Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khoá luận nghiên cứu và đánh giá sinh trưởng loài cây nghệ đen (curcumazedoaria) thuộc nhóm lâm sản ngoài gỗ tại mô hình khoa lâm nghiệp đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.92 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VÀNG NGỌC HỮU
“NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY NGHỆ ĐEN
(CURCUMAZEDOARIA) THUỘC NHĨM LÂM SẢN NGỒI GỖ TẠI
MƠ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khố học

: 2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VÀNG NGỌC HỮU
“NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY NGHỆ ĐEN
(CURCUMAZEDOARIA) THUỘC NHĨM LÂM SẢN NGỒI GỖ TẠI
MƠ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
THÁI NGUN”

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K47 - LN

Khoa

: Lâm nghiệp

Khoá học


: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn :TS. Nguyễn Tuấn Hùng

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết
quả trong khóa luận tốt nghiệp này là hồn tồn trung thực, chưa hề được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông
tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Xác nhận của GVHD

Người viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học
Vàng Ngọc Hữu

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký và ghi rõ họ tên)



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô
giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học
tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm
sâu sắc của thầy giáo TS. Nguyễn Tuấn Hùng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực tập để tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người
thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trong quá trình nghiên cứu do có những chủ quan và khách quan nên
khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tơi rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo và các sinh viên để tơi hồn
thành khóa luận được tốt hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên , Ngày 10 tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Vàng Ngọc Hữu


iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Cây Nghệ đen .................................................................................. 23
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cây Nghệ đen ................................ 36
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện sinh trưởng chiều cao cây Nghệ đen ................... 38
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện sinh trưởng đường kính gốc cây Nghệ đen ......... 40

Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện động thái ra lá cây Nghệ đen ............................... 42
Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện chiều dài củ của cây Nghệ đen ............................ 43
Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện chất lượng cây Nghệ đen ..................................... 43


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất .............................................................. 26
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí các cơng thức thí nghiệm ............................................ 30
Bảng 4.1a. Tỷ lệ sống của cây Nghệ đen ........................................................ 34
Bảng 4.1b. Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỷ lệ sống cây Nghệ đen
..................................................................................................... 35
Bảng 4.2a. Kết quả sinh trưởng chiều cao cây Nghệ đen ............................... 36
Bảng 4.2b. Phân tích phương sai một nhân tố đối với chiều cao cây Nghệ đen
..................................................................................................... 37
Bảng 4.3a. Kết quả sinh trưởng đường kính gốc cây Nghệ đen ..................... 38
Bảng 4.3b. Phân tích phương sai một nhân tố đối với đường kính gốc cây
Nghệ đen ..................................................................................... 39
Bảng 4.4a. Kết quả sinh trưởng lá cây Nghệ đen............................................ 40
Bảng 4.4b. Phân tích phương sai một nhân tố đối với sinh trưởng lá cây Nghệ
đen ............................................................................................... 41
Bảng 4.5. Đánh giá sinh trưởng chiều dài củ và chất lượng cây Nghệ đen .... 42


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nhiên cứu...............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài. ...............................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ..........................................................2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất .......................................................................3
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................4
2.1. Khái quát về lâm sản ngoài gỗ .............................................................................4
2.1.1. Một số định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ ............................................................4
2.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ................................................................................6
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu LSNG trong và ngồi nước ......................10
2.2.1 Tình hình trên thế giới ......................................................................................10
2.2.2 Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam ........................................................13
2.3. Khái quát một số đặc điểm của cây Nghệ đen. ..................................................22
2.3.1. Đặc điểm nhận biết..........................................................................................22
2.3.2. Đặc tính sinh học và sinh thái .........................................................................23
2.4. Tổng quan cơ sở thực tập......................................................................................25
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................28
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................28
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28


vi
3.3.1. Đánh giá sinh trưởng của loài cây Nghệ đen (curcumazedoaria) khi sử dụng
các cơng thức bón phân khác nhau ...........................................................................28
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây Nghệ đen (curcumazedoaria) 28

3.4. Phương pháp.......................................................................................................29
3.4.1. Phương pháp luận............................................................................................29
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................................30
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................30
3.4.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..........................................................31
3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ................................................................................32
3.5.1. Phương thức trồng ...........................................................................................32
3.5.2. Phương pháp chăm sóc ...................................................................................33
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................34
4.1. Đánh giá tỷ lệ sống cây Nghệ đen......................................................................34
4.2. Đánh giá sinh trưởng chiều cao cây Nghệ đen ..................................................36
4.3. Đánh giá sinh trưởng đường kính gốc cây Nghệ đen ........................................38
4.4. Đánh giá sinh trưởng lá cây Nghệ đen..............................................................40
4.5. Đánh giá sinh trưởng củ và chất lượng cây Nghệ đen .....................................42
4.6. Đề xuất một số giải pháp phát triển loài Nghệ đen ............................................44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................46
5.1. Kết luận ..............................................................................................................46
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật
khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất rừng và cây ở rừng. Nhiều loại lâm sản
ngoài gỗ được sử dụng cho sản xuất và đời sống của người dân. Hàng trăm
nghìn tấn tre nứa được sử dụng trong ngành chế biến bột và giấy, hàng chục

