Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Báo cáo thảo luận: Nghiên cứu và đánh giá hệ thống nhận diện thương hiệu của Ding Tea

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.36 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌCTHƯƠNG MẠI


1


BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: : Nghiên cứu và đánh giá hệ thống nhận

diện thương hiệu của Ding Tea
Giảng viên hướng dẫn : Th.s Vũ Xuân Trường
Nhóm thực hiện

: 05

Lớp học phần

: 1615BRMG0611

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1 – NHÓM 5

2


Thời gian: 15h ngày 27/3/2016
Địa điểm: Sân thư viện
Tham dự: Toàn thể thành viên nhóm 5


Nội dung:
• Các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến xây dựng đề cương cho bài
thảo luận
• Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận xây dựng sơ đồ hệ thống, cùng
xác định các vấn đề cần làm và vạch ra hướng làm cụ thể.
• Nhóm trưởng đề nghị các thành viên về tự tìm hiểu kỹ hơn về đề tài và sẽ
chia công việc vào buổi họp lần 2.

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Thư ký

3

Nhóm trưởng


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2 – NHÓM 5
Thời gian: 15h30 ngày 5/4/2016
Địa điểm: Sân thư viện
Tham dự: Toàn thể thành viên nhóm 5
Nội dung:
Sau khi đã có sự chuẩn bị, nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên
STT

Họ tên

1


Nguyễn Thị Phượng

Tổng hợp, đánh giá,

2

Ngô Thị Hải Quyến

Đánh giá, chỉnh sửa

3

Đường Thị Hoa Sim

Lý thuyết về hệ thốn

4

Nguyễn Thị Thắm

Logo, biểu tượng, lịc

5
6

Trần Thị Thanh
Đặng Thị Thanh

Logo, biểu tượng, lịc
Website, facebook, in


7

Ngô Thị Thêu

Mở đầu, kết luận và

8
9
10

Trịnh Thị Thoa
Phùng Thị Thu
Nguyễn Thị Thúy

Trang phục ví trí làm
Quy định sử dụng m
Điểm bán, ấn phẩm,

Thư ký

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 5
ST
T
1
4

Họ tên
Nguyễn Thị Phượng


Chức
vụ
NT

Tự đánh
giá

NT đánh
giá

Ký tên


2

Ngô Thị Hải Quyến

3

Đường Thị Hoa Sim

4

Nguyễn Thị Thắm

5

Trần Thị Thanh

6


Đặng Thị Thanh

7

Ngô Thị Thêu

8

Trịnh Thị Thoa

9

Phùng Thị Thu

10

Nguyễn Thị Thúy

TK

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016
Thư ký

5

Nhóm trưởng


MỤC LỤC


6


MỞ ĐẦU
Trà và sữa là hai thức uống không mấy xa lạ đối với người Việt, nhưng từ
sự vô tình hay cố ý mà chúng lại được pha trộn với nhau, tạo nên một thức uống
hết sức thu hút và trở thành “ cơn sốt” trong giới trẻ hiện nay. Không hẳn là giới
trẻ mới thưởng thức cái hương vị của trà sữa mà hầu hết mọi lứa tuổi đều yêu
thích cái hương vị thơm ngon của trà sữa. Những quán trà sữa từ lâu đã trở
thành điểm hẹn lí tưởng của những bạn trẻ tìm kiếm không gian sinh hoạt, gặp
gỡ bạn bè. Theo đó xu thế phát triển của các sản phẩm hiện nay chính là hấp dẫn
khách hàng với những hương vị mới và công dụng bảo vệ sức khỏe tăng cường
sinh lực. Do đó các nhà sản xuất đang cố gắng thực hiện mục tiêu này bằng cách
thêm các thành phần mới hoặc pha trộn các sản phẩm có sẵn.
Một trong những sản phẩm đang được mọi người chú ý và quan tâm tới
đặc biệt là giới trẻ là trà sữa. Ở nhiều quốc gia thì sản phẩm này cũng đã có từ
lâu và được sử dụng như một loại đồ uống bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, rất có
lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây là một sản phẩm mới trên thị trường Việt Nam,
nó được pha chế từ các nguyên liệu là trà, sữa, đường và các loại hương liệu
khác. Đây là một loại đồ uống độc đáo có tác dụng tốt cho sức khỏe bởi các
thành phần chất chống oxy hóa có trong chè và các chất béo, protein có trong
sữa cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, và một số đặc điểm nổi bật khác của
sản phẩm như khả năng tăng sức đề kháng, giảm stress, chống lão hóa.
Vì vậy, nó được coi là một loại đồ uống rất thích hợp cho những lúc mệt
mỏi, căng thẳng. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tạo dựng một thương
hiệu và kế hoạch kinh doanh cho một loại sản phẩm mới, nhóm đã nghiên cứu
về nhận diện thương hiệu đã xuất hiện trong cộng đồng giới trẻ với một “ cơn
sốt” mang tên trà sữa DingTea. Có thể nói trà sữa Ding Tea đã góp phần rất lớn
trong việc đưa trào lưu trà sữa quay trở lại tại Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết

được hết về thương hiệu này và tại sao Ding tea lại được ưa chuộng đến vậy?
Câu hỏi về những người đưa Ding Tea về Việt Nam vẫn luôn được quan tâm.

