Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Tổ chức và quản lý thông tin về an toàn giao thông trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay (khảo sát báo dantri com vn, vnexpress net, baogiaothong vn, năm 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TẠ THỊ NHƢ QUỲNH

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ AN TỒN GIAO THƠNG
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát báo dantri.com.vn, vnexpress.net, baogiaothong.vn, năm 2016)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TẠ THỊ NHƢ QUỲNH

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ AN TỒN GIAO THƠNG
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát báo dantri.com.vn, vnexpress.net, baogiaothong.vn, năm 2016)


Ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng

HÀ NỘI - 2017


XÁC NHẬN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƢỢC CHỈNH SỬA
Luận văn đã đƣợc sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn Thạc sĩ.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS,TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Luận văn
đƣợc hồn thành dƣới sự hƣớng dẫn của PGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng. Các
số liệu và trích dẫn trong luận văn hồn tồn đáng tin cậy, đƣợc trích nguồn
đầy đủ. Kết quả nghiên cứu trong luận văn chƣa từng đƣợc công bố và khơng

trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung, kết quả trong
luận văn này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Tạ Thị Nhƣ Quỳnh


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tun
truyền, đến nay tơi đã hồn thành luận văn Thạc sĩ Báo chí học, với đề tài
“Tổ chức và quản lý thông tin về an tồn giao thơng trên báo mạng điện
tử ở Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo dantri.com.vn, vnexpress.net,
baogiaothong.vn, năm 2016)”.
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, tạo
điều kiện của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất
đến PGS, TS. Đinh Thị Thu Hằng - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn của mình. Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ
giáo trong khoa Báo chí đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tơi trong
q trình học tập tại lớp Cao học Quản lý Báo chí truyền thơng K21.1, Học
viện Báo chí và Tun truyền.
Tơi xin cảm ơn Ban Ban tập Báo điện tử Dân trí - nơi tơi công tác, đã
tạo điều kiện thuận lợi để tôi tham gia học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn các

nhà quản lý báo chí, những cơ quan báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát đã
nhiệt tình cung cấp thơng tin, số liệu, giúp tôi thực hiện đề tài luận văn. Tơi
xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân đã ln ủng hộ và động viên, các anh chị em
đồng nghiệp, đồng môn luôn chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Trân trọng!
Tác giả luận văn
Tạ Thị Nhƣ Quỳnh


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC TỪ TIẾNG ANH

ATGT

: An toàn giao thơng

Inforgraphic

: Đồ họa thơng tin

GTVT

: Giao thơng vận tải

Comment

: Bình luận


TNGT

: Tai nạn giao thông

Text

: Văn bản


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức tịa soạn của báo dantri.com.vn.......................... 41
Sơ đồ 2.2. Mơ hình tổ chức tịa soạn của báo vnexpress.net .......................... 43
Sơ đồ 2.3. Mơ hình tổ chức tịa soạn của baogiaothong.vn ............................ 46
Biêu đồ 2.1. Thể loại sử dụng trong thông tin về an tồn giao thơng trên báo
mạng điện tử ............................................................................. 50
Biểu đồ 2.2. Công cụ thông tin về an tồn giao thơng trên báo mạng điện tử... 51


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC
VÀ QUẢN LÝ THƠNG TIN VỀ AN TỒN GIAO THƠNG TRÊN BÁO
MẠNG ĐIỆN TỬ............................................................................................ 11
1.1. Các khái niệm ................................................................................ 11
1.2. Vai trò của việc tổ chức và quản lý thông tin về an tồn giao thơng trên
báo mạng điện tử .................................................................................... 19
1.3. Quy trình tổ chức và phƣơng thức quản lý thơng tin về an tồn giao
thơng trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay .................................... 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ THƠNG TIN VỀ
AN TỒN GIAO THƠNG TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY ..................................................................................................... 39
2.1. Giới thiệu các báo thuộc diện khảo sát .......................................... 39
2.2. Thực trạng tổ chức thơng tin về an tồn giao thông trên báo mạng
điện tử ................................................................................................... 47
2.3 Thực trạng quản lý thơng tin về an tồn giao thơng trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay ................................................................. 53
2.4. Thành công, hạn chế và nguyên nhân về tổ chức và quản lý thông
tin về ATGT trên báo mạng điện tử...................................................... 63
Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TỔ
CHỨC VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ AN TỒN GIAO THƠNG TRÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ..................................... 72
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức và quản lý thông tin về an
tồn giao thơng ở việt nam hiện nay ..................................................... 72
3.2. Các giải pháp đối với tổ chức và quản lý thơng tin về an tồn giao
thơng trên báo mạng điện tử ở việt nam hiện nay ................................ 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
An tồn giao thơng (ATGT) ln là vấn đề “nóng”, thu hút sự quan tâm
đặc biệt của tồn xã hội. Theo cơng bố của Ủy ban ATGT Quốc gia tại Lễ tƣởng
niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thơng (TNGT) năm 2016: Ở Việt
Nam, mỗi ngày có 24 ngƣời bƣớc ra khỏi nhà và vĩnh viễn không bao giờ trở về,
cùng đó là 60 ngƣời lâm vào cảnh tàn phế suốt đời. Nguyên nhân là vì TNGT.
TNGT khiến con mất cha, gia đình mất con, vợ mất chồng, nhà vắng bóng mẹ…
Những mất mát đau thƣơng này còn theo mãi suốt cuộc đời của những ngƣời

