Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Bài giảng QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.13 KB, 79 trang )

Chương 3

QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
(Tháng 8-2015)
Học phần: Luật Thương mại 2
Biên soạn: TS. Nguyễn Hợp Tồn
email:

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật kinh tế. Khoa Luật. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Tái
bản lần thứ 6. Hà Nội 2015
2. Giáo trình Luật Thương mại. Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhà xuất bản Tư pháp. Hà
Nội 2011
3. Sách: “Thị trường hàng hoá giao sau”. Viện Nghiên cứu thương mại Bộ Thương mại,
NXB Lao Động 2000.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Luật Thương mại 2005.
2. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009
3. Luật Chuyển giao công nghệ 2006
4. Luật Hải quan 2014
5. Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23-10-2012 quy định chi tiết Quy định chi tiết một
số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu thương mại
6. Thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 4-12-2008 hướng dẫn thủ tục hải quan đối với
hàng hóa gia cơng với thương nhân nước ngồi; Thơng tư số 74/2010/TT-BTC ngày 14-52010 SĐBS một số nội dung Thông tư số 116/2008/TT-BTC
7. Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Nghị định số
103/2011/NĐ-CP ngày 15-11-2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
133/2008/NĐ-CP


8. Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về
hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá; Nghị định số 120/2011/NĐ-CP

1


ngày 16-12-2011 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ
quy định chi tiết Luật thương mại
9. Thông tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10-2-2009 hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục, cấp
Giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hoá
10. Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22-1-2003 quy định về việc phân loại hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu (Hệ thống hài hồ mơ tả và mã hoá hàng hoá –HS)
11. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật thương
mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và
quá cảnh hàng hóa với nước ngồi
12. Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23 tháng 3 năm 2000 và Nghị định số 71/2002/NĐCP ngày 23-7-2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn
cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm
13. Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế 2002
14. Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam 2002 và Nghị
định số 150/2003/NĐ-CP ngày 8-12-2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh tự vệ trong
nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam
15. Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004 và Nghị định số
90/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh chống bán phá giá
hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
16. Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004 và Nghị định số
89/2005/NĐ-CP ngày 11-7-2005 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh chống trợ cấp hàng
hoá nhập khẩu vào Việt Nam
17. Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31-5-2007 quy định về quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu của thương nhân nước ngoài khơng có hiện diện tại Việt Nam
18. Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20-2-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về

xuất xứ hàng hố
19. Thơng tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17-4-2006 hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc
cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20-2-2006 quy định
chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hố
20. Thơng tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17-4-2006 hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ khơng thuần t theo Nghị định số
19/2006/NĐ-CP ngày 20-2-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về xuất xứ hàng hoá
21. Nghị định 109/2010/NĐ-CP ngày 4-11-2010 về kinh doanh xuất khẩu gạo
22. Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển
và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23-12-2009 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP
2


23. Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12-2-2007 quy định chi tiết Luật thương mại về
hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hố
của doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngồi tại Việt Nam
24. Thơng tư 08/2013/TT-BCT ngày 22-4-2013 Quy định chi tiết về hoạt động mua bán
hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
25. Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Thương mại cơng
bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến
mua bán hàng hoá
26. Nghị định số 90/2007/NĐ-CP ngày 31-5-2007 quy định về quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu của thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam; Thông tư số
28/2012/TT-BCT ngày 27-9-2012 quy định chi tiết việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền
nhập khẩu của thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam
27. Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28-12-2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
28. Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24-6-2011 Phê duyệt Tổng thể phát triển thương

mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030.
29. Quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015.
30. Thông tư số 15/2012/TT-BKHCN ngày 8-8-2012 Quy định về tổ chức và hoạt động
của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
31. Những quy định riêng về thương mại biên giới:
1) Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 7-11-2006 về việc quản lý hoạt động
thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg
ngày 23-12-2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg
2) Thông tư số 42/2012/TT- BCT ngày 27-12-2012 Quy định Danh mục hàng hóa
được sản xuất từ nước có chung biên giới nhập khẩu vào nước CHXHCN Việt Nam dưới
hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới.
3) Quyết định số 22/2008/QĐ-BCT ngày 31-7-2008 ban hành Quy chế chợ biên
giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
4) Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14-3-2005 về Quy chế cửa khẩu biên giới
đất liền và Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2000 về Quy chế biên giới
trên đất liền nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
5) Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2-3-2009 ban hành cơ chế, chính sách tài
chính đối với khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10-7-2009 sửa
đối, bổ sung Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg và Thông tư số 137/2009/TT- BTC ngày 33


7-2009 hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 2-32009
6) Thông tư số 04/2012/TT- BNG ngày 6-9-2012 hướng dẫn trình tự, thủ tục mở
chính thức, mở mới, nâng cấp cửa khẩu, đường qua lại biên giới trên đất liền Việt NamTrung Quốc
7) Thông tư số 13/2009/TT-BTC ngày 3-6-2009 Quy định xuất nhập khẩu hàng hóa
qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu
8) Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17-2-2009 ban hành quy chế bán hàng
miễn thuế
9) Thông tư số 42/2012/TT-BTC ngày 27-12-2012 Quy định Danh mục hàng hóa

được sản xuất từ nước có chung biên giới nhập khẩu vào nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam dưới hình thức mua, bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới.
32. Các điều ước quốc tế liên quan:
1) Hiệp định về Thuế quan và thương mại 1994 (GATT)
2) Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS)
3) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
(TRIPS)
4) Hiệp định WTO về quy tắc xuất xứ, Hiệp định thực thi Điều VI của Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại 1994 (Hiệp định chống bán phá giá) của WTO, Hiệp
định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO, Hiệp định về các biện pháp tự vệ
của WTO, Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)
5) Hiệp định về Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT/AFTA)
6) Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA)
33. Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO:
1) Các đoạn từ 270 đến 339: Chính sách trong nước ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu
hàng hố: Chính sách cơng nghiệp-Các chính sách trợ cấp (270-288); Hàng rào kỹ thuật
đối với thương mại, tiêu chuẩn và chứng nhận sự phù hợp (289- 303); Các biện pháp kiểm
dịch động, thực vật (304-328); Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại-TRIMs
(329-332); Các khu vực tự do, đặc khu kinh tế (333- 339).
2) Các đoạn từ 340 đến 349: Mua sắm của Chính phủ, mua bán máy bay dân dụng
(Để trừ ra).
3) Các đoạn từ 377 đến 471: Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ.
34. Những văn bản cụ thể khác:

4


1) Chỉ thị số 25/2008/CT-TTG ngày 25-8-2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ
nông sản thông qua hợp đồng

2) Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24-6-2002 về chính sách khuyến khích
tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng
3) Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17-5-2010 thực hiện quy tắc xuất xứ trong
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
4) Quyết định số 4361/2010/QĐ-BCT ngày 18-8-2010 ban hành Danh mục các loại
hàng hóa được phép giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa.
5) Thơng tư số 15/2012/TT-BCT ngày 8-8-2012 quy định về tổ chức và hoạt động
của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại
6) Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về
những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế,
bảo đảm an sinh xã hội và Quyết định số 12/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số
30/2008/NĐ-CP.
7) Thông tư số 05/2013/TT-BCT ngày 18-2-2013 Quy định về hoạt động kinh
doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa

KẾT CẤU CHUNG

(4 phần)

I. MUA BÁN HÀNG HĨA TRONG NƯỚC
1. Khái niệm, phân loại hoạt động mua bán hàng hoá
a. Khái niệm, đặc trưng pháp lý của mua bán hàng hoá
b. Phân loại hoạt động mua bán hàng hoá
c. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thông trong nước
2. Mua bán tài sản theo Bộ luật dân sự 2005
3. Mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005
a. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
II. MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HĨA

1. Khái qt về thị trường hàng hố giao sau
a. Khái niệm chung về thị trường hàng hoá giao sau
5


b. Các loại thị trường hàng hoá giao sau
c. Hợp đồng trong thị trường hàng hoá giao sau
d. Quy chế giao dịch của thị trường hàng hố giao sau
đ.Vai trị của thị trường hàng hoá giao sau
2. Quy chế cơ bản Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam
a. Một số khái niệm
b. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hố
c. Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá
d. Uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
đ. Các hành vi bị cấm trong mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa
e. Thực hiện biện pháp quản lý trong trường hợp khẩn cấp
g. Sở giao dịch hàng hoá
h. Thành viên Sở giao dịch hàng hoá
i. Trung tâm thanh toán
k. Trung tâm giao nhận hàng hoá
III. MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
a. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
b. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
c. Cơng bố danh mục hàng hóa theo mã số HS và điều chỉnh danh mục hàng hóa
quy định tại các Phụ lục I, Phụ lục II
d. Xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
đ. Quy chế cụ thể về hàng hoá trong xuất, nhập khẩu
e. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
2. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa

a. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa
b. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa
c. Bán hàng miễn thuế
3. Chuyển khẩu hàng hóa
4. Hải quan trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
a. Nhiệm vụ, tổ chức của hải quan
6


b. Thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan
5. Những quy tắc của thương mại hàng hóa trong hội nhập kinh tế quốc tế
a. Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế
a1. Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia hàng hoá xuất, nhập khẩu theo
pháp luật Việt Nam
a2. Đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia theo pháp luật quốc tế
b. Các biện pháp khắc phục thương mại (trade remedies) trong thương mại quốc tế
b1. Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu
b2. Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu
b3. Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa

b4. Các biện pháp phi thuế quan khác
IV. NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
1. Mua bán hàng hố của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
a. Những khái niệm liên quan
b. Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan
đến mua bán hàng hoá tại Việt Nam
b1. Điều kiện
b2. Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh
b3. Tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan
b4. Nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động có liên quan

trực tiếp đến mua bán hàng hóa
c. Thực hiện các hoạt động cụ thể
d. Lập cơ sở bán lẻ
đ. Lập chi nhánh để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên
quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá
e. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp
Việt Nam để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp
đến mua bán hàng hóa
g. Thủ tục cấp các loại Giấy phép thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các
hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán
lẻ
h. Thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
2. Thương mại hàng hóa khu kinh tế cửa khẩu và biên giới
7


a. Thương mại hàng hóa khu kinh tế cửa khẩu
b. Thương mại hàng hóa biên giới
b1. Các hoạt động thương mại biên giới
b2. Hàng hoá thương mại biên giới
b3. Chất lượng hàng hố thương mại biên giới
b4. Chính sách thuế
b5. Mua bán, trao đổi hàng hoá qua biên giới
b6. Xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới
b7. Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu
b8. Xuất nhập cảnh người và phương tiện
3. Quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại
Việt Nam.
a. Đối tượng áp dụng
b. Quyền và trách nhiệm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước

ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam
b1. Quyền của thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt Nam
b2. Trách nhiệm của thương nhân nước ngồi khơng có hiện diện tại Việt
Nam
c. Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
c1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập
khẩu
c2. Điều kiện đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
c3. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
d. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu
đ. Chấm dứt quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.

NỘI DUNG CỤ THỂ
I. MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG NƯỚC
1. Khái niệm, phân loại hoạt động mua bán hàng hoá
a. Khái niệm, đặc trưng pháp lý của mua bán hàng hoá
8

K8 Đ3 LTM


+ Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng,
chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh tốn; bên mua có nghĩa vụ
thanh tốn cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
+ Đặc trưng pháp lý của hoạt động mua bán hàng hóa: Chuyển dịch quyền sở hữu hàng
hóa có đền bù, thanh tốn bằng tiền.
Phân biệt mua bán hàng hóa với các hoạt động thương mại khác, mua bán các loại
hàng hóa hữu hình, vơ hình, tài sản hình thành trong tương lai.
b. Phân loại hoạt động mua bán hàng hoá (3)
- Mua bán hàng hoá trong nước

- Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
- Mua bán hàng hoá quốc tế: Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất, tái
nhập, chuyển khẩu.
Chỉ đề cập những vấn đề khái quát. Những nội dung cụ thể nghiên cứu trong học
phần Luật thương mại quốc tế như: Các hình thức mua bán hàng hố quốc tế; Đối xử tối
huệ quốc và đối xử quốc gia hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Xuất xứ hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu; Hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy
phép của Bộ Thương mại; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của các Bộ quản
lý chuyên ngành; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch động thực vật,
kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hố theo tiêu chuẩn chất
lượng trước khi thơng quan; Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng; Biện
pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hố nước ngồi vào Việt Nam; Biện pháp chống bán phá
giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; Biện pháp chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào
Việt Nam; Thủ tục hải quan.
c. Áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thơng trong nước

