Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Lý thuyết về ma trận BCG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.51 KB, 6 trang )

Lý thuyết về ma trận BCG

BCG là tên của một công ty tư vấn chiến lược (strategy consulting) của
Mỹ, the Boston Consulting Group. Công ty này thành lập năm 1963 do
Bruce Henderson sáng lập. Sau đó, nó nhanh chóng trở thành một trong
ba công ty tư vấn chiến lược hàng đầu trên thế giới, bao gồm: McKinsey,
Boston Consulting và Mercer. Lĩnh vực chủ yếu của tư vấn chiến lược là:
lập kế hoạch kinh doanh chiến lược, hoạch định chiến lược của công ty,
hoạch định chiến lược marketing (cấp công ty) v.v chủ yếu ở tầm CEO
- cấp độ cao nhất trong một công ty.

Ngoài ra, có rất nhiều các công ty tư vấn khác (trong đó nổi bật nhất là
các công ty tư vấn của các đại gia kiểm toán trên thế giới) thì không
thuộc lĩnh vực tư vấn chiến lược mà chỉ là tư vấn quản lý (management
consulting). Tự bản thân cái tên của hai lĩnh vực tư vấn cũng nói lên sự
khác nhau của chúng.

Sau khi được thành lập, ngay trong thập kỷ 60, BCG dựa vào kinh
nghiệm của bản thân các nhân viên của mình và đã "sản xuất" ra hai mô
hình quan trọng (một là về lý thuyết và cái còn lại có tính thực tiễn cao
hơn):
 Đường kinh nghiệm (Experience Curve)
 Ma trận BCG





Trước hết, xin phép được giới thiệu qua về Experience Curve

Experience Curve




Qua kinh nghiệm tư vấn cho các công ty đa quốc gia lớn, BCG nhận thấy
một xu hướng là trong một ngành kinh doanh, chi phí sản xuất thường có
xu hướng giảm dần theo thời gian. Do đó, họ đi đến một GIẢ THIẾT là:
các công ty sẽ càng ngày hoạt động hiệu quả hơn nhờ kinh nghiệm họ
tích lũy được trong việc sản xuất ra sản phẩm của họ. Mối quan hệ giữa
chi phí sản xuất và kinh nghiệm sản xuất tích lũy được thể hiện thông qua
chính cái gọi là đường kinh nghiệm (experience curve).

Họ cũng đưa ra một khả năng để giải thích sự chênh lệch về chi phí sản
xuất giữa các công ty cạnh tranh nhau (kiểu như giữa Romano của Unza
và X-Men của ICP) là do một số công ty đã tích lũy kinh nghiệm sản xuất
và phát triển được kiến thức của họ về sản xuất sản phẩm đó trong khi các
công ty khác chưa thể làm được điều này

Lý thuyết này diễn giải khá dài, tóm lược lại thì nếu nhìn vào trong đồ thị
ở trên, các bạn có thể hiểu được là, nếu một công ty có 20 kinh nghiệm
trong lĩnh vực sản xuất một sản phẩm thì từ năm thứ 10 trở đi đến năm
thứ 20,chi phí sản xuất sẽ giảm được 20%. Và sẽ tiếp tục tiếp tục và tiếp
tục nhưng không bao giờ giảm về ZERO cả

Experience Curve có một ý nghĩa quan trọng là: Nếu một công ty có thể
gia tăng kinh nghiệm sản xuất của mình thông qua việc tăng thị phần thì
công ty đó có khả năng đạt được lợi thế về chi phí trong ngành kinh
doanh đó mà các đối thủ khó có khả năng đạt được => nó khuyên các
công ty tập trung đầu tư nhằm nhanh chóng tăng thị phần vì khoản đầu tư
này sẽ được bù đắp trong tương lai

Xu hướng mới trong chiến lược của các đại gia đã được khẳng định từ đó

=> đánh mạnh vào thị trường nhằm giành càng nhiều thị phần càng tốt,
thời gian đầu lỗ đến mức nào cũng được vì sau này sẽ được bù đắp

Lý thuyết này cũng được xây dựng dựa trên một nguyên lý của kinh tế
học - Tính hiệu quả về quy mô (economies of scale)

Trên cơ sở Experience Curve và Product Life Cycle, BCG xây dựng lên
mô hình ma trận BCG

Ma trận BCG hay còn gọi là ma trận quan hệ tăng trưởng và thị phần
(growth/share matrix) được xây dựng vào cuối thập ky 60. Nguyên tắc cơ
bản của ma trận này chính là đề cập đến khả năng tạo ra tiền thông qua
việc phân tích danh mục sản phẩm của 1 công ty và đặt nó vào trong 1 ma
trận như dưới đây.



và tên của bốn phần của ma trận lần lượt là: Ngôi sao, Dấu hỏi, Bò sữa và
Chó.

Các công ty sẽ phải xác định được tốc độ tăng trưởng của từng sản phẩm
cũng như thị phần của từng sản phẩm này để đặt vào trong ma trận. Dựa
trên ma trận này, BCG đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
 Xây dựng (Build): Sản phẩm của công ty cần được đầu tư để củng
cố để tiếp tục tăng trưởng thị phần. Trong chiến lược này, đôi khi
phải hy sinh lợi nhuận trước mắt để nhắm đến mục tiêu dài hạn.
Chiến lược này được áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Dấu
hỏi (Question Mark)
 Giữ (Hold): Chiến lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần
Bò Sữa (Cash Cow) nhằm tối đa hoá khả năng sinh lợi và sản sinh

tiền
 Thu hoạch (Harvest): Chiến lược này tập trung vào mục tiêu đạt
được lợi nhuận ngay trong ngắn hạn thông qua cắt giảm chi phí,
tăng giá, cho dù nó có ảnh hưởng tới mục tiêu lâu dài của sản phẩm
hay công ty. Chiến lược này phù hợp với sản phẩm trong phần Bò
Sữa nhưng thị phần hoặc tăng trưởng thấp hơn bình thường hoặc
Bò Sữa nhưng tương lai không chắc chắn. Ngoài ra, có thể sử dụng
cho sản phẩm trong Dấu hỏi nhưng không thể chuyển sang Ngôi
sao hay Chó
 Từ bỏ (Divest): Mục tiêu là từ bỏ sản phẩm hoặc bộ phận kinh
doanh nào không có khả năng sinh lời để tập trung nguồn lực vào
những sản phẩm hay bộ phận có khả năng sinh lời lớn hơn. Chiến
lược này áp dụng cho sản phẩm nằm trong phần Dấu hỏi và chắc
chắn không thể trở thành Ngôi sao và cho sản phẩm nằm trong
phần Chó
Ma trận BCG đơn giản hóa chiến lược thông qua hai yếu tố là tốc độ tăng
trưởng sản phẩm và thị phần. Nó giả định rằng để có được tốc độ tăng
trưởng cao thì phải sử dụng nhiều nguồn lực (và tiền) hơn. Nó không chỉ
áp dụng cho sản phẩm mà có thể sử dụng để phân tích các bộ phận hay
công ty con của một công ty => phân phối lại nguồn lực trong công ty

(TTVNOnline-Bigdaddy)


×