cịn sống và thật đau xót với những ngƣời đã ra đi mãi mãi.
Tại nhiều kỳ họp Quốc hội, vấn đề ATGT đã đƣợc nêu ra, có đại biểu
Quốc hội đã nhấn mạnh tới “số ngƣời chết vì TNGT ở Việt Nam hiện nay
nhiều hơn cả số ngƣời chết ở những nƣớc đang có chiến tranh”. Với tình hình
nhƣ vậy, nhiều đại biểu Quốc hội thậm chí đã u cầu Chính phủ ban bố tình
trạng khẩn cấp.
Chính phủ Việt Nam coi vấn đề đảm bảo trật tự ATGT là nhiệm vụ
chính trị lớn, cả hệ thống chính trị - xã hội cùng hành động nhằm đảm bảo
ATGT. Những năm qua, Chính phủ cùng các Bộ, ngành đẩy mạnh các giải
pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhằm kéo giảm TNGT. Sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan thông tin đại chúng trong
việc đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đã đem tới nhiều kết quả tích cực,
TNGT ngày càng có chuyển biến tích cực và giảm cả 3 tiêu chí, đặc biệt là số
ngƣời chết vì TNGT ngày càng giảm sâu. Mục tiêu đƣợc Chính phủ đƣa ra là
mỗi năm giảm tối thiểu 5-10% số vụ TNGT, số ngƣời chết và bị thƣơng.
Thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy, TNGT tại Việt Nam
trong 5 năm trở lại đây có xu hƣớng giảm dần, cụ thể: Năm 2011, hơn 11.395
ngƣời tử vong do TNGT; Năm 2012 là 9.446 ngƣời và đến năm 2014 và 2015 số


2
ngƣời chết vì TNGT giảm xuống dƣới 9.000 ngƣời. Tuy nhiên, với tình hình
giao thơng phức tạp nhƣ hiện nay, xu hƣớng giảm đƣợc cho là chƣa bền vững và
cần tăng cƣờng các giải pháp nhằm đảm bảo trật tự an tồn giao thơng.
Với vai trị là cầu nối, báo chí có đóng góp rất lớn về lĩnh vực ATGT,
tham gia thông tin sâu rộng về các vấn đề ATGT trong đời sống xã hội hiện
nay. Sự nhanh chóng, kịp thời của báo chí đã giúp cho cơng chúng thỏa mãn
nhu cầu thông tin về ATGT. Thông tin về trật tự ATGT đƣợc đăng tải, phát
sóng dày đặc trên tất cả các loại hình báo chí nhƣ hiện nay, gồm: Báo in, truyền
hình, phát thanh và báo mạng điện tử. Mỗi loại hình báo chí với thế mạnh riêng

đã thể hiện vai trị thơng tin cụ thể, hƣớng tới mục tiêu thơng tin hiệu quả về
lĩnh vực nóng bỏng của xã hội là ATGT đến với cơng chúng báo chí.
Thơng qua báo chí, ngƣời dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của
mình về các vấn đề vấn đề ATGT trong đời sống hàng ngày và thể hiện sự
giám sát, phản biện xã hội của mình, đồng thời tiếp nhận đầy đủ thơng tin về
đƣờng lối, chính sách, pháp luật về trật tự ATGT và các vụ việc điển hình,
những vấn đề nổi cộm về ATGT nảy sinh trong đời sống. Báo chí bám sát sự
kiện, thơng tin nhanh nhạy về ATGT, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và
định hƣớng tƣ tƣởng, hƣớng dẫn dƣ luận rõ ràng, các cơ quan thông tấn, đặc
biệt thời gian qua báo chí đã thực hiện tốt chức năng phản biện về các chính
sách về ATGT mang lại hiệu quả xã hội rõ rệt, tạo ra niềm tin của công chúng
đối với cơ quan báo chí.
Với đặc điểm thơng tin về ATGT ln nóng, cơng tác đảm bảo trật tự
ATGT địi hỏi phải kịp thời, nhanh chóng thì báo mạng điện tử đã đáp ứng
đƣợc điều đó, thơng tin chất lƣợng càng ngày càng cao. Trên báo điện tử, hình
thức trình bày hấp dẫn, sử dụng các phƣơng thức thông tin hiệu quả thơng qua
hình ảnh, video, đồ họa... Thế mạng thơng tin nhanh, không giới hạn, độ bao
phủ rộng khắp và tính chất siêu liên kết khiến cho hoạt động thơng tin về


