HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN - TRUNG TÂM THễNG TIN - T LIU - TH VIN
Thông tin chuyên ®Ị sè 2/2013
Xâây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghóa ở Việt Nam
LƯU HÀNH NỘI BỘ
2
2013
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN - TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƯ LIỆU - THƯ VIỆN
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN
•
ĐỖ THỊ THẠCH
Tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp quyền trong
học thuyết Mác-Lênin và sự vận dụng xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
3
Nam hiện nay
•
NGUYỄN THẾ THUẤN
Đẩy mạnh xây dựng, từng bước hoàn thiện nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
tinh thần đại hội Đảng toàn quốc khố XI
11
•
NGUYỄN VĂN PHONG
Qn triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh trong
q trình sửa đổi Hiến pháp và xây dựng chính
quyền hiện nay
14
BAN CHỈ ĐẠO
PGS, TS Trương Ngọc Nam
PGS, TS Phạm Huy Kỳ
PGS, TS Lương Khắc Hiếu
BAN BIÊN SOẠN
Ths Đỗ Thúy Hằng
Ths Nguyễn Thanh Thảo
Ths Vũ Thị Hồng Luyến
Ths Phạm Thị Thúy Hằng
Ths Nguyễn Thị Hải Yến
Ths Nguyễn Thị Kim Oanh
CN Nguyễn Thị Lay Dơn
Địa chỉ: 36 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT: 04.38340041
Ảnh bìa 1
“Hội thảo Báo cáo kết quả các nghiên cứu chuyên đề
phục vụ sửa đổi Hiến pháp năm 1992”
tại Viện Nghiên cứu lập pháp (3-2013)
•
NGUYỄN LINH KHIẾU
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới
23
•
LÊ MẬU HÃN
Hiến pháp 1946 với độc lập dân tộc và tự do,
dân chủ của nhân dân
31
•
ĐÀO BẢO NGỌC
•
NGUYỄN ĐĂNG DUNG
Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa và vấn đề kiểm soát quyền lực 36
Bàn về mục tiêu, chủ thể ban hành và sửa đổi
42
Hiến pháp năm 1992
•
VŨ VĂN NHIỆM
Vai trị của bầu cử trong việc xây dựng nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân
47
•
LÊ THIÊN HƯƠNG
Hồn thiện thiết chế chủ tịch nước nhằm đảm
bảo vai trị ngun thủ quốc gia
61
•
NGUYỄN BÁ CHIẾN, BÙI HUY TÙNG
Bàn thêm về kiểm soát quyền lực nhà nước với
việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992
67
•
BÙI XUÂN ĐỨC
Hoàn thiện quy định về bộ máy nhà nước trong
dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
74
•
PHẠM HỒNG THÁI
Kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực
80
hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
•
HỒNG THỊ HẠNH
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam trong điều kiện một nền
86
chính trị nhất nguyên
PHẦN II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ HOÀN
THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
•
THÁI VĨNH THẮNG
Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã
93
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
•
NGUYỄN SINH HÙNG
Tăng cường vai trị giám sát tối cao của
Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh
110
thần nghị quyết đại hội XI của Đảng
•
NGUYỄN HỮU ĐỔNG
Đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo nhà
nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta 116
•
TRƯƠNG THỊ HỒNG HÀ
Về vị trí pháp lý của Quốc hội tại Hiến pháp
123
1992 và đề xuất sửa đổi
•
ĐẶNG KHẮC ÁNH
Mối quan hệ giữa chính trị và hành chính
trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
128
•
LÊ THỊ ANH ĐÀO
Về cơ chế đảng kiểm soát quyền lực nhà
nước trong điều kiện xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 134
•
LÊ VĂN CẢM, VŨ VĂN HUÂN
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và
một số kiến giải lập hiến trong giai đoạn xây
dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam
139
•
VÕ CƠNG KHƠI
Bàn thêm về kiểm soát quyền lực nhà nước
151
ở Việt Nam hiện nay
•
NGUYỄN HỢP TỒN,
NGUYỄN HỮU MẠNH
Một số ý kiến đối với dự thảo sửa đổi Hiến
160
pháp 1992
•
HỒ TẤN SÁNG
Đảng cộng sản Việt Nam với việc xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của
179
dân, do dân, vì dân
•
HÀ THỊ MAI HIÊN,
NGUYỄN THỊ VIỆT HƯƠNG
Định hướng xây dựng nhà nước pháp
quyền và cơ chế quyền lực trong dự thảo
Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) trình đại
186
hội Đảng lần thứ XI
•
NGUYỄN MINH ĐOAN
Xây dựng lối sống theo pháp luật đáp ứng
yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền
196
Việt Nam xã hội chủ nghĩa
•
NGUYỄN TẤT VIỄN
Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm
bảo quyền con người và cơng lý nhìn từ góc
208
độ xây dựng nhà nước pháp quyền
PHẦN III: GIỚI THIỆU SÁCH VỀ NHÀ NƯỚC
PHÁP QUYỀN TRONG THƯ VIỆN HỌC
VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
216
thông tin chuyên đề số 2/2013
li gii thiu
Nh nc ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Đó là một nhà nước đại đoàn kết toàn dân, dựa trên nền tảng của khối liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo.
Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đặt ra như
một tất yếu khách quan. Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, ý tưởng xây dựng một
Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đã được khẳng định ngay
trong Hiến pháp năm 1946 và tiếp theo là các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và Dự
thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992. Mỗi bản Hiến pháp là một mốc quan trọng trong
quá trình xây dựng, củng cố và hồn thiện Nhà nước ta. Xây dựng Nhà nước pháp quyền
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là cách thức cơ bản để phát huy dân chủ xã hội
chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự
thống nhất là nền tảng, sự phân công và phối hợp là phương thức để đạt được sự thống
nhất của quyền lực nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng nhằm bảo đảm cho sự phân công và
phối hợp được thông suốt, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đưa Cương lĩnh, chủ trương,
đường lối của Đảng vào cuộc sống. Tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức, kể cả tổ
chức đảng đều phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách
nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi cơng dân có nghĩa vụ nghiêm
chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, một
trong những nhiệm vụ cơ bản là phải tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện bộ máy
nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, quản lý điều hành xã
hội bằng pháp luật, có hiệu lực, hiệu quả, thực hành dân chủ, củng cố độc lập, tự chủ và
hội nhập quốc tế.
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta là một nhà nước vừa phải thể hiện
được các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền đã được xác định trong lý luận và
thực tiễn của một chế độ dân chủ hiện đại, vừa phải khẳng định được bản sắc, đặc điểm
1
thông tin chuyên đề số 2/2013
ca riờng mỡnh.
Nhm giỳp bn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu sâu về nội dung xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã chỉ đạo Trung tâm Thông tin - Tư liệu - Thư viện tuyển chọn các bài viết đã
cơng bố trên các tạp chí khoa học chun ngành của các nhà nghiên cứu, biên soạn và
giới thiệu ấn phẩm Thơng tin chun đề:
“Xây dựng, hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”
Kết cấu Thông tin chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Lý luận chung về Nhà nước pháp quyền
Phần II: Thực trạng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay
Phần III: Giới thiệu sách về Nhà nước pháp quyền trong Thư viện Học viện Báo chí
và Tun truyền
Trong q trình biên soạn khơng tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Ban Biên
tập rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ phía bạn đọc.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn Thơng tin chuyên đề số 2/2013 với bạn đọc.
