Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Khai thác thông tin từ mạng xã hội cho bài điều tra trên báo pháp luật xã hội, tuổi trẻ, lao động (khảo sát trên mạng xã hội facebook, zalo, từ năm 2014 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ VĂN GIANG

KHAI THÁC THÔNG TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI CHO BÀI ĐIỀU TRA
TRÊN BÁO PHÁP LUẬT XÃ HỘI, TUỔI TRẺ, LAO ĐỘNG
(Khảo sát trên mạng xã hội Facebook, Zalo, từ năm 2014 - 2015)

Chuyên ngành

: Báo Chí học

Mã số

: 60320101

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Vũ Quang Hào

Hà Nội, 2017


LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC CHỈNH SỦA
THEO Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2017
CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG KHOA HỌC



PGS, TS. Nguyễn Văn Dững


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi tự nghiên cứu. Các
số liệu trong luận văn là hồn tồn khoa học, có cơ sở rõ ràng và
trung thực; kết luận của luận văn chưa từng được cơng bố trong các
cơng trình khác.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Văn Giang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn “Khai thác thông tin từ mạng xã hội cho bài
điều tra trên báo Pháp luật Xã hội, Tuổi Trẻ, Lao Động (khảo sát trên mạng xã hội
Facebook, Zalo, từ năm 2014 - 2015)”, Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cơ
giáo là giảng viên Học viện Báo chí và Tun truyền, đặc biệt là những thầy, cô
giáo trực tiếp giảng dạy tơi trong q trình theo học đã truyền đạt tri thức, kinh
nghiệm, và hƣớng dẫn tơi trong q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn một số nhà báo, cơ quan báo chí đã giúp tơi
hồn thành luận văn này.
Luận văn là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của tác giả nên sẽ không
tránh khỏi những khiếm khuyết.
Tác giả chân thành mong muốn nhận đƣợc những ý kiến đóng góp q báu
để luận văn này có thể hồn chỉnh hơn và đó cũng là kinh nghiệm để tác giả có thể
triển khai những cơng trình nghiên cứu sau này.

Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Vũ Văn Giang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MXH

: Mạng xã hội

Nxb

: Nhà xuất bản

PGS.TS

: Phó Giáo sƣ. Tiến sỹ

TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

T.S

: Tiến sỹ

TP

: Thành phố



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Số lƣợng bài khai thác thông tin từ MXH năm 2014 ..................... 48
Bảng 2.2: Số lƣợng bài khai thác thông tin từ MXH năm 2015 ..................... 48
Bảng 2.3: Tổng số lƣợng bài khai thác thông tin từ MXH ............................. 49
Bảng 2.5: Tỷ lệ diện tích bài khai thác thông tin từ MXH ............................. 69
Biểu đồ 2.5: Diện tích bài khai thác thơng tin từ MXH.................................. 70
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ bài viết xuất hiện trong từng tháng ................................... 48
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ bài khai thác thông tin từ MXH ........................................ 49


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ KHAI
THÁC THÔNG TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI CHO BÀI ĐIỀU TRA ....... 9
1.1. Các khái niệm cơ bản và cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................. 9
1.2. Vấn đề khai thác thông tin từ mạng xã hội ............................................. 33
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC THÔNG TIN TỪ MẠNG XÃ
HỘI TRÊN BÁO PHÁP LUẬT XÃ HỘI, TUỔI TRẺ, LAO ĐỘNG.. 40
2.1. Giới thiệu đối tƣợng khảo sát và một số mạng xã hội phổ biến hiện
nay ......................................................................................................... 40
2.2. Thực trạng khai thác thông tin từ mạng xã hội cho bài điều tra trên
báo pháp luật xã hội, tuổi trẻ, lao động ................................................. 46
CHƢƠNG 3: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC THÔNG TIN TỪ
MẠNG XÃ HỘI CHO BÀI ĐIỀU TRA .............................................. 87
3.1. Xu hƣớng khai thác thông tin từ mạng xã hội của báo chí ...................... 87
3.2. Mấy vấn đề đặt ra trong khai thác sử dụng thông tin từ mạng xã hội
cho bài điều tra ...................................................................................... 89
3.3. Một số giải pháp, khuyến nghị ................................................................. 93

KẾT LUẬN ................................................................................................... 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 110
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 115


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Những năm gần đây, ở Việt Nam, mạng xã hội trực tuyến đã khơng cịn là
khái niệm mới mẻ. Sự phát triển, tiện ích và sức mạnh lan toả rộng lớn của mạng xã
hội đã và đang là một trong những kênh thông tin thu hút sự quan tâm lớn của nhiều
đối tƣợng công chúng khác nhau, tham gia vào quá trình thơng tin truyền thơng.
Chính vì vậy mà mạng xã hội đã và đang tác động đáng kể tới việc khai thác và sử
dụng nguồn tin trên báo chí.
Trƣớc tốc độ phát triển và truyền tải thông tin của mạng xã hội đã hình
thành nên những “nhà báo cơng dân”, họ có mặt ở khắp mọi nơi và thơng tin về mọi
vấn đề, sự kiện. Và thông tin này đã và đang trở thành một trong những nguồn tin
“mới” cho báo chí tiếp cận khai thác và sử dụng. Mặc dù cho đến nay nguồn tin trên
các trang mạng xã hội vẫn chƣa đƣợc coi là nguồn tin chính thống, nhƣng nó vẫn
đang đựợc coi là nguồn tin đáng để báo chí lƣu ý, tham khảo và có hƣớng khai thác,
sử dụng phù hợp.
Ngày càng nhiều cơ quan báo chí đã và đang chọn cách coi mạng xã hội là
một nơi cung cấp, khai thác và sử dụng thông tin để đăng tải thành các thơng tin
chính thống trên báo. Thực tế, báo chí Việt Nam đã, đang khai thác và sử dụng một
lƣợng lớn thông tin từ mạng xã hội. Cách thức này đã mang lại những hiệu quả thiết
thực, đƣa tới cho công chúng những luồng thông tin đa sắc, nhiều chiều hơn. Nhƣng
điều này cũng đã và đang đặt ra những thách thức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về thông
tin. Làm sao để khai thác và sử dụng thông tin từ mạng xã hội hợp lý để không bị
sa đà, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tin này.
+ Điều tra là một thể loại báo chí nằm trong nhóm các thể loại thơng tấn

báo chí. Nó có mục đích và nhiệm vụ đem lại những câu trả lời trƣớc những sự thật
chứa đựng mâu thuẫn nổi bật trong đời sống. Dù báo chí có phát triển theo hƣớng
hiện đại với sự ra đời những loại hình báo chí mới thì thể loại điều tra vẫn ln có
sức hút riêng với những đặc điểm thông tin thời sự, sâu sắc với các vấn đề và giải
quyết những khúc mắc trong lịng độc giả.
Trƣớc sự tác động từ thơng tin của các loại hình mạng xã hội, nguồn tin và
cách thức đƣa tin của các thể loại báo chí trong đó có tác phẩm báo chí điều tra có


