Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan báo chí việt nam hiện nay (khảo sát zing vn, vnexpress net và vietnamnet vn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CHU THỊ KIỀU TRANG

QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM
TRUYỀN THƠNG ĐA PHƢƠNG TIỆN Ở CÁC
CƠ QUAN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát: Zing.vn, VnExpress.net và Vietnamnet.vn năm 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CHU THỊ KIỀU TRANG

QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM
TRUYỀN THƠNG ĐA PHƢƠNG TIỆN Ở CÁC
CƠ QUAN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY


(Khảo sát: Zing.vn, VnExpress.net và Vietnamnet.vn năm 2017)

Chuyên ngành

: Báo chí học

Mã số

: 8.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Quang Diệu

HÀ NỘI – 2018


Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo khuyễn nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Chủ tịch hội đồng

PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn ““Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm
truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay” (Khảo
sát: Zing.vn, VnExpress.net và Vietnamnet.vn



h

) là cơng trình nghiên cứu của



N

h

h

h hả h

riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Quang Diệu (Học viện Báo chí và
Tuyên truyền). Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực; những kết luận của
Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác; các thơng
tin trích dẫn trong luận văn đã được trích dẫn rõ nguồn gốc.
Tơi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.

Hà Nội , ngày 6 tháng 12 ă 2018
Tác giả


Chu Thị Kiều Trang


Tôi xin cả

LỜI CẢM ƠN
ơ c c hầy, cô giáo H c vi n Báo chí và Tuyên truyề
t cho tôi nhiều ki n thức q

giảng d y, truyề

và hươ

h

ã
h

cứu khoa h c bổ ích.
Đặc bi t, tơi xin cả
h hướng dẫn, truyề
luậ vă
T

ơ TS. Trần Quang Di u,
t kinh nghi

, và

ú


ườ

ã

ực ti p và tận

ỡ tơi trong q trình thực hi n

à .


x

cả ơ

ã h

o và các anh, chị ồng nghi p các báo Zing.vn,

Vietnamnet.vn và VnExpress.net ã

ều ki n hỗ trợ tơi trong q trình khảo

sát thực t và cung cấp những tài li

q

Xin cả


ơ

h và

n luậ vă .

è ã ủng hộ, ộ

v



ú

ỡ tôi trong

suốt thời gian h c tập và hoàn thành luậ vă .
Trân tr ng cả ơ !
Ngày 6 tháng 12 ă 2018
Tác giả luận văn

Chu Thị Kiều Trang


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1:

Số lượng sản phẩm truyền thông đa phương tiện của Zing.vn,


Vietnamnet.vn, VnExpress.net đạt được từ 1/1/2017 đến 31/12/2017 ................36
Bảng 2.2. Số tin bài đa phương tiện của 3 báo khảo sát so với số tin bài truyền
thông. ....................................................................................................................61
Bảng 2.3. Tỷ lệ phần trăm số tin bài đa phương tiện của 3 báo khảo sát so với số
tin bài truyền thơng. .............................................................................................61
Hình 1.1. Mơ hình truyền thơng 1 chiều của Harold Lasswell ............................25
Hình 1.2. Mơ hình truyền thơng 2 chiều của Claude Shannon ............................25
Hình 2.1. Mục đánh giá và bình luận dưới mỗi bài sản phẩm truyền thông đa
phương tiện trên Zing.vn ngày 5/6/2017. .............................................................44
Hình 2.2. Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thơng đa phương tiện trên
báo Zing.vn...........................................................................................................55
Hình 2.3. Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thơng đa phương tiện trên
báo VnExpress......................................................................................................56
Hình 2.4. Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện trên
báo Vietnamnet. ...................................................................................................56
Hình 3.1: Số người dùng Internet tại Việt Nam ...................................................69
Hình.3.2: Mơ hình Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thơng............................75
đa phương tiện cho báo mạng điện tử. .................................................................75
Hình 3.3: Biểu đồ nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm truyền thông đa
phương tiện...........................................................................................................78


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN
XUẤT SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN Ở CƠ QUAN BÁO
ĐIỆN TỬ HIỆN NAY ........................................................................................................ 10

1.1. Khái niệm về quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa
phương tiện .............................................................................................................10

1.2. Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện ..........17

1.3. Cở sở lý thuyết liên quan đến quy trinh tổ chức sản xuất sản phẩm truyền
thơng đa phương tiện .............................................................................................24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM
TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
HIỆN NAY ........................................................................................................................ 30

2.1. Tổng quan về ba trang báo điện tử trong diện khảo sát ..............................30
2.2. Khảo sát về quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương
tiện ở Zing.vn, VnExpress.net và Vietnamnet.vn ...............................................34
2.3. Đánh giá kết quả khảo sát về quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền

thơng đa phương tiện trên báo điện tử .................................................................56
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO QUY TRÌNH TỔ
CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG ĐA PHƢƠNG TIỆN TRÊN
BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM.............................................................................................. 66

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm truyền
thông đa phương tiện .............................................................................................66
3.2. Một số giải pháp nâng cao việc tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa
phương tiện .............................................................................................................72
3.3.Một số khuyến nghị .........................................................................................76
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 83
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 88