3
ATGT của báo mạng điện tử càng hiệu quả, vai trò của báo mạng điện tử
ngày càng quan trọng khi thông tin tuyên truyền về ATGT đến với ngƣời dân
rất nhanh và kịp thời, độ bao phủ rất lớn, ngƣời tham gia giao thơng đã có sự
cập nhật tích cực và tƣơng tác nhanh chóng.
Trên thực tế, ATGT là vấn đề thƣờng trực hàng ngày trong đời sống
dân sinh nên sự quan tâm của cộng đồng xã hội tới những thơng tin về tình
hình ATGT là rất lớn. Xuất phát từ nhu cầu thông tin này, các báo điện tử
hiện nay đã và đang đẩy mạnh thông tin về lĩnh vực ATGT, trong đó chú
trọng tới việc tổ chức và quản lý thông tin về ATGT trên báo và coi đó là đối

trọng để cạnh tranh thơng tin, thu hút bạn đọc. Đó cũng là câu trả lời vì sao
khi mở các trang báo mạng ra thì thơng tin về ATGT luôn là một trong những
lĩnh vực thông tin đƣợc cập nhật nhiều nhất, nhanh nhất và đăng tải ở vị trí
cao nhất trên tồn trang.
Cơng tác tổ chức nội dung thông tin và quản lý thông tin về ATGT
đƣợc tổ chức xây dựng và quản lý rõ ràng trong mỗi tòa soạn, việc tổ chức nội
dung và duyệt đăng tin bài về ATGT đƣợc thực hiện theo quy trình đầy đủ.
Ngồi các thơng tin nóng đƣợc cập nhật theo dịng thời sự thì các tịa soạn báo
mạng điện tử cũng tăng cƣờng hoạt động tổ chức và quản lý chuyên trang về
ATGT, việc này quản lý chặt chẽ và tập trung về lĩnh vực thơng tin, cùng đó
việc tổ chức nội dung có chất lƣợng, với nhiều phƣơng thức thơng tin đa
dạng, đóng vai trị rất lớn để duy trì chun trang đó hoạt động, đáp ứng nhu
cầu thơng tin của độc giả và giữ độc giả lại với tờ báo của mình qua những
thơng tin nhanh, chính xác và liên tục đƣợc cập nhật trên trang.
Tuy nhiên, việc tổ chức và quản lý thông tin về ATGT trên báo mạng
điện tử ở Việt Nam hiện nay còn những hạn chế nhất định, chƣa phát huy
đƣợc hết thế mạnh của loại hình báo điện tử trong xu thế cơng nghệ kỹ thuật
hiện đại. Tổ chức và quản lý thông tin về ATGT hiện mới chỉ đƣợc thực hiện


4
theo xu hƣớng cập nhật thông tin thời sự, thông tin sự kiện và theo diễn biến
một chiều, chƣa có sự đầu tƣ xứng đáng về nội dung, hình thức và khoa học
cơng nghệ.
Có thể nói, khi việc tổ chức và quản lý thơng tin càng đƣợc chú trọng
thì hiệu quả hoạt động của báo mạng điện tử càng đƣợc nâng cao. Thậm chí,
việc tổ chức và quản lý thơng tin nhƣ thế nào đƣợc cho là điều kiện “sống
còn” trong cuộc chạy đua thông tin của các báo mạng điện tử hiện nay, đáp
ứng yêu cầu thông tin ngày càng đa dạng về nội dung và đòi hỏi về chất lƣợng
thơng tin từ bạn đọc…

Từ những lí do nói trên, tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức và quản lý thơng
tin về an tồn giao thơng trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (Khảo
sát báo dantri.com.vn, vnexpress.net, baogiaothong.vn, năm 2016)”, để thực
hiện nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ của mình, với mong muốn góp thêm
những ý kiến, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hiệu quả trong vấn đề
đảm bảo trật tự ATGT, xây dựng văn hóa giao thơng nhằm đẩy lùi vấn nạn
TNGT tại Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nhiều cơng trình nghiên cứu về báo mạng điện tử đã đƣợc xuất bản thành
sách chuyên khảo, các đề tài khoa học: Giáo trình lý thuyết và kỹ năng báo mạng
điện tử - PGS, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang, NXB Chính trị quốc gia sự thật,
2016. Báo mạng điện tử Đặc trƣng và phƣơng pháp sáng tạo - PGS, TS. Nguyễn
Thị Trƣờng Giang, NXB Chính trị quốc gia, 2014. Báo mạng điện tử - Những
vấn đề cơ bản - PGS, TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang, NXB Chính trị Quốc
gia, 2011. Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử - PGS, TS. Nguyễn Thị
Trƣờng Giang, NXB Chính trị Quốc gia, 2014. Cơ sở lý luận báo chí - PGS, TS.
Nguyễn Văn Dững, NXB Lao động, 2012. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản
trong chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí - Trƣơng Minh Tuấn, báo Nhân Dân,


