Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Vấn đề quyền con người khi đưa tin về tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật trong các bản tin thời sự trên kênh antv (khảo sát 6 tháng cuối năm 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THANH HUẾ

VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƢỜI KHI ĐƢA TIN
VỀ TỘI PHẠM VÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG CÁC BẢN TIN THỜI SỰ TRÊN KÊNH ANTV
(Khảo sát 6 tháng cuối năm 2017)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THANH HUẾ

VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƢỜI KHI ĐƢA TIN
VỀ TỘI PHẠM VÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG CÁC BẢN TIN THỜI SỰ TRÊN KÊNH ANTV


(Khảo sát 6 tháng cuối năm 2017)

Ngành: Báo chí học
Mã số: 8 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS,TS. Đinh Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI - 2018


Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2018
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS,TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS, TS. Đinh Thị Thúy Hằng. Các số liệu và kết luận trong
luận văn chưa từng cơng bố trong bất kì một cơng trình nào trước đây. Nếu
sai, tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả

Nguyễn Thanh Huế



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới
PGS, TS Đinh Thị Thúy Hằng, người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ
em về phương pháp nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các giảng viên Khoa Phát thanh-Truyền hình nói
riêng và các giảng viên đã tham gia giảng dạy lớp Cao học PT-TH K22.1 nói
chung, thầy cơ đã trực tiếp giảng dạy và cung cấp cho em nhiều kiến thức lý
luận cũng như thực tiễn quý báu. Những kiến thức này đã và sẽ giúp ích cho
em trong q trình học tập, nghiên cứu và cơng tác hiện tại cũng như trong
tương lai.
Trân trọng cảm ơn thầy cô Ban Quản lý đào tạo đã tận tâm giúp đỡ và
chỉ bảo cho chúng em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Trung tâm, lãnh
đạo Ban Thời sự và cá đồng chí, đồng nghiệp tại Trung tâm Phát thanh-Truyền
hình-Điện ảnh CAND đã tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Huế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THƠNG TIN TRÊN BÁO CHÍ VỀ
TỘI PHẠM VÀ QUYỀN CON NGƢỜI .......................................................................... 10
1.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................................. 10
1.2 Vai trị của báo chí với Quyền con người khi đưa tin về tội phạm và hành vi vi phạm
pháp luật ........................................................................................................................... 22
1.3 Các nguyên tắc khi báo chí đưa tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên
quan tới quyền con người ................................................................................................ 26

1.4 Thực tiễn vấn đề Quyền con người khi báo chí đưa tin về tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay .............................................................................. 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUYỀN CON NGƢỜI KHI ĐƢA TIN VỀ
TỘI PHẠM VÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG CÁC BẢN TIN THỜI
SỰ TRÊN KÊNH ANTV ................................................................................................... 43
2.1 Khái quát chung về Kênh truyền hình ANTV ........................................................... 43
2.2 Khảo sát vấn đề quyền con người khi thông tin về tội phạm và các hành vi vi phạm
pháp luật trong các bản tin thời sự trên Kênh ANTV ...................................................... 48
2.3 Phân tích và đánh giá việc đưa tin tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến
vi phạm nhân quyền trên bản tin của ANTV .................................................................... 69
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUYỀN CON NGƢỜI KHI ĐƢA TIN VỀ
TỘI PHẠM VÀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG CÁC BẢN TIN THỜI
SỰ TRÊN KÊNH ANTV ................................................................................................... 85
3.1 Định hướng của ANTV khi đưa tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật để
bảo vệ quyền con người ................................................................................................... 85
3.2 Một số giải pháp đảm bảo quyền con người khi đưa tin về tội phạm và các hành vi
phạm pháp luật. ................................................................................................................ 92
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 107
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 111
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................... 143


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp thời lượng thông tin tội phạm trung bình trong từng
bản tin thời sự .................................................................................................. 51
Bảng 2.2: Thống kê số lượng tin bài về ANTT/ tổng số tin bài trong các bản
tin thời sự trên kênh ANTV 6 tháng cuối năm 2017 ...................................... 52
Bảng 2.3: Số lượng tin bài liên quan tới vụ tai nạn thương tâm trong lễ hội
chọi trâu tại Đồ Sơn ........................................................................................ 81

DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ thời lượng dành cho các tin tức ANTT /ngày trong 8 bản
tin thời sự trên ANTV ..................................................................................... 51
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tin bài về ANTT/ tổng số tin bài trong các bản tin thời sự
trên ANTV 6 tháng cuối năm 2017 ................................................................. 53
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của khán giả về việc sử dụng ngôn ngữ miệt thị trong
các bản tin thời sự trên kênh ANTV ............................................................... 72
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của công chúng về thông tin tội phạm và hành vi vi
phạm pháp luật trong các bản tin thời sự trên kênh ANTV ............................ 83
Biểu đồ 3.1: Nhận xét của khán giả về thông tin tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật trong các bản tin thời sự trên ANTV ................................... 101