2
những thay đổi đáng kể. Hiện nay, thể loại báo chí điều tra vẫn ngun vẹn vị trí
trong lịng độc giả song theo một phƣơng thức mới: tiếp cận và khai thác nhiều hơn
thông tin từ mạng xã hội.
Trong lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại, bạn đọc, hay nói chính xác là
cơng chúng báo chí đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Hiện nay, thơng qua mạng xã
hội, các hình thức tƣơng tác, cơng chúng báo chí vừa là nguồn cảm hứng, nguồn
sáng tạo của báo chí, thụ hƣởng các sản phẩm báo chí, đồng thời họ tƣơng tác trở
lại, giám sát và tăng thông tin cho báo chí.
Trên thực tế, hiện nay nhiều phóng viên, tờ báo đã, đang khai thác, sử dụng
thông tin từ mạng xã hội rất có hiệu quả; mạng xã hội đã thực sự trở thành nguồn
thông tin rất lớn cho báo chí, nhà báo. Tuy nhiên, cũng từ đây nảy sinh rất nhiều
vấn đề về nguồn gốc thông tin, chất lƣợng và tính trung thực của thơng tin đến với
độc giả khi mà nhiều phóng viên, một số cơ quan báo chí thiếu kiểm chứng, sàng
lọc, đƣa thơng tin theo mạng xã hội đã làm nảy sinh khơng ít hệ lụy.
Cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: Tƣơng tác giữa mạng xã hội và báo
chí là điều tất yếu. Vấn đề là phải làm nhƣ thế nào để tận dụng đƣợc ƣu thế về tính
tƣơng tác ấy cũng nhƣ hạn chế những mặt tiêu cực của nó, góp phần đƣa mạng xã
hội phát triển đúng hƣớng và báo chí cũng tận dụng đƣợc điểm mạnh để nâng cao
hiệu quả tuyên truyền của báo chí nói chung và ở thể loại báo chí điều tra nói riêng.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: Khai thác thông tin từ mạng xã

hội cho bài điều tra trên báo Pháp luật Xã hội, Tuổi Trẻ, Lao Động (khảo sát trên
mạng xã hội Facebook, Zalo, từ năm 2014 - 2015) nhằm nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn về sự tƣơng tác giữa báo chí và mạng xã hội; từ đó, đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả trong việc khai thác thơng tin từ mạng xã hội cho báo chí,
đặc biệt là thể loại báo chí điều tra.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua, từ khi mạng xã hội xuất hiện, “ăn sâu” vào đời sống và lĩnh
vực báo chí ở Việt Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về những vấn đề liên
quan đến báo chí và mạng xã hội. Trƣớc hết phải kể đến một số cơng trình nhƣ:
- “Báo chí và mạng xã hội” của tác giả Đỗ Chí Nghĩa và Đinh Thị Thu
Hằng (Nxb Lý luận chính trị, năm 2014). Cuốn sách đề cập khá đầy đủ và toàn diện


3
mối quan hệ hai chiều về sự tác động giữa báo chí và mạng xã hội; đi sâu vào phân
tích mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam
hiện nay; đề xuất một số giải pháp cụ thể và hữu hiệu để nhận diện và xác lập mối
quan hệ hài hòa, đúng đắn giữa báo chí và mạng xã hội trong hoạt động báo chí, hạn
chế những sai sót, tận dụng tính năng của năng của mạng xã hội trong hoạt động
báo chí hiện nay.
Tác giả cuốn sách đề cập đến 5 khía cạnh tác động, bao gồm: Mạng xã hội
cung cấp thông tin, đề tài rộng rãi, sát thực, hiệu quả cho báo chí; mạng xã hội
quảng bá thơng tin cho báo chí; là kênh tƣơng tác giữa độc giả và báo chí; mạng xã
hội là kênh phản biện đối với báo chí; mạng xã hội tác động, thay đổi cách thức tác
nghiệp và quy trình làm báo truyền thống. [25]
- “Tác nghiệp báo chí trong mơi trường truyền thơng hiện đại” (Nhà xuất
bản Thông tin và Truyền thông, năm 2014) của tác giả Nguyễn Thành Lợi giới thiệu
những nét khái quát nhất về những vấn đề mới đang đƣợc nghiên cứu rộng rãi trên
thế giới nhiều năm, nhiều thập kỷ qua về truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền
thơng, hội tụ truyền thơng, tịa soạn hội tụ; đồng thời tác giả Nguyễn Thành Lợi đã

trình bày những đặc điểm và kỹ năng cơ bản, cần thiết đối với nhà báo trong môi
trƣờng truyền thông hội tụ.
Với kết cấu 5 Chƣơng, tác giả đã giới thiệu những kỹ năng cơ bản trong
viết báo đa phƣơng tiện với cách viết ngắn gọn, diễn đạt dễ hiểu qua các ví dụ minh
họa dẫn chứng sinh động đã làm rõ cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông cho
một chủ đề cụ thể, phƣơng thức sử dụng đa phƣơng tiện, thông tin đồ họa cho báo
chí thời cơng nghệ số. [23]
- “Tác phẩm báo chí điều tra tuyển chọn và phân tích” (Nxb Lao động,
2015) của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng đã đƣa ra những tác phẩm đại diện cho 4 loại
nội dung của báo chí điều tra bao gồm: (1) Báo chí điều tra phịng chống tham
nhũng, (2) Báo chí điều tra tội phạm kinh tế và gian lận thƣơng mại, (3) Báo chí
điều tra các loại tội phạm mang tính xã hội - đời thƣờng, (4) Báo chí điều tra phát
hiện các vi phạm nghiêm trọng về môi trƣờng. Các tác phẩm đi kèm trong cuốn này
đều đi kèm với các bài phỏng vấn tác giả về kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức giúp


