấn đề
mình quan tâm trong quá trình thực tập, đồng thời cũng là một tài liệu quan
trọng giúp các giảng viên kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết quả thực
tập của mỗi sinh viên.
Các thầy cô giáo giảng dạy của Khoa Môi trường - Trường Đại Học
Nơng Lâm Thái Ngun đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức chuyên
ngành về môi trường và các vấn đề cấp bách về môi trường hiện nay.
Thầy giáo TS. Hà Xuân Linh giáo viên trực tiếp hướng dẫn em trong
đợt thực tập này đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình thực tập, xây
dựng báo cáo.
Các cán bộ công nhân viên, đặc biệt là Chị Thúy giám đốc Công Ty
TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Công Nghệ Môi Trường ETECH đã quan tâm,
giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp xúc với công việc môi trường của cơ
quan trong thời gian thực tập vừa qua, và giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng


Sinh viên thực tập

Nông Thị Quỳnh

năm 2019


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị các thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong nước thải sinh
hoạt ................................................................................................ 6
Bảng 3.1. Các phương pháp, phân tích chất mơi trường nước ....................... 23
Bảng 3.2. Các thiết bị được dùng để đo đạc, lấy mẫu và phân tích nước thải 24
Bảng 4.1. Các hạng mục xây dựng ................................................................. 38
Bảng 4.2 Máy móc, thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 39
Bảng 4.3 Danh mục hóa chất sử dụng ............................................................ 40
Bảng 4.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải lần 1 (ngày 23/06/2018) ... 40
Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng nước thải lần 2 (ngày 30/06/2018) .. 41
Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng nước thải lần 3 (ngày 06/07/2018) . 42
Bảng 4.7. Kết quả giám sát chất lượng nước thải sau xử lý của nhà máy ngày
09/11/2018 .................................................................................. 43
Bảng 4.8. Kết quả giám sát chất lượng nước thải sau xử lý của nhà máy ngày
30/11/2018 .................................................................................. 44


iii

DANH MỤC HÌNH


Hình 1. Quy trình sản xuất các sản phẩm Plastic ............................................ 32
Hình 2. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải sinh hoạt.................................. 33
Hình 3. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 10 m3/ngày đêm......................... 38


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BVMT

: Bảo vệ mơi trường

CN

: Cơng nghiệp

COD

: Nhu cầu oxy hóa học

CP

: Cổ phần


CT

: Cơng Ty

CV - UBND

: Cơng văn ủy ban nhân dân

DO

: Nồng độ oxy hòa tan trong nước

NĐ - CP

: Nghị định chính phủ

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QĐ - BTNMT

: Quyết định bộ tài nguyên môi trường

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS


: Tổng chất rắn lơ lửng

TT - BTNMT

: Thông tư bộ tài nguyên và môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

VACNE

: Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam

WHO

: Tổ chức y tế thế giới


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 ............................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài. ......................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2 ............................................................................................................. 4
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU ........................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học về môi trường ................................................................... 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4
2.1.2. Các thông số của chất lượng nước .......................................................... 7
2. Các loại rong tảo ......................................................................................... 10
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 10
2.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12
2.3.1. Vai trò của nước đối với cơ thể ............................................................. 12
2.3.2. Các hoạt động gây ơ nhiễm nước .......................................................... 14
2.4. Tình hình nghiên cứu về nước thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên thế
giới .................................................................................................................. 16
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 16


vi

2.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................... 18
PHẦN 3 ........................................................................................................... 21
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 21
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 21
3.4.2. Phương pháp kế thừa số liệu ................................................................. 22