nghìn tấn cây thuốc được sử dụng mỗi năm… Lâm sản ngồi gỗ cịn là mặt
hàng xuất khẩu có giá trị, giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ năm 2008 gần
400 triệu USD, bằng gần 20% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ. Khai thác, chế
biến lâm sản ngoài gỗ đã thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu là ở nơng
thơn, miền núi góp phần đáng kể vào xố đói, giảm nghèo ở các địa phương
có rừng và đất rừng. Thường vào những vụ nông nhàn, giáp hạt người dân
hay vào rừng thu hái lâm sản để kiếm tiền mua lương thực và hàng tiêu dùng
và trang trải chi phí thuốc men, học hành cho con trẻ. Ngồi ra lâm sản ngồi
gỗ cịn là nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày cho hộ gia đình: măng, rau
rừng… Do đó phát triển sản xuất lâm sản ngồi gỗ là góp phần xố đói,
giảm nghèo vùng dân tộc, miền núi và bảo vệ phát triển bền vững nguồn tài
nguyên rừng, cải thiện đời sống cho người dân góp phần phát triển nền
kinh tế đất nước.
Theo các nhà khoa học thì cứ sau 20 phút trên phạm vi tồn cầu lại có thêm
1 lồi động vật hoặc thực vật bị tuyệt chủng. Trong vòng 50 năm gần đây, tốc độ
tuyệt chủng của các loài sinh vật đã tăng lên 40 lần so với thời kỳ cách mạng
cơng nghiệp, và hành tinh của chúng ta đang có nguy cơ bước vào giai đoạn
tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 (5 lần trước vào các kỷ Permi, Cambri, Triat,
Creta, Tertiari). Việt Nam được xem là trung tâm đa dạng sinh học của vùng
nhiệt đới châu Á, mặc dù có nguồn tài nguyên sinh vật rất đa dạng và phong phú,


2

nhưng nguy cơ tuyệt chủng của một số loài rất cao. LSNG là nguồn tài nguyên
sinh vật có thể tái tạo thơng qua q trình tái sinh tự nhiên, nhưng q trình tái
sinh phục hồi khơng đáp ứng kịp nhu cầu sử dụng của con người và cũng đang
có nguy cơ bị tuyệt chủng hàng loạt.
Do vậy, để bảo tồn một số lồi cây LSNG có giá trị làm dược liệu,
hương liệu tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu và đánh giá sinh

trưởng loài cây Nghệ đen (curcumazedoaria) thuộc nhóm lâm sản ngồi gỗ
tại mơ hình khoa Lâm nghiệp Đại học Nông lâm Thái Nguyên” là hết sức
cần thiết.
1.2. Mục tiêu nhiên cứu.
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng của loài cây Họ gừng
(zingiberaceae) Nghệ đen (curcumazedoaria) trồng trong mơ hình thư viện
ngồi trời tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển cây bản địa trong mơ
hình khn viên ngồi trời tại Trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, tìm tòi ham
học hỏi hơn vốn hiểu biết của bản thân được mở rộng có điều kiện để tiếp cận
với các đề tài ở quy mô nhỏ, cùng với sự hướng dẫn, hỗ trợ tận tình của giảng
viên, sinh viên sẽ bắt đầu định hình được cách thức, quy trình để thực hiện
một cơng trình nghiên cứu khoa học chất lượng, hiệu quả. hoạt động nghiên
cứu khoa học cịn góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo; khả năng tư
duy độc lập, tự học hỏi của sinh viên. Bổ sung kiến thức chuyên môn và vận
dụng vào thực tế sản xuất.
- Cung cấp thông tin về sinh trưởng và phát triển các lồi Nghệ đen
(curcumazedoaria) tại mơ hình khoa Lâm nghiệp. Ngồi ra, đây cịn là nơi


3

phục vụ cho việc giáo dục về bảo tồn đa dạng sinh học cho tất cả mọi người,
đặc biệt là các sinh viên trong khoa Lâm nghiệp nói riêng và sinh viên trường
ĐH Thái Nguyên nói chung.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng của Nghệ đen