BAN BIÊN TẬP
2
thông tin chuyên đề số 2/2013
phn I
lý lun chung v nhà nước pháp quyền
***
tƯ tƯỞNg CỐt lÕi VỀ NhÀ NƯớC PhÁP QuYỀN
tRONg hỌC thuYẾt MÁC-lÊNiN VÀ SỰ VẬN DỤNg XÂYDỰNg
NhÀ NƯớC PhÁP QuYỀN XhCN Việt NAM hiệN NAY
? PGS, TS. Đỗ Thị Thạch
học viện Ct-hC quốc gia hồ Chí Minh
1. Tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp nhà nước kiểu mới - nhà nước chuyên
quyền trong học thuyết Mác-Lênin
chính vô sản, nhà nước dân chủ cao nhất,
Trong học thuyết chun chính vơ sản, triệt để nhất. Các ơng chủ trương xây dựng
học thuyết về nhà nước kiểu mới của chủ nhà nước hợp hiến, hợp pháp; là nhà nước
nghĩa Mác-Lênin, thuật ngữ nhà nước pháp đảm bảo cho “tự do của mỗi người là điều
quyền với ý nghĩa đầy đủ nhất chưa được kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
các nhà kinh điển sử dụng. Song những tư người”. Nhà nước đó xây dựng và phát
tưởng cốt lõi về nhà nước pháp quyền đã triển một xã hội có khả năng tạo ra những
được các ông đề cập đến trong những bối điều kiện cơ bản để “giải phóng cá nhân”
cảnh khác nhau. Có thể thấy những tư theo phương châm “xã hội sẽ không thể
tưởng nổi bật về nhà nước pháp quyền của giải phóng nếu khơng giải phóng mỗi cá
các ơng khi các ông bàn về chế độ dân chủ nhân riêng biệt”... Những tư tưởng cốt lõi
mới - dân chủ vô sản, đó là dân chủ “do đó của C.Mác và Ph.Ăngghen đã được
nhân dân tự quy định”; là bước chuyển từ V.I.Lênin vận dụng và làm rõ hơn khi
“nhân dân của nhà nước” sang “nhà nước Người lãnh đạo nhân dân Nga xây dựng
của nhân dân”, là chế độ dân chủ xuất phát nền pháp luật kiểu mới, nền pháp chế xã
từ con người và pháp luật cũng vì con hội chủ nghĩa.
người. Đặc biệt là tư tưởng của các ông về
Tựu trung về tư tưởng cốt lõi của nhà
3
thông tin chuyên đề số 2/2013
nc phỏp quyn trong hc thuyết MácLênin tập trung vào một số điểm chính sau:
Thứ nhất: Bản chất dân chủ trong nhà nước
Ở nhiều tác phẩm, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận bàn về dân chủ, về xã hội
công dân với tư cách là những tiêu chí của
nhà nước, xã hội tiến bộ
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản, hai ông đã viết “… bước thứ nhất
trong cuộc cách mạng công nhân là giai
cấp vô sản biến thành giai cấp thống trị, là
giành lấy dân chủ…; Nhà nước, tức là giai
cấp vô sản được tổ chức thành giai cấp
thống trị” (1)... “Mục đích trước mắt của
những người cộng sản là… lật đổ sự thống
trị của giai cấp tư sản, giai cấp vơ sản giành
lấy chính quyền” (2).
Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh
Ghôta, C.Mác đã chỉ rõ: từ “dân chủ” nếu
chuyển qua tiếng Đức thì có nghĩa là “nhân
dân nắm chính quyền” (3). Điều đó có
nghĩa là dân chủ chính là dân là chủ thể
quyền lực nhà nước, nhân dân tạo nên nhà
nước chứ không phải nhà nước tạo nên
nhân dân. Mác viết: “Chế độ dân chủ xuất
phát từ con người và biến nhà nước thành
con người được khách thể hóa. Cũng giống
như tơn giáo không tạo ra con người mà
con người tạo ra tôn giáo, ở đây cũng vậy:
không phải chế độ nhà nước tạo ra nhân
dân mà nhân dân tạo ra nhà nước” (4).
Chủ nghĩa Mác cho rằng, chế độ dân
4
chủ hoàn toàn khác với chế độ quân chủ
chuyên chế, nó xứng đáng dành cho con
người, bởi: “Dưới chế độ quân chủ, tổng
thể tức nhân dân, bị đặt vào một trong
những hình thức tồn tại, tức chế độ chính
trị của họ. Cịn trong chế độ dân chủ thì
bản thân chế độ nhà nước thể hiện ra là
một trong những tính quy định, cụ thể là sự
tự quy định của nhân dân” (5).
Sự khác biệt giữa chế độ dân chủ với
chế độ chuyên chế, theo C.Mác chính cịn
là do chế độ dân chủ có đặc trưng cơ bản
là luật pháp tồn tại vì con người: “Dưới chế
độ dân chủ, không phải con người tồn tại
vì pháp luật, mà pháp luật tồn tại vì con
người; ở đây sự tồn tại của con người là
pháp luật, trong khi đó thì ở những hình
thức khác nhau của chế độ nhà nước, con
người lại là tồn tại được bởi quy định của
luật pháp. Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của
chế độ dân chủ là như vậy” (6).
Thứ hai: Chủ thể quyền lực nhà nước
phải thuộc về đa số
Không chỉ làm rõ sự khác biệt giữa chế
độ dân chủ với chuyên chế mà C. Mác còn
chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa dân chủ vô
sản và dân chủ tư sản, phê phán sự hạn chế
dân chủ trong nhà nước tư sản. C.Mác
khẳng định dân chủ chính là chế độ nhà
nước do dân nắm quyền lực. Nhà nước
luôn luôn mang bản chất giai cấp, khơng
có nhà nước chung chung, dân chủ phi giai
thông tin chuyên đề số 2/2013
cp. Theo ú, nh nc tư sản dù có bước
tiến bộ so với các chế độ nhà nước trước
đó, song do dựa trên cơ sở kinh tế, chính
trị - xã hội của nó, nhà nước tư sản chỉ là
và khi nào (dù điều chỉnh) cũng vẫn là nhà
nước của giai cấp bóc lột bảo vệ lợi ích của
giai cấp bóc lột, chống lại nhân dân, không
phải là nhà nước do nhân dân nắm quyền,
tổ chức thực hiện và kiểm soát quyền lực.
Nhà nước tư sản dù tồn tại dưới hình thức
qn chủ hay cộng hồ thì bản chất vẫn là
một “chun chính tư sản” (7). Để thiết lập
nhà nước chun chính vơ sản trong điều
kiện chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh,
C.Mác cho rằng, phải thơng qua chế độ
cộng hịa dân chủ. Điều này đã được Lênin
nhắc lại sau này trong tác phẩm Nhà nước
và cách mạng: Tư tưởng xuyên suốt trong
các tác phẩm của Mác là chế độ cộng hòa
dân chủ là con đường ngắn nhất đưa đến
chun chính vơ sản” (8).
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa
Mác và trong điều kiện mới, V.I.Lênin tiếp
tục khẳng định bản chất giai cấp của nhà
nước và phân biệt sự khác nhau giữa nhà
nước của giai cấp bóc lột với nhà nước của
giai cấp vơ sản. Ông cho rằng, nhà nước là
một hiện tượng lịch sử, nó chỉ là một tổ
chức thống trị của một giai cấp (9), bất cứ
nhà nước nào cũng là một bộ máy để giai
cấp này trấn áp giai cấp khác: “Bất cứ một
nhà nước nào cũng đều có nghĩa là dùng
bạo lực, nhưng toàn bộ sự khác nhau là ở
chỗ dùng bạo lực đối với những người bị
bóc lột hay đối với kẻ đi bóc lột, ở chỗ có
dùng bạo lực đối với giai cấp những người
lao động và những người bị bóc lột khơng”
(10). Lênin đã cho rằng, chỉ có nhà nước
mà quyền lực thuộc về nhân dân thì nhà
nước mới có thể quản lý được xã hội phù
hợp với quy luật, phục vụ lợi ích nhân dân,
bởi vì: “Nếu quyền lực chính trị nằm trong
tay một giai cấp có quyền lợi phù hợp với
quyền lợi của đa số, thì mới có thể thực
hiện việc điều khiển cơng việc quốc gia
thực sự theo đúng nguyện vọng của đa số.
Nhưng nếu quyền lực chính trị nằm trong
tay một giai cấp có quyền lợi khác quyền
lợi của đa số thì việc điều khiển công việc
quốc gia theo nguyện vọng của đa số
không khỏi trở thành một sự lừa gạt, hoặc
đưa đến chỗ đàn áp đa số ấy” (11).