4
cho những ngƣời làm báo cũng nhƣ sinh viên báo chí làm tài liệu tham khảo và tra
cứu. [16]
- “The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại (News reporting and
writing), Nxb Trẻ (dịch). Cuốn sách cho chúng ta một cái nhìn khá tồn cảnh và đặc
trƣng của báo chí trong thời điểm hiện tại. Nó đặt ra cho các nhà báo một lời cảnh
báo nghiêm khắc: “Nhà báo phải thay đổi khi công chúng đã thay đổi”. [53]
- “Nghiên cứu, trao đổi: Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại
trong mơi trường hội tụ truyền thơng” của Nguyễn Thành Lợi (Tạp chí Ngƣời làm
báo số tháng 10/2013) đề cập đến xu hƣớng hội tụ truyền thông trong môi trƣờng
truyền thông mới và những thách thức đặt ra đối với ngƣời làm báo và các cơ quan
báo chí. [22]
- “Tác động của truyền thông xã hội đối với báo chí” của Nguyễn Thị
Trƣờng Giang (Tạp chí Tuyên giáo online tháng 6/2014) đã nêu khá rõ ràng khoa

học, đầy đủ về những đặc điểm của mạng xã hội và ý nghĩa, vai trị của nó đối với
hoạt động báo chí. [14]
Ngồi ra, cịn có các luận văn, khóa luận tốt nghiệp liên quan đến đề tài nhƣ:
- “Báo mạng điện tử với việc khai thác và sử dụng thông tin trên diễn đàn,
mạng xã hội”, Khóa luận của tác giả Nguyễn Minh Hạnh, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, năm 2013. Khóa luận đã có những khảo sát, phân tích bƣớc đầu về
việc báo mạng điện tử với việc khai thác và sử dụng thông tin trên diễn đàn, mạng
xã hội. Tuy nhiên khóa luận chƣa có những phân tích cụ thể, sâu sắc về tác động
của mạng xã hội đối với báo chí điều tra. [50]
- “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử
Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ của tác giả Dƣơng Nam Hoàng, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, năm 2013. Luận văn này đã phân tích, làm rõ những tác
động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với việc xử lý thông tin của báo
mạng điện tử. Luận văn tập trung nhiều vào việc khảo sát, thống kê chƣa khái quát
đƣợc nhiều vấn đề lý luận chung. [51]
- “Tác động của mạng xã hội đối với báo điện tử ở nước ta hiện nay”, Luận
văn của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm
2011. Luận văn này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những tác động của mạng xã


5
hội đến báo điện tử nói chung trên một số khía cạnh: thu thập thơng tin, nội dung
thơng tin, xu hƣớng tƣơng tác đối với báo mạng điện tử. [52]
- “Trào lưu mạng xã hội tại Việt Nam” (Khảo sát qua 3 mạng xã hội tiêu
biểu hiện nay ở Việt Nam: VietSpace, Cyworld Việt Nam và Yahoo!3600), Khóa
luận của tác giả Lê Thu Quỳnh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà
Nội, năm 2007. Khóa luận này chủ yếu mới nghiên cứu việc tham gia vào mạng xã
hội của giới trẻ và những ngƣời sử dụng Internet thuờng xuyên tại Việt Nam qua 3
mạng xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều ngƣời Việt Nam là VietSpace, Cyworld
Việt Nam và Yahoo!360. Khóa luận mới đã đánh giá đƣợc những vấn đề hệ quả và

hệ lụy của mạng xã hội, đề xuất giải pháp phát triển, mô hình lý tƣởng cho mạng xã
hội ở Việt Nam. [53]
- “Truyền thông cá nhân trong xu thế bùng nổ thông tin hiện nay”, Luận
văn thạc sỹ của tác giả Lê Minh Thanh, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH
QG Hà Nội, năm 2010. Luận văn này đã tập trung nghiên cứu về mặt nội dung và
hình thức thông tin trên blog và mạng xã hội chủ yếu ở Việt Nam từ năm 2005. Kết
quả của luận văn đã hệ thống những vấn đề liên quan đến truyền thông cá nhân, đƣa
ra những nhận xét về xu hƣớng phát triển của truyền thông cá nhân trong tƣơng lai;
đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đƣa truyền thông cá nhân trên mạng internet
đặc biệt là blog và mạng xã hội trở thành những trang thông tin cá nhân lành mạnh
và hiệu quả. [54]
- “Mạng xã hội với việc truyền tải thơng tin trong lĩnh vực văn hóa - giải
trí”, Khóa luận của tác giả Ngơ Lan Hƣơng, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, ĐH QG Hà Nội, năm 2006. Khóa luận này tập trung vào việc nghiên cứu
q trình đƣa - tiếp nhận thơng tin trong lĩnh vực văn hóa, giải trí lên các trang
mạng xã hội nổi tiếng và có nhiều ngƣời truy cập nhất hiện nay trong phạm vi 2
trang mạng xã hội chủ yếu: Facebook, Twiter. Kết quả khóa luận đã đƣa ra những
đánh giá và kết luận mang tính định hƣớng trong việc phát triển mạng xã hội nhằm
khai thác một cách tối đa hiệu quả của nó trong việc lan truyền thơng tin trên lĩnh
vực văn hóa - giải trí. [55]
- “Báo chí trực tuyến với việc sử dụng thơng tin trên mạng xã hội”, Khóa
luận của tác giả Trần Thị Oanh, Trƣờng Đại học khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH


6
QG Hà Nội, năm 2009. Khóa luận đã hệ thống đƣợc những vấn đề lý thuyết chung
về mạng xã hội và báo chí trực tuyến. [56]
- “Trao đổi thơng tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010
đến năm 2011 - thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, ZingMe và
Go.vn)”, Luận văn của tác giả Hoàng Thị Hải Yến, Trƣờng Đại học Kho học xã hội

và Nhân văn, ĐH QG Hà Nội, năm 2012. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý
thuyết chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ
Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 - 2011 qua khảo sát thông tin và ngƣời
dùng ở 3 trang Mạng xã hội Facebook, Zing Me và Go.vn. Chỉ ra những mặt tích
cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào mạng xã hội. Trình bày kinh nghiệm, giải
pháp và mơ hình quản lý giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội. [57]
- “Tác động của truyền thông xã hội đối với báo chí”, bài viết trong Kỷ yếu
hội thảo khoa học “Truyền thông xã hội - truyền thông cổ điển và dư luận xã hội”
của T.S Nguyễn Thị Trƣờng Giang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2013.
- “Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong mơi trường hội tụ
truyền thông - Kỳ 3: Sử dụng truyền thơng xã hội cho báo chí hiện đại”, bài viết của
PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi, Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt
Nam, bài viết đăng trên Tạp chí Ngƣời làm báo, tháng 10/2013.
Để làm phong phú nguồn tƣ liệu, tác giả còn tham khảo một số tham luận, ý
kiến, bài viết, bài báo trên các báo, tạp chí đề cập đến báo chí và mạng xã hội, báo
chí điều tra đƣợc công bố trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng hoặc các tạp chí
nghiên cứu khoa học.
Có thể thấy các nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định về mối liên
hệ giữa mạng xã hội và báo chí nhƣng đối với một thể loại riêng biệt của báo chí
nhƣ điều tra thì chƣa đƣợc đề cập sâu. Bởi vậy, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu:
Khai thác thông tin từ mạng xã hội cho bài điều tra trên báo Pháp luật Xã hội,
Tuổi Trẻ, Lao Động (khảo sát trên mạng xã hội Facebook, Zalo, từ năm 2014 2015) là một trong những đề tài đầu tiên nghiên cứu toàn diện về mối liên hệ giữa
báo chí và mạng xã hội ở khía cạnh khai thác và sử dụng thông tin cho bài điều tra.