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANNM

An ninh ngày mới

ANTQ

An ninh tổ quốc

ANTT

An ninh trật tự

BTV

Biên tập viên


CAND

Công an nhân dân

CBCS

Cán bộ chiến sĩ

CTV

Cộng tác viên

KTTD

Kinh tế tiêu dùng

NKAN

Nhật ký an ninh

NXB

Nhà xuất bản

PV

Phóng viên

TSAN


Thời sự an ninh

TSTH

Thời sự tổng hợp


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiến pháp năm 2013 nước CHXHCN Việt Nam quy định "Quyền con
người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi
nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế."
Quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi chính sách
phát triển kinh tế và xã hội. Vì vậy, bảo vệ và phát huy quyền con người là trách
nhiệm của tất cả các cấp, các ngành và địa phương. Một trong những yếu tố góp
phần quan trọng vào việc bảo vệ và phát huy quyền con người ở Việt Nam phải
kể tới các cơ quan báo chí, truyền thơng. Báo chí trực tiếp thực hiện quyền con
người, quyền công dân như quyền được tiếp cận thông tin, quyền được tự do
ngôn luận... và gián tiếp bảo vệ quyền con người, quyền công dân trên tất cả các
lĩnh vực trong đời sống xã hội như dân sự, kinh tế, văn hóa...
Liên quan đến việc bảo vệ quyền con người trên báo chí, Điều 9,
Chương I của Luật Báo chí cũng nghiêm cấm các hành vi: Thông tin sai sự
thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân
phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tịa án; Thơng tin
ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc vi phạm quyền con người diễn ra
tương đối nhiều trên các loại hình báo chí. Một số cơ quan báo chí khi đưa tin
tức về an ninh trật tự, dù chưa có bản án của tòa án nhưng vẫn gán ghép tội

cho nghi can. Nhiều tin bài về các vụ án mạng, những vụ án cướp tài sản, hiếp
dâm khơng ít cơ quan báo chí đưa thơng tin, hình ảnh của nạn nhân, hay danh
tính của những người liên quan đến nghi can, nạn nhân mà không lường trước
tới những hậu quả. Điều này đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp
của người làm báo trong việc bảo vệ sự riêng tư và phẩm giá con người trên
báo chí.


2

Nhiều cơ quan báo chí phản ánh thơng tin về tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật còn chưa phân định rõ ràng ranh giới giữa thông tin phục vụ
phòng chống tội phạm và đưa tin giật gân để thu hút sự chú ý của công chúng.
Nhiều cơ quan báo chí chưa dành sự quan tâm thỏa đáng cho cơng tác phịng
ngừa, ngăn chặn tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Trong nhiều
trường hợp, do đưa tin quá vội vàng, đã dẫn đến những hậu quả đối với các
các cá nhân, tổ chức và gây bức xúc trong dư luận. Điều này sẽ phần nào làm
ảnh hưởng tới uy tín của người làm báo, của các cơ quan báo chí, gây mất
niềm tin trong nhân dân.
Chính vì vậy, việc làm như thế nào để báo chí khi đưa tin ln hướng tới
việc bảo vệ quyền con người, luôn đưa ra những thông tin đáng tin cậy, đảm
bảo đúng, đủ, không đưa tin kiểu giật gân, câu khách nhưng vẫn tạo được sự
hấp dẫn, thu hút thì đây là nhiệm vụ khơng mấy dễ dàng đối với các cơ quan
báo chí.
Hiện nay, Truyền hình Cơng an Nhân dân - ANTV là một kênh truyền
hình chuyên biệt về an ninh trật tự thu hút được sự chú ý của đông đảo công
chúng. Qua 7 năm phát sóng, kênh ANTV đã nhận được sự quan tâm của
cơng chúng trong và ngoài nước. Trong 6 tháng cuối năm 2017, kênh ANTV
phát sóng 9 bản tin 1 ngày, trong đó có 8 bản tin, đưa tin về tình hình an ninh
trật tự, tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, thơng qua nhiều tin, bài, phóng sự dài kỳ phát sóng trong các
bản tin thời sự trên kênh ANTV đã phản ánh những bức xúc của người dân,
bảo vệ người dân, ngăn ngừa những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự và nhân phẩm của con người... Bên cạnh đó, nhiều thơng tin, hình
ảnh trong các bản tin thời sự trên kênh ANTV đã vơ tình vi phạm quyền con
người gây dư luận xấu, ảnh hưởng tới lợi ích của các cá nhân, tổ chức, dù
chưa quá nghiêm trọng nhưng nếu không sớm được khắc phục thì sẽ gây ảnh
hưởng tới uy tín của kênh truyền hình này.