Đ26 LTM

Hàng hóa đang được lưu thơng hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện
pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thơng, lưu thơng có điều kiện hoặc
phải có giấy phép đối với một trong các trường hợp sau đây: (2)
a) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh;
b) Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp
Các điều kiện cụ thể, trình tự, thủ tục và thẩm quyền công bố việc áp dụng biện
pháp khẩn cấp đối với hàng hóa lưu thơng trong nước được thực hiện theo quy định của
pháp luật (Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23 tháng 3 năm 2000 và Nghị định số
71/2002/NĐ-CP ngày 23-7-2002 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình
trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm)
2. Mua bán tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 (Đ428-462 BLDS)
Đã nghiên cứu trong học phần Luật dân sự 2

9


Hợp đồng mua bán hàng hoá trong hoạt động thương mại phải áp dụng những quy
định của Bộ luật dân sự 2005 đối với những nội dung không được quy định trong Luật
Thương mại và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
+ Hợp đồng mua bán tài sản

(Đ42 8)

+ Đối tượng của hợp đồng mua bán

(Đ429 )

+ Chất lượng của vật mua bán

(Đ43 0)

+ Giá và phương thức thanh toán

(Đ431)

+ Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán

(Đ432 )

+ Địa điểm giao tài sản

(Đ43 3)


+ Phương thức giao tài sản

(Đ434 )

+ Trách nhiệm do giao vật không đúng số lượng

(Đ43 5)

+ Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ

(Đ436 )

+ Trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại

(Đ437)

+ Nghĩa vụ trả tiền

(Đ43 8)

+ Thời điểm chuyển quyền sở hữu

(Đ439 )

+ Thời điểm chịu rủi ro

(Đ44 0)

+ Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu (Đ441)
+ Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng


(Đ4 4 2)

+ Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản mua bán (Đ4 43)
+ Bảo đảm chất lượng vật mua bán

(Đ4 44)

+ Nghĩa vụ bảo hành

(Đ445)

+ Quyền yêu cầu bảo hành

(Đ446)

+ Sửa chữa vật trong thời hạn bảo hành

(Đ447)

+ Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành

(Đ448)

+ Mua bán quyền tài sản

(Đ449)

+ Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở


(Đ450)

+ Nghĩa vụ của bên bán nhà ở

(Đ451 )

+ Quyền của bên bán nhà ở

(Đ452)

+ Nghĩa vụ của bán mua nhà ở

(Đ453)

+ Quyền của bán mua nhà ở

(Đ454 )

+ Mua nhà để sử dụng vào mục đích khác

(Đ455)
10


+ Bán đấu giá

(Đ456)

+ Thông báo bán đấu giá


(Đ457)

+ Thực hiện bán đấu giá

(Đ458)

+ Bán đấu giá bất động sản

(Đ459)

+ Mua sau khi sử dụng thử

(Đ460)

+ Mua trả chậm, trả dần

(Đ461 )

+ Chuộc lại tài sản đã bán

(Đ462 )

3. Mua bán hàng hố theo Luật Thương mại 2005
a. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

Đ24 LTM

Hợp đồng mua bán hàng hố được thể hiện * bằng lời nói, *bằng văn bản (kể cả
thông điệp dữ liệu cũng được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản) hoặc
được xác lập *bằng hành vi cụ thể.

Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
b. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
b1. Giao nhận hàng hoá
+ Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa

Đ34 LTM

Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất
lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
Trường hợp khơng có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ
liên quan theo quy định của Luật này.
+ Địa điểm giao hàng

Đ35 LTM

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
Trường hợp khơng có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng
được xác định như sau:
a) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại
nơi có hàng hố đó;
b) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hố thì bên bán có
nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
c) Trường hợp trong hợp đồng khơng có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào
thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp
hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hố thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

11



d) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của
bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán
được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
+ Trách nhiệm khi giao hàng có liên quan đến người vận chuyển Đ36 LTM
Trường hợp hàng hóa được giao cho người vận chuyển nhưng không được xác định
rõ bằng ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển hoặc cách thức khác thì bên bán
phải thơng báo cho bên mua về việc đã giao hàng cho người vận chuyển và phải xác định
rõ tên và cách thức nhận biết hàng hoá được vận chuyển.
Trường hợp bên bán có nghĩa vụ thu xếp việc chun chở hàng hố thì bên bán
phải ký kết các hợp đồng cần thiết để việc chuyên chở được thực hiện tới đích bằng các
phương tiện chuyên chở thích hợp với hoàn cảnh cụ thể và theo các điều kiện thơng
thường đối với phương thức chun chở đó.
Trường hợp bên bán khơng có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hố trong q trình
vận chuyển, nếu bên mua có yêu cầu thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thơng
tin cần thiết liên quan đến hàng hố và việc vận chuyển hàng hoá để tạo điều kiện cho bên
mua mua bảo hiểm cho hàng hố đó.
+ Thời hạn giao hàng, giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận

Đ37, 38 LTM

-Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp
đồng.
Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà khơng xác định thời điểm
giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn
đó và phải thơng báo trước cho bên mua.
Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng
trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
-Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền
nhận hoặc khơng nhận hàng nếu các bên khơng có thoả thuận khác.
+ Giao hàng hố khơng phù hợp với hợp đồng


Đ39 LTM

- Xác định hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hố được coi là khơng phù
hợp với hợp đồng khi hàng hố đó thuộc một trong các trường hợp sau đây: (4)
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thơng thường của các hàng hố cùng
chủng loại;
b) Khơng phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết
hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã
giao cho bên mua;
12


d) Khơng được bảo quản, đóng gói theo cách thức thơng thường đối với loại hàng
hố đó hoặc khơng theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hố trong trường hợp
khơng có cách thức bảo quản thơng thường.
Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hố khơng phù hợp với hợp đồng.
- Trách nhiệm đối với hàng hố khơng phù hợp với hợp đồng

Đ40 LTM

Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa khơng
phù hợp với hợp đồng được quy định như sau: (3)
* Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu
vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết
đó;
* Trừ trường hợp quy định nói trên, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật
này (Điều 318), bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá

đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được
phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
* Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời
điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.
- Khắc phục trong trường hợp giao thiếu hàng, giao hàng không phù hợp với hợp
đồng (Đ41 LTM)
* Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng chỉ quy định thời hạn giao
hàng và không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết
thời hạn giao hàng và giao thiếu hàng hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên
bán vẫn có thể giao phần hàng cịn thiếu hoặc thay thế hàng hố cho phù hợp với hợp đồng
hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hố trong thời hạn cịn lại.
* Khi bên bán thực hiện việc khắc phục quy định nói trên mà gây bất lợi hoặc làm
phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền u cầu bên bán khắc phục
bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
+ Giao chứng từ liên quan đến hàng hố

Đ42 LTM

- Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao
chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương
thức đã thỏa thuận.
- Trường hợp khơng có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan
đến hàng hố cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá
cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.
- Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hố trước thời hạn thỏa
thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời
hạn còn lại.
13



Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định như trên mà gây bất
lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền u cầu bên
bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó.
+ Giao thừa hàng

Đ43 LTM

- Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận
số hàng thừa đó.
- Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh tốn theo giá thoả
thuận trong hợp đồng nếu các bên khơng có thoả thuận
+ Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng

Đ44 LTM

- Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến
hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc
đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong
trường hợp quy định nói trên phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà
hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng
hóa thì việc kiểm tra hàng hố có thể được hỗn lại cho tới khi hàng hố được chuyển tới
địa điểm đến.
- Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra
hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp
đồng.
- Bên bán khơng phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà
bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên
bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua

hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hố khơng thể phát
hiện được trong q trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc
phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng khơng thơng báo cho bên mua.
+ Nhận hàng

Đ56 LTM

Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thoả thuận và thực hiện những công việc hợp
lý để giúp bên bán giao hàng.
b2. Thanh tốn
+ Nghĩa vụ thanh tốn

Đ50 LTM

- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.
- Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh tốn, thực hiện việc thanh tốn theo
trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
14


- Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát,
hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất
mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
+ Ngừng thanh toán

Đ51 LTM

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh tốn tiền mua hàng được quy
định như sau:
1) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc

thanh tốn;
2) Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có
quyền tạm ngừng thanh tốn cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
3) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp
đồng thì có quyền tạm ngừng thanh tốn cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù
hợp đó;
4) Trường hợp tạm ngừng thanh tốn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên
mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật Thương
mại.
+ Xác định giá

Đ52, 53 LTM

Trường hợp khơng có thoả thuận về giá hàng hố, khơng có thoả thuận về phương
pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá
được xác định theo giá của loại hàng hố đó trong các điều kiện tương tự về phương thức
giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các
điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu giá được xác định theo trọng lượng của
hàng hố thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh.
+ Địa điểm thanh tốn

Đ54 LTM

Trường hợp khơng có thỏa thuận về địa điểm thanh tốn cụ thể thì bên mua phải
thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau đây:
- Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng,
nếu khơng có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
- Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng

thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.
+ Thời hạn thanh tốn

Đ55 LTM

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:

15


- Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao
chứng từ liên quan đến hàng hố;
- Bên mua khơng có nghĩa vụ thanh tốn cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hố
trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 (Kiểm tra hàng hoá trước khi
giao hàng).
b3. Chuyển rủi ro

(Liên quan Đ440 BLDS)

+ Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

Đ57 LTM

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên
mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển
cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền
đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các
chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hố.
+ Chuyển rủi ro trong trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định


Đ58 LTM

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển
hàng hố và bên bán khơng có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về
mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho
người vận chuyển đầu tiên.
+ Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà khơng phải
là người vận chuyển
Đ59 LTM
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để
giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng
hố được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(2)
- Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
- Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
+ Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
LTM)

(Đ60

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang
trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên
mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.
+ Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác

Đ61 LTM

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
được quy định như sau:
- Trong trường hợp không được quy định tại các Điều 57, 58, 59 và 60 của Luật

này thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời
điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do
không nhận hàng
16


- Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hố khơng được chuyển cho bên mua, nếu
hàng hố khơng được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được
thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
b4. Bảo đảm quyền sở hữu hàng hoá
+ Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hoá
Bên bán phải bảo đảm:

Đ45 LTM

(3)

- Quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán khơng bị tranh chấp bởi bên
thứ ba;
- Hàng hóa đó phải hợp pháp;
- Việc chuyển giao hàng hoá là hợp pháp.
+ Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hố

Đ46 LTM

- Bên bán khơng được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Bên bán phải
chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối
với hàng hóa đã bán.
- Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế,
công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách

nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc
bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.
+Yêu cầu thông báo

Đ47 LTM

- Bên bán mất quyền viện dẫn quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật Thương mại
nếu bên bán không thông báo ngay cho bên mua về khiếu nại của bên thứ ba đối với hàng
hoá được giao sau khi bên bán đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ trường hợp bên
mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba.
- Bên mua mất quyền viện dẫn quy định tại Điều 45 và khoản 1 Điều 46 của Luật
Thương mại nếu bên mua không thông báo ngay cho bên bán về khiếu nại của bên thứ ba
đối với hàng hoá được giao sau khi bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếu nại đó, trừ
trường hợp bên bán biết hoặc phải biết về khiếu nại của bên thứ ba.
+ Nghĩa vụ của bên bán trong trường hợp hàng hóa là đối tượng của biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự
Đ48 LTM
Trường hợp hàng hoá được bán là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự thì bên bán phải thơng báo cho bên mua về biện pháp bảo đảm và phải
được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm về việc bán hàng hóa đó.
+ Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá

Đ62 LTM, Đ439 BLDS

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền
sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
17


b5.Bảo hành hàng hoá


Đ49 LTM

-Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo
hành hàng hố đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
- Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh
thực tế cho phép.
- Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.

II. MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH MUA BÁN HÀNG HÓA
- Luật Thương mại 2005
- Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 quy định chi tiết Luật thương
mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hố
- Thơng tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10-2-2009 hướng dẫn Hồ sơ, trình tự, thủ tục,
cấp Giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hoá theo quy
định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 quy định chi tiết Luật thương
mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
- Nội san Kinh tế Số tháng 3 năm 2005-Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
1. Khái quát về thị trường hàng hoá giao sau
a. Khái niệm chung về thị trường hàng hoá giao sau
+ Thị trường hàng hoá giao sau-Thị trường giao sau (futures market) là loại hình thị
trường tập trung, có tổ chức cao, nơi mua bán các hàng hóa thực bằng các hợp đồng giao
sau (futures contract). Việc mua bán hàng hóa thơng qua các hợp đồng cam kết mua bán,
còn việc giao hàng, nhận tiền được thực hiện trong tương lai. Số lượng, chất lượng, giá cả,
phương thức giao nhận được cam kết theo các điều khoản cụ thể ghi trong hợp đồng nên
thị trường này còn gọi là thị trường hợp đồng. Trong hợp đồng giao sau, các nội dung như
số lượng, chất lượng hàng hóa, nơi giao hàng, thể thức thanh tốn, tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ
ký quỹ bảo đảm thanh toán…được tiêu chuẩn hóa.
Nơi mua bán bằng các hợp đồng giao sau được gọi là Sàn giao dịch (pit) hay Sở

giao dịch (exchange).
+ Sở giao dịch hàng hoá giao sau
Để bảo đảm hiệu lực hợp đồng và duy trì sự ổn định của thị trường, việc mua bán,
ký kết các hợp đồng chủ yếu diễn ra ở những nơi quy định của thị trường, được gọi là sở
giao dịch hàng hoá giao sau (thị trường có tổ chức) như sở giao dịch hàng hoá kỳ hạn, sở
giao dịch hàng hoá tự chọn v.v.
Cùng với những giao dịch được tiến hành tại sở, cịn có những giao dịch ngồi sở.
Giao dịch tại sở giao dịch và giao dịch ngoài sở giao dịch tạo thành thị trường hàng hoá
giao sau.
18


Một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động của một sở giao dịch là khối lượng
hợp đồng được ký kết, mua bán tại đó. Khối lượng hợp đồng được mua bán lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như:
- Phương thức tổ chức vận hành của Sở
- Địa điểm và trang thiết bị kỹ thuật
- Loại hình hàng hố được đưa vào giao dịch tại Sở (có Sở chỉ giao dịch một nhóm
hàng cụ thể như nơng sản, có Sở tiến hành giao dịch đồng thời một số nhóm hàng
nơng sản, kim loại
- Hình thức giao dịch (có Sở chỉ giao dịch kỳ hạn hoặc tự chọn, có Sở tiến hành
đồng thời cả 2 hình thức nhưng ở 2 phiên khác nhau).
+ Hàng hoá trên thị trường hàng hoá giao sau
Thoạt đầu là các hàng hóa thực như nơng sản, sau đó cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của loại thị trường này, đến nay là tất cả các loại hàng hố, kể cả quyền mua, quyền
bán hàng hóa theo hợp đồng.
+ Khách hàng trong thị trường hàng hoá giao sau
Đa dạng, phong phú: Là các nhà sản xuất như các chủ trang trại, các nhà chế biến
nông sản, các thương gia mua đi bán lại hoặc xuất khẩu, ngân hàng và các doanh nghiệp
khác đến thị trường này với mục đích kinh doanh, đầu cơ, tự bảo hiểm.

Các khách hàng có thể chỉ tham gia một loại thị trường nhưng cũng có thể đồng
thời tham gia nhiều loại thị trường hàng hoá giao sau.
b. Các loại thị trường hàng hoá giao sau
+ Thị trường triển hạn (Forward market)
+ Thị trường kỳ hạn
+ Thị trường tự chọn
c. Hợp đồng trong thị trường hàng hoá giao sau
+ Hợp đồng giao ngay (spot contract) là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá giao ngay (giá
cả của hàng hóa được mua bán trên thị trường ngay tại thời điểm này), nghĩa là việc giao
hàng và thanh tốn chỉ có thể diễn ra trong vòng 1 hay 2 ngày (làm việc) kể từ khi bản hợp
đồng được ký kết.
+ Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá kỳ hạn, nghĩa
là việc giao hàng và thanh tốn sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, kể từ
khi bản hợp đồng được ký kết (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,…).
+ Hợp đồng triển hạn- Hợp đồng giao sau (futures contract) là loại hợp đồng trong đó Sở
giao dịch chuẩn hóa các tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng hàng, chủng loại mặt hàng,
điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng. Các bên mua bán chỉ thỏa thuận về giá.
19


Giá cả sau khi được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá giao sau. Đó là mức
giá được tính tốn gần giống như giá giao trong tương lai. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù
của loại hợp đồng này, hai bên mua bán khơng có thêm bất kỳ thỏa thuận nào khác ngồi
giá cả. Hàng hóa mua bán theo loại hợp đồng này thường được giao nhận ở một vài thời
điểm nhất định trong năm, khi đó giá giao sau cũng là giá giao kỳ hạn với thời điểm kỳ
hạn tại mốc đã định sẵn.
Thể thức này được sử dụng phổ biến từ những năm 60 – 70 thế kỷ XIX trên thị
trường hàng hóa và những năm 70 – 80 của thế kỷ XX trên thị trường tiền tệ. Từ năm
2001, hầu hết các sàn giao dịch điện tử quốc tế đều thống nhất các qui chuẩn chung của
hợp đồng này, tuỳ theo hàng hóa cơ sở mua bán (gạo, café, cao su, vàng, bạc, platin, USD

