Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp trên đài phát thanh quốc gia lào (khảo sát 2 chương trình “xiêng pheeng kang thông na”, “hóp bản phàn mương” từ tháng 012013 đến tháng 62013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.12 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PONG TAY CHA LEUN SOUK

TỔ CHỨC SẢN XUẤT
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP
TRÊN ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA LÀO
(Khảo sát 2 chương trình “Xiêng Pheeng Kang Thơng Na”,
“Hóp Bản Phàn Mương” từ tháng 01/2013 đến tháng 6/2013)

Ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ngọc Oanh

HÀ NỘI - 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1: PHÁT THANH TRỰC TIẾP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA LÀO ........................................... 10
1.1. Vài nét về báo chí nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào ................ 10
1.2. Sự ra đời của Đài Tiếng nói Quốc gia Lào gắn với lịch sử đất nước ........ 12


1.3. Vị trí, vai trị của Đài Phát thanh Quốc gia Lào trong sự nghiệp
bảo vệ và xây dựng đất nước............................................................. 15
1.4. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của chương trình phát thanh trực tiếp ...... 21
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT THANH TRỰC TIẾP TRÊN ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA LÀO..... 38
2.1. Nhiệm vụ của chương trình phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài
Phát thanh Quốc gia Lào hiện nay..................................................... 38
2.2. Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp trên sóng Phát
thanh Quốc gia Lào ........................................................................... 52
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CÁCH TỔ CHỨC
SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP
TRÊN ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA LÀO......................................... 62
3.1. Một số nhận xét, đánh giá .................................................................. 62
3.2. Một số giải pháp chung...................................................................... 74
3.3. Một số kiến nghị, đề xuất cụ thể ........................................................ 85
KẾT LUẬN................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 93
PHỤ LỤC.................................................................................................... 98


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thăm dò nhu cầu công chúng Đài phát thanh Quốc
gia Lào .................................................................................. 58
Bảng 2.2: Mức độ quan tâm của công chúng về chương trình Phát
thanh trực tiếp của Đài phát thanh Quốc gia Lào ..................... 59


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND) là một quốc gia có nền văn
hóa truyền thống rất đa dạng, phong phú và tồn tại từ rất lâu đời. Mặc dù trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, song nhân dân các bộ tộc Lào vẫn một lịng
đồn kết với Đảng, cùng chung một ý chí, quyết tâm xây dựng đất nước, đưa
Lào ngày một đi lên sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào (NDCM) (1986), đất nước Lào chính thức bước vào một giai đoạn xây
dựng và phát triển mới: Chuyển từ kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự kiện trên đã mở
ra bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước
CHDCND Lào, đồng thời đường lối đó của Đảng đã tác động mạnh mẽ đến
tất cả các mặt của đời sống xã hội, tạo ra sự thay đổi lớn trên nhiều phương
diện, trong đó có lĩnh vực báo chí.
Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống báo chí của Lào đã có
bước phát triển mạnh cả về quy mô, số lượng cũng như chất lượng. Sự cố
gắng đó khơng chỉ được Đảng, Nhà nước Lào ghi nhận, mà còn đánh giá cao
vai trò to lớn của các cơ quan thơng tấn báo chí và ln tạo điều kiện thuận
lợi để báo chí phát triển, đặc biệt là Đài Phát thanh Quốc gia Lào.
Từ khi thành lập cho đến nay, Đài Phát thanh Quốc gia Lào khơng chỉ
hồn thành xuất sắc nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân, mà
cịn hồn thành trách nhiệm là chiếc cầu nối, phản ánh tâm tư, nguyện vọng
của quần chúng nhân dân lên Đảng và Nhà nước, góp phần đẩy mạnh sự
nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.


2


Có thể khẳng định rằng: Những năm qua, nhờ có sự nỗ lực vươn lên,
Đài Phát thanh Quốc gia Lào đã tích cực tuyên truyền những thành tựu đổi
mới, đã tận tâm, tận lực vì sự nghiệp đổi mới. Các chương trình của Đài Phát
thanh Quốc gia Lào ngày càng hay hơn, hấp dẫn hơn, các tin tức đều mang
tính thời sự, mang hơi thở của cuộc sống và trở thành món ăn tinh thần khơng
thể thiếu được đối với toàn thể nhân dân các bộ tộc Lào.
Hiện nay, trước bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á nói chung
và Quốc gia Lào nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp. Chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh việc thực hiện âm mưu diễn biến
hịa bình bằng nhiều hình thức, thủ đoạn thâm độc, ra sức chống phá cách
mạng Lào trên mọi lĩnh vực thông qua các kênh thông tin vệ tinh. Lợi dụng
thế mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, các thế lực phản động từ
bên ngồi ln chĩa mũi nhọn vào Lào nhằm xuyên tạc chế độ, truyền bá, lơi
cuốn làm tha hóa lớp trẻ bằng những luận điệu thông tin phản động, bôi nhọn
chế độ, nhất là từ phía Thái Lan và một số nước tư bản khác. Chúng ráo riết
tuyên truyền, xuyên tạc chế độ mới, bơi nhọn và hạ thấp vai trị lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, thành quả lao động, chiến đấu và xây dựng của nhân dân
các bộ tộc Lào, quảng bá cho lối sống phương Tây, hiện đã và đang bị dư luận
nhiều nước trên thế giới tẩy chay bởi những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân,
thực dụng và lối sống lệch lạc. Thực trạng đó đã giống lên hồi chng báo
động và địi hỏi giới báo chí nói chung và Đài Phát thanh Quốc gia Lào nói
riêng phải nỗ lực hơn nữa để khẳng định được vai trò của mình trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời xây
dựng Chương trình trực tiếp của Đài Phát thanh Quốc gia Lào trở thành một
xu hướng phát triển của phát thanh hiện đại. Các chương trình phát thanh trực
tiếp có thể đáp ứng được nhu cầu của công chúng muốn tiếp cận thơng tin một
cách nhanh chóng hơn và tồn diện hơn về các sự kiện đang diễn ra. Trong


