Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt, công tác quản lý, thu gom và xử lý nước trên địa bàn xã tây mỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 67 trang )

Báo cáo t

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................2
B. NỘI DUNG THỰC TẬP.....................................................................................1
I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN.............................................................3
I.1. Cơ sở pháp lý về dự án......................................................................................3
II. NỘI DUNG DỰ ÁN...........................................................................................7
C. KINH NGHIỆM ĐẠT ĐƯỢC.........................................................................54
D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................55
1. Kết luận:.............................................................................................................55

Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo

1


Báo cáo t
LỜI CẢM ƠN

Sau hơn 2 tháng thực tập tại Trung tâm Tư vấn và công nghệ môi trường, em
đã được tiếp cận với môi trường làm việc thân thiện, hòa nhã và chuyên nghiệp.
Thời gian thực tập tại đây đã mang lại cho em nhiều hiểu biết về kiến thức chuyên
ngành, có cơ hội tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại và cách thức làm việc khoa
học, hợp lý. Đặc thù công việc đa dạng đã cho em cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin
mới mẻ và rất hữu ích đối với định hướng nghề nghiệp của em sau này khi ra
trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Công nghệ môi trường, đặc
biệt là sự quan tâm giúp đỡ của ThS. Ngô Minh Công - Phó trưởng phòng đã trực
tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này.
Em cũng xin gửi lời cám ơn tới tập thể giảng viên khoa Môi trường đã truyền


thụ cho em những kiến thức quý báu cần thiết để em phần nào không còn bỡ ngỡ khi
tiếp xúc với công việc thực tế.

Báo cáo này được thực hiện trên cơ sở những kinh nghiệm cá nhân học tập,
thu nhận được trong quá tình thực tập nên có thể còn nhiều điều chưa hoàn thiện,
em rất mong nhận được những góp ý chân thành và sâu sắc từ phía thầy cô để bản
thân nó trở thành một tài liệu hữu ích phục vụ nhu cầu học tập.

Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên

Nguyễn Phương Thảo

Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo

2


Báo cáo t
A. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.

Giới thiệu Trung tâm tư vấn và công nghệ môi trường
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của Chính phủ về

việc qui định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường được thành lập trên cơ sở hợp nhất
từ Vụ Môi trường, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường và Cục bảo vệ
môi trường. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi

trường được qui định trong Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của
Thủ tướng Chính phủ.
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường là đơn vị trực thuộc Tổng cục
Môi trường, được thành lập theo Quyết định số 2465 ngày 26/11/2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường và được qui định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức theo Quyết định số 953/QĐ-TCMT ngày 18/8/2009 của Tổng cục môi
trường. Nhân sự của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường được xây dựng
trên cơ sở Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Chuyển giao công nghệ môi trường.
Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Chuyển giao công nghệ môi trường bắt đầu
hoạt động từ năm 2004 theo Quyết định số 735/QĐ-BVMT ngày 31/8/2004 của
Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường, ban đầu là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Bảo
vệ môi trường có chức năng giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và
triển khai, tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ môi trường. Đến năm 2006,
theo Quyết định số 276/QĐ-BVMT ngày 14 tháng 3 năm 2006 của Cục trưởng
Cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Chuyển giao công nghệ
môi trường chuyển sang là đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí
hoạt động thường xuyên trực thuộc Cục Bảo vệ môi trường.
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường là Trung tâm có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản hạn mức kinh phí và tiền gửi tại kho
bạc nhà nước, tài khoản ngân hàng theo quy định hiện hành.
Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo

3


Báo cáo t
Với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động; đầy nhiệt huyết; có năng lực,
trình độ chuyên môn cao; luôn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
công việc và giàu kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Trung

tâm đã thực hiện tốt và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ cấp trên giao. Bên cạnh đó
Trung tâm luôn chủ động khai thác và triển khai các dự án dịch vụ môi trường
đảm bảo đạt chất lượng cao và được sự hài lòng của chủ đầu tư, góp phần không
nhỏ cho sự nghiệp Bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ
công nhân viên.
Cùng với sự chỉ đạo và quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Tổng cục Môi
trường, Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường có đầy đủ điều kiện để đảm
bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường./.
1. Tư cách pháp nhân và lĩnh vực hoạt động
Tên chính thức

:

Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường

Địa chỉ

:

Số 556 – Nguyễn Văn Cừ – Long Biên – Hà Nội

Giám đốc:

Tiến sỹ Nguyễn Đức Toàn

Phó Giám đốc

:

Mai Văn Bình


Điện thoại

: 04. 38727 438

Fax

: 04. 38727 441

Email

: ;

Tài khoản

: 0021000971843 tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội

Website

:

/>
Các lĩnh vực hoạt động:
- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn phục vụ
xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình
mục tiêu quốc gia, quy hoạch, kế hoạch quốc gia về môi trường theo sự phân công
của Tổng cục trưởng.
Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo


4


Báo cáo t
- Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường, đánh giá tác động môi
trường tổng hợp, dự báo diễn biến môi trường liên vùng toàn quốc; đánh giá tác
động biến đổi khí hậu; điều tra, thống kê, đánh giá chất thải, tình hình ô nhiễm,
suy thoái và sự cố môi trường; các dự án về an toàn sinh học.
- Xây dựng và thực hiện các đề án, dự án: phân loại, thu gom, vận chuyển, xử
lý, giảm thiểu, tái chế, chôn lấp chất thải quy mô liên tỉnh hoặc các mô hình thí
điểm cấp quốc gia; xử lý chất thải cho các cơ sở công ích; các đề án, dự án, nhiệm
vụ về bảo vệ, khắc phục, cải tạo cảnh quan môi trường lưu vực sông liên tỉnh,
vùng ven biển bị ô nhiễm, suy thoái môi trường.
- Nghiên cứu, điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng, diễn biến tác động của ô
nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng; xây dựng báo cáo quốc gia về sức
khỏe môi trường; xây dựng và cập nhật hồ sơ sức khỏe môi trường quốc gia.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ
trong lĩnh vực môi trường; xây dựng và tổ chức triển khai các dự án trọng điểm
ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ môi trường; nghiên cứu và xây dựng mô
hình sản xuất và tiêu thụ bền vững, sản xuất sạch hơn, triển khai nhân rộng các mô
hình.
- Nghiên cứu, xây dựng, chuyển giao kỹ năng, nghiệp vụ, kỹ thuật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường; các phương pháp, công cụ phân tích, lượng giá kinh tế
môi trường;
- Tham gia nghiên cứu tác động tới môi trường xung quanh của các hoạt
động khai thác tài nguyên, đề xuất các biện pháp quản lý phòng ngừa nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
- Tham gia thẩm định và đánh giá công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, các
thiết bị, công trình xử lý chất thải trước khi đi vào hoạt động.
- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về môi trường

theo phân công của Tổng cục trưởng.
Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo

5


Báo cáo t
- Tổ chức các hội chợ, triển lãm công nghệ môi trường.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công về môi trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn môi trường: lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường; quan trắc
giám sát môi trường; lập quy hoạch bảo vệ môi trường; lập hồ sơ đăng ký hành
nghề thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại; lập hồ sơ đăng ký,
chứng nhận cơ sở và sản phẩm thân thiện môi trường; tư vấn xây dựng ISO
14000, sản xuất sạch hơn; khảo sát lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư; thiết kế kỹ
thuật và dự toán các công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường; thi công, giám
sát thi công, lắp đặt thiết bị các công trình cấp thoát nước và xử lý môi trường; tổ
chức các dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực môi trường.
- Hỗ trợ về kỹ thuật và chuyên môn cho các đơn vị quản lý trực thuộc Tổng
cục qua hình thức cử chuyên gia tư vấn và các bộ tham gia các nhiệm vụ công tác
của Tổng cục.
- Quản lý tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động, tài sản, tài chính thuộc Trung
tâm theo phân cấp của Tổng cục.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
2. Cơ cấu tổ chức Trung tâm
a. Cơ cấu tổ chức
- Giám đốc Trung tâm lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của Trung tâm
theo chức năng và nhiệm vụ được giao và theo phân công của Tổng cục trưởng;
chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ tổ chức và

hoạt động của Trung tâm; xây dựng và ban hành quy chế làm việc, quy định chức
năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Trung tâm.

Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo

6


Báo cáo t
- Phó Giám đốc Trung tâm là người giúp việc Giám đốc Trung tâm, được
Giám đốc giao phụ trách từng lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về lĩnh vực công tác được phân công.
- Bộ máy giúp việc của Giám đốc Trung tâm bao gồm:
• Phòng Hành chính tổng hợp;
• Phòng Xử lý ô nhiễm và Cải thiện môi trường;
• Phòng Công nghệ môi trường;
• Phòng Sức khoẻ môi trường;
• Phòng Dịch vụ môi trường;
• Chi nhánh Khu vực phía Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường tại Thành phố Hồ
Chí Minh là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên
trực thuộc Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường, có con dấu riêng, được
mở tài khoản gửi tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của Pháp
luật.
b. Chức năng từng phòng ban
Phòng Hành chính tổng hợp là đơn vị trực thuộc trung tâm, có chức năng
giúp Giám đốc tổng hợp, điều phối các hoạt động của trung tâm; thực hiện công
tác Kế hoạch - tổng hợp; thi đua khen thưởng; lao động tiền lương; chế độ chính
sách đối với người lao động; kế toán tài vụ; hành chính quản trị

Phòng Xử lý ô nhiễm và Cải thiện môi trường là đơn vị trực thuộc trung
tâm, có chức năng thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc giao; giúp Giám đốc đề xuất
và thực hiện các nhiệm vụ về xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo

7


Báo cáo t
Phòng Công nghệ môi trường là đơn vị trực thuộc trung tâm, có chức
năng giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ: nghiên cứu, triển khai và chuyển
giao công nghệ môi trường và phụ trách phòng thực nghiệm môi trường
Phòng Sức khoẻ môi trường là đơn vị trực thuộc trung tâm, có chức năng
giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, tư vấn: khoa học kỹ
thuật phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ môi trường, ảnh hưởng của môi trường đến
cộng đồng; chuyển giao các kỹ năng, nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường
Phòng Dịch vụ môi trường là đơn vị trực thuộc trung tâm, có chức năng
giúp Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ, dịch vụ về môi trường theo quy định của
pháp luật.
Chi nhánh Khu vực phía Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh là đơn
vị trực thuộc trung tâm bao gồm các phòng ban: phòng nghiên cứu khoa học,
phòng công nghệ môi trường, phòng tư vấn dịch vụ, phòng hành chính tổng hợp.
3. Cơ sở vật chất của Trung tâm
Trung tâm có 02 phòng thí nghiệm đạt tiểu chuẩn: 01 Phòng tại TP HCM và
01 Phòng tại Hà Nội.
 Hệ thống Phòng thí nghiệm tại Hà Nội thuộc Dự án đầu tư “Tăng cường
năng lực cho Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường” với đội ngũ kỹ
sư, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm được đào tạo chính quy và có nhiều kinh

nghiệm với các trang thiết bị chuyên môn, thiết bị làm việc đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao, phục vụ công tác bảo vệ môi trường.
- Phòng Thí nghiệm Môi trường được trang bị máy móc phân tích, thí
nghiệm hiện đại như:
+ Thiết bị pilot xử lý môi trường: hệ pilot đa năng xử lý nước thải bằng
các phương pháp hóa lý, hệ thống pilot UASB xử lý nước thải, hệ thống pilot
Aeroten xử lý nước thải, hệ thống pilot lọc sinh học xử lý nước thải...

Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo

8


Báo cáo t
+ Thiết bị quan trắc môi trường:
- Các máy đo nhanh chất lượng nước: Máy đo đa chỉ tiêu (8 chỉ tiêu: pH,
nhiệt độ, DO, độ muối, TDS, độ dẫn, Turb, Gra), Model WQC 24 (Toa/Nhật
Bản); Máy đo pH cầm tay, Model HM – 30P (Toa/Nhật Bản); Máy đo DO cầm
tay, Model DO – 301 (Toa/Nhật Bản); Máy đo độ dẫn (SensoDirectCon200); Máy
đo Tổng chất rắn hòa tan (TDS), độ dẫn, độ muối để bàn (EC71) của hãng Hach/
Mỹ.
- Máy đo lưu tốc (Flowactch), hãng Ntech – Mỹ.
- Máy đo lưu tốc dòng chảy kênh hở (FP111) của hãng Global Water/ Mỹ.
- Máy đo lưu lượng nước trong đường ống kín (ALSONIC-HL) của hãng
Smart measurement / Mỹ.
- Thiết bị lấy mẫu nước tầng loại ngang (1120 – G45) của hãng Wildco/
Mỹ.
- Thiết bị lẫy mẫu nước đứng (1120 – C42) của hãng Wildco/ Mỹ.
- Thiết bị lấy mẫu đất theo độ sâu

- Thiết bị lấy mẫu trầm tích (196 – F62) của hãng Wildco/ Mỹ.
+ Thiết bị phân tích cơ bản:
- Hệ thống phân tích đạm bằng phương pháp kjeldahl (bộ cất Kjeldahl)
- Máy xác định cacbon trong nước (TOC)
- Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
- Sắc ký ion (IC)
- Hệ thống sắc ký khí khối phổ GC-MS
- Quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS)
- Hồng ngoại chuyển hoá Furier FT-IR
- Quang phổ kế UV/vis
- Điện di mao quản
- Lò phá mẫu vi sóng
- Thiết bị phân tích thuỷ ngân

Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo

9


Báo cáo t
- Thiết bị phân tích thành phần 5 nguyên tố C, H, O, N, S
- Nồi hấp thanh trùng
- Buồng cấy vô khuẩn NUAIRE /Mỹ
- Tủ sấy
- Tủ sấy chân không
- Tủ lạnh bảo quản mẫu
+ Thiết bị thí nghiệm vi sinh: tủ lạnh bảo quản mẫu lạnh sâu kiểu đứng, tủ
ấm nuôi cấy vi sinh, nồi hấp tiệt trùng, tủ cấy an toàn sinh học, bộ dụng cụ để
phân tích vi sinh...

+ Thiết bị làm việc phụ trợ: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy
chiếu projector, máy scan, máy in đen trắng A4, máy ảnh kỹ thuật số, màn chiếu
treo tường, màn chiếu 3 chân, màn chiếu điện, bàn làm việc, ghế làm việc...
 Hệ thống Phòng thí nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh:
- Đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Phân viện được đào tạo chính quy và
có nhiều kinh nghiệm với các máy móc, thiết bị chuyên dùng, đã và đang chủ trì
thực hiện nhiều hợp đồng đo đạc khảo sát KTTV & MT, phân tích hóa nghiệm,
đánh giá tác động môi trường trong khu vực.
- Phòng thí nghiệm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 17025/2005 được văn phòng chất lượng BoA của Việt Nam công nhận và cấp
chứng chỉ VILAS năm 2007.
- Phòng Thí nghiệm Môi trường của Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh
được trang bị máy móc phân tích, thí nghiệm hiện đại như:
+ Thiết bị đo đạc, khảo sát ở hiện trường: Máy ADP, Máy GPS, Máy tự
ghi 730W, Máy tự ghi 2D-ACM, AT-G7, DT-106, Máy SK110, CTD 606, Máy
X55A, OBS-3A.
+ Các thiết bị đo môi trường ở hiện trường: Máy đo pH xách tay pH320,
máy đo độ dẫn điện và độ mặn, máy đo Cond/TDS/Sal hiện trường, Máy đo DO
Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo

10


Báo cáo t
YSI 5000, thiết bị lấy mẫu không khí Handy Sampler, máy đo tiếng ồn, máy đo
bụi, máy lấy mẫu bụi tổng và PM10.
+ Một số thiết bị phân tích chính ở Phòng Thí Nghiệm: Máy quang phổ
hấp thu nguyên tử Atomic Absorption Spectrometer-AAS, máy sắc ký Ion Ion
Chromatography IC, máy quang phổ tử ngoại khả kiến Ultra Violet Spectrometer

– UV1601PC, cân phân tích, cân kỹ thuật, máy đo pH, thiết bị phá mẫu COD, tủ
ổn nhiệt BOD, máy đo DO YSI 5000, máy đo độ đục Lovibon, tủ sấy, máy ly tâm
lạnh, máy ly tâm nhiệt độ phòng, máy lắc, tủ lưu mẫu, bơm hút chân không,…

Người hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Công
Sinh viên: Nguyễn Phương Thảo

11


Báo cá
B. NỘI DUNG THỰC TẬP
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt, ký hiệu Diễn giải
BC