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ứng dụng đa phương tiện trong báo chí truyền
thông ngày càng phổ biến, đặc biệt trên báo điện tử đã thể hiện rõ tính ưu việt
trong cung cấp thông tin đa dạng, với đa phương thức chuyển tải thông tin đến
với công chúng.
Nhiều đánh giá về sản phẩm đa phương tiện trên các kênh thông tin cho
báo mạng có thể được kể đến, bao gồm: 1) Thân thiện với bạn đọc: bạn đọc có
thể dễ dàng tiếp cận đến các thông tin một cách trực quan thông qua các sản
phẩm đa phương tiện; 2) Thể hiện cảm xúc: thơng qua các sản phẩm đa phương
tiện bạn đọc có thể thu nhận được thông tin không chỉ là các văn bản, hơn thế
nữa là các cảm xúc của các thơng tin được cung cấp; 3) Đa dạng và có tính mở:
việc cung cấp các sản phẩm đa phương tiện có thể được sử dụng bằng nhiều hình
thức khác nhau như văn bản (text), ảnh, video, clips, đồ hoạ máy tính. Các kỹ
thuật xây dựng các sản phẩm đa phương tiện ngày càng hồn thiện, các cơng cụ
để xây dựng các sản phẩm dạng này ngày một phát triển; 4) Khả năng ứng dụng
rộng rãi: các sản phẩm đa phương tiện có thể ứng dụng trong hầu hết các trường
hợp, từ bản tin ngắn đến các phóng sự điều tra chuyên sâu. Từ các dữ liệu dạng
ảnh đến các dữ liệu dạng video... [52,53,54,55, TLNN].
Các báo điện tử ở Việt Nam tuy mới ra đời và mới tiếp cận truyền thơng
hiện đại nhưng đã có bước phát triển vượt bậc, sản phẩm báo chí truyền thơng đã
và đang đi theo hướng truyền thông đa phương tiện, tức là sử dụng nhiều phương
thức truyền tải thông tin dạng text (văn bản), video, radio, image, graphic (ảnh,
đồ hoạ),... tích hợp, bổ trợ lẫn nhau trong cùng một tác phẩm báo chí của báo
điện tử, tạo nên tính hấp dẫn, khách quan, chân thực hơn và dễ hiểu hơn..., đáp
ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của công chúng xã hội. Tại các cơ
quan báo chí, báo điện tử tích hợp các loại hình báo chí như báo in, báo hình,
báo điện tử, báo phát thanh. Sản phẩm báo điện tử là sản phẩm truyền thông số


2

tùy biến cho các thiết bị tiếp nhận thông tin như: máy tính, thiết bị di động, thiết
bị thơng minh...
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được ấy, không phải bất kỳ cơ quan báo
chí nào có báo điện tử cũng chú trọng làm sản phẩm truyền thơng đa phương
tiện. Có cơ quan báo chú trọng; có báo cịn đang trong giai đoạn vừa làm vừa thử
nghiệm, vừa nghe ngóng; có báo chưa thực hiện vì ngại thay đổi hoặc chưa tiếp
cận đầy đủ với truyền thông đa phương tiện, chưa tìm hiểu nhu cầu của cơng
chúng nên cịn thờ ơ...
Phát triển sản phẩm truyền thông đa phương tiện là một xu thế tất yếu của
báo chí truyền thơng hiện nay. Nếu cơ quan báo chí nào xem nhẹ việc này,
khơng chịu đầu tư, đổi mới để đáp ứng nhu cầu thơng tin đa chiều của cơng
chúng thì cơ quan báo chí đó sẽ đánh mất đi lượng cơng chúng của mình. Vì thế,
việc nghiên cứu phương thức tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa
phương tiện là cần thiết để phát triển hơn nữa báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn, tác giả chọn đề tài “Quy trình tổ
chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan báo chí
Việt Nam hiện nay” (Khảo sát: Zing.vn, VnExpress.net và Vietnamnet.vn) làm
luận văn thạc sĩ báo chí. Đây là một vấn đề có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận
và thực tiễn của báo chí Việt Nam nói chung và các cơ quan báo chí đang phát
triển sản phẩm truyền thông số trên tờ báo của mình nói chung và các cơ quan báo
chí đang phát triển sản phẩm truyền thông số trên tờ báo của mình nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong q trình khảo sát các cơng trình khoa học liên quan đến luận văn,
tác giả nhận thấy khảo sát về quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thơng
đa phương tiện trên báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng từ lâu đã được
các nhà nghiên cứu tìm hiểm, phân tích.
2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngồi
Trong q trình khảo sát các cơng trình khoa học liên quan đến luận văn,
tác giả nhận thấy sản phẩm truyền thơng đa phương tiện trên báo chí nói chung và
báo mạng điện tử nói riêng từ lâu đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểm, phân tích.



3
Trên thế giới đã có nhiều định nghĩa về đa phương tiện (Multimedia),
truyền thông đa phương tiện (Multimedia Communication), trong đó sản phẩm
đa phương tiện được định nghĩa là một nội dung trong đó sử dụng kết hợp các
thành phần khác nhau của các dữ liệu văn bản, âm thanh, hình ảnh, video và các
thành phần tương tác khác. Ở đó, người dùng có thể ghi, chạy, hay tương tác một
cách trực quan với các đối tượng đa phương tiện.
Có nhiều nghiên cứu về việc ứng dụng, xây dựng các sản phẩm đa
phương tiện trong truyền thông hiện đại đã được công bố, như các nghiên cứu
của: Jerry D. Gibson 2001; SMH Colin 1994; Alfonso Molina 1997, đã thể hiện
tầm quan trọng của truyền thông đa phương tiện, các sản phẩm đa phương tiện
trong thời đại hiện nay. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Mary Madden 2012,
cũng chỉ ra các ảnh hưởng của công nghệ truyền thông mạng xã hội và các sản
phẩm đa phương tiện tới phương pháp làm báo truyền thống đặc biệt là tính
riêng tư. Các nghiên cứu khác của các tác giả: Bob Franklin 2005, và Steve
Paulussen và cộng sự 2014, đã làm rõ hơn các mơ hình, giải pháp ứng dụng cơng
nghệ truyền thơng đa phương tiện trong các sản phẩm báo chí truyền thơng như
truyền hình, báo mạng, kênh thơng tin riêng,...
Tuy nhiên, các nghiên cứu về quy trình tổ chức sản xuất sản xuất sản
phẩm truyền thơng đa phương tiện cịn chưa được đề cập đến nhiều, đặc biệt là
trong bối cảnh báo chí truyền thơng ở Việt Nam. Nhìn chung, cả về lý luận và
thực tiễn về vấn đề sản xuất nội dung đa phương tiện của các tòa soạn còn là vấn
đề khá mới mẻ. Do đó, chúng tơi đã chọn đề tài nghiên cứu này để làm rõ hơn
vấn đề quan tâm.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Cuốn Cơ sở lý luận báo chí, PGS. TS. Nguyễn Văn Dững (2012), đã nêu
khái quát: “M
h