3


phát thanh trực tiếp, công chúng như được sống cùng sự kiện, như được cùng
tham gia trực tiếp vào sự kiện. Tốc độ truyền tin cao, khả năng đối thoại được
tăng lên đã tạo ra sức cuốn hút công chúng một cách kỳ lạ. Bên cạnh đó, phát
thanh trực tiếp cũng là một phương pháp nhằm nâng cao khả năng tác nghiệp
của đội ngũ những người làm phát thanh vì những người làm chương trình
vừa cần phải phát huy sự năng động của từng cá nhân, lại vừa phải cần kỹ
năng làm việc trong nhóm.
Với khả năng cung cấp thơng tin nhanh, tức thời, phương thức phát
thanh trực tiếp đã tạo nên sự linh hoạt trong việc truyền tải thông tin. Thực
trạng của sự bùng nổ các chương trình phát thanh trực tiếp thời gian qua trên
Đài Phát thanh Quốc gia Lào đã thể hiện những mặt tích cực của phát thanh
trực tiếp đó là: nhanh, nhạy, chân thực, sống động. Song, bên cạnh đó cũng
bộc lộ những mặt cịn khiếm khuyết, một trong những nguyên nhân tạo ra các
khiếm khuyết đó là: Khi thực hiện một chương trình phát thanh trực tiếp, tất
cả các công việc đều phải thực hiện tức khắc, khơng có thời gian nào sửa sai
cho bất kỳ một trục trặc, nhầm lẫn bất kỳ ở khâu nào. Nói cách khác, khi làm
phát thanh trực tiếp rất dễ bộc lộ các nhược điểm. Trong khi đó, địi hỏi của
cơng chúng phát thanh ngày càng cao, đặc biệt đối với các chương trình phát
thanh trực tiếp. Bởi vậy, tổ chức sản xuất các chương trình phát thanh trực
tiếp là một việc làm cần thiết đối với Đài Phát thanh Quốc gia Lào. Nhất là
trong thời điểm hiện nay khi Đài Phát thanh Quốc gia Lào đang có kế hoạch
tăng thời lượng phát sóng các chương trình phát thanh trực tiếp thì vấn đề này
càng trở nên bức xúc. Việc nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nâng cao
chất lượng các chương trình phát thanh trực tiếp của Đài Phát thanh Quốc gia
Lào là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết. Đó là lý do khiến tơi chọn đề tài
“Tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài Phát thanh
Quốc gia Lào” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học của mình.



4

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở nước CHDNCD Lào, từ trước đến nay chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu về các chương trình phát thanh trực tiếp. Bên cạnh đó, các tài liệu
nghiên cứu về lý luận báo chí nói chung và về phát thanh nói riêng nhìn
chung rất hạn chế. Có thể khẳng định rằng, đề tài: “Tổ chức sản xuất chương
trình phát thanh trực tiếp trên Đài phát thanh Quốc gia Lào” là cơng trình
nghiên cứu đầu tiên về chương trình phát thanh trực tiếp của Lào.
Trong thời gian qua, đã có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và
khóa luận tốt nghiệp đại học mà học viên Lào đã thực hiện bằng tiếng Việt tại
Việt Nam có nội dung liên quan đến đề tài này ở các góc độ khác nhau:
- Luận án tiến sỹ Chính trị học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh (năm 2001) của Bun Chom Vơng Phết “Thơng tin đại chúng góp phần
củng cố và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước
CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay”.
- Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng (năm 2004) của Đa Von Phom
My Sít, Học viện Báo chí và Tun truyền “Vai trị của báo PASAXƠN Lào
trong sự nghiệp xây dựng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”.
- Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng (năm 2005) của Bua Lay
Pha Nu Vông “Đài truyền hình Quốc gia Lào với cơng tác ổn định chính trị tư tưởng trong sự nghiệp đổi mới”.
- Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng (năm 2006) của Sổm Xai
Sẻng Khăm Yong “Đài truyền hình Quốc gia Lào tuyên truyền về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp”.
- Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng (năm 2007) của May Mặn
Mun Ty “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên tạp chí A Lun May”.
- Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng (năm 2002) của Văn Phênh
Phay Nha Mát “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đối
với báo chí trong giai đoạn hiện nay”.



5

- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học (năm 2008) của Chăn
Thạ Vone Khăm Phi La Vông “Nâng cao chất lượng chương trình thời sự của
Đài phát thanh quốc gia Lào”.
- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học (năm 2010) của Houm
Phaeng Vilayphone “Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình trực tiếp
trên đài truyền hình quốc gia Lào”.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
lý luận phát thanh nói riêng được xuất bản, riêng ở Học viện Báo chí và
Trun truyền cũng đã có hàng chục quyển sách lý luận có liên quan đến đề
tài này. Về các khóa luận, luận văn tại Học viện Báo chí và Tun truyền, có
một số cơng trình liên quan như:
- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học (năm 2009) của Nguyễn
Thị Minh Diễm “Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu
vực bắc Sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long”.
- Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học (năm 2010) của Hồng
Văn Ân “ Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh về sức khỏe sinh
sản (Khảo sát chương trình Cửa sổ tình yêu và Hành trình cùng bạn từ tháng 6
năm 2010)”.
- Đức Dũng (2005), “Nguyên tắc viết cho Phát thanh”, Tạp chí Người
làm báo, số 5/2005.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và phân tích, đánh giá
thực trạng của chương trình phát thanh trực tiếp của Đài phát thanh Quốc gia
Lào trong nền kinh tế thị trường ở Lào. Trên cơ sở đó đề xuất những phương
hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu nhằm tổ chức sản xuất chương trính
phát thanh trực tiếp, góp phần làm cho các chương trình trên sóng phát thanh



