BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HOÀNG THỊ NGỌC QUYÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ
THƯƠNG HIỆU CÁC DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI - 2013
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HOÀNG THỊ NGỌC QUYÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ
THƯƠNG HIỆU CÁC DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành
: Báo chí học
Mã số
: 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH PHAN XUÂN SƠN
HÀ NỘI - 2013
2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi; các
trích dẫn trong luận văn là trung thực; những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Thị Ngọc Quyên
3
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn
- GS.TSKH. Phan Xuân Sơn đã giúp đỡ em trong suốt q trình hồn thành
luận văn. Những hướng dẫn và quan tâm sát sao của thầy đã giúp em hoàn
thành tốt luận văn của mình.
Tiếp đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khoa báo chí, Phịng đào
tạo Sau đại học, Học viện Báo chí và Tun truyền cùng các thầy cơ giáo đã
tham gia giảng dạy lớp Cao học Báo chí K17 (không tập trung). Cảm ơn các
thầy, cô trong suốt hai năm học đã cung cấp cho em những hiểu biết sâu sắc
hơn về nghề và có cái nhìn tổng quan hơn về báo chí nói chung.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ông Richard Moore - Giám đốc
Sáng tạo của Richard Moore Associates, bà Phạm Thị Thu Hằng - Giám đốc
thị trường Việt Nam của Consulus và bà Vũ Việt Nga - Chủ tịch Hội đồng
Quản trị Eva Pharma đã giúp đỡ tơi trong q trình tìm hiểu và nghiên cứu
luận văn. Đồng thời, đã có những ý kiến đóng góp vơ cùng q báu giúp tơi
hồn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của tơi đã luôn
bên cạnh và ủng hộ tôi rất nhiều trong suốt thời gian hoàn thành luận văn.
Luận văn được hoàn thành nhờ những đóng góp và cơng sức rất lớn của
khơng chỉ riêng cá nhân tác giả mà còn của cả những người đã ln giúp đỡ
và đóng góp ý kiến cùng tác giả.
Do đó, một lần nữa tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất
đến những người đã giúp tơi hồn thành luận văn này.
Hồng Thị Ngọc Quyên
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI
VẤN ĐỀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ........................................................................................ 14
1.1. Hệ thống khái niệm ............................................................................... 14
1.2. Thế mạnh của Báo mạng điện tử trong việc quảng bá thương hiệu doanh
nghiệp .......................................................................................................... 19
1.3. Một số cách thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trên báo mạng điện
tử hiện nay.................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ
QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY............................................................................................................. 31
2.1. Lý do lựa chọn khảo sát báo vietnamnet.vn, vnexpress.net, dantri.com.vn... 31
2.2. Vài nét về báo điện tử vietnamnet.vn, vnexpress.net, dantri.com.vn...... 30
2.3. Khảo sát báo điện tử vietnamnet.vn, vnexpress.net, dantri.com.vn ........ 36
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNG BÁ
THƯƠNG HIỆU CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................................. 78
3.1. Nhóm giải pháp về đào tạo .................................................................... 78
3.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật................................................................... 81
3.3. Nhóm giải pháp tích hợp đa phương tiện trên báo mạng điện tử trong việc
quảng bá thương hiệu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay............................ 85
KẾT LUẬN................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 90
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, vai trò của thương hiệu được thể hiện rõ nét. Nó
mang ý nghĩa cốt tử và là điểm nhấn quan trọng trong sự thành bại của một
doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc gây dựng thương hiệu, tạo cho nó một bản
sắc, một “cá tính” riêng và định vị nó trong lịng khách hàng chính là những
vấn đề mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Ngoài ra, trong thế giới hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài
đang đẩy mạnh sự xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các thương hiệu lớn
như Coca-cola, Pepsi, Lotteria, KFC, Pizza Hut, Louis Vuitton, Gucci, CK,
Mango,… đã và đang khá thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường Việt. Đó
là điều khiến các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, phải chú trọng hơn trong việc tạo dựng thương hiệu tin cậy trong mắt
khách hàng, cạnh tranh có hiệu quả với các thương hiệu ngoại và quảng bá
thương hiệu doanh nghiệp Việt ra thị trường Quốc tế. Tuy nhiên, các vấn đề
thiếu sót trong hiểu biết về pháp lý cũng như quảng bá thương hiệu đang cản
trở các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước.
Một trong những giải pháp cần thiết giúp các doanh nghiệp giải quyết
cơ bản những vấn đề trên chính là xây dựng một kế hoạch truyền thơng hồn
hảo. Đối với truyền thông, việc doanh nghiệp lựa chọn một thông điệp chính
nhất để truyền tải đến khách hàng. Đồng thời, để được khách hàng đón nhận
và duy trì sử dụng sản phẩm của mình thì cần tạo được ấn tượng sâu sắc về
mặt cảm xúc cũng như thị hiếu thẩm mỹ. Đây là một trong những phương
pháp tốt nhất giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng.
Xuất phát từ các nhu cầu ngày càng cao của công chúng, truyền thơng số
nói chung và truyền thơng Internet nói riêng chính là một trong những phương
6
tiện hiện đại giúp doanh nghiệp có thể hiện thực hóa một cách hiệu quả ý tưởng
quảng bá của mình, hạn chế và khắc phục được những thiếu sót của truyền thơng
truyền thống.