3

Nhận thấy rằng, ANTV là kênh truyền hình có được sự quan tâm của
công chúng và phù hợp với hướng đi của luận văn nên tác giả đã lựa chọn đề
tài "Vấn đề quyền con người khi đưa tin về tội phạm và hành vi vi phạm
pháp luật trong các bản tin thời sự trên kênh ANTV "(Khảo sát 6 tháng
cuối năm 2017). Qua đó mong muốn sẽ chỉ ra được nhưng thành công và hạn
chế liên quan đến vấn đề đảm bảo quyền con người trong việc đưa tin về tội
phạm và hành vi phạm pháp luật trên kênh ANTV, đưa ra những phương án,
giải pháp nâng cao việc bảo vệ quyền con người và hạn chế tối đa việc xâm
phạm quyền con người trong đưa tin về tội phạm và hành vi vi phạm pháp
luật trong các bản tin thời sự trên kênh này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bảo vệ quyền con người trên báo chí là đề tài được nhiều người đề cập
và nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau. Để thực hiện luận văn này một số
sách và bài báo khoa học đề cập đến vấn đề nhân quyền, và bảo vệ quyền con
người trên báo chí đã được tham khảo như sau:
Cuốn "Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam"
(Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội - 2005) được Bộ Ngoại giao công
bố. Cuốn sách đưa ra những số liệu và bằng chứng sinh động, sát thực cung

cấp một bức tranh toàn diện, trung thực về tình hình thực hiện quyền con
người tại Việt Nam. Đưa ra quan điểm, chính sách của Việt Nam về quyền
con người, tập trung hệ thống hoá các quan điểm cơ bản, chính sách nhất
qn và khn khổ pháp luật của Việt Nam trong việc tôn trọng và bảo đảm
các quyền con người. Nêu lên những thành tựu của Việt Nam trong thực hiện,
thúc đẩy quyền con người trong mọi lĩnh vực. Thông qua cuốn sách, tác giả
hiểu rõ hơn về sự phát triển và những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực
quyền con người ở Việt Nam theo quá trình lịch sử.
Cuốn: "Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo" (Nhà xuất bản Chính trị Hành chính, 2011) của PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang. Tác giả cuốn


4

sách đưa ra các nhận thức, yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp đối với nhà báo
Việt Nam hiện nay. Đạo đức nghề nghiệp trong các mối quan hệ của nhà báo.
Cuốn sách cũng chỉ ra những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà
báo như: Chạy theo thông tin tiêu cực, đưa tin sai sự thật, lợi dụng danh nghĩa
nhà báo phục vụ các mục đích cá nhân..... Đưa ra các nguyên nhân vi phạm và
đề ra các giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Trong cuốn
sách cũng nêu ra một số vấn đề, ví dụ cụ thể liên quan đến việc xâm phạm
quyền con người, vi phạm Luật Báo chí tại Việt Nam hiện nay, là những kiến
thức rất hữu ích đối với đề tài tác giả luận văn nghiên cứu.
Bài báo "Một số vấn đề về đạo đức báo chí" đăng trên tạp chí Người làm
báo (Số 395 + 396 - tháng 02/2017) của tác giả Nguyễn Hoàng Mai đã chỉ ra
những nguyên nhân dẫn tới sự sa sút đạo đức nghề báo hiện nay là do: Sự
thúc đẩy của kinh tế thị trường; nhà báo thiếu trung thực, không tôn trọng sự
thật; t hiếu hoàn thiện của cơ chế. Bài báo cũng đưa ra các giải pháp để nâng
cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo: Cần phải kiên trì giữ vững "tính trung
thực, khách quan, tơn trọng sự thật"; Tăng cường công tác bồi dưỡng đạo đức
nghề nghiệp.

Một số luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn
đề quyền con người:
Tác giả Lê Hoài Trung, luận án "Pháp luật bảo vệ quyền con người
trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn" năm
2012, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận án đưa ra thực trạng pháp luật
bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội và thực tiễn áp dụng ở Việt
Nam. Đề cập đến quyền con người trên các phương diện: An sinh xã hội,
quyền con người đối với người cao tuổi, người khuyết tật, với phụ nữ, trẻ em,
người có cơng, vấn đề lao động việc làm. Luận án cũng tìm ra các nguyên
nhân của thành tựu, hạn chế của pháp luật và việc áp dụng luật pháp đảm bảo
quyền con người trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam. Trong luận án, tác giả Lê