3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, và bảo quản, và vận chuyển mẫu ..................... 22
3.4.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ................................... 23
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp toán học đơn thuần ...... 24
3.4.6. Phương pháp so sánh............................................................................. 24
Phần 4 .............................................................................................................. 25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 25
4.1. Điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội huyện Quế Võ và đặc điểm cơ bản của
công ty TNHH Sung IL Vina. ......................................................................... 25
4.1.1 Điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội huyện Quế Võ .................................. 25
4.1.2 Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH Sung IL Vina. ............................. 30
4.2. Quy trình cơng nghệ và thực trạng sản xuất của công ty ......................... 31
4.3 Quy trình xử lý nuớc thải sinh hoạt của cơng ty Sung ILVina ................. 33
4.3.1. Quy trình cơng nghệ xử lý nước thải .................................................... 33
4.3.2. Các hạng mục trong quy trình xử lý ..................................................... 38
4.3.3. Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt của công ty. .......................... 40
4.4.4. Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục sự cố trong quá trình xử lý của
hệ thống ........................................................................................................... 44
PHẦN 5 ........................................................................................................... 45


vii

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 45
5.2.1. Đối với công ty ...................................................................................... 45
5.2.2. Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền .................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 47



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Con người trên Trái Đất đang tồn tại và phát triển trong một không gian
vô cùng rộng lớn, đa dạng và phong phú, khoảng khơng gian đó được gọi là
mơi trường. Ngày nay, vấn đề môi trường đã trở nên cấp thiết ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngun nhân gây ra tình trạng ơ
nhiễm mơi trường là do quá trình phát triển kinh tế, xã hội không đồng bộ với
công tác bảo vệ môi trường. Hậu quả là nhiều khu vực môi trường đã bị ô
nhiễm với nhiều mức độ khác nhau, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống
của con người. Bên cạnh những vấn đề về ô nhiễm môi trường đất, môi
trường không khí thì vấn đề ơ nhiễm mơi trường nước đã trở thành vấn đề
toàn cầu. Nguy cơ thiếu nước ngọt và nước sạch đang là một hiểm họa lớn đối
với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên Trái Đất.
Tài nguyên nước rất phong phú và đa dạng, với ¾ diện tích bề mặt trái đất là
các đại dương nhưng lượng nước ngọt có giá trị phục vụ cho sinh hoạt và sản
xuất của con người lại hạn chế. Cùng với sự phát triển của xã hội, các ngành
sản xuất, con người sử dụng nước ngày càng nhiều. Tuy nước được coi là
nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo nhưng với mức độ sử dụng nước như
hiện nay đã nhiều quốc gia được đưa vào tình trạng thiếu nước, Việt Nam
được đưa vào danh sách thiếu nước từ năm 2006, cho nên việc sử dụng tiết
kiệm và xử lý hiệu quả nước thải để tái sử dụng là vấn đề cấp bách. Việc phát
triển ngành cơng nghiệp, trong đó có cơng nghiệp sản xuất linh kiện điện tử
đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước và tạo thêm nhiều cơ
hội việc làm cải thiện đời sống nhân dân.
Bắc Ninh cũng được coi là một trong các tỉnh có nền cơng nghiệp phát
triển. Nhưng cũng kèm theo đó là những vấn đề về ô nhiễm môi trường trong



2

q trình sản xuất gây ra. Vấn đề về ơ nhiễm môi trường nước cũng là vấn đề
được quan tâm hiện nay. Trong đó Cơng ty TNHH Sung IL Vina là một
đơn vị tiêu biểu trong công nghiệp sản xuất tại Bắc Ninh đem lại nhiều lợi
ích cho kinh tế của tỉnh và cung cấp được nhiều việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, lượng nước thải trong quá trình sản xuất của nhà máy thải ra
cũng tương đối lớn có hàm lượng gây ô nhiễm cao cần được xử lý trước
khi đưa ra ngồi mơi trường.
Xuất phát từ u cầu thực tiễn đó, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
trường Đại Học Nông Lâm – Thái nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa môi trường
em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước
thải sinh hoạt tại Công ty TNHH Sung IL Vina, KCN Quế Võ, xã Phượng
Mao, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” Dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo TS.
Hà Xuân Linh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại công ty TNHH
Sung IL Vina.
Đánh giá chiều hướng ảnh hưởng và dự báo tình trạng ơ nhiễm trong
quá trình sản xuất.
Đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu và bảo vệ, cải thiện xử lý
nước thải.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
Là cơ hội giúp sinh viên áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn,
rèn luyện kĩ năng phân tích tổngr hợp số liệu tại nơi thực tập
Là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm trong thực tế. đồng thời nâng ca kiến thức, bổ sung tư liệu học tập,
kiện thức kinh nghiệm sau khi ra trường.