(curcumazedoaria) chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực và phát triển các loài cây.
- Áp dụng kiến thức chuyên môn trong việc chọn giống, trồng và chăm
sóc cây. Giúp cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
- Bên cạnh đó việc học tập của các sinh viên đặc biệt là sinh viên khoa
Lâm nghiệp rất cần những địa điểm để thực hành nghiên cứu sau những giờ
học, để giúp sinh viên có thể nắm chắc được những kiến thức lý thuyết
trên lớp.
- Tiết kiệm được kinh phí cho việc nghiên cứu khoa học và thực hành
của sinh viên trong trường nói chung và sinh viên khoa Lâm nghiệp nói riêng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về lâm sản ngoài gỗ
2.1.1. Một số định nghĩa về lâm sản ngoài gỗ
Từ xưa đến nay đã có nhiều tên gọi khác nhau về lâm sản ngoài gỗ
được sử dụng rộng rãi như: lâm sản phụ, lâm sản phi gỗ, sản phẩm không phải
là gỗ.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt nam lâm sản được
phân chia thành hai loại:
Lâm sản chính là những sản phẩm gỗ;
Sản phẩm phụ của rừng hay lâm sản phụ, bao gồm động vật và thực vật
cho những sản phẩm ngoài gỗ. Từ 1961, lâm sản phụ được coi trọng và được
mang tên đặc sản rừng. “Đặc sản rừng bao gồm cả thực vật và động vật rừng
là nguồn tài nguyên giầu có của đất nước. Nó có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp cơng nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trong đời sống nhân dân, quốc
phòng và xuất khẩu…” (Bộ Lâm nghiệp – Kế hoạch phát triển Đặc sản rừng,

1981-1990)[1] .
Theo định nghĩa đó Đặc sản rừng là một bộ phận của tài nguyên rừng
nhưng chỉ tính đến những sản phẩm có cơng dụng hoặc giá trị đặc biệt và
ngoài các loài thực vật dưới tán rừng cịn bao gồm các lồi cây cho gỗ đặc
hữu hoặc được coi là đặc hữu của Việt Nam, như Pơ mu, Hoàng đàn, Kim
giao… , như vậy thuật ngữ đặc sản cũng mang ý nghĩa kinh tế, vì khơng tính
đến những sản phẩm khơng có hoặc chưa biết giá trị. Vì thế, danh mục những
đặc sản rừng trong từng thời điểm cũng tập trung sự chú ý vào một số sản
phẩm nhất định.


5

Ngày nay, trong Lâm nghiệp thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ được dùng
phổ biến, chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ (minor forest product/
secondary forest product). Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua
trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 58-1991: “Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest product) bao gồm những sản
phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ
rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ”. Do đó, khơng được coi là LSNG
những sản phẩm như cát, đá, nước, dịch vụ du lịch sinh thái.
Lâm sản ngoài gỗ bao gồm “tất cả các sản phảm sinh vật (trừ gỗ trịn
cơng nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự
nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tơn
giáo, văn hóa hoặc xã hội”. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí,
bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm… thuộc về lĩnh vực dịch vụ của rừng”
(Wichens, 1991)[18].
Trong hội nghị các chuyên gia LSNG của các nước vùng Châu Á, Thái
Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 5-8/11/1991 đã thông qua
định nghĩa về LSNG như sau: “Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest products)
bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài gỗ, củi và than. Lâm

sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây thân gỗ”
Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ dây leo bậc cao và bậc
thấp phân bố trong rừng. Những lồi cây khơng cho gỗ hoặc ngồi gỗ cịn cho
các sản phẩm q khác như nhựa Thông, quả Hồi, vỏ Quế hoặc sợi Song mây
là thực vật đặc sản rừng” (Lê Mộng Chân, Vũ Dũng, 1992)[4].
LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật khơng kể gỗ
cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng. Dịch vụ trong định
nghĩa này như là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gom
nhựa và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến những sản phẩm này


6

LSNG bao gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là
gỗ, được khai thác từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm
, thuốc, gai vị, tinh dầu, nhựa, nhựa mủ, tanin, thuốc nhuộm, cây cảnh, động
vật hoang dã (còn sống hay sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô
như tre, nứa, song, mây, gỗ nhỏ và sợi.
LSNG là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, ở
đất rừng và các cây bên ngoài rừng.
Theo Trần Ngọc Hải (2000): Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các vật
liệu sinh học khác gỗ được khai thác từ rừng (hiểu theo nghĩa rộng gồm rừng tự
nhiên và rừng trồng) phục vụ mục đích của con người. Bao gồm các loài thực
vật, động vật dùng làm thực phẩm, làm dược liệu, tinh dầu, nhựa sáp, nhựa
dính, nhựa mủ, cao su, tanin, màu nhuộm, chất béo, cây cảnh, nguyên liệu giấy,
sợi…
Theo Vũ Tiến Hinh và Phạm Văn Điển (2003): Lâm sản ngoài gỗ bao
gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ
rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ lớn
ở tất cả các hình thái của nó.