5

Hoài Trung đưa ra quan điểm và giải pháp trong hoàn thiện pháp luật bảo
đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam
Luận văn "Tính nhân văn trong thông tin về vụ án trên chuyên đề An
ninh thế giới" của tác giả Đặng Thị Huyền năm 2015, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Luận văn đề cập đến ngun tắc tính nhân văn trong khi
thơng tin về vụ án và đề cập tới các giải pháp nhằm đảm bảo và gia tăng
hàm lượng văn hóa, tính nhân văn trong thông tin vụ án trên chuyên đề
An ninh thế giới nói riêng và báo chí nói chung.
Luận văn "Thông tin tội phạm trong các bản tin thời sự trên kênh Truyền
hình CAND - ANTV hiện nay" của tác giả Nguyễn Đăng Khang năm 2016,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đề cập đến vai trò, đặc điểm của
báo chí trong thơng tin về tội phạm và đưa ra những phương hướng, giải pháp
và cách thông tin về tội phạm sao cho hiệu quả, nhân văn trong các bản tin
thời sự trên kênh ANTV.
Nhận thấy rằng vấn đề quyền con người khi đưa tin về tội phạm và hành

vi vi phạm pháp luật trên kênh truyền hình chuyên biệt về an ninh trật tự ở
nước ta là một nghiên cứu mới cần thiết, bên cạnh đó việc khảo sát những bản
tin thời sự cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định sẽ cho thấy rõ hơn
công việc đưa tin hàng ngày của báo chí liên quan đến vấn đề này như thế
nào. Chính vì vậy, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống lại các lý luận liên quan đến báo chí và quyền con
người trong mối liên quan khi đưa tin về tội phạm và hành vi vi phạm pháp
luật, tác giả sẽ phân tích thực trạng thơng tin tội phạm trong các bản tin thời
sự trên kênh ANTV. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao việc bảo vệ
quyền con người khi thông tin về tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật trên
các bản tin thời sự trên kênh ANTV.


6

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, người nghiên cứu xác định các nhiệm vụ:
 Tổng hợp và phân tích lý luận về thơng tin, tun truyền về tội
phạm, pháp luật cũng như quyền con người. Làm rõ quan điểm của Đảng
và Nhà nước về công tác phịng chống tội phạm, bảo vệ trật tự an tồn xã
hội và bảo vệ quyền con người.
• Hệ thống lại các lý thuyết, lý luận liên quan đến báo chí, bản tin thời
sự trên truyền hình, vai trị và đạo đức báo chí trong đưa tin về tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật trên truyền hình.
 Phân tích thực trạng thơng tin tội phạm liên quan tới quyền con
người trong các bản tin thời sự trên Kênh ANTV. Cụ thể là: thời gian,
thời lượng phát sóng; nội dung thông tin; số lượng và chất lượng thông
tin; mức độ hài lịng của khán giả với chất lượng thơng tin tội phạm trong

các bản tin thời sự.
 Nêu ra những thành công, hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng
cao chất lượng thông tin cũng như bảo vệ quyền con người khi đưa tin về
tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong các bản tin thời sự trên
kênh ANTV.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ là những tin, bài về tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền con người được phát trong
8 bản tin thời sự trên Kênh ANTV, gồm: An ninh ngày mới, Thời sự tổng
hợp, An ninh toàn cảnh, 113 online, Kinh tế tiêu dùng, Thời sự an ninh, Tin
nhanh 20h, Nhật ký an ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu giới hạn trong các tin, bài có ảnh hưởng, liên quan
đến quyền con người phát sóng trong bản tin thời sự trên Kênh ANTV 6
tháng cuối năm 2017.


7

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm của Đảng
và Nhà nước đối với báo chí; lý luận về báo chí truyền hình; cơ sở lý luận về
tội phạm; Hiến pháp; Pháp luật hình sự Việt Nam; Luật Báo chí; Quyền con
người; Quyền Trẻ em.
5.2 Các phương pháp cụ thể
Để đạt được mục đích đề ra, tác giả luận văn sử dụng các nhóm phương
pháp nghiên cứu chính:

- Nhóm 1: Sử dụng cách thức: sưu tầm, tra cứu và đọc, nghe, xem các
tài liệu bằng văn bản, hình ảnh, internet…về khoa học báo chí nói chung, báo
chí truyền hình nói riêng; về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; về quyền con người, quyền trẻ em.… để khai thác những tư liệu
cần thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Nhóm 2: Phương pháp thống kê, phân tích, chứng minh, đánh giá...
các tài liệu bao gồm các lý luận báo chí, truyền thơng, truyền hình và quyền
con người; Các đề tài nghiên cứu khoa học trước đó về lĩnh vực quyền con
người, về tội phạm học và các hành vi vi phạm pháp luật; các báo cáo sơ kết,
tổng kết về tình hình hoạt động của Ban Thời sự - Kênh ANTV. Tác giả tiến
hành khảo sát thông tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan
tới quyền con người trong các bản tin thời sự trên kênh ANTV để phân tích và
tìm hiểu về nội dung, cách thức thể hiện cũng như những thuận lợi, khó khăn
trong q trình phản ánh thơng tin tội phạm.
- Nhóm 3: Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp phỏng vấn sâu được tác giả luận văn tiến hành đối với
02 lãnh đạo kênh truyền hình chuyên biệt về ANTT và 04 nhà báo, phóng
viên, biên tập viên liên quan tới mảng ANTT nhằm thu được những đánh giá