…) mà sẽ có những đặc tả chi tiết hàng hóa. Đây là cơng cụ chính cung cấp cho những nhà
đầu cơ (speculator) một phương tiện kinh doanh và những người ngại rủi ro (hedger) một
phương tiện phòng chống rủi ro.
+ Hợp đồng quyền chọn (options contract)
Mặc dù hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau có thể sử dụng để phòng ngừa rủi
ro, nhưng những hợp đồng này bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn nên nó cũng đánh mất
cơ hội kinh doanh, nếu như sự biến động giá thuận lợi. Đây là nhược điểm lớn nhất của
hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau. Để khắc phục nhược điểm này, đã phát sinh một
dạng hợp đồng mới là hợp đồng quyền lựa chọn mua hay bán hàng hóa hay khơng khi đến
hạn hợp đồng (gọi là hợp đồng quyền chọn).
Hợp đồng quyền chọn được đưa sử dụng vào những năm cuối của thập niên 70 thế
kỷ XIX. Thị trường này đã phát triển nhanh chóng và được vận dụng vào các giao dịch
trên thị trường tài chính ngày một phổ biến hơn vào những năm cuối thập niên 70 của thế
kỷ XX. Bước sang thế kỷ XXI, thị trường các hợp đồng quyền chọn là một trong những
phân khúc thị trường có tốc độ phát triển nhanh và chiếm doanh số giao dịch hàng ngày
lớn nhất trên thế giới. Nói chung, quyền chọn (options) là một hoạt động giao dịch mà cho
phép người mua nó có quyền mua (call option) hay quyền bán (put option) ở một mức giá
và thời hạn được xác định trước, nhưng khơng bắt buộc thực hiện quyền này. Có 2 loại
hợp đồng quyền chọn thường dùng là:
-Hợp đồng lựa chọn kiểu 1 (American Options): cho phép người mua nó có quyền
thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.
-Hợp đồng lựa chọn kiểu 2 (European Options): chỉ cho phép người mua nó có
quyền thực hiện hợp đồng khi đến hạn hợp đồng.
Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào giá cả thực hiện (exercise or strike price) và
sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường. Giá cả biến động có thể làm cho quyền
chọn trở nên sinh lợi (in-the-money), hòa vốn (at-the-money) hoặc lỗ vốn (out-of-themoney).

20



Có rất nhiều dạng options, nhưng sử dụng phổ biến là dạng futures options – quyền
chọn lựa trong tương lai. Một biến thể của options khác rất phổ biến là warrant – quyền
tiên mãi, ký hóa phiếu.
-Futures Options: Là một dạng mua bán option dựa trên tiêu chuẩn của dạng hợp
đồng giao sau, mua bán option với tiêu chuẩn giao hàng theo hợp đồng giao sau. Khi được
thực hiện quyền của mình, người cầm giữ nó nhận một vị trí ngắn hạn hoặc dài hạn trong
hợp đồng giao sau mua bán hàng hóa nào đó mà hiệu lực chấm dứt một tuần sau kỳ hạn
ghi trên trên hợp đồng. Một khi hợp đồng option được thực hiện và hợp đồng giao sau đã
giao hàng, người cầm giữ có thể bán hợp đồng cho sở giao dịch ở mức giá mà có thể mang
lại cho người cầm giữ một mức lãi chính xác như anh ta đã tin tưởng khi sử dụng thẳng
option.
Việc giới thiệu dạng thức hợp đồng này là một bước quan trọng cung cấp cho
những nhà kinh doanh và những nhà đầu tư thêm một công cụ rất khác biệt để giảm những
rủi ro đi kèm trong thương mại và đầu tư quốc tế.
-Warrant: Có hai dạng, một dạng đầu tiên gọi là ký hóa phiếu, xuất hiện từ rất lâu
trên thị trường, sau này khi thị trường hàng hóa đi vào tập trung thì phát triển thêm dạng
một dạng khác gọi là quyền tiên mãi.
Ký hóa phiếu: Là một chứng thư xác nhận người chủ sở hữu chứng thư có hàng gửi
tại kho – một nơi lưu trữ uy tín nào đó – có xác nhận rõ trên chứng thư. Người chủ sở hữu
của chứng thư này có quyền bán chứng thư này cho bất kỳ một người nào có nhu cầu
muốn mua lượng hàng đang gửi tại kho hàng nói trên, với số lượng, chất lượng… mà tờ
ký hóa phiếu đặc tả. Nghĩa là, mọi thương nhân khi gửi hàng vào kho, được nhà kho giao
cho một ký hóa phiếu, thì người thương nhân này có tồn quyền mua bán ký hóa phiếu.
Và chứng thư này sẽ luân chuyển trao tay qua nhiều người cho đến khi có người chủ thực
sự cần lấy lượng hàng đó ra khỏi kho hàng, chủ kho sẽ giao hàng cho ai đưa ra đúng tờ
chứng thư mà do chính kho của họ phát hành.
Quyền tiên mãi: Cũng là một chứng thư mà người nắm giữ chứng thư này được
quyền ưu tiên mua hàng - quyền tiên mãi - tại thời điểm chứng thư này có giá trị thực hiện
(hoặc vẫn còn giá trị thực hiện) bất kể điều kiện hàng hóa khan hiếm hay giá cả biến động
như thế nào. Quyền tiên mãi được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường đối với các mặt

hàng dạng khai khoáng như vàng, bạc, bạch kim… và đôi khi được sử dụng kèm với việc
phát hành các loại trái phiếu hàng hóa như một điều kiện ưu tiên cho người nắm giữ trái
phiếu được mua hàng. Sau này sự vận dụng cơ chế giao dịch trên thị trường cổ phiếu rất
phổ biến.
+ Các dạng hợp đồng giao dịch khác
-Hợp đồng hoán đổi (Swaps Contract)
Hợp đồng hốn đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía đối tác
hay thơng qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh tốn được tính trên những
21


cơ sở khác: thanh tốn giá cả hàng hóa với mức cố định (fixed) được hốn đổi cho mức
giá trơi nổi (floating), thanh toán dựa tên chỉ số giá hàng hóa A thay bằng chỉ số giá hàng
hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằng mua hoặc bán hàng hóa B và ngược lại, mua
hàng ở mức giá cơ bản giao ngay và bán lại hàng với mức giá kỳ hạn… Những giao dịch
hoán đổi được xây dựng theo những thể thức rất phong phú và khác biệt. Hai bên đối tác
dàn xếp một cuộc trao đổi với những nhu cầu bổ sung, và những kỳ hạn thanh tốn được
đặt định.
Sử dụng hốn đổi như một cơng cụ phịng ngừa rủi ro. Thơng qua hợp đồng hốn
đổi, các bên tham gia có được hàng hóa hoặc mức giá mình mong muốn mà khơng cần
phải thơng qua nhiều giao dịch trung gian nên tránh được sự biến động giá và chênh lệch
giữ giá bán và giá mua.
Sự khác biệt giữa các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau là sử dụng trong ngắn
hạn, trong khi hợp đồng hoán đổi sử dụng trong dài hạn. Ngày càng nhiều, hợp đồng hoán
đổi cũng được sử dụng trong ngắn hạn, bổ sung những hạn chế của các dạng hợp đồng với
nhau, tạo ra sự cạnh tranh giữa chúng. Các yếu tố cạnh tranh bao gồm sự năng động, chi
phí và sự quen thuộc. Hợp đồng hoán đổi hơn hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau ở
yếu tố năng động nhưng thua ở yếu tố quen thuộc sử dụng. Cịn về chi phí, nhìn chung hợp
đồng có kỳ hạn và hợp đồng giao sau có ưu thế hơn, nhưng khơng lớn lắm.
Sử dụng hợp đồng hốn đổi để hạ thấp chi phí vốn thơng qua phịng ngừa rủi ro, do