Theo các định nghĩa như đã nêu ở trên, LSNG là một phần tài nguyên rừng.
Như vậy, đi tìm chỉ một định nghĩa cho LSNG là khơng thể. Định nghĩa này có
thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, vào quan điểm sử dụng, phát
triển tài nguyên và nhu cầu khác. Các loại sản phẩm ngoài gỗ sẽ ngày càng được
tăng lên do sự tìm tịi, phát hiện giá trị của chúng để phục vụ cuộc sống cho con
người, chúng gồm các sản phẩm qua chế biến hoặc không cần qua chế biến.
2.1.2. Phân loại lâm sản ngoài gỗ
Hiện nay, có rất nhiều loại LSNG được điều tra, phát hiện, khai thác và
sử dụng. Đối tượng và mục tiêu sử dụng, nghiên cứu LSNG cũng rất đa dạng


7

(người dân, thương nhân, nhà quản lý, nhà nghiên cứu...). Chính vì vậy, việc
phân loại cũng rất nhiều quan điểm khác nhau.
Dưới đây sẽ trình bày một số phương pháp phân loại LSNG đang được
sử dụng phổ biến hiện nay:
Phân loại LSNG theo hệ thống sinh giới: Theo phân loại kinh điển, sinh
giới được chia là hai giới chính: Động vật và thực vật. Giới động vật và giới
thực vật, tuy rất phong phú và đa dạng nhưng đều có thể sắp xếp một cách
khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ:
Giới\Ngành\Lớp\Bộ\Họ\Chi\Loài. Ưu điểm của cách phân loại này là thấy
được mối quan hệ thân thuộc giữa các lồi và nhóm lồi cùng sự tiến hóa của
chúng. Phương pháp phân loại này chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của lồi.
Nhược điểm là địi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết nhất định về
phân loại động, thực vật (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [3].
Phân loại LSNG theo nhóm giá trị sử dụng: Là cách phân loại mà các
LSNG khác nhau không kể nguồn gốc trong hệ thống sinh giới, nơi phân bố…
có cùng giá trị sử dụng thì được xếp trong cùng một nhóm. Ví dụ: Một hệ
thống phân loại LSNG thực vật theo nhóm cơng dụng như sau:

Nhóm cây cho lương thực, thực phẩm;
Nhóm cây cho sợi
Nhóm cây cho ta-nanh
Nhóm cây cho màu nhuộm
Nhóm cây làm dược liệu
Nhóm cây cho nhựa, sáp, sơn
Nhóm cây dùng làm vật liệu nhẹ và thủ cơng mỹ nghệ
Nhóm cây làm cảnh, cho bóng mát.
Ưu điểm của phương pháp phân loại này là đơn giản, dễ áp dụng và sử
dụng nhiều kiến thức bản địa của người dân, nên người dân dễ nhớ, đồng thời


8

khuyến khích được họ tham gia trong q trình quản lý tài nguyên. Ngoài ra
phương pháp này cũng được các nhà kinh doanh, nhà nghiên cứu LSNG quan tâm.
Nhược điểm của phương pháp phân loại này là chỉ mới nhấn mạnh tới
giá trị sử dụng, mà chưa đề cập đến đặc điểm sinh vật học (đặc điểm hình thái,
sinh thái, phân bố…) của các loài, nên khả năng nhận biết các lồi gặp nhiều
khó khăn hơn nữa một số lồi có nhiều cơng dụng khi phân loại dễ bị trùng vào
nhiều nhóm khác nhau.
Hệ thống phân loại khác lại dựa vào các sản phẩm LSNG, như hệ thống
phân loại đã thông qua trong Hội nghị LSNG Thái Lan, tháng 11/1991 (Bài
giảng Lâm sản ngoài gỗ, 2002. Dự án LSNG, Hà Nội). Trong hệ thống này
lâm sản ngoài gỗ được chia làm 6 nhóm:
Nhóm 1: Các sản phẩm có sợi: tre nứa, song mây, lá và thân có sợi
và các loại cỏ.
Nhóm 2: Sản phẩn làm thực phẩm: các sản phẩm nguồn gốc thực vật:
thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và có nấm. Các sản
phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ chim ăn

được, trứng và cơn trùng.
Nhóm 3: Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
Nhóm 4: Các sản phẩm chiết xuất: gơm, nhựa dầu, nhựa mủ, ta-nanh và
thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu.
Nhóm 5:: Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm:
tơ, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương
và nhựa cánh kiến đỏ.
Nhóm 6: Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói
thuốc lá ở Ấn Độ).


9

Bốn năm sau, chuyên gia về lâm sản ngoài gỗ của FAO,
C.Chandrasekharan (FAO, 1995) đã đề xuất hệ thống phân loại lâm sản ngồi
gỗ gồm 4 nhóm chính như sau:
Cây sống và các bộ phận của cây
Động vật và các sản phẩm của động vật
Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu thực vật…)
Các dịch vụ rừng.
Ở Việt Nam, khung phân loại lâm sản ngoài gỗ đầu tiên được chính
thức thừa nhận bằng văn bản đó là: “Danh mục các loài đặc sản rừng được
quản lý thống nhất theo ngành”. Đây là văn bản kèm theo Nghị định 160 HĐBT ngày 10/12/1984 của Hội đồng bộ trưởng về việc thống nhất quản lý
các đặc sản rừng (nay gọi là lâm sản ngoài gỗ).
Theo danh mục này đặc sản rừng được chia làm 2 nhóm lớn: Hệ cây
rừng và Hệ động vật rừng. Mỗi nhóm lớn lại chia nhiều nhóm phụ sau:
* Hệ cây rừng:
Nhóm cây rừng cho nhựa, ta-nanh, dầu và tinh dầu như: thông, quế,
hồi, tràm, đước, vẹt, trám, bạch đàn, bồ đề…
Nhóm cây rừng cho dược liệu như: ba kích, sa nhân, thiên niên kiện,