3

Nâng cao kiến thức, kĩ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra những
kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
Tạo cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế, cách thức tiếp cận và thực
hiện một đề tài.
Là nguồn tài liệu trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Nâng cao nhận thức của bản thân về môi trường.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phản ánh thực trạng chất lượng nước thải sinh hoạt Công ty TNHH
Sung IL Vina.
- Cảnh báo các vấn đề về ô nhiễm nước thải sinh hoạt.
- Giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của công ty trong công tác bảo
vệ môi trường.
- Làm căn cứ để các cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền giáo
dục nhận thức của người dân về môi trường.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học về môi trường
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm về môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014
môi trường được định nghĩa như sau: " Môi trường bao gồn các yếu tố tự
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống

sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật".[1]
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Mơi Trường Việt Nam năm 2014:" Ơ
nhiễm mơi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường".[1]
Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng và mơi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức
khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng
môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí
thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật
lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên môi trưởng chỉ được coi là bị ơ nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác
động xấu đến con người, sinh vật, vật liệu.
* Khái niệm về nước thải
Khái niệm về nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con
người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng [2]


5

Khái niệm nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là loại nước được thải ra từ quá trình sử dụng nước
hàng ngày như tắm giặt, rửa, vệ sinh… của các hộ gia đình, văn phịng,
trường học, bệnh viện….
Nước thải sinh hoạt bao gồm các nguồn nước thải sau: nước thải từ các
bồn cầu đã qua hầm tự hoại; nước thải từ các chậu rửa, sàn nước; nước thải từ
khu nhà bếp, nấu ăn. Đặc tính của Nước thải sinh hoạt là có chứa nhiều chất
hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngồi ra cịn có các thành phần vơ cơ, vi sinh

vật và vi trùng bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong Nước thải sinh
hoạt bao gồm cac hợp chất như: protein (40 - 50% ), hydratcacbon (40 50%), chất béo (5 - 10%), nồng độ chất hữu cơ trong Nước thải sinh hoạt dao
động trong khoảng 150 - 450mg/l. Lượng Nước thải sinh hoạt dao động trong
phạm vi rất lớn có thể tính bằng 80% lượng nước được cấp. Nước thải sinh
hoạt có thành phần với các giá trị sau: BOD5 (45– 54g/người.ngày), COD
(72–102g/người.ngày), SS (70– 145), dầu mỡ (10–30), tổng nitơ (6–12),
amoni (2,4–4,8), tổng (0,8–4), tổng coliform (106-109). [3]
* Khái niệm về ô nhiễm nước
Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi,
giải trí, cho các vật ni và các lồi hoang dã”
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
đưa vào mơi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật vi sinh vật gây hại kể cả
xác chết của chúng.[2]
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại
chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông
nghiệp, giao thông vào môi trường nước.[2]


6

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta có thể phân ra các loại
ơ nhiễm nước: ơ nhiễm vơ cơ, hữu cơ, ơ nhiễm hóa chất, ơ nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.[2]
Tiêu chuẩn môi trường
“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phéo của các thông số về chất
lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất
thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và
bảo vệ môi trường”[1]

Bảng 2.1. Giá trị các thông số ô nhiễm tối đa cho phép trong nước thải
sinh hoạt
TT

Thông số

1

pH

2

Đơn vị

QCVN 14:2008
Cột (B)