7


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là một tập hợp thống nhất các thông tin,
dấu hiệu đặc trưng của Thương hiệu được thể hiện theo một số cách thức và tiêu
chí nhất định đã được đặt ra nhằm truyền đạt tới khách hàng mục tiêu và công
chúng thông điệp của tổ chức.
Hệ thống nhận diện thương hiệu có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển tổng thể của thương hiệu, nó cho thấy một sự đầu tư nghiêm túc, chuyên
nghiệp, dễ dàng được chấp nhận về mặt nhận thức và nó trở thành một phần văn
hóa của công ty. Hệ thống nhận diện thương hiệu là một công cụ quảng bá
thương hiệu hữu hiệu, nó là một tài sản cần được chăm sóc, quản trị và đầu tư
một cách sâu rộng, dài lâu.
Hệ thống nhận diện Thương hiệu mạnh phải có một ý tưởng cụ thể, khác
biệt, dễ nhớ, đáng tin cậy, uyển chuyển, linh động và phải thể hiện được một bản
sắc Văn hóa riêng. Điều cần thiết để phát huy tính hiệu quả của một Hệ thống
nhận diện Thương hiệu là tính đại chúng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu dựa trên cơ sở là các thành tố của thương
hiệu:










Biểu tượng
Biểu trưng
Khẩu hiệu
Tên thương hiệu
Dáng cá biệt của hàng hóa
Sự cá biệt của bao bì
Nhạc hiệu
Các yếu tố khác

1.2 Mục đích xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Đơn giản hóa: Biến những thông điệp bằng ngôn từ (dài và khó nhớ)
thành những hình ảnh có tính cô đọng, đẹp, biểu cảm tốt và dễ tiếp cận với đại
đa số công chúng.
Hệ thống hoá: Tất cả mọi tổ chức đều cần đến nhiều thông tin và tài liệu
trong quá trình hoạt động. Việc xây dựng một HTND khoa học, có tính logic
8


xuyên suốt là việc làm cần thiết để quy chuẩn thông tin nội bộ và truyền thông
bên ngoài tổ chức.
Gia tăng sức mạnh: Nhận thức của con người là hữu hạn, không thể nhận
biết toàn bộ lượng thông tin mà sẽ có chọn lọc để lưu giữ. Mặt khác. Thực tiễn
đã chứng minh sức mạnh của những thông điệp được truyền thông nhiều lần. Vì
vậy, thay cho việc chuyển tải quá nhiều thông tin, HTND sẽ tập hợp thông điệp
của tổ chức thành một hình tượng tổng quát và thường xuyên lặp lại nhằm “bám
rễ hình tượng thương hiệu vào tâm trí Khách hàng mục tiêu”.
Tạo điểm nhấn khác biệt để ghi nhớ: Xây dựng HTND là một trong

những hoạt động “Định vị thương hiệu” nhằm tạo nên một hình tượng “gợi cảm
xúc” và “khác biệt” để thương hiệu không bị lãng quên trong sự quá tải thông tin
ở kỷ nguyên công nghệ số.
1.3 Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
Thể hiện thông điệp của tổ chức bằng hình ảnh và biểu tượng có tính hệ
thống: Khách hàng và công chúng có cơ hội nhận biết và nghĩ ngay đến hình
tượng, thông điệp Thương hiệu khi liên tưởng đến Doanh nghiệp thông qua
những hình ảnh được thể hiện xuyên suốt, logic và uyển chuyển của Hệ thống
nhận diện.
Khơi gợi sự tin cậy và quan tâm: Hệ thống nhận diện thương hiệu mang
đến cho khách hàng những giá trị cảm nhận cả về lý tính lẫn cảm tính, mang đến
tâm lý mong muốn được sở hữu hoặc được trải nghiệm dịch vụ mang thương
hiệu của tổ chức đó. Một hệ thống nhận diện chuyên nghiệp góp phần không
nhỏ trong việc gia tăng niềm tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm.
Thuận lợi cho việc bán hàng, gia tăng doanh số: việc bán hàng sẽ thuận
lợi hơn nếu nhân viên có thể giới thiệu rõ ràng về thương hiệu của loại sản phẩm
mà khách hàng đang có ý định mua. Bằng việc tạo ấn tượng về hình ảnh, âm
thanh, hay tạo ra một xu hướng tiêu dùng thì sẽ thúc đẩy được bán hàng và tăng
doanh số cho doanh nghiệp

9


Gia tăng giá trị của Tổ chức: Góp phần nâng cao và duy trì vị thế, hình
ảnh chuyên nghiệp với đối tác và các đơn vị trong ngoài ngành; đặc biệt với các
đối tác quốc tế.
Tạo niềm tự hào cho nhân viên: Đội ngũ nhân viên, cán bộ trong doanh
nghiệp sẽ có thêm niềm tự hào trước công chúng với sự xuất hiện của họ trong
một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt & gia tăng Giá trị tinh thần khi được
làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp. Góp phần tạo động lực, niềm say

mê và nhiệt huyết của nhân viên trong công việc, gia tăng sự gắn bó và lòng
trung thành của nhân viên.
1.4 Quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Một quy trình xây dựng và thiết kế hình ảnh, bản sắc thương hiệu thường
được bắt đầu bằng những nghiên cứu khách hàng về: định vị thương hiệu, sản
phẩm, khách hàng… . Từ đó có thể giúp cho những ý tưởng sáng tạo được hình
thành. Phần lớn thời gian của một quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận
diện thương hiệu dựa trên tầm cỡ, tính phức tạp cũng như số lượng những hạng
mục thiết kế của dự án.
Quy trình sẽ bao gồm các bước:
Bước 1: Nghiên cứu và Phân tích (Research & Analysis)
Những dự án xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu dù lớn
hay nhỏ luôn cần sự phối hợp nghiên cứu và phân tích giữa nhà thiết kế và
khách hàng, đây là cách tốt nhất cho những định hướng sáng tạo mang tính khác
biệt rõ ràng với những thương hiệu khác. Những cuộc nghiên cứu tùy mức độ sẽ
bao gồm các bước cơ bản sau:




Kiểm tra nội bộ
Thấu hiểu người tiêu dùng
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bước 2: Chiến lược (Strategy)
Xác định hướng thực hiện và các yếu tố cơ bản:


Thuộc tính thương hiệu: bao gồm tên gọi , biểu tượng (logo), màu


sắc đặc trưng , kiểu chữ, bố cục và các yếu tố khác.
10




Lợi ích thương hiệu: bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính mà

thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng.

Niềm tin thương hiệu: là những lý do mà Người tiêu dùng có thể tin
tưởng rằng thương hiệu có thể mang đến những lợi ích nói trên.

Tính cách thương hiệu: là tính cách, vẻ ngoài của thương hiệu.

Tính chất thương hiệu: tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt, thường được
sử dụng như khẩu quyết tiếp thị.
Kết quả cuối cùng của bước 2 là Định hướng chiến lược của dự án. Tất cả
những ý tưởng, hình ảnh, thông điệp,.. đều xoay quanh định hướng này cho đến
khi hoàn tất dự án.
Bước 3: Thiết kế (Design)
Hoàn tất các mẫu thiết kế cơ bản, sau đó so sánh và điều chỉnh để chọn ra
mẫu thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển khai toàn
bộ những hạng mục thiết kế của dự án
Bước 4: Ứng dụng (Application)
Xét tính ứng dụng, chi phí triển khai, tra cứu sàng lọc tránh sự trùng lặp
gây nhầm lẫn. Thăm dò phản ứng của khách hàng.
Bước 5: Bảo hộ (Trademark protection)
Thực hiện việc đăng ký bảo hộ hệ thống nhân diện thương hiệu với các cơ
quan chức năng.

Bước 6: Sản xuất Dự án (Implementation)
Tiến hành dự án, các trương trình truyền thông thương hiệu…

11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU
CỦA DINGTEA
2.1 Giới thiệu chung về Ding Tea
Tên thương hiệu: Ding Tea Việt Nam
Địa chỉ chi nhánh gần nhất: số 114 Đường Hồ Tùng Mậu, Quận Cầu Giấy, Hà
Nội
Lịch sử hình thành và phát triển:
Năm 2004, người sáng lập của đồ uống nhượng quyền thương mại Ding
Tea cảm thấy rằng mặc dù số lượng lớn các thương hiệu trên thị trường nước
giải khát, chất lượng của họ là vẫn không phù hợp. Kiên trì niềm tin của người
tiêu dùng cung cấp mới hơn, chất lượng đồ uống tốt hơn và thiết lập một thương
hiệu nhượng quyền thương mại nước giải khát lý tưởng, ông đã quyết định để
tạo ra các đồ uống nhượng quyền thương mại Ding tea. Mục đích là để thúc đẩy
một triết lý mới cho uống trà, giới thiệu một xu hướng mới đối với đồ uống và
năng lượng mới cho hệ thống nhượng quyền thương mại. Thông qua lợi thế về
giá, chất lượng cao, lợi nhuận nhỏ và khái niệm nhanh chóng trở lại, ông có ý
định thay đổi nhận thức thông thường mà chè chất lượng đi kèm với một mức
giá, do đó, nhiều người sẽ có thể trở nên quen thuộc với văn hóa uống trà của
Đài Loan thông qua nhượng quyền thương mại. Và bây giờ nó đã có mặt ở Việt
Nam.
Sau 10 năm phát triển, từ một cửa hàng trà sữa nhỏ, ngày nay Dingtea đã
thành công tiến vào thị trường châu Á cùng với một tầm nhìn toàn cầu.
Dingtea khởi nguồn từ Đài Loan, Đài Trung, Đài Trung - nơi sinh ra của
trà sữa trân châu, Dingtea phát triển dấu chân trên khắp Trung Quốc, Cáp Nhĩ

Tân ở phía bắc phía nam Quảng Đông Phật Sơn, phía tây bắc đến tây nam
Yinchuan đến Thành Đô, Quý Dương, thành phố ven biển (Bắc Kinh, Thiên
Tân, Thanh Đảo, Vô Tích, Thượng Hải, Ninh Ba, vv ...) là những cửa hàng dịch
vụ cùng hơn 300 cửa hàng trên toàn thế giới. Từ thị trường nước ngoài đến Nhật
Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Brunei, Mỹ, Hồng Kông, với
12