thảo quả, hà thủ ơ, đẳng sâm, kỳ nam, hoằng đằng…
Nhóm cây rừng cho nguyên liệu làm các loại hàng tiểu thủ công và mỹ
nghệ như: song, mây, tre, trúc, lá buông…
Các sản phẩm công nghiệp được chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc từ
các lồi cây rừng như: cách kiến Shellac, dầu thông, tùng hương, dầu
trong, chai cục…
* Hệ động vật rừng:
Bao gồm các nhóm động vật rừng cho da, lông, sừng, xương, ngà, thịt,
xạ, mật; cho dược liệu như: voi, hổ, báo, trâu rừng, bò rừng, hươu, nai, rắn,


10

trăn, kỳ đà, tắc kè, khỉ, nhím, vượn, ong rừng, các lồi chim q, các nhóm
động vật rừng có đặc dụng khác.
Mặc dù còn vài điểm chưa hợp lý, tuy nhiên có hệ thống phân loại lâm
sản ngồi gỗ trên là một mốc quan trọng, đánh giá sự tiến bộ về nhận thức, sự
hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu LSNG trong và ngồi nước
2.2.1 Tình hình trên thế giới
Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của
Liên Xơ đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952
các tác giả A.l. Ermakov, Arasimovich,... đã nghiên cứu thành công cơng trình
“Phương pháp nghiên cứu hố sinh – sinh lý cây thuốc”. Cơng trình này là cơ
sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận dụng tối
đa cơng dụng của các lồi cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammermen, M.D.
Choupinxkaia và A.A. Yatsenko đã đưa ra được giá trị của từng loài cây thuốc
(cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây thuốc”.
Năm 1972 tác giả N. G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô
(cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa khơng gây hại cho sức

khoẻ của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả
Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với
liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan, 2005) [15].
Năm 1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình
“Dược dụng thực vật cấp sinh lý học”. Cuốn sách này giới thiệu tới người đọc
cách sử dụng từng loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, sinh hoá của chúng, cơng
dụng, cách phối hợp các lồi cây thuốc treo từng địa phương như “Giang Tơ
tỉnh thực vật dược tài chí”, “Giang Tô trung dược danh thực đồ khảo”,
“Quảng Tây trung dược trí” (Trần Hồng Hạnh, 1996) [14].


11

Năm 1968, một số nhà nghiên cứu cây thuốc tại Vân Nam, Trung Quốc
đã xuất bản cuốn sách “Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc” (Phan
Văn Thắng, 2002) [12].
Mendelsohn, 1989 đã căn cứ vào giá trị sử dụng của lâm sản ngồi gỗ
để phân thành 5 nhóm: Các sản phẩm thực vật ăn được, keo dán và nhựa,
thuốc nhuộm và ta nanh, cây cho sợi, cây làm thuốc. Ông cũng căn cứ vào thị
trường tiêu thụ để phân lâm sản ngồi gỗ thành 3 nhóm: Nhóm bán trên thị
trường, nhóm bán ở địa phương và nhóm sử dụng trực tiếp bởi người thu
hoạch. Nhóm thứ ba thường chiếm tỷ trọng rất cao nhưng lại chưa tính được
giá trị. Theo Mendelsohn chính điều này đã làm cho lâm sản ngồi gỗ trước
đây bị lu mờ và ít được chú ý đến (Phan Văn Thắng, 2002) [12].
Năm 1992, J.H. de Beer - một chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của tổ chức
Nông lương thế giới - khi nghiên cứu về vai trị và thị trường của lâm sản ngồi
gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người
dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố thảo quả nhằm xố đói giảm
nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội vùng núi và bảo
tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của thảo quả là rất lớn, chỉ

tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái
Lan. Đây là cơng trình nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với con
người, xã hội cũng như tình hình sản xuất bn bán và dự báo thị trường, tiềm
năng phát triển của thảo quả (Phan Văn Thắng, 2002) [12].
Theo Falconer, 1993, hầu hết mọi người đều thừa nhận lâm sản ngoài
gỗ như một yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội miền núi. Ở
Ghana, lâm sản ngồi gỗ có vai trị cung cấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật
liệu xây dựng,... đồng thời cũng chiếm gần 90% nguồn thu nhập của các hộ
gia đình (Phan Văn Thắng, 2002) [12].