Có thể nói, cuộc chạy đua đưa thương hiệu doanh nghiệp trên những
kênh truyền thông ngày đang trở nên khó khăn nhất là trên các phương tiện
truyền thơng truyền thống. Phần lớn độc giả đã “ngán” các chuyên mục quảng
cáo trên báo in và người xem Tivi sẵn sàng chuyển kênh ngay khi gặp quảng
cáo. Vì vậy quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trên báo mạng điện tử là một
vấn đề mới mà các doanh nghiệp đang chú ý khai thác.
Theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet Quốc tế, Việt Nam xếp
hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong
quý I/2012. Cụ thể, tính tới thời điểm ngày 31/3/2012, Việt Nam có
30.858.742 người dùng Internet, chiếm tỉ lệ 34,1% dân số Việt Nam và bằng
1,4% dân số thế giới. So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người
dùng Internet nhiều thứ 8 trong khu vực Châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu
vực Đơng Nam Á (sau Indonesia và Philippines).
Đến tháng 4/2012, tỉ lệ truy cập Internet từ thiết bị di động chiếm
9,58% so với 5,21% vào tháng 4/2011 (theo StatsCounter).
Ngoài ra, khi giá cước Internet đang rất rẻ, nhất là giá cước 3G và sự
phổ biến nhanh chóng của điện thoại di động, số người sử dụng Internet của
Việt Nam còn tăng nữa trong thời gian tới.
Đặc biệt, trên thế giới đã có 1,1 tỉ thuê bao 3G, tăng 37% so với cùng
kỳ năm trước. Trong đó, Mỹ, Nhật và Trung Quốc lần lượt là ba cường quốc
hàng đầu về lượng thuê bao 3G. Việt Nam đứng thứ 21 với 12 triệu thuê bao
3G, đứng trên cả một số nước phát triển, xếp trên Thụy Điển (24), Hà Lan
(27) và Hi Lạp (28).
7
Theo số liệu được Mary Meeker công bố trong hội nghị thường niên
All Things D, tính đến q 4/2011 có 6,1 tỉ thuê bao Điện thoại di động và
953 triệu th bao dùng smartphone trên tồn cầu.
Những phân tích trên cho thấy, Internet chính là lựa chọn sáng suốt cho
các doanh nghiệp đang có nhu cầu quảng bá cho thương hiệu của mình. Trong
sự phát triển và lan tỏa của sức mạnh Internet, báo mạng điện tử là một trong
những sản phẩm thành cơng trong việc quảng bá có hiệu quả cho thương hiệu
doanh nghiệp nhờ Internet marketing.
Là em út trong đại gia đình Báo chí, Báo mạng điện tử là loại hình đang
có ảnh hưởng lớn đối với cơng chúng trong xã hội hiện đại. Nhờ những tính
năng và tiện ích đặc trưng của mình, báo điện tử đang dần chiếm lĩnh thị phần
của công chúng, nhất là trong vài năm trở lại đây.
Theo nghiên cứu của Net Index 2011, Báo mạng điện tử đã vượt qua
Đài phát thanh và Báo in để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng
hàng ngày phổ biến nhất, với tỉ lệ 42%. Cụ thể, hoạt động mạng trực tuyến
phổ biến nhất là đọc tin trên mạng (97%), theo sát là tỷ lệ truy cập vào các
cổng thông tin điện tử (96%).
Không nằm ngoài lựa chọn của các doanh nghiệp trong việc sử dụng
Internet Marketing làm bàn đạp đển tiến xa hơn trên con đường phát triển
thương hiệu, báo mạng chính là một trong những công cụ đắc lực mà các
doanh nghiệp cần phải tận dụng.
Thêm vào đó, như lời chuyên gia thương hiệu Richard Moore đã nhận
định: “để hình ảnh thương hiệu đánh động được xúc cảm của khách hàng cần
kết hợp hài hòa các yếu tố: Kiểu chữ, màu sắc, nhiếp ảnh, hình đồ họa, các
yếu tố đồ họa, bố cục của hình ảnh, video…” [36]. Và tất cả ứng dụng đó đều
được báo mạng tích hợp một cách đầy đủ chỉ trong một tác phẩm, thậm chí
cịn có thể dẫn link sang các trang thông tin liên quan khác. Nó khơng chỉ làm
8
nên đặc trưng dễ nhận thấy của báo điện tử so với các loại hình báo chí khác
mà cịn là tiện ích cần thiết giúp các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của
mình một cách tốt nhất trên Internet.
Một hiệu quả tích cực nữa mà các doanh nghiệp Việt Nam đạt được từ
quảng bá thương hiệu trên báo mạng điện tử là giải quyết các vấn đề trong
việc cạnh tranh thị phần khách hàng trong nước với các thương hiệu nước
ngoài, đồng thời giúp thương hiệu Việt tiến gần hơn với thị trường Quốc tế.
Tuy nhiên, hiện nay, rất ít tài liệu đề cập đến các phương pháp, cách
thức cũng như quy chế giúp các doanh nghiệp hợp tác tốt hơn với báo điện tử
và cho ra đời các sản phẩm tốt nhất phục vụ hữu ích cho việc quảng bá
thương hiệu. Đồng thời, việc quảng bá thương hiệu trên báo mạng điện tử
không chỉ dừng lại ở các bài PR, quảng cáo mà còn bao gồm các vấn đề liên
quan đến tổ chức sự kiện, marketing… chính vì vậy nó địi hỏi khơng chỉ
doanh nhân mà cịn cả người làm báo điện tử phải có những am hiểu chuyên
sâu về các vấn đề có liên quan đến quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp
trên báo mạng điện tử.
