Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Báo in thành phố hồ chí minh với vấn đề bảo vệ môi trường đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.18 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ VÂN

BÁO IN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI VẤN ĐỀ
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG ĐƠ THỊ
(Khảo sát các báo: Sài Gịn giải phóng, Tuổi trẻ Thành
phố Hồ Chí Minh, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh và
Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 1/2012
đến tháng 6/2013)
Ngành : Báo chí học
Mã số : 60.32.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ HUY PHƯỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh, 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Hà Huy Phượng – Phó trưởng Khoa Báo chí, Học viện
Báo chí và Tun truyền. Các kết quả cơng bố trong luận văn là hồn tồn
chính xác. Các trích dẫn, tham khảo đều rõ nguồn.



Tác giả

Nguyễn Thị Vân


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BC – TT

: Báo chí – truyền thơng

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BVMT

: Bảo vệ mơi trường

NLĐ

: Người lao động

MTĐT

: Mơi trường đơ thị

SGGP


: Sài Gịn giải phóng

Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TTĐC

: Truyền thơng đại chúng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Biểu đồ tỷ lệ các nhóm đề tài chính của nội dung thơng
2.1

tin về bảo vệ môi trường đô thị qua khảo sát 200 tác

40

phẩm của 4 báo
2.2


2.3

Biểu đồ tương quan so sánh tỷ lệ tác phẩm viết về đề tài
tình trạng ơ nhiễm môi trường đô thị của từng báo
Bảng thống kê số lượng tin, bài của từng báo qua khảo
sát 200 tác phẩm trên 4 báo

42

56

Biểu đồ tỷ lệ các phương án trả lời cho câu hỏi Khi nào
2.4

quý vị quan tâm hoặc cần tìm đọc các thơng tin về bảo
vệ môi trường đô thị trên báo in ở TP. Hồ Chí Minh?

71


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: BÁO IN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN .................................................... 13
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan ..................................................... 13
1.2. Năng lực cạnh tranh của báo in trong hệ thống các loại hình báo chí
hiện đại.......................................................................................................... 20
1.3. Kỹ năng và phương thức xử lý thông tin về vấn đề môi trường đô thị
trên báo in ..................................................................................................... 23
1.4. Vai trị của báo chí với vấn đề bảo vệ môi trường đô thị......................... 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO IN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THƠNG TIN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ .............................. 35
2.1. Tổng quan về các tờ báo lựa chọn khảo sát............................................. 35
2.2. Khảo sát nội dung và hình thức thơng tin về bảo vệ môi trường đô thị
trên các báo SGGP, Tuổi trẻ, Pháp luật và Người lao động ........................... 40
2.3. Đánh giá kết quả khảo sát báo in Thành phố Hồ Chí Minh thông tin
về bảo vệ môi trường đô thị........................................................................... 60
2.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng............................................................ 699
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ THÔNG TIN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ.......... 75
3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc thơng tin báo chí về bảo vệ môi
trường đô thị.................................................................................................. 75
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về bảo vệ môi trường đô thị
trên báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh........................................................... 88
3.3. Một số khuyến nghị .............................................................................. 944
KẾT LUẬN............................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 106


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường và biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề tồn cầu. Chương
trình mơi trường Liên hiệp quốc (UNEP) nhận định, biến đổi khí hậu được
xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với “an ninh môi trường phát triển toàn cầu”. Đến năm 2025, khoảng 5 tỉ người có thể sẽ sống trong
những khu vực có nguy cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến nước và lương
thực. Đến năm 2050, khoảng 150 triệu người có thể phải rời khỏi những khu
vực duyên hải do nước biển dâng, bão, lụt hoặc nước ngọt bị nhiễm mặn. Việt
Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí

hậu. Theo báo cáo về phát triển con người 2007-2008 của Tổ chức Phát triển
Liên Hiệp Quốc (UNDP), nếu nhiệt độ trên trái đất tăng thêm 20C thì 22 triệu
người ở Việt Nam sẽ mất nhà cửa và 45% diện tích đất nơng nghiệp ở Vùng
Đồng bằng sơng Cửu Long sẽ bị nước biển nhấn chìm.
Vấn đề ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường đang đe dọa trực tiếp
đến điều kiện sống của con người. Tốc độ đơ thị hóa kéo theo tình trạng mất
vệ sinh mơi trường, ơ nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm khơng khí, khan hiếm nước
sạch, ô nhiễm rác thải… là nguyên nhân gây ra tỉ lệ mắc bệnh ngày một cao.
Môi trường đô thị ở những thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh hiện
nay đang đứng trước nhiều thách thức về điều kiện vệ sinh, nguồn nước, khí
thải độc hại, khói bụi, chất thải nguy hại… làm suy giảm chất lượng cuộc
sống người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy,
việc bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường đơ thị nói riêng trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra những vấn đề cấp thiết. Đến
nay, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, thể
hiện qua hàng loạt các chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị quyết, chiến lược
và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi


2

trường đô thị gắn liền với việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy định về quản lý,
xử lý chất thải, nước thải; áp dụng các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để phịng
ngừa ơ nhiễm, xử lý ơ nhiễm, giảm thiểu tác động môi trường và cải thiện
chất lượng môi trường.
Trong các cách khắc phục, truyền thơng có vai trị quan trọng góp phần
giảm thiểu những tác động mơi trường. Thông tin về bảo vệ môi trường đô thị
trên báo in là một trong những kênh quan trọng giúp người dân mở rộng hiểu
biết, thay đổi hành vi, cùng hành động bảo vệ môi trường. Mặt khác, với chức
năng dự báo, phản biện, báo chí có thể tác động đến dư luận xã hội bằng việc

thông tin những hiện tượng khơng bình thường nảy sinh trong thực tiễn; góp
phần thực thi chính pháp pháp luật về mơi trường trong cuộc sống. Báo chí
khơng chỉ đưa thơng tin kịp thời những sự kiện, sự cố về mơi trường mà cịn
cảnh báo ngun nhân, tìm giải pháp khắc phục, phịng ngừa những hành vi
hủy hoại, tàn phá mơi trường. Vì vậy, thời gian qua, vấn đề môi trường đã
được các cơ quan báo chí xác định là một mảng đề tài nóng. Một số lượng lớn
các bài viết, hình ảnh về vấn đề mơi trường và biến đổi khí hậu đã được báo
chí truyền tải đến cơng chúng. Nhiều tờ báo có hẳn chuyên trang về môi
trường với tần suất thông tin đều đặn. Trong đó, chủ đề về ơ nhiễm đơ thị và
cơng nghiệp được báo chí rất quan tâm khai thác đăng tải dưới hình thức tin,
bài. Các bài viết về mơi trường đã đóng góp một phần khơng nhỏ trong hiệu
quả truyền thông về môi trường và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, bên cạnh
những bài viết mang tính phản ánh, phê phán các hành vi của người dân,
doanh nghiệp gây hại mơi trường…, báo chí viết về mơi trường cần có nhiều
hơn những bài viết phản biện về chính sách, quản lý, truyền tải truyền tải
thơng điệp bảo vệ môi trường qua những hành vi sống hằng ngày, nhẹ nhàng,
dễ hiểu. Các thể loại có hàm lượng thơng tin sâu như phóng sự, phỏng vấn,


3

bình luận hoặc ký sự… cần được khai thác để tác phẩm báo chí viết về mơi
trường có sức lơi cuốn, hấp dẫn hơn…
Ngoài ra, việc lựa chọn những giải pháp thông tin nào để đạt được hiệu
quả xã hội cao nhất trong truyền thông về bảo vệ môi trường nói chung và
mơi trường đơ thị nói riêng là vấn đề thiết thực hiện nay. Để có thể đạt được
mục tiêu này, cần phân tích thực trạng thơng tin về bảo vệ mơi trường đơ thị
trên báo in, từ đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
truyền thông về bảo vệ môi trường đô thị. Đây cũng là lý do tác giả thực hiện
đề tài “Báo in Thành phố Hồ Chí Minh với vấn đề bảo vệ môi trường đô thị.

(Khảo sát các báo: Sài Gịn giải phóng, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh,
Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh và Người lao động từ tháng 1/2012 đến
tháng 6/2013)”. Hy vọng đề tài sẽ gợi mở những nghiên cứu tiếp theo.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Trên thế giới
Các vấn đề bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường đơ thị nói riêng
đã được nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu từ rất lâu và
được đưa vào ứng dụng trong thực tiễn để giải quyết các vấn đề môi trường
đô thị. Sau đây là một số nghiên cứu liên quan mà đề tài tiếp cận được:
- Tác giả Li Zhu, Kostas Karatzas, và John Lee, trong cơng trình
“Urban

Environmental

Information

Perception

and

Multimodal

Communication: The Air Quality Example”, Springer Link 2009 đã đề cập
đến việc truyền thông đa phương tiện các thông tin môi trường bằng cách sử
dụng thông tin về chất lượng khơng khí như là một ví dụ điển hình. Các
phương pháp và cơng cụ để phổ biến thơng tin về chất lượng khơng khí có thể
sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau để thu hút và thúc đẩy việc cung
cấp dịch vụ. Việc truyền thông không chỉ dựa trên các hình thức ngơn ngữ nói
hoặc bằng văn bản, mà cịn sử dụng các chương trình truyền thơng đa phương