12

Năm 1996, Tiền Tín Trung, một nhà nghiên cứu về cây thuốc dân tộc
tại Viện Vệ sinh dịch tễ công cộng Trung Quốc biên soạn cuốn sách “Bản
thảo bức tranh màu Trung Quốc”. Cuốn sách đã mô tả tới hơn 1000 lồi cây
thuốc ở Trung Quốc, một trong số đó là thảo quả. Nội dung đề cập là: Tên
khoa học, một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học cơ bản, cơng dụng và
thành phần hố học của thảo quả (Phan Văn Thắng, 2002) [12].
Năm 1999, trong cuốn “Tài nguyên thực vật của Đông Nam Á” L.S. de
Padua, N. Bunyapraphatsara và R.H.M.J. Lemmens đã tổng kết các nghiên
cứu về các cây thuộc chi Amomum trong đó có thảo quả. Ở đây tác giả đề cập
đến đặc điểm phân loại của thảo quả, công dụng, phân bố, một số đặc điểm
sinh vật học và sinh thái học của thảo quả. Tác giả cũng trình bày kỹ thuật
nhân giống, trồng, chăm sóc bảo vệ, thu hái, chế biến, tình hình sản xuất và
buôn bán thảo quả trên thế giới (Phan Văn Thắng, 2002) [12].
Nhiều nước trên thế giới như Brazil, Colombia, Equado, Bolivia, Thái
Lan, Inđonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu các sản
phẩm lâm sản ngoài gỗ, trong đó có các loại rau, quả rừng mang lại nhiều dinh
dưỡng, nhằm nâng cao đời sống của người dân bản địa và bảo vệ đa dạng sinh

học của các hệ sinh thái rừng địa phương (Everlyn Mathias, 2001) [17].
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu C. Chandrasekhanran (1995) - một
chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của FAO, đã chia lâm sản ngồi gỗ thành 4 nhóm
chính như sau:
A. Cây sống và các bộ phận của cây.
B. Động vật và các sản phẩm của động vật.
C. Các sản phẩm được chế biến (các gia vị, dầu, nhựa thực vật...).
D. Các dịch vụ từ rừng..
Các nghiên cứu chỉ ra rằng rừng nhiệt đới không chỉ phong phú về tài
nguyên gỗ mà còn đa dạng về các loại thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ. Khi


13

nghiên cứu đa dạng lâm sản ngoài gỗ trong phạm vi một bản ở Thakek,
Khammouan, Lào người ta đã thống kê được 306 lồi lâm sản ngồi gỗ trong
đó có 223 loài làm thức ăn (Phan Văn Thắng, 2002) [24].
Theo ước tính của Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.00070.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh
trên tồn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý
giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khoẻ,
phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hố. Theo báo cáo của Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang
phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược
liệu hoặc qua các chất chiết xuất từ dược liệu (Nguyễn Văn Tập, 2006) [11].
2.2.2 Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam
Vào những năm 1960 đến những năm 1980, một số nhà khoa học khi
nghiên cứu về cây thuốc ở nước ta đề cập đến thảo quả. Do thảo quả là cây
“truyền thống”, có đặc thù riêng khác với một số loài lâm sản ngoài gỗ là có
phạm vi phân bố hẹp, chúng được trồng chủ yếu dưới tán rừng ở các tỉnh phía
Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang nên các nhà khoa học ít quan tâm. Các

cơng trình nghiên cứu liên quan cịn tản mạn (Phan Văn Thắng, 2002) [12].
Sau năm 1975, Vàng đắng (Coscinium fenestrum) nguồn nguyên liệu
cho berberin coi là có vùng phân bố rộng, có trữ lượng lớn. Song chỉ sau
hơn chục năm khai thác loài Vàng Đắng đã trở nên rất hiếm và ở tình trạng
sẽ nguy cấp (V) trong sách đỏ Việt Nam. Ba Kích (Morinda offcinalis) là
một cây thốc có tác dụng tăng cường khả năng sinh dục ở nam giới, chữa
thấp khớp và một số bệnh khác đã bị khai thác mỗi năm vài chục tấn liên
tục nên đã cạn kiệt (Viện Dược Liệu, 2002) [16].
Nghiên cứu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi (1975) đã cho rằng: thảo quả là
loài cây thuốc được trồng ở nước ta vào khoảng năm 1990. Trong thảo quả có