Ngoài ra, báo mạng điện tử là loại hình báo chí cịn mới mẻ, chưa có
nhiều tài liệu nghiên cứu sâu, chi tiết và mang tính chuyên ngành, đặc biệt là
việc quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài
“Báo mạng điện tử với vấn đề quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay” là lựa chọn cần thiết trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp
ở Việt Nam quảng bá thương hiệu mạnh mẽ trên báo điện tử và là cơ sở vững
chắc giúp các cơ quan báo mạng điện tử có cái nhìn cụ thể hơn về mọi khía
cạnh trong sự hợp tác với doanh nghiệp ở Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển
chung của doanh nghiệp và báo điện tử.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thực tế, đối với các vấn đề liên quan đến thương hiệu, phát triển
thương hiệu doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu đã có khơng ít các tài liệu
9
nghiên cứu chuyên sâu. Lý do, quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp hiện
nay khơng chỉ là bài tốn khiến nhiều doanh nghiệp phải đau đầu mà còn là
cơ hội, là ẩn số mà rất nhiều đơn vị truyền thông và các phương tiện truyền
thơng đại chúng đang tìm cách tiếp cận và phát triển một cách hiệu quả. Đây
không chỉ là mảnh đất màu mỡ đem lại lợi nhuận cho cả hai bên mà còn là
cách thức đưa thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam lên một tầm cao mới, phát
triển tại thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nghiên cứu về quảng bá thương hiệu các
doanh nghiệp vẫn chưa mang tính khoa học sâu sắc, chủ yếu vẫn là các tài
liệu dịch từ nước ngoài. Đặc biệt, khi nghiên cứu về các phương tiện hỗ trợ
đắc lực cho quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp ở Việt Nam, đa phần tập
trung vào các phương tiện như social media, internet marketing mà chưa có tư
liệu nào khai thác sâu trên các phương tiện liên quan đến báo chí.
Dưới đây là một số tài liệu nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến nội
dung đề tài:
- Đầu tư cho chiến lược hình ảnh thương hiệu (Richard Moore, 2009,
NXB Văn hóa Thơng tin, Hà Nội).
- Vai trị của báo chí trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu của
doanh nghiệp (Đào Xuân Hưng, 2012, luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).
- Người đương thời - Nhân lên thương hiệu Việt (Nhiều tác giả, 2006,
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh).
- Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công (Jame R. Gregory, 2004,
NXB Thống kê, Hà Nội).
- Bí quyết thành cơng của thương hiệu (Vương Nam Quân - Đặng
Thanh Tịch, 2004, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội).
- Quản trị thương hiệu 101 (Mainak Dhar, 2009, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh).
10
- Marketing trong thời đại Net (Thái Hùng Tâm, 2007, NXB Lao động
Xã hội, Hà Nội).
Tuy nhiên, các tài liệu kể trên chưa đi sâu vào vấn đề báo chí nói chung
và báo mạng điện tử nói riêng trong việc quảng bá thương hiệu các doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay như thế nào. Và đề tài “Báo mạng điện tử với
vấn đề quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” cũng
chưa có tác giả nào ở Việt Nam nghiên cứu chun sâu. Chính vì vậy, có thể
coi đây vẫn là một khoảng trống cần tiếp tục được lý luận báo chí khảo sát,
nghiên cứu. Đề tài luận văn là một khía cạnh mới của Báo chí học, sẽ cần
thiết và là tài liệu tham khảo dành cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến quảng bá
thương hiệu và báo mạng điện tử ở Việt Nam; trên cơ sở thực trạng của báo
mạng điện tử với quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp ở Việt Nam, đề tài
đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá
thương hiệu thông qua báo điện tử.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn thực hiện một số một số
nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về quảng bá thương hiệu thông qua các
phương tiện truyền thông và báo mạng điện tử;
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc quảng bá thương hiệu
các doanh nghiệp ở Việt Nam trên báo điện tử, nhu cầu quảng bá thương hiệu
các doanh nghiệp ở Việt Nam, từ đó chỉ ra được những mặt tích cực, ưu điểm,
những mặt hạn chế, nhược điểm và những vấn đề đang đặt ra của việc quảng
bá thương hiệu doanh nghiệp trên báo mạng điện tử;
11
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả việc quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp ở Việt Nam trên báo mạng
điện tử trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các bài PR thương hiệu doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay trên báo mạng điện tử.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu, khảo sát được giới hạn trong chuyên mục kinh doanh
báo điện tử dantri.com.vn, chuyên mục kinh tế báo điện tử vietnamnet.vn,
chuyên mục kinh doanh báo điện tử vnexpress.net trong năm 2012.
7. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp liên ngành, chuyên ngành báo chí học như phân tích,
tổng hợp, logic, lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện trong việc khảo sát
các cơng trình nghiên cứu, sách lý luận, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết... có
liên quan đến báo mạng điện tử với vấn đề quảng bá thương hiệu các doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp này cũng được sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề
của lý luận liên quan đến marketing, quảng bá thương hiệu, quảng bá thương
hiệu trên báo mạng điện tử và ứng dụng các tiện ích của báo mạng điện tử vào
quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp thống kê để thống kê tài liệu, con số, sự kiện, dữ liệu...
có được trong q trình khảo sát.
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đánh giá các
cứ liệu, các kết quả điều tra và rút ra những luận điểm khoa học, từ đó đề xuất
những giải pháp cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của
12
báo mạng điện tử với vấn đề quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp ở Việt
Nam hiện nay.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
8.1. Ý nghĩa khoa học
Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp một phần cho lý luận
báo mạng điện tử với việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp ở nước ta
trong thời kỳ hội nhập.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo
bổ ích, tin cậy cho các thầy, cô giáo, các nhà nghiên cứu lý luận báo mạng
điện tử, truyền thông, marketing về thương hiệu doanh nghiệp và cho sinh
viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về những vấn đề liên
quan đến đề tài này.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết, bổ ích cho các
phóng viên, biên tập viên và những người đang tham gia vào lĩnh vực truyền
thông, marketing cho thương hiệu doanh nghiệp.
Kết quả của đề tài sẽ đem đến cho những cá nhân có liên quan và đang
tìm hiểu về các vấn đề được đề cập trong luận văn một cái nhìn khoa học về
quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trên báo mạng điện tử để tìm ra những
hướng đi cho bản thân và cho tổ chức của mình.
Đây cũng là tài liệu thực tế giúp người làm báo, người làm truyền
thơng, marketing có cái nhìn tổng quan về thực trạng của doanh nghiệp Việt
Nam trong việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, tầm ảnh hưởng của báo
mạng điện tử đối với thương hiệu doanh nghiệp và tìm ra điểm thiếu sót để đề
ra giải pháp cạnh tranh có hiệu quả với các thương hiệu nước ngồi đang xâm
nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Đóng góp mới của đề tài:
13
- Làm sáng tỏ thực trạng của vấn đề quảng bá thương hiệu các doanh
nghiệp ở Việt Nam hiện nay nói chung và quảng bá thương hiệu các doanh
nghiệp ở Việt Nam trên báo mạng điện tử nói riêng;
- Đề xuất hệ thống giải pháp có thể áp dụng thực tế đối với các cơ quan
báo chí đang đẩy mạnh quá trình quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay và ngược lại đối với doanh nghiệp.
9. Kết cấu luận văn
Trong luận văn này, ngoài các phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 9 mục.
14
Chương 1
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ
QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CÁC DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Hệ thống khái niệm
1.1.1. Khái niệm Báo mạng điện tử
Năm 1962, Joseph Carl Robnett Licklider - một nhà khoa học máy
tính người Mỹ đã cho ra đời ý tưởng đầu tiên về mạng kết nối các máy tính
với nhau.
Năm 1969, mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet.
Tháng 10/1993, Khoa báo chí Đại học Florida (Mỹ) tung ra cái mà họ
tự tin là tờ báo điện tử đầu tiên. Cũng có tài liệu cho rằng, năm 1992, tờ báo
Chicago của Mỹ mới là tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới. Năm 1994, phiên
bản online của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên và
hàng loạt báo khác tại Mỹ ồ ạt mở website. Kể từ đây,“cơn sốt vàng” của thời
đại thơng tin trực tuyến chính thức bắt đầu.
Tại Việt Nam, tờ báo trực tuyến đầu tiên là tờ tạp chí Quê hương điện
tử ra đời vào năm 1997. Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở
nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày
6/2/1997, chính thức khai trương ngày 3/12/1997. Năm 1998, báo điện tử
Vietnamnet ra đời; năm 1999, báo Nhân dân điện tử ra đời…
Ở Việt Nam, thuật ngữ “báo điện tử” đã được sử dụng trong Luật báo
chí năm 1999. Trong đó định nghĩa: “báo điện tử là loại hình báo chí được
thực hiện trên hệ thống máy tính” .
Theo Hiệp hội các nhà biên tập và phát hành thì:
Báo mạng điện tử là tất cả các phương tiện thơng tin đại chúng có sự
hiện diện của web. Cơng chúng sẽ tìm thấy những thơng tin mà trước đây họ
15
vẫn tìm kiếm qua các cơng ty, hiệp hội, các tạp chí, các báo, các dịch vụ thơng
tin, cũng như các đài phát thanh, truyền hình trên một cơ sở dữ liệu mới.
Báo mạng điện tử là hình thức báo chí thứ tư, được sinh ra từ sự kết
hợp những ưu thế của báo in, báo nói, báo hình; sử dụng yếu tố công nghệ cao
như một nhân tố quyết định, quy trình sản xuất và truyền tải thơng tin dựa trên
nền tảng của mạng Internet toàn cầu.
1.1.2. Khái niệm Quảng bá (trong kinh doanh)
Quảng bá (Promotion) là cách để một công ty (doanh nghiệp) thực hiện
việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, PR, nhận diện thương hiệu, quản lý
bán hàng, khuyến mãi đặc biệt và triển lãm...