7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn của việc khai thác thông tin từ mạng xã hội
trên báo điều tra trên báo khảo sát từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm cụ thể hóa trong

việc khai thác thông tin trên mạng xã hội hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý thuyết về mạng xã hội, báo chí điều tra và báo chí
trong việc khai thác thông tin từ mạng xã hội.
- Khảo sát, phân tích đánh giá, nhận xét bƣớc đầu thực trạng của báo chí
trong việc khai thác thơng tin từ mạng xã hội. Chỉ ra xu hƣớng khai thác và sử dụng
thơng tin từ mạng xã hội của báo chí, đặc biệt là phục vụ đề tài điều tra.
- Đề xuất các giải pháp để khai thác và sử dụng hiệu quả tích cực, chất
lƣợng thơng tin từ mạng xã hội cho bài điều tra.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề khai thác thông tin từ mạng xã hội
cho bài điều tra.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát ở 3 tờ báo in tiêu biểu là báo
Pháp luật Xã hội, Tuổi Trẻ, Lao Động trong năm 2014-2015. Tuy nhiên để so sánh,
đối chiếu thêm tác giả sẽ tham khảo một số tờ báo khai thác trong điều kiện có thể.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Cơ sở lý luận đƣợc sử dụng là các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Le-nin nhƣ
các luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử;…
- Cơ sở pháp lý đƣợc sử dụng từ Luật báo chí Nƣớc CHXHCN Việt Nam
- Lý thuyết chuyên ngành đƣợc sử dụng từ lý luận báo chí - truyền thơng,
nhất là các lý thuyết về vai trị báo chí, phƣơng pháp sáng tạo báo chí, về báo chí
điều tra, về đạo đức báo chí...
5.2. Phương pháp cụ thể
Luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp sau:


8

- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, đƣợc dùng để khảo cứu và hệ thống hóa
lý thuyết;
- Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp, đƣợc dùng để nghiên cứu một số
trƣờng hợp trên một số tờ báo có sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội cho bài điều tra,
ở một số tình huống tiêu biểu đƣợc lựa chọn.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu, đƣợc dùng để xin ý kiến một số chuyên gia,
các nhà báo ở những tờ báo chọn khảo sát.
- Phƣơng pháp thảo luận nhóm, đƣợc dùng để nêu vấn đề và xin ý kiến
nhóm các nhà báo ở các tòa soạn báo chọn khảo sát.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung, làm giàu có và phong phú hơn về
lý luận báo chí truyền thơng hiện đại; Góp một góc nhìn mới về bức tranh đa dạng,
sinh động của loại hình báo chí điều tra hiện nay, đặc biệt về vấn đề khai thác thông
tin từ mạng xã hội; Cung cấp thêm luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ hơn trong
quan điểm, tƣ duy, nhận thức về cách thức tiếp cận khai thác thông tin từ mạng xã
hội cho các bài báo điều tra.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các phóng viên, biên tập viên báo chí cũng nhƣ ngƣời thực hiện luận văn
này (và những ai quan tâm) sẽ tham khảo, vận dụng để có thể khai thác và sử dụng
thơng tin từ mạng xã hội một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng có thể giúp
các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí tham khảo trong q trình hoạch định chính sách,
chiến lƣợc, giám sát và quản lý báo chí trong xu thế bùng nổ thông tin cùng sự phát
triển mạnh mẽ của mạng xã hội hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm có 3 chƣơng:


9

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ KHAI THÁC THÔNG TIN
TỪ MẠNG XÃ HỘI CHO BÀI ĐIỀU TRA
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Báo chí
Tác giả Nguyễn Văn Dững trong cuốn giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí”
(NXB Lao động 2013) đã đƣa ra khái niệm báo chí: Báo chí là hoạt động thơng tingiao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã
hội hữu hiệu nhất, là công cụ và phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong
mối quan hệ với công chúng và dư luận xã hội, với nhân dân và với các nhóm lợi
ích, với các nước trong khu vực và quốc tế [10, tr.61].
Các thành tố và mối quan hệ của báo chí gồm: cơ quan chủ quản của báo
chí (cơ quan hay ngƣời sáng lập); nhà báo; sản phẩm báo chí; kênh chuyển tải; công
chúng xã hội; thực tiễn đời sống xã hội…
Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp… có quyền xin phép thành lập cơ quan báo chí (báo in, phát thanh, truyền
hình, báo mạng điện tử).
Nhà báo là chủ thể trực tiếp hoạt động báo chí. Nhà báo đƣợc phân chia ra
nhiều chức danh cụ thể trong mỗi loại hình tịa soạn báo chí.
Sản phẩm báo chí là sản phẩm tổng hợp hồn chỉnh (số báo, chƣơng trình
phát thanh, truyền hình).
Kênh chuyển tải là các loại hình báo chí nhƣ báo in, phát thanh, truyền
hình, báo mạng điện tử.
Cơng chúng xã hội là quần thể dân cƣ nói chung hoặc nhóm đối tƣợng theo
những tiêu chí nhất định nhƣ tuổi, giới tính, nghề nghiệp…đang chịu sự tác động
hoặc sản phẩm báo chí hƣớng vào để tác động, gây ảnh hƣởng.
Thực tiễn đời sống xã hội là tổng thể những gì đã và đang diễn ra trên các
lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng, ý thức xã
hội và tồn tại xã hội, môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội.