14

khoảng 1-1,5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dễ chịu
có tác dụng chữa các bệnh đường ruột. Đây là một cơng trình nghiên cứu
khẳng định công dụng của thảo quả ở nước ta. Tuy nội dung nghiên cứu về
thảo quả của cơng trình cịn ít, nhưng nó đã phần nào mở ra một triển vọng
cho việc sản xuất và sử dụng thảo quả trong y học ở nước ta.
Năm 1982, Giáo sư Đoàn Thị Nhu cơng bố kết quả nghiên cứu của
mình về “Bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc thiên nhiên và phát
triển trồng cây thuốc trên rừng ở Việt Nam”. Trong đó tác giả kết luận: thảo
quả là cây dược liệu quý và thích nghi tốt ở điều kiện dưới tán rừng, tuy nhiên
cho đến nay vẫn chưa có nghiên Tiến Bân và cs (1994). Các nhà nghiên cứu
đã thống kê được 113 loài thực vật rừng làm thực phẩm, gia vị có ở Việt Nam
và tìm hiểu giá trị dinh dưỡng, phân biệt rau ăn được và rau độc, đặc điểm nơi
sống, cách thu hái, chế biến, thành phần dinh dưỡng... Đây là một đề tài khoa
học của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu đã điều tra, khảo sát, tìm hiểu, trong
một thời gian dài đầy cơng phu và tỉ mỉ trên nhiều vùng sinh thái khác nhau
(Nguyễn Tiến Bân, 1994) [8].

Theo Lê Trần Đức, 1997, Sa nhân là cây thuốc quý trong y học cổ
truyền phương đông, cứu nào về kỹ thuật gây trồng thảo quả dưới tán rừng
(Phan Văn Thắng, 2002) [12].
Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu Bộ Y tế năm 1985, nước ta
có 1863 loài cây thuốc thuộc 236 họ thực vật. Theo giáo sư Võ Văn Chi trong
cuốn “Từ điển cây thuốc” số loài cây thuốc ở Việt Nam là trên 3000 loài.
Trên 3/4 cây trong số này là những cây mọc tự nhiên, phần lớn sinh sống ở
rừng. Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu ở rừng một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ
lệ cây làm thuốc thường chiếm tỷ lệ rất cao (Viện Dược Liệu, 2002) [16].
Nguyễn thuộc chi Sa Nhân (Amomum Roxb), họ Gừng (Zingiberaceae).
Trên thế giới chi Amomum roxb có khoảng 250 lồi phân bố chủ yếu ở vùng


15

nhiệt đới núi cao ở Ấn Độ có 48 lồi, Malaysia có 18 lồi, Trung Quốc có 24
lồi. Ở nước ta, Sa nhân phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng núi Bắc và Trung Bộ
có khoảng 30 lồi trong đó có gần 30 lồi mang tên Sa nhân, trong đó 23 lồi
đã được xác định chắc chắn. Ở Viện dược liệu và trường Đại Học Dược hiện
có 12 mẫu vật chưa đủ tài liệu định tên loài đều mang tên Sa Nhân (theo
Nguyễn Tập). Ở Việt Nam, Sa nhân đã được biết đến từ rất lâu đời là vị
thuốc cổ truyền trong y học dân tộc. Bước đầu đã thống kê được trên 60 đơn
thuốc có vị Sa Nhân dùng trong các trường hợp ăn không tiêu, kiết lỵ, đau dạ
dày, phong tê thấp, sốt rét, đau răng, phù thũng,…Ngồi ra Sa nhân cịn dùng
trong sản xuất hương liệu để sản xuất xà phòng, nước gội đầu. Các tác giả đã
nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, vòng đời tái sinh, cấu tạo, nơi phân bố, kỹ
thuật, thời gian gây trồng, thu hoạch của sa nhân.
Năm 1999, khi nghiên cứu ở Vườn quốc gia Ba Vì, Nguyễn Văn Sản và
cs, đưa ra kết luận: LSNG là nguồn thu nhập quan trọng đối với cuộc sống
của người dân nông thôn. Tác giả cho rằng một trong những nguyên nhân mất

rừng, làm suy thối đa dạng sinh học có nguồn gốc từ đời sống khó khăn của
người dân, lâm sản ngồi gỗ bị sử dụng không hợp lý, cạn kiệt. Một trong
những giải pháp có hiệu quả để giải quyết vấn đề đời sống khó khăn của
người dân mà vẫn bảo tồn và phát triển rừng bền vững ở nước ta là phát triển
tài nguyên LSNG.
Nguyễn Ngọc Bình và cs (2000), với cuốn sách “Trồng cây nông
nghiệp, dược liệu và đặc sản dưói tán rừng”. Tác giả đã giới thiệu giá trị kinh
tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, kỹ thuật gây trồng 28 loài lâm sản
ngoài gỗ như: Ba kích, sa nhân, thảo quả, trám trắng, mây nếp,…
Trước yêu cầu bảo tồn và trồng thêm Ba kích để làm thuốc, từ năm
1994 đến 2002, Viện Dược liệu đã phối hợp với một số hộ nông dân ở huyện
Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ xây dựng thành công một số mơ hình trồng cây Ba