Với cách phân tích như vậy, Lênin đã
nhấn mạnh làm rõ nhà nước tư sản là bộ
máy bạo lực có tổ chức của giai cấp tư sản
đi trấn áp giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Ông phê phán nền dân chủ trong
nhà nước tư sản, một thứ dân chủ nửa vời,
cắt xén, giả hiệu, đồng thời ông cũng phê
phán những luận điệu ca ngợi chế độ cộng
hòa dân chủ (tư sản) là “chính quyền tồn
dân” hay dân chủ nói chung, xem nhà nước
tư sản là nhà nước chung chung phi giai
cấp. Theo Lênin, chế độ cộng hòa dân chủ
5
thông tin chuyên đề số 2/2013
chng qua ch l chuyờn chính của giai cấp
tư sản, chuyên chính của những kẻ bóc lột
đối với quần chúng lao động: “Bất luận nhà
nước nào kể cả cộng hòa dân chủ nhất,
cũng chỉ là một bộ máy mà giai cấp này
dùng để đàn áp giai cấp khác... Nghị viện
tư sản dù là nghị viện dân chủ nhất trong
một nhà nước cộng hòa dân chủ nhất, trong
đó quyền sở hữu của bọn tư bản và chính
quyền của chúng vẫn được duy trì thì vẫn
là bộ máy để cho một nhúm người bóc lột
dùng để đàn áp người lao động...” (12).
Trái lại, nhà nước vô sản, theo Lênin,
trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội có thể có nhiều hình
thức nhà nước, nhưng tất cả các hình thức
đó đều mang một bản chất duy nhất- bản
chất giai cấp công nhân, là chun chính
vơ sản. Bản chất giai cấp của nhà nước vơ
sản được thể hiện ở chỗ, nhà nước đó do
Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, thể
hiện ý chí của giai cấp cơng nhân, thực
hiện dân chủ thực sự với nhân dân, bảo vệ
quyền lợi thực sự của nhân dân, chuyên
chính với kẻ thù của nhân dân. Bản chất
này do cơ sở kinh tế và chế độ chính trị xã
hội của chủ nghĩa xã hội quy định.
Thứ ba: Bản chất giai cấp cơng nhân và
tính nhân dân rộng rãi trong nhà nước
pháp quyền
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa MácLênin, một mặt đã khẳng định bản chất giai
6
cấp cơng nhân trong nhà nước chun
chính vơ sản, mặt khác, do bản chất dân
chủ vơ sản địi hỏi, nhà nước xã hội chủ
nghĩa phải mang tính nhân dân rộng rãi, lôi
cuốn đông đảo nhân dân tham gia quản lý
nhà nước. Sau khi giành được chính quyền,
giai cấp vơ sản trở thành giai cấp thống trị
duy nhất trong xã hội phải tập trung xây
dựng nhà nước vô sản mà mục tiêu cao
nhất là phục vụ lợi ích cho đa số.
Khi bàn về chức năng của nhà nước vô
sản, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cũng
như mọi nhà nước khác, nhà nước vơ sản
cũng có hai chức năng cơ bản là chức năng
giai cấp và chức năng xã hội, nhưng nội
dung, cơ chế và mục đích thực hiện các
chức năng đã thay đổi căn bản. Đối với các
nhà nước trước đây chức năng xã hội là cơ
sở để thực hiện chức năng giai cấp. Đối với
nhà nước vơ sản, vì bản chất giai cấp cơng
nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của
nhà nước là thống nhất nên chức năng giai
cấp của nhà nước vô sản trở thành phương
tiện, công cụ để thực hiện chức năng xã hội
của nó. Theo ý nghĩa trên, chức năng giai
cấp chỉ là cơ sở để nhà nước vô sản thực
hiện chức năng xã hội của mình.
Theo Lênin, dưới sự bảo trợ của nhà
nước xã hội chủ nghĩa, quyền lực của nhân
dân thực sự được hoàn mỹ, tuy nhiên mới
chỉ là khả năng. Lênin chỉ rõ: việc giai cấp
cơng nhân giữ vai trị thống trị tuyệt nhiên
thông tin chuyên đề số 2/2013
cha ng nht vi vic một nền dân chủ
cao hơn tự nhiên xuất hiện sau sự kiện ấy.
Đây mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa
đủ. Giai cấp công nhân đại diện cho nhân
dân lao động nắm chính quyền và lãnh đạo
xã hội vì lợi ích của họ là thống nhất. Tuy
nhiên, Lênin cảnh báo nguy cơ tha hố của
nhà nước vẫn ln tiềm ẩn và dễ xảy ra do
tính gián tiếp và trung gian giữa chủ thể
của quyền lực là nhân dân và cơ quan được
nhân dân uỷ quyền, đó là nhà nước. Lênin
chỉ ra rằng: khơng phải ngày mai ngủ dậy
là đã có cộng sản, trái lại đó là một q
trình xây dựng lâu dài trên cơ sở con người
nhận thức đúng được quy luật phát triển
của xã hội và của lịch sử.
Tuy nhiên, Lênin cũng nhắc nhở những
người cộng sản, trong xã hội xã hội chủ
nghĩa, nhà nước chưa thể “tự tiêu vong”
hồn tồn được vì vẫn cịn các giai cấp và
sự khác biệt giữa các giai cấp thậm chí vẫn
cịn một nhà nước kiểu tư sản nhưng khơng
có giai cấp tư sản. Lênin viết: “Trong một
thời gian nhất định, dưới chế độ cộng sản,
khơng những vẫn cịn pháp quyền tư sản,
mà vẫn cịn cả nhà nước kiểu tư sản nhưng
khơng có giai cấp tư sản” (13)
Thứ tư: Những điều kiện cơ bản để xây
dựng nhà nước vô sản
Chủ nghĩa Mác, đặc biệt là Lênin đã dự
đốn rằng trong q trình tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, nhất là thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không tránh
khỏi có những cán bộ, cơng chức nhà nước
lạm dụng quyền lực, thoái hoá biến chất,
xa rời quần chúng làm xuất hiện chủ nghĩa
quan liêu trong nhà nước vô sản. Để chống
nguy cơ quan liêu đồng thời đảm bảo tính
hiệu quả của bộ máy nhà nước, muốn cho
nhà nước không đứng trên nhân dân, cai trị
nhân dân, theo Lênin, đòi hỏi nhiều điều
kiện, trong đó vai trị lãnh đạo của Đảng
cộng sản giữ yếu tố quan trọng hàng đầu,
sau đó là yếu tố dân trí, xã hội cơng dân,
cơ chế pháp luật đảm bảo quyền tự do cá
nhân, quyền làm chủ nhà nước, quyền
tham gia vào các quyết sách của nhà nước,
thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại hịa
bình, hữu nghị hợp tác, xây dựng khối sức
mạnh liên minh công – nông trong quyền
lực nhà nước. Lênin đặc biệt chú ý đến việc
đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của
bộ máy nhà nước, đề phòng chống những
biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước
cũng như trong đội ngũ công chức. Tiếp
thu kinh nghiệm của Công xã Pari, Lênin
rất quan tâm đến cơng tác kiểm tra, kiểm
sốt bộ máy nhà nước, giám sát các thành
viên của Chính phủ trên cơ sở xây dựng
chế độ trách nhiệm cá nhân công chức,
viên chức trong những việc mà họ đang
đảm nhận; thực hành dân chủ hoá trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, lôi cuốn
đông đảo công nhân và nông dân tham gia
7
thông tin chuyên đề số 2/2013
cụng vic qun lý nh nước…
Với cách nhìn biện chứng và cách mạng,
Lênin đã khẳng định nhà nước Xơ viết là
hình thức tốt nhất của chun chính vơ sản,
nhưng ơng cũng nhấn mạnh những người
cộng sản phương Đơng khơng nên sao
chép một cách máy móc, mà cần vận dụng
cho phù hợp với hoàn cảnh của nước mình.
Điều này hồn tồn phù hợp quy luật, bởi
vì trong cái chung, cái phổ biến có cái riêng
cái đặc thù.
2. Vận dụng tư tưởng cốt lõi về nhà
nước pháp quyền của chủ nghĩa MácLênin vào xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập
và rèn luyện Đảng ta đã tiếp thu tinh hoa
tư tưởng của nhân loại vào q trình tổ
chức và lãnh đạo cách mạng, trong đó có
kế thừa tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp
quyền trong học thuyết Mác-Lênin để hình
thành quan niệm về một nhà nước Việt
Nam mới.