Báo cáo

BHT

Bùn hoạt tính

BTC

Bộ Tài chính

BTN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

KCN

Khu công nghiệp

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

CNMT

Công nghệ môi trường

CP

Chính phủ

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

KHTC


Kế hoạch Tài chính

KHTN

Khoa học Tự nhiên

KT-XH

Kinh tế - xã hội

LVS

Lưu vực song

NC

Nghiên cứu



Nghị định

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NQ

Nghị quyết


NS&VSMT

Nước sạch và Vệ sinh môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

SBR

Sequencing batch reactor

SP

Sản phẩm

TCMT

Tổng cục Môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP


Thành phố

TTLT

Thông tư liên tịch

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân
1


Báo cá

2


Báo cá
I. THÔNG TIN KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN
I.1. Cơ sở pháp lý về dự án
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa 11, kỳ
họp thứ 8, thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Quyết định số 1216/2012/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định 57/2008/QĐ-TTg ngày 29 ngày 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến
năm 2020;
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050;
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất
thải rắn
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính Phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BTNMT-BTC ngày 29/4/2008 của liên Bộ
Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính Hướng dẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi
trường thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 03 năm 2010
của liên Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí
sự nghiệp môi trường;
- Quyết định số 1029/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 05 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chế quản lý các đề án, dự án, nhiệm
vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Quyết định số 1232/QĐ-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt danh mục dự án, nhiệm vụ chuyên môn
dự kiến mở mới năm 2013;
- Quyết định số 945/QĐ-TCMT ngày 17 tháng 8 năm 2009 của Tổng cục Môi
trường về việc ban hành quy chế lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý và thực hiện các
dự án, nhiệm vụ thuộc nguồn vốn sự nghiệp môi trường và sự nghiệp kinh tế;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.

I.2. Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của dự án
I.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng mô hình xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường cho khu dân cư đô thị

thuộc LVS Nhuệ - Đáy nhằm thực hiện Quyết định Quyết định 57/2008/QĐ-TTg ngày
29 ngày 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi
trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020;
3


Báo cá
I.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng mô hình hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt thí điểm cho
cụm dân cư thôn Phú Hà và thôn Phú Thứ, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

I.3. Phạm vi thực hiện dự án
I.3.1. Phạm vi của dự án
- Phạm vi đối tượng: Dự án tập trung xử lý nước thải sinh hoạt cho các cụm dân
cư đô thị thuộc LVS Nhuệ - Đáy nhằm khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
- Phạm vi triển khai: Dự án được thực hiện cho các cụm dân cư đô thị thuộc LVS
Nhuệ - Đáy, áp dụng thí điểm tại cụm dân cư Phú Thứ - Phú Hà, xã Tây Mỗ, huyện Từ
Liêm, Hà Nội.
- Phạm vi về quy mô công suất:
+ Nạo vét và kè lại tuyến mương thu gom nước thải dài 300m, rộng 2m, sâu
1,25m.
+ Công suất xử lý nước thải của dự án là 400m3/ngày đêm;

- Phạm vi nhân rộng mô hình: Sau khi triển khai thành công cụm dân cư
Phú Hà – Phú Thứ sẽ đánh giá hiệu quả của dự án và đề xuất nhân rộng ra các
khu vực khác thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy.
I.3.2. Địa điểm triển khai của dự án
Địa điểm triển khai dự án thuộc Phú Hà, thôn Phú Thứ, xã Tây Mỗ, huyện Từ
Liêm, Hà Nội. Thôn Phú Thứ có toạ độ: 21°0’10’’N 105°45’05’’E. Vị trí lắp đặt hệ
thống xử lý dự kiến cuối tổ dân phố Phú Hà – Phú Thứ, bên cạnh tuyến mương thoát

nước (miêu tả cụ thể trong Hình 1).

4


Báo cá
Hình 1: Vị trí khu vực triển khai dự án
Các căn cứ để lựa chọn địa điểm thực hiện dự án:
- Dựa vào quy hoạch của thoát nước của thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050:
Đối với thoát nước thải, phạm vi gồm khu đô thị trung tâm Hà Nội và các đô thị
vệ tinh tương đương cấp đô thị loại III. Tổng diện tích lưu vực thoát nước được quy
hoạch là 653,93 km2 bảo đảm phục vụ thoát nước cho 7,3-7,9 triệu người vào năm
2020, cho 9,0-9,2 triệu người vào năm 2030 và cho 10,8 triệu người vào năm 2050.
Bản Quy hoạch thoát cho Hà Nội xác định rõ 3 vùng cần thoát nước là khu trung
tâm, các đô thị vệ tinh và khu vực ven đô. Hiện hầu hết các khu vực của Hà Nội tiêu
thoát nước ra bên ngoài phụ thuộc vào hướng thoát nước của hệ thống thủy lợi (riêng
khu vực nội thành có hệ thống thoát nước đô thị). Nhiều khu vực trước đây là nước tự
chảy. Tuy nhiên, đến nay khả năng này bị hạn chế rất nhiều do các sông Tích, Đáy,
Nhuệ... không còn bảo đảm được khả năng thoát nước.
Quy hoạch thoát nước cũng đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống thu gom và xử
lý nước thải. Cụ thể tại khu vực đô thị trung tâm, vùng đô thị lõi (thuộc lưu vực sông
Tô Lịch) về cơ bản vẫn giữ nguyên như đã điều chỉnh quy hoạch từ năm 2010, đồng
thời tập trung xây dựng Trạm xử lý hồ Bảy Mẫu công suất 13.300 m 3/ngày và Trạm xử
lý Công viên Yên Sở công suất 200.000 m 3/ngày. Khu vực đô thị từ vành đai 2 đến
sông Nhuệ và một phần đô thị lõi (thuộc lưu vực Tô Lịch và Tả Nhuệ) tập trung thực
hiện các dự án Trạm xử lý Yên Xá, Trạm xử lý Phú Đô. Khu vực Phú Thượng xây
dựng Trạm xử lý Phú Thượng (10.000 m 3/ngày). Khu vực từ sông Nhuệ đến vành đai
4 đầu tư Trạm xử lý Tân Hội (41.600-62.700 m 3/ngày), trạm xử lý Đức Thượng
(29.000-46.000 m3/ngày).