hươ

hề

hợ c c

ược h ể
( hươ

hươ

ả h,... cù
k

ed


h

â ấ


h

hươ
ớ h

ả h


vớ khả ă
h h

à

;
h

( hư) vă
ượ





h

h


ả , ồh

ươ

v c ch ể

c). M
ả h




í h, s dụ
và â
ed

h h, h h
ch



, hằ

â


4
chú , hấ dẫ và
ặc ư
ờ s

ă

và à h
và hể h

khả ă

h ổ
hề


h

hục c

ộ củ

ặc í h ư v

chú

- lo
h

h h

(...). M

ed

à

chí h

hấ ”. Tuy nhiên, tác giả mới

khái lược qua về thế nào là đa phương tiện, và đưa ra nhận định nó là đặc trưng
nổi bật của báo điện tử.
Cuốn Báo điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo (2014) của nhóm tác
giả Nguyễn Trí Nhiệm và Nguyễn Thị Trường Giang (đồng chủ biên); Cuốn Báo
điện tử những vấn đề cơ bản (2014) của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang, các

tác giả đã nêu khái niệm đa phương tiện trên báo điện tử, và chỉ ra các dạng
phương tiện truyền thơng như: Văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình
ảnh động, đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video, các chương trình tương tác
(interactive programs) là như thế nào. Đồng thời, các tác giả đã đưa quy trình sản
xuất báo điện tử, cách viết cho báo điện tử...
Các cuốn sách của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang, như: Tổ chức diễn
đàn trên báo điện tử (2014); Sáng tạo tác phẩm báo điện tử (2014); Giáo trình Lý
thuyết và kỹ năng báo điện tử (2016), tác giả đề cập đến khái niệm, lịch sử ra
đời, phát triển của Internet, báo điện tử, thiết kế trình bày báo điện tử, tổ chức
diễn đàn trên báo điện tử, cũng như việc tổ chức sản xuất sản phẩm báo điện tử
thông thường và việc cần tăng cường kết hợp đa phương tiện trong chuyển tải
thông tin...
Trong hội thảo khoa học “Sự vận động, phát triển của báo chí Việt Nam
trong xu thế hội tụ truyền thơng, tích hợp đa phương tiện”, PGS. TS Trương
Ngọc Nam đã có bài phát biểu về truyền thông đa phương tiện với xu thế hội
nhập, công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng đất nước.
Cịn trên tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thơng số tháng 10/2013, “Luận
bàn về báo chí đa phương tiện”, tác giả Hà Huy Phượng đã đề cập đến những nội
dung sơ lược như: tổ chức hoạt động cơ quan báo chí đa phương tiện, nhà báo đa
phương tiện, tác phẩm báo chí đa phương tiện, tổ chức sản xuất báo chí đa phương
tiện, kỹ thuật báo chí đa phương tiện, đào tạo báo chí đa phương tiện.


5
Trong cuốn Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thông hiện đại
của Nguyễn Thành Lợi (2014), tác giả đã khái quát về truyền thông xã hội, các
lý thuyết truyền thơng, tịa soạn hội tụ, hay nhà báo đa năng trong môi trường
truyền thông hội tụ,... Trong cuốn “Truyền thông đa phương tiện” của Nguyễn
Sỹ Quý, hay cuốn “Giới thiệu về truyền thông đa phương tiện” của Đỗ Trung
Tuấn cũng chưa đề cập sâu sắc, rõ nét về phương thức tổ chức, quản lý sản xuất

sản phẩm truyền thông đa phương tiện.
Một số khóa luận tốt nghiệp cử nhân báo chí, luận văn thạc sĩ, luận án tiến
sỹ báo chí học cũng đã đề cập đến truyền thông đa phương tiện như: Khóa luận
tốt nghiệp cử nhân báo chí của Nguyễn Bá Mạnh (Báo điện tử K27, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2010) về “So sánh việc sử dụng yếu tố đa
phương tiện trên trang Tuổi Trẻ Online và trang BBC tiếng Việt”.
Tác giả đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng
yếu tố đa phương tiện trên báo điện tử ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ của các tác
giả: Nguyễn Chí Thiềng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2017) đã
nêu vấn đề cơ bản nhất về “Phương hướng tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm
truyền thông đa phương tiện; Nguyễn Thị Thu Dương (Học viện Báo chí và
Tun truyền, Hà Nội, 2016) nêu “Gói tin tức đa phương tiện trên báo điện tử
hiện nay”; Trần Thị Thùy Liên (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội,
2013) về “Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí đa phương tiện tại Đài Phát thanh
Truyền hình Quảng Ninh”, v.v...
Tuy nhiên, các tác giả và các công trình nghiên cứu trong nước và ngồi
nước chưa nêu được quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thơng đa
phương tiện như thế nào.
Đồng thời, các tác giả cũng chưa nghiên cứu rõ thực tế bối cảnh ở Việt
Nam về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí truyền thơng đa phương tiện của tịa
soạn như: lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, giám sát hoạt động triển khai kế
hoạch đó diễn ra như thế nào; quy trình thực hiện, xuất bản, tương tác với công
chúng, xử lý thông tin phản hồi của công chúng và dư luận xã hội sau xuất bản...