Năm 1927, trong tác phẩm Đường cách
mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã cho rằng, làm
cách mạng là để chuyển giao quyền lực cho
dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một
số ít người. Trong Chánh cương vắn tắt, ý
tưởng về một nhà nước nhân dân đã được
cụ thể hố bằng khái niệm "chính phủ cơng
nơng binh". Sau cách mạng tháng Tám, với
8
Tuyên ngôn độc lập và sự ra đời của nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng ta đã thể hiện tư tưởng
về một nhà nước độc lập, dân chủ, cộng
hoà, một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam
năm 1946, Điều 1 đã khẳng định: "Nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà là một nhà
nước dân chủ. Tất cả quyền bính trong
nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam,
khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giai
cấp, tôn giáo" (14). Điều này đã khẳng
định, quan điểm của Hồ Chí Minh và của
Đảng ta hướng đến một nhà nước kiểu mới,
mà trong đó các quyền cơng dân và quyền
con người được ghi nhận trong Hiến pháp,
được đảm bảo bằng pháp luật.
Tư tưởng về một nhà nước pháp quyền
của dân, do dân, vì dân do Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng khởi xướng, xây dựng đã
được quán triệt thực hiện trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng nước ta, nhất là
từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới.
Tinh thần dân chủ hoá đời sống xã hội
mà Đảng ta đề xuất từ Đại hội VI đã khơi
nguồn sáng tạo cho nhân dân trong lao
động, sản xuất, tham gia xây dựng nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Các nhiệm
kỳ Đại hội VII, Đại hội VIII của Đảng đã
dành sự chú ý, quan tâm nhiều đến vấn đề
dân chủ và đã đặt ra một cách dứt khoát
mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền
thông tin chuyên đề số 2/2013
xó hi ch ngha, ci cách nền hành chính
quan liêu bao cấp trước đây. Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX (năm 2001) tiếp tục
khẳng định mục tiêu xây dựng một chế độ
dân chủ thông qua nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, cải cách các thể chế và
phương thức hoạt động của nhà nước, mở
rộng và đa dạng hố các hình thức tập hợp
nhân dân, coi đoàn kết là động lực của sự
phát triển xã hội.
Đến Đại hội X (2006), nhà nước pháp
quyền đã được Đảng xác định là một trong
tám đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa xã hội
mà nhân dân xây dựng "có Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản" (15). Tinh thần này
tiếp tục được Đảng ta xác định trong văn
kiện Đại hội XI và Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Bản chất cốt lõi của nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân là:
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước thực sự của dân, do
dân, vì dân; mọi quyền lực nhà nước thực
sự thuộc về nhân dân.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước mà ở đó quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng,
phối hợp và và kiểm sốt chặt chẽ giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước đảm bảo sự thống
nhất giữa bản chất giai cấp cơng nhân với
tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước được tổ chức và hoạt
động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và
bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và pháp
luật trong đời sống.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước tôn trọng và thực
hiện bảo vệ quyền con người, tất cả vì hạnh
phúc của con người. Nâng cao trách nhiệm
pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực
hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ
cương, kỷ luật.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là nhà nước do Đảng Cộng Sản
Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự
giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, Đảng ta chỉ rõ cần phải xây dựng cơ
chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả
quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân;
quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân cơng, phối hợp kiểm soát giữa các cơ
9
thông tin chuyên đề số 2/2013
quan trong vic thc hin quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Hoàn thiện hệ thống
pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các
quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng,
hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính
tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động
và quyết định của các cơ quan công quyền.
Đồng thời Đảng ta khẳng định lãnh đạo
xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân là trọng
trách của Đảng cầm quyền, là một tất yếu
khách quan và yêu cầu mà thực tiễn đấu
tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta
đặt ra. Giành được độc lập dân tộc, giành
được chính quyền về tay nhân dân mới chỉ
là bước đầu của sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Muốn xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản còn
phải xây dựng nhà nước cách mạng và hệ
thống chính trị tiên tiến mà Đảng là hạt
nhân lãnh đạo. Nhà nước là công cụ hùng
mạnh và sắc bén để tổ chức thực hiện thắng
lợi đường lối chính sách của Đảng bảo đảm
cho Đảng thực hiện được sự lãnh đạo của
mình nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Những đặc
trưng của nhà nước và nhiệm vụ xây dựng
nhà nước mà Đảng ta đặt ra chính là sự vận
dụng sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác
- Lênin về nhà nước kiểu mới với những tư
tưởng cốt lõi về pháp quyền trong điều kiện
cụ thể của Việt Nam. Đây cũng là những
10
căn cứ lý luận và thực tiễn để chúng ta
khẳng định điều 4 trong Hiến pháp hiện
nay là không thể thay đổi. Khơng được mơ
hồ về vai trị lãnh đạo của Đảng đối với nhà
nước nói riêng, xã hội nói chung. r
___________________
(1) C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, Nxb CTQG,
H.1995, tr. 626
(2) C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 4, Sđd, tr. 626
(3) C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 19, Sđd, tr.4445
(4) (5) (6) C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 1, Sđd,
tr. 350, 349, 350
(7) C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, tập 19, Sđd, tr. 46
(8) V.I.Lênin, Toàn tập, T. 33, Nxb.Tiến bộ, M.1977,
tr.98-99
(9) V.I.Lênin, Toàn tập, T. 32, Nxb.Tiến bộ, M.1981,
tr.303
(10) V.I.Lênin, Toàn tập, T. 43, Nxb.Tiến bộ,
M.1978, tr.380
(11) V.I.Lênin, Toàn tập, T. 43, Nxb.Tiến bộ,
M.1978, tr.52
(12) V.I.Lênin, Toàn tập, T. 37, Nxb.Tiến bộ,
M.1977, tr.559-560
(13) V.I.Lênin, Toàn tập, T. 33, Nxb.Tiến bộ,
M.1977, tr. 121
(14) Hiến pháp Việt Nam và các luật về tổ chức bộ
máy nhà nước. Nxb. LĐXH, H, 2002, tr.8
(15) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. CTQG. H, 2006, tr.68,126
Nguồn: Tạp chí Tuyên giáo.- 2013.- Số
4.- Tr. 4 – 8, 16
thông tin chuyên đề số 2/2013
Y MNh XY DNg, tNg BƯớC hOÀN thiệN
NhÀ NƯớC PhÁP QuYỀN XÃ hỘi ChỦ NghĨA Việt NAM
thEO tiNh thẦN ĐẠi hỘi ĐẢNg tỒN QuỐC KhĨA Xi
?TS. NGUYỄN ThẾ ThUẤN
học viện Ct - hC Khu vực i
C
ác văn kiện trình Đại hội đều nhấn
mạnh về bản chất, vai trị, vị trí
của Nhà nước ta và tiếp tục khẳng
định: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên
minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp
nơng dân và đội ngũ trí thức, do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực
Nhà nước là thống nhất; có sự phân cơng,
phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan
trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành
pháp luật: tổ chức, quản lý xã hội bằng
pháp luật và không ngừng tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa.
Để tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại hội
nhấn mạnh phải làm tốt những vấn đề sau:
1. Nâng cao nhận thức về xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, nhất là về bản chất, vai trị, vị trí
của Nhà nước ta; tiếp tục hồn thiện hệ
thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận
hành có hiệu quả nền kinh tế và nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp năm 1992 phù hợp với tình hình
mới. Tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn
thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp
hiến, hợp pháp trong các hoạt động và
quyết định của các cơ quan công quyền.
2. Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động
của bộ máy nhà nước trước hết là đổi mới
tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo
đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại
biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất: nâng cao chất lượng
đại biểu Quốc hội, tăng tỷ lệ hợp lý số
lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách: có
cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt
chẽ và có trách nhiệm với cử tri. Cải tiến,
và nâng cao hoạt động của Hội đồng dân
tộc và các ủy ban của Quốc hội: tiếp tục
phát huy dân chủ, tính cơng khai, đối thoại
trong thảo luận, chất vấn tại diễn đàn Quốc
hội. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác
11
thông tin chuyên đề số 2/2013
xõy dng phỏp lut, tng tính khả thi của
luật, pháp lệnh để đưa nhanh vào cuộc
sống. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết
định và giám sát các vấn đề quan trọng của
đất nước. Xác định rõ hơn quyền hạn và
trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện
đầy đủ chức năng nguyên thủ quốc gia,
thay mặt Nhà nước về đối nội đối ngoại và
thống lĩnh các lực lượng vũ trang; quan hệ
giữa Chủ tịch Nước với cơ quan thực hiện
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đối với hệ thống cơ quan hành pháp,
trước hết là Chính phủ: Chính phủ theo
hướng phải được tổ chức xây dựng nền
hành chính thống nhất, thơng suốt trong
sạch, vững mạnh, tổ chức tinh gọn, hợp lý,
tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều
hành của Chính phủ, nâng cao năng lực dự
báo, ứng phó và giải quyết kịp thời những
vấn đề mới phát sinh. Xác định rõ chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ
chức ra các bộ, cơ quan ngang bộ: tiếp tục
thực hiện chủ trương sắp xếp các bộ, sở
ban ngành, đa lĩnh vực, đa ngành, khắc
phục những bất hợp lý vừa qua. Thực hiện
phân cấp hợp lý cho chính quyền địa
phương đi đơi và nâng cao chất lượng quy
hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra,
giám sát của Trung ương, gắn quyền hạn
và trách nhiệm được giao. Đẩy mạnh cải
cách hành chính, giảm mạnh và bãi bỏ các
thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ
chức và công dân.
Đối với công cuộc cải cách tư pháp: đẩy
12
mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020. Theo nghị quyết số
49 của Bộ chính trị (2005) xây dựng hệ
thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo
vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con
người. Hồn thiện chính sách, pháp luật về
hình sự, nhân sự, thủ tục tố tụng tư pháp về
tổ chức bộ máy các các cơ quan tư pháp,
bảo đảm tính đồng bộ, đề cao tính khách
quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan
tòa theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm cải
cách hoạt động xét xử là trọng tâm của cải
cách hoạt động tư pháp, mở rộng thẩm
quyền xét xử của toà án đối với các khiếu
kiện hành chính. Viện Kiểm sát được tổ
chức phù hợp với hệ thống tổ chức tòa án,
bảo đảm các điều kiện để viện kiểm sát
nhân dân thực hiện có hiệu quả chức năng
thực hành quyền cơng tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp. Sắp xếp, kiện toàn tổ
chức và hoạt động của cơ quan điều tra
theo hướng thu gọn đầu mối, xác định rõ
hoạt động điều tra theo hướng tố tụng và
hoạt động trinh sát trong đấu tranh phòng
chống tội phạm. Tiếp tục đổi mới, kiện toàn
các tổ chức bổ trợ tư pháp; nâng cao trình
độ chun mơn, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ
trợ tư pháp. Tăng cường cơ chế giám sát,
bảo đảm sự tham gia giám sát của nhân dân
đối với hoạt động tư pháp.
Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của
chính quyền địa phương, nâng cao chất
lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và
thông tin chuyên đề số 2/2013
y ban nhõn dõn cỏc cấp; tiếp tục thực hiện
thí điểm chủ trương khơng tổ chức hội
đồng nhân dân huyện, quận, phường,
3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức
trong sạch, có năng lực đáp ứng u cầu
của tình hình mới.
Hồn thiện quy chế quản lý cán bộ, công
chức; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ,
trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ,
công chức, tăng cường tính cơng khai,
minh bạch, trách nhiệm của hoạt động
công vụ. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị,
phẩm chất đạo đức, năng lực cơng tác; có
chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến
khích cán bộ, cơng chức hồn thành nhiệm
vụ và có cơ chế loại bỏ bãi miễn những
người khơng hồn thành nhiệm vụ, vi
phạm kỷ luật, mất uy tín về nhân dân.
Tổng kết việc thực hiện chủ trương “nhất
thể hóa” một số chức vụ lãnh đạo Đảng,
Nhà nước để có chủ trương phù hợp. Thực
hiện bầu cử, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo
theo hướng cấp trưởng, giới thiệu cấp phó
để cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
4. Tích cực phịng ngừa và kiên quyết
chống tham nhũng, lãng phí, thực hành
tiết kiệm.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh
cải cách hành chính phục vụ phịng, chống
tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các
lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí.
Thực hiện chế độ cơng khai, minh bạch về
kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành
chính, đơn vị cung ứng dịch vụ công,
doanh nghiệp nhà nước; công khai, minh
bạch về cơ chế, chính sách, các dự án đầu
tư, xây dựng cơ bản, mua sắm từ ngân sách
nhà nước, huy động đóng góp của nhân
dân, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công,
công tác tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ. Thực
hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai
tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
theo quy định. Cải cách chính sách tiền
lương, thu nhập, chính sách nhà ở bảo đảm
cuộc sống cho cán bộ, công chức để góp
phần phịng, chống tham nhũng. Hồn
thiện các quy định trách nhiệm của người
đứng đầu khi để cơ quan, đơn vị xảy tham
nhũng, lãng phí. Xử lý đúng pháp luật kịp
thời, công khai cán bộ tham nhũng: tịch thu
sung cơng di sản tham nhũng và có nguồn
gốc từ tham nhũng. Có cơ chế khuyến
khích và bảo vệ người đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đồng thời
kỷ luật nghiêm những người bao che, cố
tình cản trở việc chống tham nhũng để vu
khống, làm hại người khác, gây mất đồn
kết nội bộ. Tổng kết, đánh giá cơ chế, mơ
hình tổ chức cơ quan phịng, chống tham
nhũng để có chủ trương, giải pháp phù hợp.
Coi trọng vai trò của các cơ quan dân cử,
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân
dân, các phương tiện thông tin đại chúng
và của nhân dân trong phịng chống tham
nhũng, lãng phí.r
Nguồn: Tạp chí Giáo dục lý luận.2011.- Số 4.- Tr.6 - 8.
13
thông tin chuyên đề số 2/2013
quỏn TRIT Su Sc T TưỞng hỒ chÍ MInh
TROng q TRÌnh SỬA ĐỔI hIẾn pháp
và XÂy DỰng chÍnh quyền hIỆn nAy
?ThS. NGUYỄN VĂN PhONG
Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninhi
T
ư tưởng Hồ Chí Minh về lập hiến
và xây dựng chính quyền theo quy
định của Hiến pháp năm 1946 là di
sản vô giá mà Người để lại cho Đảng, cho
nhân dân ta. Việc nghiên cứu và quán triệt
sâu sắc những tư tưởng đó trong q trình
sửa đổi Hiến pháp 1992 và kiện tồn tổ
chức bộ máy chính quyền hiện nay có ý
nghĩa rất quan trọng.
Cách mạng tháng Tám thành cơng,
Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng đầu đã khẩn trương kiện tồn
tổ chức và hoạt động của Chính phủ và
chính quyền địa phương. Trong đó, những
tư tưởng về chức năng, nhiệm vụ, cách
thức tổ chức hoạt động của chính quyền địa
phương vẫn còn những giá trị quý báu để
vận dụng xây dựng chính quyền địa
phương ở nước ta hiện nay.
Đối với chính quyền địa phương do
Chính phủ quản lý, với Sắc lệnh số 63 ngày
22/11/1945 về “Tổ chức chính quyền nhân
dân ở các địa phương”, Sắc lệnh số 77 ngày
14
21/12/1945 về “Tổ chức chính quyền nhân
dân ở các thị xã và thành phố” đã thể hiện
tầm trí tuệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
việc phân biệt rõ sự khác nhau của việc tổ
chức quản lý địa bàn nông thôn so với địa
bàn đô thị. Ở địa bàn nông thôn, do xác
định cấp huyện là cấp trung gian giữa tỉnh
và xã cho nên không thiết kế Hội đồng
nhân dân (HĐND) huyện mà chỉ có Uỷ ban
hành chính (UBHC) huyện.