tổng số hơn một trăm cửa hàng hoàn toàn có thể thưởng thức hương vị đích thực
của trà Đài Loan.
Từ việc tạo ra Ding tea, theo Giám đốc điều hành Ông Xuwei Xiang, nêu
cao nguyên tắc của triết lý kinh doanh "tôn trọng, dịch vụ, tính chuyên nghiệp,
đổi mới", và tính bình ổn giá của Ding tea. Sản phẩm mang đến cho công chúng
phải có chất lượng ở mức cao nhất và giá cả phải hợp lý. Với mục tiêu này, Ding
tea không ngừng đổi mới sản phẩm vào kinh doanh để cung cấp cho người tiêu
dùng với các dịch vụ chu đáo nhất và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tất
cả các khách hàng đã giành được sự tin tưởng và tôn trọng của công chúng, là
nền tảng của sự phát triển bền vững.
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, học tập chăm chỉ, tôn trọng người khác,
giúp đỡ lẫn nhau là khái niệm cơ bản nhất của Ding tea.
Dịch vụ: Thể hiện sự nhiệt tình, sức sống và mối quan hệ, sự hài lòng của
khách hàng là nguyên tắc cao nhất.
Chuyên môn: Tuân thủ chất lượng, trình bày hoàn hảo, chú ý đến từng chi
tiết.
Đổi mới: Tươi mát không thay thế, nghiên cứu sản phẩm toàn diện và
phát triển dẫn đầu.
2.2 Thực trạng hệ thống nhận diện thương hiệu của Dingtea
2.2.1 Tên thương hiệu: Trà sữa Ding tea Việt Nam
Chữ “Ding” mang ý nghĩa vang lừng, tuyệt đỉnh, “Tea” có nghĩa là trà.
Tên thương hiệu mang ý nghĩa là trà sữa tuyệt đỉnh vang danh, là thương hiệu

tầm cỡ , đẳng cấp vì Dingtea luôn tập trung vào việc kết hợp và tạo ra những sản
phẩm chất lượng cao nhất, tạo được sự khác biệt so với những sản phẩm cùng
loại trên thị trường.
2.2.2 Slogan:
“Chất lượng là mục tiêu quan trọng nhất, sức khỏe khách hàng là mối
quan tâm hàng đầu!”

13


Với sản phẩm là đồ uống thì khách hàng sẽ luôn luôn quan tâm đến yếu tố
chất lượng và hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe. Vì vậy với khẩu hiệu của Ding tea
đã tạo dựng được sự tin cậy, tín nhiệm của khách hàng.
2.2.3 Logo:

Logo của dingtea là hình tròn với màu đen là chủ đạo, viền ngoài màu
trắng. Nổi bật ở giữa chính là chữ dingtea được in bằng kiểu chữ latinh màu
vàng đồng, bên trên có ghi chữ dingtea bằng tiếng Đài Loan (là nơi xuất xứ của
thương hiệu này). Bên dưới dòng chữ Dingtea là trang web chính thức của
thương hiệu này và dòng chữ nhỏ màu đen mang ý nghĩa “cửa hàng trà sữa”.
2.2.4 Kiểu dáng mẫu mã sản phẩm

Ding tea sử dụng hộp nhựa dẻo, kích cỡ khá lớn để đựng trà sữa. nắp hộp
và giữa thắt lưng hộp có dòng chữ Ding tea giống như logo. Ống hút cũng được
chọn là màu đen, màu chủ đạo của Ding tea, tao ra một sự đồng bộ. Có thể nói
mẫu sản phẩm của Ding tea mang một vẻ riêng biệt khó có thể lẫn với các
thương hiệu khác

14



2.2.5 Đồng phục nhân viên:

Đồng phục của nhân viên cũng được thiết kế với màu đen chủ đạo. Dòng
chữ Ding tea màu trắng có cả ở mặt trước và mặt sau của áo, kết hợp với màu
đen càng làm nổi bật tên thương hiệu
2.2.6 Màu sắc:
Màu sắc trong thương hiệu ding tea chỉ gồm 2 màu đen và trắng kết hợp.
Chữ được thiết kế trên phông nền đen và nổi bật lên màu trắng đồng bộ ở cả
biển hiệu, đồng phục nhân viên, logo, trangweb….
Màu đen ở đây thể hiện tính nghiêm túc, táo bạo, quyền uy và cổ điển,.
quyền năng và mạnh mẽ. Màu đen tạo ra kịch tính và sự tinh vi, bởi vì màu đen
có thể gợi lên cảm xúc mạnh mẽ quá nhiều có thể được áp đảo. Màu đen phù
hơp với các sản phẩm đắt tiền, nó cũng mang trong mình một chút gì đó của sự
tao nhã quý phái, tinh tế và bí hiểm.
Các hiệu ứng màu sắc đen thể hiện



Không gian vô tận
Bí ẩn gợi lên một cảm giác của tiềm năng

Màu trắng hàm chứa tính đơn giản, sach sẽ và tinh khiết. Mắt người nhận
ra màu trắng là màu sáng nên sản phẩm mang màu trắng nổi bật trước tiên. Màu
trắng thích hợp cho các sản phẩm liên quan đến lứa tuổi teen và các sán phẩm
liên quan đến sức khỏe thường được sử dụng trong các sản phẩm thể hiện sự
15