6

của Đài phát thanh Quốc gia Lào ngày càng phong phú, hấp dẫn, đáp ứng
được nhiệm vụ chính trị của mình.
- Luận văn sẽ giúp cho các nhà báo nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan
trọng của việc tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp trong chiến
lược phát triển đất nước.
- Luận văn có tác dụng thiết thực trong hoạt động, nghiệp vụ báo chí, với
những người làm báo Lào, từng bước hoàn thiện về chất lượng, nội dung tin, bài
cũng như hình thức thể hiện của mỗi tác phẩm báo chí viết về lĩnh vực này.
- Luận văn chỉ ra thực trạng, ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân, đề
xuất phương hướng, giải pháp nhằm tổ chức sản xuất chương trình phát thanh
trực tiếp trên Đài phát thanh Quốc gia Lào trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực tế chương trình trực tiếp của Đài phát thanh Quốc gia
Lào để đánh giá thực trạng chương trình.
- Vận dụng lý luận về báo chí để làm rõ những vấn đề đặt ra.
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề tổ chức sản xuất chương trình phát
thanh trực tiếp trên Đài phát thanh và vai trò, nhiệm vụ của Đài phát thanh
Quốc gia Lào trong việc tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp.
- Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng tổ chức sản xuất chương
trình phát thanh trực tiếp trên Đài phát thanh Quốc gia Lào, chỉ ra những ưu
điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Xác định phương hướng cơ bản và những giải pháp cụ thể nhằm tổ
chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài phát thanh Quốc gia
Lào trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là Đài phát thanh Quốc gia
Lào với việc tổ chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp trong những
năm đổi mới.


7

4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu chương trình phát thanh trực tiếp
của Đài phát thanh Quốc gia Lào (Luận văn chỉ khảo sát 2 chương trình phát
thanh trực tiếp chính như: Siêng Pêng Kang Thơng Na (Bài hát cánh đồng):
Là chương trình cung cấp kiến thức cơ bản cũng như các thông tin liên quan
tới lĩnh vực nông nghiệp trong việc sản xuất nông nghiệp, thu thập thông tin
cần thiết cho nông dân. Cách thức thực hiện người làm chương trình sẽ cung
cấp một số thông tin đan xen với nhạc hoặc bài hát, phát sóng vào lúc: 8h 8h30 trên sóng A.M 567 kHz, (thứ hai hàng tuần). Chương trình Hóp Bản
Phàn Mương (Báo cáo từ địa phương) đây là chương trình mà các nhà báo
địa phương là người trực tiếp thực hiện bằng cách báo cáo qua điện thoại
những sự kiện hoặc các hoạt động đã xảy ra ở địa phương của mình, đây là
một chương trình mang bản sắc địa phương rõ nhất trong các chương trình
phát thanh đã và đang phát sóng trên Đài Phát Thanh Quốc gia Lào, phát
sóng vào lúc: 16h30 - 17h trên sóng A.M 567 kHz và FM 103,7 MHz, (thứ
hai hàng tuần).
- Thời gian khảo sát từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin
và bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước Lào cũng như hệ thống lý luận về báo chí nói chung, trong đó có
phát thanh trực tiếp. Luận văn cịn dựa vào quan điểm báo chí tiến bộ của các
nước, đặc biệt là ở Việt Nam.

5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phần tích, kết hợp khảo sát, phỏng vấn sâu các phóng viên làm
chương trình phát thanh trực tiếp, công chúng nghe đài.


8

- Phương pháp hệ thống: Tiếp cận các giáo trình, tài liệu của người đi
trước để đúc kết ra những vấn đề cơ bản trong tình hình hoạt động của trương
trình phát thanh trực tiếp trên Đài phát thanh Quốc gia Lào.
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và điều tra xã hội
học để thấy được hiệu quả của chương trình phát thanh trực tiếp, từ đó đề xuất
giải pháp nhằm phát huy hiệu quả chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài
phát thanh Quốc gia Lào hiện nay.
6. Cái mới của luận văn
- Đây là cơng trình nghiên cứu đầu tiên tổng kết thực tiễn tổ chức sản
xuất chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài phát thanh Quốc gia Lào. Nếu
đề tài đã bảo vệ thành công, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo, phục vụ việc nghiên cứu giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ
báo chí và đóng góp một phần vào kho tàng lý luận báo chí ở Lào.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Lần đầu tiên có sự vận dụng lý luận báo chí được trang bị trong thời
gian học tập, nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Truyên truyền để giải quyết
vấn đề thực tiễn của báo chí ở Lào là: khảo sát thực trạng nhằm tổ chức sản
xuất chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài phát thanh Quốc gia Lào.
- Làm rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Lào về việc tổ chức
sản xuất chương trình phát thanh nói chung, đặc biệt chương trình phát thanh
trực tiếp trên Đài phát thanh Quốc gia Lào.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Cho đến nay, hầu như chưa có một cơng trình nào nghiên cứu đề tài tổ
chức sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp trong sự nghiệp đổi mới báo
chí Lào.
- Luận văn cung cấp cách nhìn đầy đủ, cụ thể để các cấp lãnh đạo quản
lý có chủ trương, chính sách phù hợp nhằm tổ chức sản xuất chương trình
phát thanh trực tiếp trên Đài phát thanh Quốc gia Lào.


9

- Trên cơ sở làm rõ thực trạng về những ưu điểm, nhược đểm của chương
trình phát thanh trực tiếp trên Đài phát thanh Quốc gia Lào, luận văn giúp cho
những người thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp có được cách nhìn
khách quan để nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình của mình.
- Việc nghiên cứu đề tài là một cách thức để tác giả nâng cao kiến thức
của mình sau một thời gian học tập, nghiên cứu ở Học viện Báo chí và Truyên
truyền, tại Việt Nam.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương, 9 tiết, 83 trang.