10
Hoạt động báo chí là hoạt động truyền thơng đại chúng, hoạt động chính trị
- xã hội, hoạt động kinh tế - dịch vụ. Trong cuốn giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí”,
tác giả Nguyễn Văn Dững đã viết: Báo chí là những kênh, những loại hình mang rõ
nét nhất đặc trưng nhất tính chất của truyền thơng đại chúng. Bản chất của hoạt
động này là hình thành dịng thông tin đại chúng, hướng tác động vào đông đảo
công chúng nhằm lôi kéo và tập hợp, giáo dục, thuyết phục và tổ chức đông đảo
nhân dân tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội đang đặt ra theo định
hướng chính trị nhất định; hoặc tạo lập diễn đàn xã hội rộng rãi, thu hút sự tham
gia của đông đảo nhân dân vào bàn luận những vấn đề thiết thực, liên quan đến đời
sống cộng đồng [10, tr. 89]. Thể hiện bản chất hoạt động xã hội của mình, báo chí
nói chung và các cơ quan báo chí nói riêng khơng chỉ tham gia giải quyết các vấn
đề xã hội, đem lại lợi ích trước mắt và lâu dài cho cả cộng đồng, mà còn bảo đảm
lợi ích cho báo chí, góp phần quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường sản
phẩm báo chí- truyền thơng [10, tr.6].
Có thể thấy, các nhà báo với vai trị, sứ mệnh của nhà truyền thơng, nhà
chính trị, nhà kinh tế đã hòa vào dòng chảy của đời sống xã hội, thu thập, sàng lọc
thông tin, chắt lấy thông tin có giá trị, ý nghĩa, sáng tạo tác phẩm báo chí và đăng
tải trên báo chí, chuyển tải thơng điệp đến cơng chúng. Q trình sáng tạo đó là q
trình lao động nghiêm túc, đầy trách nhiệm với con ngƣời và với xã hội.
1.1.1.2. Mạng xã hội
Từ năm 1976, nữ hoàng Anh Alizabeth đã biết sử dụng mạng xã hội để gửi
đi những bức thƣ điện tử đầu tiên, từ đó đánh dấu sự đột phá trong lĩnh vực truyền
thơng. Tuy nhiên, đến đầu năm 1990, trên thế giới mới có nà cung cấp dịch vụ
internet chính thức. Sự phát triển của internet tạo ra một “thế giới phẳng” với xa lộ
thơng tin kết nối tồn cầu. Trên nền tảng đó, các mạng xã hội cũng ra đời khiến các
phƣơng tiện truyền thông nhỏ bé nhƣ chiếc điện thoại di động trở thành vật bất ly
thân của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Mạng xã hội đã trở thành một khái niệm

quen thuộc đối với hàng triệu ngƣời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về
khái niệm mạng xã hội.
Bộ phim The Social Network có đƣa ra một xu hƣớng của con ngƣời hiện
đại: “Ngày xƣa chúng ta sống trong hang động, sau đó sống trong thành phố, bây


11
giờ chúng ta sống trên mạng”. Theo một nghiên cứu gần đây, năm 2012, trên tồn
cầu có khoảng 10,5 tỷ phút mỗi ngày vào mạng xã hội facebook. Và chỉ tính riêng ở
Việt Nam, đến tháng 8/2013, nƣớc ta có 19,6 triệu ngƣời dùng facebook, chiếm
21,42% dân số và chiếm tới 71,4% ngƣời sử dụng internet. Việt Nam cũng là nƣớc
thứ 16 trên thế giới về tỷ lệ tăng trƣởng ngƣời sử dụng facebook hiện nay.
Thành công của mạng xã hội đƣợc lý giải bởi nhiều nguyên nhân nhƣ: kết
nối và chia sẻ đơn giản và dễ dàng do giao diện, chức năng và thói quen của ngƣời
dùng. Hơn hết, khi tham gia mạng xã hội, cá nhân đƣợc thể hiện “cái tơi” của mình.
Đây là mơi trƣờng q lý tƣởng để thể hiện bản thân và gây sự chú ý. Bên cạnh đó,
mạng xã hội cịn là nơi giải trí cho mọi ngƣời.
Trong bài viết “Mạng xã hội - Cộng đồng khơng khoảng cách” đăng trên
tạp chí Marketing số tháng 2-2009, tác giả Hà Linh đƣa ra khái niệm: “Mạng xã hội
là một xã hội ảo, một cộng đồng trực tuyến- nơi các thành viên giao lƣu và chia sẻ
thông tin với nhau thông qua các công cụ trực tuyến do mạng cung cấp nhƣ: email,
blog, chat, tin nhắn, diễn đàn…”.
Trên website saga.vn, tác giả nick name saganor lại đƣa ra khái niệm về
mạng xã hội một cách khá kỹ thuật nhƣ sau: “Mạng xã hội (tiếng Anh là Social
Networking site) là một cộng đồng trực tuyến hay mạng lƣới gồm nhiều điểm (note)
và dây (tie): cá nhân tại các vị trí khác nhau đƣợc liên kết bởi “dây” quan hệ ở các
cấp khác nhau”.
Bàn đến khái niệm này, PGS.TS Mai Quỳnh Nam lại cho rằng: “Không
nên hiểu mạng xã hội chi ở khía cạnh thơng tin điện tử. Mạng xã hội cỏ thể hỉnh
dung nhƣ là khái niệm chỉ mối quan hệ liên đới giữa con ngƣời với nhau về một vấn

đề nào đó trong xã hội”.
Quan điểm của PGS.TS Mai Quỳnh Nam khá gần với ý kiến của tác giả
nƣớc ngoài Peter K.Ryan trong cuốn sách “Social networding” (The Rosen
Publishing Group). Theo Peter, mạng xã hội là một nhổm ngƣời kết nổi vì một lý do
cụ thể nào đấy. Một ví dụ điển hình nhất cho khái niệm này là một nhóm bạn. Ngồi
ra, trƣờng học, doanh nghiệp, thành phố, đất nƣớc... là những dạng thức khác của
mạng xã hội. Với việc phát minh ra radio, tivi, và đặc biệt là Internet, con ngƣời có
thể thiết lập và duy trì sự liên kết vƣợt qua những giới hạn về không gian trong lịch


12
sử trƣớc đây. Khả năng giao tiếp vƣợt qua biên giới đã tạo ra những dạng thức
mạng xã hội mới.
Trong khi đó, theo Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet thì mạng xã hội
đƣợc hiểu nhƣ sau: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng
đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu giữ và trao đổi thông
tin với nhau trên môi trường Internet bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn, trò
chuyện trực tuyến và các hình thức tương tác khác” [36, tr41].
Nói cách khác, mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thành viên có cùng sở
thích trên internet với nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt khơng gian và
thời gian. Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm mạng xã hội theo Nghị
định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ, bởi đây là văn bản Nhà nƣớc chính thống,
giám sát, quản lý lĩnh vực này.
Mạng xã hội có những tính năng nhƣ chat, e-mail, phim ảnh, voice chat,
chia sẻ file, blog, diễn đàn và xã luận. Các dịch vụ này có nhiều phƣơng cách để các
thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ nhƣ tên trƣờng hoặc tên
thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (nhƣ địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc
dựa trên sở thích cá nhân (nhƣ thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực
quan tâm: kinh doanh, mua bán...

Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace
và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trƣờng Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại
Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dƣơng. Mạng xã hội
khác gặt hái đƣợc thành công đáng kể theo vùng miền nhƣ Bebo tại Anh Quốc,
CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các
mạng xã hội nhƣ: Zing Me, YuMe, Tamtay... và hiện thu hút hàng triệu ngƣời trên
khắp thế giới tham gia.
Ở Việt Nam, các mạng xã hội thu hút đông đảo thành viên tham gia là:
Facebook,Zalo, Zingme, Youtube, và trƣớc đây là blog.
1.1.1.3. Báo chí điều tra, bài điều tra
* Báo chí điều tra
Trong nghiên cứu có tiêu đề “Điều tra trong hoạt động báo chí”, tác giả


13
Nguyễn Đức Dũng cho rằng, báo chí điều tra là giai đoạn thứ 3 trong 3 giai đoạn
của báo chí thế giới với mức độ tăng dần về sức tác động xã hội (3 giai đoạn cụ thể
là: báo chí thơng tin tun truyền; báo chí điều tra; báo chí giải pháp) [15; tr.11-15].
“Có ngƣời ví báo chí điều tra nhƣ “búa tạ”, “đại bác”... thể hiện và thúc đẩy tính
chiến đấu của tờ báo.” [15; tr.21]
Giáo trình báo chí điều tra xác định 3 dấu hiệu bản chất của báo chí điều
tra: Là loại hình hoạt động báo chí trong đó nhà báo và cơ quan báo chí phanh phui
trƣớc công chúng những vấn đề, vụ việc quan trọng, liên quan đến lợi ích của các
nhóm cơng chúng trong xã hội mà bị ai đó che đậy; địi hỏi nhà báo phải sử dụng
những nghiệp vụ điều tra nhằm truy tìm và đƣa ra ánh sáng bản chất của sự thật;
thƣờng đƣợc viết với hình thức thể loại tƣơng ứng là thể loại điều tra hoặc phóng sự
điều tra [15; tr.34].
Nói đến báo chí điều tra là nói đến hai khía cạnh: Điều tra là một phƣơng
pháp nghiệp vụ báo chí nhằm truy tìm sự thật, thu thập và điều tra là một thể loại
báo chí. Báo chí điều tra sản sinh ra nhiều cây bút xuất sắc với những bài viết ấn

tƣợng. Họ đƣa ra ánh sáng nhiều việc có lợi ích cơng nhƣ phịng, chống tội phạm,
giang hồ có tổ chức; các hành vi tham nhũng tiêu cực; phát hiện các vi phạm
nghiêm trọng về môi trƣờng nhằm bảo vệ an toàn, sức khoẻ của ngƣời dân; các bí
ẩn lịch sử hoặc các nhân vật quan trọng mà cơng chúng quan tâm. Nếu báo chí điều
tra bị yếu đi thì sẽ mất một chỗ dựa quý giá cho ngƣời dân, cơ quan nhà nƣớc,
doanh nghiệp... khi cần lên tiếng đảm bảo sự công bằng, phải trái trong xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển của kinh tế - xã hội - thể chế, báo chí
điều tra đang đối mặt với nhiều thách thức. Để vƣợt qua những thách thức này, giữ
vững vai trò và phát triển đƣợc, báo chí điều tra cần đƣợc đƣa lên một mặt bằng mới
cả về nghiệp vụ và môi trƣờng pháp luật. Các nhà báo điều tra cần đƣợc sự hỗ trợ
bài bản, đƣợc đầu tƣ nghiệp vụ tốt hơn để đảm bảo sự chính xác, khách quan trong
các bài báo, tránh những sai sót đáng tiếc. Đồng thời các nhà báo điều tra cần đƣợc
pháp luật bảo vệ khi hành động vì lợi ích cơng.
Báo chí điều tra cũng dễ phải đối mặt với các cáo buộc từ phía pháp luật do
tính chất nhạy cảm về nội dung. Vì vậy, nếu báo chí vì lợi ích cơng khơng đƣợc
hƣởng quyền miễn trừ về pháp luật hơn báo chí vì những mục đích khác nhƣ thƣơng


14
mại, đơi khi vì mục đích tƣ lợi riêng tƣ... thì báo chí điều tra sẽ khó khăn, ít động lực.
* Bài điều tra
+ Đặc điểm nội dung
Thứ nhất, bài điều tra xuất hiện trong những “hồn cảnh có vấn đề”, chứa
đựng uẩn khúc, mâu thuẫn cần giải quyết, có lời giải đáp. Giáo trình nghiệp vụ báo
chí cho rằng: “Khi nào có vấn đề cần điều tra thì mới dùng đến thể loại điều tra để
tìm câu trả lời” [4; tr.260-261]. Theo các tác giả cuốn Báo chí và đào tạo báo chí
“Tác phẩm điều tra thƣờng xuất hiện khi cần câu trả lời cho một câu hỏi nào đó”
[24; tr.367]. Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân thì cho rằng: “Thể loại điều tra thƣờng
xuất hiện trong những hoàn cảnh có vấn đề” [24; tr.158]. Nhƣ vậy, thể loại điều tra
chỉ đƣợc sử dụng khi xuất hiện “hồn cảnh có vấn đề” mà theo nhà báo Hữu Thọ thì

đó là “một cái gì đó khơng bình thƣờng xảy ra”. Tức là trong thực tiễn cuộc sống
nảy sinh câu hỏi, mâu thuẫn, có nhiều quan điểm trái chiều, cơng chúng mong muốn
nhận đƣợc những lời giải đáp xác thực, cũng nhƣ xu hƣớng vận động và hƣớng giải
quyết để điều chỉnh hành vi của mình. Mục đích của bài điều tra “làm cho những
thơng tin cần thiết, có tầm quan trọng sống còn đối với nhân dân, nhƣng lại bị giấu
giếm trở thành công khai; đấu tranh với sự lợi dụng chức quyền của các thế lực thù
xấu, chống lại tình trạng vô pháp luật nhằm giúp xã hội thay đổi theo chiều hƣớng
tốt hơn” [31; tr.10].
Hàng ngày, trong cuộc sống của chúng ta thƣờng xuyên xuất hiện rất nhiều
mâu thuẫn, nhƣng không phải mâu thuẫn nào cũng là đối tƣợng của tác phẩm điều
tra. Để trở thành đối tƣợng phản ánh trong một tác phẩm điều tra, mâu thuẫn đó
phải tồn tại trong một vấn đề, trong một hoàn cảnh tiêu biểu, có ý nghĩa... Nhiệm vụ
của bài điều tra là “giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề đang có nhiều ý kiến tranh
luận, nhiều quan điểm khác nhau; bám sát những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống,
tái hiện lại, tìm ra bản chất, xu hƣớng vận động phát triển và đôi khi là hƣớng giải
quyết mâu thuẫn đó” [30; tr.367].
Nhà báo Hữu Thọ đƣa ra ba loại bài điều tra thƣờng xuất hiện trên báo chí
[30; tr.255-259]: Một là, loại bài điều tra nêu vấn đề, vụ việc. Trên thực tế, có khơng
ít bài điều tra chỉ dừng lại phản ánh, làm rõ vấn đề. Không phải bài điều tra nào cũng
vừa đề cập, làm sáng tỏ vấn đề vừa giải quyết, chỉ ra phƣơng hƣớng giải quyết vấn