Trên địa bàn đô thị, Sắc lệnh số 77 ngày
21/12/1945 của Chính phủ lâm thời do Chủ
tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo chỉ thiết kế “ở
mỗi thành phố đặt 3 thứ cơ quan: Hội đồng
nhân dân thành phố, uỷ ban hành chính
thành phố và uỷ ban hành chính khu phố”
(Điều 3). Như vậy là ở thành phố, theo Sắc
lệnh 77, có 2 cấp chính quyền và HĐND
chỉ có ở cấp thành phố. Phải chăng, đây là
tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng
chính quyền nhân dân: lấy hiệu quả làm
mục tiêu, gọn, nhẹ theo đúng khoa học về
tổ chức và đỡ tốn tiền của dân, có hiệu lực
thông tin chuyên đề số 2/2013
phc v tt cho dân. Mơ hình tổ chức
đơ thị 2 cấp chính quyền theo Sắc lệnh 77
giống như tổ chức quản lý đô thị hiện nay
của các thành phố như Paris (Pháp), Tokyo
(Nhật Bản)...
Trong q trình hoạt động của Chính
phủ lâm thời, một trong những công việc
cấp bách là bầu cử Quốc hội và tiến hành
soạn thảo Hiến pháp của đất nước. Cách
mạng tháng Tám thành cơng, chính quyền
cách mạng non trẻ đang đứng trước tình thế
ngàn cân treo sợi tóc nhưng Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã chủ trương thành lập Uỷ ban
dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà bằng Sắc lệnh số 34, ký ngày
20/9/1945 (gồm 7 người), đồng thời tích
cực chuẩn bị bầu cử Quốc hội càng sớm
càng tốt. Thực hiện quyết tâm đó, ngày
06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
của dân tộc ta đã bầu ra Quốc hội khoá I.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm
tính pháp lý, tính dân chủ cho một bản
Hiến pháp ra đời “một Quốc hội được bầu
ra bằng phổ thông đầu phiếu đã bảo đảm
cho đất nước một Hiến pháp dân chủ” (1).
Theo Hồ Chí Minh, Hiến pháp phải là
một “Hiến pháp dân chủ”và phải được xây
dựng trên ba ngun tắc:
- Đồn kết tồn dân, khơng phân biệt
giống nịi, gái trai, giai cấp, tơn giáo.
- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và
sáng suốt của nhân dân.
Là Trưởng ban soạn thảo Hiến pháp
năm 1946, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng
tạo những tinh hoa trí tuệ của nhân loại về
vị trí, vai trò của Hiến pháp, về xây dựng
nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân trong quá trình soạn thảo và tổ chức
thực hiện Hiến pháp năm 1946. Với những
nỗ lực, quyết tâm và lòng tin tưởng vào sức
mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, dưới
sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, sau 14 tháng
từ khi nước nhà mới tự do, ngày
09/11/1946, Quốc hội đã thông qua Hiến
pháp năm 1946, mở ra một trang sử mới
của dân tộc Việt Nam với một hệ thống
chính quyền thống nhất, được bảo đảm về
mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt
Nam trong cả đối nội và đối ngoại.
Phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ
hai Quốc hội khoá I, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh: “Bản Hiến pháp đó cịn là một vết
tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á
Đơng này nữa. Bản Hiến pháp đó chưa
hồn tồn nhưng nó đã làm nên theo một
hồn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố
với thế giới nước Việt Nam đã độc lập.
Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân
tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do.
Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ
Việt Nam đã được đứng ngang hàng với
đàn ông để được hưởng chung mọi quyền
tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã
15
thông tin chuyên đề số 2/2013
nờu mt tinh thn on kết chặt chẽ giữa
các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm
khiết, cơng bình của các giai cấp” (2).
Cùng với việc xây dựng Hiến pháp của
nước ta, là người đứng đầu Chính phủ,
đồng thời là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh
đã khẩn trương xây dựng tổ chức bộ máy
nhà nước theo hướng phân cơng cụ thể và
có nhiều cách thức để kiểm tra, kiểm soát
quyền lực nhà nước giữa các cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Điều đó được
thể hiện rõ trong những chế định của Hiến
pháp năm 1946 và quá trình tổ chức thực
hiện Hiến pháp đó.
Hiến pháp năm 1946 có những chế định
nhằm tổ chức quyền lực nhà nước thực sự
của nhân dân, tránh sự lạm quyền của các
cơ quan nhà nước trong thực hiện chức
năng, nhiệm vụ. Theo quy định của Hiến
pháp năm 1946, Việt Nam khơng có Quốc
hội mà chỉ có Nghị viện nhân dân với
nhiệm kỳ ba năm. Nghĩa là, nếu không tiếp
tục có chiến tranh, sau khi thơng qua Hiến
pháp, Quốc hội sẽ tự giải tán để tổ chức
bầu Nghị viện nhân dân, Chính phủ - cơ
quan hành chính cao nhất của toàn quốc.
Thứ nhất, về cơ quan quyền lực cao
nhất. Điều thứ 22 quy định “Nghị viện
nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ”. Tuy
nhiên, nhân dân có quyền phúc quyết về
Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận
16
mệnh quốc gia (Điều thứ 21). Điều thứ 70
quy định, Hiến pháp có thể được sửa đổi
do hai phần ba tổng số nghị viện yêu cầu
hoặc Nghị viện bầu ra một ban dự thảo
những điều thay đổi. Nhưng “những điều
thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn
thì phải đưa ra tồn dân phúc quyết”. Mặt
khác, những việc quan hệ đến vận mệnh
quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết nếu
2/3 tổng số nghị viên đồng ý (Điều thứ 32).
Có thể nói, chế độ trưng cầu ý dân tuy được
thực hiện khá phổ biến ở các nước nhưng
áp dụng vào nước ta trong giai đoạn đó là
một tiến bộ vượt bậc của tư tưởng đặt nền
tảng nhân dân trong tổ chức hoạt động của
Nhà nước.
Thứ hai, về Chính phủ và mối quan hệ
giữa Nghị viện và Chính phủ. Chính phủ cơ quan hành chính cao nhất của tồn quốc
và có nhiệm kỳ 5 năm và do Chủ tịch nước
là người đứng đầu (Điều thứ 43, 44, 45).
Trong mối quan hệ thực hiện quyền lực nhà
nước giữa Nghị viện và Chủ tịch nước,
Hiến pháp năm 1946 quy định về quyền
hạn và trách nhiệm của Nghị viện và Chủ
tịch nước như sau: “Những luật đã được
Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt
Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau
khi nhận được thơng tri. Nhưng trong hạn
ấy, Chủ tịch có quyền u cầu Nghị viện
thảo luận lại. Những luật đem ra thảo luận
lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì
thông tin chuyên đề số 2/2013
bt buc Ch tch phi ban bố” (Điều thứ
31). Những sắc luật của Chính phủ có thể
do Ban Thường vụ biểu quyết trong trường
hợp Nghị viện khơng họp. Tuy nhiên,
những sắc luật đó phải đem trình Nghị viện
vào phiên họp gần nhất để Nghị viện ưng
chuẩn hoặc phế bỏ. Hiến pháp năm 1946
cũng quy định thẩm quyền của Ban
Thường vụ trong tổ chức và hoạt động của
Chính phủ: “Kiểm sốt và phê bình Chính
phủ” (Điều thứ 36).
Hiến pháp năm 1946 quy định thẩm
quyền của Chính phủ và Chủ tịch nước rất
lớn. Tuy nhiên, để kiểm soát quyền lực nhà
nước. Điều thứ 53 quy định: “Mỗi sắc lệnh
của Chính phủ phải có chữ ký của Chủ tịch
nước Việt Nam và tuỳ theo quyền hạn các
Bộ, phải có một hay nhiều vị Bộ trưởng
tiếp ký. Các vị Bộ trưởng ấy phải chịu trách
nhiệm trước Nghị viện”.
Đồng thời, để phát huy dân chủ trong
hoạt động của Nghị viện, Hiến pháp năm
1946 quy định “nghị viên không bị truy tố
vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện”
(Điều thứ 40); quy định thẩm quyền của
Thủ tướng trong việc yêu cầu Nghị viện bỏ
phiếu tín nhiệm đối với Nội các và các
thành viên của Chính phủ (Điều thứ 54).