8

khách quan, có trọng lượng về cách đưa tin về tội phạm và các hành vi vi
phạm pháp luật trên báo chí nói chung và trên các bản tin của kênh ANTV nói
riêng và những gợi ý của họ về giải pháp đổi mới cách thức đưa tin về tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật để đảm bảo quyền con người, nhằm
nâng cao chất lượng các bản tin thời sự trên ANTV trong thời gian tới.
+ Tác giả thăm dị ý kiến cơng chúng thơng qua phát phiếu điều tra, lấy ý
kiến người xem truyền hình. Số phiếu phát ra: 200 phiếu, nhằm thu thập thông
tin, mức độ hài lòng của khán giả trước vấn đề nhân quyền được đưa một cách

trực tiếp hoặc gián tiếp trong thông tin về tội phạm và các hành vi phạm pháp
luật trong các bản tin thời sự của Kênh ANTV
Các nhóm phương pháp này vừa truyền thống, vừa hiện đại, giúp cho
kết quả nghiên cứu đạt được độ chính xác cao nhất, đáng tin cậy nhất.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Luận văn là một cơng trình nghiên cứu khoa học, lần đầu tiên nghiên cứu,
đánh giá về vấn đề quyền con người khi đưa tin về tội phạm, các hành vi vi phạm
pháp luật đồng thời đề ra các giải pháp khả thi để hạn chế việc vi phạm và tăng
cường bảo vệ nhân quyền trong các bản tin thời sự trên kênh ANTV.
7. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn:
6.1. Ý nghĩa lý luận
Thông qua việc tìm hiểu đề tài "Vấn đề quyền con người khi đưa tin về
tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật trong các bản tin thời sự trên kênh
ANTV (Khảo sát 6 tháng cuối năm 2017)", luận văn sẽ đưa ra, khẳng định vai
trị của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng trong việc bảo vệ quyền
con người.
Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo, các phóng viên,
biên tập viên của các cơ quan báo chí, đặc biệt là các đơn vị báo chí chun
biệt về ANTT nhìn nhận được tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền con
người khi đưa tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.


9

Với việc nghiên cứu đầy đủ, tồn diện, có hệ thống cách thức thông tin
về quyền con người khi đưa tin về tội phạm trên truyền hình bằng việc khảo
sát các Bản tin Thời sự của kênh ANTV trong khoảng thời gian sáu tháng,
luận văn sẽ chỉ ra những thế mạnh của truyền hình trong việc bảo vệ quyền
con người, đưa ra những hạn chế, vi phạm (cố ý hoặc vô ý) đến quyền con
người trong các bản tin thời sự trên kênh ANTV khi đưa tin về tội phạm và

các hành vi phạm pháp luật, từ đó đề xuất phương án để luôn đảm bảo quyền
con người khi đưa tin về tội phạm và các hành vi phạm pháp trên các bản tin
thời sự của ANTV trong thời gian tới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn sẽ là cơ sở tham khảo, tài liệu hữu ích cho những nhà quản lý,
phóng viên, viên tập viên đưa tin về mảng pháp luật, an ninh trật tự trên kênh
ANTV nói riêng và các đơn vị báo chí nói chung trong việc bảo việc bảo vệ
quyền con người trên báo chí, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin, tuyên
truyền về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung luận văn được kết cấu làm 3 chương, 9 tiết.


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THÔNG TIN
TRÊN BÁO CHÍ VỀ TỘI PHẠM VÀ QUYỀN CON NGƢỜI
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Thông tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
- Thông tin
Thông tin là một khái niệm tưởng như rất quen thuộc trong cuộc sống,
tuy nhiên, xung quanh vấn đề định nghĩa thông tin đã nảy sinh nhiều cuộc
thảo luận, tranh cãi bởi cách tiếp cận vấn đề ở những góc độ, quan điểm khác
nhau. Những khác biệt này thể hiện trong nhiều vấn đề: Về thực thể thơng tin,
những dấu hiệu, hình thức biểu hiện, quan hệ của thông tin với các quy luật và
phạm trù triết học, vai trị của thơng tin trong quản lý, đời sống và trong sự
phát triển xã hội. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể:
Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ chữ La tinh Infometio, gốc của từ

