LỜI CẢM ƠN
Đe hoàn thành luận vãn tốt nghiệp không phải là một việc
đơn giản như nhiều người đã nghĩ. Trong quá trình thực hiện
luận vãn của mình, người viết đã gặp rất nhiều khó khăn về
nguồn tài liệu nghiên cứu cũng như một số vấn đề pháp lý liên
LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP cử NHÂN LUẬT
quan. Tuy nhiên với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng
Niên khóa 2008 2012
dẫn về nguồn tài liệu, gợi ý các câu hỏi mở, trao đổi và hướng
dẫn khi có sai sót, nên người viết đã hoàn thành luận vãn của
I PHÁP
LUẬT
QUẢN
LÝ NHẬP
KHẲU
RÁC
I
mình. Trong
suốt
thờiVÈ
gian
làm luận
văn, đó
là một
khoảng
thời
gian dài để
ngườiĐIỆN
viết TỬ
có thể
tự nghiên
học 1hỏi và trãi
I THẢI
Ở VIỆT
NAM cứu,
HIỆNtựNAY
nghiệm kiến thức của mình dưới sự hướng dẫn của giảng viên
I
Ạ
hướng dẫn. Nay người viết xin chân thành cảm ơn đến:
1. Trường Đại học cần Thơ nơi cung cấp cơ sở vật chất và
kiến thức cho người viết.
V
Ạ
2. Tập thể giảng viên các Bộ môn thuộc Khoa Luật trường
Đại học Cần Thơ vì đã cung cấp kiến thức chuyên ngành cho
người viết.
3. Thư viện Khoa Luật Đại học cần Thơ vì đã giúp ích rất
nhiều cho người viết có thể tìm được các nguồn tài liệu để
nghiên cứu.
4.
Giảng viên hướng dẫn:
đến
VÕ HOÀNG
YẾN
1
Và đặc biệt người
viết
xinthực
chânhiện:
thành cảm ơn
Sinh
viên
giảng
HÀ CẨM TÚ
viên hướng dẫn của mình, vì đã tậnMSSV:
tình hướng
dẫn, giúp đỡ,
5086089
điều chỉnh những sai sót trong quá trình người
viết làm
luận vãn
Lóp: Luật
Thương
Mại 2 - K34
s_____________g
Cần Thơ, tháng 04 / 2012
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
— ^oQo^ —
Cân Thơ, ngày ... tháng ... năm
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
—ỊS.|flXì«g*—
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU-----------------------------------------------------------------------------------Trang 1
1. Lý do chọn đề tài--------------------------------------------------------------------------------1
2. Tình hình nghiên cứu---------------------------------------------------------------------------1
3. Mục đích nghiên cứu---------------------------------------------------------------------------2
4.------------------------------------------------------------------------------------------------------- P
hạm vi nghiên cứu-----------------------------------------------------------------------------------2
5. Phương pháp nghiên cứu-----------------------------------------------------------------------2
6. Kết cẩu đề tài................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ--------------------------3
1.1 Giói thiệu chung về rác thải điện tử------------------------------------------------------3
1.1.1 Định nghĩa về rác thải điện tử-----------------------------------------------------------3
1.1.2 Thành phần vật chất của rác thải điện tử----------------------------------------------3
1.1.2.1 Thành phần có chất có giá trị trong rác điện tử-----------------------------------4
1.1.2.2 Thành phần các chất nguy hại có trong rác điện tử-------------------------------4
1.2 Hoat đông xuất nhâp khẩu và hoat đông tam xuất nhâp khẩu---------------------6
1.3 Nguồn phát sinh chất thải-------------------------------------------------------------------7
1.3.1 Nguồn phát sinh rác thải điện tử từ cách doanh nghiệp sản xuất điện tử trong
nuớc-----------------------------------------------------------------------------------------------------8
1.3.2 Nguồn phát sinh rác thải điện tử từ việc nhập khẩu để tái chế..............................9
1.3.3 Nguồn phát sinh rác thải điện tử từ nguời tiêu dùng...........................................10
1.4 Những lợi ích từ rác thải điện tử----------------------------------------------------------10
1.5 Ảnh hường của các chất độc hại có trong rác thải điện tử đối vói môi
trường và sức khỏe của con người...................................................................................13
1.5.1 Suy thoái chất luợng môi truờng-------------------------------------------------------13
2.1.2
Trách nhiệm quản lý của tổ chức, cá nhân sản xuất; nhập
khẩu và kinh
doanh sản phẩm điện tử----------------------------------------------------------------------------19
2.2 Quản lý của nhà nước về việc thu hồi, xử lý sản phẩm điện tử--------------------21
2.2.1 Quy định về quản lý các hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm điện tử--------------21
2.2.2 Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thu hồi, xử lý sản phẩm
điện tử-------------------------------------------------------------------------------------------------22
2.3 Đổi tượng và điều kiện kỉnh doanh nhập khẩu rác thải điện tử-------------------27
2.4 Trách nhiệm pháp lý đốỉ vói tồ chức, cá nhân có hành vi phạm pháp luật
trong hoạt động nhập khẩu và thu gom, xử lý rác điện tử...........................................28
2.4.1 Trách nhiệm hành chính-----------------------------------------------------------------29
2.4.2 Trách nhiệm hình sự---------------------------------------------------------------------34
CHƯƠNG 3: THựC TRẠNG RÁC THẢI ĐIỆN TỬ VÀ GIẢI PHÁP TRONG
VIỆC QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY-----------------------35
3.1 Giói thiệu sơ lược thực trạng rác thải điện tử trên thế giói-------------------------35
3.2 Thực trạng việc thu gom, tái chế và xử lý rác thải điện tử ở nước ta hiện
nay-----------------------------------------------------------------------------------------------------36
3.3 Thực trạng về việc nhập khẩu rác điện tử---------------------------------------------38
3.4 Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc quản lý nhập khẩu rác thải
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành điện tử ngày một phát triển, rác thải từ ngành này ngày một nhiều; làm
tăng nguy cơ ô nhiễm tới môi trường. Chính vì vậy, rác thải điện tử là vấn đề
“nóng”đang được cả thế giới quan tâm, số lượng rác thải điện tử ngày càng
nhiều, ương khi việc xử lý lại đòi hỏi chi phí khá cao. Ngay ở các quốc gia phát
triển, chỉ một phàn nhỏ rác thải điện tử được xử lý, còn lại sẽ được thu gom và
xuất sang các nước khác. Tại Việt Nam hiện nay đang có một lượng rất lớn rác
thải điện tử vừa là trong nước thải ra, vừa là nhập khẩu từ nước ngoài về. Lượng
rác điện tử này một phần được xử lý rất thô sơ tại các nhà máy điện tử trong