16

kích. Trong đó có mơ hình Ba kích trồng xen ở vườn gia đình và vườn trang
trại, mơ hình trồng Ba kích ở đồi và đất nương rấy cũ. Bước đầu các mơ hình
này đã đem lại những hiệu quả đáng kể (Nguyễn Chiều, Nguyễn Tập, 2006) [7].
Năm 2001, Vũ Văn Dũng và cs đã đề xuất cách phân loại mới, theo các tác
giả, lâm sản ngoài gỗ được chia ra làm 6 nhóm chính bao gồm: Sản phẩm có sợi,
sản phẩm dùng làm thực phẩm, các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm, các sản phẩm
chiết xuất, động vật và các sản phẩm động vật khác làm thực phẩm, làm thuốc,
các sản phẩm khác gồm cây cảnh, lá để gói thức ăn và hàng hố, nhìn chung, mỗi
cách phân loại đều có những tồn tại nhất định, nhưng chúng đều có ý nghĩa trong
nghiên cứu về sự đa dạng, phong phú của LSNG, về tiềm năng phát triển ngành
LSNG ở Việt Nam.
Năm 2001, trong quá trình thực hiện dự án “Sử dụng bền vững lâm sản
ngoài gỗ” tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và vùng đệm Vườn
quốc gia Ba Bể các nhà nghiên cứu kết luận rằng: phát triển lâm sản ngoài gỗ

là một trong những hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng mục tiêu
nâng cao chất lượng sống cho người dân, từ đó xóa đói giảm nghèo và phát
triển kinh tế xã hội trong khu vực (Phan Văn Thắng, 2002) [12].
Trong cơng trình nghiên cứu “Giá trị và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở 2 tỉnh
Cao Bằng, Bắc Kạn” của Phan Văn Thắng và cs (2001) cho thấy giá trị sử dụng
của lâm sản ngoài gỗ đối với người dân rất lớn, 90% số hộ dân sống dựa vào rừng.
Sản phẩm khai thác chủ yếu hiện nay là gỗ và lâm sản ngoài gỗ như măng, tre,
trúc, hồi, giẻ,... và cây dược liệu. Thu nhập từ lâm sản ngoài gỗ trong mỗi hộ gia
đình đứng thứ 2 trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình và chiếm trung bình
khoảng 22% tổng thu nhập kinh tế.
Tìm hiểu việc sử dụng thực vật rừng làm thuốc, rau của nhân dân các xóm
Bản Cám, Nà Nặm thuộc Vườn quốc gia Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn, La Quang Độ
(2001). Tác giả đã xác định được tên, giá trị sử dụng, đặc điểm sinh thái, nơi


17

phân bố của 15 loài thực vật rừng làm rau ăn và kinh nghiệm của người dân tộc
trong khai thác, sử dụng, chế biến các loài này. Đề tài là một sự đóng góp quan
trọng cho tỉnh Bắc Kạn trong việc đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên lâm sản
ngoài gỗ (La Quang Độ) [2].
Trồng và chế biến Thạch đen - một nghề cổ truyền của dân tộc Tày
Nùng, Phùng Tửu Bơi (2005). Cây Thạch đen có nguồn gốc từ Trung Quốc
nhưng được nhập vào ta từ rất lâu đời. Ở Việt Nam cây đã được trồng ở một số
nơi, hiện đang trồng nhiều ở Lạng Sơn và Cao Bằng, nhiều nhất là ở ba xã Chi
Lăng, Kim Đồng và Tân Tiến thuộc huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Theo
tác giả Thạch đen là một loài lâm sản ngoài gỗ có nhiều giá trị và triển vọng,
cần có chính sách và kỹ thuật hỗ trợ để người dân có thể phát triển lâu dài loại
hàng hố này (Phùng Tửu Bơi, 2005) [13].
Kiến thức bản địa về kinh doanh tre lấy măng ở vùng Đông Bắc Việt

Nam, Nguyễn Danh Minh và cs (2005). Để khai thác tiềm năng sẵn có về tre, kết
hợp kinh nghiệm địa phương về kinh doanh tre lấy măng với khoa học hiện địa,
góp phần thúc đẩy kinh doanh măng tre ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu kiến thức
bản địa kinh doanh tre lấy măng ở vùng Đông Bắc Việt Nam được thực hiện từ
năm 2004. Mục tiêu của đề tài nhằm xác định những loài tre có thể kinh doanh
lấy măng; tổng kết kinh nghiệm địa phương và đề xuất mơ hình kỹ thuật để kinh
doanh tre lấy măng hiệu quả và bền vững (Nguyễn Thị Thoa) [9].
Khi nghiên cứu các biện pháp phát triển bền vững nguồn tài nguyên
thực vật phi gỗ tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, Ninh Khắc Bản (2003) đã
thống kê được 29 loài cây dùng làm thuốc và cây cho tinh dầu. Trong đó tác
giả đã lựa chọn được một số loài cây triển vọng để đưa vào phát triển: Thảo
quả, Thiên niên kiện, Xuyên khung,...
Theo Ninh Khắc Bản (2003), khi điều tra về nguồn thực vật phi gỗ tại
Hương Sơn – Hà Tĩnh bước đầu đã xác định được khoảng 300 lồi cây có thể


×