tiếng Anh information. Theo hai ông Philipppe Breton và Serge Proulx trong
cuốn sách “Bùng nổ thông tin và sự ra đời một ý thức hệ mới” (Nhà xuất bản
Văn hóa, Hà Nội - 1996) giải thích, khái niệm này có hai hướng nghĩa: Thứ nhất
là, nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái (frome), thứ hai là, nói về
sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa này
cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức
và truyền đạt, đây là tiêu biểu cho sự phát minh của tiếng Latinh. Nó thể hiện sự
gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức.
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” của GS, TS Nguyễn Như Ý, “thông tin”
có nghĩa như sau:
1. Động từ: Truyền tin, đưa tin báo cho nhau biết (ví dụ, “thơng tin bằng
điện thoại; có gì thơng tin cho nhau biết với”).
2. Danh từ: 1. Tin tức được truyền đi cho biết (ví dụ “theo thông tin mới
nhận được”); 2. Tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh (ví
dụ “bài viết có nhiều thơng tin mới. Khắc phục tình trạng thiếu thông tin”)


11

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, do PGS, TS Tạ Ngọc Tấn (chủ
biên), NXB Văn hóa - Thơng tin xuất bản năm 1999, từ “thông tin” được sử
dụng với những ý nghĩa khác nhau trong các tình huống cụ thể:
Thơng tin là một loại hình hoạt động để chuyển đi các nội dung thông
báo. Hoạt động thông tin khơng chỉ có trong xã hội lồi người. Ngay trong
thiên nhiên cũng có những hoạt động thơng tin phức tạp, đa dạng của các loại
động vật khác nhau; Thông tin được dùng để chỉ chất lượng nội dung của
thông báo nói chung. Trong trường hợp này, người ta xem xét chất lượng nội
dung thông báo bằng “lượng thông tin” được chuyển đến đối tượng tiếp nhận
[33, tr23]
Như vậy, thông tin được hiểu đó chính là nội dung thơng tin và phương

tiện thông báo, báo tin. Thông tin được coi là đặc tính của mọi sự phản ánh
thế giới từ giới vô cơ đến giới hữu cơ, từ đơn giản đến phức tạp. Đó là đặc
tính phản ánh của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người. Thông
tin là sản phẩm ý thức của con người phản ánh thực tại khách quan, mang tính
chất chọn lọc được diễn đạt trong thông báo và được sử dụng trong đời sống
xã hội.
Từ các khái niệm khác nhau về thơng tin nêu trên, có thể rút ra và thống
nhất sử dụng khái niệm mang tính phổ biến và phù hợp nhất đối với khn
khổ của luận văn này đó là: Thông tin là tin tức, thông báo, đưa tin một sự vật
hay một hiện tượng được chứa đựng trong các hình thức nhất định, được tiếp
nhận, lựa chọn và sử dụng qua các phương thức thích hợp.
- Tội phạm
Tội phạm – đó là hành vi của con người có nhận thức. Người phạm tội
phải đạt đến một độ tuổi nhất định (thường là đủ 16 tuổi, nhưng trong một số
trường hợp là 14 tuổi). Tội phạm gây ra những thiệt hại cho quyền lợi của các
cá nhân và xã hội, gây thiệt hại cho toàn thể xã hội chủ nghĩa. Sự thiệt hại này
có thể là về con người (trong trường hợp bị tước đi sinh mạng, gây thương


12

tích....), về vật chất (trong trường hợp hủy hoại tài sản, trộm cắp, cướp
giật....) hoặc tinh thần (trong trường hợp vu khống, làm nhục...). Hậu quả
pháp luật của tội phạm là hình phạt được xác định rõ với từng loại tội phạm
trong Bộ luật Hình sự [ 42, tr21].
Tội phạm là khái niệm pháp lý và khái niệm khoa học. Khái niệm này
dùng để chỉ tất cả những hành vi được luật hình sự quốc gia hoặc quốc tế xác
định mà chủ thể thực hiện phải chịu các hình phạt của pháp luật.
Điều 8 (Khái niệm tội phạm) Bộ luật Hình sự nước Cộng hịa XHCN
Việt Nam năm 2015 đã quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách vô ý hoặc cố ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã
hội, quyền , lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý
hình sự
Tội phạm - là một hiện tượng xã hội tiêu cực, gây nguy hiểm cho xã hội.
Tội phạm có tính chất xã hội vì nó hình thành do chính hành vi của con
người. Nó có đặc trưng pháp luật vì các dấu hiệu của tội phạm và các biện
pháp đấu tranh với chúng được mô tả trong các văn bản pháp luật. Tội phạm
có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội. Dưới chế độ XHCN chúng ta
xem xét tội phạm như một nhân tố cản trở sự tiến bộ của xã hội. Tội phạm và
các hành vi vi phạm pháp luật đã và đang kìm hãm sự phát triển của xã hội và
kìm hãm sự hồn thiện các quan hệ xã hội.
Nội dung thơng tin tội phạm trên báo chí hiện nay phần lớn được đề cập,
có liên quan đến những tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự nước
Cộng hịa XHCN Việt Nam. Bộ luật Hình sự năm 2015 phần các tội phạm có