nước, phần lớn còn lại được thu gom, tái chế tại các làng nghề và một số rác điện
tử lẫn trong rác thải sinh hoạt. Sự gia tăng nhanh chóng lượng rác thải từ các thiết
bị điện tử trong vài năm gàn đây đang được các cơ quan nhà nước quan tâm đặc
biệt. Các thiết bị điện tử là những vật dụng phục vụ cuộc sống con người, nhưng
khi thải bỏ lại là chất thải nguy hại cần phải có biện pháp xử lý đặc biệt. Nhằm để
hạn chế và quản lý tốt hơn đối với rác điện tử Bộ Tài nguyên môi trường đã được
Thủ Tướng giao nhiệm vụ soạn thảo bản dự thảo quyết định về trách nhiệm của
các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và tiêu dùng phải thu gom, xử lý các thiết
bị điện tử hỏng, hết hạn sử dụng. Đe tạo cơ sở pháp lý trong việc quản lý rác thải
điện tử nhằm mục đích bảo vệ môi trường và hạn chế gây ô nhiễm môi trường từ
hoạt động thu gom, tái chế thô sơ mà phàn lớn là từ nhập khẩu. Tuy nhiên, qua
thực tiễn rác thải điện tử vẫn còn chưa được quan tâm nhiều và việc thực thi các
văn bản pháp luật hướng dẫn về việc quản lý rác điện tử vẫn còn gặp nhiều khó
khăn bấp cập. Chính vì thế người viết chọn đề tài về “quản lý nhập khẩu rác
thải điện tử ở Việt Nam hiện nay” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Ô nhiễm môi trường của rác thải điện tử là một vấn đề không mới, để giải
quyết vấn đề này cần có nhiều biện pháp hơn nữa và phải được thực hiện một
cách đồng bộ với nhau. Một ừong những biện pháp nói trên là công cụ pháp lý
nhưng trên thực tế thì hiệu quả từ việc thực hiện các văn bản pháp luật trong
quản lý rác thải điện tử trong nước cũng như từ nhập khẩu vẫn chưa cao. Do đó,
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 1
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
việc nghiên cứu khả năng áp dụng và những bất cập trang khi áp dụng các văn
bản pháp luật nói trên là việc rất cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận vãn là làm rõ thực trạng quản lý rác thải điện
tử ở nước ta mà chủ yếu là từ nhập khẩu. Để từ đó có thể nhận thấy được sự quan
tâm của nhà nước trong ừong tác quản lý ban hành các chính sách và pháp luật
nhằm nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như nhận thức của người
dân. Tác giả mong muốn kết quả nghiên cứu của mình sẽ góp phàn nhỏ vào việc
nâng cao hiệu quả nhận thức về việc bảo vệ môi trường. Từ đó đề ra các giải
pháp một cách hợp lý nhằm tăng khả năng quản lý nhằm phục vụ cho công tác
xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này người viết tập trung vào nghiên cứu về rác thải điện tử, ảnh hưởng
của rác thải điện tử đối với môi trường, những bất cập trong trách nhiệm quản lý
việc nhập khẩu rác thải điện tử trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan. Đồng thời người viết cũng đưa ra giải pháp để nhằm khắc phục những bất
cấp, hạn chế trong công tác quản lý việc nhập khẩu rác thải điện tử.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu và hoàn thiện được đề tài tốt nhất, người viết sử dụng một vài
phương pháp có thể phục vụ cho việc nghiên cứu như: Phương pháp phân tích
luật viết để tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; Phương
pháp nghiên cứu tham khảo ừên website, tài liệu, sách, báo cùng với phương
pháp phân tích, tổng hợp.
6. Kết cấu đề tài
Chương 1. Khái quát chung về rác thải điện tử
Chương 2. Pháp luật Việt Nam trong quản lý việc nhập khẩu rác thải điện
tử
Chương 3. Thực trạng rác thải điện tử và giải pháp trong quản lý việc nhập
khẩu rác thải điện tử ở nước ta hiện nay
Kết luận
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 2
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VÈ RÁC THẢI ĐIỆN TỬ
Trong chưomg này người viết tập trưng phân tích một số khái niệm cơ bản về
rác thải điện tử, thành phần, nguồn gốc của rác thải điện tử và rác thải điện tử
cũng có một giá trị kinh tế rất lớn nếu như chúng được xử lý tốt. Bên cạnh đó,,
những ảnh hưởng từ các chất độc hại chứa trong rác thải điện tử đối với sức khỏe
và môi trường
1.1 Giói thiệu chung về rác thải điện tử
1.1.1 Định nghĩa về rác thải điện tử
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác nào về rác thải điện tử do
tính đa dạng và phức tạp của các sản phầm điện tử. Mỗi quốc gia có định nghĩa
và giải thích riêng về chất thải điện tử. Theo OECD (tổ chức họp tác và phát triển
kinh tế) thì tất cả các thiết bị sử dụng năng lượng điện để vận hành khi đã hết khả
năng sử dụng đều được coi là chất thải điện tử (E-Waste).
Một cách tống quát: rác thải điện tử (RTĐT) bao gồm toàn bộ các thiết bị,
dụng cụ, máy móc điện, điện tử cũ, hỏng, loi thời không được sử dụng nữa cũng
như các phế liệu, phếphấm thải ra trong quá trình sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ
các sản phẩm điện tủ1.
1.1.2 Thành phần vật chất của rác thải điện tử
Rác thải điện tử là một loại chất thải rắn không đồng nhất và phức họp về vật
chất và thành phàn. Đe phát triển hệ thống tái chế thân thiện môi trường và có
hiệu quả điều quan trọng là phân loại và nhận dạng vật liệu có giá trị, các chất
nguy hại tiếp theo là các đặc trưng vật lý của rác thải điện tử. Rác thải điện tử
chứa rất nhiều chất khác nhau ừong đó có nhiều chất độc hại chủ yếu như : chì,
thuỷ ngân, asen, cadmium, selennium, chất chống cháy có khả năng tạo ra dioxin
Đỗ Quang Trung (chủ trì), Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài
xây
dựng
giải
pháp
về
quản
lý
và
tái sử dụng chất thải điện tử (E-Waste) ở Việt Nam giai đoạn 20062010,
mã
so
QMT
06.01,
Hà
Nội,
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 3
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
1.1.2.1 Thành phần các chất có giá trị trong rác điện tử
Theo Trung tâm Các vấn đề Quản lý Tài nguyên và Chất thải Châu Âu
(ETC/RWM), sắt và thép là các nguyên liệu phổ biến nhất trong các thiết bị điện
tử và chiếm hom 50% tổng lượng rác thải điện tử. Nhựa là thành phần nhiều thứ
hai chiếm xấp xỉ 21% ; kim loại khác bao gồm cả kim loại quý hiếm (nhôm, 3%
vàng, bạc ,đồng, kẽm, chì, 13% palladium và Cobalt 15% ...) chiếm xấp xỉ 13%
tổng trọng lượng rác thải điện tử.2
Phàn lớn lượng kim loại quý hiếm này cuối cùng lại trở thành rác thải điều
này dẫn tới lãng phí nguồn tài nguyên. Tuy trong rác điện tử có nhiều kim loại
quý nhất là vàng và bạc nhưng bên cạnh đó trong rác thải điện tử có chứa nhiều
họp chất nguy hại cho sức khỏe và môi trường do phàn lớn chúng vẫn chưa được
xử lý một cách họp lý nhằm tận dụng được các kim loại quý này.