6
Các nghiên cứu trước cũng chưa phân tích lý giải kỹ càng, sâu sắc về mối
quan hệ giữa ban lãnh đạo tịa soạn và các phóng viên, biên tập viên, cộng tác
viên trong quy trình sản xuất sản phẩm truyền thơng đa phương tiện.
Vì vậy, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước, luận văn “Qu

chức sả x ấ sả
N

h

hẩ



h

hươ

ở c c cơ q

h ổ
chí

”, học viên sẽ đề cập đến những vấn đề mới, khoa học, đảm bảo

không trùng với các nghiên cứu trước đó và thiết thực cho các báo điện tử ở Việt
Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực tế quy trình tổ chức sản
xuất sản phẩm truyền thơng đa phương tiện tại một số cơ quan báo chí và báo
điện tử ở Việt Nam, luận văn góp phần củng cố thêm khung lý thuyết về quy
trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện, những kinh
nghiệm, cách thức tổ chức, quản lý sản xuất các sản phẩm này trong thực tiễn,
góp phần tiếp tục nâng cao nhận thức và năng lực tổ chức, quản lý sản xuất sản

phẩm truyền thơng đa phương tiện ở các tịa soạn báo điện tử ở nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là:
- Phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình tổ chức, quản lý sản
xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện.
- Thông qua việc khảo sát thực tiễn quy trình tổ chức, quản lý sản xuất sản
phẩm truyền thông đa phương tiện tại các báo điện tử: Zing.vn, Vietnamnet.vn
và VnExpress.net, nêu lên những thành tựu và hạn chế của công tác này.
- Đưa ra một số giải pháp và bài học kinh nghiệm về phương thức tổ chức,
quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho các báo điện tử ở
Việt Nam trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu phương thức tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm
truyền thông đa phương tiện ở các báo điện tử: Zing.vn, Vietnamnet.vn,
VnExpress.net sẽ góp phần thiết thực trong việc tổ chức, quản lý sản xuất sản
phẩm truyền thông đa phương tiện cho các báo điện tử ở Việt Nam.


7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình tổ chức sản xuất sản xuất
truyền thơng đa phương tiện ở các cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Ph m vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu 3 trang báo điện tử
của Việt Nam là VnExpress.net, Zing.vn và Vietnamnet.vn.
Ph m vi thời gian: năm 2017.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; hệ thống cơ sở lý luận về báo chí
truyền thơng (chu trình truyền thơng; truyền thơng đa phương tiện; nhà báo đa

phương tiện; tổ chức cơ quan báo chí đa loại hình...); lý thuyết về phương thức
tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện; quản trị tịa
soạn báo chí truyền thơng hiện đại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phươ

h



Các phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về nghiên cứu khoa học xã hội, về truyền thông và truyền thông đại chúng; về
phương thức tổ chức và quản lý. Căn cứ vào những quan điểm của Đảng, Nhà
nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về truyền thông,
truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện.
5.2.2. C c hươ

h

hỏ

vấ sâ

Tác giả luận văn tiến hành phỏng vấn sâu một lãnh đạo, một thư ký toà
soạn, 3 trưởng ban biên tập của các báo khảo sát và 3 phóng viên của báo.
6. Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu khung lý thuyết về quy trình tổ chức, quản lý sản
xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện; khảo sát thực tế tại ba cơ quan báo
chí, luận văn đề xuất một số giải pháp khuyến nghị có tính khả thi nhằm tiếp tục



8
nâng cao kỹ năng tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện cho
các báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn nghiên cứu cơ bản, có hệ thống và chuyên sâu, bổ sung thêm
cho hệ thống khái niệm và khung lý thuyết về lĩnh vực mới của truyền thông
hiện đại- truyền thông đa phương tiện dựa trên nền tảng báo điện tử.
- Luận văn sẽ giúp cho những cơ quan báo chí truyền thơng, những người
làm báo, nghiên cứu về báo chí truyền thơng, học viên, sinh viên báo chí truyền
thơng và những ai quan tâm đến truyền thơng đa phương tiện có cái nhìn mới và
tồn diện về truyền thơng đa phương tiện.
- L ậ vă cũ

ư

c

h

à cả h về n h

cứ

à

: Nghiên

cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
và các tài liệu tham khảo chuyên ngành, bao gồm các tài liệu về truyền thông;
truyền thông đại chúng; truyền thông đa phương tiện; báo điện tử; tổ chức tòa

soạn; phương thức tổ chức, quản lý sản xuất sản phẩm truyền thông, sản phẩm
truyền thông đa phương tiện.
Phươ

h

q

s

hực , hâ

ích ộ d

và hỏ

vấ sâ : Tác

giả đến các tòa soạn báo, trao đổi và trực tiếp quan sát để lấy tư liệu từ văn bản
các cuộc họp chỉ đạo và đánh giá của các ban biên tập. Đồng thời tác giả thu
thập, mã hóa và phân tích nội dung các tn, bài đa phương tiện về các vấn đề đã
chọn, đã được đăng tải; phỏng vấn sâu các bên liên quan (lãnh đạo ban biên tập,
phóng viên...) về quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương
tiện tại các báo Zing,vn, Vietnamnet.vn và VnExpress.net, báo tế, xã hội từ
tháng 01/2017 đến tháng 12/2017 để có cứ liệu xác thực tạo cơ sở cho việc phân
tích, đánh giá thực trạng. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị có tính khả thi
nhằm góp phần nâng cao năng lực về phương thức tổ chức, quản lý sản xuất sản
phẩm truyền thông đa phương tiện cho báo điện tử ở Việt Nam hiện nay. Riêng
về phỏng vấn sâu, tác giả phỏng vấn sâu hai nhóm sau đây:
Nhóm 1: Đối tượng phỏng vấn lãnh đạo, đội ngũ thư ký phụ trách về tổ

chức quản lý nội dung của báo Zing.vn các trưởng ban biên tập các báo
Vietnamnet.vn và VnExpress.net.