tận dụng những ưu thế tương đối, chênh lệch thuế khóa, việc phát triển thị trường mới.
Hốn đổi có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài trợ và phòng ngừa rủi ro, cho phép
các công ty đột phá vào thị trường mới và tận dụng những ưu thế của mình để gia tăng
kinh doanh mà không phải gia tăng rủi ro kèm theo. Thơng qua hốn đổi, có thể chuyển
rủi ro ở một thị trường hay ở một loại hàng hóa nào đó sang thị trường khác, ở quốc gia
khác mà hoạt động của chúng có liên quan đến thị trường hàng hóa quốc tế.
Cũng tương tự như dạng options, theo cách thức giao dịch của swaps, có nhiều
dạng giao dịch tương tự phát sinh như dạng giao dịch hoán đổi theo giá trần (caps), theo
giá sàn (floors) hoặc vòng đai (collar).
*Caps and floors dựa trên những giá cả hàng hóa hoặc những cơng cụ tài chính
khác tương tự những giao dịch hoán đổi, chỉ khác là giá cả hàng hóa được cố định tại một
mức tối đa (cap - giá trần) hoặc một mức tối thiểu (floor - giá sàn).
Người bán một cap đồng ý trả người mua giá chênh lệch giữa giá trần và một
giá thả nổi, tôn trọng một số lượng danh nghĩa được đặc tả, trong trao đổi để thanh
phí. Người bán một floor đồng ý trả người mua giá chênh lệch giữa giá sàn và một
giá thả nổi, tôn trọng một số lượng danh nghĩa được đặc tả, trong trao đổi để thanh
phí.

mức
tốn
mức
tốn

*Collar là một giao dịch trong đó một người mua một cap đồng thời bán một floor
cho người bán cap, bằng cách ấy chỉ là thanh tốn phí của cap.
22


Tất cả những hình thức giao dịch trên được sử dụng như những công cụ trợ giúp
hữu hiệu cho việc phòng chống những rủi ro trong kinh doanh trên thị trường hàng hóa và

cũng có thể coi là những cơng cụ giúp giảm thiểu chi phí vốn. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
một giải pháp được đánh giá là có ưu thế nhất trong công tác hỗ trợ vốn cho những nhà
kinh doanh nói chung là việc phát hành trái phiếu. Thông thường, sự biến động của giá cả
một loại hàng hóa nào đó trên thị trường sẽ ln gây những bất ổn khác cho những kế
hoạch kinh doanh đã được đặt định. Song, đối với một số những sản phẩm hay phẩm vật
có tính chất ưu thế hơn tại mỗi địa phương nhất định, giá cả của chúng lại có thể được sử
dụng như một yếu tố cốt yếu trợ giúp nguồn lực tài chính cho nhà sản xuất, kinh doanh.
-Các dạng trái khốn hàng hóa giúp giảm chi phí vốn (commodity–indexed bonds,
commodity warrant bonds)
Trái phiếu hay trái khoán hàng hóa có hai loại chính:
*Dạng kỳ hạn, thường được gọi là trái phiếu liên kết với hàng hóa hoặc trái phiếu
chuyển đổi, sử dụng với kỳ hạn lâu khoảng 10 năm. Những kỳ thanh toán cho những trái
phiếu này cho thấy chúng tương tự như một trái phiếu truyền thống (trả lãi hàng năm với
mức cố định) và một tập hợp những hợp đồng kỳ hạn (mỗi phiếu thanh toán khi đến kỳ
tương tự như một hợp đồng kỳ hạn). Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn đến hạn là thanh toán
hết tiền để giao hàng, việc thỏa thuận xảy ra giữa hai bên đối tác hợp đồng và hợp đồng kỳ
hạn không dễ dàng được mua bán.
*Dạng quyền chọn lựa (thường được gọi là trái phiếu bảo đảm quyền hàng hóa), sử
dụng kỳ hạn ngắn hơn khoảng 5 năm. Một hay nhiều quyền gọi mua - gọi bán được gắn
chặt với một chứng từ (tờ trái phiếu) hoặc những gì dùng để thanh toán. Mua một tờ quyền
chọn, trị giá 1.000 USD là giá trị ghi trên mặt tờ giấy đó (mệnh giá), nhưng kèm theo là
quyền được mua hay bán một số lượng hàng hóa (vàng, dầu thơ,…) được định trước với
một mức giá cũng định trước. Những trái phiếu này bao gồm một quyền chọn đặc biệt có
giá trị trên thị trường, tỷ lệ lãi tờ phiếu tổng quát thấp hơn một trái phiếu truyền thống. Vì
vậy, lợi thế để phát hành loại quyền chọn lựa là thanh toán lãi suất thấp hơn, với cách
thương mại chia sẻ mọi may rủi trong sự biến động giá của hàng hóa mà quyền chọn lựa
sẽ mua bán.
Nhà phát hành những trái phiếu hàng hóa là các Chính phủ hay những tập đồn,
cơng ty phải ln làm chủ nguồn hàng hóa dùng liên kết bảo lãnh và đang muốn tìm một
giải pháp bảo vệ tốt hơn cho những nghĩa vụ pháp lý trên phần tài sản của mình.