1.1.2.2 Thành phần các chất nguy hại có trong rác điện tử
Sản phẩm của nền công nghiệp điện tử đem lại những lợi ích trong cuộc
sống hiện đại nhưng song song với mặt tốt của hàng hoá là mặt trái của nó. Sản
xuất công nghiệp phát sinh hàng trăm triệu tấn chất thải mỗi năm. Các chất thải
này chứa các phụ phẩm hoá học, các yếu tố có tính nguy hại cho sức khoẻ con
người và môi trường vì chúng có độc tính, độc hại sinh thái, dễ cháy nổ, ăn mòn
hoặc gây nhiễm trùng
Rác thải điện tử gồm rất nhiều thành phần có kích cỡ và hình dạng khác riêng
nhau, trong đó có một số thành phần có chứa các chất nguy hại cần được xử lý.
Ngoài ra, chúng còn chứa rất nhiều các kim loại nặng hoặc những hợp chất độc
hại ảnh hưởng trực tiếp đối với con người và môi trường sống. Rác thải điện tử
làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, gây ra các căn bệnh
nguy hiểm. Chất độc được thải ra hầu như là những chất liệu không thể cháy
được và các kim loại nặng có thể là mối nguy cơ đối với sức khỏe của công nhân
sản xuất thiết bị và những người sinh sống gần các “núi rác”. Trong bộ phận ngắt
mạch của các tấm bản mạch, đèn hình màn hình LCD có chứa một lượng thuỷ
ngân. Khi thuỷ ngân nhiễm vào cơ thể ở mức cao có thể tác động vào não, thận ,
gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.
2
Hoàng Nhâm, Hóa học vô cơ, tập 3, nhà xuât bản giáo dục 2005
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 4
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
Chì thường được tìm thấy trong những linh kiện điện và điện tử, được sử
dụng với lượng rất nhỏ, dưới dạng hợp kim Pb-Sn, thành phần liên kết các linh
kiện điện tử. Hợp kim Pb-Sn được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện và điện
tử. Chì có thể được lấy lại từ chất thải hợp kim, nhưng tái sinh hợp kim Pb-Sn có
thế cực kì nguy hiếm bởi vì giải phóng dioxin, Be, As, isocyanat và chì cũng
giống vậy. Một lượng nhỏ những hợp chất chì được sử dụng trong một vài phần
làm bằng nhựa để bọc kim loại làm dây dẫn trong các thiết bị điện tử thường
chứa khoảng từ 2-5%. Chì thường không được tái sinh nhưng sẽ được giải phóng
nếu những dây kim loại bị đốt cháy sẽ tạo thành chất độc cho hệ thần kinh, thận
và đặc biệt là nó sẽ ảnh hưởng tới trí nhớ của trẻ em, có khả năng gây ung thư
cao.
Rác thải điện tử hay còn gọi là rác thải công nghệ hiện nay chúng có chứa
thành phần nguy hại sau: kim loại nặng như chì, cadimi, crôm, asen và các dung
môi hữu cơ. Những thành phàn này có tính chất cháy, nổ, ăn mòn độc hại.
Luật Bảo vệ môi trường 2005 có quy định tại khoản 11 Điều 3: “Chất thải
nguy hại là chất thải chứa yếu tổ độc hại, phóng xạ, dễ chảy, dễ nổ, dễ ăn mòn,
dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tỉnh nguy hại khác Từ quy định trên thì
chất thải nguy hại là loại chất thải có những đặc điểm khác so với các chất thải
thông thường ở thành phần cấu tạo nên chất thải nguy hại vì nó có chứa những
chất có tính độc hại do không thể phân hủy sinh học được hay tồn tại lâu bền
trong tự nhiên, nếu được tích lũy một khoảng thời gian dài có thể gây nhiều tác
động xấu đối với sức khỏe con người và làm cho môi trường bị ô nhiễm.
Các chất thải nguy hại khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biển đổi sinh lý,
sinh hóa, phá vỡ cân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường
trong cơ thể, dẫn tới bệnh lý của các cơ quan nội tạng, các hệ thống (tiêu hóa,
tuần hoàn, thần kinh..)
Phần lớn các chất độc hại và đặc tính gây nguy hiểm cho sức khảo con người
và ảnh hưởng đến môi trường thường gặp nhiều trong các sản phẩm điện tử
nhưng nguy hiểm nhất là trong rác thải điện tử nếu như không được xử lý đúng
quy trình kỹ thuật nên ta có thế xem rác điện tử là loại rác thải nguy hại.
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 5
SVTH: Hà cẩm Tú
3Xem Điều 28 Luật Thuơng Mại 2005
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
1.2 Hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tạm nhập tái xuất
* Hoạt động xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là một hoạt động mua bán hàng hóa với nước ngoài nhằm
phát triển sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa
phát triển, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo sự ổn định và từng bước nâng cáo
mức sống của người dân. Song việc mua bán hàng hóa ở đây có những nét riêng
so với hoạt động mua bán trong nước như giao dịch với người có quốc tịch khác
nhau, thị trường rộng lớn hơn, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, hàng
hóa được vận chuyển qua biên giới cửa khẩu các quốc gia khác nhau nên sẽ khó
kiểm soát. Bên cạnh đó thì hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt động dễ đem lại
hiệu quả kinh tế cao cũng đi kèm với nó cũng có thể gây ô nhiễm môi trường
Nhập khẩu là một hoạt động của thương mại quốc tế, nhập khẩu sẽ tác động
một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất trong nước. Nhập khẩu là để tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các
loại hàng hóa cho tiêu dùng mà các nhà sản xuất trong nước không sản xuất được
hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng được nhu cầu. Việc nhập khẩu thiết bị máy
móc và nhận chuyển giao công nghệ, kể cả thiết bị theo con đường đầu tư hay
viện trợ đều phải được chọn lọc, tránh nhập những công nghệ lạc hậu các nước
phát triển tìm cách thải ra. Nhất thiết không vì mục tiêu “tiết kiệm” mà nhập các
thiết bị cũ, các thiết bị đã qua sử dụng vào trong nước vì các thiết bị này thường
không đảm bảo chất lượng và ít nhiều gây ô nhiễm môi trường.
Xuất nhập khẩu hàng hóa theo Luật Thương Mại 2005 là việc hàng hóa
được đưa ra khỏi lãnh thổ nước ta mà ở đây theo quy định của pháp luật coi là
khu vực hải quan riêng; Nhập khẩu thì là một hoạt động ngược lại với xuất khẩu
đó là việc hàng hóa từ nước ngoài sẽ được đưa vào lãnh thổ nước ta hoặc là từ
khu vực đặc biệt nằm ở trong nước3.
* Hoạt động tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để
bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 6
SVTH: Hà cẩm Tú
4Xem Điều 29 Luật Thuơng Mại 2005
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam4. Hàng hoá được nhập
khẩu vào trong nước tái xuất được lưu tại kho ngoại quan sau đó được xuất khẩu
ra nước ngoài không thông qua chế biến
1.3 Những nguồn phát sinh rác thải điện tử
Do số lượng sản phẩm điện tử được sản xuất ngày càng nhiều theo nhu cầu sử
dụng hiện nay: máy tính để bàn, laptop, máy in, điện thoại di động, tivi, máy
chụp hình và máy quay phim kỹ thuật số... Theo Hiệp hội viễn thông quốc tế
(ITU) hiện có gàn 5 tỉ chiếc điện thoại di động đang được lưu hành trên toàn thế
giới, gần 1/3 dân số đang sử dụng Internet và mỗi năm chừng 310 triệu máy tính
các loại được bán ra thị trường. Vì việc sản xuất các sản phẩm điện tử ngày càng
tăng nên phế thải điện tử cũng tăng theo. Bởi vậy, theo tính toán thì đến năm
2018, lượng rác điện tử ở các nước đang phát triển sẽ nhiều hom so với những
nước phát triển.