Quảng bá phải gây được sự chú ý, hấp dẫn và gửi đến khách hàng một
thông điệp nhất quán; trên hết là phải khiến cho khách hàng thấy được lý do
tại sao lại lựa chọn sản phẩm này của công ty này chứ không phải là một sản
phẩm khác của một công ty khác.
Quảng bá tốt không phải là cách kết nối một chiều - nó phải dẫn đến
một sự tương tác với khách hàng.
Quảng bá cần chỉ ra những lợi ích mà khách hàng có được từ sản phẩm
chứ khơng phải đưa ra các tính năng của sản phẩm đó.
Cho dù tài liệu quảng bá của bạn là một tờ giấy duy nhất hay là một
brochure phức tạp, thư mục hoặc catalogue, nó phải thu hút được sự chú ý
của khách hàng. Phải dễ đọc và cho khách hàng thấy tại sao họ nên mua
sản phẩm.
Tài liệu truyền thông không nhất thiết là cách tốt nhất để quang bá công
ty, vấn đề đề là một khi tài liệu truyền thông đã được in thì các thơng tin trên
nó đều khơng thay đổi được. Bạn không thể chỉnh sửa hay loại bỏ bất kỳ điều
gì khi có nhu cầu. Một tài liệu với thiết kế chuyên nghiệp bên ngoài và một
loạt các tờ thông tin về công ty ở bên trong là giải pháp tiết kiệm và linh hoạt
16
hơn cả. Những tờ giấy này có thể chỉnh sửa để phù hợp với khách hàng tiềm
năng khác nhau hoặc thay đổi theo từng nhu cầu riêng.
Quảng bá không phải chỉ là tương tác với khách hàng mà việc nội bộ
cơng ty nhận thức được giá trị và thuộc tính của sản phẩm cũng rất quan
trọng. Điều này có nghĩa là tương tác hiệu quả với các nhân viên trong cơng
ty để họ có chun mơn và sau đó chia sẻ lại với khách hàng của mình.
1.1.3. Khái niệm Thương hiệu
Trong cuốn “Đầu tư cho chiến lược hình ảnh thương hiệu” của
chuyên gia thương hiệu Richard Moore - Giám đốc Sáng tạo của Công ty
Richard Moore Associates, công ty truyền thơng thương hiệu với văn phịng
tại hai thành phố New York và Hà Nội - có ghi:
Xét về nguồn gốc xuất xứ, thuật ngữ “thương hiệu” được bắt
đầu sử dụng trước tiên tại Mỹ, bắt nguồn từ dấu sắt nung in trên
mình gia súc thả rơng để đánh dấu quyền sở hữu của người chủ với
đàn gia súc. Đây vốn là một tập tục của người Ai Cập cổ đã có từ
2700 năm trước Cơng ngun. Nhưng thương hiệu khơng chỉ đơn
thuần là một dấu hiệu nhận biết. Theo tôi, từ nửa đầu thế kỷ 20,
thuật ngữ này được sử dụng trong hoạt động kinh doanh và thời
điểm bắt đầu quá trình sơ khai của việc quản lý các hoạt động sáng
tạo ra sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả cách tạo cảm nhận riêng
cho các sản phẩm và dịch vụ.
…Tại Việt Nam, thuật ngữ “thương hiệu” mới xuất hiện
trong khoảng thời kỳ đổi mới. Hiện nay, từ “thương” trong “thương
hiệu” được biết đến rộng rãi với ý nghĩa liên quan đến thương mại,
tuy nhiên theo Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm, nguồn gốc tiếng
Hán của từ này cũng có nghĩa là “san sẻ, bàn tính, đắn đo cùng
nhau”, một nét nghĩa có lẽ phù hợp hơn với giá trị của thương hiệu
đối với doanh nghiệp [36].
17
Ông Richard Moore liên tưởng: Thương hiệu cũng rất giống
với những người quen mà bạn vừa mới nghĩ đến. Đằng sau mỗi
hình ảnh logo là một thói quen hành xử mà bạn thấy có thể chấp
nhận được hay thậm chí bạn rất ưa thích. Giống như các mối quan
hệ, thương hiệu thường trở nên đáng ưa trong mắt bạn chỉ khi
chúng phù hợp tương ứng với nhu cầu trong cuộc sống của bạn và
giữ được điều đó nhất quán cùng với thời gian… Giống như con
người, thương hiệu trở nên mạnh hơn nhờ có tính cách được phối
hợp tổng hịa, nhờ đặc tính hoạt động tin cậy, và rõ ràng hơn cả là
nhờ có diện mạo đẹp. Hơn nữa, cũng giống như con người, lý do
mạnh mẽ nhất khiến chúng ta xây dựng những mối quan hệ lâu dài
với thương hiệu chính là yếu tố cảm xúc [36].
Từ đó, ơng kết luận về thương hiệu:
Đó là tập hợp những gì con người tạo ra nhằm thực hiện một
hành vi mang tính xã hội mà chúng ta gọi là “kinh doanh” . Khi
công việc kinh doanh phát triển và lớn rộng, bên cạnh những kỹ
năng liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt,
doanh nghiệp còn phải tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát
triển, thiết lập công tác bán hàng và xây dựng hệ thống phân phối
sao cho trôi chảy, kế đến là tiếp cận các đối tượng khách hàng mục
tiêu với chiến lược marketing và truyền thông sao cho hiệu quả.