4

tiện với các ngôn ngữ đồ họa, biểu tượng,… thông qua việc thiết kế nội dung
thông tin môi trường phù hợp, được truyền thông qua các kênh truyền thông
đa phương tiện. Nhận thức của con người và sự truyền thông các thông tin
môi trường như vậy được dựa trên các phương án thiết kế mà chúng có thể
truyền tải thơng điệp một cách dễ hiểu và hiệu quả. Báo in hiện nay được đề
nghị như là một sự lựa chọn thiết kế để truyền thông đa phương tiện về thông
tin chất lượng khơng khí.
- The Missouri Group, người dịch Trần Đức Tài, Lê Thanh Nhàn, Từ Lê
Tâm, Phạm Duy Phúc, Triệu Thanh Lê, Nhà báo hiện đại, Nxb Trẻ. Cuốn
sách này là cẩm nang dạy nghề cho những nhà báo của thế kỷ 21, thế kỷ bùng
nổ thông tin và xu hướng tích hợp báo in, truyền hình và báo trực tuyến đang
khiến người làm báo phải đa năng hơn, báo chí phải thay đổi cách xử lý thơng
tin và cả giáo trình giảng dạy báo chí cũng phải thay đổi. Các chương trong
cuốn sách này hướng dẫn cụ thể về cách tác nghiệp với sự hỗ trợ của máy tính
và những cơ sở dữ liệu trên mạng internet. Cách làm tin và viết tin cho báo
trực tuyến cũng được hướng dẫn cặn kẽ bên cạnh những phương pháp truyền
thống cho báo in và truyền hình được cách tân theo nhu cầu mới của thời đại.
Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tham khảo phần nói về báo in trong chương 2 của
cuốn sách này và kế thừa một vài luận điểm trong phần 5 (theo dõi chuyên
ngành) với thủ thuật tác nghiệp của phóng viên mơi trường…
- Janet. Harrigan - Karen Brown Dunlap, người dịch Trần Đức Tài, Con
mắt biên tập, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh 2013. Cuốn sách được chia
làm 3 phần chính: biên tập bản thảo, biên tập nội dung và biên tập trang. Ở
phần biên tập bản thảo, cuốn sách đề cập đến vai trò và sứ mệnh của biên tập
viên cùng những vấn đề pháp lý và đạo đức nghề nghiệp liên quan đến công
tác biên tập. Phần biên tập nội dung trình bày các kỹ năng biên tập thông tin
và biên tập ý nghĩa, đồng thời cũng dành một chương đặc biệt cho việc huấn



5

luyện phóng viên. Phần biên tập trang có hẳn một chương cho kỹ năng viết tít
và hai chương về kỹ năng trình bày và dàn trang. Với cuốn sách này, chúng
tôi tham khảo các vấn đề lý luận về kỹ năng biên tập, kỹ năng thiết kế dàn
trang, trên cơ sở đó vận dụng đưa ra những đề xuất giải pháp về kỹ năng xử lý
thông tin báo in về môi trường đô thị.
- Claudia Mast, người dịch Trần Hậu Thái, Truyền thông đại chúng:
công tác biên tập, Nxb. Thông tấn, Hà Nội 2007. Nội dung cuốn sách là
những kiến thức nghiệp vụ cơ bản đối với các biên tập viên báo chí, phát
thanh, truyền hình. Cụ thể là các vấn đề trong cơng tác biên tập như hình thức
và chức năng, những đặc thù của các phương tiện truyền thông; từ ma két tới
thiết kế; đề tài và lĩnh vực… Chúng tơi tham khảo một vài khía cạnh lý luận
về hình thức của sản phẩm báo chí như thiết kế báo chí, cách nhấn mạnh trong
bài báo, tít báo, hình ảnh và màu sắc, dàn trang, ma két hiện đại…
2.2. Ở Việt Nam
Các vấn đề liên quan đến môi trường nói chung và mơi trường đơ thị nói
riêng cũng đã được nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học trong nước quan
tâm nghiên cứu trong thời gian qua. Các nghiên cứu về báo in và báo chí truyền
thơng nói chung của các tác giả trong nước cũng rất phong phú. Tuy nhiên, vấn
đề truyền thông bảo vệ mơi trường đơ thị trên báo in thì hầu như chưa có nghiên
cứu nào liên quan trực tiếp đến nội dung này. Dưới đây là các tài liệu, đề tài
nghiên cứu liên quan ở một vài khía cạnh mà tác giả có thể tham khảo:
- Tác giả Nguyễn Văn Dững, trong cuốn Báo chí truyền thơng hiện đại (từ
hàn lâm đến đời thường), Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2010 đã đề cập một
cách hệ thống từ khái niệm, đặc điểm đến phân tích, lý luận về truyền thơng đại
chúng, báo chí, đặc điểm của báo chí hiện đại, nhà báo và việc đào tạo báo chí,
báo chí với vấn đề trẻ em. Tác giả luận văn kế thừa các vấn đề lý luận, hệ thống

khái niệm về báo chí truyền thơng.