Từ quy hoạch cho thấy hầu hết các trạm xử lý đều tập trung xử lý nước thải sinh
hoạt cho các cụm dân cư thuộc LVS Nhuệ - Đáy và đều tập trung phía thượng lưu
sông Nhuệ (phía trên cụm dân cư Phú Thứ - Phú Hà, xã Tây Mỗ) vì vậy dự án này
hoàn toàn không nằm trong quy hoạch thoát nước của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên
vẫn đảm bảo xử lý nước thải cho cụm dân cư khu vực ven đô, giảm tải lượng chất ô
nhiễm cho sông Nhuệ.
- Qua khảo sát các khu dân cư đô thị (ven đô) nhận thấy rằng thôn Phú Thứ và thôn
Phú Hà, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội có nhiều yếu tố phù hợp với tiêu chí
được đề ra như: Khu dân cư đô thị thuộc khu vực ven đô nằm trong LVS Nhuệ - Đáy,
không nằm trong quy hoạch của thành phố Hà Nội, dân số phù hợp để triển khai 1 dự
án thí điểm. Mặt khác thôn Phú Thứ, Phú Hà là một trong những làng văn hóa cấp
thành phố nên vấn đề môi trường cũng rất được quan tâm. Hệ thống đường giao thông
trong thôn đã được bê tông hóa. Hệ thống thoát nước thải cũng khá hoàn chỉnh. Vị trí
dự kiến đặt trạm xử lý cũng rất thuận lợi về giao thông, điện, nước và đặc biệt là được
sự ủng hộ của UBND xã Tây Mỗ cũng như người dân địa phương.

5


Báo cá
I.4. Tóm tắt nội dung và các hoạt động chủ yếu của dự án
Các nội dung hoạt động chính của dự án:
- Tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường khu
vực dự án phục vụ cho việc thiết kế và xây dựng mô hình;
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt, công tác quản lý, thu gom
và xử lý nước trên địa bàn xã Tây Mỗ nói chung và tại thôn Phú Thứ - Phú Hà nói
riêng;
- Khảo sát địa hình, địa chất công trình phục vụ thiết kế công trình;
- Thiết kế chi tiết hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại Phú Hà – Phú
Thứ, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội, công suất 400 m3/ngày;

- Lập cam kết bảo vệ môi trường cho dự án;
- Thi công xây dựng và lắp đặt hệ thống thu gom, hệ thống xử lý nước thải cụm
dân cư Phú Hà – Phú Thứ, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội tại tổ dân phố Phú Hà
trên diện tích 120 m2;
- Vận hành, hiệu chỉnh và bảo dưỡng công trình;
- Chuyển giao công nghệ cho địa phương;
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc
bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường LVS Nhuệ - Đáy nói riêng ;
- Tổ chức đánh giá kết quả đạt được và đề xuất khả năng nhân rộng mô hình cho
các khu dân cư đô thị khác;
- Tổng kết nghiệm thu dự án.

I.5. Thời gian thực hiện dự án
Dự án được thực hiện trong 02 năm, từ tháng 06 năm 2013 đến tháng 12 năm
2014.

I.6. Tổng dự toán kinh phí thực hiện dự án
I.6.1. Tổng kinh phí
Kinh phí phí thực hiện dự án: 9.102.000.000 đồng (Bằng chữ: Chín tỷ, một trăm
linh hai triệu đồng chẵn./.).
I.6.2. Dự toán chi tiết
(Xem chi tiết tại Phụ lục 2).

I.7. Nguồn vốn thực hiện dự án
Ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp môi trường - Loại 280 - khoản 281 (Sự
nghiệp môi trường).

I.8. Đơn vị chủ trì dự án, đơn vị phối hợp, chủ nhiệm dự án
Đơn vị chủ trì dự án:
Tổng cục Môi trường

Đơn vị thực hiện:
6


Báo cá
Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường
Địa chỉ: số 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 043 8727438 (extra 21)

Fax: 043 8727441

Chủ trì dự án:
ThS. Ngô Minh Công – Phòng Công nghệ môi trường – Trung tâm Tư vấn và
Công nghệ môi trường;
Cơ quan phối hợp thực hiện:
- Cục Kiểm soát ô nhiễm – Tổng cục Môi trường;
- Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường – Tổng cục Môi trường;
- Cục Quản lý tài nguyên nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội;
- Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội;
- Ủy ban nhân dân huyện Từ Liêm;
- Ủy ban nhân dân xã Tây Mỗ.
II. NỘI DUNG DỰ ÁN

II.1. Sự cần thiết phải có dự án
II.1.1. Hiện trạng tư liệu thông tin liên quan đến dự án
II.1.1.1. Một số các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
hiện nay
1/. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
a) Sơ đồ công nghệ

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo công nghệ được thể hiện trong hình 2.
Nước thải
Song chắn rác
Bể lắng cát

Cào cát

Chất keo tụ
Bể trộn chất keo tụ
Bể lắng
Chất khử trùng
Bể khử trùng
7 nước
Hệ thống thoát