15
đề. Ví dụ: Loạt bài điều tra về Nỗi gian truân khi làm sổ đỏ của tác giả Vũ Văn Tiến
đăng trên Dân trí năm 2011 đã “trần tình” thực trạng nỗi khổ của ngƣời dân khi đi
làm sổ đỏ. Điều đó đã nhận đƣợc sự quan tâm của dƣ luận, Thủ tƣớng Chính phủ đã
ra Chỉ thị về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
(gọi chung là “sổ đỏ”) và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Hai là, loại bài điều tra
khẳng định bản chất sự việc, nêu nguyên nhân. Thực chất loại bài này là nhằm giải

đáp các câu hỏi: Nhƣ thế nào? Vì sao? Việc điều tra để làm sáng tỏ q trình diễn ra
sự việc đã khó, việc xác định đúng nguyên nhân vì sao xảy ra sự việc đó cịn khó hơn.
Loại bài điều tra này khơng nêu ra giải pháp nhƣng nếu chỉ đúng nguyên nhân thì đã
có tác dụng nhân rộng, hoặc ngăn ngừa, hạn chế sự việc tái diễn. Ba là, loại bài điều
tra trả lời câu hỏi làm gi? Làm nhƣ thế nào? Loại bài này vừa nêu vấn đề, phân tích rõ
bản chất, chỉ ra nguyên nhân và đƣa ra cách giải quyết. Việc đƣa ra đƣợc phƣơng
hƣớng giải quyết hợp lý sẽ nâng cao tính hiệu quả xã hội của bài điều tra. Điều này
rất khó, địi hỏi nhà báo phải hiểu rõ vấn đề, có tầm nhìn bao qt.
Cơng chúng đọc điều tra là để biết cặn kẽ sự việc cũng nhƣ nguyên nhân và
kết quả của sự việc đỏ; đồng thời họ còn muốn biết ý kiến của những ngƣời khác,
trƣớc hết là của nhà báo - ngƣời có nhiều khả năng và điều kiện hiểu biết về sự kiện
đƣợc nêu trong bài báo. Trên báo chí Việt Nam đƣơng đại, các sự kiện, hiện tƣợng
đƣợc nêu trong bài điều tra có độ chính xác rất cao, khơng hƣ cấu, khơng thêm bớt
và khơng có suy luận chủ quan. Những vấn đề quan trọng, chứa đựng mâu thuẫn và
phức tạp trong đời sống xã hội thƣờng là đối tƣợng của bài điều tra. Tuy nhiên,
cũng có nhiều dạng mâu thuẫn. Một là, những vụ việc, sự kiện, vấn đề chứa đựng
mâu thuẫn đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nhƣng chƣa có lời giải đáp. Đó có thể là
xung đột, vụ án, tội ác, tai nạn, tiêu cực... bí mật, bị che dấu, chƣa đƣợc ai khám
phá. Nhiệm vụ của nhà báo là phát hiện, điều tra, làm sáng tỏ, lôi ra ánh sáng sự
khuất tất và đƣa ra câu trả lời cho vấn đề đó. Hai là, những vụ việc, vấn đề chứa
đựng uẩn khúc, mâu thuẫn nhƣng cùng lúc có nhiều lời giải đáp khác nhau, chƣa có
câu trả lời đúng đắn nhất. Nhiệm vụ của nhà báo là làm sáng tỏ vấn đề và đƣa ra câu
trả lời thuyết phục nhất. Ba là, những vụ việc, xung đột, mâu thuẫn đã đƣợc giải
quyết, các câu hỏi đã có lời giải đáp nhƣng chƣa thỏa đáng, chƣa thỏa mãn phần đa


16
công chúng, hoặc chƣa làm nhà báo hết nghi ngờ. Trong trƣờng hợp này, nhà báo sẽ
tiến hành điều tra của riêng mình để tìm câu trả lời đích thực, lột trần bản chất sự
thật. Vì bối cảnh, quá trình diễn ra sự việc có thể bị cố tình che giấu nên việc điều

tra trên thực tế không đơn giản, gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi nguy hiểm, đe
dọa đến tính mạng của nhà báo. Nhà báo, một mặt giống nhân viên điều tra, thanh
tra hình sự, mặt khác lại giống nhà nghiên cứu khoa học, vừa tỉ mỉ, cẩn trọng, vừa
nhanh nhạy...
Thứ hai, phƣơng pháp thể hiện đặc thù của thể loại điều tra là phân tích, lý
giải sự kiện, vấn đề hƣớng tới một kết luận hoặc đƣa ra giải pháp. Khác với phóng
sự là chỉ ra và miêu tả sự kiện, điều tra phải chọn lọc, trình bày sự kiện một cách
ngắn gọn, súc tích từ đó phân tích, lý giải sự kiện.
* Hình thức
+ Dung lượng
Tác phẩm điều tra thƣờng có dung lƣợng lớn, từ 800 từ đến nhiều kỳ. Đặc
biệt, trên báo mạng điện tử, không bị hạn chế về dung lƣợng nên nhiều tác phẩm
điều tra có thể “thỏa sức”, đăng rất nhiều kỳ, mỗi kỳ khoảng 500-1.000 từ.
Bên cạnh đó, cũng vì không bị hạn chế về dung lƣợng nên trong mỗi tác
phẩm điều tra trên báo mạng điện tử đều có ảnh, box thơng tin, đƣờng link, thậm chí
cả video, audio.
+ Kết cấu
Kết cấu của bài điều tra thƣờng rõ ràng, dứt khoát với ba phần chặt chẽ,
mạch lạc, khoa học: Mở đầu (nêu vấn đề) - Thân bài (trình bày, phân tích, chứng
minh) - Kết luận. “Phần mở đầu (bao gồm đầu đề + mào đầu) có nhiệm vụ nêu ra
một vấn đề, hoặc cậu hỏi chủ yếu, quan trọng, cần thiết nào đó đang cần đƣợc trả
lời. Phần thân bài là q trình chứng minh, phân tích, giải thích nhằm trả lời câu hỏi
đó thơng qua các luận cứ, luận chứng, luận điểm. Phần kết luận phải nêu ra đƣợc
một kết luận rõ ràng, minh bạch, có thể thỏa mãn nhu cầu đƣợc trả lời của công
chúng.” [27; tr.316].
- Tít chính
Tít chính thƣờng đƣợc đặt ngắn gọn, dễ hiểu, gây ấn tƣợng và thuyết phục
cơng chúng. Ví dụ: Loạt bài về Vụ cưỡng chế ngôi nhà 194 Phố Huế của tác giả Vũ