6

- PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, Hà
Nội 2012. Nội dung cuốn sách chủ yếu cung cấp kiến thức cơ bản và hệ thống
của lý luận báo chí như khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động báo
chí, đối tượng, cơng chúng và cơ chế tác động của báo chí; các chức năng và
nguyên tắc cơ ban của hoạt động báo chí, về chủ thể hoạt động báo chí, vấn đề tự
do báo chí… Cuốn sách này tiếp cận báo chí từ quan điểm hệ thống, trên cơ sở
đề cập các quan điểm khác nhau về báo chí, bám sát các quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản và
Nhà nước Việt Nam về báo chí. Với giáo trình này, tác giả luận văn tham khảo
và kế thừa hệ thống lý luận về khái niệm báo chí, báo in; vai trị chức năng của
báo chí, báo in.
- Tác giả Lê Văn Khoa (chủ biên), Đoàn Văn Tiến, Nguyễn Song Hùng,
Nguyễn Quốc Việt, trong cuốn Môi trường và phát triển bền vững, Nxb. Giáo
dục Việt Nam, 2013 đã đề cập hiện trạng những vấn đề tài nguyên và môi
trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, các nội dung của phát triển
bền vững và nhiệm vụ phát triển bền vững ở các địa phương nhằm thực hiện
thành công định hướng chiến lược phát triển bền vững ở nước ta. Tác giả luận
văn kế thừa những lý luận về khái niệm mơi trường, bảo vệ mơi trường, biến đổi
khí hậu và phát triển bền vững, phát triển đô thị bền vững.
- Tác giả Hà Huy Phượng, trong cuốn Tổ chức nội dung và thiết kế, trình
bày báo in, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội 2006 đề cập những nội dung liên
quan đến kỹ năng tổ chức nội dung, thiết kế trình bày sản phẩm báo in. Những
nội dung này cung cấp kiến thức cơ bản về công việc xây dựng nội dung và thiết
kế, trình bày báo in. Tác giả luận văn kế thừa hệ thống lý luận về kỹ năng,
phương thức tổ chức sản xuất sản phẩm báo in như tiêu chí tổ chức nội dung sản

phẩm báo in; tiêu chí thiết kế, trình bày sản phẩm báo in.


7

- Tác giả Tạ Ngọc Tấn, trong cuốn Truyền thông đại chúng, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội 2001 đã cung cấp những hiểu biết cơ bản, có hệ thống về
các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại (bao gồm cả báo in, phát thanh,
truyền hình, và các loại khác như sách, điện ảnh, hãng tin tức và internet); các
nguyên tắc, phương pháp chính nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trị,
sức mạnh của các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước. Tác giả luận văn kế thừa hệ thống lý luận khái
niệm về báo in và các loại hình báo chí.
- Tác giả Nguyễn Thị Thoa (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng Thu, Giáo trình
tác phẩm báo chí đại cương, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011 cung cấp
những kiến thức cơ bản về tác phẩm báo chí như khái niệm tác phẩm báo chí,
chức năng của tác phẩm báo chí, giá trị sử dụng của tác phẩm báo chí, vấn đề
bản quyền tác phẩm báo chí; các yếu tố cấu thành tác phẩm báo chí như yếu tố
nội dung (đối tượng phản ánh, chi tiết, quan điểm nhà báo…) và yếu tố hình thức
(kết cấu, ngơn ngữ, thể loại); quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí… Với cuốn
sách này, tác giả luận văn kế thừa lý luận về kỹ năng và phương thức sáng tạo
tác phẩm báo chí (yếu tố nội dung và yếu tố hình thức).
- Tác giả Mai Thị Dung, Đề tài mơi trường trên báo chí hiện nay (khảo
sát Báo Lao động, Nông thôn ngày nay, Tài nguyên và Môi trường từ tháng
1/2005 đến tháng 3/2006), Luận văn Thạc sĩ Truyền thơng đại chúng, Học viện
Báo chí và Tun truyền Hà Nội 2006. Luận văn khảo sát và nghiên cứu thực
trạng báo in phản ánh, tuyên truyền truyền vấn đề bảo vệ mơi trường, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền vấn đề này. Tác giả
luận văn kế thừa một số lý luận chung về môi trường; giải pháp nâng cao hiệu
quả truyền thông mơi trường trên báo in.

- Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh, Vấn đề tuyên truyền biến đổi khí hậu
trên báo in Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo


8

chí và Tuyên truyền Hà Nội 2010. Luận văn khảo sát và đánh giá thực trạng
công tác tuyên truyền biến đổi khí hậu trên báo in để đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng của công tác
tuyên truyền biến đổi khí hậu trên phương tiện báo in Việt Nam. Với tài liệu này,
tôi kế thừa hệ thống lý luận về biến đổi khí hậu; những lập luận về báo chí
truyền thơng biến đổi khí hậu và mơi trường; giải pháp nâng cao chất lượng hiệu
quả thông tin báo chí về mơi trường và biến đổi khí hậu.
- PGS,TS. Trương Thị Hiền, Đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật
về môi trường trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh,
Đề tài nghiên cứu khoa học Tp. Hồ Chí Minh năm 2013. Đề tài được thực hiện
nhằm đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường trên lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh và công tác đấu tranh của các cơ quan chức năng trên địa bàn
thành phố từ năm 2008 đến 2012; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
đấu tranh phịng chống vi phạm pháp luật về mơi trường trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh trên địa bàn thành phố. Tác giả luận văn kế thừa từ cơng trình này
những lý luận, khái niệm về môi trường, bảo vệ mơi trường.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả thông tin về bảo vệ môi
trường trên báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích đặt ra, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ
cơ bản như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về báo chí truyền thơng; về

báo in, đặc biệt là báo in với vấn đề bảo vệ môi trường đô thị. Cụ thể: các khái
niệm công cụ về báo chí truyền thơng, báo in và các thuật ngữ liên quan; kỹ
năng và phương thức tác nghiệp báo in về vấn đề bảo vệ môi trường… Đây là


9

khung lý thuyết quan trọng để tác giả khảo sát, đánh giá thực trạng báo in ở
Thành phố Hồ Chí Minh với vấn đề bảo vệ môi trường đô thị hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng của báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh với
vấn đề bảo vệ môi trường đô thị trên cơ sở những tiêu chí lý thuyết đặt ra. Cụ
thể: giới thiệu tổng quan về các tờ báo lựa chọn khảo sát; chỉ ra thực trạng báo in
ở Thành phố Hồ Chí Minh với vấn đề bảo vệ mơi trường đơ thị; tìm ra nguyên
nhân tác động.
- Đưa ra hệ thống giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của báo
in nói chung, báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đối với vấn đề truyền
thông về môi trường đô thị. Cụ thể: một số vấn đề đặt ra đối với việc thơng tin
báo chí về bảo vệ mơi trường đơ thị; các giải pháp (giải pháp chung và giải pháp
cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả của báo in truyền thơng về bảo vệ mơi trường
nói chung, mơi trường đơ thị nói riêng; một số khuyến nghị.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về báo in Thành phố Hồ Chí Minh với vấn đề bảo
vệ môi trường đô thị.
4.2. Đối tượng và phạm vi khảo sát
Luận văn khảo sát 4 tờ báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm Sài Gịn giải
phóng, Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh,
Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề bảo vệ mơi trường đơ thị.
Luận văn khảo sát các tờ báo nói trên trong thời gian từ tháng 1/2012
đến tháng 6/2013.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận những vấn đề lý
luận chung về báo chí – truyền thơng hiện đại; quan điểm, đường lối, chính


10

sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan đến báo chí – truyền
thơng; lý luận thuộc ngành khoa học liên quan về mơi trường, biến đổi khí
hậu, phát triển bền vững…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu
công cụ cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tài liệu: cụ thể, tác giả tập hợp
các tài liệu về báo chí – truyền thơng và các ngành khoa học khác liên quan
đến đề tài, lập mẫu phiếu đọc và phân tích, tham khảo, trích dẫn, đưa ra quan
điểm cá nhân cùng luận bàn về vấn đề nghiên cứu. Toàn bộ nội dung này
được thể hiện trong Chương 1 của luận văn.
- Phương pháp khảo sát, tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh: cụ thể,
tác giả áp dụng phương pháp này thông qua việc lập phiếu khảo sát, thống kê,
tổng hợp, phân tích, so sánh đánh giá thực trạng báo in Thành phố Hồ Chí
Minh với bảo vệ mơi trường đơ thị. Mục đích sử dụng các phương pháp này
nhằm có được các kết quả định tính và định lượng về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học (phỏng vấn anket): tác giả sử
dụng phương pháp này thông qua việc lập bảng hỏi để thăm dị ý kiến của các
đối tượng có liên quan đến đề tài. Mục đích sử dụng phương pháp này để có
được kết quả định tính và định lượng mang tính khách quan liên quan đến vấn
đề nghiên cứu của tác giả. Cụ thể, tác giả lập bảng hỏi và phát phiếu cho 200
đối tượng liên quan để thu thập ý kiến.

- Phương pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn chuyên gia): Cụ thể, tác giả
chuẩn bị chủ đề phỏng vấn; đối tượng trả lời phỏng vấn; thời gian và địa điểm
phỏng vấn; ghi biên bản của cuộc phỏng vấn… Luận văn sử dụng phương
pháp này nhằm mục đích đưa ra được ý kiến của các chuyên gia (chuyên gia
môi trường, báo chí) về vấn đề tác giả luận văn nghiên cứu.