Bể nén bùn
(Giấy vụn, bao
bì, thức ăn thừa,
trái cây, lá
cây,..)
n


Báo cá

Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý

b) Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý
Nước thải được thu gom theo hệ thống ống thu gom chảy vào các hố thu gom
nước thải. Trước khi chảy vào hố thu, nước thải chảy qua lưới chắn rác để tách các cặn

rác có kích thước lớn (nylon, giấy, lá cây…) có lẫn trong dòng nước thải. Sau đó, nước
thải được đưa vào bể lắng cát để lắng sơ bộ hạt cặn có kích thước lớn.
Từ bể lắng cát, nước thải được dẫn vào bể phản ứng, tại đây có định lượng hoá
chất keo tụ và diễn ra phản ứng đông keo tụ nước thải. Các chất bẩn không tan liên kết
với hạt keo và liên kết với nhau tạo thành hạt cặn có kích thước lớn và dễ lắng.
Sau đó nước thải chảy vào một bể lắng thứ cấp. Tại đây các hạt cặn được lắng
xuống đáy bể lắng. Phần nước trong được dẫn vào máng trộn hoá chất khử trùng.
Nước đã qua xử lý được thải vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Nước sau xử lý bằng công nghệ này chỉ đảm bảo các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh,
không đảm bảo xử lý triệt để các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, do đó nước thải
ra không thể đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép.
c) Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Công nghệ đơn giản, dễ vận hành.
+ Chi phí đầu tư ban đầu thấp.
+ Chi phí vận hành ít tốn kém.
- Nhược điểm:
+ Không xử lý triệt để các nhân tố ô nhiễm trong nước thải, đặc biệt là chất hữu
cơ, kim loại nặng.
+ Nước thải ra không đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép.
2/. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học kết hợp sinh học hiếu
khí bằng hệ thống Aerotank
a) Sơ đồ công nghệ
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải theo công nghệ được thể hiện trên hình 3.
b) Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý
Nước thải phát sinh được thu gom theo hệ thống ống thu gom về các hố thu gom
nước thải. Trước khi vào hố thu, nước thải chảy qua lưới chắn rác để tách các cặn rác
có kích thước lớn (nylon, giấy, lá cây…) có lẫn trong dòng nước thải trước khi vào hệ
thống xử lý.
Sau đó nước thải được đưa vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng kết hợp lắng sơ

8


Báo cá
bộ. Tại bể điều hoà có lắp đặt hệ thống làm thoáng sơ bộ để khuấy trộn nước thải
(tránh tạo điều kiện kị khí gây mùi thối) đồng thời để ô xy hoá một phần các chất hữu
cơ trong nước thải.
Từ bể điều hoà nước thải được điều chỉnh pH tối ưu và được dẫn sang bể xử lý
sinh học Aerotank. Tại bể Aerotank được sục khí cưỡng bức để xảy ra quá trình khử
BOD - chuyển hoá các chất hữu cơ ô nhiễm thành những đơn chất vô hại là nước và
khí Cabonic, đồng thời chuyển hoá NH4+ thành NO3- và sau đó là lớp Nitơ tự do và
sinh khối của vi sinh vật. Sau bể Aerotank, nước thải được đưa vào bể lắng thứ cấp.
Tại bể lắng thứ cấp, bùn sinh học lắng xuống đáy bể, một phần bùn được tuần hoàn về
bể Aerotank để tận dụng nguồn vi sinh vật và chất dinh dưỡng trong nước. Phần nước
trong được dẫn vào máng trộn hoá chất khử trùng.
Bùn dư tại bể lắng được dẫn về bể nén bùn, định kỳ bơm hút.
Sau khi qua bể khử trùng, nước thải được thải vào hệ thống thoát nước chung của
khu vực.
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học kết hợp sinh học hiếu khí bằng hệ
thống Aeroten có thể đạt hiệu quả xử lý trên 90%.
Nước thải
Song chắn rác
Nước tách bùn

Không khí
Bể điều hoà
Điều chỉnh pH
Không khí

Chất khử trùng


Bùn tuần hoàn
Bể Aerotank

Bể lắng

Bể nén bùn

Bể khử trùng
Hệ thống thoát nước
Hình 3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học kết hợp sinh
học hiếu khí bằng hệ thống Aerotank
c) Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Hiệu quả xử lý tương đối cao (trên 90%).
9


Báo cá
+ Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi
- Nhược điểm:
+ Khối lượng xây dựng công trình lớn, tốn nhiều diện tích.
+ Khi vận hành sinh nhiều bùn, gây mùi hôi thối.
+ Chi phí vận hành cao.
3/. Công nghệ xử lý sinh học kết hợp lọc màng (MBR)
a) Sơ đồ công nghệ
Công nghệ xử lý sinh học kết hợp lọc màng (Membrane Bioreactor-MBR) là
công nghệ tiên tiến và đã được áp dụng trong việc xử lý nước thải sinh hoạt tại các
nước phát triển. MBR có thể ứng dụng với cả bể hiếu khí và kỵ khí. Chúng cho hiệu
quả rất cao trong việc khử các chất hữu cơ, vô cơ phức tạp...cũng như các vi sinh vật

gây bệnh. Sau các quá trình xử lý sinh học (yếm khí - thiếu khí - hiếu khí) nước thải
được đưa vào bể sinh học có sử dụng màng lọc MBR. Tại đây nước thải sẽ được thấm
xuyên qua vách màng vào ống mao dẫn nhờ những lỗ cực nhỏ từ 0,01 - 0,2 μm. Màng
chỉ cho các phân tử nước đi qua, còn các chất hữu cơ, vô cơ...sẽ được giữ lại trên bề
mặt của màng. Nước sạch sẽ theo ống ra ngoài bể chứa nhờ bơm hút (theo kiểu gián
đoạn: cứ 10 phút chạy thì 1-2 phút ngừng, tuỳ theo hiệu chỉnh).