Năm 2005 Việt Nam có khoảng 50 cơ sở sản xuất, lắp ráp linh kiện, thiết bị
điện tử. Đinh hướng phát triển ngành công nghiệp này đến năm 2020, tổng số các
cơ sở công nghiệp điện tử sẽ tăng lên khoảng 120 - 150 cơ sở.
Hiện tại đã hình thành một số các cơ sở sản xuất linh kiện điện tử như đèn
hình ti vi, điện trở, mạch in... và trong tương lai không xa ngành công nghiệp vật
liệu điện tử - bán dẫn cũng sẽ ra đời. Bước đầu công nghiệp điện tử ở Việt Nam
cùng với các ngành khác như bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin đã mang
lại bộ mặt mới trong đời sống sinh hoạt xã hội, góp phần đáng kể vào thu nhập
quốc dân. Tuy nhiên, đồng hành với sự phát triển công nghiệp điện tử là sự phát
sinh một lượng không nhỏ chất rác điện tử.
Tại Hội thảo "Quản lý hoá chất và cách thức tuân thủ các quy định quốc tế”
vào ngày 08/12/2011 tại Hà Nội cho thấy sự gia tăng số lượng rác thải điện tử tại
Việt Nam thật sự đã đến mức báo động. Nguồn thải của rác điện tử đến từ 3
nguồn chủ yếu: Doanh nghiệp điện tử tại Việt Nam; nhập từ nước ngoài về để tái
chế và do người dân sử dụng các sản phẩm điện tử thải ra. Nhưng đến nay nhìn
chung nước ta vẫn chưa có nhà máy xử lý loại rác thải đặc biệt này.
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 7
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
1.3.1 Nguồn phát sinh rác điện tử từ các doanh nghiệp sản xuất điện tử
trong nước
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết: “Năm 2011,
Việt Nam có khoảng 400 doanh nghiệp, trong đó hơn 100 doanh nghiệp nước
ngoài, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực lắp ráp điện tử với những linh kiện nhập
về từ nước ngoài. Nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa cung cấp
được các chi tiết điện tử đặc thù cho ngành công nghiệp điện tử. Nguồn cung cấp
linh kiện điện tử và các sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp điện tử chủ yếu là từ
nhập khẩu và mới chỉ được sản xuất ở Việt Nam trong mấy năm gần đây. Điều
này chứng tỏ tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm điện tử rất thấp, bình quân 13%, chủ
yếu là bao bì đóng gói với các chi tiết nhựa, kim loại đơn giản.
Ví dụ: tỷ lệ nội địa hóa của lắp ráp ti vi trung bình khoảng 40%; các sản phẩm
thuộc nhóm gia dụng (máy giặt, tủ lạnh, điều hòa) khoảng 35%; nhóm nghe nhìn
khoảng 30%, cá biệt có các sản phẩm gia dụng đạt đến 60 - 70% nội địa hóa ở
Việt Nam, như tủ lạnh và điều hòa nhiệt độ.
Các chất thải rắn sinh ra trong công nghiệp điện tử bao gồm chất thải trong
quá trình sản xuất sản phẩm điện tử (như các đầu mẩu nhựa và kim loại, các đoạn
dây và bảng mạch hỏng, phế liệu, các vật liệu vụn, chất thải trong quá trình hàn
điện, vỏ nhựa vỡ hỏng...), chất thải từ khâu bao gói nguyên liệu và thành phần
(như nylon, giấy, bìa carton, các tấm xốp...). Theo kết quả điều tra của Viện khoa
học và Công nghệ môi trường, tổng lượng các chất thải công nghiệp điện tử tại
52 công ty ở các Vùng kinh tế trọng điếm của Việt Nam được ước tính khoảng
1.630 tấn/năm, trong đó:
Tổng lượng chất thải công nghiệp điện tử phát sinh từ Vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ là 1.370 tấn/năm (chiếm 84% tổng lượng thải). Khối lượng này
được dự báo sẽ tăng đáng kế trong thời gian tới do sự phát triển của công nghiệp
điện tử tại Bắc Ninh.
Tại vùng Kinh tế Trọng điểm miền Trung, tổng lượng chất thải công nghiệp
điện tử chỉ khoảng 6-7 tấn.nãm (bằng 0,4% so với tổng lượng thải). Lượng chất
thải này chủ yếu phát sinh từ các cơ sở sửa chữa và cung cấp sản phẩm điện tử.
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 8
SVTH: Hà cẩm Tú
5Hà Vĩnh Hung (Tạp Chí Môi Trường): Chất thải điện tử và công nghệ tái chế
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam tạo ra lượng chất thải công nghiệp điện tử
khoảng 254 tấn/nãm (bằng 15,6% tổng lượng chất thải trên toàn quốc). Trong đó
93,4% lượng chất thải này tập trung tại tỉnh Đồng Nai (chiếm khoảng 237,33
tấn/năm); 4,9% tại TP Hồ Chí Minh (12,5 tấn/năm); còn lại tập trung tại Bình
Dương và Long An5. Các chuyên gia dự báo khối lượng chất thải công nghiệp
điện tử trong vùng này sẽ tăng 10-15%/năm do chính sách thu hút đầu tư đã làm
gia tăng sản xuất của các ngành hàng tiêu dùng và thiết bị điện tử gia đình.
Bên cạnh chất thải rắn, quá trình chế tạo sản phẩm điện tử còn phát sinh các
chất thải khác như họp chất hữu cơ, nước thải, bùn cặn...Tuy nhiên, nguồn rác
thải điện tử sinh ra từ nguồn này chưa quá lớn, mà chủ yếu từ hai nguồn còn lại.
1.3.2 Nguồn phát sinh rác điện tử từ việc nhập khẩu để tái chế
Những số liệu thống kê từ các nhà sản xuất các thiết bị điện tử trong nước cho
thấy hiện đang có những đợt nhập khẩu các thiết bị điện tử đã qua sử dụng khá ồ
ạt. Theo ước tính, mỗi tháng có thể có từ 40-60 Container trong đó phàn lớn là
các loại màn hình và máy tính đã qua sử dụng với đủ các nhãn hiệu được nhập
vào và được bán nhiều trên thị trường. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.216
công ty trong nước và 187 công ty có vốn nước ngoài sản xuất phần cứng. Các
công ty trong nước chiếm 75% thị trường máy tính cả nước, 80% kim ngạch
nhập khẩu linh kiện máy tính theo đường chính ngạch6 .
Tuy nhiên, với số lượng thiết bị điện tử trong đó các sản phẩm công nghệ
thông tin đã qua sử dụng được nhập về hằng năm là không thể thống kê được
nhưng chắc chắn là một con số rất lớn.