5
ngày 11/4/2014. Quản lý và Phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam - Đỗ Q
Dỗn, NXB Thơng tin và Truyền thơng, 2015. Báo chí và mạng xã hội - TS.
Đỗ Chí Nghĩa, TS. Đinh Thị Thu Hằng, NXB Lý luận Chính trị, 2014…
Những nghiên cứu này nêu lên lịch sử hình thành và phát triển của báo mạng
điện tử, đặc trƣng và thế mạnh của loại hình báo mạng điện tử, mơ hình tịa
soạn, quy trình sản xuất thơng tin báo mạng điện tử… Bên cạnh đó, cơ sở lý
luận về báo chí nói chung với các chức năng, nguyên tắc hoạt động đƣợc nêu
rõ, sự cạnh tranh của báo mạng điện tử trong bối cảnh thông tin trên mạng xã
hội bùng nổ nhƣ hiện nay. Vấn đề tổ chức và quản lý thơng tin trên báo chí

nói chung và báo mạng điện tử nói riêng đƣợc thể hiện đậm nét trong cơng
trình nghiên cứu của các tác giả.
ATGT là vấn đề ln nóng trong đời sống xã hội, đảm bảo trật tự
ATGT là nhiệm vụ chính trị lớn của đất nƣớc. Báo chí truyền thơng ln đẩy
mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền về vấn đề an tồn giao thơng, đặc biệt
là trên báo mạng điện tử. Đơn cử nhƣ trên Báo điện tử Dân trí, từ năm 2013
Báo đã mở chuyên trang về Giao thông, cập nhật và đăng tải hàng ngày, hàng
giờ những tin bài về giao thông và trật tự ATGT. Chuyên trang về Giao thơng
của Báo điện tử VnExpress có số lƣợng tin bài liên quan đến vấn đề an tồn
giao thơng đƣợc đăng tải dày đặc và liên tục. Báo Giao thông với đặc thù là
báo ngành nên có nhiều lợi thế thông tin nên chuyên trang ATGT, đây cũng là
một trong những chuyên trang mạnh nhất của báo này; trong chuyên trang có
nhiều tiểu mục đề cập tới mọi mặt của vấn đề liên quan đến ATGT, đây cũng
là nguồn tham khảo và lấy lại của nhiều báo ngoài ngành.
ATGT là đề tài thƣờng xuyên của nhiều cuộc hội thảo chuyên ngành,
nhiều nghiên cứu khoa học ở Trung ƣơng và địa phƣơng; là đề tài nghiên cứu
luận văn của nhiều nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Thạc sĩ. Một số nghiên cứu về đề
tài ATGT gần đây:


6
+ Đỗ Hoàng Thạch (Luận văn Thạc sĩ - 2014): Thơng điệp về an tồn
giao thơng. Luận văn đã đánh giá tổng quan thực trạng truyền thông về
ATGT thông qua các thơng điệp truyền thơng, từ đó đề ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về ATGT.
+ Đặng Tiến Đức (Luận văn Thạc sĩ - 2010): Vai trị của báo chí trong
phát triển giao thơng vận tải ở nước ta hiện nay. Nghiên cứu của tác giả Đặng
Tiến Đức đã chỉ ra vai trò quan trọng của ngành giao thơng vận tải (GTVT),
những đóng góp của lĩnh vực này đối với nền kinh tế đất nƣớc. Sự phát triển
của ngành giao thơng vận tải có vai trị rất lớn của báo chí và các hoạt động

thông tin tuyên truyền. Luận văn đƣa ra những đánh giá thực trạng vai trị của
báo chí trong việc thúc đẩy phát triển GTVT, trên cơ sở đó, đề xuất các giải
pháp nhằm phát huy vai trị của báo chí trong cơng tác này.
+ Trần Hồi Thu (Luận văn Thạc sĩ - 2012): Nâng cao chất lượng
chương trình “Giờ cao điểm” trên kênh VOV Giao thông. Cùng với việc khảo
sát về chất lƣợng chƣơng trình “Giờ cao điểm” trên kênh VOV Giao thơng Đài Tiếng nói Việt Nam, tác giả đã đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những
hạn chế trong quá trình thực hiện chƣơng trình Giờ cao điểm. Đề nâng cao chất
lƣơng chƣơng trình này, tác giả đã đề xuất các giải pháp về xây dựng nội dung
và quản lý chƣơng trình, các giải pháp về quản lý Nhà nƣớc liên quan.
+ Đề tài: Vai trò của PR trong chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi
đội mũ bảo hiểm - Mai Quang Nghiêm (Đề tài khoa học - 2009). Nhấn mạnh vai
trị vơ cùng cần thiết của PR để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong các chiến dịch
truyền thông về mũ bảo hiểm, Đề tài khoa học đã đóng góp những kiến thức cần
thiết về PR, giúp cộng đồng nhận thức rõ tầm quan trọng của thói quen đội mũ
bảo hiểm đạt chuẩn, nhằm thay đổi hành vi đội mũ bảo hiểm của ngƣời tham gia
giao thơng, hình thành văn hóa đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.