sạch sẽ, vô trùng(dược phẩm), các thức ăn ít chất béo và làm giảm cân. Màu

trắng cũng thể hiện sự ngây thơ trong trắng, tình bạn và hoà bình. Màu trắng đã
trỏ thành màu phổ biển nhất bởi vì nó cho phép người đọc có cảm giác dễ chịu
nhất.
2.2.7 Website:
Địa chỉ website của Dingtea : />Với thiết kế website khá độc đáo và thu hút thông qua logo, slogan và
hình ảnh thể hiện nét đặc trưng riêng của quán. Với trang chủ của website đã
bao gồm rất nhiều thông tin để nhận diện thương hiệu này: logo được đặt ngay
đầu bên trái còn dòng chữ sologan đặt ngay phía góc trái dưới của logo.
Điều đặc biệt và hấp dẫn khi thiết kế trang website này đó chính là năm
hình ảnh đặc trưng về thương hiệu trong đó gồm hai hình ảnh về không gian
quán nổi bật trên trang web, kèm theo là những hình ảnh giới thiệu về sản phẩm
cuốn hút ,bắt mắt người xem. Các hình ảnh được chạy trên trang chủ cứ sau tám
giây lại thay đổi một hình ảnh khác, và cứ như vậy các hình ảnh được chạy theo
thứ tự liên tục.
Tại đây, người tiêu dùng có thể tìm hiểu được về quá trình hình thành và
phát triển thương hiệu Dingtea tại Việt Nam, các thông tin cần thiết liên quan
đến thương hiệu Dingtea như các sản phẩm cũng như hệ thống các cửa hàng và
quy trình sản xuất,… Trên website của Dingtea còn cung cấp các thông tin về tin
tức và sự kiện như thông báo tuyển dụng nhân lực cho các vị trí tại các cửa hàng
khác nhau hay các chương trình tổ chức nhằm thu hút khách hàng tham gia như
giảm giá,…
Ngoài ra, khách hàng có thể có những vấn đề hỏi đáp, liên hệ trực tiếp tại
địa chỉ website trên.
2.2.8 Facebook:
Có thể nói, facebook là một trong những cách thức để thương hiệu
Dingtea đến gần với khách hàng hơn, mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho
thương hiệu này. Với nhiều cơ sở khác nhau, Dingtea cũng đã xây dựng lên
những fanpage quảng cáo cho từng địa điểm này. Mỗi một fanpage có tên riêng
16



chính là địa điểm của quán với hình ảnh đại diện là sản phẩm của thương hiệu
Dingtea, ảnh bìa là hình ảnh một góc nhỏ của quán tại cơ sở đó. Ví dụ như
fanpage Dingtea 102 Trần Duy Hưng, Dingtea BigC Thăng Long, Dingtea 163
Giảng Võ, Dingtea 26 Thái Hà,… . Tại đây, Dingtea có thể cung cấp cho khách
hàng nhưng tin tức,, sự kiện sắp diễn ra như chương trình giảm giá, ra mắt các
sản phẩm mới,…; hay đó là những hình ảnh mà khách hàng đến với địa điểm
chụp và gửi lại lên fanpage kèm theo những lời nhận xét, đánh giá về sản phẩm,
cách thức mà nhân viên cửa hàng phục vụ ngay ngày hôm đó,… ; những thông
báo tuyển dụng nhân viên; thậm chí đó còn là những bài viết thông báo việc
khách để quên đồ;… . Với việc cung cấp thông tin như trên, fanpage đã thu hút
được hàng nghìn khách hàng tham gia like, chia sẻ thông tin và đặc biệt giúp
cho thương hiệu Dingtea trở lên nổi tiếng và thu hút được nhiều khách hàng
hơn.
2.2.9 Email
Không giống như facebook, tất cả các cửa hàng của Dingtea có chung một
địa chỉ Email: và kèm theo Hotline riêng. Với việc chung địa
chỉ Email như vậy giúp cho việc truyền đạt thông tin cũng như việc hỏi đáp của
khách hàng trở lên dễ dàng hơn, không bị phức tạp trong vấn đề này.
2.2.10 Ding tea thương hiệu trà sữa chất lượng và mang màu sắc Đài Loan:
Để luôn có được loại trà tốt nhất, Dingtea đã ký hợp đồng với những nông
dân ở vùng cao. Chăm sóc tại những vườn chè với nhiệt độ thấp và có độ cao lên
đến 1000m, cùng với việc lựa chọn tỉ mỉ một đầu-hai-lá, trà đã pha không chỉ
toả ra một hương vị ngọt ngào mà còn có mùi thơm đặc biệt. Phần lớn các loại
trà trên thị trường đều có xuất xứ từ Trung Quốc, hương thơm được tăng lên
thông qua việc sử dụng các phụ gia, trong khi vị đắng và vị ngọt được điều
chỉnh thông qua các chất làm ngọt, do đó chất lượng có sự khác biệt đáng kể so
với Dingtea.
Thương hiệu này cũng thường xuyên có chuyên gia Đài Loan giám sát
chất lượng và đồng thời tất cả các cửa hàng trong hệ thống đều được đào tạo để

hiểu rằng chất lượng là quan trọng nhất. Do đó, chất lượng sản phẩm của tại các
17