9
Nhóm 2: Đối tượng phỏng vấn là đội ngũ biên tập viên, phóng viên trực
tiếp thực hiện tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện về những
mặt được và hạn chế của báo điện tử ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời đưa ra một
số giải pháp giúp các cơ quan báo chí truyền thơng.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần nội dung của đề tài gồm 03 chương, 10 tiết.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn kết
cấu gồm 3 chương, 12 tiết, 139 trang, 12 hình minh họa và biểu bảng. Cụ thể:
- Chươ

1: Cở sở lý luận và thực tiễn về quy trình tổ chức sản xuất sản

phẩm truyền thông đa phương tiện ở cơ quan báo điện tử hiện nay.
Chương 1 đã làm rõ và nêu ra đầy đỷ các khái niệm về quy trình tổ chức,
quy trình tổ chức sản phẩm truyền thơng đa phương tiện.
- Chươ

2: Thực trạng quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông

đa phương tiện trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả đã tiến hành tìm hiểu và đưa ra mơ hình tổ chức sản phẩm truyền
thông đa phương tiện hiện tại của các báo từ đó lần lượt rút ra những nhận xét về
ưu điểm, hạn chế của từng cách thức tổ chức sản xuất.
- Chươ


3: Giải pháp và khuyến nghị nâng cao quy trình tổ chức sản

xuất tác phẩm truyền thơng đa phương tiện trên báo điện tử ở Việt Nam hiện nay
Tác giả tổng hợp những giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc tổ chức
sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện ở các báo được khảo sát nói
riêng và các cơ quan báo điện tử ở Việt Nam nói chung.


10
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY TRÌNH TỔ
CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM TRUYỀN THƠNG ĐA PHƢƠNG TIỆN Ở
CƠ QUAN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY
1.1. Khái niệm về quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa
phƣơng tiện
1.1.1. Khái niệm về truyền thông
Truyền thông ra đời, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội
lồi người. Thơng qua các tín hiệu, âm thanh, tiếng nói và chữ viết, qua đó mỗi
cá thể xã hội loài người giao lưu được với nhau, hiểu biết nhau hơn, gắn bó, liên
kết với nhau và thúc đẩy xã hội phát triển.
Theo tiếng La-tinh, truyền thơng (communicare) có nghĩa là biến nó thành
thơng thường (hay thực tế), chia sẻ, truyền tải thành cái chung. Truyền thông
được mô tả như việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ
một người/ một nhóm người sang một người/ hoặc một nhóm người khác bằng
lời nói, hình ảnh, văn bản hoặc các loại ký hiệu khác... [14, tr.15].
Dưới góc độ tiếp cận của xã hội học báo chí, “Truyền thơng là q trình
truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin, nhằm thiết lập các mối quan hệ giữa
con người với con người”. [32, tr.2].
Dưới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng, truyền thơng là một q trình
chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc như một tổng thể sang tình huống

khác theo một thiết kế có chủ đích.
Cịn dưới góc độ lý luận báo chí, tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng:
“Truyền thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm..., chia
sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm mở rộng
hiểu biết, nâng cao nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với
nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm và của cộng đồng xã hội nói chung,
đảm bảo sự phát triển bền vững”. [14, tr.14-15].
Trong cuốn Truyền thông- lý thuyết và kỹ năng cơ bản, các tác giả
Nguyễn Văn Dững (chủ biên)- Đỗ Thị Thu Hằng đã trích một số định nghĩa của
các tác giả nước ngoài để hiểu rõ thêm về truyền thông, như:


11
Theo John R. Hober (1954), truyền thơng là q trình trao đổi tư duy hoặc
ý tưởng bằng lời.
Martin P. Adelsm thì cho rằng, truyền thơng là q trình liên tục, qua đó
chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta. Đó là
một q trình ln thay đổi, biến đổi, biến chuyển và ứng phó với tình huống.
Theo Gerald Miler (1966), về cơ bản, truyền thơng quan tâm nhất đến tình
huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến cho người nhận với
mục đích tác động đến hành vi của họ. [11, tr.11-12].
Từ các quan niệm nêu trên đây và thực tiễn phát triển của truyền thơng, có
thể hiểu: Truyền thơng là q trình trao đổi thơng tin, chia sẻ kỹ năng và kinh
nghiệm một cách liên tục giữa hai hoặc nhiều người nhằm mở rộng hiểu biết,
nâng cao nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu
phát triển của cá nhân, của nhóm và của cộng đồng xã hội nói chung.
1.1.2. Khái niệm về báo điện tử và truyền thông đa phương tiện
1.1.2.1. B

nt


Từ khi báo điện tử ra đời đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam có nhiều
tên gọi khác nhau về loại hình báo chí này, như: báo điện tử (Electronic Journal),
báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo Internet
(Internet Newspaper) và báo điện tử [28 tr.9].
Báo trực tuyến, báo điện tử, báo mạng hay tin tức trực tuyến là loại hình
báo chí được xây dựng theo hình thức một trang Web và phát hành dựa trên nền
tảng Internet. Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, cịn người đọc báo dựa
trên máy tính, thiết bị cá nhân như máy tính bảng, Internet.
Ở Việt Nam, báo điện tử được gọi thông dụng hơn cả. Theo khoản 6, Điều
3 Luật Báo chí sửa đổi 2016 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
“Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được
truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”.
Theo TS. Nguyễn Thị Thoa, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội,
“báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một