Khi tất cả những hoạt động này được phối hợp nhuần nhuyễn
và hỗ trợ lẫn nhau, khi việc kết hợp các hoạt động này mang lại kết
quả là một đơn vị độc đáo khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh,
lúc này chúng ta có được một thương hiệu mạnh [36].
Cịn theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thì
thương hiệu “là một dấu hiệu (hữu hình và vơ hình) đặc biệt để nhận biết một
sản phẩm hàng hố hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp
bởi một cá nhân hay một tổ chức” .
18
Cho đến nay, trong giới làm maketing vẫn tồn tại những quan điểm
khác nhau về việc phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu. Theo cách định nghĩa
trong Bộ Luật Dân sự 2005, có thể hiểu nhãn hiệu chỉ đơn giản là một cái tên,
tức là chỉ nói lên phần thể xác, hình thức của sản phẩm. Trong khi đó thương
hiệu lại tạo nên linh hồn, vẽ lên nội dung phong phú cho sản phẩm.
1.1.4. Khái niệm Thương hiệu Doanh nghiệp
Thương hiệu doanh nghiệp là thương hiệu dùng chung cho tất cả các
hàng hoá dịch vụ của một doanh nghiệp. Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại
khác nhau của doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau. Ví dụ Vinamilk
(gán cho các sản phẩm khác nhau của Vinamilk), Honda (gán cho các sản
phẩm hàng hóa khác nhau của Cơng ty Honda - Bao gồm xe máy, ô tô, máy
thủy, cưa máy…).
Đặc điểm của thương hiệu doanh nghiệp là tính khái quát rất cao và
phải có tính đại diện cho các chủng loại hàng hóa của doanh nghiệp. Một khi
tính đại điện và khái quát bị vi phạm hay mất đi, người ta sẽ phải nghĩ đến
việc tạo ra những thương hiệu cá biệt cho từng chủng loại hàng hóa, dịch vụ
để chúng không ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp.
Xu hướng chung của rất nhiều doanh nghiệp là thương hiệu doanh
nghiệp được xây dựng trên cơ sở tên giao dịch của doanh nghiệp hoặc từ phần
phân biệt trong tên thương mại của doanh nghiệp; hoặc tên người sáng lập
doanh nghiệp (Honda, Ford…) [6].
1.1.5. Khái niệm Quảng bá Thương hiệu Doanh nghiệp
Quảng bá Thương hiệu Doanh nghiệp là việc mà một doanh nghiệp
quảng cáo và PR các sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu của mình ra thị
trường. Cũng như khái niệm Quảng bá, Quảng bá Thương hiệu Doanh nghiệp
cũng bao gồm việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, PR, nhận diện thương
hiệu, quản lý bán hàng, khuyến mãi đặc biệt và triển lãm. Đồng thời, Quảng
bá Thương hiệu Doanh nghiệp cũng bao gồm cả quảng bá nội bộ và quảng bá
19
ra bên ngồi. Quảng bá nội bộ nhằm mục đích giúp cán bộ - nhân viên của
doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về sản phẩm, dịch vụ cũng như ý nghĩa
thương hiệu của doanh nghiệp mình. Từ đó nâng cao tầm hiểu biết và năng
lực chuyên môn trong việc Quảng bá các sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu
doanh nghiệp ra ngoài thị trường.
1.1.6. Khái niệm Quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp ở Việt
Nam trên báo mạng điện tử
Quảng bá Thương hiệu Doanh nghiệp ở Việt Nam trên báo mạng điện
tử là hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp thông qua phương tiện
truyền thông là báo mạng điện tử.
Báo mạng điện tử sẽ là phương tiện để các doanh nghiệp ở Việt Nam
(bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại thị trường
Việt Nam) quảng bá thương hiệu của mình tới thị trường trong và ngồi nước
trên Internet.
Các hình thức thể hiện trên báo mạng điện tử nhằm quảng bá thương
hiệu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Viết tin, bài; sử dụng hình
ảnh, video; trao đổi banner, logo; chèn backlink...
Doanh nghiệp có thể giao tiếp với khách hàng mục tiêu của mình thơng
qua tiếng nói của các nhà báo, phóng viên, biên tập viên báo mạng điện tử.
Do đó, vấn đề quan trọng của doanh nghiệp là xác định xem khách hàng mục
tiêu của bản thân doanh nghiệp là những nhóm đối tượng nào, để từ đólựa
chọn phương tiện truyền thơng phù hợp.
1.2. Thế mạnh của Báo mạng điện tử trong việc quảng bá thương
hiệu doanh nghiệp
Lý giải nguyên nhân tại sao báo mạng lại thu hút được nhiều bạn đọc,
bà Dorothee Tromparent - phóng viên, chun gia truyền thơng đa phương
tiện thuộc trường Đại học Báo chí Lille, Pháp - cho biết: “Có hai lý do chính.
Thứ nhất, báo giấy khơng cịn sức lơi cuốn như trước kia. Thứ hai, việc cập
20
nhật thơng tin nhanh, hình ảnh minh họa đẹp cũng khiến độc giả bị báo mạng
cuốn hút”.
Là loại hình báo chí ra đời sau nhưng báo mạng điện tử ngày càng
chứng tỏ được thế mạnh của mình trong việc thu hút độc giả. Đồng thời, với
các đặc trưng cốt lõi, báo điện tử cũng tỏ rõ thế mạnh của mình trong việc
quảng bá thương hiệu doanh nghiệp.