7
+ Hà Thị Hồng Vân (Luận văn Thạc sĩ - 2005): Vai trị của báo chí
trong cơng tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng đường thủy nội địa. Luận
văn nhấn mạnh vai trị của báo chí trong cơng tác đảm bảo trật tự ATGT
đƣờng thủy nội địa, những thành công và hạn chế trong hoạt động thông tin
tuyên truyền về ATGT, về các giải pháp nâng cao ý thức của ngƣời tham gia
giao thông đƣờng thủy nội địa ở Việt Nam.
+ Hội thảo: Báo chí đưa tin về an tồn giao thơng, Hội Nhà báo Việt
Nam, 2016. Hội thảo nhằm nâng cao kỹ năng đƣa tin về tác hại của rƣợu bia
đối với vấn đề ATGT cho các phóng viên; giúp cho cơng tác tun truyền đạt
hiệu quả cao, có sức lan tỏa trong cộng đồng, tăng cƣờng nhận thức của ngƣời
dân và góp phần giảm thiểu TNGT tại Việt Nam. Để đạt đƣợc hiệu quả tuyên

truyền về ATGT, các chuyên gia tham dự hội thảo đã gợi ý cho phóng viên 18
chủ đề chính khi đƣa tin nhƣ: Chất lƣợng mũ bảo hiểm với chấn thƣơng sọ
não; ảnh hƣởng của rƣợu bia tới sức khỏe; rƣợu bia với trật tự an toàn xã
hội… Tại hội thảo, các phóng viên đã cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về
phƣơng pháp khai thác, xử lý thông tin, cách thức thể hiện, viết về ATGT để
có một tác phẩm báo chí đạt chất lƣợng cao.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
- Mục đích nghiên cứu: Thơng qua khảo sát tổ chức và quản lý thông
tin về an tồn giao thơng trên báo mạng điện tử, luận văn đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao công tác tổ chức và quản lý thơng tin về an tồn giao
thơng trên báo mạng điện tử.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Xác lập cơ sở lý thuyết về vấn đề tổ chức và quản lý thông tin về ATGT
trên báo mạng điện tử. Đề cập tới cơ sở lí luận của hoạt động tổ chức và quản lý
thông tin về ATGT trên báo mạng điện tử, trong đó nêu các khái niệm cơng cụ,
quy trình tổ chức và quản lý thơng tin về ATGT trên báo mạng điện tử ở Việt
Nam hiện nay.


8
+ Khảo sát, đánh giá thành công, hạn chế trong tổ chức và quản lý
thông tin về ATGT trên báo mạng điện tử trong thông tin về vấn đề ATGT.
Đây là cơ sở để đặt ra các vấn đề, tìm giải pháp đối với việc tổ chức và quản
lý thông tin về ATGT trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
+ Đề xuất các giải pháp đối với hoạt động tổ chức và quản lý thông tin về
ATGT trên báo mạng điện tử. Các giải pháp đƣợc nhấn mạnh đối với cơ quan
báo mạng điện tử và với phóng viên trong tổ chức và quản lý thơng tin về
ATGT trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Tổ chức và quản lý thông tin về ATGT trên báo

mạng điện tử.
Phạm vi nghiên cứu: Thông tin về ATGT trên 3 báo dantri.com.vn,
vnexpress.net, baogiaothong.vn.
Nghiên cứu về tình hình tổ chức và quản lý thông tin về ATGT trên
báo mạng điện tử.
Thời gian nghiên cứu: Năm 2016.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lí luận về chức năng của báo chí hiện
đại, lí luận về tổ chức và quản lý báo chí, lí luận về báo mạng điện tử và cơ sở
lí luận từ các văn bản quy phạm pháp luật về ATGT ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài đƣợc thực hiện với các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, từ đó
đề xuất các khả năng tổ chức và quản lý thông tin trên báo mạng điện tử về
ATGT. Cụ thể:
+ Nghiên cứu tài liệu, phân tích thơng tin từ nguồn tài liệu sẵn có nhƣ
sách nghiên cứu về lí luận tổ chức và quản lý thơng tin; sách chuyên khảo về báo
mạng điện tử; thông tin trên báo chí về vấn đề tổ chức và quản lý thơng tin báo
chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng; các nguồn tài liệu văn bản cứng,


9
các thông tin tham khảo đăng tải internet về báo mạng điện tử và thông tin
ATGT. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng để thiết lập cơ sở lý luận trong
chƣơng 1, tạo phông kiến thức về báo mạng điện tử và thông tin về ATGT trên
báo mạng điện tử.
+ Phân tích nội dung: Trên cơ sở khảo sát việc tổ chức và quản lý thông
tin về ATGT, thực hiện phân tích hệ thống các văn bản quản lý, nội dung các
tin bài về ATGT. Phƣơng pháp này nhằm chứng minh, làm rõ những nội dung
của hoạt động tổ chức và quản lý thông tin về ATGT trên báo mạng điện tử ở
Việt Nam hiện nay, trong đó chủ yếu phân tích nội dung trên ba báo điện tử
thuộc diện khảo sát.

+ Quan sát thực tế: Ghi nhận nội dung, hình thức tổ chức và quản lý
thơng tin về ATGT trên báo mạng điện tử. Phƣơng pháp quan sát thực tế giúp
đem lại sự nhìn nhận trên cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức, từ đó có
những đánh giá đầy đủ hơn về hoạt động tổ chức và quản lý thông tin về
ATGT trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.
+ Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn lãnh đạo Cục Báo chí - Bộ Thơng tin và
Truyền thông, lãnh đạo và nhà quản lý các cơ quan báo mạng điện tử thuộc diện
khảo sát, lãnh đạo cơ quan chuyên trách của Chính phủ về ATGT. Hoạt động
phỏng vấn sâu đƣợc tác giả thực hiện trong vai trò là một ngƣời nghiên cứu về
quản lý và tổ chức thơng tin báo chí chứ khơng phải ngƣời làm cơng tác ATGT,
nhằm làm sáng tỏ quy trình tổ chức và quản lý thông tin về ATGT, làm rõ những
vấn đề đặt ra về ATGT trong tình hình hiện nay và ghi nhận những giải pháp để
hoàn thiện hơn hoạt động tổ chức và quản lý thông tin về ATGT trên báo mạng
điện tử…
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
+ Ý nghĩa khoa học:
Luận văn góp phần bổ sung, bồi đắp và làm phong phú thêm lý luận về
báo mạng điện tử. Cùng đó, luận văn bổ sung nhất định cho những khoảng