10

Chương 1
PHÁT THANH TRỰC TIẾP VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐÀI PHÁT THANH QUỐC GIA LÀO

1.1. Vài nét về báo chí nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nằm sâu trong bán đảo Đơng

Dương, đồng thời là duy nhất khơng có biển trên tiểu lục địa này. Địa hình
của Lào nổi bật với vùng núi non ở phía Bắc và phía Đơng, với dịng sơng Mê
Kơng hùng vĩ và các chi lưu.
Lịch sử nổi bật của đất nước Lào là cuộc đấu tranh giành độc lập chống
sự xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mặc dù là một nước nhỏ bé,
nhưng nhân dân các bộ tộc Lào đã kế thừa truyền thống yêu nước nồng nàn,
tinh thần đoàn kết đấu tranh bất khuất và dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM
Lào, đứng đầu là đồng chí Cay-Xỏn Phơm-Vi-Hản, đã lãnh đạo nhân dân Lào
đánh thắng đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của thực dân Pháp, giải phóng hồn
tồn đất nước Lào vào ngày 02/12/ 1975.
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng NDCM Lào, Lào đã có nhiều thay đổi tiến bộ, đời sống nhân dân ngày
càng cao đã khẳng định con đường mà Đảng và Nhà nước Lào lựa chọn dẫn
dắt dân tộc là đúng đắn. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội
được ổn định, quốc phịng được giữ vững. Hệ thống chính trị và bộ máy quản
lý Nhà nước ngày càng được củng cố, hoàn thiện hơn. Nhân dân các bộ tộc
Lào rất thân thiết cùng chung sống hịa hợp, đồn kết một lịng phấn đấu xây
dựng đất nước đi lên hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới.
Cùng với sự phát triển nổi bật về mặt kinh tế, trên lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là Chính phủ Lào đã đầu tư


11

phát triển các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho hệ thống kênh, sóng
phát thanh - truyền hình đi tới vùng sâu, vùng xa phục vụ nhân dân. Số lượng
các ấn phẩm văn hóa và báo chí được tăng lên, nhân dân các bộ tộc Lào đã
nhận được các nguồn thơng tin, kiến thức phổ thơng và văn hóa, văn nghệ
một cách rộng rãi và đầy đủ hơn trước đây.
Về lực lượng những người làm báo ngày càng đông đảo Hiện nay cả

nước có hơn 1.200 nhà báo được cấp thẻ. Nhìn chung số người làm báo cịn
thiếu để đảm bảo cung cấp thông tin trong giai đoạn hiện nay, nhưng so với
trước đây người làm báo đã tăng lên gấp nhiều lần. Nhà báo đã biết cùng chia
sẻ và lo với nỗi lo chung trước mọi thử thách, khó khăn của xã hội, thể hiện
đạo đức nghề nghiệp cao q và trong sáng, ln đầu tư, tìm tịi, sáng tạo,
đem hết tài sức, tâm huyết của mình để sáng tạo nên những tác phẩm báo chí
có chất lượng cao.
Cùng với định hướng chính trị đúng đắn cho báo chí, Đảng và Nhà
nước cũng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà báo và cán bộ quản lý
báo chí. Mặc dù ở CHDCND Lào hiện nay chưa có trường chuyên đào tạo
nhà báo và cán bộ quản lý báo chí nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước đã có nhiều cán bộ, sinh viên được tạo điều kiện tu nghiệp ở nước ngoài,
đặc biệt là ở Việt Nam. Ngoài ra cũng được bồi dưỡng ở trong nước về lý
luận chính trị và trình độ nghiệp vụ để họ có đủ khả năng đáp ứng với địi hỏi
mới trong giai đoạn hiện nay. Đó là từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, cho nên Đảng NDCM Lào đã
ý thức một cách sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề cán bộ và xác định đây là
mắt xích quan trọng nhất. Đồng thời Đảng và Nhà nước cũng thực hiện tốt sự
phối hợp giữa các phương tiện thơng tin đại chúng nói chung và báo chí nói
riêng. Đảng và Nhà nước đã cung cấp thơng tin chính xác đầy đủ, kịp thời về
đường lối, chính sách và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các báo, tạp chí, đài
phát thanh và truyền hình nhiều, có sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí làm


12

cho thông tin ngày càng đa dạng, nhiều kênh, nhiều cấp độ, bảo đảm sự nhất
quán về độ chính xác của thơng tin khi phát ra và tránh tình trạng “trống đánh
xuôi kèn thổi ngược” hoặc “nhiễu” thông tin.
1.2. Sự ra đời của Đài Tiếng nói Quốc gia Lào gắn với lịch sử đất nước
Trong những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ 20, trước âm mưu thơn

tính trên bán đảo Đông Dương của đế quốc Mỹ, Đảng NDCM Lào đã ra chỉ
thị cần nhanh chóng thành lập Đài Phát thanh nhằm tuyên truyền cổ vũ cuộc
kháng chiến của nhân dân Lào chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
Ngày 13/8/1960, Đài Tiếng nói của “Đất nước Lào” chính thức được thành
lập ở khu giải phóng miền Bắc của Lào.
Chặng đường đầu tiên khi mới thành lập là thời gian thử thách, chiến
đấu hết sức oanh liệt. Vừa làm nhiệm vụ chống giặc ngoại xâm, vừa củng cố
cơ sở vật chất, kỹ thuật. Trước oanh tạc của khơng qn Mỹ, để duy trì huyết
mạch thơng tin, Đài Tiếng nói của “Đất nước Lào” đã phải phân tách ra làm
hai nhóm vào năm 1965. Nhóm thứ nhất, chuyển sang thành lập văn phòng tại
Quận Đống Đa, Hà Nội Việt Nam. Nhóm này đảm nhận việc sản xuất và phát
sóng chương trình về Lào. Một nhóm ở trong nước đảm nhận việc thu thập
thông tin từ các mặt trận gửi sang Việt Nam.
Hoạt động của Đài trong thời kỳ này hết sức vất vả và khó khăn, thậm
chí phải hy sinh. Nhưng với sự nỗ lực quyết tâm, bất chấp gian khổ hy sinh,
cán bộ, phóng viên và biên tập viên của Đài đã khắc phục khó khăn để đưa
Tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào. Cũng nhờ sự cố gắng đó, cơ
cấu Đài Tiếng nói của “Đất nước Lào” ngày càng được phát triển và lớn mạnh
khơng ngừng. Các phóng viên viết tin được trải qua sự thử thách thực tế của
cuộc chiến tranh đã có đủ bản lĩnh để hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Thời gian này, Đài tiếng nói của “Đất nước Lào” cịn làm chương trình bản
tin bằng tiếng Pháp, tiếng H’Mơng, tiếng Khơ Mu. Trong thời gian đó, Đài