12
trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu thế chuyển tải thơng tin một cách
nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao” [28, tr.11].
Như vậy, cho dù có tên gọi nào đi nữa, thì bản chất, đặc trưng của báo
điện tử là sử dụng công nghệ thơng tin, phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, có
các máy tính, thiết bị điện tử di động thơng minh nối mạng và được hoạt động
trên nền tảng mạng Internet tồn cầu. Loại hình báo chí này có đặc tính là xuất
bản tức thời, phi định kỳ, đa phương tiện, có tính tương tác với cơng chúng rất
cao, và có khả năng truyền tải thơng tin khơng hạn chế.

1.1.2.2. Đ

hươ


n

Đa phương tiện (Multimedia) là một thuật ngữ trong tiếng Anh, xuất hiện
vào khoảng giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên cụm từ này được sử dụng để miêu tả
một buổi trình diễn có sự kết hợp của nhạc rock, chiếu bóng, ánh sáng và trình
diễn nghệ thuật, có tên là “Exploding Plastic Inevitable” [15, tr.124]. Dần dần,
cụm từ này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như:
các chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, báo chí truyền thơng. Đặc biệt, từ
năm 1991, khi World Wide Web chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan
trọng của lịch sử hình thành Internet tồn cầu, thì tính đa phương tiện càng thể
hiện rõ nét và phát triển nhanh chóng. Đến nay, thuật ngữ đa phương tiện đã xuất
hiện thường xuyên trong đời sống xã hội. Có nhiều định nghĩa về đa phương tiện,
song nhìn chung đều có điểm chung nhất là đa phương tiện sử dụng tích hợp các
tài liệu văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ họa, âm thanh, video,...
Tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng: Multimedia được hiểu là đa phương
tiện; đa truyền thông hay truyền thông đa phương tiện (phương pháp giới thiệu
thơng tin bằng máy tính, sử dụng nhiều phương tiện truyền tải thông tin (như)
văn bản, đồ họa và âm thanh, hình ảnh,... cùng với khả năng gây ấn tượng bằng
tương tác)... [11, tr.89].
Nhóm tác giả Lê Đắc Nhường- Nguyễn Gia Như, trong cuốn Truyền
thông đa phương tiện cho rằng, “Đa phương tiện (Multimedia): Là dạng tích hợp
của văn bản, âm thanh (voice), hình ảnh (picture), phim (video) trong một môi
trường thông tin số. Đa phương tiện có nhiều loại với những phương tiện biểu
diễn khác nhau như: radio, vô tuyến, quảng cáo, phim, ảnh... [29, tr.223].


13
Như vậy, hiểu một cách chung nhất, đa phương tiện là khả năng kết hợp
nhiều loại hình phương tiện như văn bản (text), hình ảnh tĩnh, hình ảnh động,

audio, video để chuyển tải thông điệp một cách hiệu quả đến đối tượng tiếp nhận.
1.1.2.3. Truyề

h

hươ

n

Truyền thông đa phương tiện (Multimedia communication) là thuật ngữ
mới được xuất hiện trong thời gian hơn 10 năm lại đây, khi mà công nghệ thông
tin, mạng Internet toàn cầu phát triển.
Multimedia được hiểu là đa phương tiện; đa truyền thông hay truyền
thông đa phương tiện. Multimedia cho phép kết hợp các loại hình truyền thơng
trong việc chuyển tải thông điệp, nhằm gây chú ý, hấp dẫn và thuyết phục cơng
chúng [19, tr.167].
Trong khóa luận tốt nghiệp đại học, Nguyễn Bá Mạnh đã nhắc lại định
nghĩa của Tony Cawkell trong cuốn Multimedia Handbook (Sổ tay Đa phương
tiện): Truyền thơng đa phương tiện là q trình xử lý và thể hiện thông tin dưới
hai hoặc nhiều dạng truyền thơng (media) [26].
Một góc nhìn khác, trong bài tham luận “Sáu vấn đề về báo chí đa phương
tiện” tại Hội thảo khoa học Bồi dưỡng các kỹ năng cho người làm báo đa
phương tiện, TS. Hà Huy Phượng cho rằng: Trong truyền thông đa phương tiện,
nội dung và thông điệp đưa ra được biểu đạt bằng sự tích hợp đa ngơn ngữ như:
văn bản (text), hình ảnh tĩnh (image still, picture, graphic), hình ảnh động
(amimation, video), âm thanh (audio), và các chương trình tương tác
(interaction) để phù hợp với từng loại hình và kênh chuyển tải khác nhau [tr.12].
Truyền thông đa phương tiện (Multimedia Communication) là tập hợp các
công nghệ, kỹ thuật, giao thức mã hóa, xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh, video
để phục vụ quá trình truyền thơng qua mạng máy tính [29, tr.3].

Qua các định nghĩa nêu trên, có thể hiểu khái qt: Truyền thơng đa
phương tiện là một dạng truyền thông tin từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận
bằng nhiều cách thức như: văn bản (text), hình ảnh tĩnh (image still, picture,
graphic), hình ảnh động (amimation, video), âm thanh (audio) và tương tác với
công chúng thông qua môi trường mạng Internet.