-

5-9

BOD5(200C)

mg/l

50

3

Tổng chất rắn lơ lửng(TSS)


mg/l

100

4

Tổng chất rắn hịa tan(TDS)

mg/l

1000

5

Sunfua(tính theo H2S)

mg/l

4

6

Amoni (tính theo N)

mg/l

10

7


Nitrat (NO3-)

mg/l

50

8

Dầu mỡ, động thực vật

mg/l

20

mg/l

10

mg/l

10

9

Tổng các chất hoạt động bề
mặt

10


Phosphat (PO43-)

11

Tổng colifom

MPN/100
ml

5000
[4]


7

* Chất thải Theo Chương 1điều 3 khoản 10 Luật Bảo Vệ Môi Trường
quy định:
- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
- Khái niệm về suy thối ơ nhiễm nguồn nước: Sự ô nhiễm
môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật [8].
Theo hiến chương Châu Âu: Ơ nhiễm mơi trường nước là sự biến đổi
chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và
gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, ni cá,
nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật ni cũng như các loài hoang dại ( Paper
JAAPU )
- Quản lý mơi trường và phịng chống ơ nhiễm:“Quản lý mơi
trường là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều chỉnh các
hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng

điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con
người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và
sử dụng hợp lý tài nguyên” (Nguyễn Thị Thanh Nga, 2014).
2.1.2. Các thông số của chất lượng nước
2.1.2.1. Thông số vật lý
- Độ đục
Nước có độ đục cao làm cho khả năng truyền ánh sang qua nước giảm.
Có nhiều phương pháp xác định độ đục. Ví dụ: JTU (Jackson Turbidity Unit),
FTU (thang Nephelmeter)
Tiêu chuẩn Việt Nam, độ đục được xác định bằng chiều sâu lớp nước
thấy được.
- Độ màu


8

Nước ngun chất khơng màu
Nước có màu là do các chất hòa tan, chủ yếu là chất hữu cơ nguồn gốc
đất đá, thực vật sống trong nước hoặc đã phân hủy…
-Độ cứng
Đại lượng hiển thị hàm lượng ion Ca2+, Mg2+ trong. Có 3 loại độ cứng:
tồn phần, tạm thời, vĩnh cửu
Tác hại: ion Ca2+, Mg2+ kết hợp với acid béo tạo ra các hợp chất khó
hịa tan
Nước mềm: <50 mg CaCO3/l
Nước thường: thường chứa đến 150 mg CaCO3/l
Nước cứng: chứa đến 300 mg CaCO3/l
- Hàm lượng chất cặn
Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS
Cặn lơ lửng SS

Chất rắn hòa tan DS=TSS-SS
Chất rắn bay hơi VS
- Mùi vị nước
Có 3 nhóm chất gây mùi vị
+ Nguồn gốc vô cơ: NaCl, MgSO4(gây vị mặn), muối có đồng vị tanh,
mùi clo, mùi trứng thối H2S
+ Nguồn gốc hữu cơ: dầu mỡ, phenol
+ Nguồn gốc sinh hóa: hoạt động của vi khuẩn, rong tảo
- Độ phóng xạ
Nước nhiễm xạ chủ yếu là nước thải
2.1.2.2. Thơng số hóa học
- Hàm lượng oxy hịa tan DO (Dissolued oxygen)


9

Phụ thuộc vào nhiều yếu tố: áp suất, nhiệt độ, đặc tính của nguồn nước
(vi sinh, hóa học, thủy sinh)
Oxy hịa tan khơng tác dụng với nước
Độ hịa tan tăng khi áp suất tăng, độ hòa tan giảm khi nhiệt độ tăng
- Nhu cầu oxy hóa học COD (Chemical Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước, tạo
thành CO2, H2O
Dùng đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước
- Nhu cầu oxy sinh học BOD (Biologycal Oxygen Demand)
Là lượng oxy cần thiết để vị khuẩn phân hủy các chất hữu cơ trong điều
kiện hiếu khí
Là chỉ tiêu dung để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước
- Khí H2S: làm cho nước có mùi thối
- Các hợp chất của nitơ:

Dựa theo mức độ có mặt các hợp chất nitơ mà ta đánh giá mức ô nhiễm
nguồn nước
- Các hợp chất của axit cacboxylic
Độ ổn đinh của nước phụ thuộc vào trạng thái cân bằng giữa các dạng
ion của axit
- pH: có ý nghĩa quan trọng trong các q trình lý hóa
- Sắt: hàm lượng sắt cao hơn 0.5g/l có mùi tanh khó chịu, làm vàng
quần áo
- Các hợp chất của axit silic: sự tồn tại phụ thuộc vào giá trị pH
- Các hợp chất clorua: > 250 mg/l có vị mặn
- Các hợp chất sunfat: > 250 m/l gây tổn hại sức khỏe con người
- Các hợp chất phosphate: do nhiễm bẩn phân rác


10

- Hợp chất florua: ở giếng nước sâu chứa 2 – 2.5 mg/l dạng CaF2 &
MgF. Thường xuyên dung nước có hàm lượng florua > 1.3 mg/l hoặc < 0.7
mg/l gây ra bệnh loại men rang
2.1.2.3. Thông số sinh học
- Vi trùng
Vi trùng trong nước gây bệnh: lỵ, thương hàn, dịch tả, bại liệt…
Việc xác định sự có mặt của vi trùng gây bệnh thường rất khó. Người ta
dựa vào sự tồn tại của E.Coli (Số con vi khuẩn coli trong 1 lít nước, chuẩn số
coli: lượng ml nước có 1 vi khuẩn coli) để xác định, do nó khả năng tồn tại
cao hơn các loài vi khuẩn khác.
2. Các loại rong tảo
Rong tảo phát triển trong nước làm nhiễm bẩn nguồn nước, làm nước
có màu xanh
Tùy vào mỗi loại nước thải của mỗi ngành cơng nghiệp có một đặc tính

riêng (sản xuất bột ngọt, sản xuất café, sản xuất bia, sản xuất đường, sản xuất
giấy, sản xuất cao su, ngành xi mạ, ngành khoáng sản, ngành dệt nhuộm, sản
xuất thép, chế biến thủy sản, ngành da giày, … ) mà có những quy định tiêu
chuẩn rõ ràng và nghiêm ngặt để đánh giá chất lượng khác nhau.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường năm 2014 (ban hành 23/06/2014).
- Luật tài nguyên nước năm 2012 (ban hành 21/06/2012).
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 26/6/2014;
- Nghị định 18/2011/NĐ - CP của Chính Phủ về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi Trường.
- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về
phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải;


11

- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thốt
nước và xử lý nước thải;
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- QCVN 08:2008 /BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- TCVN 5945 - 2005. Chất lượng nước thải công nghiệp.
- TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định
pH 5
- TCVN 6185:2008 - Chất lượng nước - Kiểm tra và xác định màu sắc

- TCVN 6001 - 2:2008 (ISO 5815 - 2:2003), Chất lượng nước - Xác
định nhu cầu oxy sinh hóa sau ngày (BODn)
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu
cầu oxy hóa học (COD).
- TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004) Chất lượng nước - Xác định
photpho.
- TCVN 6177:1996 Chất lượng nước - Xác định sắt bằng phương pháp
trắc phổ.
- Thông tư 02/2009/TT - BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường V/v Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước
thải của nguồn nước.


12

- Thông tư 08/2009/TT - BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường V/v Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu
kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Vai trò của nước đối với cơ thể
- Điều hòa nhiệt độ cơ thể:
Nhiệt độ cân bằng trong cơ thể là 37 độ C. Khi nhiệt độ mơi trường biến đổi
đột ngột, sự thích nghi của cơ thể dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, mà
nhân tố đóng vai trị quan trọng lúc này chính là nước.
Cụ thể cơ thể sẽ tốt mồ hơi khi nhiệt độ nóng lên, giữ cho da ẩm ướt,
tránh hơi nóng làm khơ da, cháy da. Cịn khi nhiệt độ giảm xuống các mạch
máu sẽ co lại, cơ thể phản ứng bằng cách run để tăng nhiệt độ bên trong giữ
ấm cho cơ thể, các cơ quan sẽ ngưng hoạt hạn chế hoạt động, dồn năng lượng
để giữ ấm.[5]
-Vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến tế bào:

Một vai trò của nước đối với cơ thể nữa là vận chuyện oxy, chất dinh dưỡng
đến nuôi tế bào. Nước khi vào cơ thể sẽ được dạ dày phân tách thành các phân
tử nhỏ hơn để dễ dàng thẩm thấu, ruột non sẽ thực hiện chức năng thẩm thấu
nước và các chất dinh dưỡng đi ni cơ thể. Trong đó nước nhận nhiệm vụ
hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng, kể cả oxy đến nuôi tế bào.[5]
- Thải độc tế bào
Nước khi đi vào cơ thể sẽ tồn tại ở dạng phân tử, dễ dàng thấm qua màng
lipid kép rồi đi đến từng tế bào, thực hiện chức năng giải độc, nước sẽ lấy đi
các chất thải độc hại ở tế bào, cung cấp oxy và khoáng chất cần thiết.
- Giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng
Việc thức ăn đưa vào cơ thể sẽ có một chuỗi phản ứng hóa học tại nhiều cơ
quan để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đầu tiên là ở dạ dày thức


13

ăn được tiêu hóa bằng enzyme, dịch tiêu hóa, các chất dinh dưỡng hay độc hại
sẽ được ruột, gan và thận xử lí rồi chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể
hoạt động khỏe mạnh. Trong suốt q trình đó, nhân tố vận chuyển, dung mơi
của phản ứng hóa học là nước vì thế vai trị của nước đối với cơ thể rất quan
trọng.[5]
- Làm trơn các khớp xương:
Như đã đề cập, nước chiếm 31% cấu tạo của xương, ngoài ra nước cịn đóng
vai trog là chất làm trơn cho các khớp xương vận hành nhịp nhàng, trơn tru,
tránh gây tổn thương cho xương.[5]
- Làm sạch phổi:
Phổi cung cấp oxy cho máu đi ni cơ thể và thải ra khí CO2, tiếp nhận
khơng khí từ mơi trường bên ngồi dễ bị lẫn bụi bẩn, vi rút, vi khuẩn, chưa kể
đến thói quen hút thuốc lá làm tổn thương phổi. Nước lúc này đóng vai trị là
chất gột rửa cho phổi khỏe mạnh, giúp thanh lọc phổi làm việc khỏe mạnh.[5]

- Cấu thành nên bộ não
Não là cơ quan thành phần nước nhiều nhất, khi cơ thể thiếu nước, não
sẽ chủ động rút nước từ các cơ quan để ni mình, báo hiệu rằng cơ thể đang
khát, thậm chí sẽ ngất xỉu nếu cơ thể không cung cấp đủ nước kịp lúc. Nước
là chất cấu thành nên tế bào não 80% là nước. Để cơ thể khỏe mạnh, đầu óc
minh mẫn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể đê não không rơi vào trạng thái
thiếu nước, sẽ rất nguy hiểm.[5]
- Chiếm 75% cấu thành nên cơ bắp
Bạn muốn phát triển cơ bắp khỏe mạnh, hãy quan tâm đến lượng nước uống
hằng ngày vì đến 75% cơ bắp là nước, các chứng mỏi cơ, rã rời không thể tiếp
tục làm việc đều do cơ bắp bị mất nước mà ra.[5]