cửa hàng ở Việt Nam luôn đạt chuẩn và không hề khác biệt so với ở đất nước
Đài Loan, hoặc ở những đất nước có yêu cầu khắt khe về chất lượng như ở Nhật
Bản, Singapoor.
Toàn bộ 100% nguyên vật liệu, bao gồm từ cốc nhựa ống hút và trang
thiết bị đều được nhãn hiệu uy tín xứ Đài cung cấp. Do đó, kiểu dáng và bao bì
sản phẩm đều có sự khác biệt so với các sản phẩm khác trên thị trường. Dễ dàng
nhận thấy trên mỗi cốc nhựa đựng sản phẩm đều có logo của Ding Tea trên nền
màu đen nổi bật trên sản phẩm, ống hút được bảo quản trong bao bì riêng biệt có
in logo của Ding Tea.
2.3 Thực trạng việc nhận diện thương hiệu Ding tea của khách hàng
2.3.1 Chọn mẫu
Thực hiện điều tra khách hàng bằng bảng hỏi. Người nghiên cứu sẽ đưa
trực tiếp bảng hỏi và hướng dẫn trả lời.
• Kích thước mẫu là 80, bao gồm nhiều đối tượng, sở dĩ có điều này là do
trà sữa Dingtea đã phát triển được các danh mục sản phẩm đa dạng hướng
đến mọi đối tượng khách hàng. Các đốí tượng chủ yếu là:
• Đối tượng:
Sinh viên: Những người trẻ trung năng động và sẽ là khách hàng tiềm
năng của trà sữa Dingtea, những thông tin họ thu thập được trong thời
gian học ở các trường Đại học sẽ là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
mua sau này. Một số sản phẩm của Dingtea hướng tới đến đối tượng này.
Do những yếu tố thuận lợi về mặt thông tin và sự dễ dàng tiếp cận các địa
điểm mua bán nên phạm vi nghiên cứu được gói gọn trong trường Đại
học Thương Mại, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Những người đã đi làm: Nhân viên văn phòng, họ là những người đã đi
làm và có thu nhập.

• Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất.
Yếu tố được sử dụng để làm tiêu chí chọn mẫu là:
Sinh viên, những người dễ tiếp cận thông tin và những khách hàng tiềm
năng.
18


Những người được phỏng vấn phải biết đến thương hiệu Dingtea.
Những người được chọn làm mẫu không có người từng làm một trong các
lĩnh vực như Marketing, quảng cáo, truyền thông hay bán trà sữa.
2.3.2. Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi gồm 2 phần:
Phần 1: là phần gạn lọc từ câu 1 đến câu 3 gồm 1 số câu như có người
than làm trong các lĩnh vực marketing hay không? Có biết đến Dingtea hay
không?
Phần 2: nội dung chính: gồm các câu hổi liên quan đến nội dung của đề
án. Các câu hỏi vê xếp thứ tự thương hiệu Dingtea với các thương hiệu khác,
biết đến Dingtea qua các phương tiện nào. Một số câu hỏi phải có sự trợ giúp
them như câu đánh gái về logo và bảng hiệu người trẻ lời sẽ được cho xem hình
anhr về logo và bảng hiệu. Câu hỏi về website, người tiến hành điều tra sẽ cho
người trả lời truy cập vào website của công ty.
2.3.3 Xử lý dữ liệu
Thông tin thu thập được qua bảng hỏi sẽ được nhóm tổng hợp lại so sánh,
thống kê và tính toán tỷ lệ tương ứng.
2.3.3.1 Tần suất và tỉ lệ phần trăm người biết đến các thương hiệu Feeling Tea,
Ding Tea, Toco Toco, Ole tea
Câu trả lời
Feeling Tea
Toco Toco
Ding Tea

Ole Tea

Có (người)

Phần trăm

Không (người)

Phần trăm

70
30
80
26

87,5
37,5
100
32,5

10
50
0
54

12,5
62,5
0
67,5


Do yêu cầu của mẫu là phải biết đến thương hiệu Dingtea nên tần xuất
biết đến Dingtea là 80 người được hỏi, và tỷ lệ phần trăm người biết đến là
100%.
=> Nhận xét:

19


Ngoài thương hiệu được coi như là bắt buộc phải biết đến thì thương hiệu
thứ 2 đó là Feelingtea. Feelingtea từ lâu cũng đã quen thuộc với giới trẻ, có một
hệ thống phân phối khá rộng rộng tại Hà Nội trên 15 cửa hàng, thành phố Hồ
Chí Minh trên 12 cửa hàng và một số thành phố khác. Có lẽ đây cũng là một
trong những lý do những người được phỏng vấn, giới trẻ biết đến Feelingtea
nhiều.
Toco Toco xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ cuối năm 2014, đến nay
Toco Toco phát triển thương hiệu nhượng quyền của mình với hệ thống cửa
hàng tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh là 15 địa điểm trong hệ thống. Tuy nhiên,
qua quá trình hỏi ý kiến khách hàng thì thương hiệu này vẫn chưa được quan
tâm nhiều.
Hiện nay, Ole tea xuất hiện trên thị trường Việt Nam với 2 chi nhánh tại
Hà Nội và chi nhánh tại Khánh Hòa, Thái Nguyên. Có lẽ do hệ thống phân phối
cửa hàng chưa được phát triển nên số lượng khách hàng biết đến vẫn còn hạn
chế hơn so với các thương hiệu còn lại.
2.3.3.2. Các phương tiện mà người tiêu dùng biết đến Trà sữa Dingtea
Nghề nghiệp
Phương tiện
Ti vi, radio
Báo chí
Internet
Quảng cáo,

áp phích
Người thân,
bạn bè
Khác
Tổng
=> Nhận xét:

20

Sinh viên
Số câu
trả lời
16
12
24

Tỷ lệ %
15,8
11,9
23,8

Tổng số
câu trả
lời

Tỷ lệ %

16,7
21,2
19,7


27
26
37

33,75
32,5
46,25

Đã đi làm
Số câu
trả lời
11
14
13

Tỷ lệ %

27

26,7

15

22,7

42

52,5


19

18,8

10

15,2

29

36,25

3
101

3
100

3
66

4,5
100

6
80

7,5
100



Số lượng lớn nhất người biết đến Dingtea là qua biển quảng cáo, áp phích
là 42 người chiếm 52,55%; Qua người thân bạn bè là 29 người, 36,25%; Còn lại
là qua phương tiện khác 6 người, tỉ lệ 7,5%
Với sinh viên: xếp theo thứ tự giảm dần về tỉ lệ phần trăm các phương
tiện mà qua đó người tiêu dùng biết đến may Dingtea là biển quảng cáo,
Internet, người thân bạn bè, tivi radio, báo chí và cuối cùng là các phương tiện
khác.
Với những người đã đi làm: Dingtea được biết đến nhiều nhất qua quảng
cáo, áp phích 50%, tiếp đó là báo chí 46,7%, Internet 43,3%, tivi radio 36,7%, ,
người thân bạn bè 33,3%, phương tiện khác 10%.
Biển quảng cáo, áp phích và internet được sử dụng nhiều nhất mà qua đó
Dingtea được người tiêu dùng biết tới. Tỉ lệ này ở cả 2 nhóm đã đi làm và sinh
viên cũng rất cao, điều đó cho thấy người tiêu dùng có thể nhìn thấy được những
biển quảng cáo, những tấm biển hiệu và áp phích về Dingtea ở rất nhiều nơi.
Số người biết Dingtea qua Internet nhiều hơn qua báo chí cho thấy xu
hướng sử dụng công cụ giao tiếp với xã hội phát triển. Dingtea có thể sử dụng
công cụ khác nhau để cho người tiêu dùng biết đến Dingtea.
Một tỉ lệ không nhỏ số người biết đến Dingtea qua người thân bạn bè.
Điều nay cho thấy cách tuyên truyền qua nhóm tham khảo cũng có tác dụng lớn.
Tạo ra các nhóm tham khảo sẽ là 1 phương thức đưa Dingtea đến với mọi người.
2.3.3.3 Bảng điều tra đánh giá của người tiêu dùng về giá cả của DINGTEA
Giá
Đắt
Hợp lí
Rẻ
Rất rẻ
Tổng

Tổng số

50
21
7
2
80

%
62,5
26,25
8,75
2,5
100

=> Nhận xét:
Thứ nhất: Qua điều tra cho thấy rằng người tiêu dùng đều nhận thấy giá
cả đắt so với các thương hiệu khác. Tại sao lại có sự đánh giá trên. Có người cho
21


rằng giá đắt nhưng chất lượng tốt. Có người nói giá đắt nhưng đồ uống cũng đâu
có ngon như vậy. Mỗi nguwoif lại có những quan điểm trái chiều nhau. Nhưng
tóm lại họ vẫ đánh giá mức đắt cho sản phẩm ở DINGTEA
Thứ hai: Có 21.25% cho rằng giá cả nhưu vậy là hợp lí. Họ cho rằng đồ
uống ngon chất lượng đảm bảo thì giá như vậy là phawri chăng. Những đối
tượng cho rằng như vậy là hợp lí phần lớn là những người đã đi làm và là khách
quen thuộc của DINGTEA
Còn lại mức độ giá cả rẻ và rất rẻ thì lượng phần trăm dừng ở 8.75% và
2.5%. Điêu này cho thấy một điều rằng có 1 lượng người tiêu dùng rất ít nhận
thấy giá cả rẻ vì những người này phần lớn là người nước ngoài..
2.3.3.4 Bảng đánh giá về mẫu mã sản phẩm của Dingtea

Mẫu mã
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Xấu
Rất xấu
Tổng

Tổng số
15
45
15
3
2
80

%
18,75
56,25
18,75
3,75
2,5
100

=> Nhận xét:
Qua điều tra cho thấy rằng đa số người tiêu dùng đều nhận thấy mẫu mã
của Dingtea là đẹp so với nhiều mẫu mã khác. Tại sao lại có sự đánh giá trên. Sở
dĩ Dingtea có mẫu mã sản phẩm đẹp là do tập khách hàng mục tiêu của Dingtea
là giới trẻ. Để thu hút được giới trẻ, đồ uống không chỉ ngon mà còn phải đẹp
mắt nữa.

Phần trăm mà người tiêu dùng đánh giá là rất đẹp và bình thường là bằng
nhau, đều là 18.75%, một con số không quá lớn nhưng cũng thể hiện sự khác
nhau giữa hai ý kiến này. Ngưoif tiêu dùng đánh giá là rất đẹp đa số là khàng ở
lứa tuổi dưới 18 tuổi. Ở lứa tuổi này, khách hàng thường rất thích mãu mã sản
phẩm đẹp, thu hút

22


Chỉ khoảng 6% người tiêu dùng đánh giá Dingtea có mẫu mã sản phẩm
xấu và rất xấu, có thể do người tiêu dùng không thuộc tập khách hàng mục tiêu
của doanh nghiệp nên không thể thỏa mãn được sở thích của tập khách hàng
này.
2.3.3.5 Bảng đánh giá về Logo của Dingtea
Logo
Rất đẹp
Đẹp
Bình thường
Xấu
Rất xấu
Tổng