10
trống lý thuyết về quy trình tổ chức và quản lý thơng tin trên báo mạng điện
tử nói chung và thơng tin về ATGT trên báo mạng điện tử nói riêng.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Nhấn mạnh vấn đề ATGT cho từng ngƣời dân luôn là mối quan tâm của
Đảng, Quốc Hội và Chính Phủ, của các tổ chức và của từng ngƣời dân Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc thực hiện tổ chức
và quản lý thông tin đối với báo mạng điện tử, thực hiện giải pháp bảo đảm
trật tự ATGT, cải thiện từng bƣớc về tình hình trật tự ATGT hiện nay.
Những giải pháp đƣợc đề xuất trong luận văn góp phần nâng cao vai trị

hơn nữa vai trị của báo chí truyền thông, đặc biệt là báo mạng điện tử trong
việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATGT, nâng cao nhận thức
của ngƣời tham gia giao thông và kiềm chế TNGT.
Ngoài ra, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này gắn với chuyên ngành
học viên đƣợc đào tạo chƣơng trình Thạc sĩ là Quản lý báo chí-truyền thơng,
gắn với ngành GTVT - lĩnh vực công tác mà học viên đang chuyên trách
thông tin.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn nghiên cứu gồm 3 phần cơ bản, ngoài phần mở đầu và kế luận
thì có 3 chƣơng nội dung. Luận văn có thêm phần phụ lục và tài liệu tham khảo.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề tổ chức và quản lý
thơng tin về an tồn giao thông trên báo mạng điện tử.
Chương 2: Thực trạng tổ chức và quản lý thơng tin về an tồn giao
thông trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp đối với tổ chức và quản lý
thông tin về an tồn giao thơng trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay.


11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC VÀ
QUẢN LÝ THƠNG TIN VỀ AN TỒN GIAO THÔNG
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Tổ chức thông tin
+ Tổ chức:
Từ điển tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học do GS. Hồng Phê chủ
biên, Nxb Từ điển Bách khoa, năm 2000 - nêu “tổ chức” có các nghĩa: Làm
cho một chỉnh thế, một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng nhất định;
làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có đƣợc một

hiệu quả lớn nhất; làm cơng tác tổ chức cán bộ. [71, tr.157]. Nhƣ vậy, tổ
chức sẽ đƣợc hiểu theo cách giải thích là danh từ và động từ.
Về tổ chức với ý nghĩa nhƣ một danh từ, có một số tài liệu có đề cập
đến nhƣ sau:
Trong cuốn Mấy vấn đề về cán bộ và về tổ chức trong cách mạng xã
hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, năm 1973 - định nghĩa: “Tổ chức, nói rộng là cơ
cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà khơng có một hình thức
liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính
của bản thân các sự vật” [4, tr.28]. Tổ chức ở đây mang ý nghĩa triết học,
là thuộc tính của sự vật, nói cách khác sự vật luôn tồn tại dƣới dạng tổ chức
nhất định.
Theo cuốn Khoa học tổ chức và quản lý - Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn - Nxb Thống kê, năm 1999 - định nghĩa tổ chức với ý nghĩa hẹp là:
“Tập thể của con người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung
hoặc nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó” [2, tr.25]. Quan
niệm về tổ chức theo quan niệm này xác định tổ chức thuộc về con ngƣời, là


12
của con ngƣời trong xã hội. Vì là tổ chức của con ngƣời, có các hoạt động
chung do vậy mục tiêu của tổ chức là một trong những điều kiện quan trọng,
không thể thiếu của tổ chức.
Định nghĩa tổ chức ghi trong Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ
chức nhà nƣớc của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, năm 2000: “Tổ chức là
một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi tương đối rõ
ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung [5, tr.8]. Tổ
chức ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa danh từ, tổ chức là một đơn vị xã hội, có
phạm vi riêng, hoạt động khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu, nguồn lực của đơn vị đó .
Nếu nhƣ theo các định nghĩa trên thì tổ chức đƣợc hiểu là do con

ngƣời tạo ra gắn với một hình thái kinh tế - xã hội và một kiểu nhà nƣớc;
con ngƣời trong tổ chức gắn kết với nhau bởi những mục đích xác định và
hành động để đạt đến mục tiêu chung; có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ,
thẩm quyền và cơ cấu xác định; đƣợc hình thành và hoạt động theo những
nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật.
Về tổ chức đƣợc hiểu theo nghĩa động từ:
Theo Từ điển tiếng Việt của GS. Hoàng Phê, Nxb Từ điển Bách khoa,
năm 2000: Tổ chức là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực
hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung.
Ở đây, “tổ chức” đƣợc xem xét theo nghĩa động từ. Nhƣ vậy, khái
niệm tổ chức sẽ đƣợc hiểu nhƣ sau: Tổ chức là sự sắp xếp, bố trí một việc gì
đó để làm cho có trật tự, nề nếp. Tiến hành một cơng việc theo cách thức,
trình tự nào đó để đạt được mục đích ban đầu.
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí của PGS, TS. Nguyễn Văn Dững - Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Nxb Lao động, 2012 - có nêu: Tổ chức là phƣơng
thức hoạt động mang tính bản chất của báo chí. Đó là kết quả tổng hợp của tuyên