13

24 chương và 317 điều (với 315 tội danh), tuy nhiên nội dung thông tin tội
phạm chủ yếu phản ánh một số tội danh được quy định trong Chương XIV Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người;
Chương XVI - Các tội xâm phạm sở hữu; Chương XVIII - Các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế; Chương XIX - Các tội phạm về môi trường; Chương
XX - Các tội phạm về ma túy; Chương XXI - Các tội xâm phạm an tồn cơng
cộng, trật tự cơng cộng; Chương XXII - Các tội xâm phạm trật tự quản lý
hành chính; Chương XXIII - Các tội phạm về chức vụ, Chương XXIV - Các

tội xâm phạm hoạt động tư pháp của Bộ luật Hình sự.
Các loại tội phạm khác được quy định trong các chương: Chương XIII Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; Chương XV - Các tội xâm phạm quyền
tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; Chương XVII - Các
tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình; Chương XXV - Các tội xâm phạm
nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với
quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; Chương XXVI - Các tội phá
hoại hịa bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự
ít được đề cập trong thơng tin tội phạm.
- Hành vi vi phạm pháp luật
Theo giáo trình Pháp luật đại cương của NXB Chính trị Quốc Gia do
Tiến Sỹ Lê Minh Toàn chủ biên “Vi phạm pháp luật là cơ sở nảy sinh trách
nhiệm pháp lý. Khơng có vi phạm pháp luật thì khơng có trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm pháp lý liên quan đến việc áp dụng cưỡng chế nhà nước đối với
những cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật”
Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự
thực tế, cụ thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban
hành để điều chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của
họ. Hành vi vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái
với các yêu cầu của pháp luật.


14

Các dấu hiệu vi phạm pháp luật gồm:
-Vi phạm pháp luật là hành vi cụ thể của các cá nhân, tổ chức được thể
hiện dưới dạng hành động (Ví dụ: cố ý đi vào đường ngược chiều; không đội
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy) hay khơng hành động (Ví
dụ: thấy người bị nạn mà khơng cứu; trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế).
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, tính trái pháp luật của
hành vi thể hiện sự chống đối những quy định chung của pháp luật, tức là khi

quy phạm pháp luật quy định thế này, con người lại hành động ngược lại và
trong trường hợp cụ thể nào đó quy phạm pháp luật bắt buộc con người phải
hành động nhưng người đó lại khơng hành động. Như vậy, hành vi vi phạm
pháp luật là hành vi vi phạm những quy định trong các quy phạm pháp luật.
- Vi phạm pháp luật là hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Đó là kết quả
tiêu cực của hành vi vi phạm pháp luật có tác hại chung đối với xã hội. Theo
quan điểm khoa học pháp lý, thì sự thiệt hại đó được coi như thiệt hại nói
chung chứ khơng phải thiệt hại đối với những vật cụ thể.
- Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi. Lỗi là thái độ, tâm trạng của con
người đối với hành vi trái pháp luật do bản thân họ gây nên, làm phương hại
cho xã hội. Cũng có thể có những hành động trái pháp luật và gây tác hại cho
xã hội, nhưng việc thực hiện hành vi đó khơng phải lỗi tại người có liên quan
tới hành động đó thì hành vi này không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo pháp luật quy định, những hành vi vi phạm pháp luật là hành vi do con
người có ý thức đối với hành động của mình, khi con người khơng ý thức
được hành vi và không thấy được hậu quả của hành vi do mình gây nên, thì
hành vi của họ không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Họ chỉ bị coi là
những người gây nguy hại đối với xã hội. Do đó, buộc phải cách ly họ với xã
hội và áp dụng biện pháp cưỡng bức chữa bệnh, mà không truy cứu trách
nhiệm pháp lý đối với họ.


15

- Vi phạm pháp luật là hành vi theo quy định của pháp luật phải bị trừng
phạt. Nghĩa là hành vi khơng bị pháp luật trừng phạt thì khơng phải là vi
phạm pháp luật.
- Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ, tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp
luật đó.