Dòng vào

Sàng

Bơm cấp

Màng

Bể
chứa

Khử nitrat

Dòng ra

Bơm lọc

Bơm
tuần hoàn

Phân tán khí
mịn
Phân tán khí

thô

Bùn dư

Hình 4: Sơ đồ nguyên lí của hệ MBR có xử lí N
b) Thuyết minh công nghệ
Nước thải được đưa vào thiết bị xử lý và đi qua các công đoạn sau:
Trước khi vào hệ thống nước được đưa qua song chắn rác thô nhằm giữ lại các
rác có kích thước lớn như: Bao ni lông, nhánh cây, vỏ nắp chai, tóc và các vật chất
khác có kích thước lớn hơn 1,5mm. Nước sau khi tách rác được đưa vào bể tách dầu
10


Báo cá
mỡ nhằm loại bỏ dầu để giảm hàm lượng dầu xuống dưới 3mg/l cho dầu khoáng và 50
mg/l cho dầu mỡ động thực vật. Nước thải sau tách dầu tiếp tục đi vào bể Anoxic:
- Bể thiếu khí (Anoxic): phân huỷ hợp chất hữu cơ và đề Nitrat hoá (khử Nitrat)
trong điều kiện thiếu khí.
- Bể hiếu khí (Oxic): diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ và quá trình
Nitrat hoá trong điều kiện cấp khí nhân tạo.
Quá trình nitrate hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất chứa nitơ, đầu tiên là
ammonia thành nitrite sau đó oxy hóa nitrite thành nitrate. Quá trình nitrate hóa
ammonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas
và Nitrobacter
Bước 1 :Ammonium được chuyển thành nitrite được thực hiện bởi Nitrosomonas:
NH4+ + 1.5 O2 → NO2- + 2 H+ + H2O

(1)

Bước 2 : Nitrite được chuyển thành nitrate được thực hiện bởi loài Nitrobacter:

NO2- +0.5 O2 → NO3-

(2)

Trong bể anoxic, quá trình khử nitrat sẽ diễn ra theo phản ứng (3)
6 NO3- + 5 CH3OH → 5 CO2 + 3 N2 + 7 H2O + 6 OH-

(3)

Sau khi đi từ bể thiếu khí sang bể hiếu khí, nước thải sẽ được khử loại bỏ chất
hữu cơ, Nitơ và Phốtpho theo các quá trình nêu trên. Tại bể thiếu khí có lắp đặt cánh
khuấy để tạo ra sự xáo trộn trong bể giúp bọt khí N 2 (từ quá trình khử Nitrat) dễ dàng
thoát lên khỏi mặt nước.
Giai đoạn tiếp theo, nước thải được đưa vào bể lọc màng. Màng lọc được lắp đặt
thành module với kích thước lỗ lọc là 0,2 – 0,5 µm. Tại bể lọc màng diễn ra quá trình
phân tách giữa nước sạch và hỗn hợp bùn hoạt tính, các chất rắn lơ lững và vi khuẩn
gây bệnh. Phần nước sạch bên trong lõi di chuyển đến các ống dẫn để được bơm hút
qua bể chứa nước sạch sau xử lý. Cuối cùng sẽ được xả thải ra mạng lưới thoát nước
của khu vực.
Trong bể lọc màng có bố trí hệ thống sục khí đặt dưới đáy bể để tạo ra sự xáo
trộn, tách rời lớp bông bùn bám trên sợi lọc và tránh làm tắc nghẽn màng. Mặc dù quá
trình màng hoạt động theo chế độ lọc gián đoạn và được sục khí liên tục, bề mặt màng
sẽ bị bám bẩn bởi bùn hoạt tính hoặc chất rắn lơ lửng sau một thời gian hoạt động nhất
định. Khi bị bám bấn, áp lực qua màng sẽ tăng lên, dẫn đến lưu lượng nước xử lý giảm
nếu áp suất lọc vẫn duy trì không đổi. Để khôi phục hiệu suất xử lý cần thực hiện rửa
ngược màng. Nước sạch hoặc nước sau xử lý sẽ được bơm ngược lại module màng,
khi đi qua sợi lọc, nước sẽ đi từ trong ra ngoài và đẩy các vật liệu bám trên bề mặt
màng. Cường độ rửa là cường độ cao 40 lít/m 2/h trong vòng 3 phút. Thông thường các
sợi lọc sau khoảng thời gian vận hành từ 1 - 2 tuần, sẽ được rửa ngược bằng nước
sạch. Ngoài ra, hàng năm sẽ tiến hành rửa màng lọc bằng dung dịch hoá chất NaOCl

một lần.
Hỗn hợp bùn và nước trong bể lọc màng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể thiếu
khí (anoxic) để thực hiện quá trình khử nitrat.

11


Báo cá
Bùn dư từ bể sinh học hiếu khí và bể lọc màng sẽ được đưa về bể tự hoại để tiếp
tục phân hủy và giảm thể tích bùn cũng như hoạt tính của nó. Bùn sau phân hủy sẽ
đảm bảo không gây mùi và không chứa các vi khuẩn gây bênh. Bùn được hút định kì
bằng đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
c) Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Không cần xây dựng bể lắng, bể chứa bùn, vv…
+ Tốc độ xử lý lớn, hiệu quả xử lý ổn định do không cần có các công đoạn tái
sinh bùn, tuần hoàn bùn hoạt tính.
+ Bùn dư sinh ra ít, không cần thiết phải tuần hoàn bùn để duy trì nồng độ vi
sinh vật.
+ Khối tích xây dựng nhỏ.
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư lớn;
+ Chi phí vận hành cao;
+ Màng lọc định kỳ phải bảo dưỡng và thay thế.
+ Yêu cầu chất lượng nước đầu vào chặt chẽ.
4/. Công nghệ xử lý nước thải bằng công nghệ AAO (yếm khí/Thiếu khí/Hiếu khí)
a) Sơ đồ công nghệ
Thiết bị hợp khối chìm loại đúc sẵn của Nhật Bản theo công nghệ AAO là công
nghệ mới với hiệu quả xử lý sinh học đạt hiệu quả cao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
nước thải. Hiện nay, công nghệ AAO là công nghệ thích hợp nhất để xử lý nước thải ở

quy mô nhỏ và vừa nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn nước đầu ra phải xử lý triệt để những vi
khuẩn. Như vậy, công nghệ này rất thích hợp áp dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải như Hình 5.
Nước thải