13
truyền và cổ động, là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá chất lƣợng, hiệu quả hoạt
động tuyên truyền, cổ động.
+ Thông tin:
Khái niệm thông tin đƣợc bắt nguồn từ chữ Latinh informetio, gốc của
từ tiếng Anh là information.
Các nhà nghiên cứu tiếp cận thơng tin dƣới nhiều góc độ khác nhau và
cho rằng thông tin là làm tăng thêm hiểu biết của con ngƣời, là nguồn gốc của
nhận thức. Thông tin là sự phản ánh sự vật, sự việc, hiện tƣợng của thế giới
khách quan và các hoạt động của con ngƣời trong đời sống xã hội. Điều cơ
bản là con ngƣời thơng qua việc đón nhận thơng tin làm tăng hiểu biết cho
mình và tiến hành những hoạt động có ích cho cộng đồng.

Trong Từ điển tiếng Việt do GS. Bùi Quang Tịnh chủ biên, xuất bản
năm 2001, đƣa ra định nghĩa: Thông tin là truyền tin.
Cuốn sách Thuật ngữ Báo chí - Truyền thơng của tác giả Phạm Thành
Hƣng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007 - viết: Thơng tin
(information) ở góc độ nhận thức luận là kết quả của sự phản ánh hiện thực
khách quan, đƣợc biểu hiện bằng các hệ thống ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh...
Trong báo chí học và nghiên cứu truyền thông, thông tin đồng nghĩa với
những số liệu, kết luận hàm súc, có một hình thức dƣờng nhƣ khơng cần bình
luận, bàn cãi về các sự kiện, hiện tƣợng, vấn đề xã hội cụ thể. Thơng tin báo
chí là dạng thơng tin xã hội đặc thù, mang tính thời sự.
Con ngƣời ln có nhu cầu thu thập tin tức bằng nhiều cách khác nhau nhƣ:
đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với ngƣời khác... Mọi quan hệ, mọi
hoạt động của con ngƣời đều dựa trên một hình thức giao lƣu thơng tin nào đó.
+ Tổ chức thơng tin:
Tổ chức thơng tin có vai trị rất quan trọng, là một trong những hoạt
động không thể thiếu của mỗi cơ quan báo chí truyền thơng. Một tờ báo có


14
hay, một kênh truyền hình thu hút ngƣời xem hay khơng thì thơng tin của tờ
báo đó, kênh truyền hình đó phải hay, hấp dẫn và đáp ứng đƣợc nhu cầu
thông tin của độc giả, khán giả. Bất kỳ cơ quan báo chí truyền thơng nào cũng
đều phải tổ chức thơng tin góp phần vào định hƣớng dƣ luận xã hội - thể hiện
vai trị là tiếng nói của Đảng, Nhà nƣớc trong tổ chức, quản lý và điều hành
xã hội, cùng với đó thể hiện những tơn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đó
hƣớng tới.
PGS, TS. Hà Huy Phƣợng tác giả cuốn Tổ chức nội dung và thiết kế,
trình bày Báo in, Nxb Lý luận Chính trị, năm 2006 - đƣa ra khái niệm khá
gần với tổ chức thông tin: “Tổ chức nội dung báo và tạp chí là việc lập kế
hoạch nội dung từng số báo, trang báo, tạp chí sắp xuất bản, tổ chức thực

hiện để đạt được mục đích, mục tiêu và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin
của công chúng mà cơ quan báo chí đó hướng đến”. [51, tr.2]
Trong luận văn này, tôi sử dụng khái niệm Tổ chức thông tin nhƣ sau:
Tổ chức thông tin là việc lập kế hoạch nội dung cụ thể từng số báo, trang
báo, kênh phát sóng sắp xuất bản, tổ chức thực hiện để đạt được mục đích,
mục tiêu đã đề ra và đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng mà cơ quan
báo chí đó hướng đến.
1.1.2. Quản lý thơng tin
+ Quản lý:
Quản lý đƣợc sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, mỗi lĩnh vực lại phân
tích cụ thể theo nhiều nghĩa khác nhau, vì vậy tùy theo góc độ khoa học
cũng nhƣ cách tiếp cận để hiểu về khái niệm quản lý. Trƣớc hết, có thể xem
xét một số khái niệm về quản lý nói chung.
Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý”, tiếng Việt gốc Hán có thể hiểu là
hai quá trình tích hợp vào nhau, q trình “quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy


15
trì ở trạng thái ổn định, quá trình “lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đƣa
sự việc vào thế ổn định và phát triển.
Từ điển tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên, Nxb Từ điển Bách
khoa, năm 2000 - định nghĩa: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo những
yêu cầu nhất định hoặc là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những
yêu cầu nhất định” [ 49, tr.127].
Theo Giáo trình Khoa học quản lý, Tập 2, Nxb Khoa học kỹ thuật,
năm 2001: Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý”.
Thông thƣờng, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều
khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh… Theo lý thuyết hệ thống, quản lý là
sự tác động có hƣớng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó
nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá

vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống.
Quản lý là một loại hình đặc biệt, phát sinh từ tính chất xã hội hóa lao
động. Xã hội phát triển qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, mỗi hình thái từ
nguyên thủy đến nền văn minh hiện đại đều có phƣơng thức sản xuất riêng.
Trong đó, quản lý ln là một thuộc tính của khách quan gắn liền với xã hội
ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất của
xã hội là hoạt động lao động tập thể. Trong quá trình lao động con ngƣời
buộc phải liên kết với nhau, kết hợp lại thành một tập thể nên địi hỏi phải có
sự tổ chức, phải có sự phân công hợp tác trong lao động.
Theo quan điểm khoa học quản lý mà PGS.TS Nguyễn Cảnh Hoan
nêu trong Tập bài giảng Khoa học quản lý kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia,
năm 2009: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra trong điều
kiện biến động môi trường” [38, tr.11] . Theo cách hiểu này, thì quản lý là


16
việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt đƣợc mục đích của
ngƣời quản lý. Nhƣ vậy, quản lý bao gồm cách thức quản lý và mục đích
quản lý.
Harol Koontz nêu trong cuốn Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb
khoa học - kỹ thuật, năm 1993: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được
mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn
hoạt động của những người khác"
Từ các quan điểm này cho thấy, quản lý là một quá trình liên tục và
cần thiết khi con ngƣời kết hợp với nhau làm việc. Đó là q trình tạo nên
sức mạnh gắn liền các hoạt động của cá nhân với nhau nhằm tạo đƣợc sức
mạnh chung.
Nhƣ vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý sẽ đƣợc hiểu nhƣ sau:

Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào các
góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận
của người nghiên cứu.
+ Quản lý thông tin:
Do đối tƣợng quản lý ở đây là thông tin nên từ cách hiểu chung nhất
về khái niệm quản lý, quản lý thơng tin có thể đƣợc hiểu: Quản lý thông tin
sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của chủ thể quản lý về nội dung thông
tin bằng những cách khác nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
1.1.3. An tồn giao thơng
ATGT là sự thông suốt, không nguy hiểm, không xảy ra tai nạn khi
tham gia giao thông.
ATGT đƣợc xem là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thơng, bao
gồm nhận thức và hành vi tham gia giao thông, việc chấp hành luật giao
thơng và ý thức về văn hố giao thông.


17
1.1.4. Báo mạng điện tử
Trên thế giới và Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau về
loại hình báo chí này, nhƣ: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến
(Onlines Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet
(Internet Newspaper) và báo mạng điện tử. Báo điện tử là khái niệm thơng
dụng nhất ở nƣớc ta, nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo mạng điện tử
thuộc cơ quan báo in, nhƣ: Quê Hƣơng điện tử, Nhân Dân điện tử, Lao động
điện tử… Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc cũng sử dụng thuật
ngữ “báo điện tử”.
Trong Giáo trình Lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử của PGS, TS.
Nguyễn Thị Trƣờng Giang, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, năm 2016 - đã
đƣa ra những phân tích về các thuật ngữ liên quan, nhƣ: Báo trực tuyến, báo

mạng, báo internet, báo mạng điện tử. Cụ thể:
+ Báo trực tuyến: Là khái niệm đƣợc sử dụng đầu tiên ở Mỹ và đã trở
thành cách gọi của quốc tế. Thuật ngữ trực tuyến (online) trong các từ điển tin
học đƣợc dung để chỉ trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng
máy tính và sẵn sàng hoạt động. Hiện nay, thuật ngữ này đang đƣợc sử dụng
rộng rãi trong lĩnh vực truyền thơng nhằm chỉ các khai niệm có cùng đặc tính,
nhƣ: Xuất bản trực tuyến, phƣơng tiện truyền thơng trực tuyến, nhà báo trực
tuyến, phát thanh trực tuyến, truyền hình trực tuyến… Tuy nhiên, các gọi này
gắn với tin học nhiều hơn và chƣa đƣợc Việt hoá.
+ Báo mạng: Là các gọi tắt của báo mạng internet. Đây là cách gọi
khơng mang tính khoa học vì nó khơng rõ nghĩa, không đầy đủ, dễ làm hiểu
sai bản chất của thuật ngữ. Bởi, internet là mạng của các mạng, dƣới nó còn
rất nhiều loại mạng nhƣ mạng nội bộ của các tổ chức, các cơng ty, các Chính
phủ… Gọi tắt nhƣ thế sẽ không xác định rõ ràng ranh giới giữa khái niệm
“mạng” và “mạng internet”.


×