Như vậy, Hiến pháp năm 1946 quy định
mối quan hệ giữa Nghị viện với Chính phủ
như là một cơ chế phối hợp và kiểm sốt
thơng qua các thể chế về quyền chất vấn
của Nghị viện đối với Chính phủ, quyền tín
nhiệm hay khơng tín nhiệm đối với Nội các
hoặc cá nhân bộ trưởng, về trách nhiệm của
người đứng đầu Chính phủ trước pháp luật
cũng như trách nhiệm của Thủ tướng về
con đường chính trị của đất nước. Chính
phủ (theo Hiến pháp năm 1946) là cơ quan
hành chính cao nhất của quốc gia. Chính
phủ gồm Chủ tịch nước, Phó chủ tịch và
Nội các. Nội các có Thủ tướng, bộ trưởng,
thứ trưởng, và có thể có phó Thủ tướng.
Với nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới, Hồ
Chủ tịch đệ trình cơ cấu và các thành viên
của Chính phủ liên hiệp kháng chiến trước
Quốc hội gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và
10 bộ trưởng. Đây là Chính phủ hợp hiến
đầu tiên. 10 bộ gồm có: Bộ Ngoại giao, Bộ
Nội vụ, Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính, Bộ Quốc
phịng, Bộ Xã hội - Y tế - Cứu tế và Lao
động, Bộ Giáo dục, Bộ Tư pháp, Bộ Giao
thơng cơng chính, Bộ Canh nơng. Xét về
mặt hình thức, có thể nhận thấy mơ hình
Chính phủ với 10 bộ rất gần với Chính phủ
của các quốc gia phát triển ngày nay. Như
vậy, có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về
tổ chức bộ máy tương đối gọn nhẹ, tránh
cồng kềnh chồng chéo chức năng, nhiệm
vụ; vừa giảm chi phí quản lý cho bộ máy
hành chính. Trên thế giới ngày nay, chúng
ta thấy nhiều chính phủ của các nước phát
triển tổ chức không quá 15 bộ.
Thứ ba, về cơ quan tư pháp. Theo tư
17
thông tin chuyên đề số 2/2013
tng H Chớ Minh, to án thực hiện
quyền xét xử theo nguyên tắc độc lập, mỗi
thẩm phán chỉ tôn trọng pháp luật và công
lý, các cơ quan khác không được can thiệp.
Khi xét xử, thẩm phán chỉ tuân theo pháp
luật và lương tâm của mình, không một
quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay
gián tiếp vào việc xử án. Hiến pháp năm
1946 có những quy định bảo đảm vai trò
độc lập xét xử của tồ án. Đó là “khi xét
xử, thẩm phán chỉ tn theo pháp luật, các
cơ quan khác không được can thiệp” (Điều
thứ 69). Đặc biệt, tồ án được thiết kế
khơng theo cấp hành chính:
“Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam
dân chủ cộng hồ gồm có:
a. Tồ án tối cao.
b. Các toà án phúc thẩm.
c. Các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp”
(Điều thứ 63).
Ngồi ra, để giữ được tính độc lập đó,
các thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm
(gồm thẩm phán công tố, thẩm phán xét
xử); phụ thẩm nhân dân ngang quyền với
thẩm phán; luật sư biện hộ; hai cấp xét xử.
Trong cách tổ chức toà án, nét rất đặc sắc
là chú trọng tới thẩm quyền của toà án sơ
cấp (cơ sở) nhằm giải quyết triệt để mọi sự
tranh chấp trong nhân dân một cách nhanh
chóng, đơn giản thủ tục mà hình ảnh của
nó như là một tổ chức làm nhiệm vụ hoà
giải các mâu thuẫn trong nhân dân với sự
18
tham gia của Nhà nước. Toà án sơ cấp được
tổ chức ở tất cả các huyện, quận hoặc khu
vực (vài huyện). Các toà án được tổ chức
thống nhất theo thẩm quyền: sơ cấp - đệ nhị
cấp - phúc thẩm - tồ án tối cao thể hiện
một trình độ tổ chức khá hiện đại của hệ
thống tư pháp.
Thứ tư, trong tổ chức và hoạt động của
chính quyền địa phương và phân cấp giữa
trung ương và địa phương: tổ chức chính
quyền địa phương mà hình ảnh rõ rệt nhất
trong định chế là HĐND được xem như
một cơ quan “tự quản” của nhân dân, một
cơ quan quyết định về những vấn đề có tính
địa phương, do nhân dân địa phương bầu
ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân địa
phương. Trong đó, nguyên tắc về quyền
hạn của HĐND quyết định tất cả những
vấn đề có tính địa phương được ghi nhận
trong Hiến pháp. Quyền hạn của Nhà nước
trung ương là thực hiện sự thống nhất và
tập trung, đưa ra một danh mục cơng việc
bắt buộc HĐND phải xin phép Trung ương
nếu chính quyền địa phương muốn thực
hiện. Ngồi danh mục đó, chính quyền địa
phương tự quyết định mọi công việc. Để
đảm bảo cho HĐND thực hiện đầy đủ thẩm
quyền, các nghị quyết của HĐND phải gửi
lên cơ quan hành chính cấp trên, trong một
thời gian nhất định nếu khơng có sự bác bỏ
hoặc yêu cầu bổ sung thì HĐND sẽ đương
nhiên thực hiện nghị quyết đó HĐND có
thông tin chuyên đề số 2/2013
thm quyn rng v HND đặt dưới sự
quản lý của Chính phủ là những định chế
lịch sử vẫn có ý nghĩa thời sự.
Về UBHC các cấp (kỳ, tỉnh, huyện và
xã) cũng có nhiều nét đặc biệt. UBHC do
HĐND bầu ra, đồng thời, là cơ quan đại
diện cho Chính phủ tại mỗi cấp. Từ UBHC
cấp kỳ, đến cấp tỉnh, huyện và xã, chức
năng, quyền hạn rất cụ thể, không lẫn với
HĐND, chủ yếu là một cơ quan thi hành
mệnh lệnh của Chính phủ và cơ quan hành
chính cấp trên, kiểm sốt các cơ quan
chun mơn cùng cấp và cơ quan hành
chính cấp dưới, theo dõi hoạt động của
HĐND cấp dưới, chấp nhận hoặc không
chấp nhận các nghị quyết của HĐND cấp
dưới. Đồng thời, với việc thi hành mệnh
lệnh của cơ quan hành chính cấp trên,
UBHC cịn là cơ quan thực hiện các nghị
quyết của HĐND cùng cấp, là một bộ phận
của chính quyền nhân dân địa phương, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương.
Vị trí, chức năng, quyền hạn đó thể hiện
một nền hành chính tập trung trên nguyên
tắc phân quyền.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân, hiện nay cần
quan tâm một số nội dung sau:
Thứ nhất, sửa đổi Hiến pháp năm 1992
và cụ thể hoá thành các đạo luật, bộ luật
bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân.
- Sửa đổi Hiến pháp cần khôi phục trưng
cầu dân ý của người dân đối với Hiến pháp
và các vấn đề quan trọng của đất nước như
Hiến pháp năm 1946. Nhân dân là chủ thể
gốc của quyền lực nhà nước, do đó quyền
phúc quyết - quyền được quyết định trực
tiếp của người dân phải được ghi nhận
trong Hiến pháp - một dấu hiệu cơ bản nhất
của quyền làm chủ, của sự đồng thuận, tự
nguyện tuân thủ quyền lực do chính người
dân uỷ nhiệm. Bên cạnh việc thể hiện ý chí
đối với sửa đổi, thơng qua Hiến pháp,
người dân có thể có quyền phúc quyết đối
với một số vấn đề lớn, trọng đại khác liên
quan đến vận mệnh quốc gia như việc gia
nhập một số tổ chức quốc tế quyết định
một số các dự án lớn gây tranh cãi và có
khả năng ảnh hưởng sâu rộng cả về giá trị
đạo đức truyền thống, cũng như phúc lợi
cuộc sống như Luật về “tự chết nhân đạo”,
dự án phát triển kinh tế - xã hội ở những
vùng địa bàn chiến lược có quy mơ tác
động lớn đến an ninh, quốc phịng, an tồn
xã hội... Như vậy, Hiến pháp mới, Hiến
pháp được sửa đổi, bổ sung cần phải được
người dân tự mình phê chuẩn thông qua một
cuộc trưng cầu dân ý. Hành vi bỏ phiếu phúc
quyết Hiến pháp của người dân càng làm
tăng thêm mức độ “thiêng liêng” của đạo
luật quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
- Quyền lực nhà nước có cội nguồn từ
19
thông tin chuyên đề số 2/2013
nhõn dõn, nhõn dõn u quyền cho Nhà
nước thay mình thực hiện quyền lực.