14
1.1.3. Khái niệm quy trinh tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thơng đa
phương tiện
1.1.3.1. Quy trình, tổ chức, sản xuất
- Quy trình:
Theo từ điển Tiếng Việt quy trình là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện
một hoạt động đã được quy định, mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục
tiêu cụ thể của hoạt động quản trị (quản lý). Những hoạt động này bao gồm tất cả
các dạng thức hoạt động (hoặc quá trình) trong đời sống xã hội của con người.
- Tổ chức:
Tổ chức theo từ gốc Hy Lạp “Organon” nghĩa là hài hòa.
Theo Từ điển tiếng Việt, tổ chức là làm cho thành một chỉnh thể, có một
cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhất; Làm cho thành trật tự, có
nề nếp; Làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được
hiệu quả tốt nhất [32, tr.1276].
Tổ chức hiểu theo nghĩa thông thường là liên kết nhiều người lại để thực
hiện một công việc nhất định. Tổ chức đặt ra để thực hiện nhiệm vụ. Mỗi tổ chức
đều có mục đích, nhiệm vụ riêng. Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí chính là xây
dựng một quy trình bao gồm các cơng đoạn mang tính trình tự bắt buộc để sản
xuất ra các sản phẩm báo chí như báo in, tạp chí, chương trình truyền hình, phát
thanh hay báo điện tử [25].
- Sả x ấ :
Sản xuất là tạo ra của cải vật chất, nói chung; hoạt động sản xuất, tạo ra

vật chất cho xã hội bằng cách dùng tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao
động [32, tr.1069].
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt
động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,
hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? giá thành sản
xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần
thiết làm ra sản phẩm?


15
Hiểu một cách cụ thể, sản xuất là hoạt động bằng sức lao động của con
người hoặc bằng máy móc, hoặc kết hợp cả sức lao động của con người và máy
móc để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
1.1.3.2. Sản phẩm truyề

h

hươ

ti n

Sản phẩm truyền thông đa phương tiện, trước hết là sản phẩm truyền thơng
hồn chỉnh về nội dung cũng như hình thức, chuyển tải nội dung thơng tin có kết
hợp dạng văn bản (text), hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ họa, video, clip, radio...,
ít nhất từ 2 đến 3 cách thức truyền tải trở lên, dựa trên nền tảng mạng Internet.
*Văn bản (text):
Văn bản là dạng chữ viết dưới dạng ký tự để chuyển tải thơng tin đến bạn
đọc. Bản thân nó cịn có khả năng truyền tải đầy đủ và trọn vẹn những nội dung
thơng điệp. Nó thường dùng để thể hiện nội dung chính dẫn dắt bài báo và được

kết hợp với hình ảnh tĩnh, đồ họa để tăng tính hấp dẫn, chân thực của thơng tin.
Ngồi ra, văn bản cịn được dùng để chú thích, bổ trợ, cung cấp làm rõ nội dung
cho các đoạn video, đồ họa... [12, tr.123].
*Hình ảnh tĩnh (Still image):
Hình ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình họa, được thực hiện một cách tự
nhiên hoặc sắp đặt theo ý đồ của người thực hiện. Hình ảnh tĩnh được sử dụng
phổ biến và có vai trị hết sức quan trọng vào thành công của sản phẩm truyền
thông nói chung và sản phẩm báo điện tử nói riêng. Nó giúp cho người tiếp nhận
thơng tin dễ hiểu, dễ nhận biết và tạo được cảm xúc mạnh.
*Hình ảnh động:
Hình ảnh động là chuỗi hình ảnh theo hình thức trình diễn ảnh (slideshow)
hoặc hình hoạt họa (animation) được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm diễn
đạt những nội dung thông tin của thông điệp truyền thông hay của tác phẩm báo
chí. “Trong slideshow có audio slideshow (trình chiếu ảnh kết hợp âm thanh).
Đây là hình thức sử dụng âm thanh lồng vào slideshow, tích hợp các yếu tố như
hình ảnh, âm thanh và text, trong đó hình ảnh và âm thanh là 2 yếu tố chính của
một audio slideshow”. [28, tr.57-58].


16
*Đồ họa:
Đồ họa thông tin (Inforgraphic) là việc sử dụng dữ liệu, hình ảnh để trình
bày tạo thành hình vẽ với số liệu thống kê cụ thể, rõ ràng để bạn đọc dễ dàng
theo dõi, hiểu biết nội dung thông tin. Hay nói cách khác “đồ họa là những hình
được vẽ, thiết kế bằng các chương trình phần mềm đồ họa ứng dụng trên máy vi
tính để mơ tả, minh họa cho những chi tiết, ý tưởng nào đó. Sự kết hợp giữa hình
khối và màu sắc trong đồ họa đã tạo ra những hình ảnh, khơng gian có chiều
sâu” [12, tr.129].
* Âm thanh (Audio):
Âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử,

nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các
sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng,
chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh).
Âm thanh là một trong những yếu tố đa phương tiện trên báo điện tử có
tác dụng tạo nên sự gần gũi hơn với người tiếp nhận thơng tin bởi có sự xuất
hiện của tiếng nói trong các sản phẩm báo chí. Các tập tin âm thanh cịn làm tăng
sức thuyết phục, tính chính xác của báo điện tử... [28, tr.64].
*Video:
Video là dạng hình ảnh nối tiếp nhau (thường là 24 hình/giây) ghi lại hoạt
động của con người, và hoạt động, hình ảnh khác trong đời sống xã hội. Video là
phương tiện tốt nhất để miêu tả hình ảnh động, mang đến cho cơng chúng nội dung
chính của sự kiện, tác phẩm chân thực, hấp dẫn, có tác động mạnh đến công chúng.
Video sử dụng trên báo điện tử gồm các hình thức: video minh hoạ cho
bài viết, video dành riêng cho web, các chương trình video phát lại từ các đài
truyền hình và các chương trình video theo yêu cầu [15, tr.140].
Như vậy quy trỉnh tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện
là một quy trình để sản xuất, quản lý của cơ quan báo chí truyền thơng trong việc
hoạch định kế hoạch, triển khai cho đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, biên tập
viên, kỹ thuật viên, kết hợp với máy móc, cơng nghệ, mạng Internet thực hiện
sản phẩm truyền thơng tích hợp nhiều phương thức chuyển tải thông tin như văn
bản (text), hình ảnh, video, audio, đồ họa...