- Sự khác nhau giữa tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật
Tội phạm khác với các hành vi vi phạm pháp luật ở tính "nguy hiểm
đáng kể” cho xã hội của hành vi, những hành vi vi phạm pháp luật nhưng tính
chất nguy hiểm cho xã hội khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm. Đây
chính là tiêu chí để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác và
cũng là căn cứ không chỉ để nhà làm luật quy định trong BLHS những hành vi
nào là tội phạm, hành vi nào vi phạm pháp luật mà cịn để giải thích và áp
dụng các quy định của Bộ luật Hình sự trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét
xử các vụ án hình sự.
Tính ” Nguy hiểm đáng kể” cho xã hội của hành vi theo các căn cứ sau:
– Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc đe dọa bị
xâm hại;
– Tính chất và mức độ thiệt hại (hậu quả) gây ra hoặc có thể gây ra cho
các quan hệ xã hơi;
– Tính chất lỗi của người vi phạm;
– Tính chất của thủ đoạn phạm tội;
– Tính chất của động cơ, mục đích của phạm tội;
– Nhân thân của người phạm tội;…
Về mặt hậu quả pháp lý, tội phạm còn khác với các hành vi vi phạm
pháp luật khác ở chỗ tội phạm bị xử lý bằng các chế tài hình sự ( các hình
phạt, kể cả tù chung thân hoặc tử hình) là những biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất được quy định tại BLHS, còn các hành vi vi phạm pháp luật khác


16

thì chỉ có thể bị xử lý bằng các chế tài hành chính, dân sự… là những biện
pháp cưỡng chế nhà nước ít nghiêm khắc hơn.
- Thơng tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật
Từ các cơ sở trên, có hiểu việc thơng tin về tội phạm và hành vi vi phạm

pháp luật: Là một dạng thông tin, được hiểu là tin tức, là thông báo, là việc đưa
tin liên quan đến tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật thể hiện bằng những
tin bài, phóng sự được lựa chọn và sử dụng trong cơng tác tun truyền, phịng
ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, đấu tranh với các loại tội phạm đến đông đảo
công chúng.
Đưa tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật là đưa các tin tức
về những hành vi vơ tình hoặc cố ý gây hại cho xã hội, xâm hại đến tính
mạng, tài sản của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, xâm phạm tới các quy tắc
quản lý của nhà nước.
Thông tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật giúp cho công
chúng trước hết là nhận được những tin tức mới nhất về tình hình an ninh trật
tự, biết được các vụ việc, thủ đoạn để có kiến thức tự bảo vệ chính mình trước
mọi tình huống. Chính vì loại thông tin này nhận được rất nhiều sự chú ý của
công chúng, nên khi đưa tin về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật cần
chú ý: Khi đưa tin cần phải tôn trọng sự thật, đảm bảo tính chính xác, trung
thực – đây là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất mà tất cả các nhà báo
đều phải tuân thủ khi đưa tin trên tất cả mọi lĩnh vực, và khi đưa tin về tội
phạm và các hành vi vi phạm pháp luật thì nguyên tắc này càng cần được thực
hiện đầy đủ. Nhà báo phải đảm bảo rằng, thơng tin trong bài báo của mình
ln phải chính xác, trung thực và cơng tâm để khơng làm ảnh hưởng tới danh
dự, uy tín của những người có liên quan.
1.1.2 Khái niệm Quyền con người
Văn phịng Cao ủy Liên Hợp Quốc định nghĩa: “Quyền con người là
những đảm bảo pháp lý tồn cầu, có tác dụng bảo vệ các cá nhân và


17

nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân
phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người."

Quyền con người, ở góc độ khái quát nhất, theo Liên hợp quốc, có
thể hiểu là những gì bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu khơng được
bảo đảm thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người (United
Nations, Human Rights: Questions and Answers (Quyền con người: hỏi và
đáp), New York and Geneva, 2006, tr.4.). Quyền con người là những nhu
cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và
bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ "quyền con người”, còn có thuật ngữ
"nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh
"human rights”, mà nếu dịch trực tiếp sang tiếng Việt là quyền con người; còn
nếu dịch qua Hán - Việt là nhân quyền. Xét về mặt ngôn ngữ học, theo Đại Từ
điển tiếng Việt, quyền con người và nhân quyền là hai từ đồng nghĩa.
Quyền con người là một trong những giá trị nhân bản cao nhất mà các
quốc gia trên thế giới đều đề cao và bảo vệ. Bảo vệ quyền con người cũng là
một nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. Mỗi
quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật riêng cho quốc gia của mình
dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và các giá trị truyền thống
văn hóa của quốc gia để bảo đảm các quyền con người được thực hiện một
cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Hệ thống pháp luật này phải phù hợp với các
nguyên tắc, nội dung cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương
Liên Hợp Quốc.
Quyền con người có 4 đặc trưng:
Một là, có tính phổ biến – quyền con người là bẩm sinh, vốn có. Mọi
thành viên của nhân loại đều là chủ thể của quyền con người.
Hai là, khơng thể phân chia – mọi quyền đều có giá trị ngang nhau, đều
cần phải đươc tôn trọng và thực hiện.


×