Bể thu gom nước thải kết
hợp lắng sơ cấp
Bùn thải

Bể điều hòa

Thiết bị xử lý sinh học AAO

Bể chứa nước thải sau xử lý
12
Ra hệ thống thoát nước khu vực

Nước tách bùn

Bùn thải
Bể ổn định bùn


Báo cá

Hình 5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ yếm khí – thiếu
khí – hiếu khí
b) Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý
Nước thải từ hệ thống thu gom nước thải được dẫn vào bể thu gom nước thải kết
hợp lắng sơ bộ. Nước thải từ bể lắng được dẫn sang bể điều hòa.

Tại bể điều hòa, nước thải được điều hòa lưu lượng, ổn định các chỉ tiêu ô nhiễm
và được điều chỉnh pH tối ưu. Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào thiết bị AAO
hợp khối.
Tại thiết bị AAO được chia làm 03 quá trình xử lý như sau:
- Anaerobic dòng ngược với vi sinh lơ lửng được kết hợp với các khối đệm vi
sinh bằng PVC chuyên dụng có tác dụng tăng tối đa mật độ vi sinh vật có trong
nước thải lên 5.000 - 10.000 ppm, đảm bảo hiệu quả trong xử lý yếm khí đạt
hiệu suất 75% - 85%.
- Anoxic là quá trình thiếu khí trong xử lý nước thải. Một phần nước thải và bùn
hoạt tính trong quá trình Oxic được bơm tuần hoàn về ngăn Anoxic để khử
Nitrat NO2, NO3 trong nước thải, tức là giảm nồng độ tổng N trong nước thải.
Thực chất quá trình này là quá trình oxy hóa các Hydrocacbon bằng Nitơ hóa trị
(+3) và (+5) để thành Nitơ tự do. Công nghệ này giảm thiểu được chi phí cung
cấp oxy cho thiết bị, từ đó giảm được chi phí vận hành của hệ thống.
- Ngăn hiếu khí (Oxic): không khí được cấp vào ngăn bởi máy sục khí. Trong
ngăn Oxic sử dụng các chất có thể oxy hóa sinh hóa chủ yếu hoàn thành trong
khi các Nitơ - Amonia chuyển thành Nitrat bởi quá trình Nitrat hóa bằng các vi
sinh vật Nitrifers và khử BOD bằng các vi sinh vật Carboneus.
Thiết bị xử lý hợp khối áp dụng công nghệ AAO nhiều bậc. Tóm tắt quá trình
công nghệ như sau:
- Xử lý sơ bộ bằng vi khuẩn yếm khí (Anaerobic);
- Xử lý bằng vi sinh vật hiếu khí làm giảm BOD, NH4 (Oxic);
- Khử Nitơ bằng quá trình xử lý thiếu khí (Anoxic).
Sau khi qua các ngăn xử lý yếm khí - thiếu khí - hiếu khí, nước thải được đưa vào
ngăn lắng thứ cấp để lắng bùn, lượng bùn tách ra được hồi lưu về ngăn thiếu khí Anoxic, bùn còn dư được thu về bể chứa bùn.
Sau khi qua ngăn lắng thứ cấp, nước thải được đưa vào ngăn khử trùng.
Trong công nghệ xử lý nước thải theo công nghệ AAO, hệ thống khử trùng sử
dụng màng siêu vi lọc (ultra filtration MBR - UF) với kích thước 0,1 - 0,4 μm (trong
13



Báo cá
đó vi khuẩn chỉ thị E.Coli có kích thước 0,4 μm có thể loại bỏ dễ dàng). Bơm tăng
cường quá trình lọc được lập trình tự động lọc nước theo chu kỳ và rửa ngược màng
lọc MBR - UF.
Khi áp suất chân không vượt quá 50 kpa so với bình thường thì 2 bơm hút tự
động ngắt, để bơm thứ 3 bơm rửa lọc ngược trở lại.
Nước thải sau khi qua thiết bị xử lý AAO (Anaerobic/Anoxic/Oxic - Yếm
khí/Thiếu khí/Hiếu khí) được dẫn về bể chứa nước thải sau xử lý. Sau các quá trình xử
lý nước thải đạt các tiêu chuẩn thải.

Hình 6: Sơ đồ thiết bị xử lý nước thải AAO

Hình 7: Sơ đồ mặt cắt thiết bị AAO
Bảng 1: Các thiết bị đi kèm
TT
1

Loại thiết bị
Máy lọc gió

Kích thước
Mã lực

402 W

Lượng gió

402 LPM


Áp suất

2.000 mmaq

Số lượng
3 (Luân phiên
hoạt động)

2

Nắp đúc bằng sắt

ф50 mm

x4

3

Đĩa tản khí

ф145 m/m x H 70 m/m

x6

c) Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
Công nghệ AAO có những ưu điểm nổi bật như sau:
+ Mật độ vi sinh được tập trung với số lượng lớn 20.000 ppm vi sinh vật, đảm
14



×