Đặc trưng lớn nhất của báo điện tử đó là tính tức thời. Trong thời đại
bùng nổ thông tin như hiện nay, sự cạnh tranh thơng tin là yếu tố sống cịn
của các tịa soạn.
Đặc biệt, các tác phẩm báo chí trên mạng cịn có thể tích hợp đa
phương tiện, đa dịch vụ và đa hỗ trợ. Theo đó, người dùng Internet có thể
cập nhật thơng tin mà phóng viên thu thập bằng nhiều nguồn như: xem hình
ảnh, nghe âm thanh được ghi lại từ hiện trường, xem video...
Một tác phẩm báo điện tử hiệu quả khi nó đem đến cái nhìn chân thật
nhất tới độc giả và làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn gửi gắm. Ngồi ưu thế
tích hợp đa phương tiện, báo điện tử còn là kho lưu trữ thông tin khổng lồ
và dường như vô hạn. Đây là điều mà các phương tiện truyền thơng khác
khơng thể có được.
Bên cạnh đó, chỉ báo mạng điện tử mới có gắn kèm các đường link liên
quan đến chủ đề bài viết mà người đọc đang theo dõi. Chỉ với một cú click
(nhấn) chuột, độc giả có thể theo dõi ngay được các bài viết có liên quan.
Khả năng này cho phép độc giả liên kết giữa thông tin này với thơng tin
khác, giữa nhiều thơng tin có liên quan trong một mạng lưới. Siêu liên kết tạo
ra nhiều lớp thông tin. Chẳng hạn như khi bạn theo dõi một phóng sự dài kỳ.
Khi click vào tít báo, siêu liên kết sẽ đưa bạn tới nội dung của một trang, mục
khác. Trong phần nội dung đó có thể có nhiều liên kết tới các nội dung khác
có liên quan. Cứ thế, tạo nên một hành lang thông tin sâu mãi và rộng mãi.
Bên cạnh những thế mạnh nổi bật trên, báo mạng cịn có khả năng
tương tác nhiều chiều. Đơn giản nhất là trao đổi thơng tin hai chiều giữa tịa
21
soạn và bạn đọc. Theo đó, độc giả có thể gửi những ý kiến tới tòa soạn. Dựa
trên những ý kiến đóng góp, tịa soạn có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện
vọng của họ để có những điều chỉnh cần thiết. Bên cạnh đó, tịa soạn cịn là
cầu nối giúp độc giả bày tỏ trực tiếp mối quan tâm của họ tới một nhân vật
nào đó thơng qua các cuộc hỏi đáp, giao lưu trực tuyến.
Ngoài những đặc trưng trên thì yếu tố cơng chúng của báo mạng cũng
ảnh hưởng không nhỏ tới các tác phẩm trên báo điện tử. Báo mạng điện tử là
loại hình báo chí mới, mang những đặc điểm riêng, khác biệt so với các loại
hình báo chí truyền thống khác như: báo in, báo phát thanh, truyền hình... Đó
là sự mới mẻ, tính hiện đại với các ứng dụng kỹ thuật và phương tiện tiên
tiến... Chính sự khác biệt này đã quy định cho loại hình báo mạng điện tử một
đối tượng độc giả riêng, mang lại những nét đặc thù khác biệt so với đối
tượng cơng chúng của các loại hình báo chí truyền thống.
Độc giả báo điện tử thường có nhu cầu thông tin cao. Gần đây, nhiều
nhà báo nổi tiếng trên thế giới đưa ra khuyến nghị về cách viết cho người đọc
lướt. Lý do được nêu ra là công chúng hiện nay có xu hướng đọc báo nhanh
hơn trước và chỉ đọc những tin, bài nào thực sự nổi bật, bắt mắt.
Điều này địi hỏi các phóng viên khi viết bài cần phải biết cắt giảm
dung lượng bài viết cũng như việc tách các câu, các đoạn sao cho thật cơ
đọng, dễ theo dõi. Ngồi ra các yếu tố khác như bảng biểu, hộp thông tin, bản
đồ, sơ đồ, chú thích ảnh, tít phụ... ngày càng được chú trọng để giúp độc giả
tiếp cận thông tin một cách thuận tiện và nhanh chóng.
Đặc biệt, nếu phương thức truyền tải của báo in là in trên giấy, công
chúng sử dụng phương pháp “đọc” để tiếp nhận; Phát thanh - Truyền hình là
phát trên sóng và thể hiện thơng qua máy thu (thu thanh-thu hình) thì phương
thức truyền tải của báo mạng điện tử là cập nhật thông tin thông qua Internet,
công chúng truy cập vào các website thơng qua các trình duyệt Internet và tìm
những thơng tin mình quan tâm.
22
Phương thức truyền tải của báo mạng điện tử không chỉ phù hợp với
thời đại hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa hiện nay - khi mà Internet đang là
phương tiện được sử dụng nhiều nhất - mà còn phù hợp với nhu cầu đọc
nhanh, liên tục cập nhật, liên kết không biên giới... của công chúng hiện đại.
Những thế mạnh trên của báo mạng điện tử sẽ trở thành công cụ quan
trọng phục vụ có hiệu quả cho việc quảng bá thương hiệu các doanh nghiệp ở
Việt Nam hiện nay.