Các thiết bị này khi nhập về Việt Nam thường là những công nghệ đã quá cũ
hoặc đã qua sử dụng từ một đến vài năm được thu hồi từ các công sở, trường học,
thậm chí cả bãi rác, cũng có thể là những hàng bị lỗi trong quá trình sản xuất của
các công ty nước ngoài mà đáng lẽ ra nó phải được hủy bỏ. Tuy nhiên, những sản
phẩm này được “tút” mới lại và được đóng thùng tại Việt Nam. Chúng thường
.
gov.vn/VN/truyenthong/tapchimt/gpcnx42009/Pages/Ch%El%BA
%A5tth%El%BA%A
3i%C4%91i%El%BB%87nt%El%BB%ADv%C3%A0c
%C3%B4ngngh%El%BB%87t%C3%Alich%E
l%BA%BF.aspx
dau-rac-thai-CNTT7.html
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 9
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
được bán với giá rẻ nhưng không được bảo hành. Trung bình chỉ có 300.000
đồng một màn hình cũ hay 1,9 triệu đồng một bộ máy tính đã qua sử dụng.
1.3.3 Nguồn phát sinh rác điện tử từ ngưòi tiêu dùng
Theo số liệu kiểm kê về các thiết bị điện, điện tử gia dụng có trong dân cư, thì
có thế dễ nhận thấy rằng tỷ lệ sử dụng các thiết bị điện, điện tử luôn tăng hàng
năm đối với ti vi là 15%; tủ lạnh 25%; máy giặt 35% và điều hòa nhiệt độ là
39%.
Từ việc tỷ lệ các thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều nên theo ước
tính thì tổng lượng chất thải điện tử dân dụng ở Việt Nam khoảng 120.000 chiếc
tivi, đầu máy video, radio cassette, máy giặt và tủ lạnh thải bỏ hàng năm. Bên
cạnh đó, có khoảng 300.000 bộ máy tính cũng bị thải bỏ hàng năm. Điều tra tại
một số cửa hàng Internet cho thấy, có khoảng 50% đang sử dụng là máy mới và
khoảng 50% là máy cũ cần được thay thế gần như toàn bộ phụ tùng nhưng số phụ
tùng đó có thể được chủ cửa hàng sử dụng lại ngay, 90% còn lại sẽ được vứt bỏ
cùng với rác thải sinh hoạt hoặc bán lại cho các cơ sở thu gom phế liệu.
Người tiêu dùng Việt Nam thường ít có thói quen đổi hàng cũ còn dùng được
và bù thêm tiền để mua hàng mới, nên thông thường người dân thường bán các
thiết bị đã cũ hoặc bị hử hỏng cho những “đại lý ve chai di động”. Những người
thu mua ve chai bây giờ còn mua cả máy tính, ti-vi, tủ lạnh... chứ không chỉ mua
giấy vụn, sách báo cũ... Vì các thiết bị điện tử này thường bán lại sẽ có nhiều lãi
hơn, bình quân một chiếc tivi hay màn hình máy vi tính có giá khoảng 50.000 100.000 đồng.
Nguồn phát sinh ra rác thải điện tử rất đa dạng từ việc các doanh nghiệp sản
xuất nhập khẩu về để nhằm tận dụng các linh kiện còn sử dụng lại được hoặc một
số linh kiện có giá trị cao có trong các thiết bị điện tử cho tới ý thức của người
dân trong việc xử lý các sản phẩm điện tử đã không còn sử dụng được. Từ đó, đã
dần đến nguồn rác thải điện tử ở nước ta ngày càng tăng lên một cách nhanh
chóng.
1.4 Những lọi ích từ rác thải điện tử
Ngoài những tác động xấu gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của con
người từ những chất độc hại có trong rác điện tử. Tuy nhiên, trong rác điện tử
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 10
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
nhập khẩu cũng có hai lợi ích sau: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện
nay, các thiết bị điện tử dân dụng sẽ nhanh chóng bị lỗi mốt và sẽ được bán với
giá rất rẻ, đồng thời các thiết bị đã qua sử dụng cũng đáp ứng được nhu cầu rất đa
dạng của người tiêu dùng trong nước nhất là những người có thu nhập thấp. Vì
hầu hết các thiết bị này khi được nhập về nó sẽ được tân trang lại, dán nhãn mới,
giá cả cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều và một điều nữa là các sản phẩm này sẽ không
được bảo hành. Đồng thời ừong các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng có
thể tận dụng được các linh kiện còn có thể sử dụng được trong điều kiện ngành
công nghiệp sản xuất trong nước vẫn chưa thể đáp ứng được, trong rác điện tử có
chứa rất nhiều các kim loại quý đặc biệt là vàng và các vật liệu polymer có giá trị
rất lớn sẽ thu được trong quá trình tái chế kim loại. Đây cũng chính là lý do dẫn
đến việc nhập khẩu rác thải điện tử.
Bản báo cáo của cuộc nghiên cứu về rác thải điện tử vừa được. Chương trình
Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) công bố vào năm 2010 đã gợi mở một hướng
giải quyết đối với loại rác thải này, vốn đang ngày một gia tăng tại các nước đang
phát triển. Theo bản báo cáo, trong hàng triệu tấn rác thải điện tử chất đống đây
đó quanh các đô thị có một hàm lượng kim loại quý cao gấp nhiều lần các mỏ
khai thác sâu trong lòng đất.
Cuộc nghiên cứu do UNEP tiến hành từ tháng 8-2008 đến tháng 7-2009 cho
thấy hai ngành sản xuất máy tính và điện thoại di động tiêu thụ đến 15% sản
lượng coban (cobalt), 13% palađi (palladium) và 3% sản lượng vàng và bạc khai
thác được của cả thế giới7. Lượng rác thải điện tử tăng thêm hiện nay vào khoảng
40 triệu tấn mỗi năm, đang đặt ra những thách thức đối với các nước đang phát
triển không có hệ thống hạ tầng tái chế rác thải phù họp. Các phương pháp xử lý
rác điện tử, quy trình tái chế chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là phương án thiêu hủy
rác máy tính và điện thoại di động, có thế gây tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe
con người và môi trường.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, lượng rác thải điện tử kể trên cũng chứa
trong nó một khối lượng lớn các kim loại quý và hiếm vốn rất cần cho nhu cầu
7
id=126
GVHD: Võ Hoàng Yến
11
Trang
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
phát triển nhanh các ngành công nghệ cao trong thời gian tới, bao gồm các lĩnh
vực điện, điện lạnh, điện tử và các ngành sản xuất công nghệ cao khác. Trên thực
tế, từ trước thời kinh tế khủng hoảng năm 2008, nhiều dự án đã phải đình trệ vì
thiếu những kim loại công nghệ như: lithium làm bình cho ngành xe điện,
gallium và indium cho các loại pin mặt ừời, neodymium mang từ tính vĩnh cửu
cao để sản xuất các động cơ điện nhỏ gọn nhưng cực mạnh và các tuốc-bin
phong điện cỡ lớn.