Sự khiếm khuyết về tính đồng nhất của những cơng cụ tài chính có tính chất cá biệt
này là rất khó khăn để xác định một số lượng phát hành chính xác và số chủng loại những
cơng cụ tài chính liên kết hàng hóa trong những quốc gia đang phát triển và đã phát triển.
Tuy nhiên, những báo cáo từ những ngân hàng chủ chốt và những nhà mậu dịch hàng hóa
trên thế giới chỉ rõ rằng việc mở rộng sử dụng những giải pháp này trong những chương
trình đầu tư tài chính và tái cấp vốn không những trong các ngành công nghiệp khai
khống mà cịn cả trong những ngành cơng nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển.
23


Ngồi những hình thức trái phiếu như trên, cịn có những dạng chứng chỉ ký quỹ và
những biện pháp khác giúp hỗ trợ chi phí vốn cho những nhà sản xuất, kinh doanh.
Commodity - Indexed Certificates of Deposit: Một chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng
phát hành đặc trưng trả lãi cho người gửi dựa trên phần trăm của sự tăng hay giảm giá của
một loại hàng hóa hay giá trị của một chỉ số trong suốt hạn kỳ chỉ định. Kỳ hạn, loại tiền
tệ, và thể thức chia lãi được tính tốn dựa trên cơ sở chứng chỉ tiền gửi chỉ số hàng hóa có
thể rất thay đổi, và những sự khác biệt này phản ánh những sự cần thiết khác hẳn nhau của
người cất giữ.
Commodity Variable-Rate Loans: Tiền vay lãi suất thay đổi theo hàng hóa là một
dạng tỷ lệ lãi mà được chỉ rõ hay liên quan với việc ngân hàng chấp nhận những mức lãi
thị trường hiện hành. Những cuộc thanh toán của người vay được điều chỉnh điều chỉnh tại
những ngày đặc tả nhằm phản ánh những thăng giáng tỷ lệ lãi suất theo sau. Chẳng hạn
như những tiền vay có thể có tập hợp những mức lãi tối đa hay tối thiểu tại thời điểm gốc.
Những cuộc thanh tốn tiền lãi thay đổi có thể được chỉ rõ giá trị của một mặt hàng được
sản xuất bởi người vay.
Gold Repos: Liên quan tới một thực tế khi vàng vượt quá mức qui định mà việc vay
tiền mặt từ một ngân hàng cho một thời điểm đặc tả. Vàng được sử dụng như đồ ký qũy
cho tiền vay và được mua lại sau này bởi người vay ở mức chênh lệch lớn hơn một tỷ lệ
lãi đưa ra, nhưng thấp hơn chi phí giữ vàng suốt khoảng thời gian này. Vì vậy, một thực tế
khi lượng vàng vượt q mức qui định thì có khả năng có nhu cầu lập một qũy ngắn hạn,

và ngân hàng tiến hành một khoản tiền vay ngắn kỳ có thế chấp đầy đủ (100%) ở mức lãi
cao hơn mức lãi thị trường.
Bullion Loans: Một ngân hàng có thể mở rộng tài chính cho một cơng ty khai
khống những giá cả vàng thoi được chỉ định. Nhà sản xuất có thể sử dụng so sánh mức
chi phí thấp cho hoạt động tài chính này với sự cần thiết có vốn lưu động để hoạt động và
vàng thanh toán (hay trị giá tiền mặt) để bảo đảm an toàn nghĩa vụ thanh tốn tiền vay.
Thị trường giao sau cịn tương đối mới mẻ ở Việt Nam và công cụ sử dụng phổ
biến chỉ ở các dạng thức của hợp đồng giao ngay và kỳ hạn cho ngoại tệ, hay một vài hàng
nông sản như café, hạt điều. Khoảng 10 năm gần đây, một số ngân hàng thực hiện giao
dịch các hợp đồng giao sau cũng của ngoại tệ, café, và hạt điều. Vì Việt Nam chưa có một
sàn giao dịch thực sự, hay nói khác hơn là thị trường giao sau chưa phát triển, nên các
dạng thức khác của các công cụ thị trường giao sau nêu trên chưa hiện diện trên thị trường
Việt Nam.
Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ dần dần cho ra đời các sàn giao dịch tập trung mặt
hàng nông sản, rồi chuyển dần sang thị trường giao sau, có thể các dạng cơng cụ giao dịch
tiếp theo sẽ lần lượt ra đời. Đặc biệt, các dạng trái khốn hàng hóa giúp giảm chi phí vốn
nên cần kịp thời cho ra đời để tăng tiện ích và cơng cụ hỗ trợ phát triển cho ngành nông
nghiệp Việt nam. Mặt hàng gạo, café, cao su hay hạt điều đều có thể cho phát hành trái
24


khốn hàng hóa để vừa ổn định giá, chống rủi ro trong quá trình sản xuất vừa tạo thêm
kênh thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân mà tính thanh khoản rất cao.
d. Quy chế giao dịch của thị trường hàng hoá giao sau
+ Giao dịch tại Sở giao dịch
+ Giao dịch ngồi Sở giao dịch
đ. Vai trị của thị trường hàng hoá giao sau
+ Sử dụng hợp đồng kỳ hạn hàng hoá
- Tự bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn hàng hoá: Tự bảo hiểm giá lên (mua), Tự bảo
hiểm giá xuống (bán),

- Mua bán song hành (Sai biệt lãi): Mua bán song hành giữa các tháng; mua bán
song hành giữa các thị trường; mua bán song hành giữa các hàng hoá; Mua bán song hành
giữa các sản phẩm của hàng hoá
+ Tác động của thị trường kỳ hạn đối với thị trường giao ngay: Góp phần ổn định giá, tăng
tính hiệu quả của thị trường giao ngay bằng việc tăng cường các thông tin thị trường, giúp
cho những người sản xuất và nhà chế biến xác định mức sản xuất, lưu kho, nhất là đối với
những hàng hóa khó bảo quản.
+ Các lợi ích khác
- Quản lý được rủi ro bằng tự bảo hiểm, phát hiện được giá cả thị trường.
- Thống kê thương mại
- Thống kê về tự bảo hiểm và đầu cơ.
2. Quy chế cơ bản Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam
a. Một số khái niệm

Đ63 LTM, Đ3 NĐ158/2006

+ Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên
thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định
qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với *giá được
thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và *thời gian giao hàng được xác định tại một
thời điểm trong tương lai.
Phải là những hàng hóa thực - phân biệt với Sở giao dịch chứng khốn
Vai trị của Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam trong việc điều tiết thị trường
+ Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa (gọi tắt là Điều lệ hoạt động) là Quy tắc
điều chỉnh hoạt động giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa, của các thành viên và các chủ
thể khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
+ Hoạt động tự doanh là việc thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa cho chính mình.
25



×