13

cũng sản xuất chương trình bản tin bằng tiếng Việt Nam, đồng thời tăng thêm
thời lượng phát sóng.
Trong tồn quốc có 5 Đài lớn trực thuộc Đài Quốc gia.
Bước vào thời kỳ đổi mới, theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ nhằm

chuẩn hóa lực lượng phóng viên, biên tập và chuyên viên kỹ thuật của Đài,
Đài đã thực hiện việc tinh giản biên chế nhằm làm cho cơ cấu tổ chức của
mình gọn nhẹ, nhưng vẫn bảo đảm được mọi công việc được giao. Các Đài
Phát thanh ở địa phương cũng được tinh giản. Để đáp ứng nhu cầu thông tin,
Đài đã mở thêm các chuyên mục và tăng thêm thời gian phát sóng một ngày
là 14 tiếng, phát triển thêm các đài truyền thanh và hệ thống loa phóng thanh
ở các địa phương trong tồn quốc lên tới 150 trạm truyền thanh.
Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, dựa vào nhu cầu của thính giả và
các thơng tin trong việc phát triển kinh tế xã hội, năm 1988 Đài Phát thanh Quốc
gia Lào đã thành lập thêm trên sóng FM1, với cơng suất 20 KW, tần số 103,7
MHz, đồng thời chương trình phát thanh bằng tiếng nước ngồi trên làn sóng
ngắn 10 Kw và FM2, với cơng suất 3 Kw, tần số 97,3 MHz. Năm 2010 đã thành
lập thêm đài phát thanh trên sóng FM3 cơng suất 5 Kw, tần số 95 MHz, Đài đã
chính thức truyền tín hiệu thơng qua vệ tinh nhân tạo cả hai hệ thống như: AM,
FM và Internet, làm cho diện phủ sóng phát thanh của Đài Phát thanh Quốc gia
Lào tăng lên 80-85 % diện tích trên cả nước và tới 75% thính giả trong tồn
quốc. Đặc biệt là có sự phát triển hệ thống tiếng nói có chất lượng mới bằng cách
thay đổi từ hệ thống Analoque sang hệ thống số (Analoque-Digital) đã làm cho
chất lượng âm thanh càng thêm rõ ràng và mở rộng diện tích phát sóng lớn hơn.
Hiện nay, trên tồn quốc đã có 35 Đài Phát thanh, trong đó một Đài Phát thanh
quốc gia và 34 Đài địa phương. Năng lực phát sóng thấp nhất 100W và cao nhất
200 Kw. Trong thời gian đã có sự phối hợp chặt chẽ về chủ trương chung giữa
Đài Phát thanh Trung ương và địa phương, đặc biệt là trong việc áp dụng các


14

thành tựu khoa học - công nghệ và đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ, phóng
viên, biên tập viên và kỹ thuật viên.
Có thể khẳng định rằng, trong suốt thời gian của cuộc kháng chiến

chống Mỹ, đặc biệt là từ ngày 13/8/1960 ngày khai sinh của Đài Tiếng nói
của “Đất nước Lào” tới cuối năm 1975, các bài, tin và những tài liệu mà các
phóng viên, nhà báo, biên tập viên viết tin và sản xuất chương trình phát sóng
đều tuyệt đối trung thành với đường lối chính trị của Đảng, phản ánh chân
thật cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ cũng như cuộc chiến đấu anh
dũng của nhân dân các bộ tộc Lào. Đài Tiếng nói của “Đất nước Lào” là vũ
khí sắc bén trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, là người giảng dạy
huấn luyện tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng và truyền thống anh hùng
của nhân dân Lào.
Sau hơn 25 năm thực hiện đổi mới, đến nay Đài Phát thanh Quốc gia
Lào đã có những bước phát triển vượt bậc từ việc đổi mới bộ máy tổ chức,
điều hành cũng như nội dung, chất lượng và hiệu quả của các chương trình
phát thanh ngày càng phù hợp với nhu cầu, trình độ của quần chúng nhân dân.
Riêng việc cải tiến về nội dung thơng tin và các chương trình phát thanh theo
mục tiêu đề ra là: Phủ sống rộng hơn, nhanh hơn, kịp thời hơn và chính xác
hơn đã đáp ứng đa dạng các nhu cầu thông tin của nhân dân. Từ việc tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước đến các vấn đề nóng bỏng của xã hội trên tất cả các lĩnh vực:
khinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục tư tưởng và nhu cầu giải trí. Sự
cải tiến đó đã tạo ra sức hút mạnh mẽ cho người nghe, khiến cho lượng thính
giả của Đài Phát thanh Quốc gia Lào ngày càng tăng lên.
Trong giai đoạn hiện nay, Đài Phát thanh Quốc gia Lào vẫn có vai trị
rất quan trọng trên mặt trận tư tưởng văn hóa. Nó được coi là cơng cụ quan


15

trọng của Đảng và Nhà nước Lào, là phương tiện thông tin nhanh nhất, phổ
cập nhất, là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của
mọi người, mọi dân tộc.