Ước tính mỗi năm có 40 triệu thiết bị điện tử trở thành rác thải và cùng với
chúng là một lượng lớn kim loại quý: trong 41 chiếc điện thoại di động có một
lượng vàng tương đương lượng vàng trong 1 tấn quặng vàng và cứ một tấn bo
mạch máy tính thu được 250 gram vàng, lợi gấp 50 làn việc khai mỏ8. Đe khai
thác được các kim loại quý này con người phải đào, thiết kế hầm lò ở độ sâu
hàng nghìn mét, phải phá ủi cả một quả núi hay sàng lọc, đãi cát cực kỳ vất vả
tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để khai thác các kim loại quý từ các
quặng mỏ. Trong khi đó người ta có thế khai thác các kim loại quý hiếm này ít
vất vả tốn kém hơn nhiều đó là trong chất thải công nghiệp và thiết bị điện tử,
máy móc gia dụng, vấn đề ở đây là phải đầu tư đứng mức, đúng cách cho việc tái
chế rác điện tử, bởi trong các sản phẩm điện tử thường chứa rất nhiều các họp
chất độc hại cho môi trường và sức khỏe của con người.
Tỷ lệ tái chế thu hồi kim loại hiện nay rất thấp trong khi nhu cầu về kim loại
kỹ thuật cao, tức kim loại công nghệ ở nước ta bao gồm nhiều kim loại quý, tăng
lên rất nhanh trong các năm tới. Ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
- Nhiều hãng sản xuất chưa sẵn sàng cho một kế hoạch thu hồi (mua lại) sản
phẩm của họ bị thải bỏ đem đi tái chế.
- Các cơ quan Nhà Nước chưa có quy định rõ ràng về việc buôn bán và thu
hồi tái chế rác thải điện tử để làm tiền đề cho việc đầu tư cũng như khuyến khích
sử dụng kim loại tái chế thay vì khai mỏ.
g
Việt Phương: Núi vàng trong rác thải
ui-vang-trong-rac-thai.htm
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 12
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
- Chưa có quy trình công nghệ thu hồi một cách an toàn và hiệu quả để tránh
việc khai thác tự phát, nhỏ lẻ, dẫn đến việc làm nhiễm độc và hủy hoại lâu dài
các môi trường sống.
Việc khai thác rác điện tử ở Việt Nam cũng đã bắt đầu, vì vậy cũng cần có
ngay biện pháp quản lý cả trong việc buôn bán và ấn định quy trình công nghệ
bắt buộc cho các cơ sở kinh doanh và tái chế loại rác thải đặc biệt này.
1.5 Ảnh hường của các chất độc hại có trong rác thải điện tử đối vói môi
trường và sức khỏe của con ngưòi
Theo danh mục các chất nguy hại do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định
trong đó có nhiều họp chất cực độc từ nguồn chất thải của ngành sản xuất điện tử
như một số chất thường gặp: thủy ngân, chì, Arsenic, Cadmium, Chromium,
Selenium, Polybrominate, Antimonytrioxide, berili, Cadimi...
Một số kim loại sử dụng trong công nghiệp điên tử là những chất nguy hại với
môi trường và sức khỏa của con ngườị Nồng độ giới hạn cho phép của chúng
trong không khí ở khoảng 0.0001 - 1,0 mg/m3 và trong nước khoảng 0.0001 - 2,0
mg/m39. Nếu chất thải của chúng không được thu gom và xử lý mà lại để phát
tán ra môi trường sẽ mang lại hậu quả vô cùng nguy hiểm. Trong khi đó các công
nghệ xử lý môi trường thông thường, công nghệ xử lý thô sơ sẽ không thể áp
dụng được, mà cần phải sử dụng các phương pháp công nghệ đặc biệt.
Thành phần chính trong chất thải điện tử là các kim loại, các họp kim và một
số các họp chất dạng rắn. Khi ở trạng thái hoàn toàn bị cô lập chúng rất bền và
không có ảnh hưởng gì tới môi trường. Nhưng khi được tiếp xúc trực tiếp với
không khí, độ ẩm, ánh sáng... hoặc một loạt các quá trình hóa học xảy ra sẽ tạo
thành các họp chất độc hại và có khả năng chuyển đổi sang các trạng thái khác
chứa các thành phần độc hại lớn hơn nên sẽ làm cho các chất độc hại này trở nên
dễ hòa tan trong nước, khuyếch tán vào trong không khí.
1.5.1 Suy thoái chất lượng môi trường
Tại các làng nghề thu gom tái chế thì rác thải điện tử được tái chế một cách
rất thô sơ thủ công, nước thải ra trong quá trình tái chế được thải trực tiếp xuống
9
.
,
Môi nguy hại từ chât thải răn
song/moi-nguv-tu-chat-thai-ran-lllien-tu
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 13
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
mương nước, ao, hồ ở xung quanh khu vực gần nơi tái chế nên sẽ gây ô nhiễm
môi trường rất nghiêm trọng.
Đối với một khối lượng lớn những chất thải độc hại từ rác thải điện tử sẽ gây
hại đến môi trường được nhìn nhận theo hai khía cạnh sau:
Một là ô nhiễm môi trường do chính rác thải điện tử gây ra khi bị phân rã và
bị biến đổi sau một thời gian tương tác với các thành phần khác trong môi
trường. Vì rác thải điện tử có chứa các chất tồn lưu, khó phân huỷ sinh học và
độc hại gồm các kim loại nặng như chì, niken, crôm, thuỷ ngân và các chất ô
nhiễm hữu cơ như polychlorinated biphenyls và các chất làm chậm cháy được bị
brôm hóa. Việc chôn lấp cũng như thiêu hủy rác thải điện tử đều sẽ giải phóng ra
môi trường nhiều loại hóa chất độc hại. Nếu xử lý bằng phương pháp chôn lấp thì
vừa tốn diện tích mặt bằng vừa gây ô nhiễm đất, nước. Nếu xử lý bằng phương
pháp thiêu hủy thì vừa tốn nhiên liệu vừa gây ô nhiễm không khí.
Hai là khai thác quá mức các nguồn tài nguyên nhằm sản xuất ra các mặt
hàng điện tử khác thế hệ mới thay thế cho những mặt hàng lỗi thời bị thải bỏ điều
này làm cạn kiệt nguồn tài nguyên từ tự nhiên.
1.5.2 Suy giảm sức khỏe và khả năng lao động của con ngưòi
Đa số các kim loại và các họp chất độc hại đều có trong rác thải điện tử bán
đẫn có khả năng gây ra các đột biến sẽ làm rối loạn các quá trình trao đổi vật chất
và năng lượng gây ra các khuyết tật trong các tế bào và cơ thể của con người nếu
mắc phải thì họ sẽ gặp một số chứng bệnh về viêm nhiễm, ung thư, rối loạn nội
tiết... Chẳng hạn nếu bị nhiễm độc thủy ngân, con người có thế mắc một số
chứng bệnh: Đau bụng nôn mửa, thiếu máu. Khi bị nhiễm độc Asen với liều
lượng cao thì có thể bị tử vong, với liều thấp hoặc được tích tụ một thời gian lâu
có thế mắc các chứng bệnh nan y nguy hiểm.
Máy tính, ti vi, điện thoại di động... chứa đựng trong chúng rất nhiều loại hoá
chất độc hại khác nhau. Một số loại hoá chất như Berili tìm thấy bên trong các bo
mạch chủ hay Cadmium bên ừong điện trở và chip bán dẫn đều vô cùng độc hại
và có thể gây ra bệnh ung thư. Ngoài ra, hoá chất Crom có chứa trong đĩa mềm,
chì trong pin và màn hình máy tính, hay thuỷ ngân trong pin kiềm, đèn huỳnh
quang... cũng đều gây tác hại đến sức khoẻ con người.