17
Văn Tiến (báo Dân trí) sử dụng các tít sau:
Kỳ 1: Ý kiến luật sư xung quanh vụ cưỡng chế ngôi nhà 194 phố Huế (ngày
14/7/2011);
Bài 2: Nhiều “bất thường” trong vụ cưỡng chế ngôi nhà 194 phố Huế
(ngày 18/7/2011);
Bài 3: Cơ quan Thi hành án đã “lờ” đì việc xử lý tài sản thể chấp vụ án
194 phố Huế (ngày 19/7/2011);
Bài 4: Lật lại hồ sơ bán đấu giá ngơi nhà 194 phố Huế (20/7/2011);
Bài 5: Những “bí mật” vụ cưỡng chế ngôi nhà 194 phố Huế “lộ sáng”
(21/7/2011);
Theo nhà báo Loic Hervouet, Tổng giám đốc Trƣờng đại học báo chí Lille
(Pháp) trong cuốn Viết cho độc giả, có thể phân chia tít thành 3 loại: tít thơng báo,
tít kích thích và tít hỗn hợp [45; tr.71 ]:
Tít thơng báo: “Tham vọng duy nhất của loại đầu đề này là cung cấp thơng
tin chính cho độc giả... Đầu đề này phải tóm tắt đƣợc tồn bộ bài báo, trả lời một
cách đơn giản một trong số các câu hỏi cơ bản (Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Nhƣ
thế nào? Tại sao?)...”. Ví dụ: Cán bộ ngân hàng “rút ruột” hơn chục tỷ đồng để
chơi bạc (An ninh Thủ đơ, ngày 27/10/2014);
Nội dung thơng báo trong loại tít này chỉ mang tính khái qt, tóm lƣợc vụ
việc, hoặc vấn đề mà bài điều tra đƣa ra. Nhìn chung, loại tít thơng báo thƣờng đƣợc
dùng trong các bài điều tra có dung lƣợng ngắn (dƣới 1.000 từ). Độc giả có thể nắm
bắt đƣợc nội dung chính của bài điều tra qua tít bài.
Tít kích thích: Khác với tít thơng báo, tít kích thích “chỉ chứa một vài yếu tố
liên quan đến chủ đề của bài báo, mục đích chính là muốn cho độc giả tò mò, muốn
đọc ngay lập tức... Nó phản ánh cái thần của bài báo, hơn là nội dung bài báo”. Ví
dụ: Bn bán nơ lệ tàn bạo như Trung cổ (Tuổi trẻ Online, 23/10/2014), Đột nhập
“thánh địa” sản xuất “thần chết” (báo Dân trí, 3/2/2015). Để “níu” mắt ngƣời đọc,
tít kích thích có nhiều hình thức thể hiện: dùng từ “đắt”, câu cảm thán, câu hỏi, câu
nghi vấn, câu bỏ lửng...

Tít hỗn hợp: “là sự hịa họp giữa hai loại trên, tức là vừa cung cấp thơng tin
chính, vừa gợi trí tị mị”. Tít hỗn họp cấu tạo dƣới nhiều dạng, phổ biến nhất là


18
dƣới hình thức câu hỏi, câu cảm, trích dẫn... để gợi tò mò, tạo khoảng trống hấp dẫn
ngƣời đọc: Xe quả tải lộng hành: Tẩm giấy đăng kiểm “thần kỳ “? (báo Dân trí,
15/11/2015). Loại tít hỗn họp này cũng đƣơc sử dụng nhiều vì hàm lƣợng thơng tin
cao lại có tính kích thích. Tuy nhiên, hạn chế của loại tít này là hơi dài.
Theo kết quả khảo sát mức độ sử dụng các loại tít trong bài điều tra trên ba
báo Tuổi trẻ Online, Dân trí, Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/10/2014 31/03/2015 [51; tr.50] cho thấy: Tít thơng báo đƣợc sử dụng ít nhất, 34 bài (chiếm
21%), sau đó đến tít hỗn họp, 43 bài (chiếm 26,5%), sử dụng nhiều nhất là tít kích
thích, 85 bài (chiếm 52,5%).
- Tít xen:
Sau tít chính, bài điều tra trên báo mạng điện tử thƣờng có thêm các tít xen
nhằm thông báo một cách ngắn gọn những nội dung chính đƣợc trình bày sau đó. Ví
dụ: Bài Xe q tải lộng hành: Tấm giấy đăng kiểm “thần kỳ”? (báo Dân trí,
15/11/2015) có hai tít xen: Vào cảng chất hàng quá tải, Tờ giấy đăng kiểm thần
kỳ?; Bài Buôn bán nô lệ tàn bạo như Trung cổ (Tuổi trẻ Online, 23/10/2014) có hai
tít xen: Ăn lá cây để sống và Đào tẩu và nổi loạn.
Có những bài điều tra tác giả sử dụng nhiều tít xen để chia rõ luận điểm,
giúp độc giả có thể nắm rõ đƣợc tồn bộ nội dung của bài viết, nhƣ bài Vụ “vỡ trận
bến xe Mỹ Đình: “Nhóm lợi ích “ tiếp tục “diễn trị “ (báo Dân trí, đăng ngày
28/6/2013) tác giả đã sử dụng tới 3 tít xen là Đánh bùn sang ao, “Tung hỏa mù”
nhằm đánh lừa dư luận, Hãy nhìn vào con số này.
Cũng có những bài điều tra khơng có tít xen, đó là trƣờng hợp bài có dung
lƣợng nhỏ, hoặc vừa phải (dƣới 1000 từ). Nhƣ bài điều tra Những cạm bẫy đầy nước
mắt với nữ tiếp viên karaoke (báo Cơng an Nhân dân Online, 17/3/2015) khơng có tít
xen nhƣng tác giá đã lần lƣợt trình bày q trình thâm nhập vào địa bàn, thu thập
chứng cứ và phân tích làm rõ vụ việc thơng qua những chứng cứ, chứng lý rõ ràng

nhằm phơi bày sự thật, sắp xếp, tổ chức dữ kiện theo một trình tự logic.
- Mào đầu, đoạn dẫn
Mào đầu hay còn gọi là phần mở đầu có vai trị quan trọng sau tít chính
trong việc thu hút sự chú ý của độc giả. Mào đầu là cái thần của bài báo, có thể
dùng một vài câu nguyên văn, hấp dẫn trong bài báo, hoặc tóm lƣợc nội dung chính


×