1.3. Một số cách thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trên báo
mạng điện tử hiện nay
1.3.1. Quảng cáo banner
Banner là một cơng cụ quảng cáo của hình thức marketing online. Đó là
những hình ảnh có kích thước nhất định được đặt trên các website có số lượng
truy cập lớn. Hình thức quảng cáo trên mạng này có hiệu quả cao trong việc
quảng bá thương hiệu doanh nghiệp do khả năng hiển thị thơng điệp quảng
cáo rất tốt, hình ảnh quảng cáo trực quan sinh động, hấp dẫn, và đặc biệt là
nội dung thông điệp quảng cáo nhắm trúng khách hàng mục tiêu nhờ công
nghệ quảng cáo theo ngữ cảnh.
Ủy ban Quảng cáo tương tác (IAB) khuyến khích sử dụng bốn kích
thức quảng cáo chuẩn là: 180x150px, 300x250px, 160x600px và 728x90px.
Ba banner được đặt ở trên trang chủ báo điện tử
vietnamnet.vn (theo hướng mũi tên).
23
Hiện nay trên các trang báo mạng điện tử, đây cũng chính là một trong
các hình thức quảng bá được áp dụng nhiều nhất. Nguồn thu của các cơ quan
báo chí một phần lấy từ bán báo, phần khác lấy từ quảng cáo, do đó trao đổi
banner chính là một trong những hình thức quảng bá đem lại nguồn thu đáng
kể cho các cơ quan báo chí bởi đây là hình thức quảng cáo được nhiều doanh
nghiệp quan tâm hiện nay.
1.3.2. Viết bài PR
1.3.2.1. Viết bài theo chuẩn tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm (SEO)
Ngồi một số u cầu cần thiết với tin, bài trên báo mạng điện tử như
ngắn gọn, súc tích... thì với các tin, bài về quảng bá thương hiệu doanh nghiệp
cần có thêm một số yêu cầu riêng, đảm bảo tiến độ gia tăng thứ hạng từ khóa
trên các cơng cụ tìm kiếm (google, yahoo!, bing...).
Từ khóa ở đây để chỉ một từ, một cụm từ, một câu có nghĩa, miêu tả
chung nhất về nội dung tin, bài; sản phẩm; ngành nghề kinh doanh hay dịch
vụ của website hay doanh nghiệp.
Trong SEO, từ khóa đóng vai trị quan trọng nhất. Bởi nó cũng chính là
từ khóa mà khách hàng sẽ gõ vào Google, Bing,.. để tìm đến một thơng tin
hoặcwebsite nào đó.
“Dưới đây là các nhân tố cơ bản và có ảnh hưởng cao nhất tới thuật
tốn xếp hạng của máy tìm kiếm, được đánh giá theo thang điểm 5.
Title: 4.9/5
Mật độ & tần suất của từ khóa: 3.7 /5
Từ khóa trong Heading (h1, h2,h3): h1 - 3.1/5; h2 - 2.8/5.
Từ khóa trong URL: 2.8/5
Từ khóa trong Meta Description: 2/5.
24
Những từ khóa được làm nổi bật, xuất hiện trên những điểm nóng, có
tần suất, mật độ xuất hiện cao sẽ Google dễ dàng nhận biết được đâu là từ
khóa chính, cụm từ chính để sắp xếp và phân loại website”. [44]
Do đó, trước khi hồn thành một bài viết, tác giả cũng cần phải cẩn
thận trong việc lựa chọn từ khóa, xem xét độ cạnh tranh của từ khóa sao cho
phù hợp nhất với bài viết và đảm bảo từ khóa sẽ được xếp thứ hạng cao trên
các cơng cụ tìm kiếm.
Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản về viết bài theo chuẩn SEO:
Title: chứa từ khóa ở đầu, giới hạn khoảng 60 - 70 ký tự.
Sapo: chứa từ khóa, giới hạn 160 ký tự.
Nội dung: đảm bảo tối thiểu 200 từ, chứa từ khóa ở đầu và cuối phần
nội dung.
Nội dung chứa cả các từ khóa liên quan tới từ khóa chính để tăng
tính tự nhiên và tạo thêm traffic sau này.
Có Call to Action rõ ràng, phù hợp với mục đích của từng bài viết.
1.3.2.2. Chú trọng vào hình ảnh
Đối với báo chí, hình ảnh có thể coi là một bộ phận bắt buộc, cần phải
có trong mỗi tin, bài. Đặc biệt, với báo mạng điện tử, nơi hình ảnh được hiển
thị với màu sắc chính xác và sắc nét, thì nó cịn là yếu tố lơi cuốn độc giả.
Đối với mỗi bài viết về Quảng bá Thương hiệu Doanh nghiệp trên báo
mạng điện tử, hình ảnh cũng là một trong những yếu tố cơ bản đánh giá tính
sáng tạo và chuyên môn của người làm báo trong việc quảng bá thương hiệu
doanh nghiệp thơng qua hình ảnh.
Hiện nay, trong marketing online, hình ảnh dùng để quảng bá thương hiệu
doanh nghiệp cần bổ sung các yếu tố căn bản trong hệ thống nhận diện thương
hiệu bao gồm: logo, slogan, thông điệp mà nội dung bài viết muốn đề cập...