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 14
SVTH: Hà cẩm Tú
10 Kiên Trung: Tuổi thọ tại các làng nghề ô nhiễm giảm 10 tuổi
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
Không chỉ có vậy, những núi rác điện tử khi bị đốt để thiêu hủy, thường tác
động nguy hiểm đối với môi trường và con người. Các loại kim loại nặng khi bị
đốt cháy có thể gây ung thư. Nguồn đất và nước ở khu vực rác thải bị đốt cũng bị
nhiễm độc nghiêm trọng.
Theo báo cáo đánh giá môi trường tại các làng nghề tái chế, thu gom của Bộ
Tài nguyên - Môi trường năm 2008 thì tuổi thọ của người dân tại các làng nghề
bị ô nhiễm này thường giảm 10 tuổi so với tuổi thọ trung bình của cả nước và so
với các làng không làm nghề tuổi thọ này cũng thấp hom từ 5 -10 năm. Bên cạnh
đó tỷ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và nhóm người trong độ tuổi
lao động) đang có xu hướng tăng cao, họ thường mắc các bệnh ngoài da, tiêu
chảy, hô hấp và đau mắt tại các làng nghề cao hom rất nhiều làn so với làng
không làm nghề. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh đường hô hấp: 50% - 40%; bệnh tiêu
chảy: 80% -10%; bệnh da liễu: 70% - 20%10.
Rất nhiều người dân trong các làng nghề thu gom, tái chế và chôn lấp rác thải
điện tử, trong số đó đặc biệt là có cả trẻ em và phụ nữ làm việc tại những cơ sở
thu gom, tái chế và chôn lấp rác thải điện tử với môi trường làm việc không bảo
đảm an toàn, không được trang bị các thiết bị bảo vệ lao động cần thiết. Kể cả
những người dân sống xung quanh những nơi thu gom, tái chế do môi trường bị
ô nhiễm từ nguồn nước, không khí, tiếng ồn tại các làng nghề cũng làm cho mọi
người phần lớn mắc phải bốn nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao là bệnh phổi; bệnh tiêu
hóa, mắt và phụ khoa; ung thư phổi và lao phổi
Do tại các làng nghề thường làm những công việc thu gom, phân loại và đập
vỡ các thiết bị, làm chảy các mối hàn chì để tháo rời các chip máy tính và đem
bán với số lao động chủ yếu là trẻ em và phụ nữ với nhiều công đoạn nguy hiểm
như: Chì được nung nóng trên chảo và lượng nhiệt cao sẽ làm bay hơi các kim
loại độc như chì, cadimi, thủy ngân.. .việc đó sẽ làm giải phóng chúng vào không
khí dưới dạng hơi sương rất độc hại. Vàng là một kim loại quý thường được sử
dụng nhiều trong các linh kiện điện tử vì vàng có những đặc tính quan trọng như
dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và không bị ô xy hóa... người dân tại các làng nghề
tho tai cac lang nghe o nhiem
giam 10 tuoi-l-21413158.html
GVHD: Võ Hoàng Yến
SVTH: Hà cẩm Tú
Trang 15
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
thường lấy vàng trong các linh kiện bằng cách sử dụng axit đậm đặc (nước cường
thủy) đây là việc làm rất nguy hiếm. Đốt các dây dẫn để thu hồi đồng sẽ làm thải
vào trong không khí một lượng lớn chất khí độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người.
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế rác thải điện tử gây tác hại
nghiêm trọng nhất tới sức khỏe cộng đồng do hoi độc, nhiệt độ, tiếng ồn và chất
thải rắn. Bên cạnh đó, nó còn làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng
từ hoạt động thu gom, tái chế ở các làng nghề.
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 16
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG VIỆC QUẢN LÝ
NHẬP KHẨU RÁC THẢI ĐIỆN TỬ
Ớ nước ta hiện nay với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh, cùng với
đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho việc các sản phẩm điện tử đã
qua sử dụng được đưa vào trong nước ngày một nhiều và lại không được thu hồi,
xử lý tốt sẽ gây ảnh hường nghiêm trọng đối với môi trường đã và đang gia tăng
một cách nhanh chóng. Do đó việc cằn thiết hiện nay là sớm ban hành các chính
sách về thu hồi sản phẩm điện tử đã qua sử dụng. Cụ thể: Luật Bảo vệ môi
trường 2005 của Việt Nam ban hành tháng 12 năm 2005 dành riêng một điều
khoản (Điều 67) “quy định về việc thu hoi sản phấm đã hết hạn sử dụng hoặc
thải bỏ Theo đó, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu
hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ do cơ sở mình cung cấp. Nghị định
số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi
trường đưa ra những quy định rõ hơn về việc cung cấp thông tin phục vụ quá
trình thu hồi xử lý sản phẩm sau khi hết hạn sử dụng, đồng thời quy định “Căn
cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu bảo vệ môi trường trong từng thời kỳ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chỉnh phủ quy định việc thu hoi, xử ỉý
sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc đã qua sử dụng Bên cạnh đó, Nhà nước cũng
đã ban hành Thông tư số 30/2011/TT-BCT ngày 10/08/2011 “Quy định tạm thời
về giới hạn hàm lượng cho phép của một sổ hóa chất độc hại trong sản phẩm
điện, điện tủ”; Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về “Quy định về thu hồi, xử lý
một so sản phấm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ ” quyết định này sẽ được áp dụng
đối với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu, cơ sở phân phối; người tiêu dùng cuối
cùng; cơ sở thu gom, xử lý, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài (gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có liên quan đến sản phẩm điện
tử đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ thuộc Danh mục sản phẩm phải thu hồi, xử lý.
2.1 Quản lý nhà nước về sản phẩm điện tử
Lâu này, khi mua các sản phẩm điện tử người tiêu dùng thường chỉ chú ý đến
tính năng, chất lượng, giá cả, bảo hành, ít để ý rằng khi sử dụng các sản phẩm
GVHD: Võ Hoàng Yến
SVTH: Hà cẩm Tú
Trang 17
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
điện tử này thì người sử dụng chúng có thể bị phơi nhiễm chất độc hại từ các
thiết bị điện tử gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, Thông tư số 30/2011/TTBCT thuộc Bộ Công Thương đã ra đời có hiệu lực từ ngày 23/09/2011 nội dung
quan trọng trong Thông tư này quy định về hàm lượng tối đa của 6 loại hóa chất
độc hại trong sản phẩm điện, điện tử do Bộ Công Thương thông qua bao gồm:
khối lượng chì (Pb) trong mỗi sản phẩm phải dưới 0,1% khối lượng sản phẩm,
thủy ngân (Hg) 0,1%, cadimi (Cd) là 0,01%, crôm (Cr) 0,1%, polybrominated
biphenyl (PBB) 0,1%, poly brominated diphenyl ete (PBDE) 0,1%... có 8 nhóm
sản phấm điện, điện tử lưu thông trên thị trường Việt Nam phải đảm bảo giới hạn
hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại, gồm: thiết bị gia dụng loại lớn;
thiết bị gia dụng loại nhỏ; thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông; thiết bị
tiêu dùng; thiết bị chiếu sáng; công cụ điện, điện tử (trừ các công cụ lớn, cố định
sử dụng trong công nghiệp)...