Cùng với sự phát triển của đất nước, Đài Phát thanh Quốc gia Lào ngày
càng lớn mạnh về mọi mặt, xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà
nước và nhân dân các bộ tộc Lào. Đài đã phản ánh sự thay đổi từng ngày,
từng giờ của tiến trình đổi mới trên tất cả các lĩnh vực nhằm nhanh chóng đạt
tới mục tiêu: “Làm cho đất nước mạnh, dân giàu, cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, công bằng và văn minh” theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và
Nhà nước Lào đã đề ra. Với vị thế, vai trò và nhiệm vụ quan trọng hệ thống
các phương tiện thơng tin đại chúng hiện có ở Lào, Đài đã phát huy mọi tiềm
năng thế mạnh, đồng thời không ngừng đổi mới và cải tiến nội dung cũng như
hình thức thơng tin để đạt được mục tiêu chính trị cao cả và đem đến cho
thính giả những thông tin đúng, nhanh và ngày càng hấp dẫn hơn.
1.3. Vị trí, vai trị của Đài Phát thanh Quốc gia Lào trong sự nghiệp
bảo vệ và xây dựng đất nước
1.3.1. Giai đoạn 1960 - 1975
Như đã trình bày ở trên, Đài Phát thanh Quốc gia Lào được thành lập
từ yêu cầu Trung ương Đảng và bắt đầu hoạt động từ năm 1960. Đây cũng là
thời kỳ đất nước Lào đang có những biến động lớn về chính trị. Ngày
19/8/1960, đã xảy ra cuộc đảo chính Chính phủ Somsanit NORKHAM, Phou
My NORSAVAH ở tỉnh Viêng Chăn. Trong thời gian đó, báo Neo Lao Hắc
Sạt vẫn chưa xuất bản thường xuyên và không thể tới tay nhân dân.
Chặng đường 15 năm đầu tiên sinh ra và lớn lên có thể nói đó là thời
gian thử thách, chiến đấu hết sức oanh liệt. Vừa làm nhiệm vụ chống giặc
ngoại xâm, vừa củng cố cơ sở vật chật, kỹ thuật.


16

Trong thời gian đầu, Đài Phát thanh Quốc gia Lào chỉ có 6 người, chia
làm 2 bộ phận nội dung và bộ phận kỹ thuật. Bộ phận nội dung gồm có: 1
biên tập viên, 1 người thực hiện phần tin trong nước, 1 người thực hiện phần

tin nước ngoài. Và cả 3 người này cũng phải làm phát thanh viên nữa. Bộ
phận kỹ thuật cũng có 3 nhân viên, gồm 1 người đảm trách việc thu âm, 1
người quản lý máy phát sóng và 1 người quản lý máy phát điện. Sau đó, bộ
phận biên tập được bổ sung thêm 2 người, vừa làm phóng viên, vừa đảm nhận
việc kiểm tra và sửa lỗi tin và một phát thanh viên.
Hoạt động của Đài trong thời kỳ này hết sức vất vả và khó khăn, thậm
chí phải hy sinh. Nhưng với sự nỗ lực quyết tâm, bất chấp gian khổ hy sinh,
cán bộ, phóng viên và biên tập viên của Đài đã khắc phục khó khăn để đưa
tiếng nói của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào. Cũng nhờ sự cố gắng đó, cơ
cấu của Đài Tiếng nói của “Đất nước Lào” càng ngày càng được phát triển và
lớn mạnh không ngừng. Các phóng viên được trải qua sự thử thách thực tế
của cuộc chiến đã có đủ bản lĩnh để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Một số cán bộ, nhân viên cịn được điều động đi cơng tác tại tỉnh Luang Pha
Bang, Sa Văn Na Khêt, Khăm Muôn, Cham Pa Sắc, Phông Sa Ly và xây
dựng các chi nhánh tại nhiều nơi. Thời gian này, Đài Tiếng nói của “Đất nước
Lào” cịn làm chương trình tin bằng tiếng Pháp, tiếng H’Mơng, tiếng Khơmú.
Trong thời gian đó, Đài cũng sản xuất chương trình tin bằng tiếng Việt Nam,
đồng thời tăng thêm thời lượng phát sóng.
Về trang bị vật chất, kỹ thuật lúc đầu, Đài Tiếng nói của “Đất nước Lào”
chỉ có một chiếc máy ghi âm, một máy phát sóng, một máy phát điện chạy
bằng dầu dieses. Cuối năm 1960, theo quyết định của Chính phủ Việt Nam, các
chuyên gia kỹ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam đã giúp đỡ việc thu lại chương
trình từ phía Lào để phát lại một lần nữa nhằm làm cho làn sóng thơng tin Đài
Tiếng nói của “Đất nước Lào” phủ sóng mạnh hơn và rộng hơn.


17

Về thông tin gửi từ các chiến trường, Đài phải tiếp nhận qua máy điện
báo của quân đội sau đó mới được giải mã để dịch ra phát sóng. Cùng thời

điểm này, Đài tiếng nói Việt Nam cũng đã trao tặng cho Đài Tiếng nói của
“Đất nước Lào” một máy phát 7 Kw, Chính phủ nước Cộng hịa Nhân dân
Trung Quốc cũng giúp một máy phát sóng cho Đài Tiếng nói của “Đất nước
Lào”, làm cho sóng phát thanh mạnh và rộng hơn trước.
Nói tóm lại, trong thời kỳ chiến tranh chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay
sai, Đài Tiếng nói của “Đất nước Lào” đã hồn thành xuất sắc nhiệm vụ là
công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân trên mặt trận tư tưởng. Đài
cũng là cơ quan thông tin duy nhất, phản ánh đầy đủ các diễn biến của cuộc
chiến khốc liệt, đồng thời là người tổ chức, vận động, cổ vũ toàn dân tham gia
kháng chiến. Chiến tranh kết thúc, Đài lại tiếp tục là người truyên truyền, vận
động nhân dân tích cực thi đua lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ đất
nước. Cùng với sự phát triển của xã hội, Đài Tiếng nói của “Đất nước Lào”
ngày càng lớn mạnh về mọi mặt, xứng đáng là tiếng nói của Đảng, Nhà nước
và nhân dân các bộ tộc Lào.
1.3.2. Giai đoàn từ 1975 - 1995
Vào những ngày cuối của năm 1975, trong cuộc tổng tiến cơng giành
lại chính quyền trên phạm vi tồn quốc, Ban lãnh đạo Đài tiếng nói của “Đất
nước Lào” đã phân công các cán bộ, nhân viên của mình đi quản lý các chi
nhánh của Đài Tiếng nói trong tồn quốc, bao gồm cả Đài Tiếng nói của
Vương quốc Lào, đồng thời trưng dụng tất cả các máy móc, các nhân viên kỹ
thuật, biên tập viên phục vụ cho mặt trận giải phóng của Lào. Đến thời điểm
này, năng lực của mạng lưới của Đài Tiếng nói của “Đất nước Lào” đã tập
trung về một mối và có sự phát triển mạnh. Trên tồn quốc có 5 chi nhánh lớn
trực thuộc Đài Phát thanh Quốc gia Lào.