Nhưng để nhân dân giao quyền mà không
mất quyền, các cơ quan nhà nước được
giao quyền mà không tiếm quyền dân và
phải thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân
dân, phát huy quyền dân chủ của nhân dân,
theo Hồ Chí Minh: “Nhân dân là chủ,
Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân
dân có quyền đơn đốc và phê bình Chính
phủ. Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu
Quốc hội và đại biểu HĐND nếu những đại
biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân”. Và cao hơn nữa là
“nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có
quyền đuổi Chính phủ”. Phải bảo đảm
quyền kiểm sốt của nhân dân đối với đại
biểu được bầu ra... Tất cả các cơ quan nhà
nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt
chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu
sự kiểm soát của nhân dân” (3). Vận dụng
tư tưởng này, cần xây dựng cơ chế để thực
hiện quyền dân chủ gián tiếp của nhân dân
trong việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các
chức danh do cơ quan quyền lực nhà nước
bầu. Ví dụ, khoản 2 Điều 17 Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
năm 2003 quy định HĐND tỉnh có nhiệm
vụ quyền hạn: “Bỏ phiếu tín nhiệm đối với
người giữ chức vụ do HĐND bầu - gồm
chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ viên thường trực,
trưởng ban và các thành viên khác của các
20
ban HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch và các
thành viên khác của UBND. Bỏ phiếu tín
nhiệm đối với người giữ chức vụ do
HĐND bầu thể hiện dân chủ và sự tôn
nghiêm của Nhà nước pháp quyền Việt
Nam. Tuy nhiên, quy định này trên thực tế
hầu như không thực hiện được. Theo Báo
cáo số 43/BC-BCTĐB, ngày 15/02/2012
của Ban Công tác đại biểu, trong nhiệm kỳ
2011 - 2016 cả nước bầu được 3.822 đại
biểu HĐND cấp tỉnh với trên 90% đại biểu
kiêm nhiệm. Số đại biểu HĐND cấp tỉnh
dưới quyền những người giữ chức vụ do
HĐND bầu lại chiếm đa số, số đại biểu
ngoài Đảng chiếm khoảng 6 - 7%, số đại
biểu tôn giáo chiếm khoảng 3,7 - 4%, số
đại biểu tự ứng cử chiếm xấp xỉ 0,5%...;
chủ tịch HĐND cấp tỉnh có 25 người là bí
thư tỉnh uỷ, thành uỷ; 28 người là phó bí
thư tỉnh uỷ, thành uỷ; 23 người là uỷ viên
Trung ương Đảng, 2 người là uỷ viên dự
khuyết Trung ương Đảng; 14 người là
trưởng đoàn đại biểu Quốc hội. Với các
chức vụ khác trong thường trực HĐND,
UBND... thì cũng được bố trí từ uỷ viên
ban chấp hành Đảng bộ trở lên. Còn đại
biểu HĐND chiếm tới 95 % là đảng viên.
Như vậy, càng thấy trong mọi hoạt động
của HĐND đều có đảng viên, đều khơng
thể thốt ly sự lãnh đạo của Đảng. Như vậy,
làm sao để “có đề nghị của ít nhất một phần
ba tổng số đại biểu HĐND hoặc kiến nghị
thông tin chuyên đề số 2/2013
ca U ban Mt trn Tổ quốc Việt Nam
cùng cấp” để Thường trực HĐND xem xét,
quyết định trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm
đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu?
(Điều 56 Quy chế hoạt động của HĐND
năm 2005). Theo quy định của pháp luật
hiện nay, có rất nhiều đại biểu nhân dân đại
diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của
cơng dân - đại biểu HĐND xã, huyện, tỉnh
và đại biểu quốc hội, chưa kể đến các đồn
thể nhân dân mà người đó là hội viên. Tuy
nhiên, nhiều trường hợp cơng dân phải tự
mình xoay sở để bảo vệ quyền và lợi ích
của mình. Vụ việc của ơng Đồn Văn
Vươn ở Tiên Lãng trong thời gian vừa qua
là một ví dụ.
Thứ hai, để bảo vệ sự tối thượng của
Hiến pháp, cần nghiên cứu xây dựng cơ
chế mạnh để bảo vệ Hiến pháp, thực hiện
phân cơng và kiểm sốt chặt chẽ quyền lực
nhà nước.
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh:
“Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế
và cơ chế vận hành cụ thể để bảo đảm
nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối
hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan trong
việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp” (4). Định hướng sửa đổi Hiến
pháp năm 1992, Đại hội XI chỉ rõ: “Khẩn
trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2001) phù hợp với tình hình mới. Tiếp
tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế
kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp
trong các hoạt động và quyết định của các
cơ quan công quyền” (5). Để xây dựng cơ
chế kiểm soát quyền lực trong bộ máy nhà
nước, cơ quan tư pháp cần có một vị thế
tương đối độc lập. Cần nghiên cứu để thành
lập cơ quan bảo hiến và cơ chế đảm bảo
cho sự độc lập của tư pháp, trong đó cần
đưa quy định này vào nội dung sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 và cụ thể hoá các quy
định về việc thành lập cơ quan bảo hiến,
quy trình tố tụng xem xét các hành vi vi
phạm Hiến pháp. Đồng thời, quy định việc
bổ nhiệm các chức danh tư pháp không
chịu sự chi phối ảnh hưởng từ các cơ quan
khác trong hệ thống chính trị.
Thứ ba, đẩy mạnh phân cấp quản lý từ
trung ương đối với địa phương, giữa Chính
phủ với các ngành theo hướng cấp nào,
ngành nào thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn
thì giao cho cấp đó, ngành đó. Qua vụ việc
xảy ra ở Tiên Lãng đầu năm 2012 cho thấy,
có quá nhiều cấp tham gia vào việc giải
quyết, từ xã cho đến huyện, cho đến tỉnh
và thậm chí có cả cấp trung ương. Cần làm
rõ về mơ hình tổ chức, thẩm quyền, trách
nhiệm của trung ương, địa phương và giữa
các cấp chính quyền địa phương với nhau
theo hướng “xác định rõ chức năng, nhiệm
21
thông tin chuyên đề số 2/2013
v, quyn hn, trỏch nhim, tổ chức của
các bộ, cơ quan ngang bộ; khắc phục tình
trạng bỏ trống hoặc trùng lặp về chức năng,
nhiệm vụ giữa các bộ, ngành. Tổng kết,
đánh giá việc thực hiện chủ trương sắp xếp
các bộ, sở, ban, ngành quản lý đa ngành,
đa lĩnh vực để có chủ trương, giải pháp phù
hợp. Thực hiện phân cấp hợp lý cho chính
quyền địa phương đi đôi với nâng cao chất
lượng quy hoạch và tăng cường thanh tra,
kiểm tra, giám sát của trung ương, gắn
quyền hạn với trách nhiệm được giao” (6).r
...............
Chú thích:
1, 2. Hồ Chí Minh. Tồn tập. Tập 4. H. NXB Chính
trị quốc gia, 2000, tr. 440, 468
3. Hồ Chí Minh. Tồn tập. Tập 9, H. NXB Chính trị
quốc gia, 2000, tr. 579 - 597.
4, 5 . Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, H. NXB Chính trị quốc
gia, 2011, tr. 247.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI, H. NXB Chính trị quốc gia,
2011, tr. 249 - 250.
Nguồn: Tạp chí Quản lý Nhà nước.2012.- Số 196.- Tr.8 - 13.
22