Tiêu chuẩn về hàm lượng hóa chất độc hại theo Thông tư 30/2011/TT-BCT sẽ
được áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm điện, điện tử thông dụng, dễ tiếp xúc
với cơ thể của người sử dụng như: điện thoại di động, máy vi tính, camera, tivi,
đài, máy lạnh, máy giặt, máy hút bụi, bàn ủi, lò nướng, lò vi ba, bếp điện,... Đối
tượng mà tiêu chuẩn này được áp dụng đối với sản phẩm điện tử được sản xuất
trong nước và hàng nhập khẩu do hầu hết các chất có trong các sản phẩm điện tử
đều gây nguy hiểm cho sức khỏe.
2.1.1 Trách nhiệm của các Ctf quan quản lý nhà nước
Thông tư 30/2011/TT- BTC có quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý
nhà nước, theo đó thì Cục Hóa chất thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ
tri phối họp với các cơ quan liên quan kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản xuất,
nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử không đảm bảo giới hạn hàm lượng cho phép
theo quy định và chỉ định phòng thí nghiệm được phép thử nghiệm các chỉ tiêu
hàm lượng giới hạn cho phép của một số hóa chất độc hại chứa trong sản phẩm
điện, điện tử. Cục Quản lý thị trường sẽ tiến hành xử lý vi phạm.
Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi chưa có một hướng dẫn rõ ràng về cách
thức phối họp với các cơ quan liên quan trong việc đo kiểm hàm lượng hóa chất,
thòfi gian tiến hành đo kiểm và tần suất đo. Thông tư này vẫn còn chưa có hướng
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 18
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
dẫn về xử phạt vi phạm nên việc thực hiện sẽ còn bị hạn chế phần nào khi các cơ
quan phát hiện vi phạm nhung không thể xử phạt được. Tuy nhiên, Thông tư này
lại không quy định rõ tại thời điểm đăng ký thủ tục hải quan thì doanh nghiệp
nhập khẩu sản phẩm điện tử có cần phải xuất trình những loài chứng từ gì cho cơ
quan Hải quan và do ai cấp đế chứng minh hàm lượng cho phép của các loại hóa
chất độc hại theo quy định tại Phụ lục 1 của thông tư 30/2011/TT-BCT
Tại Điều 9 hiệu lực thi hành, Thông tư có ghi “Thông tư này có hiệu lực thi
hành kế từ ngày 23 tháng 9 năm 2011 và được thực hiện cho đến khi có Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia tương ứng thay thế” nhưng bên cạnh đó lại quy định
thêm “từ ngày 01 thảng 12 năm 2012, các sản phấm điện, điện tủ được sản xuất,
nhập khấu phải thực hiện việc công bố thông tin về giới hạn hàm lượng cho phép
của một sổ hóa chất độc hại theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này”.
Neu theo quy định như trên sẽ gây khó khăn cho các Cục Hải quan quản lý hàng
nhập khẩu là các thiết bị điện tủ, do thời điểm công bố thông tin về hàm lượng
giới hạn một số chất độc hại có trong các sản phẩm điện tử là ngày 01 tháng 12
năm 2012 tức là rất lâu sau ngày Thông tư có hiệu lực. Chính vì thế sẽ tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu trì hoãn việc công bố thông tin do
thời gian bắt buộc phải công bố thông tin về giới hạn hàm lượng cho phép của
một số hỏa chất độc hại theo quy định của Thông tư 30/2011/TT-BCT không
phải là ngày mà Thông tư này có hiệu lực, lợi dụng điều này nhiều doanh nghiệp
sẽ tranh thủ nhập khẩu các sản phẩm không đảm bảo chất lượng vào Việt Nam.
2.1.2 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất; nhập khẩu và kinh
doanh sản phẩm điện tử
Theo quy định tại Điều 6 Thông tu 30/2011/TT-BCT cũng yêu cầu các doanh
nghiệp sản xuất trong nước phải tuân thủ quy định về hàm lượng và ghi rõ những
thông tin cần biết về hàm lượng hóa chất độc hại của sản phẩm trên bao bì hoặc
trong các tài liệu kèm theo rồi mới được phép đưa ra thị trường. Riêng với các
doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ thì chỉ được nhập khẩu và kinh doanh
sản phẩm điện, điện tử khi đã có bản công bố hàm lượng hóa chất độc hại có
chứa trong các sản phẩm điện tử do Cục Hóa chất kiểm tra và cấp giấy chứng
nhận sau đó thì các doanh nghiệp này phải công bố thông tin về các sản phẩm
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 19
SVTH: Hà cẩm Tú
Pháp luật về quản lý nhập khẩu rác thải điện tử ở Việt Nam hiện nay
nhập khẩu đã tuân thủ đáp ứng các quy định về giới hạn hàm lượng cho phép của
các chất độc hại.
Các sản phẩm không có thông tin về hàm lượng các chất sẽ không được lưu
thông trên thị trường nhằm tránh các sản phẩm đã qua sử dụng được nhập khẩu
không rõ xuất xứ mà hầu hết là theo đường tiểu ngạch ở các cửa khẩu biện giới
hoặc hàng xách tay mà phần lớn các sản phẩm này đã qua sử dụng, thậm chí là
các sản phẩm được lấy tử các bãi phế liệu thường chứa nhiều các chất độc hại.
* Hình thức công bố thông tin:
Khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2011/TT-BCT quy định việc công bố thông tin
được thực hiện theo một trong các hình thức sau đăng tải trên website của tổ
chức, cá nhân hoặc thông tin trong tài liệu hướng dẫn sử dụng, có thể để dưới
dạng sách hướng dẫn sử dụng hoặc giấy tờ hướng dẫn đi kèm theo sản phẩm, in
trực tiếp lên sản phẩm hoặc bao bì... Hồ sơ quản lý hàm lượng hóa chất độc hại
trong sản phẩm điện, điện tử trước khi sản phẩm lưu thông trên thị trường Việt
Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Điều này có nghĩa là
trong mọi trường họp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản
phẩm điện, điện tử phải tự chịu ừách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của
thông tin công bố trên sản phẩm điện tử được đưa ra bán trên thị trường.
Các sản phẩm điện tử sẽ được quản lý gắt gao hơn thông qua việc kiểm định
các chất độc hại. Cục Hóa chất sẽ chủ trì phối họp với các cơ quan có liên quan
trong việc kiểm tra các sản phẩm không đảm bảo giới hạn hàm lượng cho phép,
chỉ định phòng thí nghiệm đã được công nhận phù họp với các yêu cầu của
ISO/IEC/17025 được phép thử nghiệm các chỉ tiêu. Cục Quản lý thị trường sẽ xử
lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Thông tư 43/2009/TT-BTTTT ban hành danh mục sản
phẩm công nghệ đã qua sử dụng cấm nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và
Truyền thông ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2009 thì đối với các sản phẩm
điện tử đã qua sử dụng nếu được làm mới lại như: sản phẩm đã được sửa chữa,
thay thế linh kiện, phục hồi chức năng và hình thức tương đương với sản phẩm
mới cùng chủng loại thì trên bao bì và hên sản phẩm phải có dấu hiệu, nhãn hiệu
GVHD: Võ Hoàng Yến
Trang 20
SVTH: Hà cẩm Tú