18

Để tăng cường hiệu quả phát sóng chương trình, Đài đã kiện toàn lại
toàn bộ tổ chức và bộ máy hoạt động. Đài đã phân định thành 6 Ban với tổng

số 63 cán bộ, phóng viên, biên tập viên và nhân viên kỹ thuật. Từ năm 1980
đến 1986, Đài đã được trang bị thêm máy phát có cơng suất 150 Kw và bổ
sung thêm lực lượng nhân sự mới để vừa đảm bảo sản xuất chương trình, vừa
gửi đi đào tạo dài hạn để kế tục sự nghiệp phát triển của Đài trong thời kỳ đổi
mới. Lúc này, biên chế của Đài đã tăng lên đến 125 người.
Bước vào thời kỳ đổi mới, sau khi có chỉ đạo của Đảng và Chính phủ
nhằm chuẩn hóa lực lượng phóng viên, biên tập và chuyên viên kỹ thuật của
Đài, Đài đã thực hiện việc tinh giản biên chế nhằm làm cho cơ cấu tổ chức
của mình gọn nhẹ, nhưng vẫn bảo đảm được mọi cơng việc được giao. Vì
vậy, qn số của Đài đã giảm xuống còn 100 người. Các Đài Phát thanh ở địa
phương cũng được tinh giản để đáp ứng nhu cầu thông tin, Đài đã mở thêm
các chuyên mục lên 15 chương trình, trong đó chương trình bằng tiếng nước
ngồi có 5 chun mục, tổng thời gian phát sóng một ngày là 14 tiếng. Mặc
dù lúc này vẫn chưa hết khó khăn, song các chuyên mục của Đài Phát thanh
Quốc gia Lào đã có những bước tiến vượt bậc, đáp ứng được u cầu thơng
tin trong tình hình mới. Phát triển thêm các đài truyền thanh và hệ thống loa
phóng thanh ở các địa phương trên tồn quốc lên tới 150 trạm truyền thanh.
1.3.3. Giai đoạn từ 1995 đến nay
Sau một thời gian bước vào công cuộc đổi mới đất nước, dựa vào nhu
cầu của thính giả và các thông tin trong việc phát triển kinh tế, xã hội, năm
1998 Đài Phát thanh Quốc gia Lào đã thành lập sóng FM1, cơng suất 20 Kw,
tần số 103,7 MHz, đồng thời củng cố chương trình phát thanh tiếng nước
ngồi trên làn sóng ngắn 10 Kw và FM2, cơng suất 3 Kw, tần số 97,3 MHz.
Năm 2010 đã thành lập sóng FM3, công suất 5 Kw, tần số 95 MHz, Đài đã
chính thức truyền tín hiệu thơng qua vệ tinh nhân tạo cả hai hệ thống như:


19

AM, FM và Internet, làm cho diện phủ sóng của Đài Phát thanh Quốc gia Lào

tăng từ 80 - 90% diện tích trên cả nước và tới 75% thính giả trong tồn quốc.
Đặc biệt là có sự phát triển hệ thống phát thanh có chất lượng mới bằng cách
thay đổi từ hệ thống Analoque sang hệ thống số (Analoque-Digital) đã làm
cho chất lượng âm thanh càng thêm rõ ràng và diện phủ sóng rộng lớn, có thể
thu hút những thính giả mà ngày xưa hay nghe đài phát thanh của nước ngoài
đổi sang nghe Đài trong nước một ngày nhiều hơn.
Sau hơn 25 năm thực hiện đổi mới, đến nay Đài Phát thanh Quốc gia
Lào đã có những bước phát triển vượt bậc từ việc đổi mới bộ máy tổ chức, điều
hành cũng như nội dung, chất lượng và hiệu quả của các chương trình phát
thanh ngày càng phù hợp với nhu cầu, trình độ của quần chúng nhân dân. Nổi
bật nhất là việc phủ sóng đã rộng hơn, nhanh hơn, kịp thời hơn và chính xác
hơn, đáp ứng đa dạng các nhu cầu thông tin của nhân dân. Từ việc tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật
của Nhà nước đến các vấn đề nóng của xã hội trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục tư tưởng và nhu cầu giải trí. Sự cải tiến đó
đã tạo ra sức hút mạnh mẽ cho người nghe, khiến cho lượng thính giả nghe Đài
ngày càng tăng lên, đặc biệt là người nghe chương trình phát thanh trực tiếp.
Hiện nay, Đài Phát thanh Quốc gia Lào có tới 148 chương trình, phát
sóng 75 tiếng 30 phút/ngày qua hệ thống AM và FM, trong đó có 75% được
sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp. Những chương trình này ngồi
việc cung cấp thơng tin cần thiết nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và mở rộng
kiến thức cho cơng chúng, cịn có nhiệm vụ tun truyền đường lối, chính
sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân, định hướng dư
luận xã hội.
Để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hiện nay cơ cấu tổ chức
của Đài Phát thanh Quốc gia Lào gồm có 10 ban:


20


1. Ban thông tin trong nước.
2. Ban biên tập nước ngồi.
3. Ban chun mục.
4. Ban tiếng nói dân tộc.
5. Ban văn nghệ.
6. Ban phát sóng.
7. Văn phịng hành chính.
8. Ban nghiên cứu kỹ thuật.
9. Ban tổ chức.
10. Ban sản xuất chương trình.
1.3.4. Quan hệ của Đài Phát thanh Quốc gia Lào với Đài Phát thanh
địa phương
Hiện nay, trên cả nước Lào đã có 35 Đài Phát thanh cả Trung ương và
địa phương. Năng lực phát sóng thấp nhất 100 W và cao nhất 200 Kw. Có sự
phối hợp chặt chẽ về chủ trương chung giữa Đài Phát thanh Trung ương và
địa phương, đặc biệt là trong việc áp dụng các thành tựu của khoa học công
nghệ và nâng cao kiến thức cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật
viên. Ngồi ra, cịn tìm kiếm một số nguồn vốn tài trợ cho các cơng trình của
Đài phát thanh địa phương trong toàn quốc. Ngược lại các Đài phát thanh địa
phương cũng cung cấp thông tin cho Đài Trung ương một cách thường xuyên
làm cho các chương trình phát thanh của Đài Trung ương phong phú, nhanh
chóng và kịp thời hơn trước, đáp ứng được các yêu cầu của thính giả.
1.3.5. Về mối quan hệ với các Đài Phát thanh Quốc tế
Để tăng cường sự hợp tác quốc tế, những năm qua, Đài Phát thanh
Quốc gia Lào đã có mối quan hệ trao đổi thông tin với nhiều quốc gia trong
khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với Việt Nam. Ngồi ra, cịn có các


21


chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao, cũng
như trao đổi về các công nghệ kỹ thuật mới. Trong thời gian qua, Đài Phát
thanh Quốc gia Lào đã trở thành thành viên của cơ quan tổ chức AIBD, IRTV
và ABU. Đã ký hợp đồng hợp tác với Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát
thanh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc để trao đổi, học tập và tiếp thu
những bài học kinh nghiệm về mặt kỹ thuật và biên tập viên nhằm phát triển
Đài của mình ngày càng phù hợp với thực tế. Chính nhờ có sự hợp tác quốc
tế, nên đã đưa vị thế của Đài Phát thanh Quốc gia Lào lên tầm cao mới, là
chiếc cầu nối với các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời là một bộ
phận khăng khít của khối Asian (ASEAN IN ACTION).
1.4. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của chương trình phát thanh
trực tiếp
1.4.1. Khái niệm phát thanh trực tiếp
Cho đến nay, khái niệm phát thanh trực tiếp vẫn chưa được hiểu một
cách thống nhất. Người ta có thể dễ dàng đồng ý với nhau về những ưu thế và
tính hiện đại của phát thanh trực tiếp, về khả năng tạo ra một phong cách làm
việc mới cho đội ngũ những người làm cơng tác phát thanh của phương thức
này, nhưng vẫn cịn có những cách hiểu khác nhau khi đề cập đến đặc trưng
và những đặc điểm của nó.
Có quan niệm cho rằng: Phát thanh trực tiếp nghĩa là đọc trực tiếp
trước máy. Các tin, bài đã được chuẩn bị từ trước, một phần đã được ghi âm
trước, một phần sẽ do phát thanh viên đọc và phát sóng thẳng (khơng qua
khâu ghi âm). Để quá trình này được đảm bảo đúng với dự kiến, người biên
tập viên và kỹ thuật viên cũng phải có mặt trong khi phát thanh viên đang đọc
để xử lý những tình huống bất ngờ. Tồn bộ số tin, bài đã được cắt gọt trước
để tương ứng với thời lượng của chương trình. Nếu quá trình thực hiện vượt


22


thời gian quy định, biên tập viên sẽ quyết định bỏ đi những thông tin ở cuối.
Nếu đã hết nội dung mà thời gian của chương trình vẫn cịn, có thể đưa thêm
một bản nhạc (hoặc ca khúc) để tránh tình trạng trống sóng.
Một loại ý kiến khác cho rằng: Phát thanh trực tiếp thực chất là những
chương trình tường thuật về các sự kiện được thực hiện trực tiếp ngay tại
hiện trường (như tường thuật một kỳ đại hội, một cuộc bầu cử, một lễ hội,
một buổi giao lưu, một trận thi đấu thể thao…). Trong toàn bộ chương trình
khơng có thơng tin nào được ghi âm trước mà tất cả đều là phát sóng trực tiếp.
Rõ ràng là những quan niệm nêu trên khơng phải là khơng có cơ sở.
Tuy nhiên, những cách hiểu này chỉ mới đề cập đến hai dạng chương trình cụ
thể (trong nhiều dạng) của phát thanh trực tiếp. Trong thực tế trên thế giới và
ở Lào, phát thanh trực tiếp có thể có hàng chục dạng chương trình khác nhau,
có thể được thực hiện ngay tại studio, thực hiện tại hiện trường hoặc là kết
hợp cả hai phương pháp kể trên.
Trong cuốn sách Báo phát thanh xuất bản năm 2002, tác giả Lương
Phán cho rằng: phát thanh trực tiếp có thể được hiểu là phương thức mà quá
trình “sản xuất chương trình phát thanh được thực hiện đồng thời với q
trình phát sóng nhằm chuyển đến người nghe những thông tin đồng thời với
sự kiện đang xảy ra và có thể thu hút người nghe tham gia vào quá trình sản
xuất chương trình”. Ông còn cho rằng: “điều quan trọng nhất, cốt lõi nhất của
phát thanh trực tiếp chính là phóng viên hoặc người đưa tin, cộng tác viên
phải đang ở chỗ xảy ra sự kiện hoặc là người trong cuộc đang trực tiếp nói
trước máy đang phát sóng. Với tiếng nói của phóng viên, của người trong
cuộc đang ở nơi xảy ra sự kiện sẽ làm độ tin cậy của đài tăng lên rõ rệt”. Còn
tài liệu Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt
Nam (tái bản tháng 8/2005) thì nêu định nghĩa về phát thanh trực tiếp như
sau: “Phát thanh trực tiếp là phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng được



×