17
1.2. Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thơng đa phƣơng tiện
1.2.1. Quy trình tổ chức sản phẩm báo chí truyền thơng
Theo Từ điển tiếng Việt, quy trình là trình tự phải tn theo để tiến hành
một cơng việc nào đó [32, tr.1029].
Quy trình tổ chức sản xuất báo chí truyền thống là một cơng đoạn thực hiện
các công việc bắt buộc để sản xuất ra sản phẩm báo chí, như: báo in, phát thanh,

truyền hình. Mỗi loại hình báo chí có đặc trưng khác nhau, do đó quy trình tổ
chức sản xuất sản phẩm báo chí truyền thơng của mỗi loại hình này có những
điểm khác nhau phù hợp với đặc thù của từng loại hình.
*Đối với báo in, tạp chí in: quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm thường trải
qua các bước: (1) Xây dựng kế hoạch xuất bản cho từng số báo, số tạp chí hay
cho cả tuần hoặc cho từng số báo đặc biệt. (2) Tổ chức, triển khai kế hoạch cho
phóng viên, cộng tác viên thực hiện thu thập thông tin, tài liệu và sáng tạo tác
phẩm. (3) Biên tập tập tin, bài, trình bày, thiết kế, lên trang trình Ban (Bộ) biên
tập xem xét, quyết định chuyển nhà in. (4) Xuất bản sản phẩm báo chí. (5) Tiếp
nhận và xử lý thông tin phản hồi của bạn đọc.
*Đối với phát thanh: Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm gồm các bước
sau: (1) Xây dựng kế hoạch nội dung phát sóng cho từng chương trình (xác định
chủ đề). (2) Xây dựng đề cương kịch bản. (3) Duyệt kịch bản. (4) Triển khai
thực hiện. (5) Truyền âm. (6) Phát sóng. (7) Tiếp nhận, xử lý, trả lời thơng tin
phản hồi của thính giả.
*Đối với truyền hình: Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thơng
của báo hình (Truyền hình) gồm các bước sau: (1) Xây dựng kế hoạch nội dung
phát sóng cho từng chương trình truyền hình (xây dựng đề cương kịch bản). (2)
Duyệt kịch bản. (3) Triển khai thực hiện. (4) Sản xuất tiền kỳ. (5) Sản xuất hậu
kỳ. (6) Duyệt, kiểm tra nội dung. (7) Phát sóng. (8) Tiếp nhận, xử lý, trả lời
thông tin phản hồi của khán giả.
Tuy nhiên, cho dù báo in/tạp chí in, phát thanh, hay truyền hình, thì
“nguyên liệu đầu vào” để sản xuất là thông tin và “sản phẩm đầu ra” là sản phẩm
báo chí truyền thơng. Do đó, quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí truyền
thơng đều có điểm chung nhất, thông qua các bước sau:


18

-Bước 1: Nghiên cứu tài liệu và thực tế, xây dựng kế hoạch nội dung và

duyệt kế hoạch.
-Bước 2: Triển khai thực hiện kế hoạch.
-Bước 3: Xuất bản và kinh doanh sản phẩm báo chí truyền thơng.
-Bước 4: Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi, tương tác với cơng chúng.
1.2.2. Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thơng đa phương tiện trên
báo điện tử
1.2.2.1. Phân tích, tìm hiể và x c ị h ề tài
Thơng thường, các nhà báo sử dụng 3 phương pháp cơ bản để có được
thơng tin:
Thứ nhất, đọc và nghiên cứu tài liệu thông qua các bản báo cáo, tư liệu
lịch sử, đọc và tìm kiếm trên mạng Internet,… Đọc thường kết hợp với phân
tích, so sánh và tìm hiểu bản chất của những thông tin sự kiện, vấn đề liên quan
đến đề tài, chủ đề tác phẩm.
Thứ hai là sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua hệ thống câu hỏi để
tìm kiếm và khai thác thơng tin từ các nhân vật liên quan. Nhà báo cần biết lựa
chọn đối tượng, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, các phương tiện kỹ thuật thích hợp
để thu thập thơng tin cho chủ đề của mình.
Phương pháp thứ ba là quan sát, khi quan sát, nhà báo có sự cảm nhận,
phân tích, nhận xét sẽ giúp việc thu thập và thẩm định thông tin chính xác hơn.
Đối với sản phẩm truyền thơng đa phương tiện, nhà báo sẽ phải đối mặt
với việc tổng hợp tư duy, tài liệu ở nhiều góc độ khác nhau và sử dụng nhiều
công cụ hỗ trợ (phần mềm) khác nhau. Nhà báo cần chủ động trong quá trình tư
duy và nhận thức: Ở góc độ nào việc truyền tải thơng tin bằng văn bản, hình ảnh
hay âm thanh có tác dụng và hiệu quả truyền thông cao nhất.
1.2.2.2. Xây dựng và phê duy t k ho ch
Cũng giống như các sản phẩm báo chí truyền thơng khác, sản xuất sản
phẩm truyền thông đa phương tiện ở báo điện tử đều qua các bước thực hiện với
kế hoạch cụ thể, rõ ràng.



×