11

6. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, môi trường và biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề tồn
cầu. Các vấn đề ơ nhiễm mơi trường, biến đổi khí hậu và sự gia tăng các tai
họa thiên nhiên đã tác động tới toàn bộ các mặt của đời sống kinh tế - xã
hội, đặc biệt là với Việt Nam, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Hàng loạt các vấn đề về môi trường
đang là thách thức lớn của việc phát triển đô thị bền vững. Trong các giải
pháp giảm thiểu tác động mơi trường, truyền thơng có vai trị quan trọng.
Báo chí đã vào cuộc rất mạnh mẽ các vấn đề về mơi trường và biến đổi khí
hậu; định hướng bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển bền vững; xu
hướng xanh hóa, thân thiện mơi trường trong sản xuất, phát triển kinh
tế; hay từ những hành động nhỏ thường ngày để chung tay hành động
bảo vệ mơi trường.
Trong đó, sự tham gia của báo in Thành phố Hồ Chí Minh vào các
vấn đề môi trường là rất cần thiết, góp phần mang lại hiệu quả xã hội trong
bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường đơ thị nói riêng. Tuy nhiên,
làm thế nào để cải thiện chất lượng truyền thông về bảo vệ môi trường của
báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh đang là vấn đề đặt ra để các nhà nghiên
cứu, các nhà chuyên môn cùng luận bàn.
7. Điểm mới của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về báo chí – truyền

thơng nói chung, báo in nói riêng với vấn đề bảo vệ môi trường đô thị;
- Luận văn chỉ ra được thực trạng báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh
với vấn đề bảo vệ mơi trường đơ thị;
- Luận văn đưa ra được hệ thống giải pháp khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả của báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh truyền thơng về bảo vệ
mơi trường đô thị.


12

8. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
8.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận tại các cơ sở nghiên cứu,
đào tạo về báo chí – truyền thơng. Cụ thể là hệ thống lý luận, luận bàn về khái
niệm báo chí, các loại hình báo chí, báo in, môi trường, bảo vệ môi trường đô
thị; đặc điểm, chức năng, thế mạnh và hạn chế của báo in; các thuật ngữ về
tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí; kỹ năng phương thức xử lý thông tin tác
phẩm, sản phẩm báo in nói chung và báo in về mơi trường đơ thị nói riêng.
8.2. Giá trị thực tiễn của luận văn
Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt thực tiễn tại các cơ quan báo chí
nói chung, báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Cụ thể, các số liệu và
phân tích về thực trạng thơng tin bảo vệ môi trường đô thị của báo in ở Thành
phố Hồ Chí Minh; các ưu điểm hạn chế để phát huy và khắc phục; các giải
pháp và khuyến nghị cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin về bảo
vệ môi trường đô thị trên báo chí nói chung và báo in Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
9. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội
dung của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết và các bảng biểu.



13

CHƯƠNG 1: BÁO IN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ
THỊ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1. Khái niệm
+ Báo in
PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”
xuất bản năm 2012, cho rằng, báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ,
bằng ký hiệu chữ viết, hình ảnh và các ngơn ngữ phi văn tự, thông tin về
các sự kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi và định kỳ nhằm phục vụ
cơng chúng – nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định [10, tr. 101].
Trong cuốn “Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản
(tài liệu bồi dưỡng chức danh biên tập viên, phóng viên)” – tập 2, các tác
giả tham gia biên soạn đã thống nhất, báo in (newspaper) gồm báo và tạp
chí, là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính
thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội thông qua các công cụ
như máy in, mực in và giấy in [2, tr. 37].
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng”
xuất bản năm 2001, báo in là những ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung
thơng tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội.
Trong trường hợp này, thuật ngữ báo in dùng để chỉ hai bộ phận: báo và
tạp chí [47, tr. 81].
Tóm lại, báo in là loại hình báo chí được thực hiện bằng ngơn ngữ
chữ viết và phương tiện in ấn, có tính định kỳ, chuyển tải nội dung thơng
tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội.


14


+ Môi trường
Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2005 xác định: môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Trong cuốn “Môi trường và phát triển bền vững” (Lê Văn Khoa chủ
biên), Nxb Giáo dục Việt Nam 2013, các tác giả cũng sử dụng định nghĩa về
môi trường của Luật Bảo vệ môi trường 2005; đồng thời tổng hợp phân tích
định nghĩa mơi trường theo các quan điểm khác nhau. Cụ thể, dựa theo cách
hiểu phổ thông các từ điển đưa ra định nghĩa đơn giản:
Môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trong đó
diễn ra sự sống của con người. Bách khoa tồn thư về mơi
trường (1994) đưa ra định nghĩa ngắn gọn và đầy dủ hơn về
môi trường: môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự
nhiên, xã hội – nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp
hay gián tiếp lên phát triển, lên đời sống và hoạt động của
con người trong thời gian bất kỳ [30, tr. 7].
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hố
học, sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu
tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí,
động, thực vật, đất, nước... Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất
để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại
tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng
hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con
người thêm phong phú.
- Mơi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau



15

như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng
xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,... Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.
Tác giả Mai Thị Dung trong Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng
thực hiện năm 2006 về đề tài môi trường trên báo chí đã tập trung phân tích,
lãm rõ và vận dụng khái niệm môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên bao gồm đất, nước, khơng khí, hệ sinh
thái, động thực vật và điều kiện tự nhiên khác có ảnh hưởng
tương đối tới cuộc sống của con người. Các yếu tố cấu
thành mơi trường tự nhiên hồn tồn do tự nhiên cấu tạo
nên. Trong q trình phát triển mơi trường tự nhiên có sự
thay đổi do những yếu tố cấu thành của nó hoặc do hoạt
động của con người gây nên [5, tr. 7].
Theo PGS,TS. Trương Thị Hiền và cộng sự (trong đề tài nghiên cứu khoa
học TP. HCM năm 2013: “Đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về môi
trường trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP. HCM”), mơi trường
là tất cả những gì bao quanh con người với nhiều yếu tố tác động mà tùy vào lĩnh
vực nghiên cứu người ta nhấn mạnh các yếu tố này hay yếu tố khác.
Ở góc độ nghiên cứu mơi trường để bảo vệ mơi trường thì
cần bám sát vào khái niệm được đưa ra từ các chế định pháp
luật của nhà nước ta. Theo nhóm nghiên cứu này, khái niệm
môi trường chủ yếu dựa vào khái niệm môi trường của Luật
Bảo vệ môi trường năm 2005 nhưng bổ sung thêm yếu tố xã
hội. Yếu tố xã hội chính là phong tục tục tập quán, truyền
thống hay rộng hơn là tổng thể các quan hệ giữa người và



16

người tạo nên sự thuận lợi hay khó khăn cho sự tồn tại và phát
triển của các cá nhân và cộng đồng lồi người [25, tr. 15].
Tóm lại, mơi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh
đời sống của con người, mà ở đó, con người có những hoạt động khai thác và
thích nghi để tồn tại.
+ Môi trường đô thị và bảo vệ mơi trường đơ thị
Có thể phân tích khái niệm mơi trường đô thị từ các cách hiểu về khái
niệm môi trường. Trong cuốn “Môi trường và phát triển bền vững” (Lê Văn
Khoa chủ biên), các tác giả phân tích khái niệm môi trường theo nghĩa rộng,
nghĩa hẹp và phân loại về mơi trường. Theo định nghĩa của UNESCO (1981)
thì mơi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các
hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đơ thị, hồ chứa...) và
những cái vơ hình (tập qn, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người sống
bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo
nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, mơi trường theo nghĩa
rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản
xuất của con người, như tài ngun thiên nhiên, khơng khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài
nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp
liên quan tới chất lượng cuộc sống con người như số m2 nhà ở, chất lượng
bữa ăn hàng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí… [30, tr. 8].
Từ các cách hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp của khái niệm môi trường
và phân loại môi trường, có thể hiểu về mơi trường đơ thị thuộc loại môi
trường nhân tạo. Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con
người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay,
nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Chính sự ra đời và



17

phát triển của hệ thống đô thị đã đem lại cho con người một cuộc sống đầy đủ
hơn, sung túc hơn, tiện nghi hơn.
Tóm lại, mơi trường đơ thị là sự kết nối của môi trường tự nhiên (đất,
nước, không khí, động vật, thực vật…) và mơi trường xã hội (tổng thể các quan
hệ giữa người với người như luật lệ, thể chế, cam kết, quy định…) mà ở đó con
người bằng sức lao động của mình khai thác tự nhiên và nhân tạo, làm thành
những tiện nghi trong cuộc sống và chịu tác động ngược trở lại của tự nhiên.
Tương tự, khái niệm bảo vệ môi trường đô thị có thể xem xét từ các
khía cạnh của khái niệm về bảo vệ môi trường. Theo khoản 3, điều 3 Luật
Bảo vệ môi trường 2005: “Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi
trường trong lành, sạch đẹp; phịng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với mơi
trường, ứng phó với sự cố mơi trường; khắc phục ơ nhiễm, suy thối, phục hồi
và cải thiện mơi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học TP. HCM năm 2013 “Đấu tranh
phòng chống vi phạm pháp luật về môi trường trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”, PGS,TS. Trương Thị Hiền và cộng sự
cho rằng, bảo vệ mơi trường là chống lại tất cả những gì tác hại đến trạng thái
thể chất và tinh thần của con người, trả lại sự cân bằng vốn có của mơi trường
hoặc có thể xem bảo vệ mơi trường là giảm đến mức thấp nhất sự gây ô
nhiễm môi trường và xử lý môi trường bị ô nhiễm [25, tr. 17]. Các tác giả này
cũng nhấn mạnh, một trong những xu hướng của bảo vệ mơi trường hiện nay
chính là phát triển bền vững.
Điều 51, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định:
Đô thị phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ mơi trường sau
đây: Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với
quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà



18

nước có thẩm quyền phê duyệt; Có thiết bị, phương tiện thu
gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối
lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất
thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong
khu dân cư; Bảo đảm các yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ
sinh môi trường.
Tóm lại, bảo vệ mơi trường đơ thị là các hoạt động giảm đến mức thấp
nhất sự gây ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi
trường đô thị, đảm bảo cảnh quan và vệ sinh môi trường đô thị, gắn liền với
thân thiện môi trường và phát triển bền vững.
1.1.2. Các thuật ngữ liên quan
+ Tác phẩm báo chí: Theo Luật Báo chí và các văn bản qui phạm pháp
qui thì tác phẩm báo chí là những tác phẩm do nhà báo sáng tạo ra, được đăng
tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, được luật pháp bảo hộ bản
quyền; nhà báo được trả tiền nhuận bút và phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tác phẩm của mình.
+ Sản phẩm báo chí: Từ điển tiếng Việt định nghĩa: sản phẩm là cái do
lao động của con người tạo ra; cái được tạo ra như một kết quả tự nhiên. Sản
phẩm báo chí được xem là sản phẩm hàng hóa nhưng là sản phẩm hàng hóa
đặc biệt; là sản phẩm hàng hóa bậc cao, phục vụ cho đời sống tinh thần của
mọi người, nhưng gián tiếp đem lại lợi ích vật chất. Sản phẩm báo chí được
cấu thành từ nhiều tác phẩm báo chí, là kết quả của nhiều khâu lao động trong
tịa soạn báo, là sản phẩm cuối cùng được cơ quan báo chí đưa ra thị trường
(đưa đến cơng chúng).
+ Biến đổi khí hậu: Hiện nay, vấn đề về mơi trường gắn liền với vấn đề
biến đổi khí hậu. Thuật ngữ biến đổi khí hậu xuất hiện gần đây nhưng có

nhiều quan niệm khác nhau. Có thể ghi nhận một khái niệm đơn giản nhất: biến


19

đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh
quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và
nhân tạo. Cuốn Môi trường và phát triển bền vững (Lê Văn Khoa chủ biên) và
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên
và Môi trường triển khai năm 2008 cùng đưa ra khái niệm:
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một
khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
Biến đổi khí hậu có thể là do các q trình tự nhiên bên
trong hoặc các tác động bên ngồi, hoặc do hoạt động của
con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong
khai thác sử dụng đất [30, tr. 93].
+ Phát triển bền vững: Ngày nay, khái niệm bảo vệ mơi trường cịn gắn
liền với khái niệm về phát triển bền vững. Tổ chức ngân hàng phát triển châu
Á đưa ra định nghĩa: “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới,
lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng
môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện
tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của
thế hệ trong tương lai” [30, tr. 175].
Luật Bảo vệ môi trường 2005 cũng đưa ra khái niệm phát triển bền
vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo
vệ môi trường.
+ Khủng hoảng môi trường: Theo Tổng cục môi trường, khủng hoảng

môi trường là các suy thối về chất lượng mơi trường sống trên quy mơ tồn
cầu, đe dọa cuộc sống của lồi người trên trái đất. Những biểu hiện của khủng


20

hoảng mơi trường: ơ nhiễm khơng khí (bụi, SO2, CO2…) vượt tiêu chuẩn cho
phép tại các đô thị, khu công nghiệp; hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm
biến đổi khí hậu tồn cầu; tầng ozon bị phá huỷ; sa mạc hóa đất đai do nhiều
nguyên nhân như bạc màu, mặn hóa, phèn hóa, khơ hạn; nguồn nước bị ơ
nhiễm; ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng; rừng đang suy giảm về
số lượng và suy thoái về chất lượng; số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt
đang gia tăng; rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
+ Ô nhiễm môi trường: Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2005,
ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm Tiêu
chuẩn mơi trường. Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc
chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng
gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm
chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng
khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân
vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ…
+ Truyền thông môi trường: Truyền thông mơi trường là một q trình
tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được
các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng
và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết
các vấn đề về môi trường. Truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều
vào việc phổ biến thông tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một
phương thức sống bền vững và nhằm khả năng giải quyết các vấn đề mơi
trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội.
1.2. Năng lực cạnh tranh của báo in trong hệ thống các loại hình

báo chí hiện đại
+ Dựa vào thế mạnh lưu trữ: với khả năng lưu giữ sản phẩm báo in ở
dạng vật chất (nhân bản trên giấy và mực in), khó có cách thức nào thay thế


×