Số lượng
8
45
17
7
3
80


%
10
56
21
9
4
100

=> Nhận xét:
Qua điều tra cho thấy rằng đa số người tiêu dùng đều nhận thấy mẫu mã
của Dingtea là nổi bật và dễ nhớ so với nhiều logo khác. Vì logo của Dingtea
thiết kế khá đơn giản nhưng lại bắt mắt. Vì vậy chỉ cần nhìn qua là có thể nhớ
được.
Người tiêu dùng đánh giá là đẹp đa số là khàng ở lứa tuổi dưới 18 tuổi. Ở
lứa tuổi này, khách hàng thường bị gây sự chú ý bởi những logo dễ nhớ và đẹp.
Chỉ khoảng 13% người tiêu dùng đánh giá Dingtea có logo xấu và rất xấu,
có lẽ màu sắc trên logo không gây được thiện cảm với một số người

23


CHƯƠNG 3 NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU DING TEA
- Tên thương hiệu: Chữ “Ding” mang lại sự khó đọc cho người Việt Nam. Khi
đọc theo tiếng Việt sẽ đọc là “ding” tuy nhiên phải đọc là “đinh”. Cách đọc tên
thương hiệu khác nhau của khách hàng cũng có thể dẫn đến các tình huống xấu
như nhận nhầm thương hiệu khác
Giải pháp: Mỗi khi khách hàng đến mua và uống trà sữa, các nhân viên nên nói
“Ding tea xin chào quý khách” hoặc tìm cách nhắc đi nhắc lại tên của thương
hiệu, vừa để tên thương hiệu ăn sâu và trí nhớ khách hàng, vừa để họ biết cách

đọc đúng tên của thương hiệu.
- Biển hiệu: Biển hiệu chủ đạo là màu đen không tạo được sự thu hút đối với ánh
mắt của khách hàng. So với màu sắc sặc sỡ các biển hiệu khác càng trở nên mờ
nhạt.
Biện pháp: Nên đổi biển hiệu sang màu khác có hoa văn họa tiết đẹp mắt, nhiều
đèn trang trí, tuy nhiên vẫn để logo màu đen, và kết hợp sao cho thật nổi bật.
- Không có thẻ tên, chức danh của nhân viên: Khi khách hàng cần phản hồi điều
gì đó, lại không biết người phục vụ tên gì, sẽ rất khó để giao tiếp, và thẻ tên cho
mỗi nhân viên cũng tạo nên sự lịch thiệp. Khi bước vào một cửa hàng có các
nhân viên mặc đồng phục, đeo thẻ tên khách nhàng cũng sẽ cảm thấy vị trí của
mình cao hơn, đôi khi là tự hào khi để mọi người thấy mình bước vào một cửa
hàng như vậy. Đây cũng sẽ là lý do thúc đẩy khách hàng thường xuyên đến với
cửa hàng
Giả pháp: Nên thiết kế cho mỗi nhân viên một thẻ tên và ghi rõ chức danh. Có
màu sắc nổi bật trên nền áo màu đen
- Banner quảng cáo: Thương hiệu chưa phát triển trong lĩnh vực này, sẽ làm
giảm đi tiến độ quảng cáo, giới thiệu thương hiệu cũng như sản phẩm tới khách
hàng
Giải pháp : banner đường phố bằng khung hình to, có logo và sologan của
thương hiệu tại các ngã ba, ngã tư lớn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng,
24


hay quảng cáo banner online trên những website có lượng người truy cập lớn
như 24h.com , dantri.com.vn ,… .
- Xúc tiến thương mại còn kém: đó là việc tổ chức các sự kiện truyền thông như
giảm giá, hay các chương trình mang tính chất cộng đồng, xã hội,…
Giải pháp : đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại như: chương trình
giảm giá nhân dịp các ngày lễ lớn, tổ chức chương trình phát trà sữa miễn phí tại
các trung tâm từ thiện.

- Không gian của Ding tea thường có trưng bày sách, chuyện để khách hàng có
thể vừa thưởng thức trà sữa vừa đọc sách. Do vậy, đề xuất Ding tea tạo ra những
ấn phẩm của riêng mình về tình hình hoạt động của thương hiệu, hoặc các loại
trà sữa, đồ uống, hay đơn giản là những câu chuyện cười, đây cũng là một cách
để tạo sự khác biệt với các cửa hàng đồ uống cùng loại.
- Quy định về thái độ, cách thức phục vụ của nhân viên ở Ding tea còn nhiều
hạn chế, ví dụ như khi khách hàng vào không có lời chào, khi khách hàng lưỡng
lự về việc chọn đồ uống thì nhân viên không chủ động giới thiệu các loại đồ
uống của cửa hàng mà chỉ đứng chờ. Tác phong, cử chỉ không theo quy chuẩn,
mỗi nhân viên một tác phong khác nhau.
Giải pháp: Nên xây dựng bộ quy tắc chung về tác phong, thái độ phục vụ của
nhân viên càng chi tiết càng tốt.
- Ngoài ra có thể tặng cho những khách hàng thường xuyên một món quà nhỏ,
mà trên đó có in logo hoặc hình ảnh đặc trưng của Ding tea như chiếc ô, áo
phông, hoặc những ấn phẩm… Vừa tạo sự gắn bó với khách hàng thân thiết vừa
có tác dụng quảng bá hình ảnh thương hiệu khi khách hàng sử dụng những món
quà này.

25


×