14

- Chiếm 83% của máu
Máu vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy đi nuôi cơ thể và lấy đi các chất thải
là một vịng tuần hồn khép kín, chỉ bị ảnh hưởng khi chúng ta bị tai nạn hoặc
cơ thể thiếu nước. Đơn vị cấu thành nên máu là hồng cầu, mà thành phần
chính của hồng cầu là nước nên hồn tồn có thể nói cung cấp đủ nước máu
sẽ lưu thông hiệu quả, nhịp nhàng hơn.[5]
- Bảo vệ các cơ quan quan trọng
Có mặt trong rất nhiều hoạt động quan trọng nên nước đóng vai trị như người
bảo vệ đối với cơ thể, từ giữ ẩm cho bề mặt da, cho mắt đến thải độc từng tế
bào, bất kì cơ quan nội mơi nào cũng tìm thấy chức năng của nước, có thể
thấy vai trị của nước đối với cơ thể quan trọng như thế nào.[5]
2.3.2. Các hoạt động gây ô nhiễm nước
2.3.2.1 Nguyên nhân tự nhiên
Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng

bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lịng đất,
sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa
vào dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những
chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ
rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể
bị ơ nhiễm do hố chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân
độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ
nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ơ nhiễm hố chất. Ô nhiễm nước do các
yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mịn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng
khơng thường xun, và khơng phải là ngun nhân chính gây suy thối chất
lượng nước tồn cầu.[6]


15

2.3.2.2 Nguyên nhân nhân tạo
- Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ
các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải
trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước
thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat,
protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy
theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có
trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức
sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.[6]
- Từ các chất thải công nghiệp
Nước thảicông nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước
thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp khơng có thành
phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất cơng nghiệp cụ

thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa
lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngồi các
chất hữu cơ cịn có các kim loại nặng, sulfua,... Người ta thường sử dụng đại
lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ
gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này
được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày
đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ơ nhiễm chính
thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu
cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng). Ngồi các nguồn gây ơ nhiễm chính
như trên thì cịn có các nguồn gây ơ nhiếm nước khác như từ y tế hay từ các
hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…[6]


16

2.4. Tình hình nghiên cứu về nước thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên
thế giới
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong hoạt động sống của mình con người cần một lượng nước rất lớn,
xã hội càng phát triển, nhu cầu dùng nước càng tăng. Cư dân sống trong điều
kiện nguyên thuỷ chỉ cần 10 lít nước/người ngày đêm nhưng hiện nay tại các
đô thị nước sinh hoạt cần gấp hàng chục lần nhưvậy. Nước thải sinh hoạt dao
động trong phạm vi lớn, tuỳ thuộc vào mức sống và các thói quen của người
dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp. Ở Mỹ và Canada là nơi
nhu cầu cấp nước lớn nên lượng nước thải thường tới 200-400 l/người/ngày
(số liệu 2012). Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt hiện nay trong các đô thị của
Mỹ là 380-500 lít/người/ngày đêm, Pháp 200-500 lít/người/ngày đêm và
Singapo 250-400 lít/người/ngàyđêm…(Yangwen Jia,2007) [10]
Trong các đô thị nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, các cơng trình
cơng cộng. Đặc điểm nước thải sinh hoạt đô thị là hàm lượng các chất hữu cơ

khơng bền vững tính theo BOD5 cao, là mơi trường cho các loài vi khuẩn gây
bệnh. Trong nước thải cịn chứa nhiều ngun tố dinh dưỡng có khả năng gây
hiện tượng phì dưỡng (eutrification) trong nguồn nước. Lượng chất bẩn trong
nước thải sinh hoạt của thành phố, tính theo gam/người/ngày đêm
Trong tiêu chuẩn thốt nước đơ thị của một số nước như Bỉ, Hà Lan,
cộng hoà liên bang Đức,… lượng chất bẩn trong nước thải sinh hoạt tính cho
1 người trong một ngày đêm theo chất lơ lửng là 90g và theo BOD5 là 54 65g. Tiêu chuẩn thoát nước đô thị của Việt Nam TCVN-5172 quy định các
chỉ tiêu này là 65 đến 40g [9].
Nước thải sinh hoạt ở các vùng khác nhau cũng sẽ có thành phần khác
nhau. Ví dụ, theo một số nghiên cứu ở Israel, đối với vùng đô thị lượng amoni
là 5,18 g/người/ngày đêm, kali - 2,12 g/người/ngày đêm, P - 0,68


×